Hệ thống tìm thấy 232 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015
Lượt nghe: 3429
Giọng điệu lãng mạn, giàu nhạc cảm và trong trẻo của văn chương Pautốpsky viết về tình yêu, về những con người bình dị mà ấn tượng. Trên nền không gian sông nước, bến tàu, câu chuyện của Ku-zmin và On-ga thật đẹp và nhớ mãi trong lòng các thế hệ người đọc, người nghe. (Đọc truyện đêm khuya 20/5/2015)
Ngày phát hành 15:52 | 28/1/2021
Lượt nghe: 970
Câu chuyện về làng Thung Dài với những mảng miếng ký ức dần hiện ra trong lời kể của ông già và cô cháu. Sau bao nhiêu năm xa quê, ông trở về nhưng mọi sự đã đổi thay, không còn như xưa nữa. Làng quê gắn cuộc sống với rừng, kiếm sống bằng những sản vật của rừng, nay đã không còn nữa. Họ đã bán dần từng quả đồi để làm du lịch, khai thác sân gôn, mua bán bất động sản… và người dân làng Thung Dài đã quen với nhịp sống ấy. Qua lời kể của cô cháu, mọi sinh hoạt của dân làng đã đổi thay, khiến ông già hết sức ngạc nhiên. Những kỷ niệm thời trai trẻ của ông già lúc còn ở làng với các chị, các cô..chỉ còn là ký ức, họ không còn đi rừng nữa, không phụ thuộc vào việc kiếm sống hàng ngày với những sản vật của rừng. Thanh niên trai tráng bỏ làng đi làm ăn xa, người dân cũng bỏ ruộng, bỏ rừng …Nghe cô cháu kể sự đổi khác của quê hương, ông già chỉ biết im lặng, thở dài, cũng phải thôi, thời thế phải khác, không thể như ngày xưa nữa. Tìm lại quê nhà sau bao năm xa cách, muốn mua một quả đồi để trồng lại cây sim, cây mái.. ông muốn tìm lại quê cha đất tổ, tìm lại khu rừng ngày xưa ông đã từng thân thuộc. Bao trùm câu chuyện là nỗi buồn man mác, gợi nhiều suy nghĩ và băn khoăn cho chính chúng ta, rằng không phải sự đổi thay nào cũng khiến cho mọi thứ trở nên tốt đẹp. Những hoài niệm xưa cũ, nếp sống của làng quê nằm trong ký ức có thể là phần đời đẹp đẽ theo suốt đời người…
Ngày phát hành 15:24 | 19/11/2024
Lượt nghe: 232
Những trang truyện ngắn “Mùa Xuân của Sú” thiên về trần thuật xung đột đơn tuyến, cho thấy tác giả chưa phải là một cây bút quá sành sỏi về nghệ thuật xây dựng tình huống cốt truyện. Nhưng vì thế sáng tác này lại có được sự mộc mạc, dễ mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác về tình người, về sự gắn bó của cô giáo với học trò vùng cao. Đó là câu chuyện của nhân vật Sú, một cô bé lớp Tám bị người bố ép buộc nghỉ học để lấy chồng bên kia biên giới. Cùng quẫn và kiệt sức trong khi trốn chạy, cô bé Sú tưởng đã mất mạng nếu như không có vòng tay cưu mang, cứu giúp của cô giáo và những người bạn học. Thông qua câu chuyện của mình, tác giả đã nêu lên thực trạng cũng là vấn nạn, là hành vi lợi dụng tâm lý người dân vùng cao để lừa đảo mua bán trẻ vị thành niên qua bên kia biên giới. Tương lai của những cô bé ấy sẽ đi về đâu ở xứ người nếu như không có sự chung tay ngăn chặn của xã hội, của lực lượng bộ đội biên phòng. Con đường đến trường của trẻ em vùng cao vẫn còn đó bao nỗi gian nan. Là một cô giáo nhiều năm gắn bó với ngôi trường ở vùng đất biên giới Tây Bắc, có lẽ hơn ai hết tác giả Đào Thanh Tám thấu hiểu những nỗi niềm của con người nơi đây. Những trang viết của chị dù vẫn còn nét nguyên sơ, mô phạm nhưng ít nhiều đã chạm đến không khí hiện thực cuộc sống đã trải nghiệm….
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 1074
Là người viết say mê với đề tài vùng cao, nhà văn Tống Ngọc Hân luôn muốn kể cho độc giả những câu chuyện đẹp nhất mà ý tưởng chợt đến có khi chỉ bắt đầu từ những bông hoa nhỏ bé hay những nụ cười bẽn lẽn của những cô cậu mới lớn mà nhà văn tình cờ gặp trong đời và đưa vào trang viết. "Kiều mạch trắng” là một câu chuyện mà nhà văn gửi gắm nhiều thông điệp. Nhưng cốt lõi vẫn là thông điệp về tình huynh đệ (Đọc truyện đêm khuya phát 28/2/2019)
Ngày phát hành 16:30 | 28/10/2021
Lượt nghe: 800
Chàng trai người Cà Mau chia sẻ rằng anh luôn muốn làm mới mình qua nhiều “phép thử” với đề tài chiến tranh, thiếu nhi. Thế nhưng, thiên nhiên và con người miền Tây vẫn là điều anh tâm đắc và có một vị trí đặc biệt trong tâm hồn. Duy chia sẻ: “Tình yêu gia đình, quê hương đã khơi trong tôi nhiều xúc cảm vì dòng sông, cánh đồng, nhịp sống lao động ở đây đã khắc sâu vào ký ức tuổi thơ. Vùng đất tưởng chừng rất đỗi thân thuộc nhưng càng tìm hiểu thì “càng ngắm càng say”, viết bao nhiêu cũng chưa thể khai thác hết được vẻ đẹp của nó”. Cách kể chuyện của anh có nét hồn nhiên, sôi nổi của tuổi trẻ, nhưng nổi bật là giọng văn đằm thắm, điềm đạm như một người từng trải. Lý giải điều này, anh cho biết việc tích cực đọc sách, không ngại đi đây đó, dấn thân, lăn xả vào thực tế đã bồi đắp cho vốn sống thêm dày dặn, chững chạc. Anh còn bật mí thêm, sự lắng nghe để tiếp thu, sửa đổi theo những góp ý chân thành của những người xung quanh cũng đã giúp cho sản phẩm qua từng ngày được hoàn thiện, mượt mà. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 15:30 | 7/3/2023
Lượt nghe: 310
Truyện ngắn “Bình minh Đắk D’Rao” được viết trong thời gian tác giả tham gia trại sáng tác văn học tại Đắc Nông do Bộ Công an tổ chức. Đây là truyện ngắn được lấy ý tưởng về một người nữ chiến sỹ công an mồ côi có cha là người Campuchia, mẹ là người Việt Nam. Trong một lần về cơ sở cô đã gặp lại kẻ thù đã giết chết cha mẹ mình. Nỗi đau mất mẹ, mất cha từ thuở bé khiến cho Ngọc Vạn luôn bị ám ánh, đeo bám. Hơn hai mươi năm sau, cô đối mặt với kẻ thủ ác giết cha mẹ mình, đôi mắt cô căm phẫn, uất nghẹn, cô muốn trả thù cho cha mẹ cô. Kẻ thủ ác giờ đã là một sư thầy, ông ta ân hận vì những tội ác đã gây ra trong quá khứ và giờ đây, khi đối diện với cô gái, ông ta run sợ và chạy trốn, ông lao thẳng xuống vực sâu trong đêm đen. Chỉ có cái chết mới có thể xóa bỏ được sự hối hận, dẫu muộn màng của kẻ ác. Nhưng, với nhân vật Ngọc Vạn, có lẽ nỗi đau ấy vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai. Những tình tiết của câu chuyện đan xen quá khứ, hiện tại mang màu sắc ma mị và lôi cuốn. Cốt truyện lắt léo, biến tấu linh hoạt, bất ngờ với văn phong tự nhiên, cuốn hút là điểm nhấn hấp dẫn cho truyện ngắn này. Qua câu chuyện, tác giả đã gợi lại một giai đoạn lịch sử của đất nước, truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa và nhân văn về lòng vị tha, tình yêu đất nước, tình yêu con người của phụ nữ Việt Nam.
Ngày phát hành 9:0 | 3/1/2023
Lượt nghe: 311
“Liệu cô có nên tin vào một tình yêu lặng thầm, bền bỉ và vĩnh cửu như đã từng diễn giải về Cúc Họa Mi? Cuộc đời luôn có những cánh cửa là để chúng ta tự mở ra.” Câu kết của truyện thật ấn tượng và chúng ta tự hỏi, tại sao tác giả chọn “Cúc Họa Mi” mà không chọn một loài hoa khác, lại sáng tạo thiết kế cho riêng mình “cánh cửa họa mi”? Truyện dần mở ra một câu chuyện tình yêu rất nhẹ nhàng, tưởng chừng không có gì nhưng lại rất hấp dẫn từ đầu đến cuối, bởi rất nhiều cú twist kịch tính như một phim điện ảnh đan xen hiện tại, quá khứ, tương lai của hai nhân vật. Là 8 đoạn ngắn của truyện, có thể tách rời thành 8 câu chuyện nhỏ, cứ nghĩ không ăn nhập gì với nhau, nhưng thật sự lại gắn kết giống như từng mảnh ghép của một “cánh cửa” tình yêu. Mở đầu truyện ở thì hiện tại, người đọc, người nghe hồi hộp thấp thỏm cùng cô gái chủ shop hoa, một cuộc giao dịch làm ăn tưởng chừng thất bại…Tiếp theo lại là câu chuyện ước mơ tương lai của cô bé con muốn đám cưới của mình sau này được trang hoàng bằng loài hoa trắng giản dị, tinh khôi, thuần khiết - cúc họa mi, mang biều tượng tình yêu vĩnh cửu như trong không gian thiết kế lể đài hoa của người mẹ… Rồi ở cái phút 89, khi cô gái “mắt ngấn nước” trong thất vọng thì “Gã đến, hộc tốc, lấm lem. Quần sọt rách ngay đùi mảng to. Cái áo thun trắng cũng nhàu nhĩ thể như gã vừa ngã vào một nồi cháo lòng ...”, cuộc giao dịch hoàn thành trong chờ đợi nghẹt thở. Nhưng cú twist đột ngột, ở thì quá khứ, một câu chuyện buồn, một gia đình ly tán bởi một trong hai người không còn yêu người kia… Và người mang nỗi buồn nỗi đau đó là cô gái, trở thành cô chủ shop hoa, lấy tình yêu hoa, khỏa lấp những trống vắng trong mình. Thế rồi cô gặp lại cái “gã” giao hoa suýt làm cô phá sản, cái gã mà khi gặp lại cô, “Gã đã dặn lòng mình, nếu người phụ nữ đầu tiên nào khóc vì gã. Gã phải thương người đó suốt đời”. Tại sao lại là “Cánh cửa họa mi”? Phải chăng như tác giả đã lý giải: “Cúc Họa Mi tượng trưng cho tình yêu thầm lặng mà vĩnh cửu. Là yêu sâu sắc một người và lặng lẽ dõi theo người đó. Một thứ tình yêu tuyệt đối chân thành, giản dị, không vẩn đục, mong mỏi người mình yêu được hạnh phúc mãi mãi”. Chính những đóa cúc họa mi nhỏ bé, khiêm nhường nhưng khiến cho trái tim tác giả rung cảm không thôi mê mẩn, xao xuyến, xốn xang yêu thương. Bằng tình cảm chân thực nhất, tác giả phả vào nhân vật những ngôn từ thương yêu, để cho nhân vật của mình cùng nhau mở “cánh cửa họa mi”, cùng đến với một tình yêu đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng và rất đỗi chân thành. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 11:23 | 21/9/2022
Lượt nghe: 987
“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió” của nhà văn Hồ Ngọc Quang bắt đầu từ tình huống nhân vật tôi – một người thầy bị hỏng xe dọc đường, xe máy bị xịt lốp ở cánh rừng không một bóng người. Thật may mắn khi anh gặp lại Thùy – cô học trò cũ trường sư phạm năm xưa, cô mời anh ở lại nghỉ ngơi qua đêm, giúp thầy sửa xe. Câu chuyện của họ ấm dần lên khi nhắc đến những học trò cùng lớp với Thùy, cuộc sống mưu sinh hiện tại của họ khá vất vả, khó nhọc. Nghe cô học trò kể về bạn bè, anh không khỏi băn khoăn, day dứt. Bao nhiêu năm mới gặp lại, bấy nhiêu kỷ niệm thân thương ùa về, biết hoàn cảnh của từng em học trò năm xưa, anh cảm thấy xót xa, buồn bã. Nhưng trong câu nói lạc quan của cô học trò, rằng chúng em phải cố gắng không được nản, không được gục ngã, phải gắng từng ngày để vươn lên. Bản thân Thùy đã tự nguyện lên vùng núi này dạy học, đưa mẹ già lên sinh sống, một mái nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ, ngăn nắp ở bìa rừng, chồng Thùy là công nhân trồng rừng, miệt mài với công việc. Họ lặng lẽ dâng hiến những điều nhỏ bé nhất để xây dựng cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn, tươi sáng hơn. Câu nói của người mẹ “Bây giờ mình trồng thì con cháu sau này mới có rừng. Còn bây giờ có cây nào chặt bán cây đó để ăn thì mươi năm nữa đời con cũng không có rừng chứ đừng nói đời cháu” khiến nhân vật tôi và cả chúng ta phải ngẫm ngợi. Người mẹ già đã khuyên bảo con rể những điều thật sâu sắc, hãy vì ngày sau, hãy bảo vệ rừng. Những việc làm thầm lặng của họ khiến chúng ta ấm lòng. Nơi cánh rừng hoang sơ ấy, những con người bình dị đang gắng từng ngày vươn lên, gieo con chữ, gieo từng mầm xanh, ươm cho đời sự sống tươi xanh và đầy hy vọng. Tình huống hỏng xe nơi bìa rừng đối với người thầy ấy lại là điều trong rủi gặp may, anh được gặp lại cô học trò năm xưa, được chứng kiến cuộc sống của họ nơi xa xôi này, nhưng cũng chính họ đã tiếp thêm cho anh niềm tin yêu vào cuộc sống, không thể gục ngã, không thể lùi bước mà hãy gắng vươn lên, âm thầm nhưng mạnh mẽ. Tình người ấm áp, sâu nặng, nghĩa tình của mẹ con cô học trò đối với thầy giáo cũ khiến chúng ta được tiếp thêm niềm tin, niềm vui vào cuộc đời, rằng đằng sau những vất vả, bộn bề lo toan cuộc sống, họ vẫn sống thật trọn vẹn, nghĩa tình thủy chung, đầy lạc quan, yêu đời. Câu chuyện khép lại trong tình cảm thầy trò quyến luyến khi chia tay, điều đọng lại dư ba là tình người ấm mãi, cứ tỏa lan như cánh rừng kia, xanh đến nao lòng…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 10:54 | 15/12/2022
Lượt nghe: 340
Truyện ngắn “Khâu trăng mùa khuyết” của nhà văn Vũ Ngọc Giao để lại nhiều ám ảnh cho người đọc. Nhân vật chính của truyện là Luyến, một người mắc bệnh mộng du. Cuộc sống của Luyến dường như đi giữa hai bờ hư thực. Cô vẫn sống giữa mọi người. Nhưng cũng có những chuyến đi trong đêm trăng đầy mộng mị… “Khâu trăng mùa khuyết” gây chú ý từ nhan đề, sau là tới cách kể chuyện. Tác phẩm ban đầu phảng phất yếu tố liêu trai. Đôi khi lại giống như một câu chuyện truy tìm sự thật – một sự thật mà dường như đến người trong cuộc cũng hết sức mơ hồ hoặc cố tình che giấu: Luyến tìm ai trong đêm trăng chăng? Đứa trẻ đến như phép lạ hay lại đem đến một bi kịch khác cho gia đình?... Mọi thứ đều mờ nhòe, như thể nghe lại mọi chuyện từ một trí nhớ đứt quãng, hoặc như nhìn trăng trong nước. Tất cả đều có thể là sự thật. Hoặc không. “Khâu trăng mùa khuyết” là một truyện ngắn đầy chất văn. Tác phẩm không thiên về việc kể một câu chuyện mạch lạc mà men theo cảm xúc của nhân vật. Cũng chính vì vậy, khi kết truyện là mảnh ghép cuối cùng, làm sáng tỏ tất cả thì chính những người trong cuộc lại chọn cách đào sâu chôn chặt. Bởi sự thật kia không quan trọng bằng mái ấm mà họ đang gìn giữ.
Ngày phát hành 15:27 | 18/2/2022
Lượt nghe: 421
“Múa trên miền tứ phủ”là câu chuyện của Thành - một đứa con cầu tự của cửa Cha, cửa Mẹ, của Thần Đình Tứ Phủ. Nhà văn sử dụng cách kể chuyện tự sự khi nhập vào nhân vật, lúc đặc tả khách quan bằng giọng văn thấm đẫm chất thơ làm nhân vật hiện lên trong không gian đầy hiện thực mà cũng rất đỗi huyền ảo. Thành vừa gần gũi lại vừa xa xôi như cậu Hoàng Bơ trong thập nhị thánh cậu. Và chính Thành đi trên con đê sông Hóa đưa người đọc trở về với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, một tín ngưỡng bản địa thuần thành lấy việc tôn thờ Mẫu làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo vệ và che chở cho con người. Tín ngưỡng ấy đã được giới tính hoá mang dáng hình của người Mẹ, là nơi mà người phụ nữ chân lấm, tay bùn suốt đời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trên đồng cao, ruộng trũng đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến chuyên quyền, độc đoán. Thành đi giữa đôi bờ tỉnh - thức, hư - thực, tỏ - mờ của cõi người và cửa Mẫu. Và Thành có một đức tin nguyên sơ, vững chắc vào tam tòa thánh mẫu, tứ phủ công đồng. Đức tin khiến Thành nuôi dưỡng đam mê cháy bỏng để lựa chọn nghề nghiệp trở thành một nghệ sĩ kịch hát dân tộc thay vì nối nghiệp bố để trở thành một chiến sĩ Công an như ước mong của gia đình. Đó là một lựa chọn đúng đắn, sáng suốt nhất của Thành, bởi sống và làm việc mà không có đam mê, đó là nỗi bất hạnh của con người. Khi có đức tin thì con người sẽ có đủ nghị lực để vượt qua những tai ách, ngang trái giăng ra cản bước trên đường đời. Đức tin ấy còn cao hơn niềm tin rất nhiều lần. Bởi suy cho cùng, đức tin vào Thánh Mẫu là tin vào yêu thương, bác ái, và sự bình đẳng của con người với con người trong một xã hội còn nhiều cạm bẫy và lắm khổ đau. Thì ra đức tin vào những điều tốt đẹp vẫn còn sót lại ở trần gian này. Thử hỏi không có đức tin mà đôi khi chúng ta cho rằng còn nhiều hư ảo ấy, thì Thành có gục ngã không khi nhìn thấy những giọt máu bắn ra tay mà ai biết có phải bệnh lao phổi di truyền không, khi nghe thấy tiếng ho của mẹ chật kín ba gian nhà nhỏ trong một chiều mưa nơi thôn quê yên ả. Một mầm cây mùa xuân được mưa móc tưới nhuần trỗi dậy mãnh liệt trong lòng Thành mà không điều gì, không một ai có thể ngăn cản được. Mầm cây chầm chậm lớn lớn, nhẩn nha xanh và dịu dàng tỏa bóng mát xuống tâm hồn Thành. Tâm hồn của một nghệ sĩ - một thanh đồng có thiện căn hiền lành và thiên lương trong sáng như hạt cốc vũ - mưa rào từ mà Thánh Mẫu từ trên tiên giới ban xuống cõi trần. Câu chuyện khép lại mà không gian quanh chúng ta vẫn xập xòe khăn chầu, áo ngự, ngan ngát hương trầm, hoa huệ, và réo rắt những làn điệu chầu văn trong các giá hầu thỉnh mời thánh mẫu về giáng đền, giáng phủ. Và Thành ở đó. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 15:51 | 5/4/2021
Lượt nghe: 978
Có thể so với một số cây bút tiêu biểu về đề tài miền núi như Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Tống Ngọc Hân, truyện ngắn của Chu Thị Minh Huệ bớt ngồn ngộn chi tiết và tiết chế sự dữ dội hơn. Bù lại, tác giả rất biết cách để những trang văn của mình không trở thành minh họa thuần túy cho tập tục của đồng bào dân tộc ở Hà Giang. Những câu văn ngắn, dễ hiểu, vừa phải, cô đọng kể cho chúng ta về câu chuyện về thân phận người Mông ở Yên Minh, ở Đồng Văn thông qua những nét sinh hoạt, văn hóa đặc sắc từ nghìn xưa. Nhà văn có thói quen đặt ra các câu hỏi, các giả thiết rồi lại tự lý giải để làm sáng lên những thắc mắc, làm mạch nối cho các diễn biến tiếp theo. “Nối dây” ở đây không đi theo mô – típ thông thường là lên án một tập tục lâu đời đã thành lạc hậu. “Nối dây” là để nối lại đường đi của tình yêu, số phận con người tuân theo lẽ tự nhiên lúc ban đầu. Vì thế, dù câu chuyện kết thúc bằng cái chết của Vảng và Pà, hai người yêu nhau mà không cưới được nhau nhưng lại không hoàn toàn buồn thảm, bi kịch. Ở đó, ta vẫn thấy được ánh sáng của một đời sống mới, tiếp nối mới - Những người ở lại – Dua và Phủ, không còn phó mặc cho số phận mà biết đấu tranh và giữ lấy hạnh phúc. Thêm một điểm cộng cho nhà văn Chu Thị Minh Huệ khi chị viết về điều ấy với một ngòi bút khá tự nhiên và thấm đẫm tình người (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 12:54 | 9/1/2023
Lượt nghe: 290
Liên tục các bài báo phản ánh sai sự thật, tố cáo Quang Thiện đã khiến cho dư luận bàn tán xôn xao, Đỗ Thiết đang đắc chí thì nhận được công văn hỏa tốc của Ban kiểm tra Đảng úy khối và Ban Tư tưởng, hắn ta vô cùng chột dạ và lo lắng. Trong khi đó Nguyên An hẹn gặp Quang Thiện với tập báo trên tay, cả hai đã nắm chắc Đỗ Thiết bày binh bố trận cái trò bẩn thỉu này. Khi được Nguyên An bày cách trả thù thì Quang Thiện từ chối, anh không muốn lấy các ác trừng trị cái ác. Anh muốn xử lý êm thấm vì dù sao cũng là anh em trong cơ quan với nhau. Nguyên An thấy Quang Thiện hiền quá, đành im lặng. Ngay sau đó, các báo đã đính chính thông tin sai sự thật về Quang Thiện. Qua giọng đọc PTV Minh Nguyệt, mời các bạn tiếp tục dõi theo diễn biến tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái:
Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2017
Lượt nghe: 5825
Cũng như hầu hết các tác phẩm của Ma Văn Kháng, truyện ngắn này là một mảnh ghép nhỏ, một tình huống rất dễ gặp phải trong nhịp sống thường nhật. Từ đó, nhà văn từ từ .mở ra cả một câu chuyện. Câu chuyện ở đây là những kỷ niệm khó quên của hai người bạn, hai người lái tàu hỏa thời chiến tranh. Nhà văn không kể lể dông dài mà khéo lồng câu chuyện ấy vào những lời tâm tình khi họ gặp lại nhau. Một lần nữa, tài sắp đặt, biến hóa của một người viết sành nghề được thể hiện. (Đọc truyện đêm khuya 20/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2016
Lượt nghe: 1291
Tác phẩm mở đầu chậm rãi trong giọng văn và tâm trạng bình thản của nhân vật được gọi là “gã”. Cứ thế, người đọc, người nghe bị cuốn theo lối sống “dị” của gã trai phong trần đầy bí ẩn giữa những khoảng xô bồ của cuộc sống xung quanh. Đứng ở hiện tại, nhớ về quá khứ, quá khứ mới chỉ xoay tròn trong khoảng 5 năm, nhưng đối với gã, đó thực sự là những ngày giông gió về chuyện học, chuyện đời và chuyện tình. (Đọc truyện đêm khuya 09/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2016
Lượt nghe: 3820
Hình ảnh hai người đàn bà sống với nhau, mỏi mòn chờ đợi người không bao giờ trở về, dường như chúng ta đã biết, đã gặp ở đâu đó. Số phận ấy, sự đợi chờ, mất mát ấy… có nhiều lắm trên đất nước ta qua hai cuộc chiến tranh. Mật và Ân cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam thời chiến, thầm lặng hi sinh tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng mình. (Đọc truyện đêm khuya 12/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2016
Lượt nghe: 5899
Mái ấm gia đình là nơi bình yên nhất của mỗi người. Nơi đó, dẫu ta có đi bao lâu, bao xa, vẫn có những người thân yêu đón đợi và yêu thương. Với nhân vật Thạnh cũng vậy, nơi bình yên của anh là người mẹ già luôn dõi theo con, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón đứa con lầm lỡ trở về bất cứ khi nào. Người mẹ ấy, đã rơi nhiều nước mắt, lặn lội tìm con bao nhiêu năm ròng. Với bà, đứa con trai đã gần bốn mươi tuổi vẫn còn là bé bỏng. (Đọc truyện đêm khuya 30/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020
Lượt nghe: 782
Cuộc sống như bức tranh muôn màu với biết bao cung bậc cảm xúc và những con người tính cách khác nhau. Đơn giản như trong mối quan hệ gia đình, mở rộng hơn là cộng đồng làng xóm, cái tốt đẹp va đạp với sự xấu xa, người tốt đan xen với kẻ xấu tạo nên cuộc sống đa dạng. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/3/2020, các bạn cùng nghe phần đầu truyện ngắn “Quê mình bây giờ vui thiệt” của tác giả Hồ Thúy An-tác phẩm tham dự cuộc thi Làng việt thời hội nhập
Ngày phát hành 10:18 | 23/10/2017
Lượt nghe: 3570
Công việc chiếu bóng làm nền cho mối tình thơ mộng, lãng mạn của nhân vật kể chuyện xưng "tôi” (có tên thân mật là “Anh quay làm”) với Mùi Say, một cô gái xinh đẹp người dân tộc thiểu số. Họ đã bén duyên từ những lần đội chiếu bóng lưu động vượt qua suối Miền Xía lên với đồng bào miền núi. Một kết thúc có hậu với “Anh quay làm” và Mùi Say. Họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn và đủ đầy. (Đọc truyện đêm khuya 20/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2018
Lượt nghe: 910
Trong trang văn của Phan Đức Lộc, không gian, cảnh sắc của thung lũng Mưa hiện lên thật đậm nét, sinh động, để lại nhiều dư vị khó quên trong lòng người đọc, người nghe, vừa phơi bày hiện thực, vừa lột tả tâm lý con người chứa đựng bao xúc cảm… (Đọc truyện đêm khuya 23/10)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014
Lượt nghe: 1908
Cuộc đời chìm nổi, truân chuyên của người đàn bà đẹp tên Nhặt được xây dựng bằng nhiều biến cố phức tạp. Tình yêu mạnh mẽ vượt lên mọi định kiến đã giúp Nhặt cải tạo được thói xấu của chồng và tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho mình nơi núi rừng biên giới xa xôi.
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018
Lượt nghe: 4941
Bao trùm tác phẩm là cảm giác bất an. Người đàn ông bất an, người vợ của anh bất an dù cố tỏ ra điềm tĩnh, hòa nhã. Người tình của anh càng bất an khi cô đã nhận ra nhiều điểm khác biệt ở anh. Đĩa nhạc quen thuộc của nhà soạn nhạc Milhaud dường như làm lắng dịu tâm hồn cũng không thể thay thế tâm trạng bất an của các nhân vật. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015
Lượt nghe: 4585
Cuộc đời nhiều vất vả, hy sinh của người mẹ quê được khắc họa bằng những hình ảnh cảm động. Tấm lòng nhân ái, bao dung của bà cụ Tuy làm điểm tựa cho những người con trong suốt cuộc đời. Chân dung người mẹ đôn hậu, giàu đức hy sinh hòa quyện vào hình ảnh khu vườn đầy mến thương.(Truyện ngắn " Vườn cây kể chuyện" 19/5)
Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2015
Lượt nghe: 1209
Những giá trị của văn hóa và tình cảm cùng vẻ đẹp vùng cao miền núi đang lan tỏa trong thơ Vương Anh, Phạm Huyền Minh, Trần Anh Trang, Nguyễn Quang Hưng và Trần Hữu Tòng. Trò chuyện với nhà thơ Quang Hoài về cảm xúc thơ biển đảo (Tiếng thơ 8+9/2)
Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2016
Lượt nghe: 1855
Miền Trung – mảnh đất đầy nắng gió và đời sống lam lũ vất vả đã đi vào trong sáng tác thơ bằng những gương mặt đời sống vô cùng sinh động. Mỗi nhà thơ sinh ra ở quê hương miền Trung tìm thấy những nét đáng yêu của quê nhà để rồi nâng niu, trân trọng. Đó chính là máu thịt và hơi thở đã gắn bó tình người hòa quyện sâu đậm cùng tình đất thân thương, như các nhà thơ Hoàng Trần Cương, Hữu Loan, Hoàng Cát, Khuất Bình Nguyên và Nguyễn Thanh Kim. Trao đổi với nhà thơ Trần Quang Quý về nét đồng quê trong thơ hiện đại. (Tiếng thơ 10/7/2016)
Ngày phát hành 9:18 | 22/12/2022
Lượt nghe: 1011
Nhà thơ Thạch Quỳ tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941 tại làng Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thạch Quỳ thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có thơ đăng báo Văn nghệ, đăng tạp chí Văn nghệ Quân đội từ rất sớm. Ông tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán tại Đại học Vinh, đi dạy học một thời gian rồi về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An. Ông đã xuất bản 7 tập thơ in riêng và 2 tuyển tập thơ. Thạch Quỳ nổi tiếng từ thập niên 80 với một cốt cách cứng cỏi, thẳng thắn, một ý thức sáng tạo cao độ, kỹ lưỡng trong chữ nghĩa và cấu tứ của từng tác phẩm, tất cả làm nổi bật khí chất mạnh mẽ và đầy bản lĩnh của một cây bút từng trải. Ông vừa qua đời sáng ngày 10 tháng 12 tại thành phố Vinh sau một thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo. Để tưởng nhớ và góp phần nhìn lại những cống hiến sáng tạo của ông, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Thạch Quỳ - Một cốt cách miền Trung.
Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2016
Lượt nghe: 1416
Có một dòng chảy thi ca về miền Đất Tổ, nơi cội nguồn của con Lạc cháu Hồng. Cảm hứng về miền truyền thuyết được khởi phát từ trái tim của những lớp cháu con thành kính hướng lòng mình về miền Đất Tổ để tìm ở đó sức mạnh và niềm tin đối với tương lai đất nước. Mỗi bài thơ, mỗi dòng thơ mang niềm tự hào và chiêm nghiệm về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Hình ảnh Tổ quốc Việt Nam trong thơ tiếp nối mạch nguồn thiêng liêng ấy.(Tiếng thơ 23;24/04)
Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017
Lượt nghe: 1988
Theo nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (hiện đang sống và làm việc tại Úc), thì chủ nghĩa cá nhân trong thơ mới đầy tự tin và tự hào, còn chủ nghĩa cá nhân trong sáng tác của các nhà thơ miền Nam giai đoạn 1954-1975 “phải chăng” hơn, "cái tôi" cá thể được hiểu như một cái riêng chứ không phải một cái khác, càng không phải là một cái gì lớn lao tuyệt đối. Nhà thơ không còn là “con chim đến từ núi lạ” (như trong thơ Xuân Diệu) mà chỉ là “Một con chim bói cá / Lặn tìm vuông đời mình” ( trong thơ Du Tử Lê), không còn đi những bước đi đặc dị: “Chân mình vẫn lạc dấu nghìn chân” (thơ Trần Huyền Trân) mà chỉ muốn hòa hoãn với cuộc đời: “Tôi bây giờ sống thu thân / Sống cam phận nhỏ chia phần an vui” (thơ Nhã Ca). (Tiếng thơ 25/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2020
Lượt nghe: 836
Những ngày qua, cả dải đất miền Trung trải qua trận lũ lịch sử - Vẫn là những cơn mưa trắng trời dội buốt trái tim những người con ở phương xa.Vẫn biết năm nào rồi cũng đến hẹn…lại lo, nhưng với người miền Trung, nỗi lo mỗi mùa lũ trắng trời dường như nhân lên, mỗi mùa mỗi khác. Những mất mát, tai ương không thể đoán trước để lại bao ngổn ngang nỗi đời...
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2018
Lượt nghe: 889
Vừa qua, nhà thơ-nhà báo Ngô Minh, tác giả của nhiều tập thơ trữ tình như “Quà tặng xứ mưa”, “Đứa con của cát”, “Huyền thoại Cửa Tùng”…đã qua đời, để lại muôn vàn tiếc thương trong lòng người thân và anh em bạn bè đồng nghiệp. Viết về ông, nhà thơ-nhà báo Trần Phương Trà, một người bạn văn chương của nhà thơ Ngô Minh có bài “Ngô Minh yên nghỉ nhé!”.
Ngày phát hành 8:6 | 18/11/2024
Lượt nghe: 94
Năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Đây là dịp để giới nghiên cứu và công chúng hôm nay nhìn lại di sản của một trong những tên tuổi của giới văn nghệ nước ta. Sinh thời, Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp giá trị. Riêng ở mảng sáng tác thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện lối tư duy đổi mới, riêng có. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại. Điều này đã được khẳng định trong tọa đàm khoa học Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh” mới đây diễn ra tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngày phát hành 10:31 | 19/12/2023
Lượt nghe: 1282
Thuộc thế hệ những người sinh ra trong thời chiến, trưởng thành trong thời bình, sáng tác của nhà thơ Hồ Minh Tâm, quê ở Quảng Bình mang cảm thức gạch nối với nhiều cảm xúc quá khứ và thời đại. Nhà thơ Hồ Minh Tâm đã có những sáng tác xúc động viết về người lính.
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2017
Lượt nghe: 1923
Chùm thơ mới thu thanh của các tác giả: Trúc Thông, Minh Giang, Hương Sinh, Trần Kim Anh. Ghi chép "Dấu ấn Phạm Huy Thông" tổng hợp những tham luận nghiên cứu tại hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ. (Tiếng thơ 14/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020
Lượt nghe: 1116
Trong cuộc sống nói chung, thơ ca nói riêng, có những người thành công thành danh, được nổi tiếng, được nhận về nhiều hoa trái ngọt ngào. Song cũng có người lặng lẽ, khuất nấp, lấy sự an yên làm niềm tri kỷ. Nhà thơ Minh Giang thuộc típ người đó. Ở tuổi hai mươi, ông xuất hiện như một cây bút trẻ đầy triển vọng, là một trong những hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam, nhưng ở tuổi gần 80, ông mới in tập thơ đầu tay, và náu mình trong những trang tiểu thuyết. Thơ và văn mang nỗi đau của những giằng co số phận, giữa bão táp lịch sử và thời đại… (Tiếng thơ 11/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2017
Lượt nghe: 2226
Giải thưởng cao nhất của cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016 dành cho nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm ở Thanh Hóa. Chùm ba sáng tác của anh “Xin về nhận lại”, “Đối thoại ở rừng” và “Nhận hoa” thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với lịch sử với quá khứ đồng thời không quên nhắc nhở chính mình về lẽ sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao người đã ngã xuống, đã mất một phần xương máu cho quê hương đất nước. Thông điệp trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không mới nhưng chân thành và day dứt. (Tiếng thơ 22/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018
Lượt nghe: 798
Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Trần Nhuận Minh vẫn song hành cùng thơ với niềm nhiệt huyết mà không phải ai cũng giữ được trước sự hủy hoại của thời gian. Ông vẫn viết những bài thơ giàu chất thế sự, một thế sự không ít ngổn ngang, ngẫm ngợi, song được ghìm giữ bằng cái nhìn trải nghiệm, dồn nén, đa chiều. "Đánh cược cuộc đời mình vào chữ" là tâm thế sáng tạo của ông (Tiếng thơ phát 19/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 894
Nhà thơ Trương Hữu Lợi sinh năm 1948, quê Bắc Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Ông thường lấy hai câu thơ: “Người thơ chân thành sám hối/ trước những thánh thần lầm lũi ngày đêm” để nhắc nhở bản thân trong suốt cuộc đời làm báo làm thơ. “Thánh thần” trong quan niệm của ông không phải đấng siêu nhiên mà chính là nhân dân bình dị bao đời. Ông sinh vào tháng năm, ra đi cũng vào tháng năm. Tháng năm này, tròn năm năm nhà thơ Trương Hữu Lợi đi xa… (Tiếng thơ 30/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016
Lượt nghe: 1486
Trên khắp đất nước ta, không biết có bao nhiêu cây cầu. Từ những cây cầu hiện đại bề thế bắc qua bao dòng sông lớn đến những cây cầu bé nhỏ đơn sơ ở miền quê xa xôi. Mỗi cây cầu không chỉ rút ngắn khoảng cách về địa lý mà còn xích gần tình cảm giữa người với người ở những không gian văn hóa khác nhau, nối kí ức với hiện tại và tương lai. (Tiếng thơ 11/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2016
Lượt nghe: 1717
Từ vùng non thiêng Yên Tử tới Tây Bắc thẳm xanh, rồi Nam Trung bộ dài dặc, vươn đến Tây Nguyên nắng gió đại ngàn...nơi đâu cũng tươi màu xuân mới.Cảm xúc mùa xuân từ các tác giả Nguyễn Chí Hoan, Lê Ngân, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Dạ Thủy,Nguyễn Thánh Ngã.Câu chuyện cùng nhà thơ Vũ Quần Phương về "Ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu gợi lòng chia sẻ.(Tiếng thơ 22/02)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 1695
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh – nơi hơn 40 năm trước là điểm hẹn lịch sử tượng trưng cho khát vọng độc lập thống nhất của toàn dân tộc. Không chỉ có hiện tại, tương lai, thành phố còn mang trong mình trầm tích quá khứ,những nét đẹp thuần phác của tâm hồn Việt bao đời.(Tiếng thơ 20/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2015
Lượt nghe: 1367
Những địa danh lịch sử gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua thơ. Góc nhìn của các nhà thơ chống Mỹ về một thời để nhớ. Một Việt Nam nhẫn nại và cao khiết trong thơ của cựu binh Mỹ Kevin Bowen...(Tiếng thơ 23+30/4)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1518
Có một điều dễ nhận thấy trong những vần thơ xuân thơ Tết, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới nhân dân. Thơ chúc Tết của Người cũng là lời đối thoại, trò chuyện cùng nhân dân về định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của một năm lao động, chiến đấu và dựng xây đất nước. Tổ quốc độc lập và nhân dân được tự do hạnh phúc – đó là khát vọng một đời Bác Hồ theo đuổi. (VOV6 Tiếng thơ giao thừa xuân Mậu Tuất)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2017
Lượt nghe: 2914
Trong số 50 bài thơ của tập “Về lại triền sông” thì có tới hơn 20 bài viết về quê hương, cha mẹ, nhắn nhủ các con không được phép lãng quên gốc rễ cội nguồn. Những bài thơ này có khi được sắp xếp bên nhau với tần suất dày đặc, tạo nên độ đặc quánh trong suy tư, nghẹn ngào trong cảm xúc. Với nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, ông không cố gắng để làm mới những hình ảnh, những chi tiết đã từng có và có nhiều trong thơ. Đơn giản, ông chỉ kể về một miền Trung của riêng ông, ở trong ông, một miền Trung - xứ Nghệ mà ông luôn có cảm giác còn “mắc nợ”, “có lỗi”, một miền Trung “cực khổ như định mệnh – chỉ những tim yêu mãi xuân thì"... (Tiếng thơ 05/11/2017)
Ngày phát hành 9:28 | 26/5/2023
Lượt nghe: 1070
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 9:28 | 26/5/2023
Lượt nghe: 1126
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 15:59 | 12/4/2024
Lượt nghe: 1101
Nhà thơ, nhà báo Khánh Văn – Trần Nhật Minh sinh năm 1981, quê Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội nguyên phóng viên Báo Phụ Nữ Thủ Đô, biên tập viên – phóng viên VTC14. Đã từng sống một cuộc đời nhiều nhiệt thành, viết cũng đầy nhiệt thành, giờ đây, Trần Nhật Minh đã về với đất mẹ, quê hương Hoàng Xá – Vân Đình (Hà Nội), dấu ấn thi sĩ để lại trong lòng bè bạn vẫn còn nguyên vẹn.
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2015
Lượt nghe: 996
Giản dị và lắng đọng là những vần thơ về cỏ. Ghi chép "Trương Hữu Lợi - Một miền nhớ một miền thơ" phần nào khắc họa chân dung tinh thần một nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi cái riêng, cái khác trong thơ. Nỗi đau, sự khắc khoải và chịu đựng thấm đẫm trong những câu thơ của nữ sỹ Nga Marina Tsvetaeva.
Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2016
Lượt nghe: 2419
Dấu ấn của thiên nhiên thời tiết không tách rời tâm trạng - cảm xúc của con người, dự phần cả vào lịch sử của dân tộc. Như những ngày tháng này, khi mùa thu đang chiếm lĩnh không gian, thì những hình ảnh của mùa thu năm xưa lại trở về, trong sắc vàng của nắng, sắc xanh của bầu trời - cây cỏ. (Tiếng thơ 24/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2015
Lượt nghe: 1249
Xuân về miền biên viễn Mường Nhé xa xôi vẫn ấm lòng người, Trường Sa đón mùa xuân mới, một mùa xuân xanh đầy hy vọng bên ruộng lúa hay sắc tranh Đông Hồ tươi tắn chất đời...trong thơ Đoàn Thị Ký, Khuê Việt Trường, Duy Đắc, Mã Văn Tính, Chung Tiến Lực, Trần Hòa Bình.(Tiếng thơ 1/3/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2018
Lượt nghe: 831
Có chàng Hoàng tử nọ vì lỡ treo một tấm biển có đề dòng chữ không hợp ý nhà vua nên chàng đã phải đánh cược cả tính mạng của mình để tham gia vào thử thách do nhà vua đề ra: đó là chàng phải bắt chuyện được với nàng công chúa con vua. Chàng có ba ngày để hoàn thành thử thách. Giữa lúc cam go, may thay có người vú nuôi bày cách giúp chàng. Không biết rằng, sự hỗ trợ của vú nuôi có giúp Hoàng tử chinh phục thử thách? Sau đây, mời các bé cùng nghe truyện cổ tích “Hoàng tử thông minh”, qua giọng kể của chú Vĩnh Xương. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 29/6/2018)
Ngày phát hành 16:44 | 24/5/2023
Lượt nghe: 843
Ngày xửa ngày xưa có một cô gái rất đáng yêu tên là Ma-ru-xia. Nhờ trí thông minh của mình mà cô đã cứu nguy cho cha và cho chính mình rất nhiều phen đấy! Ma-ru-xi-a thông minh và dũng cảm như thế nào nhỉ? Ngay bây giờ, mời các bé cùng nghe phần 1 của truyện nhé! (Kể chuyện và hát ru 08/05/2023)
Ngày phát hành 16:57 | 24/5/2023
Lượt nghe: 837
Chúa đất tìm mọi cách để gây khó dễ cho Ma-ru-xia. Ông liên tục đưa ra những thử thách mà ông cho rằng cô sẽ nắm chắc phần thua. Ma-ru-xia cần phải vượt qua như thế nào? Liệu mọi thứ có diễn ra như Chúa đất tính toán? (Kể chuyện và hát ru 09/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2017
Lượt nghe: 1864
Khi chó kể khổ khi phải đi săn, còn phải thức đêm để trông nhà, mèo ta đã nghĩ cách giúp chó có một cuộc sống đỡ vất vả hơn. Mưu kế mà mèo thì thầm cho chó là gì và kế hoạch ấy có thành công không, mời các bạn cùng nghe nghệ sĩ Vĩnh Xương kể câu truyện cổ Mianma có tên gọi "Chú mèo thông minh" để tìm hiểu xem nhé! (Kể chuyện và hát ru cho bé 18/02/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2016
Lượt nghe: 2110
Ba anh em Bóng tối, Nửa đêm và Bình minh lên đường giải cứu ba nàng công chúa xinh đẹp. Vượt qua nhiều thử thách, ba chàng trai can đảm đã đưa các công chúa trở về bình an và được ban thưởng xứng đáng. (Kể chuyện và hát ru cho bé 21 + 22/01/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2015
Lượt nghe: 1408
Ở làng nọ, có một bà lão thương chồng đi kiếm củi vất vả đã nhường cả ba nắm cơm để ông lão mang đi ăn dọc đường. Một nắm cơm tinh nghịch đã lăn thật nhanh xuống dốc khi ông lão lỡ tuột tay làm rơi nó. Ông lão tội nghiệp đã một phen mệt bở hơi tai vì phải chạy theo đuổi bắt nắm cơm ấy. Liệu ông có bắt được và trị tội nắm cơm như thế nào nhỉ, các bé cùng nghe câu chuyện cổ thế giới Ba nắm cơm để khám phá bí mật mà nắm cơm chỉ đường cho ông lão tiều phu nhé. (Kể chuyện và hát ru cho bé 06+07/07).
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2016
Lượt nghe: 2071
Ngày xưa, có một lãnh chúa nọ thuê ba người Do Thái làm việc cho mình. Ông giao cho một người canh giữ rừng, một người trông coi cối xay gió và người nghèo nhất trông nom quán trọ. Một hôm, ông gọi ba người đến và hỏi: Trên đời này cái gì nhanh nhất? Cái gì lớn nhất và cái gì đáng yêu nhất? Nếu ai trả lời thuyết phục, sẽ được miễn nộp tô thuế trong mười năm. Ai trả lời không vừa lòng ông, sẽ bị nghỉ việc. (Kể chuyện và Hát ru 22/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2017
Lượt nghe: 1957
Có một vị lãnh chúa yêu cầu ba người tá điền làm thuê trên vùng đất của mình phải trả lời ba câu hỏi nếu muốn được ông ta miễn đóng thuế đất trong vòng mười năm. Ba câu hỏi đó là gì và ai sẽ là người làm vừa lòng lãnh chúa. Câu trả lời có trong câu chuyện "Cô con gái thông minh của ông chủ quán trọ" (Kể chuyện và hát ru 21/01/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018
Lượt nghe: 1030
Trong chương trình “Kể chuyện và Hát ru” cho bé hôm nay, các bé sẽ được nghe một câu chuyện vô cùng hài hước và ngộ nghĩnh về cô nàng đầu bếp có tên là Grê-ten. Grê- ten không chỉ có cá tính đặc biệt mà còn thông minh nữa. Vậy nên Grê- ten sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tiếng cười sảng khoái khi nghe câu chuyện “Grê-ten thông minh”. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru cho bé 04/04/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2016
Lượt nghe: 1576
Có ba câu hỏi chúng tôi đưa ra đó là:“ Cái gì nhanh nhất? Cái gì lớn nhất và cái gì đáng yêu nhất trên thế gian này?” Mỗi người sẽ tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Còn bây giờ câu chuyện cổ tích “ "Cô con gái thông minh của ông chủ quán trọ" kể về sự đối đáp thông minh của một cô gái. Bản lĩnh và trí tuệ hơn người đã giúp hai cha con cô gái thoát khỏi sự trừng phạt của tên lãnh chúa khó tính. (Kể chuyện và hát ru 10/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020
Lượt nghe: 1692
Chàng trai trong câu chuyện này rất thông minh nhanh nhẹn. Mặc dù bị lão phù thủy biến thành các con vật khác nhau nhưng chàng đã chỉ cách cho cha mình nhận ra. Sau đó, chàng trai cũng học được nhiều phép thuật. Những phép thuật này có giúp ích hay đem lại phiền toái cho cha con chàng? (Kể chuyện và hát ru 18/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2020
Lượt nghe: 1538
Thoát khỏi lão phù thủy, chàng trai cũng học được những phép màu. Song những thử thách vẫn đến với chàng. Với trí thông minh, sự nhanh nhẹn và can đảm, chàng trai ấy đã vượt qua những trở ngại như thế nào để có cuộc sống bình yên? (Kể chuyện và hát ru cho bé 19/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2016
Lượt nghe: 2155
Có một chú mèo và một chú chó, chung sống hòa thuận trong ngôi nhà nọ. Một hôm, chó kêu than với mèo rằng, số kiếp của chú ta thật khổ cực, vất vả và muốn cuộc đời mình được nhàn hạ hơn, giống như là mèo vậy. Mèo liền bày cách: chó hãy gây ra điều gì đó làm ông chủ tức giận, sau đó bỏ ăn để ông chủ rủ lòng thương, thì sẽ được ăn ngon và đỡ việc mệt nhọc. Mèo vô tư bày cách cho chó, mà không biết rằng ông chủ đã nghe được toàn bộ cuộc trò chuyện. Không biết mưu kế của mèo có phát huy tác dụng không nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 09/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2020
Lượt nghe: 1025
Có một chú ngựa mang bộ lông màu hồng đào rất đẹp. A Thanh đã mua về và chăm sóc, nuôi nấng, đối xử với chú như một người bạn. Đáp lại tấm lòng của ông chủ, chú ngựa đã giúp A Thanh rất nhiều việc có ích... (Kể chuyện và hát ru 20/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2019
Lượt nghe: 718
Bù lại vẻ ngoài chậm chạp, rùa là loài vật rất nhanh trí và thông minh, tốt bụng. Trong một cuộc đấu trí với loài cáo nổi tiếng gian manh và xảo quyệt, rùa đã dùng sự bình tĩnh và kiên định của mình và giành chiến thắng. Điều này khiến cáo hết sức tức giận... (Kể chuyện và hát ru 02/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 749
Có một chàng trai nọ bị nhà mua trừng phạt vì những tội lỗi mà mình đã gây ra. Chàng ta phải đáp ứng rất nhiều thử thách khó khăn do nhà vua đặt ra. Song trớ trêu thay, nhà vua lại trở thành nạn nhân bởi chính những thử thách này. Vì sao lại như vậy? (Kể chuyện và hát ru 17/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020
Lượt nghe: 1022
Có lão địa chủ nọ rất hống hách và coi thường các bác nông dân trong vùng. Một hôm, lão mở tiệc tùng thiết đãi bạn bè. Sau khi đã no say, lão cho gọi bác nông dân nghèo khó nhất làng đến để hòng đưa bác ra làm trò cười mua vui. Ai ngờ, chính lão lại trở thành nạn nhân... (Kể chuyện và hát ru 09/11/2020)
Ngày phát hành 11:47 | 20/8/2023
Lượt nghe: 2546
Theo truyền thuyết thì những ai may mắn được vua rắn ban tặng cho chiếc vương miện vàng thì cuộc sống của họ sẽ luôn bình yên và hạnh phúc. Còn cô gái trong câu chuyện sau đây có thật sự tìm thấy hạnh phúc khi được vua rắn tặng cho vật quý giá này? (Kể chuyện và hát ru 18/08/2023)
Ngày phát hành 15:29 | 28/6/2023
Lượt nghe: 1564
Chàng Tôm là người con trai thứ ba trong gia đình. Họ sống ở ngay gần cung điện. Cả ngày chàng luôn ngồi bên cạnh lò sưởi để nghịch than hồng và đẽo gọt ngọn đuốc bằng gỗ thông. Với tính cách lười biếng như thế thì sẽ làm được việc gì để giúp cha mẹ và 2 anh của chàng nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 21/06/2023)
Ngày phát hành 15:38 | 28/6/2023
Lượt nghe: 1000
Chàng Tôm đã quyết tâm vào cung điện để mong làm được điều gì đó giúp nàng công chúa xinh đẹp tươi cười trở lại. Tôm xin làm người vác củi và gánh nước trong cung vua để chờ cơ hội diện kiến công chúa. Trong một lần đi gánh nước, Tôm đã gặp một bà lão, được bà tặng cho con ngỗng bằng vàng tuyệt đẹp... (Kể chuyện và hát ru 22/06/2023)
Ngày phát hành 17:23 | 21/9/2024
Lượt nghe: 1370
Khi nhắc đến phù thủy thì ai ai cũng sợ hãi. Ấy vậy mà cậu bé Bin Ki lại tạm biệt mẹ và tìm đến nhà của một phù thủy. Cậu bé còn xin phù thủy cho mình vào ở cùng nữa chứ. Bin Ki quả là một cậu bé khác
thường. Chuyện gì đã xảy ra khi Bin Ki và phù thủy ở cùng nhau trong một nhà? (Kể chuyện và hát ru 18/9/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2017
Lượt nghe: 1970
Có ba nàng công chúa nọ một ngày bỗng nổi hứng xin vua cha đi ngao du thiên hạ. Nhưng rồi họ không may gặp nạn. Thật may mắn khi có ba anh em: Bóng Tối, Nửa Đêm và Bình Minh đã lên đường giải cứu ba nàng công chúa ham chơi kia. Họ sẽ làm thế nào để đưa các công chúa trở về? (Kể chuyện và hát ru 16/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2017
Lượt nghe: 1365
Vượt qua nhiều thử thách, ba anh em Bóng Tối, Nửa Đêm và Bình Minh liệu có đưa được các nàng công chúa trở về? Mời các bạn cùng nghe phần tiếp theo của câu chuyện cổ ly kỳ này nhé! (Kể chuyện và hát ru 17/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2016
Lượt nghe: 1799
Nhờ thông minh, nhanh trí, cậu bé trong câu chuyện đã nhiều lần giúp đỡ được mọi người và khiến nhiều người tài giỏi cũng phải khâm phục. Điều đặc biệt là cậu bé với cách đối đáp thông minh đã khiến mọi người tự nhận ra sai lầm của mình để sửa chữa.(Kể chuyện và hát ru cho bé 18/4/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2015
Lượt nghe: 1270
Khiến cho tên bắt cóc chóng mặt khi dùng chính câu chuyện của hắn để trả đũa, cậu bé nhanh trí còn khiến hắn khiếp vía khi sáng tạo ra những câu đố lắt léo. Tâm phục khẩu phục, tên bắt cóc đành đem trả cậu bé về với gia đình cậu. Nhờ trí thông minh, cậu bé đã tự giải thoát cho mình. (Kể chuyện và hát ru cho bé 16 + 17/3/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2018
Lượt nghe: 1517
Chú dê con Ku - rus cực kỳ thông minh và đáng yêu. Dù nhỏ tuổi nhưng Ku - rus dũng cảm và nhanh trí lắm. Chú đã bày mưu cho cả đoàn vượt qua nhiều thử thách. Làm cách nào để thoát khỏi đàn cá sấu gian ác, chúng mình cùng nghe câu chuyện về chú dê Ku - rus nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 06/6/2018 )
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2018
Lượt nghe: 1252
Sau khi cả đoàn thoát khỏi nanh vuốt của đàn cá sấu, nhờ trí thông minh tuyệt vời của chú dê Ku - rus, cả đoàn lại tiếp tục gặp thử thách khác, đó là con báo hung dữ. Một lần nữa Ku - rus lại nhanh trí giúp cả đoàn vượt qua con báo hung dữ này. Chúng mình cùng nghe tiếp câu chuyện về Ku- rus nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 07/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2017
Lượt nghe: 2159
Có một đàn ngỗng con vừa dại dột vừa không biết nghe lời khuyên răn của bố. Hậu quả là những chú ngỗng non tội nghiệp suýt nữa sập bẫy của người thợ săn tinh khôn. Muốn biết ngỗng bố đã giải cứu các con như thế nào, mời các bạn nghe nghệ sĩ Trọng Dũng kể câu chuyện cổ tích Ấn Độ: "Con ngỗng già thông minh". (Kể chuyện và hát ru 14/6/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 4/8/2017
Lượt nghe: 1626
Bác ngỗng già thường dạy bảo những anh ngỗng trẻ, mong muốn truyền lại kinh nghiệm sống của mình. Những chàng ngỗng trẻ không nghe theo lời khuyên của ngỗng già nên đã bị người thơ săn tóm gọn. Nhưng nhờ trí thông minh của bác ngỗng mà cả đàn ngỗng đã trốn thoát khỏi tay người thợ săn. Truyện cổ tích Ấn Độ muốn gửi tới người đọc, người nghe ý nghĩa của việc khiêm tốn học hỏi người khác. (Kể truyện và hát ru 03/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2017
Lượt nghe: 1774
Chúng ta đã được nghe những câu chuyện kể về chú Thỏ trắng thông minh, chú Mèo con nhanh trí và cả những chú Lừa nhỏ tham ăn và ngốc nghếch nữa...Hôm nay chúng ta sẽ được nghe kể về gia đình bác Ngỗng già khôn ngoan. Nhà của bác Ngỗng ở tít tận trên một cây Vả to. Những bụi dây leo mọc dưới chân cây Vả vô tình làm chiếc cầu nối để người thợ săn tới làm hại gia đình bác Ngỗng. Với trí thông minh của mình, Ngỗng già đã cứu được đàn con nhỏ bé. (Kể chuyện và hát ru 12/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020
Lượt nghe: 519
Trải qua nhiều năm gian khổ, bằng sự kiên trì của mình, chàng út đã được kế vị ngôi báu. Chàng thật may mắn khi có chú ngựa thông minh là trợ thủ đắc lực. Nó không chỉ giúp chàng tìm được chiếc lông chim quý, biến diện mạo chàng trở nên khôi ngô tuấn tú mà còn tìm được một cô vợ xinh đẹp cho chàng nữa chứ! (Kể chuyện và hát ru 03/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018
Lượt nghe: 835
Những người phụ nữ làm dâu chính là mẹ, là bà, là cô dì, là chị của chúng ta đó các bé ạ. Khi lấy chồng, thường những người phụ nữ ấy không ở nhà cha mẹ đẻ của mình, mà đến ở nhà chồng, hoặc ở riêng. Họ có thêm một bổn phận, đó là "làm dâu". Cùng mời bố mẹ, ông bà nghe câu chuyện cổ tích này, các bé nhé... (Kể chuyện và hát ru 21/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2017
Lượt nghe: 2798
Một truyện cổ tích thế giới có cái tên rất dài đến độ mỗi lần đọc là mỗi lần hụt hơi: "Người thợ may thông minh và những người khổng lồ". Tuy nhiên, truyện đủ hấp dẫn và thú vị để nghe không biết... mệt. Các bạn cùng nghe nghệ sĩ Quý Tuyên kể câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 22/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 733
Sao Mai là thiếu nữ xinh đẹp có giọng hát rất hay còn Họa Mi là chàng trai tốt bụng có tài thổi sáo. Thương người dân bị hạn hán hành hạ, hai người đã đi tìm nguồn nước. Cuối cùng Sao Mai và Họa Mi đã biến thành hai khối đá, từ chân hai khối đá chảy ra dòng nước mát lành... (Kể chuyện và hát ru 09/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2016
Lượt nghe: 1980
Giọng hót tuyệt vời của chú chim họa mi làm say đắm tất cả mọi người. Chim họa mi được hoàng đế mời về cung để hót cho ngài và triều thần nghe. Nhưng từ khi có người hiến cho hoàng đế một con chim họa mi bằng máy thì mọi người không còn coi trọng họa mi thật nữa. Không biết, số phận của chim họa mi thật và giả sẽ ra sao, chúng ta cùng nghe phần đầu truyện cổ tích "Chim họa mi" của nhà văn Hans Christian Andersen (Kể truyện và hát ru 16/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2016
Lượt nghe: 1705
Sau một thời gian mang đến niềm vui cho mọi người, chim giả bị hỏng. Không còn giọng hót tuyệt vời của họa mi, nhiều điều xấu đã xẩy ra, hoàng đế lâm bệnh nặng. Biết được hoàng đế bị bệnh, chim hoa mi thật bay đến hót cho ngài nghe. Giọng hót trong trẻo, tuyệt vời của chim họa mi giúp ngài khỏe mạnh và giữ được ngôi báu. Từ đó, mọi người nhớ mãi tiếng hót, hình ảnh của loài chim họa mi. (Kể truyện và Hát ru 17/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2016
Lượt nghe: 2482
Có một chú thỏ trắng tự tin rằng mình không thua kém bất cứ con vật nào trong khu rừng. Bằng trí thông minh của mình, thỏ trắng khiến những loài vật khỏe mạnh như hổ, cá sấu phải chịu thua. Từ đó, thỏ trắng trở nên kiêu ngạo, coi thường loài vật khác. Vì hợm hĩnh và kiêu ngạo mà thỏ trắng đã thua chú ốc sên nhỏ bé hơn mình. Câu chuyện giúp mọi người hiểu hơn ý nghĩa của sự khiêm tốn, học hỏi người khác. (Kể truyện và hát ru 03/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2017
Lượt nghe: 2077
Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm thỏ trắng đã chiến thắng cả hổ và cá sấu. Từ đó, thỏ trở nên kiêu ngạo coi thường các loài vật khác trong rừng. Ốc sên nhỏ bé đã dạy cho thỏ một bài học về thói xấu kiêu ngạo, hợm hĩnh. Một câu chuyện đề cao tinh thần khiêm tốn, học hỏi người khác. (Kể truyện và hát ru 28/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2017
Lượt nghe: 2155
Có một cậu bé có cái tên rất ngộ nghĩnh tên là Ngón Cái, bởi vì cậu chỉ bé bằng ngón chân cái thôi. Tuy rất bé nhưng Ngón Cái rất ngoan, đáng yêu và vô cùng thông minh. Ai cũng yêu quý Ngón Cái bởi những phẩm chất ấy. (Kể chuyện và hát ru 25/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2017
Lượt nghe: 1629
Bánh là một lại thức ăn được mọi người rất yêu thích. Trong cuộc sống có rất nhiều loại bánh khác nhau mà chúng ta khó có thể nhớ tên và kể ra được. Hôm nay, chúng ta cùng nghe truyện cổ tích Nga về một loại bánh xèo kì lạ qua giọng kể của nghệ sĩ Nguyễn Huấn. Những chiếc bánh xèo là do anh chàng Ivan treo lên cây. Việc làm của Ivan không hề ngốc nghếch đâu các bé ạ. Trí thông minh của Ivan đã giúp hai anh em chàng giữ lại được hũ vàng mà Ivan tìm thấy trong rừng. (Kể chuyện và Hát ru 30/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2017
Lượt nghe: 2071
Một con rồng khỏe mạnh, hung dữ có một chiếc vương miện tuyệt đẹp. Một chàng trai định lấy chiếc vương miện quý giá khiến con rồng rất tức giận. Tình yêu bao la và lòng dũng cảm của của bà mẹ đã cứu người con khỏi con rồng hung dữ. Và từ đó, vương miện của rồng chính là biểu tượng của tình thương yêu bất diệt. Một câu chuyện xúc động về tấm lòng của người mẹ. (Kể truyện và hát ru 07/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2018
Lượt nghe: 837
Làm một bài văn miêu tả cảnh vật, đồ vật hay người bạn, người thân... tưởng chừng rất dễ nhưng chưa hẳn vậy đâu các bạn nhé! Bởi viết sao cho hay, sinh động và hấp dẫn thì chúng mình phải có kỹ năng đấy các bạn ạ! Biết chọn góc tiếp cận và miêu tả sao cho hấp dẫn, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.. là những kỹ năng các bạn cần chú ý. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 07/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2017
Lượt nghe: 990
60 bức ảnh là 60 khoảnh khắc đẹp mê hồn về thiên nhiên miền Bắc nước Nga. Bức ảnh “Tháng ba mùa đông” của tác giả Skopin là hình ảnh tuyết trắng phủ đầy những cây lá kim tạo thành các hình khối phong phú, gây ấn tượng mạnh với người xem. Bức ảnh “Con đường hươu chạy” của tác giả Novikov tạo cảm giác bình yên, nhẹ nhõm bởi cảnh sắc mây trời, sông nước hòa vào làm một. Trung tâm của bức ảnh là đàn hươu đang thung thăng gặm cỏ. Bức ảnh “Ánh mặt trời đầu tiên” của tác giả Bardilev lại là sự bừng sáng của vạn vật khi ánh bình minh len lỏi xuyên qua vách núi và tán rừng chiếu rọi xuống mặt đất còn lác đác những ụ tuyết chưa tan…( Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2017)
Ngày phát hành 15:2 | 30/5/2023
Lượt nghe: 551
Tây Bắc vẫn luôn là đề tài hấp dẫn cho thơ ca, nhạc họa. Từ bài thơ “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên: “Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc/ Khi lòng ta đã hóa những con tàu/ khi đất nước bốn bề lên tiếng hát/ Lòng ta là Tây Bắc chứ còn đâu”, đến truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài và nhiều tác phẩm khác đã cho chúng ta hình dung về Tây Bắc thật đẹp, hùng vĩ, nên thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 29/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2020
Lượt nghe: 843
Khi mở những cuốn sách, những tớ báo, tạp chí văn nghệ, ta thấy các hình ảnh minh họa tác phẩm theo nhiều phong cách khác nhau. Bản thân người vẽ minh họa cũng có những lối thể hiện riêng tùy vào cảm nhận về tác phẩm.
Công việc minh họa tác phẩm văn học thú vị như thế nào và chúng mình có thể tự minh họa cho tác phẩm yêu thích không? Họa sĩ Đặng Việt Linh sẽ trò chuyện cùng chúng ta về điều này... (Văn nghệ thiếu nhi 18/03/2020)
Ngày phát hành 10:47 | 25/4/2023
Lượt nghe: 236
Truyện tranh về cậu nhóc Nicolas của văn học Pháp có lẽ đã quen thuộc với tuổi thơ của nhiều bạn. Nhằm giới thiệu một phiên bản mới phát hành về bộ truyện này cũng như khuyến khích các bạn nhỏ có thật nhiều sự sáng tạo, Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã tổ chức buổi vẽ minh họa nhóc Nicolas... (Văn nghệ thiếu nhi 19/04/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2016
Lượt nghe: 2093
BTV Hoàng Hiệp phỏng vấn họa sĩ Thùy Cốm về vẽ tranh minh họa truyện thiếu nhi.
Góc hài hước tuổi thơ với tiểu phẩm "Lỗi tại con sâu".(Văn nghệ thiếu nhi 18/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2018
Lượt nghe: 671
Sau nhiều giờ chèo thuyền xuôi xuống U Minh Hạ, Tía nuôi dừng thuyền để cả nhà lên nghỉ tại một quán nhỏ. Tại đó, Tía đã làm quen với vài người trong phường săn cá sấu tại địa phương. Cuối cùng, sau khi nghe họ thuyết phục, Tía quyết định trụ lại nhập phường săn. Những người ở phường săn địa phương nhiệt tình truyền đạt các kinh nghiệm cho Tía nuôi, An và Cò. Sau đó, Tía nuôi, An và Cò đã có những buổi đi săn đầu tiên đầy thử thách nhưng thành công ngoài sức mong đợi. Chẳng mấy mà chiến lợi phẩm ba người thu được đã lên tới vài chục con cá sấu. Cuộc mưu sinh ở vùng đất mới của gia đình An sẽ tiếp tục trải qua những ngày tháng ra sao? Sau đây, mời các em cùng nghe phần tiếp theo truyện dài “Đất rừng Phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi qua giọng đọc của cô Kim Ngọc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 04/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2018
Lượt nghe: 726
Cuộc sống ở xóm nhỏ bỗng xáo trộn bởi sự xuất hiện của đội mật thám và cuộc đổ bộ của quân Pháp. Chúng không chỉ bắt bớ dân lành mà còn nã súng, thả bom oanh tạc xóm nhỏ. Dân chúng trong xóm ly tán. Trong khi má nuôi sốt ruột nghĩ đến việc xuôi thuyền tản cư, thì Tía nuôi một mực muốn ở lại mảnh đất mới gắn bó có ba tháng. Thế nhưng, phần vì thương hoàn cảnh gia đình, phần vì Cò đang bị trúng độc cá Mặt quỷ nằm sốt li bì, Tía đành cùng cả nhà dứt áo ra đi, xuôi về vùng Sróc Miên. Cuộc sống lênh đênh giữa thời loạn lạc của gia đình An sẽ trải qua những tháng ngày ra sao? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/11/2017
Lượt nghe: 1346
Tác phẩm viết về sự gắn kết trong học tập, tinh thần vượt khó của các bạn vùng cao. Nhân vật chính là Quân từ thành phố chuyển về học tập tại một ngôi trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng toàn cây cỏ hoa lá với những con đường mấp mô lên dốc, xuống đèo…Thời gian đầu Quân rất ngạc nhiên vì các bạn học sinh và cả thầy cô giáo nửa ngày đến trường, nửa ngày còn lại thì lên nương làm rẫy. Nhưng khi sống trong tập thể lớp luôn có sự nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống thì Quân đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập vào tập thể lớp, tập thể trường trong tình yêu thương của các thầy cô và bạn bè...(Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1215
Tập tản văn “Tuổi trẻ tháng ngày miên viễn” của tác giả Mai Hà Uyên do Nhà xuất bản Kim Đồng mới ấn hành. Từ "Miên viễn" ở đây có thể hiểu là tuổi trẻ căng tràn tình yêu, nhiệt huyết với cuộc sống, với công việc và bạn bè xung quanh. Vẫn biết rằng tuổi trẻ không thể nào tránh khỏi sự bồng bột, vấp ngã. Nhưng theo lý giải của Mai Hà Uyên thì đây lại là điều kiện cần cho người trẻ để họ có thêm trải nghiệm về cuộc sống. Để tiếng cười và giọt nước mắt trong sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí mỗi người...(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 24/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 9/9/2019
Lượt nghe: 395
Nghệ thuật gấp giấy Origami là bộ môn nghệ thuật độc đáo và là điểm nhấn văn hóa ấn tượng của đất nước Mặt Trời Mọc. Buổi hôm nay, mời các bạn cùng tham gia buổi sáng tạo gấp giấy Origami với chủ đề: “Sáng tạo áo sơ mi từ giấy trắng” do Trung tâm nghệ thuật đương đại VCCA phối hợp cùng CLB Mọt sách Mogu tổ chức... (Văn nghệ thiếu nhi 04/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/4/2019
Lượt nghe: 596
Tuổi học trò là quãng thời gian đáng nhớ và vô tư nhất trong mỗi con người. Sau này, khi trường thành, như cánh chim bay đi mọi phương trời, mỗi khi nhớ về quãng tuổi xanh ấy, chúng ta đều không thể quên miền ký ức riêng mình. Cùng chia sẻ những cảm xúc này qua các tác phẩm: Bài thơ “Kỷ niệm xưa” tác giả Đỗ Minh Anh, Truyện ngắn “Màu của nắng” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thúy... (Trang văn học tuổi mới lớn 23/04/2019)
Ngày phát hành 10:57 | 10/10/2022
Lượt nghe: 236
Không chỉ trưng bày hàng chục tác phẩm minh họa sách thiếu nhi đầy màu sắc, triển lãm “Thế giới nhiệm màu của các họa sĩ minh họa sách thiếu nhi Séc” còn tạo sự thu hút với các bạn nhỏ khi mang đến nhiều góc nhìn mới lạ, độc đáo về thế giới tuổi thơ diệu kỳ qua các hoạt động giao lưu, đọc sách, vẽ tranh, sáng tạo thủ công... (Văn nghệ thiếu nhi 05/10/2022)
Ngày phát hành 0:10 | 11/12/2022
Lượt nghe: 232
Ngòi bút của nhà văn Lê Minh Khuê thể hiện sâu sắc khát vọng mãnh liệt của con người về hạnh phúc và tình yêu. Điều này đã giúp nhiều tác phẩm của bà có được cái nhìn nhân bản, khám phá chiều sâu tâm hồn con người, đặc biệt là số phận của người phụ nữ... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 06/12/2022)
Ngày phát hành 23:17 | 5/1/2022
Lượt nghe: 662
Văn lập luận chứng minh là dạng đề văn sử dụng các lí lẽ, chứng cứ xác thực để làm rõ nội dung được đưa ra. Nhiệm vụ của chúng mình là phải cung cấp những dẫn chứng đáng tin cậy, có độ chính xác cao. Việc này sẽ thuyết phục người đọc tin vào tính đúng sai, phải trái của vấn đề, nội dung được đề cập... (Văn nghệ thiếu nhi 03/01/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 19/7/2016
Lượt nghe: 1040
Thể loại văn miêu tả là nền tảng giúp chúng ta viết tốt các thể loại làm văn khác như phát biểu cảm nghĩ, bình giảng, phân tích… Và trong các kĩ năng làm văn miêu tả không thể thiếu những quan sát tìm hiểu về thiên nhiên, cuộc sống... (Văn nghệ thiếu nhi 18/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 763
Cuốn sách “Suốt đời học Bác” của tác giả Kiều Mai Sơn gồm 16 câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ qua lời kể của những người đã từng làm việc và phục vụ bên Bác trong nhiều năm, góp phần khắc họa chân dung vị lãnh tụ giản dị, gần gũi và cao cả, luôn "nâng niu tất cả chỉ quên mình"... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020
Lượt nghe: 857
Kì thi THPT Quốc gia là kỳ thi quan trọng nhất mà cuộc đời học sinh 12 năm đèn sách phải vượt qua. Những bước chuẩn bị cho kỳ thi ấy, với từng môn học, từng bài giảng, đề thi,... vừa mệt nhoài, hồi hộp, vừa vô cùng thú vị. Nhón chân lên một chút thấy mình cao hơn. Vượt qua thử thách để thấy mình trưởng thành hơn. (Trang văn học tuổi mới lớn 12/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2018
Lượt nghe: 839
Có một bạn nhỏ tên là Nguyễn Minh Phương vô cùng say mê hội họa. Qua sáu năm cầm cọ, bạn ấy đã giành được nhiều giải thưởng hội họa ấn tượng, nổi bật là giải nhất cuộc thi Vẽ tranh thiếu nhi quốc tế vừa qua đấy các em ạ! Chúng mình cùng gặp gỡ "họa sĩ nhí" Nguyễn Minh Phương để chia sẻ ước mơ cùng bạn ấy nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 17/01/2018)
Ngày phát hành 23:10 | 9/1/2022
Lượt nghe: 652
NSƯT Tạ Tuấn Minh - Phó trưởng đoàn Kịch Cổ Điển - Nhà Hát Kịch Việt Nam luôn dành nhiều tâm huyết cho sân khấu kịch. Trở thành một diễn viên, một đạo diễn giỏi một phần cũng nhờ những năm tháng tuổi thơ đầy say mê với nghệ thuật... (Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2017
Lượt nghe: 1134
Tập tản văn "Thì thầm tiếng cát" của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý là những trang viết tình cảm về tuổi thơ được lớn lên cùng những đồi cát quê hương. Đây có thể chỉ là một phần ký ức rất nhỏ trong cuộc đời đầy sắc màu của một nhà thơ đi nhiều, gặp gỡ nhiều và viết nhiều. Những kỷ niệm đẹp về làng quê với mênh mang cát trắng, nơi đó còn lưu giữ bao ký ức về người thân thì sẽ luôn sáng lấp lánh trong trái tim của người viết. (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016
Lượt nghe: 1162
Sáng tác của các cộng tác viên gửi về trong tháng 05 năm 2016: Nguyễn Quang Hảo và Trần Anh Thuận (Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình) và cộng tác viên ở TP.HCM, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Bình.(Văn (Văn nghệ thiếu nhi 29/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1260
Tết đến xuân về thì không gian của ngôi nhà luôn được chúng mình trang trí một cách chu đáo bằng những màu sắc tươi tắn và ấm áp. Ngày xuân càng trở nên ý nghĩa hơn khi các bạn nhỏ không chỉ trang trí ngôi nhà của chính gia đình, mà còn tạo ra những ngôi nhà nghệ thuật đặc biệt bằng chất liệu vô cùng đơn giản, các vật liệu tái chế như bìa cát tông, vận dụng kỹ thuật cắt dán, vẽ…để thiết kế nên sản phẩm nghệ thuật bằng chính sự đoàn kết, nêu cao tinh thần làm việc nhóm... Câu truyện truyền thanh "Món quà Mùa Xuân" do chị Dương Hà chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Quỳnh Châm là nốt nhạc vui khi loài hoa Lưu Ly đã phải cố gắng chống lại mùa đông rét mướt để dâng tặng Mùa Xuân những bông hoa tim tím bé xinh. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 17/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020
Lượt nghe: 1181
Nhà văn Võ Thu Hương sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Hiện nay chị đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ luôn đong đầy trong tâm trí nhà văn, để rồi, qua trang viết, những kỷ niệm ấy lại được gọi về, lấp lánh, ấm áp yêu thương... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 18/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2017
Lượt nghe: 1447
"Thăm lúa" của nhà thơ Trần Hữu Thung được xếp trong 100 bài thơ hay nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỉ 20. Tác phẩm là lời giãi bày mộc mạc, chân thành của người vợ đảm đang, thủy chung, nhớ thương chồng đang chiến đấu ngoài mặt trận. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nhiều thú vị và bổ ích về bài thơ này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/06/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2017
Lượt nghe: 776
Tác giả Trương Sinh Nguyên từng có bài cộng tác với chuyên mục "Trang viết đầu tay của những cây bút nhỏ". Anh sáng tác cả thơ và truyện ngắn. Những tác phẩm văn học giàu hình ảnh, xúc động khi Trương Sinh Nguyên miêu tả về gia đình, những trò chơi của tuổi thơ, về mái trường và tình cảm học trò. Đã lâu rồi “người con ấy” không được sống trong cái lạnh của xứ Bắc nên khi gặp những cơn gió mùa đông tràn về thì cảm xúc trong anh lại được nhen lên. Không kịp đánh máy Trương Sinh Nguyên đã ghi trọn xúc cảm về mùa đông, về người thân bằng chữ viết tay trong bài thơ “Tháng chạp”. Bài thơ tình cảm viết về những năm tháng được sống bên bà, bên mẹ, được cắp sách tới trường qua rất nhiều mùa đông ấm áp của tình cảm bạn bè. (Văn nghê thiếu nhi 26/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2019
Lượt nghe: 502
Bài thơ “Chiều tối” được đưa vào chương trình Ngữ văn 11, là bài thơ thể hiện tình cảm nồng hậu, yêu đời thiết tha của Bác khi chứng kiến cảnh hoàng hôn ở miền sơn cước, trong hoàn cảnh bị gông cùm, chuyển lao nhưng Người đã hướng tâm hồn đến với thiên nhiên và cuộc sống bình dị bằng những cảm nhận giản dị và trong trẻo (Văn nghệ thiếu nhi 02/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 786
“Trung thu miền ban trắng” là chủ đề của chương trình “Đêm hội trăng rằm 2019”, diễn ra tại Nhà thiếu nhi tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La, do Ban Âm nhạc (VOV3) và Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà thiếu nhi tỉnh Sơn La đã tổ chức. Cùng với những thanh âm sắc màu rộn rã, trong chương trình, Ban tổ chức còn trao 80 suất học bổng cho thiếu nhi dân tộc các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã đã vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống... (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 921
Trong chương trình trước, nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc đã hướng dẫn chúng mình kỹ thuật chụp ảnh chân dung và chụp vật chuyển động sao cho đẹp mắt thông qua chiếc điện thoại thông minh. Ở chương trình này, anh Đoàn Bắc sẽ hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh cực hot là chụp ảnh Selfie. Nắm chắc kỹ thuật này, chúng mình sẽ tự chụp được chân dung của mình đẹp ngất ngây ấy chứ... (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 740
Những chiếc điện thoại thông minh đã giúp chúng ta chủ động lưu lại nhiều khoảnh khắc ý nghĩa. Thế nhưng có bao giờ ta so sánh cùng là chiếc điện thoại đó mà bạn mình chụp đẹp thế, còn mình thì lại không? Nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc sẽ bật mí với chúng mình sự thú vị khi dùng điện thoại thông minh chụp ảnh và một số kỹ thuật giúp ta có những bức hình đẹp... (Văn nghệ thiếu nhi 28/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020
Lượt nghe: 401
Trong chương trình trước, nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc đã hướng dẫn chúng mình cách lấy sáng và căn chỉnh khung hình khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. Trong chương trình này, anh sẽ chia sẻ những bài chụp chi tiết như chụp chân dung, chụp vật chuyển động... (Văn nghệ thiếu nhi 04/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 577
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đoàn Bắc đã bật mí với chúng mình rất nhiều bí kịp để chụp những bức ảnh đẹp thông qua điện thoại thông minh. Từ lý thuyết đến thực hành là một quãng đường, nếu thường xuyên luyện tập sẽ thành công. Chúng mình tham gia một buổi thực hành chụp ảnh cùng các bạn trong CLB Nghệ thuật Art Star- Báo TNTP và Nhi Đồng nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2020)
Ngày phát hành 17:55 | 12/12/2021
Lượt nghe: 392
Mùa cúc họa mi mang đến cho chúng ta những lãng đãng, thơ mộng và thanh khiết giữa tiết trời dịu nhẹ. Mẹ cắm bình hoa cúc khiến ngôi nhà như bừng sáng. Còn chúng mình sẽ vẽ một bức tranh cúc họa mi không bao giờ tàn. Các bạn nghĩ sao về ý tưởng này? (Văn nghệ thiếu nhi 01/12/2021)
Ngày phát hành 9:40 | 20/11/2024
Lượt nghe: 98
Tháng 11 dịu dàng
cũng là lúc những bông hoa cúc họa mi trắng tinh khôi bung nở càng khiến cho
cảnh vật nên thơ. Chúng mình không chỉ thấy các mẹ hay cắm cúc họa mi làm đẹp cho
ngôi nhà, mà loài hoa này cũng trở thành cảm hứng cho nhiều bộ môn nghệ thuật
như âm nhạc, thơ ca và hội họa nữa đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2017
Lượt nghe: 866
Tác phẩm “Mùa đông huyền bí” của nhà văn Phần Lan Tove Jansson được viết bằng giọng văn trong trẻo, ngọt ngào miêu tả sinh động vẻ đẹp và sự huyền bí, mê hoặc lòng người của mùa đông ở các nước Bắc Âu. Nhân vật chính mà Mumi, một loài vật ngủ đông từ tháng mười năm trước đến tháng tư năm sau. Năm nay đã có một điều đặc biệt xảy đến với nhân vật này. Ánh trăng đã chiếu rọi vào mặt Mumi làm cậu ta tỉnh giấc. Mumi bắt đầu hành trình khám phá mùa đông với vô vàn điều kỳ lạ. Những đồ vật trong nhà đang chìm sâu vào giấc ngủ đông. Con sông nước trong vắt chảy róc rách qua khu vườn mùa hè của nhà Mumi giờ đây bỗng trở nên lạnh ngắt. Cây cối thì trơ trụi khiến Mumi nghĩ rằng “cả trái đất đã chết khi ta ngủ”. (Văn nghệ thiếu nhi 05/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2017
Lượt nghe: 1354
Khi cầm một cuốn sách trên tay, điều gì khiến các em ấn tượng đầu tiên? Bên cạnh tên sách và nội dung tóm tắt, chắc hẳn bìa sách là nơi thu hút chúng ta vô cùng. Vậy, bìa sách dành cho độ tuổi chúng mình sẽ được thiết kế như thế nào nhỉ? PV Thúy Quỳnh trò chuyện với họa sĩ Ngô Xuân Khôi, giúp chúng mình tìm hiểu về công việc đặc biệt này nhé! ( Văn nghệ thiếu nhi 05/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2018
Lượt nghe: 968
Tập truyện “Hoàng Tử Bé” của nhà văn người Pháp Antoine de Saint-Exupéry, hẳn đã quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả nước ta. Cõ lẽ, với những ai yêu mến nội dung tập truyện này cũng sẽ dành nhiều tình cảm cho những hình vẽ minh họa. Đó là phiên bản gốc của tập truyện các bạn ạ! Còn khi tập truyện được dịch sang tiếng Việt qua nhiều bản dịch của các dịch giả như: Bùi Giáng, Nguyễn Tấn Đại, Vĩnh Lạc, vì nhiều lí do mà chúng ta chưa được thưởng thức phần minh họa một cách hoàn hảo nhất. Mới đây NXB Kim Đồng đã cho ra mắt tập truyện “Hoàng Tử Bé” được đầu tư kỹ lưỡng về phần minh họa do họa sĩ trẻ Nguyễn Thành Vũ đảm nhiệm, thông qua bản dịch của dịch giả Nguyễn Thành Long. "Trang nghệ thuật" số này, họa sĩ Nguyễn Thành Vũ sẽ gặp gỡ và chia sẻ với chúng mình về công việc minh họa cuốn truyện nổi tiếng của nhà văn người Pháp. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2018)
Ngày phát hành 21:33 | 11/10/2021
Lượt nghe: 588
Nếu bạn nào yêu mến các tác phẩm sách truyện có lẽ rất quen thuộc với minh họa của họa sĩ Kim Duẩn qua các cuốn sách như “Kể chuyện Tết Nguyên Đán”, “Kể chuyện Tết trung thu”, “Trung thu của Tí, “Xóm bờ giậu”, “Mẹ hổ dịu dàng". Đến nay họa sĩ Kim Duẩn đã có 15 năm gắn bó với công việc minh họa sách. Anh có những bí quyết gì để nuôi dưỡng đam mê của minh? (Văn nghệ thiếu nhi 06/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 536
Với môn Ngữ văn lớp 7, chúng mình tiếp tục được thực hành về văn miêu tả. Chúng mình có điều kiện để quan sát và viết những bài văn miêu tả thật hay, gợi nhiều cảm xúc và đừng quên chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 14/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2020
Lượt nghe: 494
Với mong muốn mang đến cho các bạn trẻ những ấn phẩm vừa có giá trị về nội dung vừa đẹp về hình thức, thời gian qua, một số đầu sách của văn học hiện đại Việt Nam đã được các đơn vị làm sách tái bản cùng hình vẽ minh họa đặc sắc. Những cuốn sách ngỡ đã quen xuất hiện với một diện mạo mới... (Trang văn học tuổi mới lớn 08/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2019
Lượt nghe: 874
Không chỉ là tay cọ cừ khôi, Nguyễn Hà Minh Anh còn thể hiện sự đa tài khi hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Cô bạn đã gặt hái thành công qua nhiều cuộc thi tài năng nhí trong nước và quốc tế như: Cúp vàng Gương mặt tài năng phong cách Châu Á, giải nhì toàn quốc cuộc thi vẽ tranh chủ đề ATGT (2016), giải A cuộc thi vẽ tranh “Cuộc sống quanh em” do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức (2016), giải nhất cuộc thi “Siêu mẫu nhí” 2018... (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2017
Lượt nghe: 809
Neverland là truyện ngắn đầu tiên của Phan Trâm Anh (học sinh lớp 8A1 trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương, thành phố Hà Nội). Đây là tác phẩm người viết gửi gắm mơ ước được giống như nhân vật Peter Pan - cậu bé luôn chối bỏ "sự trưởng thành" và mãi mãi không chịu lớn lên. Neverland là miền đất thần tiên của những bạn nhỏ biết bay. Còn trường học là nơi lưu giữ những kỷ niệm về thầy cô và bạn bè. Vì vậy Phan Trâm Anh mong muốn những kỷ niệm về tuổi học trò luôn là điểm tựa tinh thần để bạn tự tin thực hiện những điều mong muốn trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 12/9/2017)
Ngày phát hành 21:15 | 10/7/2022
Lượt nghe: 496
Ông Wonka cho phóng những thanh sôcôla thành mảnh nhỏ li ti từ đầu này căn phòng bay qua không gian rồi lại ghép trở lại ở cuối căn phòng. Từ một thanh sôcôla khổng lồ sau chuyến đi thì biến nhỏ hơn nhiều. Mike bỗng có ý tưởng điên rồ là người đầu tiên phóng trong không gian qua vô tuyến truyền hình. Mẹ của Mike hốt hoảng khi thấy con trai trở thành tí hon... (Văn nghệ thiếu nhi 03/07/2022)
Ngày phát hành 19:46 | 27/12/2023
Lượt nghe: 914
Trong bài văn có chủ đề về khoảnh khắc cuộc sống, Mia đã say sưa kể những trải nghiệm của gia đình mình khi sống trên đất Mĩ. Bài viết được cô Douglas và các thầy cô trong trường đánh giá cao. Phần thưởng cho sự nỗ lực này của Mia chính là phiếu ăn pizza miễn phí dành cho 2 người... (Văn nghệ thiếu nhi 24/12/2023)
Ngày phát hành 22:9 | 10/12/2023
Lượt nghe: 503
Mia viết thêm một bức thư nữa với nội dung mong công ty giúp đỡ chú Hank có được công việc như mong muốn. Thật may mắn, chú Hank đã được nhận vào làm bảo vệ. Chú vui mừng đến kể cho Mia nghe, chú còn biết rõ bức thư Mia viết như thế nào... (Văn nghệ thiếu nhi 08/12/2023)
Ngày phát hành 19:33 | 6/11/2023
Lượt nghe: 398
Mia đưa ra sáng kiến lắp đặt camera an ninh và kính chống đạn ở khu vực lễ tân. Tuy nhiên ông Yao lại không chấp nhận yêu cầu này vì chi phí quá tốn kém. Bố mẹ của Mia rất thương con, nhưng khi đứng trước ông chủ Yao thì cũng không dám ý kiến gì. Chỉ còn duy nhất cậu bạn Jason, con trai ông Yao là chưa đưa ra quan điểm. Mia đang hi vọng Jason sẽ ủng hộ nguyện vọng của cô. (Văn nghệ thiếu nhi 27/10/2023)
Ngày phát hành 16:9 | 29/10/2023
Lượt nghe: 343
Gia đình Mia ngạc nhiên khi thấy những vết bầm tím trên mặt chú Ming. Họ rất cảm thông khi biết chú Ming mắc món nợ lớn với bọn cho vay nặng lãi nhưng bản thân gia đình Mia kiếm sống cũng khó khăn nên không thể giúp được gì cho chú... (Văn nghệ thiếu nhi 21/10/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2020
Lượt nghe: 500
Minh Thi chưa sẵn sàng đối diện với việc sẽ phải rời xa Tú Quyên, Tâm An và Hoài để đến một nơi xa lạ. Cảm giác chỉ có một mình mà không còn những người bạn ở bên khiến cô có đôi chút sợ hãi. Hoài vẫn luôn an ủi Minh Thi và hứa ngày mai khi ra sân bay tiễn bạn, cả nhóm sẽ chờ cho đến khi Minh Thi đến nơi an toàn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện - Buổi 65 - Văn nghệ thiếu nhi 08/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 547
Để chúc mừng hai vị khách trọ đầu tiên, ba mẹ Hoài đã nấu một nồi bún bò to và mời Hạnh Chi, Tú Quyên tham gia. Sau bữa ăn, Tú Quyên và Hạnh Chi rủ nhau đi rửa bát. Lúc này, vì vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện giữa hai cô bạn mà Hoài đã biết thì ra Minh Thi chính là chị họ của Hạnh Chi. Cả ba háo hức đạp xe xuống khu nhà trọ trường điểm Nguyễn Du để tìm Minh Thi... (Đọc truyện "Học trò phố huyện " - Buổi thứ tư)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019
Lượt nghe: 502
Sự quan tâm của ba má và hai em với các bạn khiến Hoài cảm động. Đêm đầu tiên ngủ chung, ba người bạn lục đục mãi mới ngủ được và kết quả là sáng hôm sau Tú Quyên đi làm muộn. Được sự chăm sóc tận tình của Hoài, Tâm An cảm thấy khỏe lên và quyết định ngày mai sẽ đi học. Minh Thi xuất hiện khiến Hoài vô cùng bất ngờ. Hóa ra em gái của Hoài đã gọi điện cho Minh Thi... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 29)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019
Lượt nghe: 512
Minh Thi được nhận vào làm việc tại quán cà phê Sơn Nữ thuận lợi hơn cả mong đợi của Hoài và các bạn. Bà chủ quán đồng ý ngay khi nhìn thấy Minh Thi. Trên đường về nhà, các bạn tự nhiên thấy nhớ Hạnh Chi. Hoài mơ hồ lo lắng khi dạo này Minh Thi chơi thân với 2 thanh niên nghỉ học là Quyền và Vĩnh... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 30)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2019
Lượt nghe: 699
Nhận món quà vật chất của gia đình anh Tiến, Tâm An đặt ra nhiều dự định, trong đó có việc học tiếng Anh mà cô bạn vẫn đau đáu. Trong khi ba bạn đang say sưa buôn chuyện thì Minh Thi về. Vẻ mặt cau có, bực bối của Minh Thi khiến cho cả ba rất băn khoăn. Không biết Minh Thi đang gặp vấn đề gì đây... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 39 - Văn nghệ thiếu nhi 01/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020
Lượt nghe: 537
Việc ở Quán Nhớ tạm gác khi vòng thi văn nghệ toàn tỉnh diễn ra. Nhóm bạn bất ngờ khi vị khách công an hôm nào ngồi ở vị trí giám khảo. Các tiết mục dự thi lần lượt được thể hiện trên sân khấu. Và rồi tiết mục Minh Thi hóa thân thành Hạnh Chi hoàn toàn thuyết phục khán giả cùng ban giám khảo... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 61 - Văn nghệ thiếu nhi 31/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2020
Lượt nghe: 492
Sau buổi gặp gỡ đông vui và cảm động, Minh Thi chính thức bước vào một công việc mới mẻ đầy thử thách. Tiễn Minh Thi đi thành phố Hồ Chí Minh là những người bạn gái vô cùng thân thiết. Ai cũng hồi hộp và xao xuyến... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 66 - Văn nghệ thiếu nhi 09/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2020
Lượt nghe: 489
Qua các buổi thuyết trình về đề tài ma túy học đường, Minh Thi nhận được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt ở những nơi bạn đến. Đây thực sự là một chuyến đi bổ ích. Và Minh Thi sẽ mang gì về cho Quán Nhớ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 69 - Văn nghệ thiếu nhi 16/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 571
Minh Thi bất ngờ bay từ Hà Nội về mà không thông báo cho các bạn. Ngắm nhìn Minh Thi trong chiếc áo bông to xù, Hoài thấy cô bạn vừa mới mẻ lại vừa thân thiết. Minh Thi tặng cặp kính bơi tuyệt đẹp cho Tú Quyên, tặng đĩa CD cho Tâm An. Còn Hoài thì nhận được cuốn sách “Tuyển tập toán- những kì thi Quốc tế”. Cả nhóm rất vui vì Minh Thi đã trở về... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 70 - Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 680
Từ khi Minh Thi trở về, có rất nhiều lá thư từ miền xa gửi đến. Đó là tâm sự, tình cảm, sự sẻ chia của những khán giả đã xem chương trình truyền hình về cuộc giao lưu của Minh Thi với sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bất ngờ lớn nhất đến từ lá thư của một đạo diễn. Ông đề nghị được chuyển thể câu chuyện mà Minh Thi đã hóa thân và mời cô đóng vai chính cho bộ phim ấy... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 72 - Văn nghệ thiếu nhi 23/02/2020)
Ngày phát hành 10:24 | 2/2/2023
Lượt nghe: 237
Sống ở Mả Lạng được một thời gian, Xuân cũng bắt đầu hiểu thêm về những người ở đây, biết ai nên tránh xa, biết ai có thể trò chuyện. Ở trong một con hẻm phức tạp với nhiều mảnh đời cơ cực khiến Xuân trưởng thành hơn... (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2023)
Ngày phát hành 10:29 | 2/2/2023
Lượt nghe: 232
Công việc bán vé số vất vả, thu nhập bấp bênh, đôi lúc còn bị khách mắng mỏ khiến Xuân thấy tủi thân. Xuân mong muốn có một bờ vai của người mẹ để dựa vào. Những lúc buồn lòng, Xuân lại nhớ tới cô Linh, ước gì cô là mẹ của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2023)
Ngày phát hành 10:35 | 2/2/2023
Lượt nghe: 183
Công việc tại xưởng gia công rất vất vả lại còn bị bà chủ phạt roi, phạt không cho ăn cơm. Xuân buồn lòng trước sự vô cảm của những thợ may làm cùng. Họ im lặng chấp nhận bị vắt kiệt sức vì công việc. Xuân thương cảm trước quá khứ bất hạnh của Hằng, cô bạn cùng mình vào xưởng gia công... (Văn nghệ thiếu nhi 28/01/2023)
Ngày phát hành 10:39 | 2/2/2023
Lượt nghe: 233
Không chịu nổi công việc cực khổ, Hằng quyết định bỏ trốn nhưng bị bắt lại. Hằng ngất xỉu trước đòn roi ác nghiệt của bà chủ. Sáng hôm sau, công an vào kiểm tra và bắt giữ bà chủ. Hằng được Xuân đưa vào viện để điều trị. Sau khi ra viện, hai người không về quê mà vẫn bám trụ lại Sài Gòn... (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2023)
Ngày phát hành 22:21 | 7/2/2023
Lượt nghe: 184
Xuân và Hằng quyết định nhận làm phụ việc cho một quán ăn gia đình. Công việc chạy tới chạy lui vất vả nhưng cũng khá thoải mái. Vào buổi tối, khi khách đã vãn, hai đứa lại có thời gian xem biểu diễn xiếc đường phố. Một lần, Xuân tình cờ gặp lại Đen... (Văn nghệ thiếu nhi 03/02/2023)
Ngày phát hành 22:28 | 7/2/2023
Lượt nghe: 235
Rất lâu rồi Xuân không về quê. Những chuyện buồn năm xưa giờ đây cô bé không còn nghĩ tới nữa. Trong trái tim Xuân tràn ngập hình ảnh thân thương nơi quê nhà. Bởi ở đó có mẹ Linh, có chị Thanh và nhiều người bạn cũ đang chờ Xuân trở về... (Văn nghệ thiếu nhi 04/02/2023)
Ngày phát hành 16:9 | 17/1/2023
Lượt nghe: 236
Cuộc sống ở xóm lao động Mả Lạng rất phức tạp. Xuân dần phải thích nghi với cuộc sống ấy. Ban ngày cô đi bán bé số cùng với Đen để kiếm miếng ăn. Ngoài Đen ra còn có Lan còi và Nhi hoa hậu làm bạn. Mỗi đứa một hoàn cảnh nên nhiều lúc ngồi một mình, Xuân thấy mình còn may mắn hơn đám bạn ấy. Chỉ vì sự bồng bột của bản thân mà Xuân đã bỏ nhà ra đi... (Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2023)
Ngày phát hành 16:2 | 17/1/2023
Lượt nghe: 234
Vừa đặt chân tới Sài Gòn, Xuân đã bị kẻ xấu cướp mất cái túi trong đó có số tiền dành dụm được. Không có người thân, không có tiền, cơn đói lại kéo đến, cô bé đã bỏ qua sĩ diện mà đưa tay nhặt lấy mẩu bánh mì rơi bên đường rồi ăn ngấu nghiến. Một cậu bé bắt gặp cảnh tượng đó đã cất lời chế giễu... (Văn nghệ thiếu nhi 14/01/2023)
Ngày phát hành 15:43 | 17/1/2023
Lượt nghe: 183
Ở tuổi này, cô bé cũng đã lờ mờ đoán biết được giữa cô Linh và mẹ chắc hẳn phải có mâu thuẫn gì rất ghê gớm, nên mỗi khi nhìn thấy cô Linh, mẹ lại nổi cáu và thường trút giận lên đầu Xuân. Chị Thanh rất thương em nên đã nói ra tất cả. Thì ra cô Linh chính là mẹ đẻ của Xuân. Nhưng vì sao cô Linh lại không thừa nhận điều này? Xuân giận mẹ, giận cô Linh nên lặng lẽ bỏ đi... (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2023)
Ngày phát hành 16:16 | 26/12/2022
Lượt nghe: 237
Ấn tượng nhất với nhân vật tôi chính là bão biển. Với những người ngư dân ra khơi bắt cá hay làm muối trên bờ thì bão luôn mang đến tai họa, tổn thất. Khi có bão, người lớn phải đối mặt với biết bao khó khăn còn trẻ con thì lại thấy vui thích vì được thay đổi chỗ ở, được biết nhiều điều mới mẻ... (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2022)
Ngày phát hành 10:36 | 10/1/2023
Lượt nghe: 233
Xuân bị mẹ lôi về nhà, tuy không đánh đập như trước nhưng mẹ bắt Xuân suốt ngày làm việc ngoài cánh đồng muối. Những đêm buồn tủi, Xuân đem khăn ra thêu, mẹ biết và cắt vụn những tấm khăn xinh xắn ấy. Xuân nghẹn ngào viết thư cho chị gái... (Văn nghệ thiếu nhi 08/01/2023)
Ngày phát hành 16:12 | 26/12/2022
Lượt nghe: 235
Gia đình có bốn anh chị em, cô bé đồng thời là người kể chuyện xưng "tôi" thường chơi với em gái út. Cô phải nhường nhịn em gái hay hờn dỗi của mình. Bố chính là người gần gũi với cô bé nhất và ông thường kể cho cô nghe về gia đình, về cuộc sống muôn màu... (Văn nghệ thiếu nhi 24/12/2022)
Ngày phát hành 10:53 | 9/1/2023
Lượt nghe: 231
Kỷ niệm miên man về bố có lẽ sẽ tiếp tục được nối dài nếu như Xuân không nghe được câu chuyện giữa ông bà ngoại và mẹ. Tại sao lại là con chung con riêng. Mẹ sinh được bốn anh chị em chứ sao lại là ba nhỉ? Vậy thì mình là con của ai? Những câu hỏi xoáy sâu vào tâm trí Xuân... (Văn nghệ thiếu nhi 31/12/2022)
Ngày phát hành 16:5 | 26/12/2022
Lượt nghe: 289
Nhà văn Võ Thu Hương đã có hơn 10 đầu sách dành cho thiếu nhi. Sáng tác của cô thường hướng tới sự ấm áp, trong trẻo và mang thông điệp đẹp đẽ về cuộc sống. Bắt đầu từ buổi đọc truyện dài kỳ thiếu nhi hôm nay, các em cùng nghe truyện “Về phía bình minh” của nhà văn Võ Thu Hương... (Văn nghệ thiếu nhi 23/12/2022)
Ngày phát hành 10:58 | 9/1/2023
Lượt nghe: 233
Câu hỏi vì sao Xuân không phải là con của mẹ luôn đeo đẳng giống như một vết thương ngày càng khoét sâu vào lòng cô bé, khiến Xuân cảm thấy vô cùng cô đơn, nhất là khi bố đã mất còn chị Thanh thì đi lấy chồng... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2023)
Ngày phát hành 10:32 | 10/1/2023
Lượt nghe: 233
Kết quả học tập trong năm học kém, Xuân sợ không dám về nhà. Nghĩ đến sự đay nghiến và trận đòn sắp giáng xuống, em chạy một mạch đến xóm Nghinh Phong, tìm Minh. Minh đưa Xuân tới nhà cô Linh, nhờ cô giúp đỡ. Cô Linh xót xa khi nhìn thấy bộ dạng thảm hại của Xuân sau nửa năm không gặp... (Văn nghệ thiếu nhi 07/01/2023)
Ngày phát hành 10:35 | 9/1/2023
Lượt nghe: 235
Xuân là một cô bé rất tự lập. Cô luôn quan sát, bày tỏ những suy nghĩ hồn nhiên nhưng trong đó luôn chứa đựng những tâm sự, nỗi niềm riêng. Thậm chí đã có lúc cô cảm thấy mất niềm tin vào bố. Nhưng rồi, một ngày nọ, bố cũng không còn ở bên Xuân nữa... (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2022)
Ngày phát hành 10:20 | 10/1/2023
Lượt nghe: 236
Thi thoảng chị viết thư về động viện Xuân, bày cách cho Xuân lập face book để chị em chat với nhau cho tiện. Xuân kể với chị về mẹ, về cách đối xử ngày càng gay gắt của mẹ. Chị thương Xuân lắm, chỉ biết động viên an ủi Xuân ráng nghe lời mẹ... (Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2020
Lượt nghe: 624
“Đất nước ta có 54 dân tộc anh em và cũng ngần ấy bản sắc văn hóa riêng. Cộng hưởng lại là bản sắc Việt. Lễ hội đã góp phần tôn thêm nét đặc trưng của bản sắc Việt, con người Việt Nam”. Cô giáo Trần Thị Minh (giáo viên trường THPT chuyên Hà Giang, tỉnh Hà Giang) đã chia sê như vậy qua bài viết "Du xuân về miền lễ hội". Chúng mình cùng cảm nhận vẻ đẹp của những lễ hội xuân miền Tây Bắc qua bài viết này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 17/02/2020)
Ngày phát hành 16:59 | 30/7/2021
Lượt nghe: 523
Tuổi mới lớn với những khoảnh khắc bâng khuâng hướng về một ai đó, một miền không gian nào đó khiến cuộc sống nội tâm thêm phần thi vị giàu màu sắc hơn. Chúng ta có thể cảm nhận điều này qua tản văn “Gió đưa cánh hoa về miền kí ức” của tác giả Đỗ Thị Thanh Thảo. Bên cạnh đó, những tác phẩm như "Nụ cười của gió", "Chữ ký ghép tên" gieo vào trong ta cảm xúc đầy thi vị... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 06/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2019
Lượt nghe: 1191
“Ước gì con là nắng/ sưởi ấm cho muôn nơi/ chẳng phải ngồi trong lớp/ vừa làm lại vừa chơi” - Những câu thơ tươi tắn mang màu “Tia nắng, hạt mưa” của tác giả Thanh Trung đã vẽ ra một khung trời tuổi thơ đáng yêu của chúng mình. Màu nắng còn tràn ngập trong truyện ngắn “Nắng mới trên rẻo cao” của tác giả Nguyễn Thị Hợp. Và tất nhiên, phiêu du cùng khung trời nắng cũng vẫn không quên bài học về làm văn miêu tả, văn tự sự, qua bài viết “Để cảm xúc đủ lay động lòng người – kết hợp miêu tả, tự sự trong văn miêu tả” của thầy giáo Nguyễn Phước Bảo Khôi... (Văn nghệ thiếu nhi 17/05/2019)
Ngày phát hành 11:13 | 13/9/2023
Lượt nghe: 966
Trong ca dao đối đáp tình yêu nam nữ, cũng phong phú và dồi dào không kém sự thông minh, nhạy bén, đáo để và chua ngoa của phái nữ là những câu đáp trả tinh vi của các chàng trai. Họ là những anh chàng không phải tay vừa, cũng chua ngoa, đanh đá không thua gì phái nữ.
Ngày phát hành 15:36 | 7/9/2023
Lượt nghe: 1142
Trong đề tài ca dao đối đáp thì những cặp ca dao có nội dung đối đáp (theo kiểu “ăn miếng trả miếng”) được đánh giá là mảng hay nhất, thú vị nhất. Theo Tiến sĩ La Mai Thi Gia, những câu nói qua nói lại, vặn qua vặn lại, đá qua đá lại… của các cặp nhân vật trữ tình trong mảng ca dao này đã thể hiện được đầy đủ tính cách chất phác, nghịch ngợm, dí dỏm của người bình dân. Những câu đối đáp sắc sảo là kết tinh của sự thông minh, đáo để, bộc trực, thẳng thắn của người dân lao động. Đặc biệt, ca dao xưa đề cao sự nhanh nhạy của người phụ nữ, thể hiện qua những lời đối đáp hết sức thông minh, khôn ngoan, khéo léo.
Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2019
Lượt nghe: 1088
“Những trang đời hậu chiến”, chương trình phát thanh Văn nghệ đặc biệt do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 – Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện, xoay quanh những nhân vật trong các tác phẩm ký về đề tài hậu chiến của nhà văn Minh Chuyên. Những nhân vật ấy từ đời thực bước vào trang sách, rồi từ trang sách lại bước ra cuộc đời, với bao éo le, trắc trở, oan khuất, song đã cùng nhau xây dựng nên câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp giữa đời thường...(Văn nghệ phát 27/7/2019)
Ngày phát hành 11:51 | 10/9/2021
Lượt nghe: 5323
Hai năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid và thị hiếu thẩm mỹ khán giả đã có sự thay đổi nên các hình thức sân khấu này không còn thu hút được đông đảo khán giả như trước. Ngoài ra khâu kịch bản, diễn xuất ở nhiều nhóm nghệ sỹ đã đi vào lối mòn, ít sự tìm tòi sáng tạo gây ra sự nhàm chán cho người xem. Cùng tìm hiểu về: “Thực trạng sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh”, mời quý vị và các bạn nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với nghệ sỹ trẻ Đại Ngọc Trâm
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015
Lượt nghe: 1420
Điều gì đã biến đổi nền sân khấu vốn mang nặng dấu ấn thị trường, âm hưởng giải trí của thành phố Sài Gòn trước ngày giải phóng để có một diện mạo đa dạng, năng động như hiện nay? Lý giải từ chương trình Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu phát sóng 01/04/2015 qua cuộc trò chuyện giữa Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành cùng phóng viên Cao Ngọc.
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015
Lượt nghe: 1146
Nhiều hoạt động sân khấu đáng khích lệ diễn ra gần đây tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh báo hiệu một năm hoạt động sôi nổi của các nghệ sĩ biểu diễn
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1835
Sự đổi mới, cách tân luôn là mục tiêu đặt ra trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Vì thế Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đang mở những sân chơi thử nghiệm để các nghệ sĩ tâm huyết với nghề có "thêm đất" phô diễn tài năng, đồng thời cũng là cách thu hút khán giả.
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1075
Là diễn viên trẻ của Nhà hát Cải lương Việt Nam, sau thành công tại cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu toàn quốc, cô đào Minh Lý đã được tin tưởng, phân những vai có "sức nặng" và đất diễn hơn. Gần đây nhất, vai nàng Ngọc Tô trong vở diễn Mai Hắc Đế một lần nữa khẳng định tài năng của cô đào trẻ Minh Lý.
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015
Lượt nghe: 1512
Chuyện những nghệ sĩ hay nhóm nghệ sĩ tự đứng lên thành lập sân khấu riêng, hoạt động theo phương thức xã hội hóa không phải là hiếm nhưng dường như những sân khấu thành lập sau thì càng có phần khó khăn hơn trong việc tìm ra phong các riêng cũng như tạo dựng dấu ấn và thu hút khán giả. Chẳng nề hà bởi điều kiện khó khăn ấy, bằng tình yêu nghề và nỗ lực dấn thân không ít nghệ sĩ trẻ đã thành công. Một trông số ấy có thể kể tới Nghệ sĩ Minh Béo - người gắn niềm đam mê sân khấu với hoạt động từ thiện.
Ngày phát hành 11:12 | 11/8/2022
Lượt nghe: 2462
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường điện ảnh sôi động của cả nước, với lực lượng các nhà làm phim trẻ trung, đầy nhiệt huyết, một lớp khán giả trẻ đông đảo. Cơ hội là vậy nhưng điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự cất cánh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 và những biến động sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu? Các nhà làm phim đang đối diện với những khó khăn và cần phải vượt qua những khó khăn đó như thế nào? “Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh vượt sóng” cũng là chủ đề chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam với khách mời là đạo diễn Trần Hữu Tấn, trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV. (Đối thoại mở 03/08/2022)
Ngày phát hành 11:15 | 12/8/2021
Lượt nghe: 3099
Văn học đề tài miền núi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc và trong nhịp sống, nhịp viết hối hả của xã hội hôm nay thì những trang văn viết về đề tài miền núi luôn có chỗ đứng và sáng lấp lánh trong dòng chảy chung của văn chương đương đại. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với Thượng tá, nhà văn Đỗ Bích Thúy công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 11/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019
Lượt nghe: 1099
Nạn tranh giả là “nỗi đau” của giới họa sĩ Việt Nam. Việc thành lập Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh góp phần minh bạch hóa các tác phẩm mỹ thuật hiện nay. Đối thoại giữa PV VOV6 với Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giám định tác phẩm hội họa - đồ họa thuộc Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/01/2019)
Ngày phát hành 15:7 | 19/5/2022
Lượt nghe: 2553
Năm 1960, bộ phim tài liệu đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời. Ba mươi năm sau, chúng ta mới có tác phẩm phim truyện đầu tiên về Người. Từ đó đến nay, điện ảnh nước nhà đã có thêm nhiều bộ phim mới, gắn với các chặng đường hoạt động của Bác. Song chúng ta đã có những tác phẩm đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, trở thành tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu khắc họa thành công chân dung Hồ Chí Minh - nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX? Câu hỏi này cũng được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với khách mời là nhà phê bình điện ảnh, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 18/05/2022)
Ngày phát hành 14:13 | 4/7/2024
Lượt nghe: 1547
Có người nghệ sĩ cả cuộc đời gắn bó với màu áo lính, mang tiếng hát phục vụ chiến sỹ trên chiến trường, đến khi hòa bình lập lại, ông lại tiếp tục mang lời ca tiếng hát phục vụ bộ đội và nhân dân. Sở hữu chất giọng tenor trong sáng hiếm có, ông thành công ở nhiều thể loại âm nhạc khác nhau từ nhạc cách mạng, trữ tình, nhạc quốc tế… Ông là Đại tá, NSND Dương Minh Đức. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của ông. (Hành trình sáng tạo 30/6/2024)
Ngày phát hành 15:17 | 22/4/2021
Lượt nghe: 606
Đã từ lâu vai diễn Hồ Nguyệt Cô trong trích đoạn tuồng cổ “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” đóng đinh tên tuổi NSND Minh Gái. Suốt chặng đường dài gắn bó với nghệ thuật tuồng, sự thành công của chị không chỉ là duyên trời phú mà còn là sự dấn thân, dám làm, dám thử để mang đến cho khán giả những năng lượng và đổi mới trong nghệ thuật tuồng. (Hành trình Sáng tạo 18/04/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2019
Lượt nghe: 1034
Gần 40 năm gắn bó với nghiệp diễn, thành danh với cả trăm vai diễn trên sân khấu và truyền hình, nghệ sĩ nhân dân Minh Hòa là cái tên được nhiều đạo diễn chọn mặt gửi vàng cho những vai diễn có chiều sâu và tâm lý phức tạp. Với chị, sân khấu là đam mê, là nghiệp và máu thịt của mình. (Hành trình Sáng tạo 26/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019
Lượt nghe: 910
Sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật, bằng niềm đam mê và phấn đấu không ngừng nghỉ, NSND Minh Thu sớm khẳng định được tên tuổi của mình trong lòng những người yêu nghệ thuật truyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng. (Hành trình Sáng tạo 15/09/2019)
Ngày phát hành 11:28 | 2/10/2024
Lượt nghe: 567
NSƯT Kiều Minh Hiếu là diễn viên quen thuộc của sân khấu và truyền hình nhiều năm qua, sở hữu gương mặt trung hậu, đôi mắt sáng, anh được giao nhiều tuyến nhân vật khác biệt, nội tâm đa dạng. Gần 30 năm cống hiến cho nghệ thuật đến nay NSƯT Kiều Minh Hiếu luôn mang đến cho người xem cảm giác mới lạ, hấp dẫn trong từng vai diễn. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của anh. (Hành trình sáng tạo 29/9/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2020
Lượt nghe: 731
Những ai yêu nghệ thuật chèo chắc hẳn đều từng được nghe giọng hát chèo rất tình, mộc mạc, nồng nàn cảm xúc và cách diễn sinh động, sáng tạo của NSƯT Minh Nhan. Suốt 30 năm sống hết mình với chèo, trải qua mọi buồn vui thăng trầm của nghề, NSƯT Minh Nhan luôn mong muốn cùng những đồng nghiệp tài năng của mình giữ gìn nghiệp Tổ giữa đất Thủ đô, đưa nghệ thuật chèo trở về vị trí xứng đáng trong kho tàng nghệ thuật truyền thống nước ta. (Hành trình Sáng tạo 27/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2020
Lượt nghe: 837
Với giọng hát đằm thắm, có chất riêng, mộc mạc, giản dị, NSƯT Minh Phương là một trong số ít ỏi những giọng chèo hay được các nghệ sĩ chèo nổi tiếng và uy tín rất coi trọng. (Hành trình Sáng tạo 05/07/2020)
Ngày phát hành 17:7 | 2/6/2021
Lượt nghe: 662
Trong giới nghệ thuật nước ta, chắc hẳn hiếm có nghệ sĩ nào sở hữu nhiều danh xưng như nghệ sĩ ưu tú Tiến Minh. Xuất phát điểm là một nghệ sĩ của Nhà hát Kịch Hà Nội, NSƯT Tiến Minh lấn sân sang âm nhạc với hàng chục ca khúc ăn khách trên thị trường, chưa thỏa đam mê, bỗng Tiến Minh ngồi viết kịch bản và ở địa hạt nào, từ vai trò diễn viên, nhạc sĩ, đạo diễn, biên kịch cũng thấy mảng màu riêng, khó trộn lẫn. (Hành trình Sáng tạo 30/5/2021)
Ngày phát hành 9:15 | 10/1/2022
Lượt nghe: 867
Nhà viết kịch - trung tá Minh Nguyệt sinh năm 1970, quê quán ở Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An, hiện là sỹ quan Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bắt đầu viết kịch bản sân khấu từ năm 2017, trong khoảng 4 năm, chị đã có nhiều vở kịch được các đơn vị nghệ thuật dàn dựng trên các sân khấu lớn, được chuyển thể sang chèo, cải lương, kịch hát dân ca. Các vở diễn xây dựng từ kịch bản của tác giả Minh Nguyệt được đánh giá cao ở các kỳ liên hoan sân khấu gần đây… (Hành trình sáng tạo 09/01/2022)
Ngày phát hành 16:11 | 29/6/2021
Lượt nghe: 863
Hơn 30 năm trong nghề với 80 giải thưởng từ trong nước tới quốc tế, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Sỹ Minh đã khẳng định niềm đam mê và khả năng sáng tạo của mình trong cả lĩnh vực nhiếp ảnh nghệ thuật và nhiếp ảnh báo chí. (Hành trình Sáng tạo 23/6/2021)
Ngày phát hành 9:45 | 18/9/2024
Lượt nghe: 1483
Điêu khắc là loại hình nghệ thuật vất vả và khắc nghiệt đối với các nghệ sỹ nói chung và với nữ nghệ sỹ thì những khó khăn sẽ tăng lên gấp bội. Song với nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan, khó khăn càng thôi thúc chị dấn thân và sáng tạo không ngừng nghỉ. Ở các tác phẩm điêu khắc của Lưu Thanh Lan, người xem có thể thấy vẻ đẹp của tư duy, phong cách tạo hình hiện đại, ẩn chứa bên trong là chất nữ tính, nhẹ nhàng vốn có của người phụ nữ. Trong chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay, chúng tôi mời quý vị và các bạn gặp gỡ nhà điêu khắc Lưu Thanh Lan để hiểu hơn về tâm huyết cũng như những sáng tạo của chị trong phát huy giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc. (Hành trình sáng tạo 15/9/2024)
Ngày phát hành 8:28 | 11/5/2022
Lượt nghe: 1726
Với sự say mê, tâm huyết với nghệ thuật múa, biên đạo múa Tuyết Minh luôn thể hiện tình yêu và khát vọng đưa nghệ thuật múa Việt Nam đến gần hơn với khán giả. (Hành trình Sáng tạo 08/05/2022)
Ngày phát hành 11:30 | 9/2/2021
Lượt nghe: 1177
Trong bối cảnh nền âm nhạc thị trường bùng nổ hiện nay, giới trẻ ít nhiều lơ đãng với nghệ thuật truyền thống. Thế nhưng, vẫn có người luôn đau đáu, với mong muốn xây dựng sân chơi gần gũi với những người trẻ để họ có động lực tìm hiểu về văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Một trong những người đó là Đinh Thị Thảo, người sáng lập dự án Chèo 48h - Tôi chèo về quê hương. (Hành trình Sáng tạo 07/02/2021)
Ngày phát hành 10:13 | 15/3/2021
Lượt nghe: 2802
Nhắc tới ông là nhắc tới những bộ phim xuất sắc của điện ảnh Việt Nam như: “Bao giờ cho đến tháng Mười”, “Cô gái trên sông”, “Mùa ổi”, “Thương nhớ đồng quê”, “Đừng đốt”… Cùng với các bộ phim, ông đã góp phần không nhỏ vinh danh điện ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, giúp khán giả thế giới hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam trong chiến tranh và trong hòa bình, một đất nước với những giá trị văn hóa ngàn đời, dẫu đã đi qua nhiều nỗi đau nhưng luôn đầy khát vọng, sáng tạo, sự tử tế. Ông là đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh - một trong những tài năng hàng đầu của điện ảnh Việt Nam. (Hành trình sáng tạo 14/03/2021)
Ngày phát hành 9:16 | 25/1/2022
Lượt nghe: 1743
Vài năm qua đã có nhiều họa sĩ Việt ra nước ngoài tổ chức triển lãm, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, đưa tác phẩm của mình ra với thế giới và được công chúng quốc tế đón nhận. Những tác phẩm Việt xuất hiện tại các sự kiện ngoại giao ở nước ngoài, các gallery lớn trên thế giới là một cách tinh tế giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người và văn hóa Việt. (Hành trình Sáng tạo 23/01/2022)
Ngày phát hành 10:39 | 25/4/2023
Lượt nghe: 1861
Nhạc sĩ Trí Minh là một trong những nghệ sĩ đến với dòng nhạc thể nghiệm sớm nhất ở nước ta với hơn 20 năm gắn bó. Chọn một hướng đi hẹp để tiếp cận công chúng, dẫu biết phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng anh vẫn theo đuổi đam mê của mình với mong muốn nâng tầm vị thế cho loại hình âm nhạc này tại nước ta. (Hành trình Sáng tạo 23/04/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019
Lượt nghe: 947
Nhà điêu khắc Vũ Bình Minh là gương mặt trẻ có nhiều sáng tạo, các tác phẩm của anh được công chúng biết đến với phong cách tạo hình hiện đại nhưng ẩn chứa bên trong cái nhìn của người nghệ sĩ rung động trước thiên nhiên, cuộc sống và yêu văn hóa truyền thống dân tộc. (Hành trình Sáng tạo 13/11/2019)
Ngày phát hành 15:8 | 24/10/2022
Lượt nghe: 2322
Nghệ sĩ Bùi Minh Hoa là một trong số ít nghệ sĩ thành danh với cây sáo Flute ở nước ta. Tiếng sáo của chị trong sáng, chứa chan cảm xúc của một người phụ nữ yêu âm nhạc, yêu cuộc đời. (Hành trình Sáng tạo 23/10/2022)
Ngày phát hành 10:21 | 23/8/2021
Lượt nghe: 785
Đến với nghệ thuật hát Xẩm như một cơ duyên, đến nay, tình yêu, niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật này cùng cây đàn nhị cứ lớn dần lên và gắn bó với nghệ sĩ Tô Minh Cường như một phần không thể thiếu của cuộc đời. Khi nhiều dòng nhạc dân tộc thưa vắng người nghe, người xem, nghệ sĩ Tô Minh Cường vẫn miệt mài biểu diễn, mở các lớp học hát xẩm miễn phí với khao khát giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống của dân tộc. (Hành trình Sáng tạo 22/08/2021)
Ngày phát hành 9:16 | 2/10/2024
Lượt nghe: 566
Nhắc đến Minh Châu, nhiều khán giả nhớ về nữ xinh đẹp, với giọng hát ấm áp, đầy nội lực, tạo dấu ấn đặc biệt với ca khúc Mimosa của nhạc sỹ Trần Kiết Tường. Nhưng giọng ca có sức mê hoặc ấy biến mất trên sân khấu, rẽ lối sang một con đường nghệ thuật khác đó là hội họa. Theo đuổi phong cách trừu tượng biểu hiện, họa sĩ Minh Châu chọn lối thể hiện riêng khi có sự kết nối thú vị giữa hai dòng chảy nghệ thuật là âm nhạc và hội họa, thể hiện cảm xúc của mình qua sắc màu với cảm hứng từ âm nhạc, lời ca. (Tôi và Tôi ngày 29/9/2024)
Ngày phát hành 10:10 | 30/1/2023
Lượt nghe: 2989
Nhìn bề ngoài, nhiều người sẽ nghĩ Đàm Quang Minh đúng là một nông dân chính hiệu, bởi lúc nào gặp anh cũng chỉ thấy một bộ quần áo đã cũ màu, 1 chiếc ba lô đã sờn và không có gì gọi là sang trọng dành cho bản thân. Thế nhưng, với những gì anh đã và đang làm cho âm nhạc cổ truyền nước nhà, bạn sẽ phải ngạc nhiên. Trong ngày đầu năm mới, khi mùa xuân đang gõ cửa khắp nơi, chúng ta sẽ dành 30 phút của chương trình Tôi và Tôi hôm nay trò chuyện cùng vị khách mời là anh Đàm Quang Minh - một doanh nhân “chơi” và say nhạc cổ truyền. Anh cũng chính là đồng chủ nhiệm nhóm “Đông Kinh cổ nhạc”. (Tôi và Tôi ngày 24/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2018
Lượt nghe: 2402
Với phong cách sáng tác hướng đến sự tối giản, cô đọng, mang hơi thở của cuộc sống, nhà điêu khắc Thái Nhật Minh đã tạo được cho mình dấu ấn cá nhân rõ nét và cái nhìn đa chiều về cuộc sống đương đại. (Chân dung nghệ sĩ 29/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2018
Lượt nghe: 2223
Nghệ sĩ ưu tú Quyền Văn Minh: Người tiên phong mang dòng nhạc jazz độc đáo đến với công chúng yêu nhạc Việt. (Chân dung nghệ sỹ 05/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2018
Lượt nghe: 2318
Với phong cách sáng tác mới lạ, lối vẽ tả thực, tranh của họa sĩ Trịnh Minh Tiến mang đến cho người xem cảm giác hư ảo, siêu thực. (Chân dung nghệ sỹ 10/12/2018)
Ngày phát hành 9:11 | 19/5/2023
Lượt nghe: 1344
Sáng nay, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2022 cho 128 tác giả, đồng tác giả. Trong đó, có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, gồm: nhạc sĩ Văn Ký; họa sĩ Bùi Trang Chước; tác giả Hoàng Châu Ký; nhà viết kịch Nguyễn Xuân Trình; nhà văn Nguyễn Xuân Đức; nhà thơ Hoàng Trung Thông; nhà văn Bùi Hiển; NSUT Phan Thế Dõng; nhạc sĩ Hồng Đăng; NSNA Chu Chí Thành; NSNA Võ An Khánh; NSND Đặng Hùng; NSND Vũ Việt Cường; NSND Lê Văn Khình; NSND Ứng Duy Thịnh; NSND Nguyễn Thị Hiển. Có 112 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Nhạc sĩ Trần Nhật Dương (nguyên Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam) được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt này. (Làn sóng nghệ thuật 19/5/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 2/9/2019
Lượt nghe: 807
Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các cơ quan lưu trữ, cơ quan văn hóa của Việt Nam, Nga, Pháp, Mỹ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2019)
Ngày phát hành 10:25 | 18/4/2021
Lượt nghe: 948
Phóng viên VOV6 phỏng vấn nhiếp ảnh gia Dương Minh Long – người lưu giữ nhiều kỷ vật quí giá của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong số gần 1.000 kỷ vật mà nhà nhiếp ảnh Dương Minh Long trao tặng cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bản thảo gốc chép tay các bài hát; ghi chép, phác thảo, thư, ảnh nhạc sĩ từ lúc sơ sinh đến cuối đời, tư liệu báo chí trong nước và ngoài nước viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. (Làn sóng nghệ thuật 06/4/2021)
Ngày phát hành 16:53 | 17/5/2023
Lượt nghe: 1439
Sau ngày 2/9/1945, dù bận nhiều việc nhưng Bác vẫn cho mời họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Phủ Chủ tịch thể hiện chân dung Bác. Riêng với điêu khắc, đó là thời điểm ra đời những tác phẩm đầu tiên do nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim thực hiện. Từ đó đến nay, các thế hệ nghệ sĩ điêu khắc nước nhà đã sáng tác nhiều tác phẩm về Người. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2020
Lượt nghe: 972
“Nhiều tác phẩm sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020 có quy mô lớn, được đầu tư công phu về thời gian, tâm huyết và chất lượng”. Đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Giải thưởng với phóng viên Ban VHNT (VOV6) trước thềm Lễ Trao giải thưởng vào ngày 13/5 tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 12/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019
Lượt nghe: 918
Nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2019); 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 – 2019), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động” (1969 - 2011). (Làn sóng nghệ thuật 17/5/2019)
Ngày phát hành 21:58 | 5/2/2022
Lượt nghe: 2314
Gần 40 tác phẩm về cảnh vật, thiên nhiên, phong cảnh làng quê, vùng núi... đều mang sức sống tươi mới. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018
Lượt nghe: 742
Triển lãm trưng bày 35 bức tranh vẽ bằng chất liệu acrylic trên giấy dó: hình ảnh thân thương của Hà Nội như phố cổ, cầu Long Biên, sông Hồng mùa nước lên, cánh đồng ngoại ô, mùa sen hồ Tây, thiếu nữ tha thướt trong tà áo dài…(Làn sóng nghệ thuật 27/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020
Lượt nghe: 399
Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “Thương về miền Trung” do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức nhằm kịp thời đón nhận tình cảm yêu thương, tấm lòng hảo tâm của bạn nghe đài, các cơ quan, doanh nghiệp... dành cho đồng bào các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chương trình diễn ra vào tối 30/10 tại Nhà hát Đài TNVN (58 Quán Sứ, Hà Nội) với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng với những ca khúc hướng về miền Trung. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN về chương trình đặc biệt ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 27/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020
Lượt nghe: 889
Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “Thương về miền Trung” do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức nhằm kịp thời đón nhận tình cảm yêu thương, tấm lòng hảo tâm của bạn nghe đài, các cơ quan, doanh nghiệp... dành cho đồng bào các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chương trình diễn ra vào tối 30/10 tại Nhà hát Đài TNVN (58 Quán Sứ, Hà Nội) với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng với những ca khúc hướng về miền Trung. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN về chương trình đặc biệt ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 27/10/2020)
Ngày phát hành 21:37 | 23/5/2022
Lượt nghe: 935
“Rock Ballad in Color" là triển lãm cá nhân đầu tiên của họa sĩ Phan Minh Châu. Từng là giọng ca nổi bật của Hà thành trong những năm 80 của thế kỷ trước, sau đó chị đến với hội họa một cách tình cờ và theo đuổi đam mê hội họa gần 20 năm qua. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 23:5 | 21/11/2021
Lượt nghe: 497
50 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn được giới thiệu trong triển lãm là cảm xúc ở những cung bậc khác nhau, sự rung động về tình yêu cuộc sống. (Làn sóng nghệ thuật 16/11/2021)
Ngày phát hành 11:16 | 8/5/2023
Lượt nghe: 1298
Sản phẩm âm nhạc đầu tay đánh dấu 20 năm biểu diễn và sáng tác nhạc chuyên nghiệp của nghệ sĩ vĩ cầm Trịnh Minh Hiền. Album gồm 12 tác phẩm là những ca khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ tên tuổi được Trịnh Minh Hiền chuyển soạn cho đàn violon. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 9/8/2020
Lượt nghe: 768
Hội thảo nhân kỉ niệm 200 năm ngày mất của Danh nhân Văn hóa thế giới, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 - 1820) diễn ra tại Viện Pháp - L’Espace tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, nhà nghiên cứu. (Làn sóng nghệ thuật 07/8/2020)
Ngày phát hành 15:4 | 16/2/2021
Lượt nghe: 368
Cuộc thi là hoạt động hưởng ứng việc thực hiện các cam kết của Hà Nội tham gia quá trình thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố trong mạng lưới khi trở thành thành viên của "Mạng lưới thành phố sáng tạo (lĩnh vực Thiết kế) của UNESCO". (Làn sóng nghệ thuật 05/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020
Lượt nghe: 415
Cùng với các họa sĩ nỗ lực đóng góp sức mình cho đồng bào miền Trung, nhóm họa sĩ giấy dó như Tào Linh, Nguyễn Minh Hiếu, Doãn Hoàng Lâm... cùng chung tay đóng góp tác phẩm qua việc đấu giá tranh. (Làn sóng nghệ thuật 23/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2019
Lượt nghe: 664
Từ một cô bé người dân tộc Gia - rai yêu thích ca hát, ca sĩ Rơ Chăm Phiang đã miệt mài trên hành trình âm nhạc để trở thành một giọng ca tên tuổi, một giảng viên thanh nhạc của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Tháng 8 vừa qua, ca sĩ Rơ Chăm Phiang vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 15/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2018
Lượt nghe: 1435
Hơn nửa thế kỷ cầm máy, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nông Tú Tường luôn gắn bó với vùng đất và con người miền núi nói chung, Hà Giang quê hương ông nói riêng. (Câu chuyện nghệ thuật 04/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2020
Lượt nghe: 1660
Từ năm 1948 cho đến năm 1964, nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định được giao nhiệm vụ chụp ảnh Bác Hồ. Năm 2000, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 19/5/2020)
Ngày phát hành 10:1 | 15/12/2022
Lượt nghe: 520
Khắp nơi trong tỉnh Quảng Trị đều ra sức xây dựng nông thôn mới, mỗi huyện, mỗi xã, mỗi thôn đều có những cách làm hay. Trong đó có Cam Lộ, huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích nông thôn mới. Đạt được điều ấy ngoài nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân thì còn nhờ vào truyền thống yêu nước trong tiến trình xây dựng và bảo vệ quê hương. Tùy bút “Trở về miền sương ngọt” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý thể hiện điều ấy vừa đậm chất hiện thực vừa đầy chất thơ:
Ngày phát hành 23:21 | 28/9/2021
Lượt nghe: 865
Bài thơ “ Khúc Páo dung của mùa thu” của tác giả Mai Oanh viết về mùa thu ở một vùng đất bạt ngàn đồi núi với ngàn hoa Nả Hẩu ngát hương, là khúc Páo dung chảy từ sữa mẹ. Mùa thu ở đó còn luyến nhớ một mối tình dang dở của người con gái đang yêu: “Anh về rồi/ trả hương quế cho em/ em lỡ để rơi vào nụ hôn hôm ấy/ Nụ hôn Viễn Sơn bay dài theo nỗi nhớ/ Anh mang về xuôi”. (Điểm hẹn văn nghệ 25/9/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2019
Lượt nghe: 1121
“Em mang hương phù sa / Từ phía sông Hồng / Ngõ nhỏ nhà tôi / Bến nước Chương Dương…” (Bài hát “Hà Nội cúc họa mi” của nhạc sĩ Đào Quang Minh phổ thơ từ hai bài thơ: “Chim họa mi” của nhà thơ Diệp Minh Tuyền và “Cúc họa mi” của tác giả Gió Phương Nam). (Điểm hẹn văn nghệ 09/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019
Lượt nghe: 847
Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Gia Tưởng: “Áo khăn em để lặng im/ Kệ cho yếm thăm lặng chìm sông sâu / Chiều đông tan hội tìm nhau / Cả mùa xuân lạc mất câu hẹn thề…” (Điểm hẹn văn nghệ 16/02/2019)
Ngày phát hành 22:30 | 1/5/2021
Lượt nghe: 2112
“Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi. Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ. Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài. Người đàn ông bơi cạnh Sáo không một lần ngoái lại. Sáng hôm qua khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã xiết nó đến nỗi nó kêu đau. Như không có lần sau. Giây phút đó Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được. Là Sáo.” (Truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) (Điểm hẹn văn nghệ 17/4/2021)
Ngày phát hành 14:31 | 25/4/2024
Lượt nghe: 4122
Trong 10 năm, kể từ năm 2014 đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật làn lượt cho ra mắt bạn đọc 5 tác phẩm của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Đó là các tác phẩm “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”, “Viết và đối thoại” và “Sống đến bình minh”. Cuốn tự truyện “Sống đến bình minh” là những lát cắt ký ức của tác giả về những sự việc, câu chuyện, cảnh ngộ đã diễn ra trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Sống đến bình minh” – Những lát cắt của ký ức”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019
Lượt nghe: 1119
Nhạc sĩ Đỗ Thanh Khang mượn làn điệu quan họ Bắc Ninh phổ nhạc cho ca khúc cùng tên “Quan họ ở Trường Sa” của nhà thơ Lê Thị Bích Hồng. (Điểm hẹn văn nghệ 16/3/2019)
Ngày phát hành 9:24 | 10/5/2024
Lượt nghe: 406
Vừa qua, nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuốn sách “Những cuộc trà trên căn gác cũ” của nhà báo Trần Nhật Minh. Cuốn tản văn thứ 2 này gửi đến những độc giả yêu văn chương hiểu thêm về vẻ đẹp, phong vị của Hà Nội những năm 80, 90 của thế kỷ trước; về chân dung những nhà thơ gắn với làn sóng Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, về những suy ngẫm lắng sâu của tác giả về tình người, tình đời, ứng xử nhân tình thế thái…Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Những cuộc trà trên căn gác cũ – Miền lắng sâu ký ức yêu thương”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Ngày phát hành 9:24 | 10/5/2024
Lượt nghe: 4011
Vừa qua, nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuốn sách “Những cuộc trà trên căn gác cũ” của nhà báo Trần Nhật Minh. Cuốn tản văn thứ 2 này gửi đến những độc giả yêu văn chương hiểu thêm về vẻ đẹp, phong vị của Hà Nội những năm 80, 90 của thế kỷ trước; về chân dung những nhà thơ gắn với làn sóng Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, về những suy ngẫm lắng sâu của tác giả về tình người, tình đời, ứng xử nhân tình thế thái…Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Những cuộc trà trên căn gác cũ – Miền lắng sâu ký ức yêu thương”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.