Ngày phát hành 15:51 | 30/5/2024
Lượt nghe: 1408
Các bạn thân mến, truyện ngắn như bộ phim chiến tranh chống Mỹ vô cùng sống động và chân thực. Hơi thở của chiến tranh, mùi bom đạn, mùi máu như tỏa ra từ từng câu chữ trong truyện. Qua lời kể của nhân vật tôi, người đọc người nghe dõi theo từng chặng đường hành quân, chứng kiến từng trận đánh khốc liệt của người lính Cách mạng tại Miền Nam. Người lính phải chiến đấu với bom đạn của kẻ địch, chống chọi với cái đói, với cơn buồn ngủ. Chiến trường quá khốc liệt, chiến trận liên miên, nhân vật cũng như đồng đội phải vừa di chuyển vừa chiến đấu mấy ngày liên không có phút giây chợp mắt. Trong những lúc hiếm hoi vắng tiếng súng thì việc được ngủ thật là điều hạnh phúc với họ. Với giọng văn sinh động, chân thực, truyện ngắn đã lột tả được những hi sinh, gian khổ của người chiến sĩ trên chiến trường. Bom đạn kẻ thù khiến lực lượng bộ đội ta tổn thất nặng nề. Với người lính thì sự sống và cái chết thực sự quá gần nhau. Mới hôm qua thôi đồng đội còn trò chuyện tếu táo về tương lai mà ngày mai có những người đã ra đi mãi mãi. Để có được ngày thống nhất, hòa bình là xương máu của biết bao thế hệ người lính trong hai cuộc kháng chiến. Vì lý tưởng cao đẹp, họ sàng sáng hi sinh vì tổ quốc. Người lính còn sống là còn chiến đấu như chi tiết nhân vật Biền bị thương tới 7 lần. Điều day dứt nhất với nhân vật tôi cũng như đồng đội đó là việc không thể tìm thấy Thái. Suốt mấy chục năm, việc phải tiếp tục hành quân mà không kịp tìm Thái là nỗi đau trong lòng các anh. Nhân vật Thái cũng như nhiều người lính khác trở thành trường hợp mất tích trong chiến tranh. Có lẽ Thái đã mãi mãi ngủ lại chiến trường năm xưa. Truyện ngắn để lại nhiều cảm xúc với người đọc, người nghe bởi những chi tiết chân thực về sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn một thời kỳ hào hùng của dân tộc, ghi nhớ công lao của những người chiến sĩ Cách mạng cho ngày hòa bình, hạnh phúc hôm nay.
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020
Lượt nghe: 1278
Nói đến nhà thơ, nhà viết kịch, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nhiều người biết ông là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như “Chuyện tình Khau Vai”, “Mai Hắc Đế”, “Hừng đông”, “Thầy Ba Đợi”, “Ngàn năm mây trắng”…. và hai tập thơ “Về lại triền sông” và “Nhớ thương ở lại”. Ngoài ra, ông còn gánh trên vai nhiều trọng trách với tư cách là một vị lãnh đạo, là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Mặc dù bận rộn với công việc, ông vẫn luôn dành thời gian cho văn chương. Gần đây, ông còn xuất hiện với một vai trò mới – một tiểu thuyết gia với “Chuyện tình Khau Vai” (ra mắt vào năm ngoái) và mới nhất là tiểu thuyết “Hừng đông”, do NXB Văn học ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách này, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa nhà văn Nguyễn Thế Kỷ với phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018
Lượt nghe: 770
Truyện đọc hàng tháng cuối cùng của năm học là truyện “Một vụ đắm tàu”. Trên một chiếc tàu thủy chạy từ cảng Li-vơ-pun về đảo Man-ta, cậu bé Ma-ri-o và cô bé Pha-gia-ni làm quen với nhau. Hai đứa bé nhanh chóng kết thân bởi sự đồng cảm trước số phận không may mắn của người kia. Giữa đường thì hành khách hoảng hốt vì gặp bão lớn. Không vượt qua được cơn bão lớn, chiếc tàu bị chìm và chỉ một số người thoát nạn. Hành động hy sinh mạng sống của cậu bé Ma-ri-o cho người bạn mới quen thật cao thượng. Một câu chuyện buồn nhưng mang ý nghĩ rất sâu sắc. (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2017
Lượt nghe: 5604
Câu chuyện kể về vùng đất xa xôi tại châu Phi nơi vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Bộ tộc của tù trưởng Labong'o đã từ lâu không có mưa, đất đai khô cằn, gia súc chết khát. Để cầu thần linh, tổ tiên ban mưa xuống thì phải hiến tế một cô gái trẻ. Cô gái được thày mo yêu cầu phải làm việc đó chính là Ôganđa, con gái tù trưởng Labong'o. Tuy đau buồn nhưng Ôganđa vẫn đồng ý hi sinh vì cuộc sống của cộng đồng. May mắn, trên đường Ôganđa đến vùng đất thiêng để hiến tế thì chàng trai Ôsinđa đã cứu thoát cô. Mưa xuống nhưng Ôganđa không phải chết, cô đã tìm được hạnh phúc của mình. (Đọc truyện đêm khuya 28/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018
Lượt nghe: 1577
Truyện viết về tấm gương hi sinh anh dũng, quả cảm của một người nữ du kích trong kháng chiến chống Mỹ. Chị Sáu là hình ảnh đại diện của biết bao cô gái hi sinh thầm lặng vì sự nghiệp cao cả của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị là cô gái tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống sát cánh cùng người yêu, người đồng chí của mình chiến đấu với quân giặc. Ngay từ khi còn nhỏ, tinh thần yêu nước và niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam đã được hun đúc trong cô bé Sáu qua câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu. Khi bị địch bắt, dù bị chúng tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn không hề khuất phục. Sự hi sinh của chị tiếp thêm sức mạnh chiến đấu chống quân thù của đồng đội và người thân.Truyện xúc động khiến người đọc, người nghe nhất là bạn trẻ ghi nhớ công ơn những người con ưu tú ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 27/02/2017)