Hệ thống tìm thấy 170 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019
Lượt nghe: 2001
Những ngày gian khổ tiếp theo dọc đường hành quân không khiến anh em chiến sĩ chùn bước, nhận được tin các anh bị thương nặng như anh Viết, rồi anh Hà Huy Lan hi sinh ... anh em ai nấy đều xót thương, tiếc nhớ. Sau mấy ngày anh em mới tìm thấy anh Lan trong tư thế ôm cây súng, gục ngã ở bìa rừng, không còn viên đạn nào trong khẩu súng chứng tỏ anh Lan đã bắn trả địch đến viên đạn cuối cùng. Mọi người ngậm ngùi đưa anh về tiểu đoàn bộ, chôn cất anh xong, anh em lại tiếp tục lên đường...(Đọc truyện dài kỳ phát 21/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2018
Lượt nghe: 1143
Hình ảnh con rắn xuất hiện từ đầu đến kết thúc truyện ngắn "Con rắn" là hình ảnh không thực, nó gợi đến sự bất an, lo sợ, hoảng hốt và những dự cảm không lành của các nhân vật...(Đọc truyện đêm khuya phát 26/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2017
Lượt nghe: 6624
Tác phẩm kể theo trình tự thời gian trong bối cảnh chiến tranh. Không khí chuẩn bị cho một trận đánh lớn và có những nhà báo - chiến sĩ luôn sát cánh cùng người lính trên mặt trận. Những dòng chữ ghi lại ngay bên chiến hào còn vương thuốc súng chính là tư liệu chân thực nhất, hào hùng nhất về một thời đạn bom. Nhân vật Hồ Thừa chỉ băn khoăn vì mình chưa kịp hoàn thành ký sự, bởi càng gần gũi đồng đội anh càng thấm thía “Mặt trận này như một chiếc sàng lớn. Mỗi một con người ở đây là một thỏi vàng có linh hồn”. (Đọc truyện đêm khuya 14/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018
Lượt nghe: 1578
Truyện viết về tấm gương hi sinh anh dũng, quả cảm của một người nữ du kích trong kháng chiến chống Mỹ. Chị Sáu là hình ảnh đại diện của biết bao cô gái hi sinh thầm lặng vì sự nghiệp cao cả của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị là cô gái tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống sát cánh cùng người yêu, người đồng chí của mình chiến đấu với quân giặc. Ngay từ khi còn nhỏ, tinh thần yêu nước và niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam đã được hun đúc trong cô bé Sáu qua câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu. Khi bị địch bắt, dù bị chúng tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn không hề khuất phục. Sự hi sinh của chị tiếp thêm sức mạnh chiến đấu chống quân thù của đồng đội và người thân.Truyện xúc động khiến người đọc, người nghe nhất là bạn trẻ ghi nhớ công ơn những người con ưu tú ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 27/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2016
Lượt nghe: 5320
Tác phẩm kể về quãng đời nhiều sóng gió của người đàn ông đi làm thuê nơi rừng xanh núi đỏ. Những giọt nước mắt của người vợ lên thăm chồng đã nói lên bao nhiêu xót xa, cay đắng cùng mong ước giản dị "Về thôi em" của người chồng. Chỉ có trở lại quê nhà, họ mới bình an và được là chính mình sau những biến cố.(Đọc truyện đêm khuya 05/5/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018
Lượt nghe: 4941
Bao trùm tác phẩm là cảm giác bất an. Người đàn ông bất an, người vợ của anh bất an dù cố tỏ ra điềm tĩnh, hòa nhã. Người tình của anh càng bất an khi cô đã nhận ra nhiều điểm khác biệt ở anh. Đĩa nhạc quen thuộc của nhà soạn nhạc Milhaud dường như làm lắng dịu tâm hồn cũng không thể thay thế tâm trạng bất an của các nhân vật. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014
Lượt nghe: 1968
Nhiều kịch tính, Bến Ô sin có thể là những câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng sau đó, người ta nhận thấy cả sự nhốn nháo, bề bộn của xã hội. Sự đảo chiều trong mối quan hệ chủ-tớ trong Bến Ô sin cũng tạo ra một tiếng cười trào phúng.
Ngày phát hành 10:41 | 12/11/2021
Lượt nghe: 1221
Truyện ngắn “Mùa hoa dã quỳ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến lấy bối cảnh từ những trận lũ lịch sử, gây nhiều thiệt hại lớn về người và của xảy ra ở các tỉnh miền Trung vào năm ngoái. Ở đây, tác giả đã dựng lên hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân về cắm bản, giúp dân xây dựng đời sống mới, giữ gìn trật tự trị an nơi vùng biên cương có đông đồng bào các dân tộc sinh sống. Ở đó, người công an trẻ phải đối diện với những khó khăn trong ứng xử, đòi hỏi phải khéo léo trong phương pháp công tác mới có thể thu phục được lòng tin của nhân dân. Thành là chiến sĩ công an ngay từ khi được điều chuyển về làm Trưởng công an xã, đã thể hiện phẩm chất cao quý của người chiến sĩ công an nhân dân, sống tình cảm, gần gũi, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhân dân nơi địa bàn đóng quân. Trận lũ ống, lũ quét có một không hai bất thần ập đến, đã vùi lấp tất cả nhà cửa ở bản A Bưng. Trong trận lũ ấy, Thành đã bất chấp mọi hiểm nguy, lao ra giữa dòng nước chảy xiết để cứu sống vợ và ba đứa con của Hồ Mân, đang cận kề với cái chết, trong khi Hồ Mân vắng nhà. Sau đó, Thành bị dòng nước cuốn trôi khi tiếp tục ứng cứu những người dân trong bản bị mất tích. Sự hy sinh của Thành đã khiến mọi người dân trong bản xúc động, thức tỉnh và cảm hóa những người như Hồ Mân, nhắc nhở anh ta phải biết sống, làm ăn chân chính ngay chính trên quê hương mình. Qua truyện ngắn “Mùa hoa dã quỳ”, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người công an, sống và làm việc hết lòng vì dân, khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tuổi xuân của mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Thành đã sống đúng như những gì anh đã nói: “Dã quỳ là loài hoa hoang dã, nhưng màu sắc của nó là màu của hạnh phúc, nó sẽ đem lại điều may mắn và tốt đẹp cho mọi người”. Thiết nghĩ, loài hoa tràn đầy sức sống mãnh liệt này còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh, kiên cường không bao giờ chịu khuất phục./.
Ngày phát hành 14:10 | 28/12/2020
Lượt nghe: 1729
Tôi thực sự xúc động khi đọc truyện ngắn “Người trong mưa lũ” của nhà văn Sương Nguyệt Minh. Và chắc chắn nhiều người đọc, người nghe câu chuyện này cũng có cảm nhận như tôi. Một câu chuyện gay cấn, hồi hộp khi kể lại quá trình đi đỡ đẻ của người bác sĩ quân y trong cơn lũ. Dù thời tiết khắc nghiệt, phương tiện thiếu thốn đủ bề nhưng nghe tin có người phụ nữ “vượt cạn” là anh lập tức lên đường. Trên đường đi nhân vật bác sĩ quân y gặp nạn khi chiếc mủng của anh bị thủng. Trong cảnh trời nước mênh mông, anh phải bám víu vào mấy cây tre để không bị nước lũ cuốn đi. Anh hy vọng rồi thất vọng khi người đàn ông bơi mủng ngang qua không cứu giúp. Nhưng rồi đồng đội của anh đến kịp thời đưa anh đi đỡ đẻ cho người phụ nữ. Một câu chuyện rất nhiều tình huống, chi tiết hồi hộp, căng thẳng và ẩn chứa nhiều cảm xúc con người. Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ, con người phải đối mặt với sự sống và cái chết, giữa cái chung và cái riêng. Bình thường anh cu Nhắng có lẽ cùng là người tốt nhưng trong hoàn cảnh mưa lũ như thế anh từ chối cứu bác sĩ quân y để về với người vợ đang đau đẻ của mình. Chúng ta cũng khó trách được nhân vật anh cu Nhắng khi anh cũng vì gia đình của mình. Còn với người chiến sĩ lực lượng vũ trang thì các anh luôn có ý thức vượt khó, vượt gian khổ vì người dân. Dù cả đêm chịu mưa lũ đến tím tái cả người nhưng khi nghe thông tin có người dân gặp nạn là các anh lao xuồng đi cứu giúp ngay. Truyện ngắn có những chi tiết sẽ ám ảnh người đọc, người nghe như hình ảnh đàn vịt câm lặng đứng trên xác con trâu chết hay hình ảnh anh cu Nhắng vừa bơi mủng đi vừa vái lạy tạ lỗi. Hình ảnh bốn người cầm bốn góc ni-lông che chắn người phụ nữ sinh con trong cơn mưa lũ cũng rất đắt giá. Nó thể hiện sự đoàn kết, tình quân dân vượt qua khắc nghiệt của thiên tai. Cũng rất tình cờ và trớ trêu khi người phụ nữ được cứu giúp lại chính là vợ của anh cu Nhắng. Một truyện ngắn xúc động tô đẹp hình tượng của người chiến sĩ lực lượng vũ trang cũng như phản ánh được khó khăn của người dân đang khó khăn, khổ cực trong vùng lũ...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:19 | 29/9/2023
Lượt nghe: 1213
Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Giữa tiếng mưa đêm” của nhà văn Nie Thanh Mai:
Ngày phát hành 12:38 | 26/12/2023
Lượt nghe: 2753
Đây là truyện ngắn lịch sử đặc sắc của tác giả trẻ Nguyễn Anh Tuấn kể về tình cảm sâu nặng giữa Bình An vương Trịnh Tùng - vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh dưới thời Lê Trung hưng với người anh trai cùng cha khác mẹ là Thái phó Trung quốc công Trịnh Cối. Nhưng, những biến cố của thời cuộc đã đẩy hai anh em họ vào một cuộc chiến tranh giành quyền lực đầy khốc liệt. Truyện lấy bối cảnh Việt Nam ở thế kỷ 16, thời kỳ nội chiến Nam - Bắc triều, giữa nhà Mạc và nhà Lê trung hưng. Thái sư Trịnh Kiểm nắm trọng trách trung hưng nhà Lê, nên ông rất nghiêm khắc trong cách giáo dục con cái, đặc biệt là người con cả Trịnh Cối. Chuyện xảy ra khi Trịnh Cối và Trịnh Tùng rủ nhau đi tắm ao, suýt nữa bị chết đuối. Thái sư Trịnh Kiểm đã dựng lên màn kịch xử chém những người hầu để dạy cho các con ông bài học về sự cẩn trọng trong cách hành xử nếu không sẽ liên lụy đến người vô tội. Thế nhưng, bài học khắc nghiệt ấy đã thay đổi số phận của hai anh em. Trịnh Cối - người được kỳ vọng gánh vác sự nghiệp thì ngày càng thu mình, sợ sệt, do dự, thiếu quyết đoán. Trong khi đó, người em trai Trịnh Tùng ngoài sự day dứt vì liên lụy đến người vô tội, đã dần thấu hiểu đạo lý, chính chắn hơn người anh của mình. Thế rồi, khi Trịnh Kiểm chết, Trịnh Cối lên thay cha, như con chim xổ lồng, lại buông thả, ham mê tửu sắc, bê trễ việc binh làm cho ba quân bất mãn. Dẫn đến việc các tướng lĩnh đưới quyền chọn Trịnh Tùng làm minh chủ, ép vua Lê phải trao binh quyền cho ông. Mặc dù rất khó xử, nhưng vì cơ nghiệp khó nhọc của cha, Trịnh Tùng buộc phải làm điều bất nghĩa với anh. Cũng vì điều đó mà hai anh em trở mặt thành thù, Trịnh Cối phải bỏ nhà Lê về với nhà Mạc, rồi chết trên đất Bắc Triều, sau đó, rất lâu mới được đưa linh cữu về quê nhà. Thông điệp của truyện được thể hiện rõ nhất khi Trịnh Tùng đếm thăm mộ Trịnh Cối. Lúc nghe người hộ vệ phàn nàn về đứa con ham chơi, Trịnh Tùng đã khuyên rằng: “…Cha mẹ nào cũng kỳ vọng con cái công thành danh toại, cho bõ công dưỡng dục, điều ấy không sai. Nhưng cũng đừng kỳ vọng quá và cũng đừng đem ước mơ dang dở của đời mình gán lên cuộc đời chúng. Mỗi người đều có một phận số riêng, hãy cứ thuận theo, đừng cố cưỡng cầu hay ép buộc”. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, rất nhiều trường hợp trẻ vị thành niên bị trầm cảm, stress thậm chí là tự tử vì áp lực phải thành công từ gia đình đầy thương tâm, tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã mang đến một câu chuyện hấp dẫn với góc nhìn mới mẻ về cách giáo dục con cái. Sự kỳ vọng và nghiêm khắc của cha mẹ đôi khi là áp lực cho những đứa con trên đường đời của chúng. Hãy nghiêm khắc nhưng có sự thấu hiểu, yêu thương, hãy kì vọng nhưng có sự động viên, định hướng. Một thông điệp nhân văn, đầy tính thời sự được kể bằng chất liệu văn chương lấy cảm hứng từ những nhân vật, sự kiện lịch sử có thật của Việt Nam. Đồng thời, với sự hiểu biết lịch sử và cách hành văn khúc chiết, tác giả Nguyễn Anh Tuấn đã vẽ nên một bức tranh lịch sử đầy khói lửa, chân thực và sống động trên từng trang viết của mình. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020
Lượt nghe: 1174
Câu chuyện xoay quanh bức tường rào giữa gia đình hai anh em ông Huấn, ông Hành. Tác giả xây dựng hai anh em, hai gia đình đối lập khá rõ nét. Trong lúc vợ chồng ông Huấn chất phác, thật thà vẫn tôn trọng những truyền thống tốt đẹp xưa thì gia đình người em trai lại khôn lỏi, lèo lá, tiện việc cho bản thân mà quên tình cảm anh em. Qua một sự việc nhỏ là xây tường rào tác giữa 2 gia đình tác giả phản ánh phần nào những tác động tiêu cực của đời sống nông thôn thời hội nhập...
Ngày phát hành 10:8 | 17/5/2022
Lượt nghe: 1125
Nhà văn Nguyễn Dậu tên thật là Trương Mẫn Song, sinh ngày 25/10/1930 tại thành phố cảng Hải Phòng. Các bút danh khác: Dã Nhị, Tiêu Giản, Thu, Song Yên. Năm 1946, ông nhập ngũ làm liên lạc, sau đó theo học Trường thiếu sinh quân, rồi Trường sĩ quan lục quân (Trung Quốc). Hòa bình lặp lại (năm 1954), ông làm việc tại Tổng cục Chính trị, rồi BTV báo Văn nghệ, cán bộ Sở Văn hóa Hà Nội. Ông mất ngày 24/7/2002 tại Hải Phòng. Các tác phẩm tiêu phiểu của nhà văn Nguyễn Dậu, về tiểu thuyết có: Nữ du kích Cam Lộ, Đôi bờ, Mở hầm, Nhọc nhằn sông Luộc, Nàng Kiều Như, Xanh vàng trắng đỏ đen, Vòm trời Tĩnh Túc; về truyện ngắn có: Ánh đèn trong lò, Huệ Nga, Rùa Hồ Gươm, Hương khói lòng ai. Ngoài ra ông còn viết kịch Tổ quốc tiến ra biển cả và dịch nhiều tác phẩm: Truyện người da đen nước Mỹ, Quyển sách thấy ở Thuận Xuyên, Người bí thư xã, Dòng máu đầu tiên…Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin được giới thiệu với các bạn phần đầu truyện ngắn đặc sắc "Con thú bị ruồng bỏ" của nhà văn Nguyễn Dậu.
Ngày phát hành 12:23 | 10/5/2022
Lượt nghe: 1388
Thưởng thức truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” người đọc, người nghe như đang đi vào không gian rừng núi thăm thẳm với những sắc màu thanh âm, mùi vị độc đáo. Đó là một “ngoại cảnh” đặc sắc thường ít xuất hiện trong văn xuôi đương đại.Thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Việt Bắc vẻ đẹp kỳ vĩ, quyến rũ, thơ mộng, linh thiêng và huyền bí. Nơi đây, có những dãy núi đá trầm mặc quanh năm ăm ắp sương bay, biết bao cánh rừng đại ngàn tầng tầng lớp lớp phô diễn cảnh sắc bốn mùa và những dòng sông rì rầm khúc ca muôn đời dưới thung sâu... Cùng với thiên nhiên hùng vĩ thì lịch sử, văn hóa, đời sống, phong tục, tập quán… từ bao đời đã tạc khắc, ngấm vào máu thịt đồng bào các dân tộc trên non cao, trở thành nguồn năng lượng tự nhiên phong phú, dồi dào để Nhà văn Bùi Thị Như Lan, người con của dân tộc Tày, sinh ra, lớn lên trong cảnh sắc nên thơ của núi rừng, đã thắp sáng những trang văn bằng chính thiên nhiên và nền văn hóa đậm đà bản sắc. Truyện ngắn được viết bằng ngôn ngữ tinh túy, chắt lọc, văn phong giàu xúc cảm, lối viết tự sự, thấm đẫm nhân văn, nhà văn đã dẫn chúng ta đến vùng núi Phja Kháo, nơi có gia đình người chiến sĩ công an Lý Thàng. Qua từng trang viết nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhà văn đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ công an hy sinh dũng cảm, giữ gìn cánh rừng gỗ sưa quý hiếm, giữ lại văn hóa của dân tộc, bởi vì: “Gỗ sưa đỏ trên núi Phja Kháo là cây mang hồn thiêng của núi rừng và là linh hồn của mỗi người dân trong vùng. Thế nên cây sưa đỏ quí lắm, được thế hệ ông bà, con cháu nhiều đời gìn giữ cẩn trọng.”. Truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” để lại xúc cảm sâu sắc trong lòng độc giả về một lối viết rất riêng, không trộn lẫn của nhà văn, mà ở đó hình tượng người chiến sĩ công an “ Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ” được khắc họa đậm nét, thông qua xúc cảm tự sự người vợ của đồng chí công an Lý Thàng, người đọc, người nghe như nghe rõ tiếng thở dài buốt nhói, lời đau xót… của những bà mẹ, người vợ có chồng là công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh lặng thầm của người chiến sĩ công an Lý Thàng trong truyện “Hoa sưa đỏ” đã phản ánh thực tế những cống hiến, hy sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an trong công cuộc đấu tranh với tội phạm, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 10:21 | 9/10/2023
Lượt nghe: 673
Chúng ta vừa được nghe nửa đầu của truyện ký ‘’Người mất gốc’’ của tác giả Hữu Đạt. Với những trang văn này tác giả cố gắng khắc họa dần chân dung đời thường của một chiến sĩ công an tình báo. Bối cảnh là những năm tháng sau chiến tranh, đất nước đã hòa bình thống nhất nhưng tình hình xã hội còn vô cùng phức tạp, nhiều băng nhóm tội phạm chống phá vẫn ngấm ngầm hoành hành. Thiên- người chiến sĩ công an quê gốc Quảng Trị vẫn phải xa nhà, xa quê hương, người thân, mai danh ẩn tích, hoạt động đơn tuyến tại nội đô làm nhiều công việc kiếm sống, để nắm bắt tình hình từ đó góp phần triệt phá các băng nhóm tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu…. những hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an không thể kể xiết
Ngày phát hành 10:27 | 9/10/2023
Lượt nghe: 931
Quí vị và các bạn có thể thấy truyện được viết bởi một tác giả không chuyên nên có phần thô mộc, đôi chỗ khô khan và thiếu chất văn. Bù lại tác phẩm có nhiều tình tiết chân thật, chi tiết sống động và rất đời nên vẫn có sức lôi cuốn hấp dẫn, tô đậm được đặc thù của nghề nghiệp, những thiệt thòi, hy sinh lặng lẽ của người chiến sĩ công an tình báo, giúp người dân hiểu hơn công việc, những vất vả, những chiến công lặng thầm của người chiến sĩ công an nhân dân vì bình yên cuộc sống. Ví dụ như chi tiết người chiến sĩ công an tên Thiên phải mai danh ẩn tích, dấu công việc, chỗ ở, gia đình không thể liên lạc được, thậm chí phải nói dối cả người thân, không được phép lấy vợ khi chuyên án chưa kết thúc. Gia đình người thân không hiểu, không thông cảm có lúc hiểu lầm còn cho anh là kẻ sống bạc bẽo, quên cả tình nghĩa ruột thịt, nên gọi anh là “người mất gốc’’. Ngay trong thời bình nhưng người chiến sĩ công an tên Thiên vần chưa có một phút giây được sống cuộc sống bình thường như bao người khác. Thiên không chỉ phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mà còn phải làm đủ thứ nghề để che mắt, phải tập uống rượu như uông nước lã, chạy xe bạt mạng, nói tục như bọn đầu gấu và giao lưu kết bạn với cả thành phần bất hảo. Sống bao năm như vây nhưng Thiên vẫn giữ cốt cách trong sạch không dễ bị mua chuộc. Hai chuyên án được kể ở phần cuối truyện do đích thân Thiên chỉ huy cho thấy rõ phẩm chất của người lính trinh sát từng vào sinh ra tử, dày dạn kinh nghiệm, nhanh nhậy, tinh anh, có tài phán đoán và quyết đoán. Cuộc đời người chiến sĩ tình báo được khắc họa thật hiển hách. Thiên đã có một cuộc sống trọn vẹn, đầy ý nghĩa, và đáng tự hào. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 8:53 | 4/8/2022
Lượt nghe: 979
Câu chuyện nghệ thuật và nghệ sĩ vốn xuất hiện thường trực trong sáng tác của nhà văn Lê Anh Hoài. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi trong “Nỗi sợ” hay “Đục kén chui ra”, người đọc người nghe được tiếp cận với một thế giới nghệ thuật và nghệ sĩ một cách đậm đặc và cận cảnh. Thế giới ấy không hề hoa mĩ mà thực tế đến trần trụi. Đằng sau những lời có cánh là những toan tính bán mua, là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhân vật nghệ sĩ trong sáng tác của anh cũng không phải là những người chân không chạm đất. Họ cũng có những phút lóe sáng trời cho. Nhưng nhiều hơn vẫn là mồ hôi đổ xuống, là thất bại nhiều hơn thành công và những chua chát đôi khi không ai hay ai biết. Chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được. Và giữa bao nhiêu nỗi sợ, người nghệ sĩ chỉ có thể chọn không sợ gì. Vì khi sợ, người ta không thể làm được gì cả. Càng không thể “đục kén chui ra” để làm nghệ thuật.
Truyện của Lê Anh Hoài không dễ đọc, đọc phát thanh lại càng khó. Những trúc trắc trong câu từ hoặc sự miên man đắm chìm trong suy tưởng của nhân vật chính khiến truyện “không nệ vào sự kiện mà giống như một ý niệm”, “nghiêng về biểu đạt hơn là mô tả” (chữ dùng của nhà phê bình Phùng Gia Thế). Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên coi đây là một thử thách trong việc thưởng thức một thể nghiệm nghệ thuật ngôn từ của người nghệ sĩ đa tài này. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2016
Lượt nghe: 1128
Ngày phát hành 10:46 | 14/11/2022
Lượt nghe: 923
Ở tuổi 74, nhà thơ Bùi Kim Anh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt công chúng, bạn đọc tổng cộng 12 tập thơ. Ấy là một đam mê, nỗ lực không ngưng nghỉ. Nhà thơ Bùi Kim Anh vốn là một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội. Mấy chục năm đã trôi qua, tiếng thơ của một nhà giáo vẫn còn đó với ánh nhìn tha thiết với cuộc đời.
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 894
Có tập thơ đầu tay xuất bản vào năm 2014, đến nay, sau 4 năm, tác giả Nguyễn Việt Anh (sinh năm 1982 ở Hà Nội) đã sở hữu gia tài thơ ca là 5 tập thơ, đa phần là lục bát. Dù anh không phải là người khiếm thị duy nhất làm thơ, nhưng đây chính là lý do đưa anh đến với thơ, neo đậu cùng thơ, và được thơ mở lòng, được nhiều nhà thơ thành danh giúp đỡ, động viên, ưu ái. Trong buổi giới thiệu thơ Nguyễn Việt Anh do câu lạc bộ Văn chương mới tổ chức gần đây ở Hà Nội, nhiều nhà thơ đã chia sẻ những tình cảm, sự quan tâm đối với cây bút khiếm thị này, cũng như đặt nhiều kỳ vọng vào những bước đi sắp tới... (VOV6 Tiếng thơ 15/07/2018)
Ngày phát hành 11:16 | 5/8/2022
Lượt nghe: 2148
Chương trình đêm nay dành toàn bộ thời lượng để nhắc nhớ về hình ảnh và tâm tình của người chiến sĩ Công an nhân dân. Bên cạnh chùm thơ của những tác giả đã và đang công tác trong ngành Công an, chúng ta sẽ được lắng nghe Thiếu tá, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn tâm sự về những vần thơ viết về cha - Một chiến sĩ Công an nhân dân. Cảm kích trước tấm gương hy sinh dũng cảm của ba chiến sỹ Công an khi làm nhiệm vụ chữa cháy ở TP Hà Nội mới đây, tác giả Phát Dương đã viết bài thơ có nhan đề “Nở” như một ngọn nến thắp lên lòng tri ân giữa thời khắc thảng thốt đau buồn.
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2016
Lượt nghe: 2057
Yêu thơ, gắn bó với thơ từ những năm tháng dạy học tại quê mẹ Hà Tĩnh, đến tận bây giờ, khi đã đi qua chặng đường tươi trẻ nhất, nhà thơ Trần Kim Anh vẫn luôn coi thơ như một người bạn, một người thân và cũng là người thầy của chính mình. Viết không chỉ là nhu cầu bộc lộ cá nhân mà viết còn là cách để bà trả ơn cuộc đời, trả ơn những người đã cưu mang mình, đã giúp bà nhận ra bao điều tốt đẹp ngầm ẩn trong dòng mưu sinh vội vã. Nhân dịp tập thơ “Chuyện của rêu” của nhà thơ Trần Kim Anh mới xuất bản, BTV Anh Thư đã có cuộc trò chuyện với bà về những chuyến đi và viết tại vùng than Quảng Ninh. (Tiếng thơ 19/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2017
Lượt nghe: 2266
Nhà thơ Võ Thanh An (tên khai sinh là Trần Quang Vinh) sinh năm 1942. Bút danh Võ Thanh An ghép từ ba chữ của quê ông: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông viết không nhiều, luôn khắt khe với ngòi bút của mình và thường được nhắc đến với những nét tính cách đặc trưng Xứ Nghệ. Do tuổi cao bệnh nặng, nhà thơ Võ Thanh An đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Để nhớ đến ông, mục "Thơ tác giả tự đọc” gửi tới các bạn một chùm thơ qua giọng đọc của chính tác giả (Băng lưu trữ trong kho tư liệu Đài Tiếng Nói Việt Nam). (Tiếng thơ 09/9/2017)
Ngày phát hành 11:48 | 23/10/2023
Lượt nghe: 1139
Nguyễn Anh Vũ sinh năm 1974, là kiến trúc sư, họa sĩ, thiết kế mỹ thuật, đồng thời là gương mặt quen thuộc của Sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam hằng năm. Nguyễn Anh Vũ có nhiều sáng tác in trên các báo, tạp chí văn học. Anh từng đoạt giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội trong hai năm 2008 - 2009 với chùm tác phẩm “Cửa Bắc”, “Ngủ giữa hoa sen”; giải thưởng Mỹ thuật xuất sắc nhất trong vở kịch Sang sông tại Liên hoan sân khấu thử nghiệm năm 2008. Một số bài thơ của Nguyễn Anh Vũ cũng để lại nhiều cảm xúc với bạn đọc, công chúng. Những cuộc chia ly hơn lúc nào hết gợi lại dấu ấn trăn trở của một đời người. Sự ra đi mới đây của nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ – Một nghệ sĩ tài hoa và cá tính để lại cho người ở lại bao nỗi luyến tiếc. Những bài thơ tuổi đôi mươi của anh vẫn đẹp mãi giữa đời.
Ngày phát hành 9:20 | 19/10/2022
Lượt nghe: 944
Trong khoảng 5 năm gần đây, Tạ Anh Thư là một trong những gương mặt thơ nữ phía Nam gây được ấn tượng với nhiều độc giả yên văn chương bởi một giọng điệu thơ trữ tình riêng biệt với những hình thức biểu hiện phong phú, từ các thể thơ truyền thống như lục bát, ngũ ngôn, bảy chữ cho đến thơ tự do, thơ văn xuôi. Đề tài thơ chị chủ yếu xoay quanh tình yêu, tuổi trẻ và những khoảnh khắc buồn vui trong thế giới tâm hồn của chính mình. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Tạ Anh Thư với tên gọi: Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng
Ngày phát hành 7:57 | 5/7/2021
Lượt nghe: 951
Vượt qua được thao tác viết, lướt trên từng chữ cái và bắt đầu lắng nghe, dù chỉ một chút thôi thanh âm của câu thơ, xem như người viết đã chạm tới được rung cảm sâu xa của tâm hồn mình, đã le lói lối vào tâm tư bạn đọc. Trong tập thơ mới - “Thanh âm” gồm 39 sáng tác, nữ nhà thơ Tạ Anh Thư chắt lọc những sắc điệu khác nhau từ mạch cảm xúc trầm buồn miên man. Vọng âm và sức ngân vang của những câu thơ hãy còn là một câu chuyện dài mà may mắn ấy rất hiếm hoi trong cuộc đời sáng tác. Nắm bắt được rung cảm từ ngẫm nghĩ từ bên trong chính ra cũng là đường đi hi vọng.
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017
Lượt nghe: 1923
Khi nhắc đến Việt Nam, nhắc đến thơ Việt, nhiều nhà thơ, học giả nước ngoài thường nhắc đến một từ khóa là “chiến tranh”. Thơ về chiến tranh cũng là nội dung được đề cập khá nhiều tại buổi “Giao lưu quốc tế với Việt Nam - 2017", do Hội nhà thơ Nhật Bản tổ chức vào đầu tháng tư này trên đất nước của họ. Cùng với các nhà thơ xứ sở hoa anh đào thì khách mời duy nhất là một đại diện của Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Anh Ngọc. Đây là một dịp để thơ Việt mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. (Tiếng thơ 22/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020
Lượt nghe: 961
Có những bài thơ chỉ đọc bằng mắt, có những bài thơ đọc thành tiếng, có bài được ngâm lên, hát lên. Ở những hình thức đọc hay ngâm ấy, thơ tích hợp thêm vẻ đẹp của thanh âm, của nhạc điệu. Đó cũng chính là đặc trưng thơ Tiếng Việt. Vốn tâm đắc với điều này, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ cùng Tiếng thơ nhiều điều thú vị và ý nghĩa… (Tiếng thơ 08/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2017
Lượt nghe: 2354
“Hình như mùa đã lỡ” là tập thơ thứ mười của nhà thơ Bùi Kim Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, tự nhiên trong thi tứ và giản dị, uyển chuyển trong lối viết. “Hình như mùa đã lỡ” là tiếng lòng của người phụ nữ coi thơ như một phần hơi thở, một phần của tồn tại cá nhân. Bà nhỏ nhẹ chia sẻ với chúng ta những câu chuyện, những nỗi niềm, những buông bỏ đời thường mà đa phần trong chúng ta đều nếm trải, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít.(Tiếng thơ 20/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2017
Lượt nghe: 1756
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, suốt mấy chục năm, nhà thơ Bùi Kim Anh gắn bó với sự nghiệp trồng người. Nghỉ hưu, bà có thời gian sống với thơ nhiều hơn, trăn trở cùng con chữ bao niềm vui nỗi buồn. Trong thơ bà, luôn thấp thoáng không gian Hà Nội với từng góc nhỏ thân yêu gắn với kỉ niệm của bản thân và gia đình. Còn khi đối diện với Hà Nội tập nập hiện giờ, bà lại muốn thu mình lại, muốn trở về, muốn quay lưng lại phố phường. Đó là tâm lý khá phổ biến của những ai đã gắn bó với Hà Nội từ thế kỷ trước, yêu thích miền không gian tĩnh lặng thanh bình. (Tiếng thơ 07/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2016
Lượt nghe: 976
Chiến tranh đã qua đi, biết bao gia đình được đoàn tụ, cũng không ít gia đình vẫn lặn lội tìm kiếm, hy vọng gặp được một phần thân thể, hoặc chỉ là một nắm đất nơi con em mình hy sinh. Trong số những gia đình ấy có gia đình nhà thơ Dương Kỳ Anh. Bản thân ông đã thực hiện nhiều chuyến đi tìm mộ em trai. Những chuyến đi có thực và cả những chuyến đi trong tâm tưởng này được ông tâm sự trong bài thơ “Người đi tìm phần mộ em trai mình”. (Tiếng thơ 27/7/2016)
Ngày phát hành 15:16 | 10/7/2024
Lượt nghe: 1562
Hàm Anh thuộc thế hệ nhà văn cuối cùng được cử sang Liên Xô học trường Viết văn Goocki năm 1989. Chị từng đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam và tuần báo Văn nghệ năm 1994 với những bài thơ của nữ sĩ Nga Anna Akhmatova. Cho tới nay, Hàm Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Màu tự nhiên (2008) và Gọi tháng ba (2016). Với gần 100 bài thơ qua hai tập đã xuất bản, Hàm Anh đã tạo ra một giọng điệu riêng, một hơi thở riêng không giống với bất kỳ ai. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Hàm Anh với tên gọi: Hàm Anh – Con chim trú mưa ngậm giọt nước mắt bay đi
Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2017
Lượt nghe: 1197
Với dịch giả Nguyễn Quốc Hùng, ngoài dạy học và viết sách là hai công việc ông bỏ tâm sức nhiều nhất thì việc dịch thơ đem đến những khoảng khắc thú vị, ngọt ấm như chén chè nóng nhấm nháp trong ngày đông lạnh. “Miền đất xanh” là nhan đề tập thơ song ngữ Anh - Việt do ông biên soạn và dịch thuật, NXB Văn học ấn hành. 20 sáng tác được chọn dịch mang cảm hứng lãng mạn và hiện thực, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc, giúp ta hình dung về một đất nước tươi đẹp, ở đó con người và thiên nhiên có sự gắn bó và tôn trọng, hài hòa với nhau. (Tiếng thơ 06/12/2017)
Ngày phát hành 10:56 | 13/5/2022
Lượt nghe: 1812
Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.
Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2016
Lượt nghe: 1391
Thơ ca Anh nói chung, thơ lãng mạn Anh nói riêng có những đặc điểm về ngôn ngữ, nhịp điệu, đòi hỏi người dịch phải hiểu sâu sắc về nền văn hóa - văn học của đất nước này để có những bản dịch thành công. Đó cũng là điều mà dịch giả Nguyễn Quốc Hùng muốn chia sẻ. (Tiếng thơ 08/6/2016)
Ngày phát hành 14:15 | 1/4/2024
Lượt nghe: 997
Vũ Trần Anh Thư, sinh năm 1973, quê Thái Bình, hiện sống tại Hà Nội, là thành viên nhóm thơ Facebach. Ngay từ tập thơ đầu tay với nhan đề “Tiếng mưa”, Vũ Trần Anh Thư đã có những bài thơ để lại nhiều dư âm với độc giả.
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1695
"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2020
Lượt nghe: 798
Gia đình nọ sinh được bảy người con trai rất chăm chỉ và thông minh. Một ngày kia, người mẹ báo tin sẽ sinh thêm một đứa em nữa, các chàng trai không thích mẹ sinh em trai, họ ra điều kiện rằng nếu mẹ sinh thêm em trai, họ sẽ bỏ nhà đi... (Kể chuyện và hát ru 16/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2017
Lượt nghe: 1629
Bánh là một lại thức ăn được mọi người rất yêu thích. Trong cuộc sống có rất nhiều loại bánh khác nhau mà chúng ta khó có thể nhớ tên và kể ra được. Hôm nay, chúng ta cùng nghe truyện cổ tích Nga về một loại bánh xèo kì lạ qua giọng kể của nghệ sĩ Nguyễn Huấn. Những chiếc bánh xèo là do anh chàng Ivan treo lên cây. Việc làm của Ivan không hề ngốc nghếch đâu các bé ạ. Trí thông minh của Ivan đã giúp hai anh em chàng giữ lại được hũ vàng mà Ivan tìm thấy trong rừng. (Kể chuyện và Hát ru 30/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2016
Lượt nghe: 2392
Có một người anh ở miền đất thần tiên lại đem lòng ghen ghét, đố kị với người em trai của mình, để rồi anh ta phải nhận lấy hậu quả đáng tiếc. Xứ sở thần tiên đã ban tặng điều kỳ diệu nào cho người em trai tốt bụng và trừng phạt người anh trai “xấu xí” ra sao? (Kể chuyện và hát ru 17/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2016
Lượt nghe: 2110
Ba anh em Bóng tối, Nửa đêm và Bình minh lên đường giải cứu ba nàng công chúa xinh đẹp. Vượt qua nhiều thử thách, ba chàng trai can đảm đã đưa các công chúa trở về bình an và được ban thưởng xứng đáng. (Kể chuyện và hát ru cho bé 21 + 22/01/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2017
Lượt nghe: 1834
Nghệ sĩ Thùy Hương kể hai câu chuyện: "Nốt nhạc trầm" và "Cuộc phiêu lưu của bồ công anh". Các bạn cùng nghe xem hai câu chuyện nhỏ này có gì thú vị không nhé? (Kể chuyện hát ru 20/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020
Lượt nghe: 515
Bồ Công Anh kể cho muôn loài trong rừng nghe về cuộc đời của mình. Từ lúc cậu còn bé bỏng trong vòng tay yêu thương của mẹ. Đến khi Bồ Công Anh trưởng thành bay theo gió đến khu vườn của cô bé. Nhớ lời dặn của mẹ, Bồ Công Anh luôn cố gắng để giúp đỡ người khác... (Kể chuyện và hát ru 31/07/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016
Lượt nghe: 2308
Nhờ sự bình tĩnh, thông minh và dũng cảm của mình, ba anh em nhà dê: Bica, Buca và Bopca không những thoát khỏi tay lão sói già độc ác, mà các bạn ấy còn dạy cho lão ta một bài học thích đáng, khiến lão không bao giờ dám trở lại làm điều ác nữa.(Kể chuyện và hát ru 27/5/2016)
Ngày phát hành 15:7 | 23/3/2024
Lượt nghe: 700
Trong kho tàng cổ tích xưa thường có những câu chuyện kể về các chàng trai khôi ngô tuấn tú, giúp đức vua diệt trừ quái vật, đem lại cuộc sống bình yên cho mọi người. Những câu chuyện ấy luôn có tác dụng bồi đắp tinh thần can đảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác trong mỗi chúng ta. Truyện cổ tích “Ba anh em dũng cảm” mà các bé nghe sau đây là một ví dụ. (Kể chuyện và hát ru 20/03/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2015
Lượt nghe: 2732
Tục truyền rằng Thục phán An Dương Vương quyết định xây thành quách ở đất Phong Khê ( ngày nay thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) nhiều lần nhưng đều đổ. Cuối cùng được sự giúp đỡ của Thần Kim Quy thì một tòa thành hình xoáy trôn ốc được dựng lên có tác dụng bảo vệ dân chúng khỏi hòn tên mũi đạn của những đội quân tiên phong nhà Triệu.( Kể chuyện và hát ru 27+28/07)
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2020
Lượt nghe: 923
Hai anh em Han-sen và Gri-ten mồ côi mẹ, sống với cha và mụ dì ghẻ độc ác. Người cha làm nghề tiều phu không thể làm gì để bảo vệ hai con của mình. Dì ghẻ bắt bác phải mang con bỏ vào rừng sâu. Không biết rằng, số phận của hai anh em họ sẽ đi về đâu? (Kể chuyện và hát ru cho bé 12/06/2020)
Ngày phát hành 21:58 | 10/7/2022
Lượt nghe: 1482
Ngày xửa ngày xưa, ở một vùng xa có hai anh em mồ côi cha mẹ. Người anh tham lam giành hết nhà cửa, ruộng vườn. Người em chỉ có một mảnh nương ở xa và một con chó làm bạn. Bù lại, người em siêng năng, hiền lành, tử tế nên được mọi người giúp đỡ. Người anh vốn bản tính tham lam, lười nhác, chẳng mấy chốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn... (Kể chuyện và hát ru 08/09/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014
Lượt nghe: 1091
Khi còn nhỏ các bạn có thường mè nheo và đòi quà các anh chị trong gia đình không nhỉ? Chắc chắn là có. Nhưng những lúc như thế chỉ là làm nũng anh chị chút thôi, chứ thực ra chúng ta rất yêu quý các anh chị, và ngược lại anh chị cũng rất yêu quý chúng ta. Câu chuyện kể về hai cây thông, nhưng thực ra kể về tình cảm anh em trong gia đình
Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2015
Lượt nghe: 1071
Có hai anh em nhà nọ, người em thì hiền lành tốt bụng, còn người anh thì rõ là tham lam, lại còn sợ vợ đến mức mê muội đuổi em mình ra khỏi nhà. Bị đuổi ra khỏi nhà, không người thân, không tài sản, người em sẽ sống ra sao đây? Liệu anh có nhận được sự giúp đỡ nào để qua cơn hoạn nạn không? Các bé cùng nghe cô Thục Anh kể truyện cổ tích Hai anh em và ba con yêu tinh, cùng dõi theo số phận của người em tội nghiệp nhé. (Kể chuyện và hát ru cho bé 01 + 02/ 08).
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2015
Lượt nghe: 1780
Anh chị em trong cùng một gia đình cần phải yêu thương và nhường nhịn lẫn nhau.Tuy nhiên có một người anh trong câu chuyện sau đây, đã không yêu thương em mà lại cố tình làm hại người em bé bỏng của mình. Người anh ấy cuối cùng cũng đã phải trả giá cho những việc làm không đúng của anh ta. Chúng ta nghe câu chuyện để rút ra bài học cho bản thân mình. ( Kể chuyện và hát ru phát 07+08/12)
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017
Lượt nghe: 2432
Ở khu rừng nọ, họ nhà chim Hoàng Anh nổi tiếng thuộc dòng dõi hoàng tộc. Ai ai cũng công nhận điều đó, chỉ có Gấu và Sói là không phục. Nhân lúc Vua và Hoàng hậu Hoàng Anh đi vắng, Gấu và Sói đến gây sự với các Hoàng tử và Công chúa Hoàng Anh. Họ nhà Hoàng Anh vốn hiền lành, không làm hại ai, bỗng nhiên bị chế giễu thì họ sẽ xử trí ra sao nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru cho bé 04/5/2017)
Ngày phát hành 10:21 | 11/3/2022
Lượt nghe: 1204
Vì ba người con lười nhác mải chơi nên người cha đã chia cho ba anh em những chiếc hộp gia tài. Trong chiếc hộp ấy không phải là của cải, châu báu mà là những dụng cụ lao động để ba người con có thể mưu sinh bằng những nghề nghiệp khác nhau. Vậy họ sẽ ứng xử thế nào với quyết định của cha mình? (Kể chuyện và hát ru 07/03/2022)
Ngày phát hành 10:29 | 11/3/2022
Lượt nghe: 893
Vợ chồng người anh cả đã chịu khó học hỏi để giỏi nghề rèn. Đến lượt vợ chồng người anh hai mở hòm gia tài thì thấy có chiếc cân và vài quyển sách. Vợ chồng người anh hai lấy làm chán nản lắm. Họ chưa biết phải bắt đầu như thế nào... (Kể chuyện và hát ru 08/03/2022)
Ngày phát hành 10:39 | 11/3/2022
Lượt nghe: 949
Vợ chồng người anh thứ cũng nhận ra rằng nếu họ không chăm chỉ làm việc thì không ai có thể giúp đỡ họ được. Cuối cùng họ cũng trở thành những nhà buôn ăn nên làm ra. Còn vợ chồng người em út, họ cũng khá bất ngờ khi nhận được các dụng cụ lao động của nhà nông... (Kể chuyện và hát ru 09/03/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2015
Lượt nghe: 1450
Không giống như các vị hoàng tử trong nhiều câu chuyện khác, anh chàng Giăng Bị Thịt của chúng ta chẳng hề điển trai một chút nào. Thế nhưng Giăng có ngốc nghếch như mọi người nghĩ không nhỉ? Hành trình đi hỏi vợ của anh chàng này có gì thú vị không? Các bạn cùng nghe câu chuyện cổ tích An-đéc-xen Giăng ngốc nghếch thì sẽ rõ nhé! (Kể chuyện và hát ru 22+23/1)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 757
Xưa có hai vợ chồng người đánh cá nghèo. Họ có hai người con. Giống như bố mẹ mình, hai người con cũng rất chăm chỉ và tốt bụng. Họ đã không quản khó khăn, giúp đỡ con gái của Long vương khi gặp nạn... (Kể chuyện và hát ru 11/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 785
Công chúa con gái Long vương đã được gia đình người đánh cá cứu giúp. Long vương đã báo đáp họ như thế nào? Cuộc sống của họ sau đó ra sao? Cùng theo dõi tiếp chuyện cổ tích "Vợ chồng anh nhà nghèo và con cá bống" để trả lời những câu hỏi này các bé nhé... (Kể chuyện và hát ru 12/03/2019)
Ngày phát hành 10:49 | 24/10/2022
Lượt nghe: 351
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, ở mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ, có một vị anh hùng ưu tú, kiệt xuất. Với thanh gươm thần, ông đã dũng cảm đánh đuổi kẻ thù, bảo vệ bình yên cho buôn làng. Công lao của ông được lưu truyền mãi đến đời sau... (Kể chuyện và hát ru 10/10/2022)
Ngày phát hành 22:16 | 27/12/2023
Lượt nghe: 702
Bà mẹ dẫm phải quả bí và mang bầu chàng Bí. Chàng Bí lớn lên khỏe mạnh, rất tốt bụng và có hiếu. Đặc biệt, chàng đã thể hiện rõ bản lĩnh của một người tài giỏi, phi thường, dùng tài năng của mình để bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm... (Kể chuyện và hát ru 15/12/2023)
Ngày phát hành 17:1 | 13/11/2022
Lượt nghe: 751
Các chữ cái ghép với nhau thành nghĩa. Mỗi chúng ta khi ở bên nhau, hỗ trợ nhau cũng vậy. Ở truyện “Chữ A và chữ E”, nhà văn Nguyên Hương đã xây dựng hình ảnh hai anh em cùng các mối quan hệ ruột thịt trong gia đình đã gắn kết họ với nhau... (Kể chuyện và hát ru 07/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2018
Lượt nghe: 1404
Bị người dì ghẻ đối xử không tốt, hai anh em nhà nọ quyết định ra đi để tìm tương lai cho mình. Vì quá khát và không nghe lời khuyên của em gái nên anh trai đã uống nước suối và bị biến thành con mang. May nhờ tình thương yêu và sự kiên trì của người em gái mà anh trai đã trở lại thành người... (Kể chuyện và hát ru 14/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 25/4/2017
Lượt nghe: 979
Tình anh em trong gia đình là một tình cảm thiêng liêng, gần gũi. Qua thời gian, chúng ta càng cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của tình anh em. Biên tập viên Hoàng Hiệp gửi tới các bạn tiểu phẩm "Anh em sinh đôi" chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Phan Hồn Nhiên. Tiếp theo là bài viết xúc động về tình yêu thương của người mẹ với con có nhan đề "Viết cho con nhân dịp sinh nhật 3 tuổi" của tác giả Phạm Thu. (Văn nghệ thiếu nhi 23/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2017
Lượt nghe: 1288
Mỗi năm một lần, CLB Nghệ thuật Vitamin Art lại tổ chức một cuộc thi và triển lãm về các chủ để khác nhau, nhằm khuyến khích sức sáng tạo nghệ thuật cũng như rèn luyện kỹ năng sống cho các bạn nhỏ. Năm nay đã là năm thứ bảy Vitamin Art thực hiện điều đó và chủ đề “Sáng tạo thành phố an toàn” của năm nay thực sự rất thiết thực. Thành phố ngột ngạt khói xe, vắng bóng cây xanh là một hiện trạng quen, không biết các bạn nhỏ sẽ thể hiện những điều ấy qua lăng kính nghệ thuật ra sao nhỉ? Và bên cạnh đó còn là cả một bầu trời ước mơ của các bạn nữa. (Văn nghệ thiếu nhi 11/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2017
Lượt nghe: 1273
Văn học dân gian Việt Nam với nhiều thể loại mà chúng mình được học trong nhà trường, như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ...Đó thực sự là viên ngọc quý chứa đựng những bài học quý giá mà cha ông ta để lại. "Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy" là truyền thuyết ý nghĩa về lòng yêu nước, là bài học giữ nước từ thời Âu Lạc. (Trang Văn học nhà trường 16/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2016
Lượt nghe: 1504
Bài thơ "Giàn mướp" của tác giả Nguyễn Quang Huệ viết về niềm vui chia sẻ những quả mướp ươm trồng trong vườn nhà. Tản văn về ông nội của bạn Nguyễn Đức Nam Anh, một cây bút nhí yêu thích sáng tác văn học là một câu chuyện có thật. Cuộc trò chuyện với bạn Nam Anh sẽ hé lộ những điều thú vị về cây bút này. (Văn nghệ thiếu nhi 11/12/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2020
Lượt nghe: 590
"Tôi đã tình cờ viết một cuốn sách như thế nào" không chỉ là một tác phẩm mách bảo người ta cách vượt qua mất mát, khổ đau mà còn là một khóa học đầy cảm hứng về kĩ năng viết văn, khóa học ưu tiên cho bạn đọc nhỏ tuổi. Phần chữ in đỏ ở cuối mỗi câu chuyện là những “mẹo viết” mà nhà văn Lidwien đã chỉ bảo cho bé mười ba tuổi Katinka... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 09/06/2020)
Ngày phát hành 16:3 | 23/9/2022
Lượt nghe: 498
Qua nhiều ngày tháng tập luyện, các cô chú thuộc Liên đoàn xiếc Việt Nam đã cho ra mắt chương trình xiếc đặc sắc có tên “Biệt đội anh hùng”. Các biệt đội anh hùng thường gắn với sự mạnh mẽ, anh dũng để giải cứu, để đấu tranh, lấy cái thiện thắng cái ác. Vậy biệt đội anh hùng tại rạp xiếc Trung Ương sẽ cùng chúng mình phiêu lưu trong câu chuyện nào?
Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2019
Lượt nghe: 644
Khoảng thời gian giữa hai hiệp đấu bóng, các cầu thủ được nghỉ ngơi dưỡng sức. Với học sinh chúng mình, hết học kỳ một lại bước vào học kỳ 2. Việc học cứ tiếp nối như vậy, nhưng vẫn có thời gian để băn khoăn một chút, nghĩ ngợi một chút về môn học. Cùng chia sẻ với cô giáo - nhà thơ Trần Kim Anh những tâm tư về dạy học văn trong nhà trường nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 07/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2017
Lượt nghe: 1060
Nếu như các em từng nghe ca khúc "Thầy cô là tất cả", "Chim cúc cu", "Dòng sông tuổi thơ", hay "Đêm bé nằm mơ"...thì đó đều là những ca khúc của nhạc sĩ Bùi Anh Tú đấy! Là một nhạc sĩ từng có nhiều năm giảng dạy , nhạc sĩ Bùi Anh Tú dành tình cảm đặc biệt đối với lứa tuổi chúng mình. Ông đã cho ra đời nhiều ca khúc thiếu nhi ấn tượng và nhất là chắp cánh những bài thơ thiếu nhi trở thành những giai điệu thương mến! ( Văn nghệ thiếu nhi 08/11/2017)
Ngày phát hành 12:46 | 16/7/2021
Lượt nghe: 675
Với những họa cụ như: giấy, màu acrylic và cọ, Nguyễn Đới Chung Anh đã nối dài suy nghĩ về mọi thứ xung quanh đã thay đổi như thế nào khi phải đối diện với đại dịch Covid 19, qua đó thể hiện ước mơ của bạn về môi trường sống trong lành, không khói bụi và dịch bệnh. Chùm tranh gồm 14 tác phẩm về chủ đề Covid-19 của Nguyễn Đới Chung Anh đã vinh dự được nhận giải đặc biệt của UNICEF trong chiến dịch “Lòng tốt dễ lây” và giải thưởng “Khát vọng Dế Mèn” lần thứ nhất... (Văn nghệ thiếu nhi 30/06/2021)
Ngày phát hành 12:39 | 13/11/2024
Lượt nghe: 451
Những hoạt động
hướng đến cộng đồng, những sự kiện đấu giá tranh
gây quỹ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, gặp hoàn cảnh khó khăn cho thấy tấm lòng nhân ái của những người làm nghệ thuật. Noi gương thế hệ đi trước, nhiều bạn nhỏ cũng có hành động rất thiết thực, như cô bạn dễ thương mà chúng ta gặp hôm nay! (Văn nghệ thiếu nhi 6/11/2024)
với cộng đồng nữa đấy!
Ngày phát hành 15:14 | 29/6/2023
Lượt nghe: 385
Mai Châu Anh có niềm yêu thích đặc biệt với thiết kế logo, sáng tác đồ họa. Tài năng của bạn ấy cũng được ghi nhận bằng các giải thưởng tại một số cuộc thi như: Giải nhất cuộc thi “Em yêu biển đảo Việt Nam”, Giải ba cuộc thi thiết kế Logo nhân kỷ niệm 50 quan hệ ngoại giao Việt Nam – Vương quốc Anh... (Văn nghệ thiếu nhi 21/06/2023)
Ngày phát hành 17:20 | 24/9/2023
Lượt nghe: 295
Tiến sĩ giáo dục, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh được nhiều bạn nhỏ yêu mến qua những tập thơ như: “Phù thủy sợ ma”; “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau”; “Vui cùng tiếng Việt”. Trong đó có các bài thơ ấn tượng dành cho tuổi mới như: “Bạn bè ơi”, “Ra trường”; “Tình bạn”… Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, nên nhà thơ Nguyễn Thụy Anh khá hiểu tâm lý lứa tuổi trẻ thơ, cùng nhiều thay đổi khi chúng mình bước vào tuổi mới lớn! (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 12/09/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2017
Lượt nghe: 1593
Đọc thơ thế nào cho truyền cảm rung động, đọc thơ thế nào để khi câu chữ vang lên, chúng mình nhận thêm được vẻ đẹp, chiều sâu của ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu... Đây là điều rất thú vị mà đôi khi ta dễ bỏ qua. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc về nội dung này các em nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2017
Lượt nghe: 1285
Ở trang Văn học nhà trường tuần trước, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ mối quan tâm đối với việc đọc thơ, những yếu tố đặc trưng của nhạc điệu trong câu thơ Tiếng Việt. Tại sao cần phải đọc thơ hay, việc đọc thơ ảnh hưởng như thế nào tới tiếp nhận, bình giảng thơ? Chúng ta cùng tiếp tục câu chuyện thú vị này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 06/03/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2016
Lượt nghe: 1557
Cuộc thi kể chuyện cổ tích bằng tiếng Anh là sân chơi thiết thực và bổ ích cho các em được Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức trong Ngày Sách Việt Nam năm nay. Sân chơi không chỉ giúp các em hiểu thêm ý nghĩa và vẻ đẹp của những câu chuyện cổ tích Việt Nam và thế giới mà các em còn có điều kiện để thể hiện năng khiếu tiếng Anh, thứ tiếng sẽ giúp chúng ta tự tin hội nhập với thế giới.(Văn nghệ thiếu nhi 08/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2016
Lượt nghe: 2002
Vẻ đẹp thơ mộng của hoa Bồ công anh khiến cho nhiều bạn nhỏ yêu thích. Mỗi khi cơn gió thổi qua thì những sợi lông trên đài hoa Bồ công anh bay theo chiều gió. Những cục bông trắng ấy như những con vật nhỏ xíu nô giỡn trên đồng cỏ xanh. Hoa Bồ công anh nở và tàn theo giờ nên người chăn cừu thường xem loài hoa dại này như một chiếc đồng hồ báo hiệu thời gian. Tác giả Huỳnh Thị Như Trân đã miêu tả vẻ đẹp mong manh của loài hoa này trong tản văn “Cuộc phiêu lưu của Bồ công anh” (Văn nghệ thiếu nhi phát 28+29/08)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 736
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (sinh năm 1912, mất 1960) là tác giả của nhiều tiểu thuyết và kịch lịch sử nổi tiếng. Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó có truyện vừa “Lá cờ thêu 6 chữ vàng”. Thông qua hình tượng người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản, nhà văn thể hiện ý chí chống giặc Nguyên Mông của vương triều nhà Trần cuối thế kỉ 13. Chúng ta sẽ hình dung rõ hơn về tác phẩm này qua một trích đoạn cùng trò chuyện giữa BTV Hoàng Hiệp với nhà văn Lê Phương Liên... (Văn nghệ thiếu nhi 11/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2019
Lượt nghe: 874
Không chỉ là tay cọ cừ khôi, Nguyễn Hà Minh Anh còn thể hiện sự đa tài khi hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Cô bạn đã gặt hái thành công qua nhiều cuộc thi tài năng nhí trong nước và quốc tế như: Cúp vàng Gương mặt tài năng phong cách Châu Á, giải nhì toàn quốc cuộc thi vẽ tranh chủ đề ATGT (2016), giải A cuộc thi vẽ tranh “Cuộc sống quanh em” do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức (2016), giải nhất cuộc thi “Siêu mẫu nhí” 2018... (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2019)
Ngày phát hành 22:58 | 29/9/2022
Lượt nghe: 444
Nhà báo nhà văn Hoàng Anh Tú không chỉ là tác giả của nhiều cuốn sách viết cho tuổi học trò mà anh còn được nhớ đến với tên gọi anh Chánh Văn cùng những lời tư vấn khéo léo, tâm lý và không kém phần hài hước dành cho lứa tuổi ô mai. Anh có một tuổi thơ nghịch ngợm và lãng mạn ra trò! (Văn nghệ thiếu nhi 28/09/2022)
Ngày phát hành 12:55 | 16/7/2021
Lượt nghe: 445
Mười tuổi, Nguyễn Hà Anh là gương mặt diễn viên nhí quen thuộc trên sóng truyền hình. Vẻ ngoài xinh xắn, cộng thêm trí thông minh và năng khiếu, niềm say mê nghệ thuật - đó là những lợi thế để Hà Anh lọt vào mắt xanh của các đạo diễn. Bên cạnh đó thì bảng thành tích học tập của bạn cũng rất đáng nể nữa chứ... (Văn nghệ thiếu nhi 07/07/2021)
Ngày phát hành 10:43 | 21/11/2021
Lượt nghe: 429
Buổi tối, trong lúc mọi người đang vui vẻ trò chuyện thì có một vụ cãi nhau của đám cờ bạc. Để không còn cảnh buổi tối những người thợ quá buồn chán lao vào trò đỏ đen nên anh Ba nói sẽ dạy chữ cho mọi người. Đề nghị của anh khiến mọi người háo hức phấn khởi... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 475
Sau khi thi trượt kỹ năng nghe tiếng Anh, Tâm An quyết tâm mua lại chiếc máy cát-xét đã bán đi và cô cũng bắt đầu dạy kèm những buổi đầu tiên cho cháu của Huỳnh. Hoài thì có ý định học võ ở lớp của Huỳnh. Huỳnh dạy võ rất nghiêm khắc, cũng bởi vậy mà lớp võ của Huỳnh ít thành viên... (Đọc truyện "học trò phố huyện" - Buổi 32 - Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019
Lượt nghe: 525
Tú Quyên kể cho Hoài nghe chuyện xảy ra đêm qua tại phòng trọ Tâm An, nửa đêm ông chủ phòng trọ gõ cửa gạ gẫm. Nỗi hoảng sợ vẫn còn in trên khuôn mặt Tâm An. Hoài khuyên các bạn phải nhanh chóng chuyển phòng trọ trong ngày hôm nay, không thể chậm trễ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 23)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019
Lượt nghe: 532
Nhận thấy chỗ ở trọ không an toàn nên Tâm An đã nhờ Hoài và Tú Quyên đến chuyển đồ đạc đi tìm chỗ trọ khác. Và để tăng thêm khí thế “mạnh mẽ cho Tâm An”, Hoài nhờ thêm Trâm và Duy - em của Hoài đến trợ giúp. Trong lúc chuyển nhà, Tâm An không may bị trúng gió và ngất lịm đi. Tình thế vô cùng nguy cấp khi bên cạnh các bạn không có người lớn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 25)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019
Lượt nghe: 754
Công việc kinh doanh cà phê bị thua lỗ khiến bố mẹ Tâm An chưa kịp gửi tiền học cho con. Tâm An đã phải đi làm thêm ở một cơ sở xay bột cách nhà trọ khoảng 4km. Nhưng do làm việc quá nhiều cộng thêm tinh thần bất an mỗi khi về nhà trọ khiến cô bạn không thể gắng gượng thêm được nữa... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 26)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 478
Bị trượt trong kỳ thi của trung tâm ngoại ngữ, Tâm An đành ngậm ngùi chờ đợi thêm một tháng nữa để thi lại kĩ năng nghe. Không chỉ Hoài, Minh Thi, Tú Quyên buồn cho Tâm An mà gia đình Hoài và Huỳnh đều cảm thấy tiếc nuối cho cô nàng hiếu học. Những món quà mọi người chuẩn bị cho Tâm An cũng đành gác lại... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 31 - Văn nghệ thiếu nhi 15/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2019
Lượt nghe: 578
Nhờ Tâm An tư vấn về những món đồ uống pha theo công thức đặc biệt cùng tên gọi rất thú vị, quán Thanh Thanh trở nên đông khách. Gia đình anh Tiến rất vui vì điều ấy, Tâm An cũng hết sức ngạc nhiên, không nghĩ những ý tưởng ấy lại được thực hiện thành công đến vậy... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 38 - Văn nghệ thiếu nhi 30/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2019
Lượt nghe: 636
Anh Huỳnh kể với Hoài rằng bản thân anh cũng từng phạm lỗi với một người bạn thân. Câu chuyện của anh Huỳnh liệu có phải là sự thật hay do anh nghĩ ra nhằm giúp Hoài nguôi bớt sự dằn vặt trong lòng? (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 48 - Văn nghệ thiếu nhi 22/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020
Lượt nghe: 520
Kết thúc học kỳ I, cả nhóm Ngũ long công chúa được nghỉ xả hơi. Quán Nhớ lúc nào cũng đông khách. Tuy nhiên điều đó cũng không làm Tâm An vui lên, mà ngược lại mọi người đều thấy cô bạn trầm hẳn đi. Thì ra Tâm An đang dồn tâm lực cho vở kịch về chủ đề ma túy... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 56 - Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020
Lượt nghe: 673
Tú Quyên rủ Tâm An và Hoài tham gia cuộc thi tiếng Anh vui nhộn do nhà trường tổ chức, mục đích để viết bài cho báo. Các bạn đã tham gia hào hứng và thông minh. Khó nhất là phần nghe lời thoại vở kịch "Romeo và Juliet" thì các bạn cũng tìm cách vượt qua được... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 76 - Văn nghệ thiếu nhi 06/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 685
Thành viên cuối cùng của nhóm “Ngũ long công chúa” cũng đã xuất hiện. Đó là Tâm An – cô bạn đầy cá tính. Tâm An là bạn của Minh Thi, vì muốn ở cùng bạn cho đỡ buồn nên khi Minh Thi nói muốn thuê phòng ở nhà Hoài, Tâm An đồng ý cái rụp. Như vậy là hai căn phòng trọ nhà Hoài đã xếp đủ người. Một phòng là Hạnh Chi và Tú Quyên, phòng còn lại là của Minh Thi và Tâm An... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ năm)
Ngày phát hành 16:29 | 25/4/2021
Lượt nghe: 500
Chị Hoa tìm gặp Hồng và tỏ ra lo lắng khi mấy hôm nay không thấy Hồng sang nhà chơi. Chị nhắc tới anh Hoàng khiến Hồng khá bất ngờ. Hồng lờ mờ đoán ra tình cảm mà chị Hoa dành cho anh họ của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2021)
Ngày phát hành 22:1 | 22/4/2021
Lượt nghe: 357
Mùa hè năm Hồng sắp lên lớp 6, bác Tường và người con trai là anh Hoàng về thăm quê. Trong lúc mọi người xúm lại hỏi han cha con anh thì Hồng rụt rè đứng nép ở bên cửa. Năm năm trước cô bé đã gặp anh Hoàng nhưng hồi đó còn bé xíu nên không nhớ hình dáng anh lắm. Bây giờ gặp lại anh, cô rất ngạc nhiên... (Văn nghệ thiếu nhi 17/04/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2020
Lượt nghe: 614
Giăng Vạn Năng trở thành giúp việc đắc lực cho ông Phileas Fogg. Anh đã nhận ra những điểm đặc biệt ở tính cách cũng như con người ông chủ. Đó là một trí tuệ hơn người, khả năng tính toán khoa học vô cùng chuẩn xác... (Văn nghệ thiếu nhi 14/03/20120)
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2020
Lượt nghe: 791
"Tám mươi ngày vòng quanh thế giới" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn người Pháp Jules Verne kể lại cuộc hành trình viễn tưởng của nhân vật Phileas Fogg vòng quanh thế giới trong 80 ngày. Vào thể kỷ 19, các phương tiện di chuyển hiện đại nhất chỉ là tàu thủy hay tàu hỏa đầu máy hơi nước với tốc độ hạn chế và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết. Vậy mà Phileas Fogg, một quý ông giàu có, cô độc, với lối sống chỉn chu, chính xác đến từng giây lại chấp nhận đánh cược gần như toàn bộ gia sản vào chuyến du lịch khó có thể thực hiện đó... (Văn nghệ thiếu nhi 13/03/2020)
Ngày phát hành 14:47 | 26/9/2023
Lượt nghe: 236
Anh Đũi gần bốn mươi tuổi nhưng chưa có vợ, dáng người mảnh khảnh, da trắng, mái tóc xõa xuống trán. Anh có tài kể chuyện rất hay. Bộ truyện Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử được anh Đũi kể đi kể lại cho đám trẻ con nghe. Nhưng nghe mãi về Quan Vân Trường và Võ Tòng thì bọn trẻ cũng chán. Chúng liền yêu cầu anh kể chuyện cổ tích Grimm... (Văn nghệ thiếu nhi 23/09/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2019
Lượt nghe: 759
Ngay khi đến Oniria, Elliot hóa trang thành một đứa bé khoảng chừng 8-9 tuổi và với diện mạo đó, cậu đã đánh lừa được Dwayne. Không phụ công sức của cậu, ngay khi thấy bức vẽ, Dwayne đã nhận ra công chúa Anor. Elliot tiếp tục nói dối rằng Anor đang đợi Mộng Khách của mình trong chòi cây và rất háo hức được gặp anh. Dwayne sau một thoáng ngần ngại cũng đồng ý chui vào chòi cây đó... ((Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy mươi bảy)
Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2019
Lượt nghe: 591
Công chúa Anoi chấp nhận ăn tối cùng con rồng dù cô không dấu sự căm ghét của mình với nó. Đã bốn ngày nay công chúa bị giam giữ trong nhà tù bằng vàng dưới sự giám sát của ba con yêu nhền nhện đáng sợ. Bằng thần giao cách cảm, nàng đã liên hệ với mẫu hậu để nhờ bà cứu thoát khỏi những kẻ bắt cóc. Thế nhưng mọi việc ở mộng giới đang trở nên hỗn loạn nên nữ hoàng chưa thể phát người tới giải cứu công chúa... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bốn mươi bảy)
Ngày phát hành 14:49 | 30/11/2021
Lượt nghe: 410
Trà Đá là một cậu bé thú vị thích uốn lượn cơ thể để biểu diễn xiếc hay ảo thuật. Cha cậu làm nghề cắt tóc, người mẹ tần tảo bán bánh tráng trộn và cô em gái tên Bông bị hội chứng tự kỷ có năng khiếu hội họa bẩm sinh. Trà Đá rất ngưỡng mộ tài năng của em gái mình... (Văn nghệ thiếu nhi 26/11/2021)
Ngày phát hành 9:50 | 21/8/2024
Lượt nghe: 1235
Trong nhiều tấm gương anh dũng, thế hệ trẻ sẽ không thể quên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã ngã xuống khi vừa tròn 16 tuổi. Nhân dịp này, tại phòng đọc của Nhà xuất bản Kim Đồng,
buổi đọc sách “Chị Sáu ở Côn Đảo” của tác giả Lê Quang Vịnh đã thu hút nhiều bạn học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu về cuộc đời của người
nữ anh hùng... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/8/2024)
Ngày phát hành 12:9 | 26/6/2023
Lượt nghe: 372
Bộ truyện tranh “Những cuộc phiêu lưu của Asterix” lấy bối cảnh 50 năm trước Công nguyên, khi toàn bộ xứ Gaule bị quân viễn chinh La Mã xâm chiếm. Thế nhưng, vẫn còn đó ngôi làng Gaulois bất khuất đã vùng lên kháng chiến, chống lại quân xâm lược. Chính trong những giờ phút nguy nan, Astérix và Obélix - hai anh chàng người Gaulois quả cảm, thông minh cùng nhau kề vai sát cánh cùng dân làng để lập nên những kỳ tích trong chiến đấu... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/06/2023)
Ngày phát hành 16:44 | 19/8/2023
Lượt nghe: 186
Cây bút Ngô Gia Thiên An được người yêu thơ biết đến với tập thơ “Những ngôi sao lấp lánh” khi 12 tuổi. Hiện nay chị đã tốt nghiệp đại học, công việc dịch thuật giúp chị có điều kiện được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới. Điều đó phần nào giải đáp những thắc mắc của Thiên An khi còn bé là: “Ta sẽ đóng góp được gì cho cuộc sống luôn lấp lánh sắc màu này”... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 15/08/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018
Lượt nghe: 864
Chúng ta đang theo dõi đến những trang truyện viết về cuộc sống vất vả của cậu bé An khi phải xa gia đình vì chiến tranh, được khắc họa trong cuốn truyện dài “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Hiện tại An đang được gia đình ông Hai, bà Hai che chở giúp đỡ. Cuộc sống dân giã gắn liền với sông nước, với sản vật vùng rừng U Minh, nơi có những người nông dân cần cù chất phác đã giúp An trưởng thành trong cuộc sống. Hằng ngay phải đối mặt với những tiếng nổ chát chúa của bom đạn, không biết bao nhiêu lần chạy xuống hầm trú ẩn luôn khiến An và mọi người nơi đầy lúc nào cũng có sự đề phòng. Đã có cái nhìn khắt khe về số phận của cậu bé An khi em không được người thân trong gia đình chăm sóc. Nhưng chính sự thiếu hụt đó đã giúp An ngày một tự tin, phẩm chất lương thiện dần được mọi người biết tới. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 30/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2017
Lượt nghe: 809
Sau khi biết tin An-tô-ni-ô bị ốm, En-ri-cô cùng với Ga-rô-nê, Đê-rốt-xi mua túi cam và tới nhà thăm sức khỏe của bạn. Trong lớp thì An-tô-ni-ô là cậu bạn vui tính, hoạt bát, sẵn sàng giúp đỡ các bạn…Nhìn An-tô-ni-ô nằm bẹp trên giường, mặt mũi xanh xao, hơi thở khó nhọc thì cả ba bạn đều cảm thấy xót xa trong lòng. Đê-rốt-xi đã kể cho An-tô-ni-ô nghe nhiều câu chuyện ở lớp, ở trưởng để bạn được vui, có thêm động lực nhanh chóng khỏi bệnh. (Văn nghệ thiếu nhi 19/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2018
Lượt nghe: 745
Khi An bước vào lều của những người du kích, cậu nhận ra thầy giáo Bảy, ông già đốn củi và ông Huỳnh Tấn, người cán bộ đã đi cùng anh Sáu tuyên truyền đến quán rượu của dì Tư Béo. An được những người du kích đãi một tô cơm kèm hai khúc cá kho khô. Cậu ăn ngon lành vì đang đói sau một chuyến đi rừng vất vả. Anh em du kích rất cảm động khi nhận được quà của má nuôi gửi cho họ. Món quà nhỏ bé chỉ là ít kim chỉ nhưng thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. An được tham dự nghi thức trang trọng khi lực lượng du kích đứng trước lá cờ Cách mạng, trước ảnh Bác Hồ thể hiện quyết tâm chiến đấu chống giặc Pháp. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 20/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 576
Lễ ra mắt Trung đội du kích Năm Căn diễn ra thật nghiêm trang. Đứng dưới lá cờ, mắt hướng về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cả Trung đội đồng lòng quyết tâm đánh đuổi bọn xâm lược xa khỏi đất nước. Trong niềm tự hào khôn tả ấy, An đã bật khóc vì có phần tủi thân. Nhưng cậu đã được Tía nuôi kịp thời động viên khích lệ bằng những lời nói giản dị chân thành. Tuy là con nuôi nhưng Tía và má đã luôn yêu thương An hết mực. Cậu nhiều lần cùng với Tía xách nỏ đi báo thù cho người thân và đồng bào. Vì An là cậu bé thông minh gan dạ nên Tía đã đồng ý để cậu làm du kích. Vật dụng duy nhất ông trao cho An trước khi lên đường nhận nhiệm vụ là một con dao nhỏ. Con dao ấy đã luôn được Tía mang theo mình. Nay ông trao lại cho An như trao lại vật báu sinh tử. Tía muốn An luôn được an toàn trong những lúc hiểm nguy. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 26/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 676
Toàn thể chiến sĩ du kích của Trung đội địa phương đã tập hợp dưới những cây đước cổ thụ bên bờ sông vào lúc trời sắp rạng. Anh em chia thành từng tổ ba người xuống thuyền do các cụ già và thợ đốn củi xung phong chèo lái. Tía nuôi có ý định chèo thuyền đưa An tới vùng hoạt động. Nhưng khi ra đến bờ sông, Tía nhìn sâu vào mắt An, tay vỗ mạnh vào vai cùng lời nhắc nhở cần phải cố gắng. Tía là người mạnh mẽ, đã từng vào sinh ra tử, trải qua nhiều cung bậc của hỉ nộ ái ố mà ông cũng không thể cầm lòng được trong giờ phút chia tay lưu luyến này. Ông sợ nước mắt sẽ làm An chùn bước trước nhiệm vụ mới. Vì vậy ông đã chia tay An khi còn làm chủ được cảm xúc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 27/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/2/2019
Lượt nghe: 576
“Mùa đi trên những mái rêu”, “Phố nằm bên sông Hoài”, “Phố cổ về đêm” - Đó là những tản văn, bài viết và thơ có mặt trong chương trình, khắc họa vẻ đẹp bình dị mà lắng sâu niềm hoài niệm của Hội An, miền di sản vô giá trên đất nước chúng ta... (Trang văn học tuổi mới lớn 26/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2020
Lượt nghe: 1385
Đến nay, theo thống kê khá đầy đủ, đã có trên 30 bản dịch “Truyện Kiều” ra ngót 20 thứ tiếng nước ngoài, trong đó có 13 bản tiếng Pháp, 10 bản Hán văn và Trung văn, các bản dịch tiếng Nga, Anh, Nhật, Đức, Tiệp, Hungari, Rumani, Hàn Quốc, v.v… Các học giả quốc tế đều đồng thanh ca ngợi “Truyện Kiều” là tác phẩm xứng đáng nhất của nền thơ cổ điển Việt Nam và Nguyễn Du là nhà thơ lớn có một không hai của dân tộc. Tại Thư viện Anh quốc hiện vẫn còn lưu giữ bản “Kim Vân Kiều tân truyện” gồm cả phần lời và phần tranh vẽ minh họa được cho là của tác giả thời Nguyễn...(Tìm trong kho báu phát 03/12/2020
Ngày phát hành 10:29 | 4/8/2022
Lượt nghe: 2246
Trong chương trình “Tìm trong kho báu” số trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về hoạt động của Chiêu Anh Các, một Tao đàn nổi tiếng ở Hà Tiên (Kiên Giang) vào thế kỷ 18. Chương trình hôm nay của Ban VHNT (VOV6) tiếp tục đi vào cụ thể những dấu ấn và ảnh hưởng của Chiêu Anh Các trong tâm thức tiếp nhận của đương thời và hậu thế.
Ngày phát hành 11:15 | 27/7/2022
Lượt nghe: 2276
Sự ra đời và phát triển của các Tao đàn thơ ca, các văn hội có những đóng góp quan trọng vào diện mạo của giai đoạn văn học trung đại. Không chỉ là sự tập hợp, cổ động phong trào sáng tác, từ các Tao đàn, văn hội này đã nổi lên những xu hướng thơ văn, những tên tuổi tinh hoa, trụ cột và làm rạng danh nền văn học dân tộc. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào xuất xứ và bản sắc của Chiêu Anh Các, một Tao đàn nổi bật ở đất phương Nam thế kỷ 18.
Ngày phát hành 16:48 | 21/1/2022
Lượt nghe: 2980
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà nho giàu lòng yêu nước, nhưng vì hoàn cảnh mù lòa mà không thể phất cờ khởi nghĩa như các bậc anh hào như Trương Định, Phan Công Tòng, Thủ khoa Huân. Dẫu vậy, cũng như Nhà yêu nước Phan Văn Trị, bằng tài năng sáng tác thơ văn, cụ Đồ Chiểu đã thành công trong việc biến ngòi bút thành vũ khí chiến đấu sắc bén để phụng sự lý tưởng giải phóng dân tộc. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT VOV6 tập trung soi sáng tâm niệm ấy.
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016
Lượt nghe: 2117
Chu Văn An - một vị quan liêm chính, cương trực - người thầy giáo đức cao vọng trọng thời nhà Trần. Không chỉ vậy, dân gian còn tương truyền khi xưa, ân đức của thày Chu Văn An vang vọng tới tận thủy cung, khiến Văn Xương con trai của Thần thủy đèn sách theo học. Và sau đó cũng vì cảm tấm lòng thày mà Văn Xương trái lệnh cha cầu mưa cứu dân khỏi hạn hán…
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016
Lượt nghe: 2153
Chu Văn An - một vị quan liêm chính, cương trực - người thầy giáo đức cao vọng trọng thời nhà Trần. Không chỉ vậy, dân gian còn tương truyền khi xưa, ân đức của thày Chu Văn An vang vọng tới tận thủy cung, khiến Văn Xương con trai của Thần thủy đèn sách theo học. Và sau đó cũng vì cảm tấm lòng thày mà Văn Xương trái lệnh cha cầu mưa cứu dân khỏi hạn hán…
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016
Lượt nghe: 3022
Chu Văn An - một vị quan liêm chính, cương trực - người thầy giáo đức cao vọng trọng thời nhà Trần. Không chỉ vậy, dân gian còn tương truyền khi xưa, ân đức của thày Chu Văn An vang vọng tới tận thủy cung, khiến Văn Xương con trai của Thần thủy đèn sách theo học. Và sau đó cũng vì cảm tấm lòng thày mà Văn Xương trái lệnh cha cầu mưa cứu dân khỏi hạn hán…
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 1776
Đoạn trích bắt đầu từ thời điểm Trọng Thủy lập mưu tráo được nỏ thần và tìm cớ về nước thăm cha đang bệnh nặng
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2015
Lượt nghe: 2035
Là người gắn bó cả sự nghiệp với mảng đề tài người chiến sỹ công an, NSUT, đạo diễn Trần Nhượng đã ghi dấu ấn qua những vai diễn trong các vở “Nữ ký giả”, “Bản danh sách điệp viên 1”, “Bản danh sách điệp viên 2”...v.v... Những đóng góp của ông không chỉ dừng lại ở các vai diễn, trong công tác đạo diễn ông cũng gặt hái thành công với những sáng tạo của mình.
Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2015
Lượt nghe: 1342
Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sỹ Công an Nhân dân có thể coi là một sân chơi mới và thú vị đối với các nghệ sỹ sân khấu. Vì đây là cuộc thi duy nhất ở nước ta có sự chuyên biệt về đề tài gắn với những người chiến sỹ Công an Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh là cơ hội tốt để thử sức, liên hoan cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người làm nghề!
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2015
Lượt nghe: 1175
Năm 2015 - năm của nhiều ngày lễ lớn. Các nghệ sĩ, diễn viên sân khấu kịch nói Công an nhân dân đã chuẩn bị gì mang tới người xem? Trong câu chuyện đầu năm, NSUT Công Bảy-Trưởng đoàn Kịch nói Công an nhân dân giải đáp câu hỏi này.
(Chương trình Câu lạc bộ Sân khấu ngày 04/01/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015
Lượt nghe: 1368
Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, một trong số ít cơ sở đào tạo nghệ thuật, nghệ sĩ sân khấu lớn của cả nước. Tại Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ công an năm 2015, các giảng viên và sinh viên của trường ra mắt khán giả thủ đô vở diễn Bông hồng vàng
Ngày phát hành 11:27 | 18/8/2022
Lượt nghe: 2400
Thời gian gần đây, lực lượng công an nhân dân khắp nơi trên cả nước đang vui mừng kỷ niệm ngày thành lập. Vào ngày 19/8/1945, trước khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập lực lượng công an nhân dân và đến nay đã được 77 năm. Thành tích, chiến công và những giai đoạn phát triển của ngành đã trở thành “mảnh đất” màu mỡ để khai thác và là đề tài lớn của văn học nghệ thuật đi tìm đỉnh cao. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Trần Nhượng - nguyên Giám đốc Nhà hát Công an nhân dân và đại tá Phạm Văn Quyền - nguyên Viện trưởng Việc Lịch sử Công an nhân dân về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/8/2022)
Ngày phát hành 11:40 | 3/5/2024
Lượt nghe: 1808
Văn học nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thì An Giang nổi lên là mảnh đất ươm mầm nhiều cây bút văn học trẻ. Bên cạnh yếu tố khách quan thuận lợi thì địa phương này cũng đã và đang có cách làm sáng tạo nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ người viết trẻ. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng khách mời là nhà văn Lê Quang Trạng - Phân hội Trưởng Văn học trẻ An Giang, Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 01/5/2024)
Ngày phát hành 9:53 | 23/2/2024
Lượt nghe: 1842
Tính từ buổi đầu mở cửa, đến nay dù đã trải qua gần 40 năm nhưng chúng ta chưa có thị trường nghệ thuật đúng nghĩa. Tất cả đều manh mún, tự phát, chưa nói đến sự thiếu minh bạch, vàng thau lẫn lộn. Nhiều trào lưu nghệ thuật du nhập. Bản thân các nghệ sĩ cũng thực hành nghệ thuật theo nhiều hướng. Song công tác phê bình và thẩm định nghệ thuật gần như bỏ ngỏ. Những giám tuyển có tài năng, học vấn, kinh nghiệm và tầm nhìn sẽ đóng góp nhiều cho sự phát triển của nghệ thuật nói chung, thị trường nghệ thuật nói riêng. Cùng chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) trò chuyện với giám tuyển Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc nghệ thuật Heritage Space. (Đối thoại mở 21/02/2024)
Ngày phát hành 11:45 | 7/11/2022
Lượt nghe: 1507
Biên đạo múa Hoài Anh, Nhà hát Chèo Hà Nội hiện là một trong những “biên đạo” hàng đầu được các đạo diễn lựa chọn cho các vở diễn sân khấu. Miệt mài cống hiến gần 30 năm qua, chị đã xây dựng nhiều tiết mục, tác phẩm múa từ sân khấu Nhà hát đến các sự kiện lớn. Dù ở vị trí nào chị cũng dành hết đam mê và có nhiều sáng tạo độc đáo. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) tuần này, mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về con đường nghệ thuật của biên đạo múa Hoài Anh. (Hành trình Sáng tạo 06/11/2022)
Ngày phát hành 16:14 | 4/5/2021
Lượt nghe: 596
Đến với âm nhạc từ nhỏ, với tài năng và niềm đam mê đặc biệt đã khiến nghệ sĩ Lưu Đức Anh gắn bó bên cây đàn dương cầm hơn 20 năm nay. Một nền tảng vững chắc, được đào tạo bài bản ở môi trường âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu thế giới cùng hàng loạt giải thưởng âm nhạc quốc tế, Lưu Đức Anh có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp ở nước ngoài nhưng anh quyết định trở về với khát vọng góp phần vào sự phát triển âm nhạc cổ điển ở nước ta. Với hàng loạt dự án gây được tiếng vang, anh đang tạo ra được nhiều cơ hội biểu diễn sân khấu chuyên nghiệp cho những nghệ sĩ tài năng trong và ngoài nước. (Hành trình Sáng tạo 02/05/2021)
Ngày phát hành 10:53 | 14/2/2022
Lượt nghe: 1669
Từng du học và tốt nghiệp xuất sắc ở Đức, là nghệ sĩ dương cầm hiếm hoi của nước ta từng chơi ở nhà hát Philharmonie de Paris (Pháp), nghệ sĩ piano Phó An My lại có một tình yêu đặc biệt với những nét đẹp của âm nhạc truyền thống. Chọn một con đường đi đầy chông gai khi liên tục thử nghiệm kết hợp giữa âm nhạc cổ điển với chất liệu âm nhạc dân gian truyền thống, chị không ngừng sáng tạo, tạo dựng cho mình phong cách riêng. (Hành trình Sáng tạo 13/02/2022)
Ngày phát hành 12:58 | 10/7/2023
Lượt nghe: 1808
Là họa sĩ trẻ nhưng Trịnh Quế Anh có nhiều sáng tạo với chất liệu sơn ta truyền thống. Tranh của chị mang đến sự rung động với người xem bởi sự trong trẻo, yên bình đến lạ! Những hình ảnh rất đời thường, rất gần gũi những đã biến hóa trở nên ấn tượng và có chiều sâu khi được chuyển tải trên tranh sơn mài từ chất liệu sơn ta. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật, mời quý vị và các bạn gặp gỡ và nghe câu chuyện của họa sĩ Trịnh Quế Anh. (Hành trình sáng tạo 09/7/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2020
Lượt nghe: 1120
Lê Thế Anh là một họa sĩ tài năng của trường phái hiện thực, nghệ thuật của anh không ồn ào, đình đám mà nhẹ nhàng, giản dị cộng thêm một chút hóm hỉnh, vui tươi như chính con người anh. (Hành trình Sáng tạo ngày 05/04/2020)
Ngày phát hành 11:39 | 28/12/2021
Lượt nghe: 890
Đam mê với cây đàn tranh từ nhỏ, đạt nhiều thành tích chuyên môn, nghệ sĩ Đoàn Phương Anh được đánh giá là gương mặt tài năng của âm nhạc truyền thống nước nhà. Không những thế, chị đang miệt mài “thắp lửa” đam mê cho học trò của mình với nhạc cụ truyền thống. (Hành trình Sáng tạo 26/12/2021)
Ngày phát hành 14:43 | 29/3/2022
Lượt nghe: 1720
Từ bỏ nghề xiếc đã theo học được 4 năm, nghệ sĩ ưu tú Ngọc Anh đến với âm nhạc dân tộc như duyên nghiệp để anh gắn bó và say mê theo đuổi trong sự nghiệp phát triển nghệ thuật của mình. (Hành trình Sáng tạo 27/03/2022)
Ngày phát hành 9:46 | 9/8/2022
Lượt nghe: 1473
Để nghệ thuật truyền thống không bị quên lãng, nhiều bạn trẻ có những ý tưởng độc đáo và triển khai những dự án góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với khán giả, nhất là giới trẻ, trong đó có thể kể đến Nguyễn Quốc Hoàng Anh - người sáng lập, giám đốc nghệ thuật của dự án “Lên ngàn”. Anh ấp ủ nhiều dự định mới lạ về sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống với nhiều lĩnh vực nghệ thuật đương đại để kể câu chuyện mới về di sản cũng như văn hóa dân gian. (Hành trình Sáng tạo 07/8/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2019
Lượt nghe: 1392
Lấy nghệ thuật làm phương tiện để phản ánh, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) Nguyễn Vân Anh được biết đến như người bảo vệ quyền của những người yếu thế, trẻ em, phụ nữ bị tổn thương bởi kỳ thị và bạo lực trong xã hội. (Hành trình Sáng tạo 31/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 1766
Nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Anh Tuấn quan niệm: “Nhiếp ảnh không có nghĩa đi chụp hời hợt bên ngoài mà càng chi tiết bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Ảnh phải đạt 3Đ: Đẹp - Đúng và Độc”. (Hành trình Sáng tạo 21/06/2020)
Ngày phát hành 11:19 | 20/4/2023
Lượt nghe: 1866
Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ là một người thầy, một nghệ sĩ và người kết nối, tổ chức hoạt động nghệ thuật, ở lĩnh vực nào anh cũng sôi nổi, nhiệt huyết. Luôn làm mới mình, tạo những bước chuyển bứt phá là những mục tiêu mà anh hướng đến trong hoạt động nghệ thuật. (Hành trình Sáng tạo 16/4/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2019
Lượt nghe: 912
Được biết đến là nhà điêu khắc có dấu ấn riêng với chất liệu sáng tác chủ đạo là sắt thép, kim loại, nhà điêu khắc Trần Văn An đã sáng tạo nên những tác phẩm điêu khắc mang hơi thở cuộc sống đương đại. (Hành trình Sáng tạo 18/08/2019)
Ngày phát hành 11:55 | 20/12/2021
Lượt nghe: 1705
Tác giả Đức Anh sinh năm 1993 tại Nga, hiện làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội. Đức Anh là tác giả các tiểu thuyết tâm lý, trinh thám như: Tường lửa, Thiên thần mù sương, Đảo bạo bệnh. Tiểu thuyết “Đảo bạo bệnh” của anh từng đoạt giải cuộc thi viết “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ngoài sáng tác, Đức Anh gây chú ý với những tiểu luận về văn chương và nghề văn. Anh cũng tự học chơi guitar, organ để tự đệm và thể hiện ca khúc, thắp lửa cho đam mê và tâm niệm “trốn đời trong nhạc xưa”. (Tôi và Tôi ngày 19/12/2021)
Ngày phát hành 9:9 | 14/3/2023
Lượt nghe: 1897
Là một nhà báo, nhà văn, Hoàng Anh Sướng còn là một người làm trà, đam mê trà. Cha anh là nghệ nhân trà Trường Xuân nổi tiếng Hà Thành, không chỉ kế tục con đường của tổ tiên mà còn nghiên cứu, truyền bá về văn hóa trà Việt Nam. Nhiều năm nay anh đã kế tục nghiệp làm trà của tổ tiên đồng thời tiếp nối trọn vẹn con đường mà cha mình đã đi. (Tôi và Tôi 12/3/2023)
Ngày phát hành 10:46 | 28/10/2022
Lượt nghe: 1747
Là một nhà biên kịch, nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Anh Vũ không chỉ say với văn chương nghệ thuật mà anh còn mê ẩm thực Hà Thành với những nét độc đáo, tinh tế riêng có. Đôi khi sự tinh tế ấy đến từ những điều nhỏ bé, bình dị. Ẩm thực Hà Thành không chỉ là câu chuyện món ngon, ấy còn là câu chuyện văn hóa và những góc hoài niệm của nhiều người, trong ấy có nhà biên kịch Nguyễn Anh Vũ. (Tôi và Tôi 23/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018
Lượt nghe: 2422
Là người đam mê nghệ thuật sơn mài từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họa sĩ Trần Anh Tuấn là cái tên nổi bật trong giới sơn mài Việt. Tình yêu của anh với nghệ thuật truyền thống đã được lan tỏa đến với các bạn nhỏ và bạn bè quốc tế. (Chân dung nghệ sỹ 26/11/2018)
Ngày phát hành 11:2 | 5/2/2024
Lượt nghe: 1972
KTS Đào Tuấn Anh sinh năm 1990 tại Tuyên Quang. Anh Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc năm 2013, hiện đang làm việc tại Công ty Cổ phần Đầu tư TAQUA. “Bí ẩn Ozon” Bộ truyện là dự án của nhóm tác giả gồm kiến trúc sư Tuấn Anh, bình luận viên thể thao Anh Quân và đội ngũ họa sĩ của TAQUA Group. Cùng trò chuyện cùng KTS Đào Tuấn Anh và đam mê “Nuôi sáng tạo với truyện tranh thuần Việt”. (Tôi và Tôi ngày 14/01/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2018
Lượt nghe: 2188
Với tinh thần ham học hỏi, kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Anh đã sáng tạo nên nhiều công trình mang dấu ấn độc đáo, mới lạ. (Chân dung nghệ sỹ 19/11/2018)
Ngày phát hành 8:18 | 26/9/2023
Lượt nghe: 2008
Bốn năm gần đây, ông bố ba con Châu An Khôi (tên khai sinh là Bùi Văn Huy) dành thời gian viết thơ cho thiếu nhi. Anh là tác giả 3 cuốn sách thơ dành cho thiếu nhi đã xuất bản: "Thơ cho bé học nói", “Khu vườn màu xanh”, “Bé tập làm người lớn”. Dường như, song song với việc kiến tạo không gian sống trong vai trò một kiến trúc sư thì anh cũng đang góp phần "kiến tạo ngôn ngữ", bồi đắp tâm hồn trẻ nhỏ bằng những vần thơ trong trẻo, dung dị. (Tôi và Tôi 24/9/2023)
Ngày phát hành 16:59 | 6/12/2021
Lượt nghe: 1739
GS Nguyễn Anh Trí được biết đến là giáo sư đầu ngành về huyết học truyền máu của nước ta. Không những thế GS Nguyễn Anh Trí còn có gia tài đồ sộ với hàng trăm bài thơ và mấy chục ca khúc. Ông cũng có 2 đêm nhạc rất ấn tượng tại Hà Nội và Quảng Bình. Cùng trò chuyện với GS Nguyễn Anh Trí để nghe những câu chuyện của ông với thơ và nhạc. (Tôi và Tôi ngày 5/12/2021)
Ngày phát hành 11:54 | 15/11/2022
Lượt nghe: 1753
HaNoi Rock City là tụ điểm, không gian sinh hoạt của cộng đồng nghệ sĩ âm nhạc độc lập tại Hà Nội. Nhắc đến HaNoi Rock City là nhắc đến một sân chơi đầy tự do, sáng tạo, nơi các nghệ sĩ trẻ theo dòng nhạc indie được biểu diễn và giới thiệu phong cách âm nhạc của mình từ những ngày đầu mới thành lập. Khách mời của chương trình Tôi và Tôi hôm nay là anh Võ Đức Anh, người đồng sáng lập HaNoi Rock City. (Tôi và Tôi 13/11/2022)
Ngày phát hành 18:16 | 28/11/2021
Lượt nghe: 574
Trưng bày đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu gần 70 hiện vật gốm men đặc sắc, được tuyển chọn từ bộ sưu tập cổ vật An Biên của nhà sưu tập Trần Đình Thăng (Hải Phòng) và một số hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. (Làn sóng nghệ thuật 23/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2020
Lượt nghe: 663
Năm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) kỷ niệm 75 năm ngày thành lập (7/9/1945 - 7/9/2020). Trong dịp này, Nhà hát Đài TNVN (tiền thân là Đoàn Ca nhạc Đài TNVN) vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân". Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) về sự kiện ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 01/9/2020)
Ngày phát hành 21:51 | 6/8/2021
Lượt nghe: 855
Vở kịch do Nhà hát Công an Nhân dân dàn dựng hướng tới kỷ niệm 76 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945). Tác phẩm xoay quanh một gia đình có truyền thống cách mạng với những cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến thời bình. (Làn sóng nghệ thuật 20/07/2021)
Ngày phát hành 16:48 | 27/7/2023
Lượt nghe: 1476
Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Liên đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn chương trình nghệ thuật “Đi cùng năm tháng” (do NSND Tống Toàn Thắng viết kịch bản và dàn dựng), với sự tham gia của các nghệ sĩ thuộc 3 đoàn biểu diễn của LĐXVN. Đây là lần thứ năm LĐXVN dàn dựng một tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao, hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, qua ngôn ngữ xiếc giúp cho thế hệ trẻ cảm nhận sâu sắc tinh thần hy sinh, quả cảm của người lính trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 21:23 | 10/8/2021
Lượt nghe: 710
Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Thế giới cần nữ siêu anh hùng”. Chủ đề chính của cuộc thi là nữ siêu anh hung, qua đó thúc đẩy nhận thức chúng ta có thể vượt qua mọi nghịch cảnh trong cuộc sống mà không cần phải từ bỏ những điều tốt nhất của bản thân. (Làn sóng nghệ thuật 23/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018
Lượt nghe: 742
Triển lãm trưng bày 35 bức tranh vẽ bằng chất liệu acrylic trên giấy dó: hình ảnh thân thương của Hà Nội như phố cổ, cầu Long Biên, sông Hồng mùa nước lên, cánh đồng ngoại ô, mùa sen hồ Tây, thiếu nữ tha thướt trong tà áo dài…(Làn sóng nghệ thuật 27/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020
Lượt nghe: 655
Liên hoan sân khấu "Hình tượng người chiến sĩ CAND" đang diễn ra tại thủ đô với sự góp mặt của 27 nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước với 33 vở diễn thuộc 4 thể loại: Kịch nói, Chèo, Cải lương, Dân ca kịch. (Làn sóng nghệ thuật 17/7/2020)
Ngày phát hành 12:18 | 13/3/2023
Lượt nghe: 853
Sáng nay, tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật (trực thuộc Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) phối hợp cùng Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 tổ chức giới thiệu cuốn tiểu luận "Mây trong đáy cốc" của nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ. Đây là cuốn tiểu luận thứ ba của anh, tập hợp hơn 30 tiểu luận được viết trong 5 năm trở lại đây. Đỗ Anh Vũ sinh năm 1980 tại Hà Nội, được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực. Các sáng tác thơ, văn, tiểu luận hay ca khúc của anh đều thẫm đẫm một tình yêu tiếng Việt. "Một người Việt Nam bình thường, sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi lại trở về với đất mẹ ngay trên chính quê hương của mình, có lẽ chưa chắc đã nghĩ nhiều về tình yêu tiếng Việt. Họ sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống, như hít thở không khí từ trời xanh. Thế nhưng khi những biến cố xảy đến ở phạm vi xã hội hoặc đời sống cá nhân thì đó chính là lúc tình yêu tiếng Việt trỗi dậy một cách tha thiết, mạnh mẽ, nóng bỏng..."
Ngày phát hành 21:52 | 5/2/2022
Lượt nghe: 503
Dự án nghệ thuật do Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và Ban Điều hành “Công nữ Anio” tổ chức. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023). Vở opera dựa trên câu chuyện có thật trong lịch sử giao thương giữa Việt Nam và Nhật Bản từ những năm đầu thế kỷ 17. Công nữ Ngọc Hoa (công nữ Anio) là con gái của Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Nàng đã gặp và phải lòng chàng thương nhân Nhật Bản Araki Sotaro, cùng nguyện ý kết duyên vợ chồng. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên dù phản đối việc gả con gái đến một đất nước xa lạ, nhưng tình yêu sâu đậm của họ đã khiến Chúa đồng ý ban hôn cho hai người và tiễn họ đến Nagasaki, Nhật Bản. Người dân Nagasaki tiếp đón công nữ Ngọc Hoa nồng hậu và gọi nàng bằng cái tên thân mật “Anio-san”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 14:52 | 20/2/2024
Lượt nghe: 1714
Đi lễ chùa đầu năm là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Vậy nhưng, câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”, cũ nhưng luôn mang tính thời sự, đó là việc đi lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh khác đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này. Đi lễ chùa nhưng lại không có hiểu biết nhất định về không gian, về sự tích, sự linh thiêng nơi mình đến. Đó là còn chưa nói đến việc thắp hương, đặt lễ, đốt vàng mã quá nhiều. Rồi rải tiền lẻ ở trên ban thờ, nhét tiền vào kẽ tay chân tượng Phật, bẻ lá vặt cành hái lộc, xả rác bừa bãi…Phóng viên chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ có cuộc trò chuyện với nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng về câu chuyện đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Cũng xin nói thêm, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng là người chuyên tâm nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, đạo Phật, Thiền và trà đạo; tác giả của các đầu sách “Hạnh phúc đích thực”, “Bùa ngải xứ Mường”, “Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu”:
Ngày phát hành 8:57 | 6/2/2024
Lượt nghe: 2161
Tục lệ mừng tuổi, có từ ngàn đời nay, tuy nhiên ngày một trở nên phiền phức trong xã hội hiện đại. Phú quý sinh lễ nghĩa đã làm biến tướng một phong tục tốt đẹp. Không còn giữ được ý nghĩa gốc về “món tiền nhỏ may mắn”, lì xì trở thành gánh nặng với không ít người. Theo nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng, lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm. Ví dụ như có thể lì xì bằng sách, đồ chơi phù hợp với đối tượng người nhân. Trong phong gói quà mình viết thiệp chúc mừng năm mới kèm một lời chúc ý nghĩa tới người nhận. Những món quà ấy sẽ giúp người nhận, đặc biệt là trẻ em hình thành thói quen đọc sách, phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng những hạt giống thiện lành:
Ngày phát hành 14:14 | 12/6/2023
Lượt nghe: 1030
Trẻ em đọc gì, xem gì, làm gì, chơi ở đâu trong những ngày nghỉ hè là câu hỏi không có gì mới. Nhưng với một tác giả có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi và từng có thời gian giữ chuyên mục “Anh Chánh Văn” của báo Hoa Học Trò như nhà văn Hoàng Anh Tú thì câu hỏi ấy luôn thường trực trong anh suốt nhiều năm nay. Theo nhà văn Hoàng Anh Tú, ngày hè là dịp để các em vui chơi thư giãn sau những ngày học tập, thi cử căng thẳng. Vì thế các bậc phụ huynh cần lên một kế hoạch cùng con đi hết mùa hè bắt đầu bằng việc hiểu con mình thích gì, tính cách như thế nào. Hãy cho trẻ được tận hưởng đúng nghĩa một mùa hè rảnh rỗi thay vì cuống cuồng chạy hết từ lớp học này sang lớp học kia… (Văn nghệ 13/06/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2018
Lượt nghe: 774
Thơ phổ nhạc: "Em sẽ đến" (Nhạc: Lương Hải; Thơ: Nguyễn Lam Điền); Thưởng thức tác phẩm: Tiểu thuyết "Những ngọn nến cháy tàn" của nhà văn Márai Sándor; Câu chuyện phóng viên: Liên hoan múa rối quốc tế 2018; Giai thoại văn nghệ sĩ: Nữ sĩ Ngân Giang - giai nhân đất Hà Thành qua câu chuyện của nhà văn Hoàng Quốc Hải. (Điểm hẹn Văn nghệ 27/10/2018)
Ngày phát hành 11:55 | 4/11/2021
Lượt nghe: 1059
Đề tài chiến tranh không chỉ thu hút người sáng tác văn chương mà còn hấp dẫn giới phê bình. Với “siêu đề tài” này, chúng ta đã có rất nhiều bài nghiên cứu, khảo sát, chuyên luận. Trong đó, người viết mong muốn góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn để khái quát diện mạo của các sáng tác viết về đề tài chiến tranh. Gần đây, TS. Nguyễn Anh Vũ vừa ra mắt chuyên luận “Tự sự về một cuộc chiến tranh qua Dấu chân người lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh”. Sách do NXB Văn học ấn hành. Bằng cách tiếp cận ba tác phẩm tiêu biểu viết về chiến tranh trong nền văn học nước nhà, chuyên luận đã có những hướng đi như thế nào để lí giải về cái mới và cái khác trong hành trình sáng tạo của nhà văn khi cày xới cùng một đề tài? BTV Nguyễn Hà có một vài chia sẻ về tác phẩm. Mời quý vị và các bạn cùng nghe
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2017
Lượt nghe: 1428
Giai điệu cảm xúc sâu lắng của ca khúc "Mẹ gọi tên anh" được nhạc sĩ Trọng Lưu phổ thơ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Lương Hữu Quang có hình tượng xuyên suốt là dáng hình người mẹ mỏi mòn ngóng chờ tin con. Câu hát "Mẹ ngồi đấy nhiều năm chờ đợi / Thành tượng người vô cảm sóng thời gian" hay " Anh đã thành đám mây Trường Sơn / Theo gió trời quanh quẩn bên mồ cha..." khiến nhiều cựu chiến binh nghĩ tới các đồng đội đã ngã xuống trong những trận đánh. Nhiều người trong số họ vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Vì thế gia đình và thân nhân của họ vẫn luôn hy vọng các anh sẽ trở về, dù chỉ là những kỷ niệm. (Điểm hẹn văn nghệ 15/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2020
Lượt nghe: 2760
20 tác phẩm được trao giải trong Cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần thứ 4 (2017 - 2020) do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. (Điểm hẹn văn nghệ 14/11/2020)
Ngày phát hành 11:27 | 18/2/2022
Lượt nghe: 1319
“Yêu sách của Antigone” là tác phẩm cô đúc các bài giảng của học giả Judith Butler tại các trường đại học lớn như Đại học California, Cornell và Princeton năm 1998, bàn về tác phẩm kinh điển “Antigone” của Sophocles dưới góc độ nữ quyền. Vở kịch, nằm trong bộ 3 câu chuyện thành Thebes, kể về gia đình bi thương của ông vua Oedipus-kẻ đã giết cha lấy mẹ, số phận cô con gái Antigone (kết quả của mối tình oan nghiệt này) và bi kịch của nàng. “Yêu sách của Antigone” được đánh giá là “một trong những tác phẩm quan trọng nhất của giới học thuật trong 50 năm qua
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2020
Lượt nghe: 937
“Khi gió đồng ngát hương, rợp trời chim én lượn/ Cây nẩy đầy chồi xanh, mây trắng bay yên lành...” (Bài hát “Mùa chim én bay” do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Diệp Minh Tuyền). (Điểm hẹn văn nghệ 08/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2019
Lượt nghe: 910
Đều là người lính, nhạc sĩ Doãn Nho và nhà thơ Hữu Thỉnh dường như đã sớm tìm thấy sự đồng điệu trong ý nhạc lời thơ. Bài hát nhanh chóng trở thành “Binh chủng ca” của bộ đội Tăng - Thiết giáp. (Điểm hẹn văn nghệ 25/5/2019)
Ngày phát hành 11:0 | 16/3/2023
Lượt nghe: 833
Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp cùng Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức ra mắt tập tiểu luận “Mây trong đáy cốc” của TS. Đỗ Anh Vũ. Sách do NXB Đà Nẵng ấn hành. “Mây trong đáy cốc” gồm 32 tiểu luận được tác giả viết rải rác trong 5 năm, 32 tiểu luận chia làm 3 phần: Mấy cuộc bể dâu (21 bài viết), từ các ngữ liệu văn học, ca từ ca khúc, tác giả đi vào khảo luận, phân tích, thẩm định các vấn đề quen thuộc, gần gũi; soi gương nhân ảnh (8 bài viết), đi vào các tác giả cụ thể với những điểm nhìn khác nhau trong sự văn chương của họ; hay là - nên thế - đã đành (3 bài viết), xoay quanh vấn đề ngôn ngữ và văn hóa. Cuốn sách này có gì thú vị? Sau đây, chúng ta cùng ngắm “Mây trong đáy cốc” qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 12:31 | 30/3/2023
Lượt nghe: 854
Xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã ba lần được phong anh hùng. Vùng cát ven biển từng bị bom đạn cày xới trong chiến tranh đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác văn học nghệ thuật. Với mong muốn “dựng lên đài tưởng niệm bằng ngôn từ”, gần đây, NXB Hội Nhà văn đã ra mắt hai cuốn sách: “Bình Dương – Vùng đất anh hùng” và “Vườn mẹ”, tập hợp những bài viết chất lượng về mảnh đất đã chịu nhiều đau thương, mất mát này.
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2018
Lượt nghe: 1021
Sài Gòn Anh Yêu Em là một bộ phim tình cảm hài hước của đạo diễn Lý Minh Thắng ra mắt năm 2016 xoay quanh ba câu chuyện tình yêu đôi lứa vô cùng đặc biệt và một tình mẫu tử rất thiêng liêng. Điều gì đã làm nên thành công tác phẩm điện ảnh này khi nhận được 5 giải thưởng tại Cánh Diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam? Hãy nghe những chia sẻ của khán giả trong chuyên mục “Thưởng thức tác phẩm” trong chương trình Điểm hẹn văn nghệ ngày 07/04.
Ngày phát hành 11:41 | 13/5/2024
Lượt nghe: 5058
“Qua giêng rồi anh ở nơi đâu / Về cùng em mình đi trẩy hội / Về cùng em câu chờ câu đợi / Về cùng anh duyên thắm lá trầu…” (Bài hát “Quan họ anh về” thơ Nguyễn Thiện, nhạc Minh Dương). (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2017
Lượt nghe: 1618
Giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam nói riêng cũng như giải thưởng của các hội văn học nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương thường không tạo được sự chú ý của dư luận, không hấp dẫn dưới con mắt của các nhà phê bình và người đọc, người nghe, người xem. Có nhiều lý do, và hãy cùng các biên tập viên Văn nghệ giải mã phần nào lý do đó. (Điểm hẹn văn nghệ 11/02/2017)