Hệ thống tìm thấy 20 kết quả
Ngày phát hành 14:56 | 19/8/2021
Lượt nghe: 961
Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế.
Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2015
Lượt nghe: 1054
Ở một vùng đất nọ, những người dân sống cách ly với thế giới bên ngoài, chẳng bao giờ có vị khách nào ghé thăm họ cả, thậm chí người ta còn chẳng bao giờ tự nhìn thấy gương mặt mình vì chẳng có lấy một chiếc gương soi. Một ngày nọ, một chàng trai ở vùng đất hẻo lánh ấy quyết định lên đường tới thành phố để khám phá và tìm cuộc sống mới. Anh ta mang về nhà một chiếc gương soi và khiến mọi người kinh ngạc... (Kể chuyện và hát ru cho bé 02+03/07)
Ngày phát hành 10:21 | 19/12/2021
Lượt nghe: 413
Phần lớn các tác phẩm trong triển lãm "Có nhau" của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Lưu là những gương mặt trẻ thơ được cô họa lại bằng chất liệu màu nước trên lụa hết sức nhẹ nhàng, tinh tế, tạo cho người xem cảm giác bình yên. Sau mỗi bức tranh là câu chuyện thú vị của những ngày giãn cách, đầy xúc động và ấm áp... (Văn nghệ thiếu nhi 15/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2020
Lượt nghe: 541
Tín hiệu đáng mừng của Giải thưởng Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương năm nay là sự xuất hiện của lớp tác giả mới với những phong cách, phương pháp luận khoa học, cách tiếp cận, cách nghiên cứu hiện đại. (Làn sóng nghệ thuật 14/8/2020)
Ngày phát hành 8:51 | 20/2/2023
Lượt nghe: 1621
Tiến sỹ - Họa sỹ Nguyễn Thiện Đức hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, giảng viên Khoa Mỹ thuật Ứng dụng trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế. Qua những năm tháng lao động miệt mài, họa sỹ Nguyễn Thiện Đức đã khẳng định được vị trí của mình trong làng mỹ thuật, với hàng loạt giải thưởng giá trị tại các triển lãm khu vực, triển lãm Toàn quốc, giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt |Nam, giải thưởng từ các cuộc thi thiết kế đồ họa. Anh cũng là một trong những nghệ sỹ sớm tham gia các triển lãm mỹ thuật, triển lãm đồ họa quốc tế diễn ra ở Mỹ, Đức, Trung Quốc, Thái Lan. Với Nguyễn Thiện Đức, hội họa là một phần không thể thiếu của cuộc sống, đem đến cho anh nguồn năng lượng bất tận. (Hành trình sáng tạo 19/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2019
Lượt nghe: 1071
Gặp lại những người bạn như Bình “Bách Khoa”, Hải bảo mật, Bình “bớp”, Tuấn lại có thêm những kỉ niệm đáng nhớ. Mỗi một gương mặt bạn bè đều đáng yêu đáng mến, nhất là khi trong những ngày tháng không rõ sống chết thế nào. Và giữa những năm tháng ấy, hai anh lính Đoàn Tuấn và Lê Minh Quốc vẫn mê văn chương, vẫn ôm mộng trở thành nhà văn… Có lẽ vì thế, trên đất Cam-pu-chia những ngày ác liệt nhất, họ vẫn tìm thấy vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của sự sống...(Đọc truyện dài kỳ phát 6/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/9/2019
Lượt nghe: 913
Nguyễn Phương Trà My sinh ra và lớn lên tại Thủ đô Hà Nội, là cô bạn năng động và đa tài, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật. Cô bạn đã gặt hái được nhiều thành công như: Quán quân cuộc thi ca khúc măng non (2013), Giải nhì liên hoan tài năng trẻ ca trù Hà Nội (2016), Giải nhì Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2018. Hiện bạn đang là CTV của nhiều kênh truyền hình trong các lĩnh vực diễn xuất, lồng tiếng phim... (Văn nghệ thiếu nhi 25/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2016
Lượt nghe: 1741
Nói theo ngôn từ thơ Xuân Diệu, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem tới “nguồn thơ mới”, nhưng phải đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các nhà thơ bước vào thực tế thời chiến, cùng tản cư, cùng thâm nhập đời sống của nhân dân, của chiến sỹ, và đặc biệt, hình thành một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong sắc xanh áo lính, thì lúc đó tiếng thơ mới thực sự mới mẻ, vừa bắt nguồn từ cuộc sống, vừa bay cao hơn cuộc sống. (Tiếng thơ 14/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2017
Lượt nghe: 2023
Chùm thơ mới thu thanh của các tác giả: Từ Quốc Hoài, Lê Đình Cánh, Ngô Thế Trường, Nguyễn Bảo Chân, Đỗ Nam Cao. Mỗi bài thơ một giọng điệu, tạo nên sự phong phú của sắc màu thanh âm. Bên cạnh đó, chương trình còn lắng lại với những chia sẻ về cuộc sống và sáng tác của các nhà thơ mới trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm nay. (Tiếng thơ 12/03/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2016
Lượt nghe: 1806
Đã thành thông lệ, sau năm năm, nhiều cây viết trên cả nước lại gặp nhau tại Hội nghị những người viết văn trẻ do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Nhân dịp này, chúng tôi giới thiệu một số gương mặt thơ trẻ cùng các sáng tác do họ thể hiện. (Tiếng thơ 28/9/2016)
Ngày phát hành 14:51 | 26/11/2021
Lượt nghe: 1869
Ca ngợi tấm gương hết lòng cứu chữa, chăm sóc cho các bệnh nhân của các y bác sỹ tuyến đầu trong những ngày dịch bùng phát. Họ đã gác lại cuộc sống bình thường những giờ phút đoàn tụ ấm áp bên người thân thậm chí không thể về chịu tang người thân khi họ qua đời để chăm lo cho sức khỏe cho những bệnh nhân nhiễm Covid 19
Ngày phát hành 16:43 | 27/2/2022
Lượt nghe: 819
Gia đình NSUT Tạ Tuấn Minh là một gia đình nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho sân khấu kịch nói và phim truyền hình. Hai bạn nhỏ của cô chú Tuấn Minh- Thanh Hương cũng có niềm yêu thích với diễn xuất như bố mẹ. Hôm nay chúng mình sẽ gặp gỡ với cô Thanh Hường và bạn Tạ Vũ Phong- một trong hai cậu con trai của cô chú để cùng chia sẻ về niềm yêu thích diễn xuất của Vũ Phong nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 16/02/2022)
Ngày phát hành 14:16 | 9/2/2021
Lượt nghe: 938
Đến với sự vi diệu của thơ ca vẫn luôn là một hành trình đằng đẵng, có những thuận lợi, may mắn nhưng vẫn có những khoảnh khắc lầm lạc, vô phương. Hi vọng các tác giả, nhà thơ trẻ dung hòa được những thao thiết và sự bình đạm để chạm được tới khát vọng sáng tạo. Tiếng thơ “Thơ trẻ: Gương mặt và nhịp chảy” ngày đầu năm hi vọng sẽ gieo vào mỗi chúng ta niềm tin về một thế hệ làm thơ trẻ với những cá tính, sáng tạo, thể nghiệm...(Tiếng thơ Mùng 1 Tết)
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2020
Lượt nghe: 723
Nghề xiếc là một nghề vất vả, những ai dấn thân vào nghề đều phải đối mặt với tai nạn nghề nghiệp, thậm chí là sự nguy hiểm đến tính mạng. Đối với diễn viên nam đã là khó, còn đối với diễn viên nữ thì sự vất vả còn tăng lên gấp nhiều lần. Thế nhưng, với tình yêu và niềm đam mê, nghệ sĩ Thu Hương đã vượt qua tất cả và đạt được thành công mà bất kỳ nghệ sĩ xiếc nào cũng mơ ước. (Hành trình Sáng tạo 08/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2017
Lượt nghe: 667
Sau khi đi xem lễ hội hóa trang ở quảng trường thì En-ri-cô và các bạn đến thăm thày giáo bị ốm nặng. Thày đã kể cho mọi người nghe về những học trò khiếm thị trong thời gian thày dạy học ở vùng Ni-xơ. Câu chuyện cảm động về các bạn học sinh khuyết tật vượt khó, vươn lên trong cuộc sống là tấm gương sáng về nghị lực sống.(Văn nghệ thiếu nhi 03/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018
Lượt nghe: 822
Truyện đọc hàng tháng cuối cùng của năm học là truyện “Một vụ đắm tàu”. Trên một chiếc tàu thủy chạy từ cảng Li-vơ-pun về đảo Man-ta, cậu bé Ma-ri-o và cô bé Pha-gia-ni làm quen với nhau. Hai đứa bé nhanh chóng kết thân bởi sự đồng cảm trước số phận không may mắn của người kia. Giữa đường thì hành khách hoảng hốt vì gặp bão lớn. Không vượt qua được cơn bão lớn, chiếc tàu bị chìm và chỉ một số người thoát nạn. Hành động hy sinh mạng sống của cậu bé Ma-ri-o cho người bạn mới quen thật cao thượng. Một câu chuyện buồn nhưng mang ý nghĩ rất sâu sắc. (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2017
Lượt nghe: 848
Sau nỗi buồn, niềm vui trở lại trong ngôi trường khi Corasi - cậu bạn cùng lớp với Enrico sẽ là một trong hai đại diện của trường nhận phần thưởng về thành tích học tập. Thầy cô và các bạn đều mừng cho Corasi. Mọi người háo hức tham dự buổi lễ trao phần thưởng trong niềm hân hoan khó tả. (Văn nghệ thiếu nhi 12/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2019
Lượt nghe: 1132
Truyện ngắn phần lớn là hồi ức hoặc phản ánh sự kiện mà nhân vật chính đã trả qua. Ông Chiến đã dũng cảm thay đổi phương thức sản xuất để phát triển kinh tế trên vùng quê nghèo của mình. Hình ảnh nhân vật chính của câu chuyện cũng như nhiều người nông dân khác trở thành tấm gương phát triển kinh tế mọi miền đất nước. Trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế mang đến nhiều đổi thay của làng quê, họ năng động, sáng tạo trong công việc của mình...
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018
Lượt nghe: 1578
Truyện viết về tấm gương hi sinh anh dũng, quả cảm của một người nữ du kích trong kháng chiến chống Mỹ. Chị Sáu là hình ảnh đại diện của biết bao cô gái hi sinh thầm lặng vì sự nghiệp cao cả của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị là cô gái tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống sát cánh cùng người yêu, người đồng chí của mình chiến đấu với quân giặc. Ngay từ khi còn nhỏ, tinh thần yêu nước và niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam đã được hun đúc trong cô bé Sáu qua câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu. Khi bị địch bắt, dù bị chúng tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn không hề khuất phục. Sự hi sinh của chị tiếp thêm sức mạnh chiến đấu chống quân thù của đồng đội và người thân.Truyện xúc động khiến người đọc, người nghe nhất là bạn trẻ ghi nhớ công ơn những người con ưu tú ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 27/02/2017)
Ngày phát hành 10:6 | 27/9/2021
Lượt nghe: 834
“Từ trang sách đến gương mặt văn chương” là tập tiểu luận phê bình văn học của nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam, do Công ty cổ phần Sách Tao Đàn và NXB Hội Nhà văn ấn hành. Là người cho rằng người làm phê bình “hãy trung thực, thậm chí trung thực với sự thiên vị của mình và đừng viết ra những gì mình không/chưa tin tưởng”, tác giả Nguyễn Hoài Nam đã thể hiện quan niệm này như thế nào trong cuốn sách này? Chúng ta cùng tìm hiểu “Từ trang sách đến gương mặt văn chương” qua đôi điều cảm nhận của BTV Văn nghệ.