Hệ thống tìm thấy 22 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019
Lượt nghe: 549
Đà Lạt là vùng đất của thơ ca, âm nhạc, và hội họa. Một vùng đất đẹp đến da diết, lãng mạn đến cồn cào, vùng đất của tình yêu và nỗi nhớ. Những rung cảm về Đà Lạt cũng được thu vào trong cuốn sách "Tình phố bên đồi"... (Trang văn học tuổi mới lớn 19/03/2019)
Ngày phát hành 15:9 | 15/6/2021
Lượt nghe: 680
Những khoảnh khắc được hòa mình vào thiên nhiên trong những buổi chiều hè lộng gió, hay thỏa sức nô đùa dưới cơn mưa mùa hạ, rồi lên rừng lấy củi, xuống biển nô đùa cùng sóng… đã tạo cho tuổi thơ của mỗi người luôn tràn ngập tiếng cười. Để rồi những năm tháng tuổi xanh ấy sẽ được chúng ta nâng niu, gìn giữ như những kỷ niệm đẹp, ấm áp tình cảm gia đình, bạn bè... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 08/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2019
Lượt nghe: 883
Ngô Tất Tố đến với tản văn và tiểu phẩm báo chí một cách có chủ đích. Gần 20 năm, nhà văn bền bỉ, say mê viết tản văn, tiểu phẩm báo chí. Ông là người gây dựng và làm nên thương hiệu của các chuyên mục: “Nói chơi” trên báo “Đông phương”, “Gặp đâu nói đấy” trên báo “Phổ thông”, “Nói giữa giời” trên “Thực nghiệp Dân báo”. Không chỉ gây ấn tượng về số lượng, nhà văn Ngô Tất Tố đã tạo dựng được phong cách viết tản văn, tiểu phẩm báo chí độc đáo
Ngày phát hành 13:6 | 4/5/2023
Lượt nghe: 366
Viết về những điều nhỏ bé xung quanh cũng là cách để chúng mình quan sát cuộc sống để từ đó trưởng thành hơn mỗi ngày. Đây cũng là thông điệp của cuốn tản văn “Những em bé đang lớn” của tác giả Dương Thùy Dung (có bút danh Làn). Cùng với cuốn “Lê la từ nhà ra ngõ”, bạn đọc trẻ có điều kiện để hiểu hơn về văn phong cùng cách mà Dương Thùy Dung tìm ra sự độc đáo từ những điều giản dị quanh mình... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 18/04/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2020
Lượt nghe: 729
Tản văn đã xuất hiện thường trực trong đời sống văn nghệ của chúng ta từ các trang báo, tạp chí… đến các cuốn sách, cũng như trên làn sóng phát thanh. Trong chương trình “Đối thoại mở” của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 cùng với nhà văn Uông Triều, tác giả của hai cuốn tản văn là “Hà Nội quán xá phố phường” và “Hà Nội dấu xưa phố cũ” bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 21/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019
Lượt nghe: 858
“... Mỗi khi bắt gặp cơn mưa đầu mùa, lòng ta lại nhớ về cái âm thanh lộp độp của những tàu chuối sau hè... nhớ những buổi xế trưa với những miếng bánh chuối hấp với nước cốt dừa béo ngậy còn đọng nơi đầu lưỡi...” Đó là những dòng đầy xúc cảm của tác giả Lâm Hùng trong tản văn “Bụi chuối sau hè”. Cùng với đó là không khí dịu dàng mùa thu qua bài thơ “Ông Trời làm bánh” của tác giả Thảo Nguyên, và cuộc trò chuyện thú vị về văn miêu tả cùng bạn Nguyễn Thùy Linh, học sinh lớp 8A5, trường THCS Lý Thường Kiệt, quận Đống Đa, Hà Nội... (Văn nghệ thiếu nhi 26/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2016
Lượt nghe: 1059
Bên cạnh những ưu điểm như sự phong phú đa dạng, mới mẻ, nhanh chóng, gần gũi, văn học mạng cũng có những hạn chế nhất định. Biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Hoàng Anh Tú về tác động của văn học mạng với bạn đọc tuổi mới lớn và cả người sáng tác cho mảng văn học này. Tiếp theo là truyện ngắn viết về tình bạn khác giới tuổi học trò có nhan đề "Mặt trăng và Mặt trời" của tác giả Trần Vinh. Món ốc nóng dân dã rất phù hợp trong những ngày đông lạnh giá. Phần cuối chương trình là những kỉ niệm ấm áp về mẹ trong tản văn "Gánh ốc của mẹ" của tác giả Bình Minh. (Văn nghệ thiếu nhi 16/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2016
Lượt nghe: 1128
Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe bài thơ “Sinh nhật” (Nguyễn Nhật Ánh) viết được những rung cảm đầu đời trong sáng, mới mẻ của tình yêu tuổi học trò. Thầy cô và bạn bè là những người ở bên ta trong những lúc vui buồn và khó khăn. Truyện ngắn "Niềm vui của mẹ" viết về cậu học trò tên Tân mải chơi game mà bỏ học. Nhờ sự giúp đỡ của cô giáo và các bạn cùng lớp, Tân đã nhận ra lỗi lầm của mình. Chúng ta cùng trở lại tuổi thơ của mình qua những hình ảnh quen thuộc trong tản văn "Khu vườn tuổi thơ" của tác giả Nhụy Nguyên. (Văn nghệ thiếu nhi 24/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017
Lượt nghe: 1069
Tản văn "Mùa bão" của cộng tác viên Bùi Đức Dương ở thành phố Thanh Hóa, mang tâm trạng buồn man mác của một người con xa quê khi nghe tin quê mình chuẩn bị hứng chịu thêm một cơn bão nữa. Hình ảnh nỗi vất vả của người dân khi hoa màu bị nước cuốn trôi, nhà cửa xiêu vẹo vì mưa gió… Những tấm lòng đồng cảm, sẻ chia gian khó với người dân vùng lũ luôn giúp họ có thêm nghị lực niềm tin vào cuộc sống.(Văn nghệ thiếu nhi 07/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 1283
Quang cảnh tưng bừng và nhộn nhịp nhiều màu sắc của cờ, hoa, của những sợi ruy-băng được trang trí khắp sân trường, xen lẫn màu áo trắng học trò khiến ngày tựu trường càng trở nên đáng nhớ. Tác giả Trần Văn Lợi đã miêu tả sinh động ngày tựu trường của các bạn nhỏ nông thôn thôn qua tản văn “Mùa thu tôi đi học”. Các bạn nhỏ ở nhiều miền quê tuy trường lớp chưa được đầy đủ và khang trang nhưng không khí và niềm vui của ngày hội tới trường đã thể hiện trên từng khuôn mặt ngây thơ, đôi mắt trong sáng tràn đầy khát vọng được đi học của các bạn nhỏ nơi đây. (Văn nghệ thiếu nhi 04/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2017
Lượt nghe: 1472
Cử chỉ gần gũi để chăm sóc và yêu thương các cháu luôn là mẫu số chung cho cả bà nội và bà ngoại. Ngay cả khi chúng ta làm điều gì sai thì những lời trách mắng của bà cũng xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn chúng ta trở thành người tốt. Điều này đã được nhân vật "Tôi" trong tản văn "Nhớ lá" chiêm nghiệm ra khi bà ngoại không còn nữa. (Văn nghệ thiếu nhi 03/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2018
Lượt nghe: 833
"Những Mùa Đông yêu dấu” là nhan đề tập tản văn, cũng là nhan đề một tản văn của tác giả Trần Huyền Trang. Dường như người viết mượn khung cảnh mùa đông để gửi nỗi nhớ về tuổi thơ, với cánh chuồn chuồn, áng mây lơ lửng trên bầu trời, một vạt nắng, một tiếng chim. Và đong đầy, đong đầy là tình yêu thương của mẹ... (Trang văn học tuổi mới lớn 13/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2016
Lượt nghe: 1161
Tản văn “Những vết nứt tần tảo” của tác giả Nguyễn Thị Oanh viết về sự tần tảo vất vả của mẹ dành cho gia đình và các con. Câu nói của mẹ là: Chân của bà ngoại, của nhiều người phụ nữ trong dòng họ cũng bị rạn nứt giống như mẹ...luôn khiến tác giả tin rằng sau này lớn lên mình cũng sẽ có đôi bàn chân giống mẹ. Theo độ dày của những vết nứt dưới chân mẹ, các con lớn dần lên lại luôn được những đôi giày nâng đỡ và ủ ấm, gót chân ngày một hồng hào. Lời dự báo về đôi bàn chân rạn nứt giống như mẹ năm nào đã không thành hiện thực. (Văn nghệ thiếu nhi 25/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 787
Tết trong tôi là... ngày trở về. Tuy không ở xa mãi tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế... như nhiều người bạn trong lớp nhưng tôi cũng cảm nhận được phần nào nỗi mong chờ được đoàn viên cùng gia đình khi nhìn thấy khung cảnh tấp nập ra ga lên tàu về quê, ai ai cũng hai bên tay nặng trĩu túi quà Tết. Tết trong tôi là... đêm. Đêm thức trông nồi bánh chưng ùng ục sôi. Gió rét luồn qua khung cửa. Rét căm căm nhưng vẫn ấm cúng vô cùng vì bên cạnh có cậu em trai tíu tít đốt những thanh vỏ mía khô cong, cháy sáng rực, tí ta tí tách. Tết trong tôi là... chợ. Dì tôi hái rau ra chợ bán giữa những ngày giáp Tết, bán cho ai, dì cũng giảm giá không ít thì nhiều, “coi như là mừng tuổi đầu năm lấy hên”...(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 13/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018
Lượt nghe: 984
Cộng tác viên Đào Mạnh Long từng có tác phẩm cộng tác tới chuyên mục “Trang viết đầu tay của những cây bút nhỏ". Các sáng tác của Đào Mạnh Long đã dần tiếp cận với các bạn tuổi teen, tuổi mà cái tôi đang muốn nứt bung vỡ òa để khám phá về thế giới xung quanh. Đào Mạnh Long sáng tác cả thơ, tản văn và truyện ngắn. Vừa qua anh có gửi về chương trình tản văn “Xôn xao mùa nhót”. Tác phẩm viết hoạt, có ý tứ rõ ràng khi miêu tả thứ quà quê quen thuộc của nhiều bạn nhỏ vùng nông thôn. Hình ảnh giàn nhót sai quả chín đỏ vào khoảng tháng tư hằng năm luôn trở đi trở lại trong tác phẩm. Vị chua của quả nhót hòa cùng vị mặn của muối, vị cay của ớt có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/05/2018)
Ngày phát hành 11:44 | 27/5/2021
Lượt nghe: 823
"Dưới vòm lá bàng tỏa rộng, bao ước mơ cháy bỏng của lớp lớp thế hệ học trò đã được truyền lửa, thắp sáng… Những hàng cây bàng thân thương ấy cứ thế đã đi vào cõi nhớ, cõi thương trong ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ học trò” - Những dòng cảm xúc của cô giáo Hà Thị Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An gợi nhớ về một loài cây gần gũi, gợi nhớ những tháng ngày học tập, vui chơi dưới bóng mát cây bàng thủy chung... (Văn nghệ thiếu nhi 24/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1266
Tập tản văn “Tuổi trẻ tháng ngày miên viễn” của tác giả Mai Hà Uyên do Nhà xuất bản Kim Đồng mới ấn hành. Từ "Miên viễn" ở đây có thể hiểu là tuổi trẻ căng tràn tình yêu, nhiệt huyết với cuộc sống, với công việc và bạn bè xung quanh. Vẫn biết rằng tuổi trẻ không thể nào tránh khỏi sự bồng bột, vấp ngã. Nhưng theo lý giải của Mai Hà Uyên thì đây lại là điều kiện cần cho người trẻ để họ có thêm trải nghiệm về cuộc sống. Để tiếng cười và giọt nước mắt trong sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí mỗi người...(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 24/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020
Lượt nghe: 1051
Tết là khoảng thời gian thật tuyệt vời. Mỗi chúng ta cũng nghĩ về Tết và đón Tết theo nhiều cách khác nhau. Có bạn thì Tết là khoảng thời gian được cùng gia đình về quê ăn Tết và chơi Tết. Có bạn thì được cùng cha mẹ và các anh chị em đi du lịch, đón Tết ở những vùng đất mới. Với tác giả Lương Đình Khoa, Tết là khoảnh khắc đong đầy cảm xúc, được sống trong vòng tay yêu thương của người thân, trong tiếng cười bè bạn... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2019
Lượt nghe: 878
Bằng ngôn từ tinh tế nhưng sắc bén, khả năng theo đuổi những liên tưởng trữ tình đáng kinh ngạc, nhà văn Hungary Márai Sándor tạo ra một thế giới với vẻ đẹp tráng lệ và não nùng của cuộc sống với những giá trị tinh thần bền vững. (Điểm hẹn văn nghệ 31/8/2019)
Ngày phát hành 15:5 | 4/10/2024
Lượt nghe: 598
Đọc, tìm hiểu thể loại thơ và tản văn từ các tác phẩm cụ thể rồi đi đến khái
niệm sẽ giúp các bạn nắm bắt bài học sinh động và hiệu quả hơn. Thực hành
sáng tác những bài thơ, tản văn hay về gia đình, thầy cô, bạn bè, cảnh sắc thiên nhiên… sẽ
giúp chúng mình cảm nhận và yêu hơn văn học đấy, các bạn ạ! (Văn nghệ thiếu nhi 30/9/2024)
Ngày phát hành 15:11 | 4/10/2024
Lượt nghe: 1333
Nhà văn trẻ Trương
Chí Hùng đã được độc giả biết tới qua tập bút ký “Man mác Vàm Nao”;
“Một nửa quê nhà”, và gần đây là tập tản văn “Trong sương thương má” do Nhà
xuất bản Kim Đồng ấn hành. Lối viết chân thật, những chi tiết sinh động về gia đình, làng
xóm, đặc biệt là cuộc sống mưu sinh vất vả của những người nông dân đã giúp chúng ta hiểu hơn về tình đất tình người nơi có dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 1/10/2024)
Ngày phát hành 15:26 | 17/10/2024
Lượt nghe: 136
Tiếp tục với những buổi học thú vị, bổ ích của lớp viết
văn sáng tạo, chúng mình cùng gặp lại cô Hà Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn
trường THPT Cửa Lò -Nghệ An để nghe cô chia sẻ về cách viết tản văn, các bạn
nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/10/2024)