Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 46 kết quả

"Ấm nước đang sôi": Ngổn ngang tâm trạng người phụ nữ

Ngày phát hành 16:27 | 21/6/2024

Lượt nghe: 1337

Như nhiều tác phẩm khác của Đỗ Bích Thúy, truyện ngắn Ấm nước đang sôi mà chúng ta vừa nghe bảy tỏ sự quan tâm đến số phận, tình yêu và hạnh phúc của những người phụ nữ vùng cao mà Kim, nhân vật chính trong truyện là một đại diện điển hình. Cô phải lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình, về làm vợ Thào mà không hề có tình yêu. Người mà Kim dành tình cảm và cũng yêu Kim tha thiết là Quyết. Quyết chưa lấy vợ và vẫn luôn hết lòng giúp đỡ Kim khi thấy Kim gặp khó khăn. Bi kịch trong Kim ngày càng lên cao trước những ghen tuông vô lý của Thào, bết tắc trong cuộc sống hiện tại và đặc biệt là khi Thào bị họ hàng bắt vào trại cai nghiện. Đỗ Bích Thúy đã vô cùng tinh tế khi diễn tả tâm lý nhân vật Kim, từ khi Quyết gặp mẹ con Kim đang đi bộ về đến đầu làng cho đến khi Kim ngồi lặng lẽ đun hết ấm nước này đến ấm nước khác trên bếp. Lòng Kim vẫn còn tình cảm với Quyết nhưng đâu có dễ đến với nhau, bởi Kim bây giờ còn có Quý, đứa con của cô với Thào. Truyện ngắn có một cái kết mở. Người phụ nữ miền núi đã phải chịu bao thiệt thòi, đặc biệt trong chuyện hôn nhân khi không được tự quyền quyết định hạnh phúc của mình. Muốn thoát khỏi những áp đặt và trói buộc ấy cần phải mạnh mẽ và dũng cảm để thay đổi. Và chúng ta thầm mong Kim cũng như biết bao người phụ nữ khác sẽ tìm thấy hạnh phúc đích thực của đời mình.

"Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn": Tác phẩm văn học Nga nổi tiếng

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2017

Lượt nghe: 1100

Văn học thiếu nhi Nga đã gắn bó với tuổi thơ nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Dù ngày nay, văn học dịch phát triển mạnh mẽ, thiếu nhi được tiếp cận với những tác phẩm nỗi tiếng của nhiều nước thì văn học thiếu nhi Nga vẫn được đánh giá rất cao. Cuốn truyện “Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn” của nhà văn Nicolai Nosov xoay quanh cuộc sống tự lập và mối quan hệ của những cô bé, cậu bé tí hon ở thành phố Diều và các thành phố hư cấu khác. Trong số các em bé này thì Mít Đặc là một cậu bé nổi đình đám nhất với những ý nghĩ nghịch ngợm và kỳ quặc của cậu. (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2017)

"Chuyện tình Khau Vai" (buổi 4): Ngổn ngang trăm mối tơ lòng

Ngày phát hành 0:0 | 15/11/2019

Lượt nghe: 1331

Tiểu thuyết Chuyện tình Khau Vai tiếp tục bước vào những diễn biến quan trọng. Tộc trưởng Vương Vần Sáng ngăn cản Út lấy Ba và quyết định mở tiệc đón khách kén rể, nhưng Út đã bỏ trốn từ nừa đêm trước đó. Một nhân vật mới xuất hiện, đó là nàng Dẻn, người gắn bó với chàng Ba từ tuổi thơ và thầm thương mến chàng đã lâu. Ba nghỉ ở nhà không đi làm, sửa chữa nhà cửa cho mẹ. Hai mẹ con trò chuyện tình cảm với nhau. Bà Liểng, mẹ của Ba, rất quan tâm đến chuyện tình cảm của con mình, mong Ba sớm đến ngày lấy vợ...(đọc truyện dài kỳ phát 17/11/2019)

"Chuyện tình làng Sầu nghe ở Budapest": Câu chuyện tình trái ngang

Ngày phát hành 16:9 | 19/7/2021

Lượt nghe: 1262

Câu chuyện chúng ta vừa nghe có khoảng thời gian trải dài qua 20 năm. Cách dẫn truyện tạo được không khí tự nhiên, lôi cuốn, xen lẫn những hồi hộp thú vị qua lời kể của nhân vật Hảo, xưng tôi. Hảo kể lại câu chuyện của mình với người bạn cùng phòng và đồng thời câu chuyện ấy được gửi tới tất cả những người nghe, người đọc. Đúng như tên của tác phẩm đã bộc lộ, hạt nhân chính của truyện ngắn này là câu chuyện tình giữa Hảo và Mận, một chuyện tình sinh ra vừa như một bất ngờ, vừa như một tất yếu, vừa như một run rủi trong cái đêm ở làng Sầu thời chiến. Cái đêm ngủ với Mận đã qua đối với Hảo như một giấc mơ, một tưởng tượng, một cái gì mờ ảo, không rõ ràng, khó nắm bắt. Và rồi những bộc lộ của Mận sau đó với Hảo có lẽ đã xác tín hơn trong anh về một mối tình có thật, một đêm yêu đương có thật. Nhưng bất ngờ hơn cả là giọt máu Hảo đã để lại cho Mận, để rồi 20 năm sau , khi Mùi, con gái Mận đỗ đại học ở Hà Nội thì Mận mới có một đêm hạnh phúc thứ hai được bên người mình yêu. Chiến tranh đã tạo nên quá nhiều những éo le và trớ trêu. Chúng ta có nên trách Hảo, dù biết Mận có chồng đang đi bộ đội mà vẫn không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, khiến Mận có thể phải mang tiếng xấu với gia đình, làng xóm? Chúng ta có cảm thấy nỗi đau của Kỳ, người chồng chính thức của Mận, trở về từ chiến trường với mảnh đạn trong đầu rồi sau đó lao xuống giếng kết thúc cuộc đời? Có những điều mãi mãi không thể nói ra, chỉ mỗi người tự biết với lòng mình và cố gắng sống sao cho tốt hơn mỗi ngày, sống có trách nhiệm hơn với những người xung quanh, những người mình đã từng yêu và cũng yêu thương mình. Sự thành đạt của Mùi, con gái Mận và Hảo có lẽ là một điểm sáng quan trọng trong phần kết thúc của truyện, gieo vào mỗi chúng ta những ấm áp và tin yêu. Câu chuyện tình dù trái ngang nhưng cũng đem đến những hạnh phúc không nhỏ cho mỗi người trong cuộc và biết đâu nó còn tiếp thêm không ít sức mạnh để một người phụ nữ có thể vượt qua bao năm tháng đằng đẵng, mòn mỏi chờ người chồng từ chiến trường trở về. Cái đúng và cái sai trong mỗi hành trình của cuộc đời nhiều khi chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi. Chính sự bất toàn và không định trước mới làm nên một thứ mà chúng ta vẫn quen gọi là Số Phận. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Bài thơ "Qua đèo Ngang"

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 943

Đèo Ngang thuộc núi Hoành Sơn, tách ra từ dãy Trường Sơn, cao hơn hai trăm mét và là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình. Đèo Ngang được biết đến nhiều hơn chính nhờ bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm viết theo thể thất ngôn Đường luật, mang vẻ đẹp trang nhã, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2020)

"Mùa gió ngang vai": Khắc khoải nỗi nhớ, niềm thương

Ngày phát hành 14:6 | 30/8/2023

Lượt nghe: 860

Ký ức tuổi thơ luôn là một hoài niệm đẹp trong nỗi nhớ của chúng ta. Cái thời hồn nhiên ngây thơ chẳng phải lo toan bất kỳ điều gì, rong chơi cùng lũ bạn từ sáng sớm đến lúc chiều tàn, rồi đêm trăng cùng nhau ngồi tán chuyện quên cả lối về...Ở truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” mà chúng ta vừa nghe, với giọng văn giọng văn trong trẻo, tự nhiên, tác giả Lê Ngọc giúp người đọc người nghe cảm nhận được rõ nhất những mảnh ký ức thời tuổi thơ ở làng quê Bắc bộ. Những khung cảnh, âm thanh, màu sắc đều được hiện lên một cách chân thực nhất: “Nắng chiếu ngoài sân. Nắng rơi mái bếp. Tiếng chim hót lảnh lót, véo von trên hàng cau ông trồng vui vẻ hát mừng. Dưới chân giàn mướp xanh mướt lấp ló đôi chùm hoa vàng tươi mời gọi đàn ong mật…”. Hay: “Mùa hè nghiêng nghiêng trút nắng vàng oi ả từ đầu trưa tới cuối chiều. Và nhiều khi nhập nhoạng tối, người ta vẫn phe phẩy quạt nan thều thào than phiền: trời ơi, nóng quá! Ấy thế mà, mùa hè lúc nào cũng thật hấp dẫn đối với tụi trẻ con. Chúng háo hức chờ đợi những khoảng trời đỏ cháy hoa phượng, chờ tiếng ve rạo rực bên tai, chờ kỳ nghỉ dài thỏa thích chạy chơi…”. Những dòng văn nhẹ nhàng như một bài thơ, người đọc người nghe được tắm mát trong câu chữ thật an yên, thanh thản. Trong số lũ bạn quê, mùa hè thường gợi nhắc Dung nhớ tới những thứ đồ ăn dân dã như que kem, cái bánh rán, cốc chè thập cẩm…Nhưng nếu chỉ có thế tác phẩm mới dừng ở dạng tản văn diễn tả ký ức tuổi thơ gắn với mùa hè. Từ những món ăn dân giã, thôn quê ấy, cả một bầu trời ký ức tuổi thơ buồn vui gắn với hình bóng người bà thân thương hiện ra trong tâm trí Dung. Bà như sợi dây liên kết tinh thần giữa Dung với chị Minh, chị Liên và anh Hạnh. Khi sợi dây ấy bị đứt thì mối liên kết có nguy cơ bị lỏng lẻo… Với lối viết thong thả mà thấm thía, truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” tựa như mảnh gương ký ức để khi soi mình vào đó, chúng ta chợt nhận ra những bóng hình thân thương, những món ăn bình dị, những kỷ niệm êm đềm rụng rơi theo năm tháng và cả những mất mát song hành cùng quá trình trưởng thành, lựa chọn. Vẫn biết rằng ai rồi cũng phải lớn lên, cuộc sống rồi cũng phải thay đổi, nhưng có nỗi nhớ nào mà không khắc khoải, có niềm thương nào không thổn thức con tim? Chúng ta không thể trở về nhưng có thể nâng niu, lưu giữ quá khứ, như một phương cách chữa lành sự nông nổi, nhạt nhòa của hiện tại.

"Sương còn giăng trắng núi": Câu chuyện tình éo le, ngang trái

Ngày phát hành 10:59 | 10/9/2021

Lượt nghe: 1209

Trong làng văn, Hoàng Lệ Thủy có lẽ còn là một cái tên khá mới mẻ. Thế nhưng qua truyện ngắn này, tác giả đã cho thấy một bút pháp vững vàng, cách kể chuyện đầy lôi cuốn với những trang văn giàu cảm xúc. Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật “tôi”, là em gái của nhân vật nữ chính trong truyện. Cả hai nhân vật nữ - hai chị em ruột cùng các nhân vật phụ vây quanh đều không có một cái tên cụ thể, họ như bị hòa vào bầu không khí bảng lảng sương khói của một miền không gian sơn cước. Câu chuyện chúng ta vừa nghe là câu chuyện của những bi kịch chồng lên nhau. Cô chị đi lấy chồng trong tiếng gào khóc của em gái. Và rồi sau đó là những xót xa của cả gia đình khi thấy chị thường xuyên bị chồng đánh đập, bạo hành. Cuối cùng cuộc hôn nhân tan vỡ, người chị trở về nhà bố mẹ đẻ với đứa con địu trên lưng, có lẽ trong lòng cũng thầm xác định một cuộc sống an phận. Rồi cô em lại đến tuổi yêu đương. Trong tình yêu có ai học hết chữ Ngờ. Vào ngày hội xuân năm ấy, hai chị em đi hội và đều chạm phải tiếng sét ái tình với một chàng trai. Ngang trái bắt đầu nảy sinh ở chỗ chàng trai thích cô chị nhưng lại cưới cô em làm vợ, có lẽ bởi bước đầu anh ta chưa vượt qua được mặc cảm kết hôn với người con gái đã từng một lần đò. Hạnh phúc lấy được người con trai mình yêu của cô em không thể bù đắp cho nỗi buồn vì không sinh được con, cứ có thai ít lâu lại hỏng. Bi kịch của cô em nhân lên gấp đôi khi một ngày phát hiện chồng mình và chị gái ân ái ngay trong chính ngôi nhà mà hai chị em lớn lên từ thuở ấu thơ. Bắt đầu từ đây, những bi kịch chồng lên bi kịch. Bản thân cô chị cũng đau xót bẽ bàng, mang mặc cảm của người mắc lỗi, làm em gái đau khổ, phá đi hạnh phúc vợ chồng của em. Cô em thì vẫn rất yêu chồng và cũng không thể chà đạp lên người chị gái ruột thịt của mình. Éo le tiếp tục đẩy cao hơn nữa khi chị gái có bầu với người chồng chính thức của cô em. Vậy là một cuộc hoán đổi âm thầm diễn ra. Cô em lặng lẽ trở về nhà bố mẹ đẻ để thưa với bố mẹ mọi chuyện. Cô chị trở thành vợ chính thức của người chồng cô em, nhưng bước chân ra đi trong buồn bã. Những nỗi đau có lẽ rồi cũng nguôi ngoai, hạnh phúc của cô em dù dang dở nhưng sự hy sinh của cô biết đâu lại mang đến hạnh phúc thực sự cho người chị của mình, cũng là cho cả người cô từng chung chăn gối. Đi qua những xót xa, có lẽ mỗi người sẽ trân trọng và nâng niu nhiều hơn những gì mình đang có. Những éo le ngang trái của số phận như nói với chúng ta về sự bất toàn trong đời sống và tình yêu, luôn là điều không thể lường trước hết được. Đối diện với những bất toàn ấy, có lẽ luôn cần sự bình tĩnh và một lòng bao dung. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Thiên nga bé bỏng": Phần thưởng cho những người tốt bụng.

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018

Lượt nghe: 1581

Một chú thiên nga bé nhỏ đang đang vui đùa trong hồ nước trong xanh thì bị những người thợ săn bắn bị thương. May mắn thiên nga được vợ chồng ông lão tốt bụng cứu sống và chữa lành vết thương. Thiên nga chính là nàng tiên út ở trên trời xuống trần gian để vui chơi. Cảm động trước lòng tốt của hai vợ chồng ông lão, nàng tiên út đã ở lại sống với họ. (Kể chuyện và hát ru 29/12/2017)

“Nhờ cậy trước giao thừa”: Chuyện tình tay ba lãng mạn đầy ngang trái

“Nhờ cậy trước giao thừa”: Chuyện tình tay ba lãng mạn đầy ngang trái

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2019

Lượt nghe: 942

Một câu chuyện tình cảm động được tái hiện qua ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật, ngợi ca vẻ đẹp vĩnh cửu. Cái đẹp trinh trắng và thánh thiện . Cái đẹp có sức cảm hóa, thức tỉnh một tâm hồn tội lỗi, cái đẹp cứu rỗi linh hồn, mang lại sự thăng hoa và sáng tạo. Cái đẹp giúp con người ta hướng thiện...(Đọc truyện đêm khuya phát 21/02/2019)

“Tính cách Nga”: Lòng nhân ái, thủy chung của con người

“Tính cách Nga”: Lòng nhân ái, thủy chung của con người

Ngày phát hành 10:17 | 23/2/2021

Lượt nghe: 1590

Truyện ngắn “Tính cách Nga” là một tác phẩm với dung lượng vừa phải. Tuy nhiên, chính trong tác phẩm không lớn này, A-lếch-xây Tôn-xtôi đã làm nổi bật những nét chính yếu trong tính cách của dân tộc Nga thông qua câu chuyện không quá nhiều tình tiết. Thực sự, con người ta thường chỉ bộc lộ đúng bản chất của mình trong những tình huống éo le đau đớn nhất. Và những con người trong truyện ngắn “Tính cách Nga” cũng đã hành xử đúng với mình nhất, xứng đáng với đạo lý và tình nghĩa nhất khi phải đối mặt với hiện thực đầy mất mát và bi thảm. Tác phẩm kể về người lính xe tăng Ê gô Đrê-mốp. Anh vốn là một thanh niên đẹp trai, tuấn tú, rất yêu thương cha mẹ mình. Anh cũng có cô người yêu Katya xinh đẹp ở làng mà anh coi như báu vật. Trên chiến trường, anh lập được nhiều chiến công nhưng vốn là người khiêm nhường nên không hay kể lể về thành tích của mình. Trong một trận đánh, xe tăng bị bắn cháy và Drê -mốp đã bị thương nặng. Anh phải trải qua nhiều ca phẫu thuật mới thoát được cái chết mười mươi. Rốt cục gương mặt anh bị biến dạng, có nguy cơ bị loại ngũ. Tuy nhiên, anh vẫn kiên quyết đề nghị cấp trên cho anh trở lại trung đoàn cũ. Cấp trên cho anh nghỉ phép hai mươi ngày về thăm nhà trước khi lại ra chiến trường. Về quê cũ, không muốn làm cha mẹ phải đau đớn vì khuôn mặt đã bị biến dạng của mình, Đrê -mốp xưng là bạn của con trai họ. Và anh đã được gia đình tiếp đón rất tình cảm. Sáng hôm sau, Ca-chi-a cũng tới thăm anh và hỏi chuyện về người yêu của mình… Đrê - mốp đã kể về các chiến tích của người lính và quyết định sẽ vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời Ca-chi-a để không làm cô đau đớn…Trở lại chiến trường, Đrê -mốp đã nhận được thư của người mẹ: bằng sự linh cảm của hiền mẫu, bà muốn hỏi anh: có phải đó là chính anh đã trở về thăm nhà hay không? Vì bà luôn có cảm giác anh thực sự là con trai bà… Bà nói rằng, bà tự hào về con trai mình và muốn gặp lại anh để biết sự thật… Rồi Đrê-mốp có cơ hội gặp lại mẹ, gặp lại người yêu. Ca-chi-a nói rằng cô chỉ muốn suốt đời sống với anh thôi dù gương mặt anh bây giờ không như xưa nữa…Đó là nét tính cách Nga mà A-lếch-xây Tôn-xtôi muốn nói tới, sự nhân ái thủy chung không gì có thể thay đổi, càng trong bi thương càng ngời sáng và bền vững…(Lời bình của nhà thơ Hồng Thanh Quang)

Bài thơ "Người đi ngang ngõ có ghé chơi": Bâng khuâng thuở ban đầu

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018

Lượt nghe: 765

Tác giả Trương Sinh Nguyên (Hải Phòng) thường có những sáng tác thơ tự do viết về thời tuổi xanh với những cảm xúc nhớ thớ, thương thương một bóng hồng nào đó. Những sáng tác thơ bảng lảng của tình cảm chưa thể gọi được thành tên sẽ là những kỷ niệm lưu lại thời tuổi trẻ mà theo người viết thì đó là những khoảnh khắc trong veo như giọt sương mai, chưa bị những "hỉ nộ ái ố" của cuộc sống làm vướng bận... (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 17/07/2018)

Bài thơ "Qua đèo Ngang": Nỗi niềm nhớ nước, thương nhà

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017

Lượt nghe: 2020

Bài thơ là nỗi niềm tâm sự sâu kín và ý nhị của một trí thức yêu nước được lồng trong bức tranh cảnh vật của đèo Ngang hoang sơ và buồn, hắt hiu. Bài thơ ẩn chứa tình yêu đất nước kín đáo, sâu nặng. (Văn nghệ thiếu nhi 18/12/2017)

Chàng thợ săn và thiên nga (Phần 1)

Chàng thợ săn và thiên nga (Phần 1)

Ngày phát hành 11:6 | 21/6/2024

Lượt nghe: 1802

Trước khi mất, người cha ở bộ tộc người da đỏ đã truyền lại cho các con ba mũi tên thần. Vào ngày nọ người em út tên là Odiboa mang theo những mũi tên quý đi săn. Chàng đã gặp một con thiên nga màu đỏ rất đẹp. Chàng bắn các mũi tên về con thiên nga... (Kể chuyện và hát ru 17/6/2024)

Chàng thợ săn và thiên nga (Phần 2)

Chàng thợ săn và thiên nga (Phần 2)

Ngày phát hành 11:21 | 21/6/2024

Lượt nghe: 1293

Hôm nay chúng mình có hẹn để nghe phần kết của truyện cổ tích về chàng thợ săn và thiên nga đỏ thắm. Hóa ra thiên nga đỏ là con gái của một pháp sư. Trong lúc chiến đấu, ông đã bị kẻ thù hãm hại và lấy đi một vật quý giá... (Kể chuyện và hát ru 18/6/2024)

Con thiên nga bé bỏng

Con thiên nga bé bỏng

Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017

Lượt nghe: 2076

Ở vùng đất nọ có đôi vợ chồng già rất thương yêu nhau, nhưng họ chưa có mụn con nào. Một hôm, ông lão cứu giúp một con thiên nga bị bắn trọng thương và mang về nuôi. Hai ông bà trân trọng thiên nga như con của mình. Kỳ lạ thay, từ khi có thiên nga trong nhà mọi thứ đều tinh tươm từ nhà cửa, đến cơm nước. Sau một thời gian, ông bà phát hiện ra thiên nga chính là nàng tiên. Lúc ấy, nàng tiên đã coi đôi vợ chồng già như cha mẹ của mình rồi. Không biết cuộc sống có trôi đi êm đềm với gia đình nhỏ, hay sẽ có biến cố nào xảy ra? (Kể chuyện và Hát ru 13/01/2017)

Cuốn sách em yêu: "Tiếng kèn thiên nga"

Cuốn sách em yêu:

Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2020

Lượt nghe: 594

Elwyn Brooks White (1899 - 1985) là nhà thơ, nhà văn người Mỹ có nhiều tác phẩm hay dành cho thiếu nhi như Nhắt Sutart, Charlotte và Wibur, Tiếng kèn thiên nga. Cuốn truyện “Tiếng kèn thiên nga” mang phong cách dí dỏm, đáng yêu thể hiện tình cảm gia đình, bạn bè và thấm đẫm vẻ đẹp thiên nhiên hoang dã... (Văn nghệ thiếu nhi 16/07/2020)

Đi và trải nghiệm cùng cuốn sách "Dọc ngang hải hồ"

Đi và trải nghiệm cùng cuốn sách

Ngày phát hành 16:17 | 19/9/2024

Lượt nghe: 2169

Nhà văn Peter Pho mang trong mình hai dòng máu Trung - Việt, lớn lên ở Hà Nội, trưởng thành trên đất nước cờ hoa. Do bối cảnh đa văn hóa, đa dạng ngôn ngữ, đa tầm nhìn đã biến Peter Pho trở nên đặc biệt. Ngoài viết văn, ông còn là một cây bút viết bình luận quốc tế sắc sảo. Các bài viết của ông cho thấy vốn sống và sự trải nghiệm, va đập với cuộc đời ở mọi góc cạnh từ hỷ, nộ, ái, ố, thăng, trầm, an, nguy, hoan lạc, khốn khó đều là những nếm trải thực sự của ông. Mỗi năm Peter Pho xuất bản một cuốn sách dày tới hơn 500 trang cho thấy sức sáng tạo của ông chưa khi nào ngơi nghỉ. Cuốn mới nhất “Dọc Ngang Hải Hồ” kể về những chuyến phiêu lưu, những hành trình đầy màu sắc và những trải nghiệm sống động khi tác giả rong ruổi khắp năm châu, khám phá các vùng đất mới, văn hóa và con người ở nước sở tại.

Giao duyên sân khấu Nga Xô viết - Việt Nam

Giao duyên sân khấu Nga Xô viết - Việt Nam

Ngày phát hành 9:45 | 3/11/2021

Lượt nghe: 2443

Mới đây, Sân khấu Kịch nói Việt Nam kỉ niệm 100 năm chặng đường hình thành và phát triển. Trên hành trình phát triển của mình, nghệ thuật kịch nói Việt Nam đã có những giao lưu trực tiếp với các nền sân khấu lớn trên thế giới, trong đó, rõ nét nhất là những ảnh hưởng tích cực, tiến bộ của sân khấu Nga Xô viết. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với nhà viết kịch Chu Thơm - ông là người được đào tạo tại Nga Xô viết và đã hoạt động, đóng góp nhiều cho tiến trình phát triển của kịch nghệ Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 03/11/2021)

Họa sĩ Nga và Sắc màu Việt Nam

Họa sĩ Nga và Sắc màu Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019

Lượt nghe: 599

Triển lãm đang diễn ra tại Lilac Gallery (83b phố Trịnh Công Sơn, Hà Nội). Hơn 30 tác phẩm của hai họa sĩ trẻ người Nga: Plotnikov Evgraf Evgenievich và Shageeve Rita với cách phối màu và sử dụng màu sắc đa dạng đã đem lại nhiều cảm xúc cho người xem. (Làn sóng nghệ thuật 03/12/2019)

Kịch truyền thanh "Chuyến đò ngang”: Chuyện tình cô lái đò và thày giáo trẻ

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 10/3/2015

Lượt nghe: 1717

Những kỷ niệm đẹp một thời luôn là đốm sáng kỳ diệu trong lòng mỗi người. Đôi khi, vì lý do nào đó, ta có thể lãng quên. Nhưng rồi, sẽ thật tuyệt vời nếu ai đó giúp ta sống lại với những rung động một thời. Tình cảm trong sáng và ngây thơ của một cô gái lái đò với người thầy giáo trẻ trong câu chuyện “Chuyến đò ngang” khiến người nghe hiểu rằng lãng quên không có nghĩa là chối bỏ, khi đã yêu đừng bao giờ nói lời trách cứ.

Kỷ niệm về những câu thơ Nga

Kỷ niệm về những câu thơ Nga

Ngày phát hành 0:0 | 4/11/2015

Lượt nghe: 2691

Văn hóa Nga, trong đó có văn học, đặc biệt là thơ ca ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Nhiều người làm thơ yêu thơ không thể phủ nhận, thậm chí biết ơn nền thơ ca đó, bởi họ đã được nhận về những giá trị nhân văn cao cả, từ đó làm mới mình, làm sâu sắc mình hơn...

Lê Ngọc Thuận - tay ngang điêu khắc trong hành trình “Củi lũ”

Lê Ngọc Thuận - tay ngang điêu khắc trong hành trình “Củi lũ”

Ngày phát hành 14:20 | 11/11/2024

Lượt nghe: 85

Lê Ngọc Thuận mới chỉ bén duyên với điêu khắc cách đây không lâu, khi anh tạo tác những tác phẩm nghệ thuật từ Củ lũ trôi dạt từ thượng nguồn sau những trận bão ở quê hương Quảng Nam của mình. Anh xem đó là hành trình của cảm xúc, của sự sẻ chia, bởi từ Củi lũ, anh đã bắt tay gây dựng làng nghề mộc, bằng ngôn ngữ điêu khắc đượm hơi thở đương đại. (Tôi và Tôi 10/11/2024)

Mây tía ngang trời

Mây tía ngang trời

Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2020

Lượt nghe: 1271

Thế giới của những câu chuyện huyền bí, ma mị luôn có một sức hút đặc biệt đối với độc giả. Những thứ còn bảng lảng khói sương, còn chưa thể lí giải hay chỉ mặt đặt tên có lẽ sẽ luôn là những gì khiến người ta băn khoăn, tò mò nhất. Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay, chúng ta sẽ bước vào một thế giới như thế qua truyện ngắn "Mây tía ngang trời" của tác giả Nguyễn Luân.

Ngổn ngang sân khấu múa chuyên nghiệp

Ngổn ngang sân khấu múa chuyên nghiệp

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2015

Lượt nghe: 1933

Sân khấu múa chuyên nghiệp có khởi sắc trong thời gian tới? Sự kết hợp của thơ Xuân Quỳnh và nhạc Phan Huỳnh Điểu đem tới những cảm xúc tuyệt vời như thế nào cho người thưởng thức? (Điểm hẹn văn nghệ 11/7/2015)

Ngổn ngang trăm mối tơ vò

Ngổn ngang trăm mối tơ vò

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2019

Lượt nghe: 959

Ám ảnh và day dứt-là ấn tượng đầu tiên của nhiều người khi thưởng thức truyện ngắn "Con nhện" của Vũ Thị Huyền Trang. Và cũng giăng mắc như tơ nhện, người ta bắt đầu thấy buồn thương cho một kiếp người như Sa-một cô gái phải lấy kẻ cưỡng hiếp mình làm chồng...(Đọc truyện đêm khuya phát 7/3/2019)

Nguyễn Bắc Sơn – Một thuở trái ngang, một đời lãng tử

Nguyễn Bắc Sơn – Một thuở trái ngang, một đời lãng tử

Ngày phát hành 11:38 | 22/6/2023

Lượt nghe: 1851

Nhìn lại những cây bút sáng tác ở miền Nam trước 1975, Nguyễn Bắc Sơn là nhân vật khá đặc biệt. Chỉ với một tập thơ duy nhất chưa đầy 30 bài in năm 1972 mang tên Chiến tranh Việt Nam và tôi, ông đã làm nên dấu ấn độc đáo, cất tiếng nói phản chiến mạnh mẽ, có thể xem là một đồng thanh tương ứng với những ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn. Cuộc đời cũng Nguyễn Bắc Sơn cũng nhiều câu chuyện ly kỳ, được truyền tụng với nhiều giai thoại trong làng văn nghệ. Sau tập thơ đầu tiên gây tiếng vang, 23 năm sau ông mới in thêm một tập thứ 2 với nhan đề Ở đời như một nhà thơ Đông Phương (NXB Trẻ 1995). Cả cuộc đời Nguyễn Bắc Sơn gắn bó với thành phố Phan Thiết. Ngoài sáng tác thơ ca, ông còn được biết đến như một con người đa tài và giàu lòng nhân ái: giỏi tiếng Anh, nghiên cứu sâu về Kinh Dịch và triết học Phật giáo, tham gia chẩn trị và hướng dẫn châm cứu cho nhiều cơ sở Đông y ở Phan Thiết và Hàm Thuận Bắc từ những năm 80 của thế kỷ trước. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một chương trình trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Bắc Sơn – Một thuở trái ngang, một đời lãng tử

Nguyễn Thị Việt Nga với "Một trưa nắng vàng"

Nguyễn Thị Việt Nga với

Ngày phát hành 11:24 | 1/11/2024

Lượt nghe: 77

Trong làng văn nước ta, Nguyễn Thị Việt Nga có thể xem là một cây bút đa năng, có tác phẩm nhiều thể loại. Trong đó, thơ vẫn luôn được chị tin tưởng gửi gắm nhiều nỗi niềm, tâm trạng. Mới đây, Nguyễn Thị Việt Nga ra mắt tập thơ thứ 5 với nhan đề “Một trưa nắng vàng”. Giống như nhan đề “Một trưa nắng vàng”, các sáng tác trong tập thơ này của Nguyễn Thị Việt Nga cho thấy tâm thế hướng về những điều rạng ngời, ấm áp – Đó cũng là tâm niệm của tác giả trên bước đường đời.

Nhà thơ Nga Epvtusenko trong kí ức nhà thơ Bằng Việt

Nhà thơ Nga Epvtusenko trong kí ức nhà thơ Bằng Việt

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2017

Lượt nghe: 1863

Nhà thơ nổi tiếng người Nga Evghenhi Aleksandrovich Evtushenko sinh năm 1933 tại thị trấn Zima vùng Siberia, qua đời ngày 1.4 vừa qua tại Mỹ. 16 tuổi, ông bắt đầu sáng tác thơ, cho ra đời hơn 30 tập thơ, hai tiểu thuyết và một số tập phê bình lý luận văn học. Ông còn là nhà viết kịch, diễn viên và đạo diễn điện ảnh, nhưng thơ vẫn là đóng góp quan trọng nhất của ông. Ở nước ta, thơ Evtushenko được giới thiệu qua bản dịch của nhiều dịch giả, người dịch nhiều nhất và có bản dịch đến được với người đọc nhiều nhất là nhà thơ Bằng Việt, bởi những điểm tương đồng trong quan niệm thơ ca và cuộc sống với người bạn vong niên này... (Tiếng thơ 26/04/2017)

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga: "Đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học"

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga:

Ngày phát hành 15:16 | 5/6/2023

Lượt nghe: 1297

Vừa qua, việc một số trường đại học đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Có người đồng tình, nhưng cũng có người cho rằng không phù hợp. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ, nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga-Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, nếu các trường Y chọn môn Văn thì cũng có chủ đích vì học sinh học giỏi môn học này thì ít nhất cũng có khả năng diễn đạt và dễ thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh về mặt tâm lý. Tuy nhiên, phương án đưa môn Văn và rút môn Toán hoặc môn Hóa ra khỏi các môn tuyển sinh ngành Y thì cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học; phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học ngành Y (Văn nghệ 06/06/2023)

Nhớ một thời nước Nga

Nhớ một thời nước Nga

Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2017

Lượt nghe: 1844

Tuy cách xa về địa lý, nhưng đất nước Nga, tâm hồn Nga luôn hiện diện trong trái tim của nhiều người Việt Nam, từ những người lao động phổ thông đến nhà khoa học, văn nghệ sỹ. Với tác giả Hoàng Xuân Tuyền, khoảng thời gian sinh sống và học tập ở Nga để lại trong anh nỗi nhớ khôn nguôi, song hành cùng bao ước mơ tuổi trẻ. Chúng ta cùng chia sẻ với anh tình cảm, nỗi nhớ về nước Nga trong những ngày mùa thu này. (Tiếng thơ 27/9/2017)

Những bài thơ vui của người nông dân Nga

Những bài thơ vui của người nông dân Nga

Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2017

Lượt nghe: 1732

Nước Nga tuy xa mà gần, lạ mà quen – Đó là cảm nhận của nhiều người ít nhất có một lần đặt chân đến đất nước thân thiện này, hoặc chỉ biết về xứ sở bạch dương qua tiểu thuyết Lep Tonxtoi, thơ Puskin, Exênhin… Thiên nhiên Nga, văn học Nga, thơ ca Nga thực sự là một miền nhớ, một không gian văn hóa tinh thần vô cùng ý nghĩa. (Tiếng thơ 11/10/2017)

Những cánh đồng Nga, những thảo nguyên Nga trong thi ca

Những cánh đồng Nga, những thảo nguyên Nga trong thi ca

Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2016

Lượt nghe: 1738

Dẫu không gần về mặt địa lý, nhưng đất nước Nga, con người và văn hóa Nga lại không hề xa lạ với chúng ta. Ấn tượng này đặc biệt sâu đậm đối với những trí thức văn nghệ sỹ từng sinh sống, học tập và làm việc ở nơi này. Chính họ là cầu nối đưa những tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng trong nước, truyền tình yêu nước Nga qua những vần thơ nồng hậu, da diết. (Tiếng thơ 06/11/2016)

Những con thiên nga không mến khách

Những con thiên nga không mến khách

Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2017

Lượt nghe: 3837

Một đàn thiên nga vì muốn trú chân ở hồ hoa sen của nhà vua đã phải trả cho ông ta rất nhiều chiếc lông bằng vàng quý giá. Cho đến một ngày nọ, khi một con chim khổng lồ bằng vàng ròng xuất hiện ở hồ. Nhà vua vì quá tham lam đã muốn đuổi đàn thiên nga đi để chiều lòng con chim quý...(Kể chuyện và hát ru 17/7/2017).

Những người mẹ Nga

Những người mẹ Nga

Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2018

Lượt nghe: 929

Mẹ là cội nguồn văn hoá, cội nguồn sức mạnh của mỗi con người, mỗi gia đình. Thơ viết về mẹ của các nhà thơ Nga mang vẻ đẹp lấp lánh, sáng trong và tràn đầy hy vọng. Nếu Puskin viết "Mẹ thân thiết trong những ngày cơ cực/ nguồn mến thương nâng bước đời con", thì Ê xe nhin viết "Mẹ có còn sống chăng thưa mẹ/ con vẫn còn sống đây xin chào mẹ của con"...(Tiếng thơ phát 07/11/2018)

Sân khấu Nga - Xô Viết: Những ảnh hưởng tích cực đến sân khấu Việt Nam

Sân khấu Nga - Xô Viết: Những ảnh hưởng tích cực đến sân khấu Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 2322

Vào những năm 50 của thế kỷ 20, với việc giúp đỡ của một số chuyên gia, đạo diễn sân khấu từ các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô đã đem đến cho những người làm sân khấu cái nhìn mới, giúp chúng ta làm nghệ thuật chuyên nghiệp hơn. Ngay sau năm 1950, nhà nước ta đã cử một số cán bộ làm sân khấu sang nước bạn học tập chuyên ngành đạo diễn, đến năm 1970, chúng ta đã có 3 lớp đạo diễn về nước và đã đóng góp không nhỏ vào diện mạo phát triển của sân khấu nước nhà.

Tác giả người Nga viết và vẽ về những chú voi Việt Nam

Tác giả người Nga viết và vẽ về những chú voi Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019

Lượt nghe: 932

Câu chuyện có thực về hai chú voi Xung và Cung là nguồn cảm hứng bay bổng để họa sĩ người Nga Vladimir Sevchenko vẽ nên một loạt tranh sinh động và kì vĩ về quê hương Việt Nam cùng chuyến chu du đầy can đảm của đôi bạn. Những bức tranh đó, một lần nữa tác động mãnh liệt đến nhà văn thiếu nhi nổi tiếng Vitali Bianki khiến ông đặt bút viết nên bản hùng ca về loài voi này... (Văn nghệ thiếu nhi 12/12/2019)

Tấm lòng của chim thiên nga với con người

Tấm lòng của chim thiên nga với con người

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2016

Lượt nghe: 1531

Bầy thiên nga trắng chính là những nàng công chúa con của Ngọc Hoàng. Vì yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên dưới trần gian mà hằng ngày các nàng công chúa đã hóa phép thành thiên nga để bay xuống hạ giới. Tuy nhiên vì mải vui chơi nàng công chúa Út đã bị thương và ở phải ở lại trần gian. Số phận của nàng công chúa Út sẽ ra sao?(Kể chuyện và hát ru 13/4/2016)

Thi sĩ “Đi ngang qua cánh đồng hội họa"

Thi sĩ “Đi ngang qua cánh đồng hội họa

Ngày phát hành 14:37 | 7/1/2021

Lượt nghe: 697

Triển lãm tranh “Người thổi sáo” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) đang diễn ra tại Trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hà Nội) giới thiệu hơn 50 bức tranh với các chất liệu sơn dầu, màu nước… (Làn sóng nghệ thuật 08/01/2021)

Thiên nga bé bỏng

Thiên nga bé bỏng

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2016

Lượt nghe: 1691

Chim thiên nga bé nhỏ bị thợ săn bắn bị thương. May nhờ ông lão tốt bụng, chim thiên nga đã được cứu thoát. Từ đó, thiên nga sống cùng vợ chồng ông lão nghèo. Hóa ra, thiên nga chính là nàng tiên út ở trên trời xuống trần gian. Tình cảm chân thành của 2 vợ chồng ông lão tốt bụng khiến nàng tiên út quyết định ở lại với họ mà không bay về trời cùng các chị. Những điều may mắn và cuộc sống hạnh phúc là phần thưởng xứng đáng cho những con người tốt bụng. (Kể truyện và hát ru 10/12/2016)

Thiên nga tí hon không nghe lời

Thiên nga tí hon không nghe lời

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019

Lượt nghe: 896

Thiên nga nhỏ xinh xắn thông minh nhưng lại không nghe lời mẹ dặn. Vì thế, bé đã gặp bao nhiêu rắc rối mà không thể tự mình giải quyết. Sau lần đó, thiên nga nhỏ có thay đổi, hay lại quên ngay? (Kể chuyện và hát ru 20/11/2019)

Triển lãm ảnh “Nơi ấy nước Nga”

Triển lãm ảnh “Nơi ấy nước Nga”

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2019

Lượt nghe: 666

150 bức ảnh của các nhà báo: Nguyễn Đăng Phát, Lê Phúc Nguyên, Phạm Tiến Dũng, Vũ Huyến, Nguyễn Vinh Quang giới thiệu về đất nước, con người Nga và những hoạt động đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay. (Làn sóng nghệ thuật 08/11/2019)

Truyện cổ tích về người thừa kế ngai vàng

Truyện cổ tích về người thừa kế ngai vàng

Ngày phát hành 15:32 | 22/6/2021

Lượt nghe: 1533

Ngày xưa, ở đất nước Triều Tiên xa xôi có một vị vua rất hiền từ, nhân hậu. Nhằm tìm được người xứng đáng để truyền ngôi, ông đã nghĩ ra kế hoạch rất chi tiết và thú vị. Ông đòi hỏi người thừa kế ngai vàng cần phải có những đức tính nào? (Kể chuyện và hát ru 18/06/2021)

Truyện cổ tích: Hồ thiên nga

Truyện cổ tích: Hồ thiên nga

Ngày phát hành 0:0 | 8/5/2015

Lượt nghe: 3080

Nhờ tình yêu son sắt của hoàng tử, lời nguyền với công chúa thiên nga cũng đã được hóa giải. Nàng và hoàng tử đã được sống hạnh phúc bên nhau trọn đời. (Kể chuyện và hát ru cho bé 7 + 8/5)

Văn học Nga với thiếu nhi Việt Nam

Văn học Nga với thiếu nhi Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2018

Lượt nghe: 804

Những câu chuyện bằng thơ của nhà thơ Puskin như “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, “Nàng công chúa và bảy chàng dũng sĩ”, “Gà trống vàng” hay “Gia đình vua Xantan” đã nuôi dưỡng ước mơ, giúp tâm hồn con người có những cái nhìn thân thiện, vị tha. Vừa qua, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga có buổi ra mắt cuốn truyện cổ tích bằng thơ của Puskin. Phóng viên Dương Hà đã tham dự và có bài ghi nhận “Truyện Puskin – nơi neo đậu những tâm hồn dũng cảm”. Từ lâu, đất nước, con người, văn học Nga đã giành được tình cảm yêu mến của nhiều người Việt Nam. Tiếp theo, các bạn cùng nghe tản văn "Tình yêu nước Nga" của tác giả Huyền Lê. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 29/3/2018)

Vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên miền Bắc nước Nga

Vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên miền Bắc nước Nga

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2017

Lượt nghe: 990

60 bức ảnh là 60 khoảnh khắc đẹp mê hồn về thiên nhiên miền Bắc nước Nga. Bức ảnh “Tháng ba mùa đông” của tác giả Skopin là hình ảnh tuyết trắng phủ đầy những cây lá kim tạo thành các hình khối phong phú, gây ấn tượng mạnh với người xem. Bức ảnh “Con đường hươu chạy” của tác giả Novikov tạo cảm giác bình yên, nhẹ nhõm bởi cảnh sắc mây trời, sông nước hòa vào làm một. Trung tâm của bức ảnh là đàn hươu đang thung thăng gặm cỏ. Bức ảnh “Ánh mặt trời đầu tiên” của tác giả Bardilev lại là sự bừng sáng của vạn vật khi ánh bình minh len lỏi xuyên qua vách núi và tán rừng chiếu rọi xuống mặt đất còn lác đác những ụ tuyết chưa tan…( Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2017)

Vẻ đẹp nước Nga trong tác phẩm văn học thiếu nhi

Vẻ đẹp nước Nga trong tác phẩm văn học thiếu nhi

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2016

Lượt nghe: 1543

Nhằm khẳng định sức sống của những tác phẩm văn học thiếu nhi đến từ xứ sở Bạch Dương, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội và Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Còn mãi những cánh buồm đỏ thắm”. Cuộc tọa đàm không chỉ có tham luận trao đổi mà còn là hội ngộ của cảm xúc và ký ức văn học Nga qua nhiều thời kỳ đã được các dịch giả và những người yêu văn học chia sẻ. Nhiều tác phẩm thiếu nhi Nga miêu tả vẻ đẹp của con người Nga hồn hậu và mến khách; Thiên nhiên Nga được bao phủ bởi những cánh rừng bạch dương phủ đầy tuyết trắng... luôn được các khách mời nhắc đến với tình cảm sâu đậm nhất. ( Văn nghệ thiếu nhi 09/10/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya