Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 8 kết quả

“Cánh cửa họa mi”: Tình yêu thầm lặng mà chung thủy

“Cánh cửa họa mi”: Tình yêu thầm lặng mà chung thủy

Ngày phát hành 9:0 | 3/1/2023

Lượt nghe: 311

“Liệu cô có nên tin vào một tình yêu lặng thầm, bền bỉ và vĩnh cửu như đã từng diễn giải về Cúc Họa Mi? Cuộc đời luôn có những cánh cửa là để chúng ta tự mở ra.” Câu kết của truyện thật ấn tượng và chúng ta tự hỏi, tại sao tác giả chọn “Cúc Họa Mi” mà không chọn một loài hoa khác, lại sáng tạo thiết kế cho riêng mình “cánh cửa họa mi”? Truyện dần mở ra một câu chuyện tình yêu rất nhẹ nhàng, tưởng chừng không có gì nhưng lại rất hấp dẫn từ đầu đến cuối, bởi rất nhiều cú twist kịch tính như một phim điện ảnh đan xen hiện tại, quá khứ, tương lai của hai nhân vật. Là 8 đoạn ngắn của truyện, có thể tách rời thành 8 câu chuyện nhỏ, cứ nghĩ không ăn nhập gì với nhau, nhưng thật sự lại gắn kết giống như từng mảnh ghép của một “cánh cửa” tình yêu. Mở đầu truyện ở thì hiện tại, người đọc, người nghe hồi hộp thấp thỏm cùng cô gái chủ shop hoa, một cuộc giao dịch làm ăn tưởng chừng thất bại…Tiếp theo lại là câu chuyện ước mơ tương lai của cô bé con muốn đám cưới của mình sau này được trang hoàng bằng loài hoa trắng giản dị, tinh khôi, thuần khiết - cúc họa mi, mang biều tượng tình yêu vĩnh cửu như trong không gian thiết kế lể đài hoa của người mẹ… Rồi ở cái phút 89, khi cô gái “mắt ngấn nước” trong thất vọng thì “Gã đến, hộc tốc, lấm lem. Quần sọt rách ngay đùi mảng to. Cái áo thun trắng cũng nhàu nhĩ thể như gã vừa ngã vào một nồi cháo lòng ...”, cuộc giao dịch hoàn thành trong chờ đợi nghẹt thở. Nhưng cú twist đột ngột, ở thì quá khứ, một câu chuyện buồn, một gia đình ly tán bởi một trong hai người không còn yêu người kia… Và người mang nỗi buồn nỗi đau đó là cô gái, trở thành cô chủ shop hoa, lấy tình yêu hoa, khỏa lấp những trống vắng trong mình. Thế rồi cô gặp lại cái “gã” giao hoa suýt làm cô phá sản, cái gã mà khi gặp lại cô, “Gã đã dặn lòng mình, nếu người phụ nữ đầu tiên nào khóc vì gã. Gã phải thương người đó suốt đời”. Tại sao lại là “Cánh cửa họa mi”? Phải chăng như tác giả đã lý giải: “Cúc Họa Mi tượng trưng cho tình yêu thầm lặng mà vĩnh cửu. Là yêu sâu sắc một người và lặng lẽ dõi theo người đó. Một thứ tình yêu tuyệt đối chân thành, giản dị, không vẩn đục, mong mỏi người mình yêu được hạnh phúc mãi mãi”. Chính những đóa cúc họa mi nhỏ bé, khiêm nhường nhưng khiến cho trái tim tác giả rung cảm không thôi mê mẩn, xao xuyến, xốn xang yêu thương. Bằng tình cảm chân thực nhất, tác giả phả vào nhân vật những ngôn từ thương yêu, để cho nhân vật của mình cùng nhau mở “cánh cửa họa mi”, cùng đến với một tình yêu đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng và rất đỗi chân thành. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Hà Nội cúc họa mi”: Em đi mãi đến bao giờ trở lại?

“Hà Nội cúc họa mi”: Em đi mãi đến bao giờ trở lại?

Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2019

Lượt nghe: 1121

“Em mang hương phù sa / Từ phía sông Hồng / Ngõ nhỏ nhà tôi / Bến nước Chương Dương…” (Bài hát “Hà Nội cúc họa mi” của nhạc sĩ Đào Quang Minh phổ thơ từ hai bài thơ: “Chim họa mi” của nhà thơ Diệp Minh Tuyền và “Cúc họa mi” của tác giả Gió Phương Nam). (Điểm hẹn văn nghệ 09/11/2019)

“Họa mi” của núi rừng Tây Nguyên

“Họa mi” của núi rừng Tây Nguyên

Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2019

Lượt nghe: 664

Từ một cô bé người dân tộc Gia - rai yêu thích ca hát, ca sĩ Rơ Chăm Phiang đã miệt mài trên hành trình âm nhạc để trở thành một giọng ca tên tuổi, một giảng viên thanh nhạc của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Tháng 8 vừa qua, ca sĩ Rơ Chăm Phiang vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 15/11/2019)

Cúc họa mi vào tranh

Cúc họa mi vào tranh

Ngày phát hành 17:55 | 12/12/2021

Lượt nghe: 392

Mùa cúc họa mi mang đến cho chúng ta những lãng đãng, thơ mộng và thanh khiết giữa tiết trời dịu nhẹ. Mẹ cắm bình hoa cúc khiến ngôi nhà như bừng sáng. Còn chúng mình sẽ vẽ một bức tranh cúc họa mi không bao giờ tàn. Các bạn nghĩ sao về ý tưởng này? (Văn nghệ thiếu nhi 01/12/2021)

Cúc họa mi vào tranh

Cúc họa mi vào tranh

Ngày phát hành 9:40 | 20/11/2024

Lượt nghe: 96

Tháng 11 dịu dàng cũng là lúc những bông hoa cúc họa mi trắng tinh khôi bung nở càng khiến cho cảnh vật nên thơ. Chúng mình không chỉ thấy các mẹ hay cắm cúc họa mi làm đẹp cho ngôi nhà, mà loài hoa này cũng trở thành cảm hứng cho nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, thơ ca và hội họa nữa đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2024)

Sao Mai và Họa Mi

Sao Mai và Họa Mi

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019

Lượt nghe: 733

Sao Mai là thiếu nữ xinh đẹp có giọng hát rất hay còn Họa Mi là chàng trai tốt bụng có tài thổi sáo. Thương người dân bị hạn hán hành hạ, hai người đã đi tìm nguồn nước. Cuối cùng Sao Mai và Họa Mi đã biến thành hai khối đá, từ chân hai khối đá chảy ra dòng nước mát lành... (Kể chuyện và hát ru 09/12/2019)

Truyện "Chim họa mi" (Phần 1)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2016

Lượt nghe: 1980

Giọng hót tuyệt vời của chú chim họa mi làm say đắm tất cả mọi người. Chim họa mi được hoàng đế mời về cung để hót cho ngài và triều thần nghe. Nhưng từ khi có người hiến cho hoàng đế một con chim họa mi bằng máy thì mọi người không còn coi trọng họa mi thật nữa. Không biết, số phận của chim họa mi thật và giả sẽ ra sao, chúng ta cùng nghe phần đầu truyện cổ tích "Chim họa mi" của nhà văn Hans Christian Andersen (Kể truyện và hát ru 16/11/2016)

Truyện "Chim họa mi" (Phần 2)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2016

Lượt nghe: 1705

Sau một thời gian mang đến niềm vui cho mọi người, chim giả bị hỏng. Không còn giọng hót tuyệt vời của họa mi, nhiều điều xấu đã xẩy ra, hoàng đế lâm bệnh nặng. Biết được hoàng đế bị bệnh, chim hoa mi thật bay đến hót cho ngài nghe. Giọng hót trong trẻo, tuyệt vời của chim họa mi giúp ngài khỏe mạnh và giữ được ngôi báu. Từ đó, mọi người nhớ mãi tiếng hót, hình ảnh của loài chim họa mi. (Kể truyện và Hát ru 17/11/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya