Hệ thống tìm thấy 71 kết quả
Ngày phát hành 14:19 | 30/1/2023
Lượt nghe: 551
Từ trước đến nay không ít tác phẩm văn học đề cập chuyện bạo hành gia đình, và thường để lại trong độc giả những sự ấm ức, xót thương về nỗi đau mà người phụ nữ phải âm thầm chịu đựng. Nhưng ở truyện ngắn “Cổ tích mùa xuân” của nhà văn Nguyễn Hương Duyên mà các bạn vừa nghe, đọng lại trong lòng độc giả lại là niềm vui niềm phấn khởi trước việc Hằng-nhân vật kể chuyện xưng Tôi biết đứng dậy và sẵn sàng đối mặt với người chồng vũ phu. Truyện đã thể hiện chính kiến của nữ tác giả: trong cuộc kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc, dù có nhọc nhằn, khổ đau nhưng người phụ nữ vẫn không từ bỏ, luôn chủ động, mạnh mẽ, đấu tranh đến cùng. Hằng luôn bị chồng đánh đập vô cớ. Cô âm thầm chịu đựng, song nỗi đau thể xác cũng không bằng nỗi đau tinh thần khi bà mẹ chồng hàng ngày chứng kiến cảnh con trai mình đánh con dâu mà không một lời nói, một cử chỉ can ngăn. Hóa ra, ngày trẻ bà cũng từng bị như thế, rồi kinh khủng hơn là Tiến-con trai bà ngày bé cũng từng bị cha đánh đập. Và kể cả mẹ của Hằng cũng bị cha đánh đập đến nỗi phải bỏ nhà ra đi. Nạn bạo hành, có lẽ đã ăn sâu trong gia đình mẹ đẻ của Hằng, gia đình chồng cô và cả cái xóm lao động nghèo này nữa, đến nỗi ai cũng coi đó là chuyện bình thường. Trên đời này, có lẽ cái kinh khủng nhất là khi con người ta coi cái ác, cái xấu trở nên bình thường. Nhưng với Hằng, mạch ngầm phản kháng đang dần dần dâng lên, chuyển từ thế bị động sang chủ động, biểu hiện thái độ sống, quyền làm chủ cuộc đời của mình. Tinh thần phản kháng, niềm tự hào, kiêu hãnh về giới đã xác lập bản thể, nhân cách của họ. Là phụ nữ, sống vì người khác nhưng cũng phải biết sống vì mình, cho mình. Đúng như nhan đề truyện “Cổ tích mùa xuân”, một mùa xuân ấm áp tươi vui như cổ tích đã đến với cuộc đời Hằng. Cô quyết định trở về ngôi nhà của mình. Cô quyết định đối diện với Tiến, dẫu biết rằng còn không ít những khó khăn, gập ghềnh trên con đường đi đến hạnh phúc đang chờ mình ở phía trước...(Đọc truyện đêm khuya 30/1/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1633
Dù chỉ viết theo dòng thời gian hồi tưởng tuần tự nhưng thiên truyện có gần 40 “tuổi đời” của nhà văn Vũ Tú Nam vẫn khơi dậy trong mỗi chúng ta những thoáng rung động với tình người, tình đời. “Mùa xuân – Tiếng chim”, theo BTV chương trình qua câu chuyện về mối tình chôn dấu trong quá khứ đã “khảm” nên những tâm hồn đẹp biết sống vì những điều cao cả
Ngày phát hành 15:24 | 19/11/2024
Lượt nghe: 237
Những trang truyện ngắn “Mùa Xuân của Sú” thiên về trần thuật xung đột đơn tuyến, cho thấy tác giả chưa phải là một cây bút quá sành sỏi về nghệ thuật xây dựng tình huống cốt truyện. Nhưng vì thế sáng tác này lại có được sự mộc mạc, dễ mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác về tình người, về sự gắn bó của cô giáo với học trò vùng cao. Đó là câu chuyện của nhân vật Sú, một cô bé lớp Tám bị người bố ép buộc nghỉ học để lấy chồng bên kia biên giới. Cùng quẫn và kiệt sức trong khi trốn chạy, cô bé Sú tưởng đã mất mạng nếu như không có vòng tay cưu mang, cứu giúp của cô giáo và những người bạn học. Thông qua câu chuyện của mình, tác giả đã nêu lên thực trạng cũng là vấn nạn, là hành vi lợi dụng tâm lý người dân vùng cao để lừa đảo mua bán trẻ vị thành niên qua bên kia biên giới. Tương lai của những cô bé ấy sẽ đi về đâu ở xứ người nếu như không có sự chung tay ngăn chặn của xã hội, của lực lượng bộ đội biên phòng. Con đường đến trường của trẻ em vùng cao vẫn còn đó bao nỗi gian nan. Là một cô giáo nhiều năm gắn bó với ngôi trường ở vùng đất biên giới Tây Bắc, có lẽ hơn ai hết tác giả Đào Thanh Tám thấu hiểu những nỗi niềm của con người nơi đây. Những trang viết của chị dù vẫn còn nét nguyên sơ, mô phạm nhưng ít nhiều đã chạm đến không khí hiện thực cuộc sống đã trải nghiệm….
Ngày phát hành 12:5 | 14/2/2021
Lượt nghe: 573
Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam trưng bày 36 tác phẩm của 29 tác giả thuộc nhiều thế hệ từ mỹ thuật Đông Dương, mỹ thuật kháng chiến cho đến nay. (Làn sóng nghệ thuật 02/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1260
Tết đến xuân về thì không gian của ngôi nhà luôn được chúng mình trang trí một cách chu đáo bằng những màu sắc tươi tắn và ấm áp. Ngày xuân càng trở nên ý nghĩa hơn khi các bạn nhỏ không chỉ trang trí ngôi nhà của chính gia đình, mà còn tạo ra những ngôi nhà nghệ thuật đặc biệt bằng chất liệu vô cùng đơn giản, các vật liệu tái chế như bìa cát tông, vận dụng kỹ thuật cắt dán, vẽ…để thiết kế nên sản phẩm nghệ thuật bằng chính sự đoàn kết, nêu cao tinh thần làm việc nhóm... Câu truyện truyền thanh "Món quà Mùa Xuân" do chị Dương Hà chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Quỳnh Châm là nốt nhạc vui khi loài hoa Lưu Ly đã phải cố gắng chống lại mùa đông rét mướt để dâng tặng Mùa Xuân những bông hoa tim tím bé xinh. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 17/02/2018)
Ngày phát hành 15:31 | 19/6/2023
Lượt nghe: 1777
Có người từng nói: “Trái tim người phụ nữ là một đại dương sâu thẳm đầy những điều bí mật”. Nhân vật bà Mảy trong truyện ngắn này cũng chôn giấu trong mình một bí mật. Bà Mảy đã mang bí mật ấy cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Giá bà có thể nói ra thì bà sẽ đỡ đau khổ và nhẹ lòng hơn chăng? Điều đó đã không xảy ra, bà ra đi và bí mật ấy mãi theo bà. Nhưng trước khi tan vào thế giới hư vô, bà đã đối diện với chính mình để sống với bí mật ấy cũng là sống lại những ngày tháng buồn tủi, sống lại giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời... Một lần trót “say nắng” của người đàn bà H’Mông này có đáng trách, đáng phải chịu đựng dằn vặt vậy không? Mỗi chúng ta sẽ có câu trả lời khi câu chuyện khép lại. Mạch truyện được triển khai theo lối đan cài giữa hiện tại và quá khứ qua những dòng hồi ức của nhân vật bà Mảy, hé lộ dần bí mật của người đàn bà Mông khiến câu chuyện trở nên sinh động, lôi cuốn. Truyện có nhiều hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng và nhiều chi tiết hay. Miếng dồi mà người sắp lìa đời muốn ăn không hẳn là miếng dồi mà đấy chính là chìa khóa của bí mật, cũng là khát khao được sống là mình, được hưởng những niềm vui của một người đàn bà. Hình ảnh những bông hoa pằng nảng xuất hiện xuyên suốt truyện làm độc giả liên tưởng đến bóng hình những người phụ nữ miền núi đẹp rực rỡ những cũng sớm lụi tàn trong buồn bã, khổ đau. Chi tiết vết chàm đỏ hình bông pằng nảng bên ngực trái thằng Dìn con bà Mảy khiến độc giả phải tự tìm câu trả lời về nguồn gốc của Dìn. Qua dòng hồi ức nhiều day diết, buồn thương của bà Mảy, tác giả Nguyễn Phú một lần nữa khẳng định mình là người có khả năng lặn sâu vào vùng sâu thẳm nhất trong tâm hồn người để hiểu họ, giải mã những bí mật cũng như lý giải muôn nỗi éo le của cõi người. Nhịp điệu liên hoàn, tiết tấu chậm, trầm buồn đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn này. Truyện ngắn “Bông pằng nảng cuối mùa xuân” là câu chuyện sâu kín về tình cảm, tình yêu và những day dứt cả kiếp người…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 12:7 | 8/2/2022
Lượt nghe: 1008
“Có hẹn với mùa xuân” của tác giả Phương Huyền không quá đặc sắc về cốt truyện hay kỹ thuật viết. Truyện ngắn giống như một màn đối thoại không đầu không cuối giữa Miên và anh hướng dẫn viên du lịch. Giữa bối cảnh tuyết rơi của xứ Nhật xa xôi, không lạ khi hai con người cùng quê hương có thể sát lại gần nhau, chia sẻ những điều mà có lẽ với cả bạn bè thân thiết nhất họ cũng chưa từng tâm sự. Cũng chính trong cuộc trò chuyện không đầu không cuối ấy, hai người tình cờ tìm ra câu trả lời cho những băn khoăn day dứt ở trong lòng. Với Miên, đó là dũng khí đối diện với mối tình tan vỡ. Còn với anh hướng dẫn viên, đó là quyết định đưa mẹ nuôi về Việt Nam ăn Tết. Họ có thể sẽ đi những chuyến bay khác nhau để về nước nhưng đều hướng tới một mùa xuân ấm áp, đoàn viên và trọn vẹn – một mùa xuân không lặng lẽ gặm nhấm nỗi cô đơn mà là để trưởng thành, để quan tâm nhiều hơn tới những người còn ở bên cạnh mình. Giản dị, mộc mạc mà ấm áp, “Có hẹn với mùa xuân” đem đến một cái kết có hậu, làm đẹp lòng nhiều độc giả. Người viết không tiết lộ quá nhiều về việc liệu hai nhân vật trong truyện có đến với nhau hay không nhưng có lẽ, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng và chờ đợi, nhất là vào những ngày xuân phơi phới yêu đời. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 9:27 | 25/1/2022
Lượt nghe: 1329
Là một cây bút chuyên viết về đề tài người phụ nữ, tác giả Vũ Thị Huyền Trang thường đi sâu khai thác đời sống nội tâm nhân vật với nhiều cung bậc phức tạp, rối ren. Truyện của chị thường có nét u buồn: buồn thương thân, buồn thiệt phận, buồn vì kiếp đàn bà “trót sinh ra thế biết là tại đâu”. Chính vì vậy, với những ai đã quen biết Vũ Thị Huyền Trang qua trang viết, “Cưới nhau vào mùa xuân” và “Vùng xanh” là những tác phẩm hiếm hoi của chị có màu sắc tươi sắc với cái kết có hậu. Trong đó, “Vùng xanh” gây ấn tượng với BTV hơn cả. Nhân vật chính tên Sâm cũng là người “yêu rồi cưới” nhưng điều đó cũng phải là tấm vé đảm bảo cho hạnh phúc gia đình. Có những điều khi yêu đương người ta không nhận ra sự xô lệch nhưng hôn nhân lại như một chiếc kính hiển vi, soi rõ và thậm chí khuếch đại khuyết điểm của từng người. Giống như một câu nói vui: “Tình yêu là đi từ lúc chứa chan đến lúc chán chưa”, hôn nhân khiến người ta ngỡ ngàng với cảnh đồng sàng dị mộng, nhìn mãi, ngắm mãi mà không thấy nét nào của người đã từng làm mình đắm say. Sâm cũng không phải là một ngoại lệ. Tuy nhiên, cô may mắn hơn khi trong khoảng thời gian xa chồng vì dịch bệnh Covid 19, cô mới chợt nhận ra chính mình cũng có lúc vô tâm, ích kỉ trong gia đình này. Khép lại bằng một cái kết có hậu, “Vùng xanh” hẳn sẽ khiến nhiều người thấy ấm áp. Tác phẩm cũng nhắc nhở một cách nhẹ nhàng về sự sẻ chia trong đời sống vợ chồng, điều mà nếu thiếu đi, ta chỉ còn là những người lạ chung nhà mà thôi. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 15:37 | 17/1/2022
Lượt nghe: 1022
Truyện ngắn mang phong cách dã sử khi đưa chúng ta trở lại không gian xưa dưới thời phong kiến loạn lạc. Người dân nhất là người phụ nữ chịu nhiều cực khổ, họ không làm chủ được số phận của mình. Nhân vật cô gái Trúc Nhã chính là một nạn nhân của xã hội xưa. Là người con gái xinh đẹp đang tuổi đôi mươi, Trúc Nhã bị ép làm thiếp tên Đinh Phiệt, tuần phủ Quy Nhơn. Để cứu người yêu, Vi Thượng đã đến cậy nhờ huynh đệ kết nghĩa là Lía cứu giúp. Nhưng ai ngờ Lía vì tham luyến sắc đẹp của Trúc Nhã mà hãm hại Vi Thượng. Cuối cùng trải qua biến cố thăng trầm, Vi Thượng và Trúc Nhã đã đoàn tụ cùng nhau trong niềm hạnh phúc. Với đề tài tình yêu đôi lứa, truyện ngắn đã mang lại nhiều cảm xúc cho người đọc, người nghe. Chúng ta vui sướng trước hạnh phúc lứa đôi của Vi Thượng và Trúc Nhã, phẫn uất trước hành động cướp đoạt dân nữ của bọn tham quan ô lại, kinh ngạc và giận dữ vì sự phản bội của Lía. Truyện ngắn có những biến cố, những nút thắt bất ngờ cuốn hút người đọc, người nghe. Qua tình duyên của hai nhân vật chính, tác giả thể hiện được phần nào sắc thái chữ Tình. Vì tình mà Vi Thượng và Trúc Nhã đã vượt qua chông gai để đến với nhau, vì tình mà Lía phản bội lại người ân của mình, vì tình mà Định Phiệt mất mạng … Truyện ngắn rất giàu chất liệu để trở thành một kịch bản phim về đề tài dã sử khi có tình yêu, có ân nghĩa huynh đệ, có đấu tranh giai cấp, có sự phản bội, có sự hối lỗi hấp dẫn người xem. Tiếng thở dài của Lía trước khi quay người bỏ đi là cái kết đẹp của câu chuyện. Cánh én mùa xuân mừng vui hạnh phúc lứa đôi của Trúc Nhã và Vi Thượng cũng xua đi những xấu xa, đê hèn trong tâm hồn Lía. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:48 | 28/2/2021
Lượt nghe: 2656
Bài hát “Lời của mùa xuân” của nhạc sĩ Bùi Tiến Thường phổ nhạc từ bài thơ “Lời đầu tiên của mùa xuân” của tác giả Trần Mạnh Hùng. Giai điệu ca khúc tươi vui, rộn ràng thể hiện một sức sống mới của mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu. (Điểm hẹn văn nghệ 20/02/2021)
Ngày phát hành 21:29 | 12/1/2021
Lượt nghe: 2820
"Primavera" (Mùa xuân vĩnh cửu) được Botticelli (1445 - 1510) hoàn thành vào năm 1482. Bức tranh vẽ chín vị thần La Mã mang vẻ đẹp vượt thời gian. (Điểm hẹn văn nghệ 09/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/1/2020
Lượt nghe: 768
Gần 60 tác phẩm nghệ thuật của 54 tác giả thuộc nhiều thế hệ nghệ sỹ với các chất liệu phong phú như sơn mài, sơn dầu, lụa, màu nước, bột màu, khắc gỗ, tượng đồng, gỗ đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 24/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2018
Lượt nghe: 846
Mùa xuân là đề tài thực sự hấp dẫn và quen thuộc trong văn học. Nhiều tác phẩm thơ ca viết về mùa xuân rất hay và bài thơ "Mùa xuân chín" là một tuyệt phẩm. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã viết tác phẩm này bằng tất cả nỗi hoài thương và day dứt khôn nguôi "Khách xa gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng/ Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang". (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 26/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1417
"Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc" - những câu thơ chưng cất từ tình yêu đất nước sâu kín nhưng mãnh liệt, thiết tha. Bài thơ mang tên "Mùa xuân nho nhỏ" khiêm nhường nhưng chứa chan tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Văn nghệ với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về bài thơ này có nhiều chi tiết thú vị, hấp dẫn. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018
Lượt nghe: 1753
"Em bé thuyền ai ra giỡn nước/ Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm" - những hình ảnh trong bài thơ cất lên như câu hát vui tươi về sức sống dạt dào, tràn căng nhựa sống. Bài thơ là khúc ca mùa xuân về biển trời quê hương, về khát vọng đổi thay và hi vọng. Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện những cảm xúc vui tươi và yêu đời, yêu cuộc sống trong hình ảnh thơ rất đẹp. Chúng mình cùng nghe những chia sẻ của nhà ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ về vẻ đẹp của bài thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 05/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2020
Lượt nghe: 1828
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thu Hằng, cứ liên tưởng tới các câu nói của các cụ: Câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” Hay câu “Học ăn học nói học gói học mở”. Cũng bối cảnh ấy, nguồn cơn câu chuyện ấy, từng ấy nhân vật, vào tay người viết khác có khi gỡ mãi cũng chẳng ra mối, có khi càng thêm loanh quanh, rối rắm. Chiếu vào các tình huống oái oăm trong truyện “Mùa xuân trên đồng làng”, nếu người viết không phải là Nguyễn Thu Hằng, dễ có nhân vật đã bị “trảm”. Thế nhưng kết cục, chẳng ai phải chết. Dù có nước mắt, ngậm ngùi, cay đắng và nhân vật gặp tai nạn phải cưa mất một chân, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là tình quê, tình cảm gia đình ấm áp. Tác giả không cần phải cố gắng để tạo dựng không khí ấy. Chị chậm rãi gỡ từng nút thắt, bằng sự nhẫn nại của một người viết biết để chi tiết cất lời...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/03/2020)
Ngày phát hành 9:5 | 14/3/2024
Lượt nghe: 2478
Trong tác phẩm “Việt Nam Cổ Văn Học Sử”, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã viết: “Vào những ngày hội hoặc ngày tế thần, thường thường là mùa Xuân xa ngày cấy hái, trai gái các bộ lạc thôn ấp thường tụ tập lại một nơi, đặt ra lời ví hát ghẹo nhau, trong khi gảy đàn, thổi sáo, đánh trống, múa nhảy hay là bày các trò vui”. Nhiều đời nay, đến hẹn lại lên, dân gian khắc ghi những lễ hội truyền thống qua các câu ca dao quen thuộc.
Ngày phát hành 10:57 | 2/2/2023
Lượt nghe: 398
Các loài hoa rất háo hức chờ đón lễ hội hoa xuân để thi tài khoe sắc. Cuối cùng thì loài hoa nào xứng đáng nhận được vương miện của nàng tiên mùa xuân? Các bé ngồi ngoan trong vòng tay của người thân để thưởng thức câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 24/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2019
Lượt nghe: 724
Từ rất xa xưa Thượng đế chỉ tạo ra thần mùa Hạ, thần mùa Thu và thần mùa Đông. Chính vì vậy mà khi mùa Đông đi qua, cây cối trơ trụi lá, chim chóc và các loài muông thú trong rừng không còn sức sống. Chứng kiến cảnh tiêu điều ấy, con người đã lại một lần nữa cầu cứu Thượng đế cho thêm một mùa nữa để cây cối đâm chồi nảy lộc, còn các loài chim chóc thì ca hót líu lo. Sau một hồi suy nghĩ, Thượng đế đã tạo ra thần mùa Xuân đấy. Cùng nghe truyện "Mùa xuân về" của tác giả Phạm Quốc Anh... (Kể chuyện và hát ru 11/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2020
Lượt nghe: 578
Thuở ban đầu, trái đất quanh năm ẩm ướt, ánh sáng chẳng thể xuyên qua lớp sương mù dày đặc. Ngọc Hoàng đã gọi các hoàng tử đến giải cứu cho trái đất nhưng họ chỉ mang về ba mùa hạ, thu, đông. Chỉ đến khi chàng Cao Lan dũng cảm tự mình vượt núi thì mùa xuân mới về với muôn loài đấy các bé ạ... (Kể chuyện và hát ru 01/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2016
Lượt nghe: 1406
Ai cũng nghĩ rằng chỉ có bà tiên hay nàng tiên là mang đến mùa xuân cho con người và muôn loài. Vậy mà có cả chàng tiên mùa xuân nữa đấy. Chàng ta rất tức giận khi 2 mẹ con cô bé không nhận ra mình. Nhưng rồi chàng tiên mùa xuân đã nhận ra giá trị công việc của mình.
(Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 11+12.02.2016)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2015
Lượt nghe: 1404
Nhiều người vẫn bảo sự kỳ diệu của mùa xuân là nhờ phép lạ của nàng tiên mùa xuân. Thế nhưng có một câu chuyện kể rằng người làm ra mùa xuân là một cậu bé, con trai cưng của Bà Chúa Xuân. Các bạn có tin hay không? (Kể chuyện và hát ru phát 15+16/1)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1518
Có một điều dễ nhận thấy trong những vần thơ xuân thơ Tết, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới nhân dân. Thơ chúc Tết của Người cũng là lời đối thoại, trò chuyện cùng nhân dân về định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của một năm lao động, chiến đấu và dựng xây đất nước. Tổ quốc độc lập và nhân dân được tự do hạnh phúc – đó là khát vọng một đời Bác Hồ theo đuổi. (VOV6 Tiếng thơ giao thừa xuân Mậu Tuất)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 745
Tản văn “Mùa xuân” của Mạnh Thắng (học sinh lớp 12, trường THPT chuyên Hà Tĩnh), bài thơ “Khúc xuân” của tác giả Quỳnh Hoa, truyện ngắn “Mùa xuân nơi bản xa” của tác giả Lê Thị Xuyên - Đó là những sáng tác mang hơi thở của đất trời vào xuân, làm ấm bầu không gian đang lạnh buốt gió đông... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 21/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1471
Đôi khi chúng ta đọc một truyện ngắn và cảm thấy thấm thía không chỉ vì cốt truyện hay mà còn vì những câu văn rung động cảm xúc. Ta gặp lại mình trong bóng dáng, nỗi niềm một thời, một đoạn đời nào đó. Những trang văn của Bùi Việt Phương, cây bút đến từ Hòa Bình mang lại cảm xúc ấy. Chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 31/1/2019 giới thiệu chùm truyện ngắn Bùi Việt Phương.
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018
Lượt nghe: 2081
Mùa Xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Mùa Xuân trong lòng mỗi người lúc nào cũng tươi đẹp và căng tràn sức sống có đúng không nào? Chương trình “Kể chuyện và Hát ru cho bé” hôm nay, chị muốn giới thiệu tới chúng mình những câu chuyện về mùa Xuân tươi vui mà sâu sắc, đó là truyện cổ tích “Nàng tiên Mùa Xuân” và “Sự tích Mùa Xuân”. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru cho bé 05/03/2018)
Ngày phát hành 22:1 | 1/2/2021
Lượt nghe: 463
Mùa xuân, mùa khởi đầu của một năm, mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa lá khoe sắc. Các bạn nghĩ sao nếu ta đón năm mới với một bức tranh khu vườn xuân giàu màu sắc? Một ý tưởng không tồi đâu, khi ta đã sẵn sàng những dụng cụ cần thiết. Cùng họa sỹ Đặng Việt Linh vẽ nên bức tranh này nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 27/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2017
Lượt nghe: 1798
Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng với những người làm văn chương nghệ thuật. Tuy vậy, cũng có nhiều người sáng tác "luôn tự làm khó mình", luôn trăn trở để níu ngày xưa gần với hôm nay giữa nhịp sống hiện đại ngày một hối hả, tất bật... "Điểm hẹn Mùa xuân - Những ngày xưa chưa xa", cùng với những lát cắt lịch sử từ sân khấu, phim ảnh và văn chương hi vọng sẽ đem lại những phút sâu lắng, một chút hoài cổ... giữa xuân sang náo nức. (Điểm hẹn Văn nghệ 28/01/2017)
Ngày phát hành 10:27 | 16/4/2024
Lượt nghe: 1678
Trung phải về nhà để chữa bệnh trong một thời gian khá dài. Mặc dù rất nhớ trường và những bài giảng của thầy nhưng cậu vẫn chưa thể trở lại được. Rồi mùa xuân cũng đến. Trung cảm nhận được thiên nhiên đã thay đổi rất nhiều. Cậu muốn trở lại trường, muốn đi học, muốn được gặp thầy cô và bạn bè... (Văn nghệ thiếu nhi 14/04/2024)
Ngày phát hành 23:18 | 19/9/2022
Lượt nghe: 493
Khi Mumi về đến ngôi nhà thân thương của mình, cậu khá bất ngờ bởi mọi người vẫn say ngủ, ngôi nhà vẫn bộn bề như khi cậu rời khỏi nhà, một số đồ đạc đã bị đánh cắp. Cậu cảm thấy tự hào vì mình là Mumi đầu tiên chứng kiến thời gian của cả năm. Những tín hiệu của mùa xuân đến rõ ràng hơn quanh khu nhà của Mumi... (Văn nghệ thiếu nhi 16/09/2022)
Ngày phát hành 14:39 | 23/2/2024
Lượt nghe: 799
Đón Tết đón Xuân, nhiều bạn muốn tự tay làm các món đồ xinh xẻo dành tặng cho chính mình hoặc tặng những người thân thiết. Chính vì vậy không gian của những workshop nghệ thuật có khá đông các bạn trẻ tới tham dự với một tinh thần háo hức, khi tự tay lựa chọn nguyên liệu để sáng tạo nên đồ thủ công rực rỡ sắc màu... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 06/02/2024)
Ngày phát hành 9:27 | 27/2/2024
Lượt nghe: 2181
“Mùa xuân như khúc ca / hát về miền sâu thẳm / gương mặt em đằm thắm / sưởi ấm niềm yêu thương”, những câu thơ giàu hình ảnh gợi về mùa xuân và tình yêu của tác giả Nguyễn Đăng Độ đã được cất cánh thành giai điệu rộn ràng, vui tươi. Nhạc sĩ Võ Xuân Hùng phổ nhạc ca khúc này theo phong cách trẻ trung, tươi mới, giai điệu rộn ràng, vui tươi, cảm giác như chúng ta đang được đắm mình trong không gian của mùa xuân đầy hương sắc, giàu sức sống. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 11:29 | 30/1/2023
Lượt nghe: 769
Bây giờ đang là những ngày đầu tiên của năm mới Quý Mão, không khí tràn đầy hương sắc mùa xuân. Tâm hồn chúng ta như đang hoan ca cùng khúc nhạc trong veo màu nắng. Hòa trong không khí đón Tết, đón xuân, nhiều bạn đã sáng tác những câu chuyện nho nhỏ, nhiều bài thơ xinh xắn. Chúng mình cùng gặp gỡ các bạn có các sáng tác ý nghĩa về Tết và mùa xuân nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 23/01/2023)
Ngày phát hành 16:15 | 29/3/2021
Lượt nghe: 860
Cảnh sắc thiên nhiên xung quanh chúng ta đang ở độ đằm chín của mùa xuân. Vạn vật bừng lên sức sống tinh khôi. Và chúng mình đã không để lỡ khoảnh khắc tuyệt vời này bằng cách lưu lại thật nhiều bức ảnh đẹp chụp quang cảnh thiên nhiên, sáng tạo nên những bức tranh thơm mùi cỏ mới. Để giúp các bạn có thêm một số kiến thức trong quá trình vẽ tranh, vừa qua Câu lạc bộ nghệ thuật Líu Lô Studio đã tổ chức lớp học vẽ chủ đề “Hoa cỏ mùa xuân”... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2016
Lượt nghe: 1796
Gần lắm trong tình cảm ấm áp ngày xuân là sự trân trọng biết ơn thiên nhiên, đất trời luôn vô tư dâng hiến vẻ đẹp tự nhiên tô thắm cho con người.Không gian mùa xuân trong trẻo trong thơ các tác giả Nguyễn Văn Hiếu,Trần Ngọc Hưởng,Chu Ngọc Phan và Hồ Đắc Thiếu Anh.Tâm sự mùa xuân của Pờ Sảo Mìn, Bùi Tuyết Mai,Hà Mạnh Phong.(Tiếng thơ 15/02)
Ngày phát hành 9:40 | 29/2/2024
Lượt nghe: 566
Mùa Xuân đến thật rộn ràng, vui tươi và nghe thêm những ca khúc về một mùa xuân mới thì lại càng thêm nhiều nhiều sức sống nữa có đúng không các bạn? Với mong muốn dành tặng chúng mình một ca khúc trong mùa đẹp nhất của năm, nhạc sĩ Lê Thống Nhất và cô giáo Võ Thúy Hiền cùng sáng tác nên “Khúc ca mùa xuân” vô cùng tươi mới đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2020
Lượt nghe: 583
Cứ mỗi độ xuân về, hòa trong không khí ấm áp, tươi vui của đất trời và lòng người, chúng ta lại nhớ đến những hình ảnh trong trẻo, yên lành trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải: “ Mọc giữa dòng sông xanh/ một bông hoa tím biếc/ ơi con chim chiền chiện/ hót chi mà vang trời”. Thầy Hoàng Tuấn giáo viên ngữ văn trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghệ An) sẽ trò chuyện với chúng ta về bài thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 10/02/2020)
Ngày phát hành 12:33 | 17/2/2022
Lượt nghe: 616
Mùa xuân đến cùng thời điểm tết Nguyên đán, mùa khởi đầu cho một năm với rất nhiều ước mơ và dự định tuổi trẻ. Để ước mơ ấy trở thành hiện thực thì mỗi chúng ta nên không ngừng phấn đấu trong học tập và cuộc sống, góp những điều ý nghĩa dệt nên mùa xuân thật sự ấm áp trong trái tim... (Văn nghệ thiếu nhi 15/02/2022)
Ngày phát hành 9:19 | 1/3/2024
Lượt nghe: 2458
Đất nước Việt Nam ta vốn là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Người dân Việt quanh năm hai sương một nắng canh tác trên đồng ruộng. Chỉ sau vụ Chiêm và vụ Mùa, tức mùa Xuân và mùa Thu, người nông dân ta mới được nghỉ tay. Cũng dịp này, các làng tổ chức hội hè. Và đó cũng là nguyên cớ ra đời các lễ hội lâu đời, đặc biệt là được tổ chức rất nhiều vào mùa Xuân. Trong tác phẩm “Việt Nam Văn Hóa Sử Cương”, nhà khảo cứu Đào Duy Anh đã đưa ra nhận xét: “Trong làng thường năm có nhiều kỳ tế lễ để dân làng có dịp “ăn uống” và “vui chơi”. Những cuộc tế 1ễ lớn nhất là lễ Kỳ phúc về mùa Xuân và mùa Thu để cầu bình yên cho dân làng, lễ Nhập tịch hay vào đám vào khoảng tháng Giêng, tháng Hai, khi thường thì chiếu lệ tế lễ dăm bảy ngày, năm nào hòa cốc phong đăng dân gian làm ăn thịnh vượng hay nhân lễ rước sắc thần, hay nhân lễ khánh thành đình mới thì mở Đại hội, bày những cuộc vui chơi hát xướng đến nửa tháng hay cả tháng”.
Ngày phát hành 9:2 | 29/2/2024
Lượt nghe: 876
Trong nền văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ hay viết về mùa xuân với vô vàn sắc thái, cung bậc khác nhau. Đó có thể là mùa xuân đầy tươi mới trong thơ Xuân Diệu, hay xuân xanh trong các tác phẩm của Nguyễn Bính, xuân chín trong thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, đến với “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, hình tượng mùa xuân hiện lên trong thơ lại gắn liền với vẻ đẹp mộng mơ nơi đất trời xứ Huế... (Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2020
Lượt nghe: 778
Chích bông chẳng may lạc đường nên đã không thể đến chơi với bé đúng hẹn. Nhưng cũng chính vì phải chờ đợi lâu hơn một chút, nên khi gặp nhau, đôi bạn có bao nhiêu điều để kể cho nhau nghe... (Kể chuyện và hát ru 03/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2016
Lượt nghe: 1990
“Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng thơ tình”, “nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ”… đó là những danh xưng mọi người thường dùng khi nhắc đến nhà thơ Xuân Diệu. Mùa xuân này, với nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức ở Hà Nội và Hà Tĩnh nhân dịp 100 năm sinh Xuân Diệu thêm một lần nữa khắng định vị trí của ông trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2018
Lượt nghe: 606
Những dư âm của mùa xuân còn ngân vọng, thiết tha và tràn đầy sức sống. Giêng hai non xanh hòa trong gió trong nắng và lòng người khấp khởi niềm vui, hân hoan, hi vọng. Những cảm nhận tươi non về mùa xuân của các em học sinh lớp 5 trường tiếu học Lý Thường Kiêt, Hà Nội thật trong trẻo, tinh khôi. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 05/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2020
Lượt nghe: 614
Trong trẻo, chân thật cùng nhiều chi tiết xúc động, đó là truyện ngắn "Mùa xuân tình bạn" của Nguyễn Ngọc Hạ Miên. Tác giả cũng sẽ nói điều gì về những trang viết của mình. Bên cạnh đó, bài thơ “Nếu có thể xin thử làm chiếc lá” của tác giả trẻ Lê Thúy Nhàn lại giàu chiêm nghiệm, những rung động tuổi mới lớn trước cuộc đời rộng lớn... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 04/02/2020)
Ngày phát hành 11:0 | 11/2/2023
Lượt nghe: 596
Nếu có dịp lên các tỉnh thành miền núi phía Bắc vào thời gian này, chúng mình sẽ được đắm chìm vào những vườn mận nở hoa trắng muốt phủ kín núi đồi. Trong làn sương bụi mỏng, những đốm trắng của hoa như ngàn con mắt nhỏ lấp lánh trong khu vườn mùa xuân. Và khi nắng tới, quang cảnh như bừng sức sống trong màu xanh ngút ngàn của rừng, của điệu múa uyển chuyển mềm mại... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 07/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2015
Lượt nghe: 1457
Khi mùa xuân về trên cánh đồng, ngay cả những con vật lầm lì, nhút nhát nhất cũng trở nên vui vẻ và hòa đồng. Không những vậy, muôn loài vật còn an ủi và cất công tìm cách giải oan cho bạn Sẻ đồng mít ướt nữa. Mùa xuân không chỉ mang tới niềm vui mà còn gắn kết tình bạn, tình thân ái giữa muôn loài (Kể chuyện và hát ru 12+13/2).
Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2015
Lượt nghe: 1249
Xuân về miền biên viễn Mường Nhé xa xôi vẫn ấm lòng người, Trường Sa đón mùa xuân mới, một mùa xuân xanh đầy hy vọng bên ruộng lúa hay sắc tranh Đông Hồ tươi tắn chất đời...trong thơ Đoàn Thị Ký, Khuê Việt Trường, Duy Đắc, Mã Văn Tính, Chung Tiến Lực, Trần Hòa Bình.(Tiếng thơ 1/3/2015).
Ngày phát hành 21:0 | 13/2/2024
Lượt nghe: 2250
Trò chuyện cùng những nữ nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu Chèo
Ngày phát hành 12:26 | 3/2/2021
Lượt nghe: 1146
Một truyện ngắn sở dĩ “đứng” được là nhờ vào việc tạo dựng tình huống. Tình huống của truyện ngắn “Nhà có hai đào” có cái khó mà chủ ý người viết muốn gắn vào là Cây đào – Tết – Mùa xuân - Tình yêu. Và người viết đã tạo dựng được tình huống (bốn trong một) đó một cách tự nhiên. Tình yêu của đôi trai gái Thắng – Đào bị cấm cản có mối quan hệ mật thiết với căn bệnh của cây đào nhà ông Hạng cần được chữa chạy. Một cốt truyện dung dị, không mấy phức tạp, gay cấn nhưng cũng đủ những thắt nút, mở nút. Xoay quanh việc chữa trị căn bệnh cho một cây đào mà bậc làm cha làm mẹ phải thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về giá trị một con người. Nếu như ở truyện “Nhà có hai đào” tác giả giỏi ở việc tạo tình huống truyện thì có lẽ với truyện ngắn thứ hai “Ra giêng thì cưới” sự hấp dẫn nằm ở chính cái không khí trẻ trung toát lên từ câu chuyện: từ cách kể, ngôn ngữ kể , tốc độ truyện. Qua đó chân dung người trẻ được phác họa khá rõ nét: người trẻ tự tin trong công việc, chủ động trong cuộc sống, khát vọng thành công trong sự nghiệp. Tình yêu nằm trong qui luật sống, là nhu cầu tất yếu của tuổi trẻ , là khát khao, ngọn lửa trong trái tim mỗi người trẻ. Đôi khi vì mải công việc họ cũng lúng túng, vụng về trong bày tỏ cảm xúc, song với bản tính hiện đại, họ đã khá là mạnh mẽ , quyết đoán. Và mùa xuân dường như là chất xúc tác để mầm yêu đâm chồi kết trái. Kết thúc của hai truyện đều chung âm hưởng. Tết đồng nghĩa với mùa cưới, mùa của đôi lứa uyên ương, mùa của an lành hạnh phúc. Đó là khát vọng và cũng là lời chúc phúc dành cho mỗi chúng ta khi Tết đến Xuân về. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 1070
Tết cổ truyền luôn đi cùng với sự sum họp, đoàn tụ gia đình. Song trong ngày Tết cũng không tránh khỏi những cuộc chia tay. Ở khoảnh khắc đó, thơ bước vào. Dường như người viết chỉ cần ghi lại những cảm xúc, những ảnh hình đang chạy qua trước mắt để thành thơ…(Tiếng thơ 01/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2019
Lượt nghe: 675
Có một loài hoa chỉ nở rộ mỗi dịp xuân về, sau đó lại khiêm nhường chờ đến mùa xuân năm sau bừng nở sắc hoa tươi thắm. Đó là hoa đào xinh đẹp, sứ giả của mùa xuân đấy các bé ạ. Vì sao hoa đào lại trở thành sứ giả của mùa xuân? Cùng nghe truyện "Nàng tiên mùa xuân" các bé nhé... (Kể chuyện và hát ru 08/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2016
Lượt nghe: 2506
Mùa Xuân - Chiếu chèo - Lễ hội, những ấn tượng gần gũi với đời sống tinh thần của người nông dân đồng bằng Bắc bộ, cho dù đã quen thuộc nhưng vẫn ăm ắp cảm xúc và đầy tính hấp dẫn. Đó chính là nội dung chính của cuộc trò chuyện giữa BTV Cao Ngọc và Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái
Ngày phát hành 15:14 | 17/2/2021
Lượt nghe: 1076
Cả hai truyện ngắn thể hiện những sắc thái khác nhau của tình yêu khi về xuân về. Nếu truyện ngắn đầu viết về tình yêu đầy sức sống của tuổi đôi mươi thì truyện ngắn “Thư tình mùa xuân” là tình yêu ở tuổi xế chiều của nhân vật người đàn ông đã ngoài 50 tuổi. Với truyện ngắn “Mùa xuân yêu thương”, con người như hòa cùng không khí hân hoan, rạo rực của ngày hội. Nhân vật chàng thanh niên nói như là duyên định ấy. Nhưng thực ra không khí mùa xuân cũng góp phần nảy nở mối duyên tình của đôi trai gái. Qua lời kể của nhân vật, chúng ta cảm nhận được không khí vui tươi của đất trời và con người trong này hội làng mừng xuân. Con người như say trong chất mật ngọt của ngày xuân và tình yêu nảy nở trong lòng hai bạn trẻ cũng là điều tất nhiên. Truyện ngắn được viết với ngôn từ đẹp, hình ảnh giàu màu sắc ngày xuân khiến người đọc, người nghe đồng cảm và vui lấy với tình yêu của nhân vật. Nếu tình yêu của đôi bạn trai gái trong truyện “Mùa xuân yêu thương” gặp rất nhiều thuận lợi khi nảy nở trong thời điểm vạn vật sinh sôi, đất trời giao hòa thì mối tình của nhân vật trong truyện ngắn “Lá thư mùa xuân” có phần trắc trở hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi nhân vật không còn ở tuổi trai trẻ lại đã từng lập gia đình. Khi người ta đã qua cái tuổi thanh xuân hồn nhiên, mơ mộng mà phải viết thư tình thì thật không dễ chút nào. Nhưng vì kiếm sống anh đành làm công việc viết thuê thư tình cho các đôi trai gái. Đến lúc anh viết thư tình cho mình thì lại lúng túng thức trắng đêm bỏ đi cả trăm bức thư nháp. Tuổi đã ngoài 50 nhưng khi nhận lá thư gửi lại thì anh cũng háo hức, hồi hộp không khác gì chàng trai trẻ với mối tình đầu. Truyện ngắn hóm hỉnh từ cách lựa chọn đề tài đến ngôn ngữ thể hiện. Truyện được viết với giọng văn tự châm biếm và có chút chua chát cho số phận của mình. Nét hài hước trong tình yêu khiến người đọc, người nghe phải bật cười khi đọc lá thư gửi lại của cô giáo dạy văn ở cuối truyện ngắn. Hai câu chuyện với những cung bậc tình cảm khác nhau trong tình yêu nhưng chúng ta đều thấy hiện lên sự tươi mới, ấm áp vui tươi trong tâm hồn con người khi mùa xuân về. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2017
Lượt nghe: 7268
Chi tiết trong truyện ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh không đặc biệt, riêng biệt, nhưng nó vẫn có sức truyền cảm, sức công phá, dấy lên trong chúng ta nỗi niềm chua xót và căm phẫn trước sự u tối, trước những hủ tục thói quen làm con người bị hủy hoại cả về thể xác và tâm hồn. Nhà văn có lẽ còn đau đớn hơn chúng ta, bởi lẽ, anh đã dồn các nhân vật của mình hồi hộp bước đến hội tụ trong không gian chợ tình, rồi cũng ở không gian ngỡ chỉ có tình yêu này, anh buộc họ phải chứng kiến một nỗi đau lịm sắc. (Đọc truyện đêm khuya 02/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2017
Lượt nghe: 1014
Không khí đầy sức sống, vui tươi của mùa xuân được thể hiện sinh động qua bài thơ "Xuân về" của tác giả Lãng Du Khách và bài thơ "Nụ cười xuân" của Huỳnh Diệu. Năm mới đến, dòng thời gian không ngừng nghỉ. Tình cảm của con người dường như một phép màu kì diệu trước thời gian. Tản văn “Phép màu” của tác giả Thanh Huệ khiến nhiều người nhớ tới bạn bè của mình. Phần cuối chương trình là câu chuyện vui "Nụ cười của gió" viết về những cung bậc tình cảm của tình bạn khác giới tuổi mới lớn. (Văn nghệ thiếu nhi 03/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018
Lượt nghe: 830
Mỗi năm luôn bắt đầu bằng mùa xuân và ai cũng mong muốn đón ngày xuân với tâm trạng hân hoan, vui vẻ. Mùa xuân là lúc vạn vật phát triển, tất cả chúng ta đều mong chờ nhận phần thưởng của thiên nhiên. Phần thưởng ở đây chính là nét đẹp đầy sức sống của mùa xuân. Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe bài thơ “Vui xuân” của tác giả Kiều Anh. Tiếp đó là những kỉ niệm tuổi thơ trong tản văn "Mùa hoa cải" của tác giả Đinh Văn Dũng. Phần cuối chương trình, các bạn cùng cảm nhận không khí ngày Tết qua tiểu phẩm "Cô bé áo vàng" do BTV Hoàng Hiệp chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Thùy An. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 669
Vì sự lười biếng của hoàng tử út mà Trái Đất chỉ có ba mùa hạ, thu, đông. Nhưng khi thấy các loài cây vừa phải chịu đựng giá rét của mùa đông đã phải oằn mình hứng ánh nắng chói chang, gay gắt của mùa hạ thì hoàng tử đã rất hối hận. Khi đó, chàng đã dùng trái tim ấm áp của mình sưởi ấm cho muôn loài. Hài lòng khi thấy chàng út đã hối cải, Ngọc Hoàng đã ban phép màu cho hoàng tử để chàng có thể giúp cây cối đâm chồi nảy lộc... (Kể chuyện và hát ru 01/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2016
Lượt nghe: 2079
Một mùa xuân mới lại về - Mùa xuân theo sự tuần hoàn luân chuyển của đất trời - Mùa xuân trong khát vọng đi lên của một dân tộc. Ở thời khắc không thể lặp lại lần thứ hai này, mời các bạn cùng Tiếng thơ thực hiện hành trình trở về "Những mùa xuân dấu ấn” với biết bao đổi thay kì diệu, bất ngờ, mang tầm vóc thời đại mà dân tộc ta đã đi qua trong hành trình hơn 80 năm... (Tiếng thơ 21h00 đêm giao thừa Bính Thân)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2017
Lượt nghe: 2352
“Xa xứ”, “tha hương” đâu phải là câu chuyện riêng, bởi mấy ai được sống trọn vẹn, đủ đầy ở nơi mình sinh ra và lớn lên. Phần đông chúng ta đều có những thời điểm phải xa gia đình, học tập, làm việc, lập nghiệp và sinh sống ở một nơi khác. Từ điểm nhìn này, chuwong trình tiếng thơ “Với người xa xứ” như một sự kết nối tâm hồn giữa những người thân, giữa anh em bè bạn, để trong khoảng khắc chuyển giao năm cũ và năm mới này, chúng ta cùng hướng về nhau, cảm nhận tiếng lòng gần gũi trong nhau... (Tiếng thơ 27/01/2017)
Ngày phát hành 10:46 | 3/3/2021
Lượt nghe: 1120
Mùa xuân đâu chỉ là mùa của lễ hội mà còn là mùa của cây cối đâm chồi nẩy lộc, là mùa trồng cây gây rừng “Để cho đất nước càng ngày càng xuân”. Nếu như truyện ngắn “Tướng bà” của nhà văn Đỗ Hàn đậm hương vị văn hóa đồng bằng Bắc Bộ thì truyện ngắn “Rừng thiêng “của tác giả Đinh Su Giang đượm phong vị của núi rừng Tây Nguyên. Không gian trong trẻo nhuốm màu sắc huyền bí. Con người Tây Nguyên khảng khái bộc trực, đầy khát vọng và khí chất. Nếu “Tướng bà” gọi ta về với văn hóa dân gian thì “Rừng thiêng” gọi ta về với nơi khởi nguồn, để biết gần gũi giao hòa và trân trọng thiên nhiên. Bút pháp của truyện vừa độc thoại nội tâm vừa nhuốm màu huyền ảo, diễn tả thế giới của những con người sống gần với thiên nhiên, đôi khi nghe được tiếng nói của rừng, trò chuyện tâm sự với rừng và trăn trở đau đáu về việc gìn giữ những cánh rừng. Vậy là mùa xuân luôn mang đến những thông điệp tích cực, gần gũi để mỗi người sống ý nghĩa hơn trong những ngày tiếp theo (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2016
Lượt nghe: 2031
Tình yêu đất nước mùa xuân trong cảm xúc thơ nồng đượm,chân thực thấm vào lòng mỗi người.Tâm tình của người lính biên phòng hay của người lính biển đều xao xuyến chất đời trong tình yêu lớn dành cho Tổ Quốc.Đó là thơ của các nhà thơ Lưu Quang Vũ,Hải Đường,Đinh Công Thủy,Nguyễn Xuân Thái,Nguyễn Văn Hiếu và Hàn Thủy Giang cùng tâm tình của nhà thơ Nguyễn Quang Hưng về biển đảo qua trường ca "Nước non mặt biển" .(Tiếng thơ 29/02)
Ngày phát hành 0:0 | 16/3/2016
Lượt nghe: 1928
Không gian mùa xuân với hương xuân nhè nhẹ, mưa xuân riu ríu gợi tình cảm ấm áp, thiết tha. Với đủ cung bậc yêu thương, hờn giận, xao xuyến, tình yêu mùa xuân nhen lên trong thơ Vũ Đình Minh, Đỗ Trọng Khơi, Lê Điệp, Hương Đình, Ngọc Dư, Nguyễn Thanh Mừng và Lê Huy Thành. Hộp thư tiếng thơ tháng 2.(Tiếng thơ 14/03)
Ngày phát hành 10:41 | 15/2/2022
Lượt nghe: 1137
Đã 3 năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, Ngày thơ Việt Nam vào dịp Tết Nguyên tiêu không thể tổ chức được như thường lệ. Điều này tạo ra một sự trồng vắng và hụt hẫng lớn trong lòng những người yêu thơ, những người làm thơ. Để phần nào lấp đi khoảng trống đó, chương trình Văn nghệ của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 hôm nay xin gửi tới quý vị thính giả một chương trình giao lưu thơ đặc biệt mang tên "Tình yêu và mùa xuân" với sự tham gia của 4 nhà thơ: Nguyễn Thành Phong, Trần Kim Hoa, Bình Nguyên Trang và Nam Thiên Phú.
Ngày phát hành 12:0 | 14/2/2021
Lượt nghe: 353
“Mọc giữa dòng sông xanh/ một bông hoa tím biếc/ ơi con chim chiền chiện/ hót chi mà vang trời"... Những câu thơ đầu tiên vang lên trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải gợi cho chúng mình cảm nhận thật rõ nỗi niềm khát vọng của nhà thơ về lẽ dâng hiến. Cùng nghe cuộc trao đổi giữa phóng viên chương trình với nhà thơ - cô giáo Nguyễn Vân Anh, giáo viên ngữ văn trường THCS Đặng Thai Mai, thành phố Vinh, Nghệ An về bài thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 08/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2018
Lượt nghe: 1596
Có một đàn chim sẻ trú ngụ trên cây gạo cằn cỗi, già nua suốt mùa đông giá rét. Đàn chim sẻ cứ ngỡ cây gạo sẽ chết, chúng thương lắm, không nỡ rời cây gạo. Đàn chim sẻ hàng ngày cầu mong cây gạo hồi sinh. Mùa xuân tới, những nụ mầm xanh non bật ra từ thân cây cỗi cằn, cây hoa gạo vươn trong gió xuân. Đàn chim sẻ vui lắm, chúng reo vui khắp khu rừng như báo tin mùa xuân đã về, cây gạo đã xanh tươi trở lại. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 20/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2018
Lượt nghe: 1153
Sau những ngày đông lạnh giá thì trời sẽ chuyển sang mùa xuân ấm áp . Mùa xuân mang đến sức sống mới cho con người và muôn loài. Ở trong một khu rừng nọ, các loại vật cũng hân hoan chuẩn bị đón chào một vị khách đặc biệt. Vi khách đặc biệt đó chính là cô mùa xuân. Trong khi ai cũng vui cười thì có một tiếng khóc ở góc khu rừng. Ai lại buồn khi tất cả loài vật đều vui khi mùa xuân đến. Các bạn cùng đón nghe phần cuối câu chuyện vào chương trình sau nhé. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 24/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2018
Lượt nghe: 906
Hóa ra tiếng khóc ở góc khu rừng là của Ốc Sên nhỏ bé. Ốc Sên buồn và sợ rằng mình đi chậm sẽ không gặp được Cô Mùa Xuân. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của bạn Họa Mi mà Ốc Sên đã đến gặp được cô Mùa Xuân. Các loài vật trách hai bạn nhỏ sao lại đến muộn như vậy. Ốc Sên phải giải thích cho Họa Mi. Khi hiểu ra thì các loài vật đều khen ngợi lòng tốt của Họa Mi. Cô Mùa Xuân đã tặng thưởng cho họa mi giọng hót hay nhất khu rừng. Một câu chuyện nói về sự quan trọng của mùa xuân với muôn loài và đề cao tình bạn. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 25/01/2018)
Ngày phát hành 10:17 | 18/2/2021
Lượt nghe: 712
Từ một gói quà nho nhỏ của bà đi chợ Tết về, chúng mình thấy được cả không gian Tết và mùa Xuân. Tiếng cười tuổi thơ trong trẻo làm ấm thêm cả mùa xuân - mùa đoàn tụ, mùa yêu thương… (Kể chuyện và hát ru 15/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2015
Lượt nghe: 1636
Mhững chi tiết sống động, chân thực như ở ngoài đời, đặc biệt là trường đoạn miêu tả về nghi lễ đám tang của người mẹ và hủ tục chôn con theo người đã chết trong khu rừng ở Sa Thầy, Kon Tum.Chính điều này đã khiến truyện ngắn có sức hút, sức hấp dẫn bởi tính sinh động và gần gũi đời thường như thế. Với “Đồng vọng mùa xuân”, chúng ta như được sống giữa hiện thực, quá khứ, tương lai, có vui, buồn, khổ đau nhưng cũng tuyệt vời hạnh phúc.
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2015
Lượt nghe: 2570
Khi cuộc sống của hai em đã tạm ổn với những góc riêng tư, Chị mới “chợt nhớ” đến mình. Khi ấy, chị Hiên ở vào cái tuổi quá lứa nhỡ thì. Chị chợt nhận ra, bên mình bấy lâu luôn có một tình yêu chân thành, nhẫn nại vẫn che chở và sẵn sàng chờ đợi chị. Đó không phải ai khác, chính là Dự.
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2016
Lượt nghe: 1674
Một trong những lực lượng vẫn phải thực thi nhiệm vụ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đó là những người lính hải quân. Chương trình Điểm hẹn Văn nghệ này xin dành để nói về các anh, như một cánh thư gửi gắm tình cảm của hậu phương luôn hướng về các anh. Chúc các anh dồi dào sức khỏe, chắc tay súng để mang về những mùa xuân bình yên cho Tổ quốc (Điểm hẹn văn nghệ 8/2)