Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 25 kết quả

"Thiên đường hoàn hảo": Thử nghiệm mới của nghệ thuật đương đại.

Ngày phát hành 16:19 | 6/2/2024

Lượt nghe: 954

Triển lãm “Thiên đường hoàn hảo” giới thiệu bộ tác phẩm nhìn lại chặng đường 12 năm thực hành từ 2011 - 2023 của hoạ sĩ Lưu Tuyền, từ seri đầu tiên “Vỏ bọc của hiện thực” đến “Hiện thực hoàn hảo” và seri mới nhất là “Thiên đường hoàn hảo”. (Làn sóng nghệ thuật)

“Ống thở”: Đối thoại giữa kiến trúc và nghệ thuật đương đại

“Ống thở”: Đối thoại giữa kiến trúc và nghệ thuật đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020

Lượt nghe: 619

Triển lãm của 16 nghệ sĩ, lấy cảm hứng từ những ngôi nhà ống tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 09/6/2020)

Biên đạo múa Trần Ly Ly: "Cháy" hết mình vì nghệ thuật múa đương đại

Biên đạo múa Trần Ly Ly:

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018

Lượt nghe: 1948

Nghệ sĩ ưu tú, biên đạo múa Trần Ly Ly là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền nghệ thuật múa đương đại Việt Nam. Trên nhiều cương vị, với những vai trò khác nhau nhưng dù ở đâu, làm gì, tâm huyết và sự sáng tạo của chị vẫn luôn dành cho nghệ thuật múa, đặc biệt là múa đương đại (Chân dung nghệ sỹ/15-10-2018)

Hà Nội trong sáng tác thơ nữ đương đại

Hà Nội trong sáng tác thơ nữ đương đại

Ngày phát hành 11:23 | 14/10/2024

Lượt nghe: 227

Hà Nội xưa nay vẫn là một đề tài lớn trong thơ hiện đại nước ta. Nhiều nhà thơ đã trở nên thành danh với những thi phẩm về đề tài này. Những năm gần đây, một bộ phận tác giả nữ ghi dấu ấn với những trang thơ viết về Hà Nội. Những suy ngẫm về Hà Nội của thơ nữ đương đại có những điểm nhấn ra sao? Mời các bạn cùng cảm nhận qua ghi nhận của BTV chương trình.

Hành trình nghệ thuật của nghệ sĩ múa đương đại Nguyễn Duy Thành

Hành trình nghệ thuật của nghệ sĩ múa đương đại Nguyễn Duy Thành

Ngày phát hành 15:35 | 8/6/2021

Lượt nghe: 669

Xuất phát điểm là một vũ công hip-hop, cơ duyên và niềm đam mê đặc biệt khiến nghệ sĩ, biên đạo múa Nguyễn Duy Thành chuyển hướng theo đuổi nghệ thuật múa đương đại, anh là nghệ sĩ đầu tiên ở nước ta kết hợp hip-hop với ngôn ngữ đương đại và truyền thống Á Đông để tạo nên phong cách riêng biệt. Nguyễn Duy Thành cũng là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi kết hợp giữa múa đương đại và chất liệu nghệ thuật tuồng truyền thống vào trong một vở diễn. (Hành trình Sáng tạo 06/6/2021)

Lối đi nào cho tranh đồ họa Việt trong thị trường mỹ thuật đương đại hiện nay?

Lối đi nào cho tranh đồ họa Việt trong thị trường mỹ thuật đương đại hiện nay?

Ngày phát hành 15:4 | 20/2/2023

Lượt nghe: 1751

Trong đời sống mỹ thuật hiện nay, so với hội họa và điêu khắc, hoạt động sáng tác tranh đồ họa chưa thực sự sôi động. Đội ngũ họa sĩ theo đuổi dòng tranh này còn thiếu vắng. Thực tế cho thấy những hạn chế khó khăn trong thực hành sáng tạo, đặc biệt là thị đầu ra trầm lắng đã tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của tranh đồ họa nước ta. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với họa sĩ Phạm Khắc Quang về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/02/2023)

Một trong những tiểu thuyết sâu sắc nhất của văn chương Đức đương đại

Một trong những tiểu thuyết sâu sắc nhất của văn chương Đức đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019

Lượt nghe: 1196

Xuất bản năm 1968, “Giờ Đức văn” của nhà văn Siegfried Lenz biểu hiện mối xung đột giữa nhiệm vụ với lương tâm, đạo đức dưới hình thức kỳ quái và rối rắm trong câu chuyện đầy sức thuyết phục. (Điểm hẹn văn nghệ 16/11/2019)

Múa đương đại trên nền múa dân gian dân tộc: Xu hướng sáng tạo mới hay chỉ là lắp ghép?

Múa đương đại trên nền múa dân gian dân tộc: Xu hướng sáng tạo mới hay chỉ là lắp ghép?

Ngày phát hành 16:5 | 25/5/2023

Lượt nghe: 2418

Những thành công của múa đương đại Việt Nam thời gian qua đều sử dụng tốt chất liệu múa dân gian, dân tộc để tạo thành ngôn ngữ múa dân tộc hiện đại, xây dựng được những hình tượng nghệ thuật múa đặc sắc, đầy cảm xúc. Nhưng cũng có không ít những tác phẩm múa chỉ là lắp ghép đơn thuần, thiếu tính thẩm mỹ, sáng tạo, rất chung chung và khó hiểu. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là NSND Ứng Duy Thịnh - nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam bàn luận về chủ đề này. (Đối thoại mở 24/05/2023)

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị?

Mỹ thuật đương đại Việt Nam - Có ngăn “chảy máu” tác phẩm giá trị?

Ngày phát hành 10:39 | 11/5/2022

Lượt nghe: 2357

Nhiều năm nay, mỹ thuật đương đại của nước ta có sự chuyển mình mạnh mẽ nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa thể có một bảo tàng riêng cho mỹ thuật đương đại. Trong bối cảnh đó, bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa mở cửa không gian mỹ thuật đương đại thu hút sự chú ý của đông đảo người yêu hội họa, không gian này kỳ vọng mở thêm cánh cửa mới cho mỹ thuật đương đại và giúp công chúng hình dung rõ hơn về lộ trình của mỹ thuật Việt Nam từ đổi mới cho đến nay. Tuy nhiên, những tác phẩm được lựa chọn trưng bày đã thực sự tiêu biểu cho mỹ thuật đương đại của nước ta hay chưa và hành trình đưa mỹ thuật đương đại đến với công chúng đang đứng trước khó khăn, thách thức nào? Trong chương trình Đối thoại mở tuần này, phóng viên VOV6 bàn luận với nhà nghiên cứu phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông, Viện Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/5/2022)

Nệ cổ, nhại cổ và bản sắc kiến trúc Việt Nam đương đại

Nệ cổ, nhại cổ và bản sắc kiến trúc Việt Nam đương đại

Ngày phát hành 10:9 | 10/4/2024

Lượt nghe: 2012

Sẽ ra sao nếu đến Phú Quốc (Kiên Giang) hay Mũi Né (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hòa)... hay bất cứ nơi nào trên đất nước ta, lại không thể bắt gặp những công trình kiến trúc Việt, thay vào đó chỉ toàn những "lâu đài", nguy nga, tráng lệ, không theo một chuẩn mực của phong cách kiến trúc nào? Liệu có thể thay thế một kiến trúc đặc trưng cho nơi đó bằng những kiến trúc không của nơi nào cả? Câu trả lời sẽ có trong chương trình với khách mời là PGS.TS.KTS Trần Minh Tùng, Trưởng bộ môn Kiến trúc dân dụng, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. (Đối thoại mở 10/4/2024)

Nghệ sĩ trẻ và nghệ thuật đương đại

Nghệ sĩ trẻ và nghệ thuật đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2019

Lượt nghe: 762

Sự xuất hiện và phát triển của nghệ thuật đương đại với các hình thức sắp đặt, trình diễn, video art… với cách thức biểu đạt mới lạ không còn xa lạ với giới nghệ thuật, nhất là nghệ sĩ trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 01/3/2019)

Nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn: Cuộc chơi với nhạc đương đại

Nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn: Cuộc chơi với nhạc đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2020

Lượt nghe: 896

Nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn được biết đến với vai trò là trưởng nhóm ngũ tấu sông Hồng một thời ghi dấu ấn trong lòng khán giả với những giai điệu đẹp bên cạnh kĩ thuật cao. Để rồi niềm đam mê âm nhạc lại dẫn dắt anh cùng với các đồng nghiệp của mình đến với nhạc đương đại trong vai trò làm sống lại những tác phẩm vốn đang được xem là không ít thử thách cho cả người sáng tác, người chơi nhạc và khán giả. (Hành trình Sáng tạo 24/05/2020)

Nghệ thuật Ottchil Hàn Quốc: Từ truyền thống đến đương đại

Nghệ thuật Ottchil Hàn Quốc: Từ truyền thống đến đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2019

Lượt nghe: 771

Với mục đích mở đường cho những trao đổi nghệ thuật giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong thế kỷ 21, triển lãm giới thiệu 47 tác phẩm của 15 nghệ sĩ sơn mài đương đại Hàn Quốc. Đây là những tác phẩm mới, hiện đại về chất liệu, kỹ thuật, quy trình sáng tác và trình độ thủ công của dòng khảm trai trên vật dụng sơn mài vốn có lịch sử lâu đời. (Làn sóng nghệ thuật 28/5/2019)

Nhà văn Nguyễn Trương Quý: "thẩm" tân nhạc ái quốc với tinh thần đương đại

Nhà văn Nguyễn Trương Quý:

Ngày phát hành 16:14 | 9/1/2023

Lượt nghe: 1974

Nguyễn Trương Quý là một kiến trúc sư nhưng lại rẽ bước sang con đường viết văn, dành thời gian khảo cứu, tìm hiểu đời sống văn hóa của Hà Nội, tự ví mình như một người mang tấm lòng hiếu cổ, ngưỡng vọng về Hà Nội thời còn đan xen chất đồng quê với thị thành. Đối với anh “mỗi ngày viết là một hành trình tìm kiếm một tôi khác”. Một trong những góc nhỏ của cái tôi ấy là sự dụng công tìm hiểu lịch sử âm nhạc nước nhà. (Tôi và Tôi 08/01/2023)

Nhà viết kịch Minh Nguyệt dấn thân với đề tài đương đại

Nhà viết kịch Minh Nguyệt dấn thân với đề tài đương đại

Ngày phát hành 9:15 | 10/1/2022

Lượt nghe: 867

Nhà viết kịch - trung tá Minh Nguyệt sinh năm 1970, quê quán ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An, hiện là sỹ quan Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bắt đầu viết kịch bản sân khấu từ năm 2017, trong khoảng 4 năm, chị đã có nhiều vở kịch được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng trên các sân khấu lớn, được chuyển thể sang chèo, cải lương, kịch hát dân ca. Các vở diễn xây dựng từ kịch bản của tác giả Minh Nguyệt được đánh giá cao ở các kỳ liên hoan sân khấu gần đây… (Hành trình sáng tạo 09/01/2022)

Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại ở nước ta

Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại ở nước ta

Ngày phát hành 8:42 | 29/6/2022

Lượt nghe: 2472

Nghệ thuật đương đại (Contemporary Art) đã có mặt ở nước ta nhiều năm nay. Đội ngũ nghệ sỹ thực hành nghệ thuật đương đại cũng ngày một đông đảo, với nhiều tác phẩm đa dạng về chất liệu và hình thức thể hiện, mang một tinh thần mới, một tiếng nói khác. Nhận diện các thực hành nghệ thuật đương đại để hiểu hơn những chuyển động trong đời sống nghệ thuật ở nước ta. Khách mời của chương trình là họa sỹ Nguyễn Thế Sơn - giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. (Đối thoại mở 29/06/2022)

Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại

Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019

Lượt nghe: 812

Buổi sinh hoạt thường kỳ của Hội nhà văn Hà Nội với chủ đề “Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại” có vẻ hơi rộng, hơi quá sức so với khuôn khổ một tọa đàm, song đã xới lên được nhiều nội dung của thơ hôm nay gắn với những xu hướng, quan niệm sáng tác, không chỉ trong không gian Hà Nội mà phần nào đó là các xu hướng sáng tác của thơ ca cả nước nói chung...(Tiếng thơ 25/09/2019)

Ra mắt Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Flamingo

Ra mắt Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Flamingo

Ngày phát hành 21:6 | 5/1/2021

Lượt nghe: 675

Đây là bảo tàng nghệ thuật đương đại đầu tiên ở nước ta với hai khu trưng bày ngoài trời và trong nhà, là thành quả của dự án “Nghệ thuật trong rừng”. Dự án này khởi động từ năm 2016 với các trại sáng tác điêu khắc, hội họa, nghệ thuật đương đại quốc tế. (Làn sóng nghệ thuật 05/01/2021)

Thơ và những vấn đề của thơ đương đại

Thơ và những vấn đề của thơ đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2018

Lượt nghe: 1007

Nằm trong chuỗi sự kiện Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16, hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ đương đại” nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp của người sáng tác và nghiên cứu phê bình. Một trong những nội dung được đề cập nhiều nhất, thể hiện sự đồng tình, trăn trở của người viết là vấn đề đổi mới thơ. Nhưng đổi mới thơ như thế nào, bắt đầu từ đâu thì mỗi người lại có suy nghĩ khác nhau. Bên lề hội thảo, BTV Anh Thư có cuộc trò chuyện với nhà thơ Dương Kỳ Anh về điều này. (VOV6 Tiếng thơ 10/03/2018)

Tiểu thuyết lịch sử - Nơi gửi gắm vấn đề đương đại

Tiểu thuyết lịch sử - Nơi gửi gắm vấn đề đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2020

Lượt nghe: 1334

Tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng luôn thu hút bút lực của nhà văn và người cầm bút. Tuy vậy, thể tài này luôn được xem là cỗ máy cái trong văn chương. Một vài năm gần đây thì tiểu thuyết lịch sử nổi lên như là một điểm sáng đáng chú ý và có thành tựu nhất định. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 có cuộc trao đổi với PGS.TS, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Thạch, Trưởng khoa Văn học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/12/2020)

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại

Ngày phát hành 11:44 | 23/2/2023

Lượt nghe: 974

Nhà thơ Trần Lê Khánh sinh năm 1971, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Trần Lê Khánh chú trọng thể thơ lục bát và thơ ngắn. Anh ghi dấu ấn trong lòng công chúng qua các tập thơ: “Lục bát Múa”, “Dòng sông không vội”, “Ngày như chiếc lá”, “Giọt nắng tràn ly”. Nhận xét về thơ Trần Lê Khánh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: Thơ của Trần Lê Khánh là kết tinh của tính chính xác ngôn từ, sự độc đáo của hình ảnh, tính đa tầng của cảm xúc, độ sâu thẳm của tinh thần phương Đông… Vừa qua, tập thơ ngắn “Ngàn bài thơ khác” của nhà thơ Trần Lê Khánh đã được trao giải thưởng Hội Nhà Văn năm 2022. Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ độc đáo này:

Trình diễn múa đương đại "L'EGO"

Trình diễn múa đương đại

Ngày phát hành 17:29 | 27/12/2020

Lượt nghe: 461

Đây là màn trình diễn đồng sáng tạo giữa múa đương đại, hip hop, theatre jazz mang đến cho khán giả những trải nghiệm mới lạ. (Làn sóng nghệ thuật 04/12/2020)

Truyện ngắn "Khóm phúc bồn tử": Thông điệp cho cuộc sống đương đại

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015

Lượt nghe: 4190

Để thực hiện giấc mơ về những trái phúc bồn tử, chàng công chức nghèo Nhi-cô-lai I-va-nứt phải hy sinh mọi thú vui tuổi trẻ, sống khổ cực, tằn tiện từng đồng xu lẻ, chấp nhận lấy một bà góa già xấu xí chỉ để chiếm đoạt khối tài sản của bà. Lần đầu tiên được ăn những quả phúc bồn tử hái từ chính vườn nhà, Nhi-cô-lai xúc động đến ứa nước mắt. Chàng công chức nghèo nhút nhát ngày xưa đã hoàn toàn thay đổi, hoàn toàn viên mãn với cuộc sống của một phú hộ, cho dù để đạt được cuộc sống ấy, anh phải trả giá rất nhiều, sự trả giá mà chính anh không nhận ra.

Truyện tranh đương đại Nhật Bản

Truyện tranh đương đại Nhật Bản

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2017

Lượt nghe: 1752

Truyện tranh Manga Nhật Bản hẳn nhận được nhiều sự yêu mến của độc giả nước ta. Những cuốn truyện tranh Manga khiến chúng mình say mê đón đọc không chỉ bởi cốt truyện hấp dẫn, mà còn mang giá trị nghệ thuật cao trong minh họa. Nhưng ít bạn biết rằng, những cuốn truyện tranh Manga đầu tiên đã xuất hiện cách đây những hơn 200 năm trước. Nghệ sĩ Katsushika Hokusai chính là ông tổ khai sinh ra thể loại truyện tranh Manga. Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản đã tổ chức triển lãm “Manga HoKuSai Manga: Tiếp cận với nghệ thuật bậc thầy từ góc nhìn của truyện tranh đương đại” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhằm tôn vinh cống hiến của nghệ sĩ Katsushika Hokusai đối với dòng truyện tranh Manga nói riêng và nền Mỹ thuật Nhật Bản nói chung.(Văn nghệ thiếu nhi 26/4/2017)

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Cái nhìn đương đại về nhân vật lịch sử

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Cái nhìn đương đại về nhân vật lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015

Lượt nghe: 1363

Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ; quá ít tác phẩm về ông. Qua vở diễn, khán giả đương đại biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về một vị vua anh hùng gắn với nhiều giai thoại.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ