Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 66 kết quả

"Chào xuân": Triển lãm của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn

Ngày phát hành 21:58 | 5/2/2022

Lượt nghe: 2314

Gần 40 tác phẩm về cảnh vật, thiên nhiên, phong cảnh làng quê, vùng núi... đều mang sức sống tươi mới. (Làn sóng nghệ thuật)

"Máu rừng" - "Nhất phá sơn lâm..."

Ngày phát hành 15:44 | 17/4/2023

Lượt nghe: 852

Truyện “Máu rừng” của tác giả Mai Hương viết về hai người bạn: Lênh và Pó. Thân thiết với nhau từ nhỏ nhưng Lênh chọn tiếp tục con đường học hành, còn Pó rẽ ngang, làm lâm tặc. Cả hai cùng thích một người con gái tên Xúa… Số phận, với những ngã rẽ bất ngờ, đẩy họ về hai phía khác xa nhau, thậm chí có lúc dường như đã trở thành hai đối cực đầy mâu thuẫn. Tuy nhiên, ở trong truyện ngắn này, dễ thấy Pó không phải là một nhân vật phản diện. Anh chỉ là một người có suy nghĩ giản đơn, mong có cuộc sống đủ đầy với người mình yêu. Có điều, Pó đã đi sai đường và phải trả giá cho lựa chọn của mình. “Máu rừng” là một truyện ngắn có thể gây ám ảnh cho người đọc khi tác giả không né tránh mà đi sâu vào sự tàn bạo và độc ác của con người. Sự tàn bạo ấy không chỉ thể hiện ở việc tận diệt thiên nhiên mà còn bộc lộ qua cách người đối xử với người. Truyện có nhiều lớp lang. Các chi tiết được đan cài khéo léo và không kém phần dữ dội khiến “Máu rừng” đủ sức găm vào trí nhớ của độc giả. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Thông trên núi Sơn Viện": Thời gian chữa lành mọi vết thương

Ngày phát hành 8:48 | 9/4/2024

Lượt nghe: 969

Truyện ngắn Thông trên núi Sơn Viện của tác giả Lê Đình Trung là tiếng vọng từ quá khứ, sống dậy trong nhân vật kể chuyện xưng Tôi-người con gái mang tâm hồn vụn vỡ, ký ức là những mảnh ghép đau thương chắp vá, vì không đủ mạnh mẽ để đối diện, cô chọn cách trốn chạy đau buồn trong suốt mười năm mới trở lại thăm quê. Truyện lên án tư tưởng trọng nam khinh nữ, cái tư tưởng lỗi thời, lạc hậu nhưng vẫn còn bám rễ ăn sâu vào nết ăn lối nghĩ của không ít người nhà quê. Sự ám ảnh của tư tưởng ấy như ngọn lửa thiêu rụi đi lương tri, sự tỉnh táo cần có của một con người, khiến con người ấy đánh mất mình và làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. May thay, sau tất cả những đớn đau, những biến cố, tình người là thứ còn lại duy nhất để xoa dịu, chữa lành những vết thương sâu hoắm, nhức buốt tưởng như khó có thể lành được. Thông trên núi Sơn Viện có nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, văn phong giản dị, tình tiết truyện chân thực đã chạm đến cảm xúc, rung động trong trái tim người đọc người nghe.

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 22): Chuyển biến trong Sơn

Ngày phát hành 14:29 | 15/4/2024

Lượt nghe: 474

Những ngày sống cạnh Hoàng, Sơn nhận ra Hoàng thay đổi khá nhiều. Hoàng quan tâm đến các vấn đề chính trị. Đặc biệt anh tỏ ra bất mãn với nhà cầm quyền đương thời. Hoàng cũng kể với Sơn nhiều lần tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên “chống quân sự hóa học đường”. Hoàng rủ Sơn gia nhập với sinh viên tham gia những cuộc biểu tình nhưng Sơn từ chối. Sơn cảm thấy không phù hợp với một người xuất thân từ làng quê như anh. Sáng chủ nhật hôm đó, Hoàng đứng đầu một nhóm sinh viên và xuống đường biểu tình. Sơn vẫn nằm trên gác, đang nghĩ về Hoàng thì xe cảnh sát đã đỗ xịch trước nhà trọ. Họ khám xét, đưa Sơn về đồn. Sau đó, Hoàng cũng bị bắt. Hoàng và Sơn bị tra khảo nhưng Hoàng rất bình tĩnh. Cảnh sát nghi ngờ Hoàng và Sơn là Việt cộng nhưng Hoàng đã trả lời thẳng thắn, chúng tôi là sinh viên và chúng tôi có quyền được đấu tranh. Nghe tin Sơn bị bắt, Diễm hoảng hốt, cô tìm mọi cách để cứu Sơn ra. Cô tìm đến Trang ở quán bar để kết nối với viên cố vấn Mỹ. Nhưng khi Diễm đến quán bar thì Trang đã đi khỏi nơi này. Chỉ còn một cách, Diễm tìm đến nhà Thành với hy vọng là Thành sẽ giúp nhưng Thành không được về nhà từ mấy tháng nay. Khi Diễm trở về nhà, cô thấy mọi thứ đang đảo lộn. Bà Thu - mẹ cô giục giã cô thu xếp hành lý để sáng mai lên tàu di tản. Nghe lời mẹ, Diễm thu xếp hành lý trong tâm trạng bấn loạn. Cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 22): Chuyển biến trong Sơn

Ngày phát hành 14:29 | 15/4/2024

Lượt nghe: 765

Những ngày sống cạnh Hoàng, Sơn nhận ra Hoàng thay đổi khá nhiều. Hoàng quan tâm đến các vấn đề chính trị. Đặc biệt anh tỏ ra bất mãn với nhà cầm quyền đương thời. Hoàng cũng kể với Sơn nhiều lần tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên “chống quân sự hóa học đường”. Hoàng rủ Sơn gia nhập với sinh viên tham gia những cuộc biểu tình nhưng Sơn từ chối. Sơn cảm thấy không phù hợp với một người xuất thân từ làng quê như anh. Sáng chủ nhật hôm đó, Hoàng đứng đầu một nhóm sinh viên và xuống đường biểu tình. Sơn vẫn nằm trên gác, đang nghĩ về Hoàng thì xe cảnh sát đã đỗ xịch trước nhà trọ. Họ khám xét, đưa Sơn về đồn. Sau đó, Hoàng cũng bị bắt. Hoàng và Sơn bị tra khảo nhưng Hoàng rất bình tĩnh. Cảnh sát nghi ngờ Hoàng và Sơn là Việt cộng nhưng Hoàng đã trả lời thẳng thắn, chúng tôi là sinh viên và chúng tôi có quyền được đấu tranh. Nghe tin Sơn bị bắt, Diễm hoảng hốt, cô tìm mọi cách để cứu Sơn ra. Cô tìm đến Trang ở quán bar để kết nối với viên cố vấn Mỹ. Nhưng khi Diễm đến quán bar thì Trang đã đi khỏi nơi này. Chỉ còn một cách, Diễm tìm đến nhà Thành với hy vọng là Thành sẽ giúp nhưng Thành không được về nhà từ mấy tháng nay. Khi Diễm trở về nhà, cô thấy mọi thứ đang đảo lộn. Bà Thu - mẹ cô giục giã cô thu xếp hành lý để sáng mai lên tàu di tản. Nghe lời mẹ, Diễm thu xếp hành lý trong tâm trạng bấn loạn. Cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.

“Bài ca Trường Sơn”: Ca khúc đi cùng năm tháng

“Bài ca Trường Sơn”: Ca khúc đi cùng năm tháng

Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2019

Lượt nghe: 1119

Bài hát do nhạc sĩ Trần Chung phổ thơ Gia Dũng đã đồng hành với nhiều thế hệ người lính Trường Sơn bởi giai điệu giàu chất thơ, phản ánh lòng kiêu hãnh và tự hào của mỗi người con đất Việt khi lên đường ra trận. (Điểm hẹn văn nghệ 04/5/2019)

“Câu chuyện Phương Đông”: Giao thoa nghệ thuật sơn mài Việt Nam và Nhật Bản

“Câu chuyện Phương Đông”: Giao thoa nghệ thuật sơn mài Việt Nam và Nhật Bản

Ngày phát hành 12:53 | 17/4/2022

Lượt nghe: 1949

Triển lãm " Câu chuyện Phương Đông" của họa sĩ Triệu Khắc Tiến (giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. (Điểm hẹn văn nghệ)

“Cuộc sống quanh ta” trong tranh Nguyễn Minh Sơn

“Cuộc sống quanh ta” trong tranh Nguyễn Minh Sơn

Ngày phát hành 23:5 | 21/11/2021

Lượt nghe: 497

50 tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Minh Sơn được giới thiệu trong triển lãm là cảm xúc ở những cung bậc khác nhau, sự rung động về tình yêu cuộc sống. (Làn sóng nghệ thuật 16/11/2021)

“Khúc Páo dung của mùa thu”: Vương vấn mối tình miền sơn cước

“Khúc Páo dung của mùa thu”: Vương vấn mối tình miền sơn cước

Ngày phát hành 23:21 | 28/9/2021

Lượt nghe: 865

Bài thơ “ Khúc Páo dung của mùa thu” của tác giả Mai Oanh viết về mùa thu ở một vùng đất bạt ngàn đồi núi với ngàn hoa Nả Hẩu ngát hương, là khúc Páo dung chảy từ sữa mẹ. Mùa thu ở đó còn luyến nhớ một mối tình dang dở của người con gái đang yêu: “Anh về rồi/ trả hương quế cho em/ em lỡ để rơi vào nụ hôn hôm ấy/ Nụ hôn Viễn Sơn bay dài theo nỗi nhớ/ Anh mang về xuôi”. (Điểm hẹn văn nghệ 25/9/2021)

100 họa sĩ góp mặt tại "Tháng trưng bày sơn mài Việt Nam"

100 họa sĩ góp mặt tại

Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2020

Lượt nghe: 1180

Trưng bày chuyên đề chất liệu sơn mài với 100 tác phẩm. Sự kiện được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Triển lãm chuyên đề các tác phẩm mỹ thuật sáng tác trên chất liệu sơn mài truyền thống có nhiều tác giả tham gia nhất”. (Làn sóng nghệ thuật 10/3/2020)

Âm vang Trường Sơn

Âm vang Trường Sơn

Ngày phát hành 16:39 | 27/7/2023

Lượt nghe: 1785

Ca khúc “Âm vang Trường Sơn” của nhạc sĩ Trần Nghệ, phổ từ bài thơ “Đến với Trường Sơn” của tác giả Nguyễn Đăng Độ. Bài thơ này được viết trong một lần tác giả đến dâng hương, viếng anh linh các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Bài thơ thể hiện niềm xúc động, lòng tự hào biết ơn đối với sự hy sinh của các thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do cho tổ quốc. (Điểm hẹn văn nghệ)

Ca sĩ Ngô Hương Diệp: “Chim sơn ca” của âm nhạc thính phòng

Ca sĩ Ngô Hương Diệp: “Chim sơn ca” của âm nhạc thính phòng

Ngày phát hành 16:33 | 16/6/2021

Lượt nghe: 980

Sở hữu chất giọng đẹp, hiếm cùng kỹ thuật thanh nhạc bài bản, ca sĩ Ngô Hương Diệp đã đảm nhiệm nhiều vai diễn nặng ký trong các vở opera nổi tiếng được giới chuyên môn ví như “chim sơn ca” của âm nhạc thính phòng. Với chị, opera và nhạc thính phòng là tình yêu, là đam mê mãnh liệt mà chị lựa chọn và quyết tâm theo đuổi trong sự nghiệp âm nhạc của mình. (Hành trình Sáng tạo 13/06/2021)

Chim sơn ca của hoàng đế

Chim sơn ca của hoàng đế

Ngày phát hành 17:16 | 21/9/2024

Lượt nghe: 1372

Xưa kia, chim sơn ca sống ở khu rừng bên cạnh cung điện của nhà vua có giọng hót hay nhất thế gian. Nhà vua sai quân vào rừng tìm bắt cho bằng được sơn ca để mang vào cung nuôi. Khi nhà vua thực hiện được mong muốn của mình, tiếng chim sơn ca có còn vang lên thánh thót, mê hồn? (Kể chuyện và hát ru 16/9/2024)

Chương trình nghệ thuật "Trung thu miền Ban trắng": Quà tặng ý nghĩa dành cho thiếu nhi Sơn La

Chương trình nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019

Lượt nghe: 786

“Trung thu miền ban trắng” là chủ đề của chương trình “Đêm hội trăng rằm 2019”, diễn ra tại Nhà thiếu nhi tỉnh Sơn La, thành phố Sơn La, do Ban Âm nhạc (VOV3) và Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà thiếu nhi tỉnh Sơn La đã tổ chức. Cùng với những thanh âm sắc màu rộn rã, trong chương trình, Ban tổ chức còn trao 80 suất học bổng cho thiếu nhi dân tộc các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Sông Mã đã vượt khó vươn lên trong học tập và cuộc sống... (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2019)

Chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn”

Chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn”

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2019

Lượt nghe: 1304

Nhân kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Trường Sơn và Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2019), nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ được tổ chức ở các địa phương trong cả nước. Phóng viên VOV6 trò chuyện với ông Phan Văn Quý (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương) về chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn” do Ban Văn học- Nghệ thuật VOV6 phối hợp cùng Công ty cổ phần tập đoàn Thái Bình Dương và Hội Truyền thống Trường Sơn tổ chức, phát sóng từ 22h00 đến 23h00 ngày 18/5, phát lại vào 22h00 đến 23h00 ngày 22/5 trên kênh sóng VOV2. (Làn sóng nghệ thuật 14/5/2019)

Dạo bước qua vùng đất của sơn mài

Dạo bước qua vùng đất của sơn mài

Ngày phát hành 11:19 | 7/8/2023

Lượt nghe: 1309

Triển lãm “Dạo bước qua đất của sơn mài” đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Gần 30 tác phẩm của 10 họa sĩ: Lý Trực Sơn, Nguyễn Quang Trung, Phan Cẩm Thượng, Triệu Khắc Tiến, Vũ Văn Tịch, Nguyễn Thị Thúy Nguyệt, Nguyễn Thị Quế, Đỗ Thị Kim Đoan, Nguyễn Xuân Lục và Phạm Trà My mang đến cho người yêu nghệ thuật góc nhìn tinh tế, đa dạng về vẻ đẹp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong chất liệu sơn mài. (Điểm hẹn văn nghệ)

Đạo diễn Phạm Hồng Sơn: Người đưa ngôn ngữ điện ảnh vào hoạt hình

Đạo diễn Phạm Hồng Sơn: Người đưa ngôn ngữ điện ảnh vào hoạt hình

Ngày phát hành 14:38 | 26/9/2022

Lượt nghe: 1511

Gắn bó với hoạt hình gần 30 năm, nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Phạm Hồng Sơn ghi dấu ấn với các bộ phim như: Ánh sáng không bao giờ tắt, Cuộc sống tuyệt đẹp, Chiếc lá, Đôi bạn… Phim của anh gửi gắm cái nhìn về cuộc sống, về nhân sinh thông qua hình tượng nghệ thuật, các hình ảnh ẩn dụ, ước lệ mang tính triết lý giàu cảm xúc. (Hành trình Sáng tạo 25/9/2022)

Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn

Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn

Ngày phát hành 12:39 | 31/3/2022

Lượt nghe: 1766

Khi nhà Tây Sơn lên cầm quyền, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ nhờ quyết sách trọng dụng hiền tài, kể cả những quan lại dưới triều vua Lê – Chúa Trịnh nên đã chinh phục được nhân sĩ, thức giả Bắc Hà, vốn trước đó có cái nhìn ít nhiều thiếu thiện cảm. Cũng từ đây, dưới ánh sáng của một triều đại mới, các tác phẩm văn học phong phú về thể loại như thơ phú chữ Hán, chữ Nôm, Văn tế, Hịch, Tiểu thuyết lịch sử, Chiếu, Biểu... đã ra đời và ghi dấu ấn trong dòng văn học của dân tộc.

Di sản văn học thời Tây Sơn

Di sản văn học thời Tây Sơn

Ngày phát hành 11:51 | 23/3/2022

Lượt nghe: 1562

Cuối thế kỷ 18, thời kỳ gắn với những biến động lịch sử, sự tồn tại song song của nhiều chính thể, văn học vẫn không ngừng phát triển. Nhiều tác giả lỗi lạc xuất hiện trong giai đoạn này với những di sản thơ văn giá trị. Trong đó, có thể khẳng định dưới triều Tây Sơn, tồn tại từ năm 1771 đến năm 1801, văn học nghệ thuật có sự phát triển nở rộ. Dù sau này triều Nguyễn đã mạnh tay xóa bỏ ảnh hưởng của nhà Tây Sơn trong xã hội nhưng qua những sưu tầm, khám phá, tìm lại khẳng định thời kỳ Tây Sơn có những cống hiến quan trọng cho nền văn học dân tộc

Đọc truyện "Cà Nóng chu du Trường Sa" - Buổi thứ tám - Sơn Ca trên đảo

Đọc truyện

Ngày phát hành 23:12 | 26/7/2022

Lượt nghe: 576

Tiếng hót vang trời của Sơn Ca đã khiến mọi người chú ý, đặc biệt là đám máy ảnh, ai cũng muốn săn chú chim ấy nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy. So nghi ngờ Cà Nóng đã trò chuyện và chụp Sơn Ca nhưng Cà Nóng chối phắt, vì cậu ta đã hứa giữ bí mật. Vì chuyện này mà cả nhóm lục đục với nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 24/07/2022))

Đọc truyện "Chú bé đeo ba lô màu đỏ" - Buổi thứ năm - Đồi Sơn Nhân

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2018

Lượt nghe: 579

Vào buổi học cuối cùng chia tay lớp năm để nghỉ hè, Hưng quyết định hẹn cả nhóm lên đồi Sơn Nhân để trả lời câu hỏi “Mẹ nó là ai?”. Đứa trẻ nào ở thị trấn Thạch Biên cũng có ít nhất một lần khám phá đồi Sơn Nhân. Vậy chuyến đi của nhóm bạn năm người lên đồi Sơn Nhân lần này có gì khác biệt... (Đọc truyện dài kỳ "Chú bé đeo ba lô màu đỏ" - Buổi thứ năm - Đồi Sơn Nhân)

Họa sĩ của Trường Sơn

Họa sĩ của Trường Sơn

Ngày phát hành 22:58 | 5/10/2021

Lượt nghe: 2164

Dành cả cuộc đời để vẽ về người lính và đường Trường Sơn, đến nay trong gia tài hội họa của mình, họa sĩ Nguyễn Đức Dụ đã có hơn 400 bức kí họa và 120 bức tranh sơn dầu về đề tài này. (Câu chuyện nghệ thuật 01/10/2021)

Họa sĩ Nguyễn Minh Sơn và hành trình đưa tranh Việt ra thế giới

Họa sĩ Nguyễn Minh Sơn và hành trình đưa tranh Việt ra thế giới

Ngày phát hành 9:16 | 25/1/2022

Lượt nghe: 1743

Vài năm qua đã có nhiều họa sĩ Việt ra nước ngoài tổ chức triển lãm, mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế, đưa tác phẩm của mình ra với thế giới và được công chúng quốc tế đón nhận. Những tác phẩm Việt xuất hiện tại các sự kiện ngoại giao ở nước ngoài, các gallery lớn trên thế giới là một cách tinh tế giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người và văn hóa Việt. (Hành trình Sáng tạo 23/01/2022)

Họa sĩ Nguyễn Trường Linh: Người tạo không gian mới cho sơn mài

Họa sĩ Nguyễn Trường Linh: Người tạo không gian mới cho sơn mài

Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2018

Lượt nghe: 2157

Trên nền tảng kế thừa, phát huy kỹ thuật sơn mài và chất liệu sơn ta của các bậc tiền bối đi trước, họa sĩ Nguyễn Trường Linh kết hợp những chất liệu mới, các phụ gia và lối tạo hình hiện đại để tạo cho tác phẩm sơn mài của mình hiệu quả thẩm mỹ và những hiệu ứng mạnh mẽ về thị giác tạo nên không gian nghệ thuật mới trên nền cũ. (Hành trình Sáng tạo 14/10/2018)

Họa sĩ Triệu Khắc Tiến: Đam mê sáng tạo với nghệ thuật sơn mài

Họa sĩ Triệu Khắc Tiến: Đam mê sáng tạo với nghệ thuật sơn mài

Ngày phát hành 10:36 | 25/4/2022

Lượt nghe: 1571

Là một trong những nghệ sĩ sơn mài được giới mỹ thuật đánh giá cao về chuyên môn và khả năng thể nghiệm sáng tạo dựa trên nền cốt của sơn mài truyền thống, họa sĩ Triệu Khắc Tiến đã góp phần mang lại cho bức tranh sơn mài Việt một diện mạo mới, hơi thở mới, khẳng định sự sáng tạo không ngừng của người nghệ sĩ luôn phát huy những gia trị nghệ thuật truyền thống trong cuộc sống đương đại. (Hành trình Sáng tạo 24/4/2022)

Họa sĩ Trịnh Quế Anh - Một cá tính riêng với sơn mài

Họa sĩ Trịnh Quế Anh - Một cá tính riêng với sơn mài

Ngày phát hành 12:58 | 10/7/2023

Lượt nghe: 1808

Là họa sĩ trẻ nhưng Trịnh Quế Anh có nhiều sáng tạo với chất liệu sơn ta truyền thống. Tranh của chị mang đến sự rung động với người xem bởi sự trong trẻo, yên bình đến lạ! Những hình ảnh rất đời thường, rất gần gũi những đã biến hóa trở nên ấn tượng và có chiều sâu khi được chuyển tải trên tranh sơn mài từ chất liệu sơn ta. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật, mời quý vị và các bạn gặp gỡ và nghe câu chuyện của họa sĩ Trịnh Quế Anh. (Hành trình sáng tạo 09/7/2023)

Họa sỹ Nguyễn Thế Sơn - người kết nối những không gian sáng tạo nghệ thuật

Họa sỹ Nguyễn Thế Sơn - người kết nối những không gian sáng tạo nghệ thuật

Ngày phát hành 8:53 | 30/1/2024

Lượt nghe: 1355

Với người làm nghệ thuật, trong lòng ai cũng có một ngọn lửa của sáng tạo và tâm huyết. Nguyễn Thế Sơn biết dùng chính ngọn lửa của mình để khơi lên những ngọn lửa khác, kết nối, lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Các dự án nghệ thuật cộng đồng ở Hà Nội, đặc biệt trong khu vực quận Hoàn Kiếm với vai trò “chủ biên”, dẫn dắt, kết nối của họa sỹ Nguyễn Thế Sơn vừa làm mới không gian phố cổ vốn chật chội, đưa nghệ thuật đến gần cuộc sống, vừa giúp các họa sỹ trẻ có cơ hội được bày tỏ và thỏa mãn niềm đam mê. Các không gian di sản, không gian sáng tạo đang trở thành địa chỉ kết nối người dân bản địa và du khách, góp phần vào quá trình phát triển công nghiệp văn hóa sau này… (Hành trình sáng tạo 28/01/2024)

Khánh bạc leng keng: Vọng âm từ chốn sơn lâm

Khánh bạc leng keng: Vọng âm từ chốn sơn lâm

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2020

Lượt nghe: 960

Nếu chỉ một lần tới ngó nhìn những cánh rừng già mải miết dọc dài sông Giăng, viết làm sao nổi câu chuyện không dứt, không nguôi ngoai hồng hoang, huyền hoặc. Tác giả Hữu Vi chia sẻ rằng đúng là “Khánh bạc leng keng” mượn khung cảnh quê hương của anh, miền núi xứ Nghệ nơi người ta đã và vẫn còn sinh nhai bằng nghề săn thú rừng. Nơi đó, thiên nhiên không chỉ là môi trường sống mà với người bản địa còn là tâm linh. Khánh bạc leng keng hay là thứ âm thanh nhắc nhủ lay động lòng người. Chuyện như được kể từ thời xa lắm. Cái thời mà đôi khánh bạc trai gái trao lời ước hẹn, thời truy vượn, tìm gấu, săn hổ, săn nai. Thời thao thiết rưng rưng câu chuyện người rừng bơ bơ, lạc lối. “Khánh bạc leng keng” kể chuyện bằng nhịp tâm trạng, mà điệu thê lương, tăm tối, mịt mùng xâm lấn, bao phủ đôi khi như muốn nhấc bổng cả ý tưởng giản đơn của tác giả lúc ban đầu vì anh chỉ muốn gửi gắm một điều rằng chính những người miền núi cũng đang băn khoăn không biết nên ứng xử thế nào để hài hòa với thiên nhiên mà không làm hại đến điều mà với họ rất đỗi thiêng liêng. Tình yêu và ẩn ức. Hồi kết nào của cuộc săn, sau tàn sát chắc gì đã ngây ngất mãi niềm vui sướng của kẻ thắng? Tác giả Hữu Vi không một lời lên án bàn tay đã bấm cò lên khẩu súng săn. Thế nhưng rõ ràng chúng ta đã đọc được rơm rớm niềm đau trong những yếu ớt, lặng câm, gục ngã cầm thú. Người viết và cả chúng ta đã cảm nhận được rằng những con thú cũng có trái tim, cũng biết quẫy đạp cầu cứu trong vô vọng. Và như những vết cứa từ lời cảnh tỉnh vang lên trong tiếng khánh bạc leng keng…(Lời bình của BTV Võ Hà)

Kiến trúc sư Nguyễn Sơn: Một tâm hồn thơ nhạc

Kiến trúc sư Nguyễn Sơn: Một tâm hồn thơ nhạc

Ngày phát hành 15:41 | 11/9/2023

Lượt nghe: 2880

Nhắc đến Nguyễn Sơn, mọi người đánh giá anh là một kiến trúc sư đa tài, tràn đầy năng lượng sáng tạo. Trước đây, anh là một võ sư có đai, có số, khi đến với hội họa, nhiếp ảnh, anh cũng có những thành công nhất định. Nhưng trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một con người khác trong anh, đó là một tâm hồn âm nhạc. (Tôi và Tôi 20/8/2023)

KTS Nguyễn Sơn: Dành trọn niềm đam mê cho hội họa

KTS Nguyễn Sơn: Dành trọn niềm đam mê cho hội họa

Ngày phát hành 10:42 | 23/8/2022

Lượt nghe: 1329

Trong giới kiến trúc, Nguyễn Sơn là một kẻ đa tài, không chỉ là tác giả của những bản thiết kế kiến trúc đẹp, thiết thực với đời sống, anh còn sáng tác nhạc, làm thơ. Đối với nghệ thuật nhiếp ảnh và cả trong vai trò là một võ sư, anh đều để lại những thành công nhất định. Đặc biệt, những năm gần đây, Nguyễn Sơn khiến mọi người bất ngờ khi anh nhường lại vị trí giám đốc công ty kiến trúc cho vợ để dành tất cả đam mê cho hội họa. Bằng cá tính mạnh mẽ, luôn tìm kiếm những sáng tạo, một lần nữa anh để lại dấu ấn riêng với những tác phẩm mỹ thuật khác lạ và độc đáo. (Hành trình Sáng tạo 21/8/2022)

Lắng đọng những xúc cảm đêm thơ "Huyền thoại Trường Sơn"

Lắng đọng những xúc cảm đêm thơ

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2019

Lượt nghe: 922

Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019), nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đã được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước. Có thể kể đến chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 phối hợp cùng Hội truyền thống Trường Sơn Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương tổ chức, phát sóng từ 22h đến 23h ngày 18/05, phát lại vào 22h00 đến 23h00 ngày 22/5 trên kênh sóng VOV2

Liên hoan giai điệu Sơn Ca 2017

Liên hoan giai điệu Sơn Ca 2017

Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2017

Lượt nghe: 1009

Chào mừng kỷ niệm 60 năm chương trình Ca nhạc Thiếu nhi trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, 60 năm thành lập Đội Sơn ca Đài Tiếng nói Việt Nam, 60 năm thành lập Phòng Ca nhạc thiếu nhi Đài Tiếng nói Việt Nam; Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí VOV3 tổ chức chương trình Liên hoan giai điệu Sơn Ca 2017. BTV Hoàng Hiệp có bài giới thiệu buổi tổng kết Liên hoan giai điệu Sơn Ca 2017 tổ chức tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam. Các bạn hòa cùng không khí mùa hè trong bài thơ "Ve là ca sĩ mùa hè" của tác giả Trần Anh Thuận và tản văn "Nhớ mùa hạ" của tác giả Đình Nho. (Văn nghệ thiếu nhi 05/6/2017)

Lớp học vẽ tranh sơn mài với kỹ thuật thếp bạc

Lớp học vẽ tranh sơn mài với kỹ thuật thếp bạc

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019

Lượt nghe: 707

Vàng bạc là thứ xa xỉ trong suy nghĩ của nhiều người, nhưng ít ai biết đó là nguyên liệu thường được sử dụng trong nhiều bức tranh sơn mài hiện nay. Đằng sau những gam màu tươi sáng, rực rỡ, là tầng tầng lớp lớp công phu và kỹ thuật phức tạp. Chúng mình cùng làm quen với kỹ thuật này qua bài giới thiệu về lớp học “Vẽ tranh sơn mài với kỹ thuật thếp bạc”được tổ chức trong lễ hội Khoe ở khu đô thị Ecopark Hưng Yên vừa qua nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 16/01/2019)

Nghệ sĩ miền sơn cước

Nghệ sĩ miền sơn cước

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2018

Lượt nghe: 1435

Hơn nửa thế kỷ cầm máy, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nông Tú Tường luôn gắn bó với vùng đất và con người miền núi nói chung, Hà Giang quê hương ông nói riêng. (Câu chuyện nghệ thuật 04/12/2018)

Nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn: Cuộc chơi với nhạc đương đại

Nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn: Cuộc chơi với nhạc đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2020

Lượt nghe: 896

Nghệ sĩ violon Phạm Trường Sơn được biết đến với vai trò là trưởng nhóm ngũ tấu sông Hồng một thời ghi dấu ấn trong lòng khán giả với những giai điệu đẹp bên cạnh kĩ thuật cao. Để rồi niềm đam mê âm nhạc lại dẫn dắt anh cùng với các đồng nghiệp của mình đến với nhạc đương đại trong vai trò làm sống lại những tác phẩm vốn đang được xem là không ít thử thách cho cả người sáng tác, người chơi nhạc và khán giả. (Hành trình Sáng tạo 24/05/2020)

Ngọt ngào sơn ca-Tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật Việt-Hán-Choang

Ngọt ngào sơn ca-Tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật Việt-Hán-Choang

Ngày phát hành 15:24 | 29/12/2022

Lượt nghe: 563

Vào ngày 4/1 tới đây, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam sẽ tổ chức trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022. Các tác phẩm được vinh danh thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm các ấn phẩm, tranh, ảnh, tác phẩm điêu khắc, phim tài liệu… Một trong những gương mặt trẻ nhận giải năm nay là tác giả Hoàng Diệp Hằng, Hội viện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn. Chị nhận Giải C cho tập nghiên cứu, sưu tầm dịch thuật Việt – Hán – Choang có nhan đề “Ngọt ngào sơn ca”, do NXB Văn hóa dân tộc ấn hành. Nghiên cứu về ca dao dân tộc Choang – dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Trung Quốc trong mối liên hệ với ca dao dân tộc Tày – Nùng (Lạng Sơn), tác giả Hoàng Diệp Hằng đã gặp phải những khó khăn gì? Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả và phóng viên chương trình.

Nguyễn Bắc Sơn – Một thuở trái ngang, một đời lãng tử

Nguyễn Bắc Sơn – Một thuở trái ngang, một đời lãng tử

Ngày phát hành 11:38 | 22/6/2023

Lượt nghe: 1851

Nhìn lại những cây bút sáng tác ở miền Nam trước 1975, Nguyễn Bắc Sơn là nhân vật khá đặc biệt. Chỉ với một tập thơ duy nhất chưa đầy 30 bài in năm 1972 mang tên Chiến tranh Việt Nam và tôi, ông đã làm nên dấu ấn độc đáo, cất tiếng nói phản chiến mạnh mẽ, có thể xem là một đồng thanh tương ứng với những ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn. Cuộc đời cũng Nguyễn Bắc Sơn cũng nhiều câu chuyện ly kỳ, được truyền tụng với nhiều giai thoại trong làng văn nghệ. Sau tập thơ đầu tiên gây tiếng vang, 23 năm sau ông mới in thêm một tập thứ 2 với nhan đề Ở đời như một nhà thơ Đông Phương (NXB Trẻ 1995). Cả cuộc đời Nguyễn Bắc Sơn gắn bó với thành phố Phan Thiết. Ngoài sáng tác thơ ca, ông còn được biết đến như một con người đa tài và giàu lòng nhân ái: giỏi tiếng Anh, nghiên cứu sâu về Kinh Dịch và triết học Phật giáo, tham gia chẩn trị và hướng dẫn châm cứu cho nhiều cơ sở Đông y ở Phan Thiết và Hàm Thuận Bắc từ những năm 80 của thế kỷ trước. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một chương trình trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Bắc Sơn – Một thuở trái ngang, một đời lãng tử

Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông

Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông

Ngày phát hành 11:3 | 6/12/2023

Lượt nghe: 1430

Trong các gương mặt thơ nổi danh của miền Nam từ trước 1975, Nguyễn Đức Sơn là một tên tuổi đặc biệt. Được người đương thời xếp vào tứ trụ thi ca của miền Nam, ông cũng được coi là một kỳ nhân bởi phong cách thơ và cá tính độc đáo của mình. Sau một thời gian sinh sống bằng nghề dạy học ở nhiều nơi như Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Blao…, ông cùng gia đình chuyển lên ngọn đồi Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng sinh sống và phát nguyện sẽ trồng đủ một vạn cây thông. Không những ông dành cả cuộc đời mình để trồng hàng vạn cây thông, ông còn truyền được tình yêu ấy cho thế hệ kế tiếp của mình là các con của ông, góp phần mang lại một cảnh quan thiên nhiên thật đặc biệt cho vùng Phương Bối, Bảo Lộc. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông.

Nguyễn Tuấn Sơn: Sáng tạo với những sắc màu hội họa

Nguyễn Tuấn Sơn: Sáng tạo với những sắc màu hội họa

Ngày phát hành 0:0 | 3/12/2020

Lượt nghe: 870

Trong giới họa sĩ, tác giả thuộc thế hệ 7X Nguyễn Tuấn Sơn đã để lại nhiều dấu ấn sáng tạo với các nhân vật Truyện Kiều, anh được biết đến với nghệ danh “Sơn Kiều”. (Hành trình Sáng tạo 29/11/2020)

Nhà thơ Cao Xuân Sơn và những tứ thơ viết trên điện thoại

Nhà thơ Cao Xuân Sơn và những tứ thơ viết trên điện thoại

Ngày phát hành 10:41 | 8/7/2022

Lượt nghe: 1316

Tốc ký, viết trên điện thoại đang là xu thế của nhiều người sáng tác hiện nay. Vốn là người đi nhiều, ưa quan sát, thích ghi lại các thước ảnh và ngẫm nghĩ, nhà thơ Cao Xuân Sơn đã có trong tay nhiều bài thơ bất chợt. Và những tứ thơ tình cờ bắt gặp ấy đôi khi lại gây ấn tượng rất nhẹ nhõm, thú vị với người đọc, người nghe

Nhà thơ Cao Xuân Sơn: "Bấm chân qua tuổi dại khờ"

Nhà thơ Cao Xuân Sơn:

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020

Lượt nghe: 985

Thơ trú ngụ nơi đâu khi người làm thơ im bặt một quãng dài, tưởng chừng như đã dứt bỏ trang viết? Một ngày nào đó, nếu còn duyên mà trở lại, còn chăng những tha thiết thuở ban đầu? Nhà thơ Cao Xuân Sơn, một người tưởng đã “nghỉ chơi” với thơ từ vài chục năm nay, gần đây bỗng nhiên trở lại với tập “Bấm chân qua tuổi dại khờ” với con số 101 bài thơ (Tiếng thơ 01/08)...

Nhà văn Phạm Thành Long kể chuyện Trường Sơn

Nhà văn Phạm Thành Long kể chuyện Trường Sơn

Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2019

Lượt nghe: 828

Với con mắt của người trong cuộc, những mẩu chuyện trong hai cuốn sách mới đây về Trường Sơn đã được nhà văn Phạm Thành Long viết giản dị, chân tình và gần gũi. Ông đem đến một góc nhìn riêng về Trường Sơn đầy trong trẻo và giàu trải nghiệm, thuyết phục người đọc từ những chi tiết bé nhỏ... (Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2019)

Nhà văn Sơn Tùng - Nhà văn của "Búp sen xanh"

Nhà văn Sơn Tùng - Nhà văn của

Ngày phát hành 17:28 | 5/8/2021

Lượt nghe: 582

Nhà văn Sơn Tùng là tác giả của nhiều tác phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là tiểu thuyết "Búp sen xanh" viết về thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật, ông đã qua đời, để lại niềm thương tiếc cho người thân và bạn đọc bạn viết... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 03/08/2021)

Nhà văn Thiên Sơn tự sự cùng tuổi thơ

Nhà văn Thiên Sơn tự sự cùng tuổi thơ

Ngày phát hành 18:22 | 6/5/2023

Lượt nghe: 475

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê biển Diễn Châu - Nghệ An, nhà văn Thiên Sơn sớm vun đắp tình yêu với văn chương và có một tuổi thơ giàu ước vọng. Ông là một nhà văn nhà báo giàu năng lượng sáng tạo, được công chúng yêu mến qua các tập sách như: Bộ tiểu thuyết “Đại gia”, tiểu thuyết lịch sử “Gió bụi đầy trời”, tập truyện ngắn “Gửi lại tuổi thơ”… (Văn nghệ thiếu nhi 03/05/2023)

Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long trao tặng gần 1.000 kỷ vật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long trao tặng gần 1.000 kỷ vật của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Ngày phát hành 10:25 | 18/4/2021

Lượt nghe: 948

Phóng viên VOV6 phỏng vấn nhiếp ảnh gia Dương Minh Long – người lưu giữ nhiều kỷ vật quí giá của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Trong số gần 1.000 kỷ vật mà nhà nhiếp ảnh Dương Minh Long trao tặng cho gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có bản thảo gốc chép tay các bài hát; ghi chép, phác thảo, thư, ảnh nhạc sĩ từ lúc sơ sinh đến cuối đời, tư liệu báo chí trong nước và ngoài nước viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. (Làn sóng nghệ thuật 06/4/2021)

Những vần thơ nổi tiếng về Trường Sơn

Những vần thơ nổi tiếng về Trường Sơn

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015

Lượt nghe: 3413

Những bài thơ về Trường Sơn đi cùng năm tháng là chủ đề chính của chương trình tiếng thơ đêm nay; Tiết mục “Nhà thơ và tác phẩm”, nhà thơ Trương Đăng Dung bộc lộ những thao thức về thời gian qua thi phẩm “Anh không thấy thời gian trôi”; Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ của Koun-nhà thơ đương đại nổi tiếng của Hàn Quốc. (Tiếng thơ 21/05 và 28/05/2015)

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: "Ngôi chùa giờ đây không chỉ là một thiết chế tâm linh, mà còn là không gian sáng tạo..."

PGS-TS Bùi Hoài Sơn:

Ngày phát hành 9:32 | 27/2/2024

Lượt nghe: 1940

Trong chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ tuần trước, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng đã giúp chúng ta hiểu về việc đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Đi lễ chùa là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Còn đi lễ chùa mà cầu xin tiền bạc, công danh, chức tước, bổng lộc là điều không đúng và không nên làm. Cũng với tinh thần ấy, PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, ngôi chùa giờ đây không chỉ là một thiết chế tâm linh, nơi con người không chỉ nương tựa về tinh thần, rèn luyện, thực hành về đạo đức, mà còn là nơi khai sáng trí tuệ và giải trí sáng tạo cho mọi lứa tuổi:

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: "Tinh thần của Hội nghị Văn hóa toàn quốc đã lan tỏa đến các hoạt động văn hóa"

PGS-TS Bùi Hoài Sơn:

Ngày phát hành 10:23 | 21/11/2022

Lượt nghe: 393

Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra cuối tháng 11 năm ngoái, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò to lớn của văn hóa: “Văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn là dân tộc còn”. Thông điệp đó đã thôi thúc những người làm công tác văn hóa, văn nghệ trong việc làm thế nào để phục hưng văn hóa, làm thế nào để đưa những kết quả của Hội nghị sớm đi vào cuộc sống. Và trên thực tế trong 1 năm qua, theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chúng ta đã làm được khá nhiều việc liên quan đến triển khai Hội nghị quan trọng này:

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

Ngày phát hành 14:7 | 3/1/2023

Lượt nghe: 512

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta đang đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích, làm rõ các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Vậy ngoài những điều cơ bản thì các hệ giá trị này có điều gì mới và mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị đó ra sao. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ với sự tham gia của PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị quy tụ sự đoàn kết của mọi người

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị quy tụ sự đoàn kết của mọi người

Ngày phát hành 10:34 | 9/1/2023

Lượt nghe: 559

Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như của cả dân tộc. Chúng ta đã có những nghiên cứu, đúc kết về các Hệ giá trị ấy. Tuy nhiên, Hệ giá trị không phải là một cái gì đó tĩnh tại mà nó luôn luôn thay đổi cùng với thời gian. Điều này là do bối cảnh xã hội luôn luôn thay đổi, vào mỗi bối cảnh xã hội cụ thể thì chúng ta lại có những mơ ước, những mong muốn, những định hướng cụ thể. Đó là lý do trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần có những Hệ giá trị mới, để dẫn dắt, định hướng, quy tụ sự đoàn kết của mọi người tạo nên một sức mạnh tổng thể với khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc…Như đã hẹn, hôm nay, chúng ta cùng gặp lại PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội để nghe ông trò chuyện về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia cũng như mối quan hệ biện chứng giữa hai hệ giá trị này với hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người:

Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại

Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại

Ngày phát hành 15:58 | 22/3/2022

Lượt nghe: 1239

Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu của lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm thơ của ông, có thể nói đã đồng hành cùng cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, nhận được tình cảm yêu mến của đông đảo chiến sĩ và bạn đọc cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Phạm Tiến Duật, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại.

Phố trong ca từ Trịnh Công Sơn

Phố trong ca từ Trịnh Công Sơn

Ngày phát hành 10:55 | 23/9/2021

Lượt nghe: 732

Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX từ ca khúc, Trịnh Công Sơn là một tên tuổi lớn, dành được sự ái mộ của đông đảo các tầng lớp công chúng, là nhạc sĩ hiếm hoi của Việt Nam có tên trong Từ điển Bách khoa Pháp Les Million. Các ca khúc của ông, ngoài vẻ đẹp của giai điệu, còn được đánh giá rất cao ở chất thơ và sự gợi cảm của ca từ. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, chương trình Đôi bạn văn chương lần này muốn dành một cuộc trò chuyện để nói về hình tượng phố trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn

Rộn ràng “Giai điệu Sơn ca”

Rộn ràng “Giai điệu Sơn ca”

Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2019

Lượt nghe: 680

Với chủ đề "Em yêu quê hương đất nước”, Liên hoan “Giai điệu sơn ca” lần thứ 4 do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo công chúng, đặc biệt là các em thiếu nhi; các nhà văn hóa; câu lạc bộ sinh hoạt thiếu nhi trên cả nước. Từ thành công của Liên hoan “Giai điệu Sơn ca” 2019, Liên hoan “Giai điệu Sơn ca” sẽ được Đài TNVN tổ chức hàng năm thay vì hai năm một lần như các kì Liên hoan trước. (Làn sóng nghệ thuật 31/5/2019)

Sáng tạo tranh sơn mài bằng vỏ trứng với kỹ thuật khảm nổi

Sáng tạo tranh sơn mài bằng vỏ trứng với kỹ thuật khảm nổi

Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2016

Lượt nghe: 2156

Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (Zó Project, số 10, phố Điện Biên Phủ, Hà Nội): cùng các em sáng tạo tranh sơn mài. Tiểu phẩm: "Ước gì không có nghỉ hè" (Văn nghệ thiếu nhi 15/6/2016)

Triển lãm "Kiêu hãnh Trường Sơn": Những "bông hồng thép" trên tuyến đường huyền thoại

Triển lãm

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2019

Lượt nghe: 861

Với những câu chuyện dung dị, đời thường, triển lãm tái hiện cuộc sống, chiến đấu của nữ chiến sỹ, thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. (Làn sóng nghệ thuật 21/5/2019)

Triển lãm “Tháng tư về”: Tình yêu với tranh sơn mài

Triển lãm “Tháng tư về”: Tình yêu với tranh sơn mài

Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2019

Lượt nghe: 941

Tháng tư là tháng bắt đầu vào hạ, có nắng đẹp, gió mơn man... Ba họa sĩ Đỗ Thị Kim Đoan, Phùng Huy và Cấn Mạnh Tưởng giới thiệu đến người xem những tác phẩm sơn mài độc đáo về thiên nhiên và con người. (Làn sóng nghệ thuật 05/4/2019)

Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai

Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai

Ngày phát hành 9:53 | 21/9/2022

Lượt nghe: 1244

Kể từ tập thơ đầu tay Cọng rơm vàng (NXB Văn học, 1993), Trịnh Thanh Sơn đã sớm ghi được những dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng yêu thơ. Tiếp đến là sự ra đời của các tập thơ Giậu cúc tần (1995), Đóa tầm xuân (2000) và Giàn thiên lý (2004). Sau khi ông qua đời, gia đình đã in bộ sách Trịnh Thanh Sơn toàn tập đồ sộ hơn 2600 trang, trong đó riêng các tác phẩm thơ của ông lên tới con số gần 300 bài. Nhân dịp kỷ niệm tròn 15 năm ngày nhà thơ Trịnh Thanh Sơn đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai.

Truyện cổ tích về Ngũ Hành Sơn

Truyện cổ tích về Ngũ Hành Sơn

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019

Lượt nghe: 1134

Ngũ Hành Sơn hay núi Non Nước là tên một danh thắng gồm 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên một diện tích khoảng 2 km². Ngũ Hành Sơn gồm các ngọn núi: Mộc Sơn, Thủy Sơn, Thổ Sơn, Kim Sơn và Hỏa Sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng - Hội An; nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Những ngọn núi này gắn với câu chuyện cổ tích vô cùng kỳ thú... (Kể chuyện và hát ru 11/09/2019)

Truyện kể về chim sơn ca và bông cúc trắng

Truyện kể về chim sơn ca và bông cúc trắng

Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2020

Lượt nghe: 859

Câu chuyện này kể về bông cúc trắng và chú chim sơn ca trong khu vườn. Bông cúc trắng luôn nghĩ về những điều tốt đẹp và may mắn, nhưng sự thật thì không phải thế. Cuối cùng, chim sơn ca không thể sống được bởi các cậu bé đã bỏ quên, không cho sơn ca thức ăn và nước uống. Bông cúc trắng cùng đám cỏ dại bị nhốt trong lồng sắt của sơn ca cũng héo khô... (Kể chuyện và hát ru 17/08/2020)

Truyện ngắn "Bức tranh trên đá ": Di chúc của người lính Trường Sơn

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2017

Lượt nghe: 5619

Nếu chỉ dừng lại ở chi tiết nhân vật Hậu qua đời, Na tình cờ gặp vợ con của người yêu cũ thì truyện ngắn này cũng giống với nhiều tác phẩm viết về thân phận người lính trong chiến tranh và hậu chiến. Điểm khác biệt đáng kể nằm ở hình tượng “bức tranh trên đá”, nói chính xác là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt được Hậu kì công tạo dựng, tái hiện cảnh bờ suối nơi rừng Trường Sơn năm xưa. Bức tranh trên đá ẩn chứa tất cả tâm tình người lính, là tài sản tinh thần anh để lại cho vợ con, cũng là thông điệp kết nối quá khứ với hiện tại và cả tương lai. (Đọc truyện đêm khuya 09/01/2017)

Truyện ngắn “Giao thừa bình yên": Chuyện kể về những người lính giao liên tại chiến trường Trường Sơn (P2)

Truyện ngắn “Giao thừa bình yên

Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2019

Lượt nghe: 1549

Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 25/2/2019, các bạn đã nghe phần đầu truyện ngắn “Giao thừa bình yên” của nhà văn Xuân Thiều. Câu chuyện kể về một cái tết Nguyên Đán đáng nhớ trong cuộc đời người lính Trường Sơn. Trong thời điểm chiến tranh ác liệt của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, cán bộ chiến sĩ trạm 17 bận rộn chuẩn bị một cái Tết đầy đủ cho anh em chiến sĩ. Trong không khí hân hoan của ngày xuân, ngày Tết thì trạm phó Hàn lại được giao một việc khó xử. Đó là cố gắng không để cô gái giao liên tên Mơ biết tin chồng cô đã hy sinh. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya 26/2/2019, giọng đọc NSUT Việt Hùng sẽ gửi tới các bạn phần cuối truyện ngắn này

Truyện ngắn “Giao thừa bình yên”: Chuyện kể về những người lính giao liên tại chiến trường Trường Sơn (P1)

Truyện ngắn “Giao thừa bình yên”: Chuyện kể về những người lính giao liên tại chiến trường Trường Sơn (P1)

Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2019

Lượt nghe: 1193

Những năm kháng chiến gian khổ trên chiến trường Trường Sơn có nhiều hy sinh, mất mát đau thương nhưng cũng ghi dấu biết bao tình cảm đồng đội, đồng chí và tình yêu đôi lứa. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 25/2/2019, các bạn cùng nghe phần đầu truyện ngắn “Giao thừa bình yên” của nhà văn Xuân Thiều qua giọng đọc NSUT Việt Hùng

Tứ tuyệt Cao Xuân Sơn

Tứ tuyệt Cao Xuân Sơn

Ngày phát hành 9:59 | 15/3/2021

Lượt nghe: 1130

Cũng như nhiều tác giả ưa dùng Tứ tuyệt để biểu lộ tâm trạng, cảm xúc tức thời, những năm gần đây, nhà thơ Cao Xuân Sơn, người vừa có tập thơ được trao Giải thưởng 2020 của Hội Nhà Văn TP.HCM cũng đang sở hữu một gia tài thơ Tứ tuyệt đáng kể. Ông có những chia sẻ riêng với BTV chương trình về nguồn cảm hứng thú vị này trước thời điểm dự định in một tập thơ Tứ tuyệt ghi lại những dấu mốc trong cuộc đời và sáng tác

Tuyết mai Yên Sơn

Tuyết mai Yên Sơn

Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2019

Lượt nghe: 1891

Tác giả lựa chọn cây mai trắng là biểu tượng xuyên suốt câu chuyện thể hiện ước muốn những điều tốt đẹp, trong sáng, thánh thiện nhất của cuộc sống như lòng thủy chung vợ chồng, tình cha con và tình yêu đôi lứa. Hình ảnh núi rừng Yên Tử cũng như con người bên cây hoa mai được khắc họa như bức tranh phong cảnh giàu cảm xúc. Ngôn ngữ truyện đầy chất thơ, các đoạn văn có tính điện ảnh cao khiến người đọc, người nghe dễ cảm nhận. Đan xen vẻ núi rừng Yên Tử là vẻ đẹp tinh thần con người Đại Việt. Hào khí non sông được thể hiện qua truyền thống yêu nước, giữ nước qua nhiều thế hệ...(Đọc truyện đêm khuya phát 24/6/2019)

Xác định vị trí xứng đáng cho tranh sơn mài

Xác định vị trí xứng đáng cho tranh sơn mài

Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019

Lượt nghe: 707

Với chất liệu truyền thống, tranh sơn mài luôn song hành với sự phát triển của mỹ thuật nước nhà. (Làn sóng nghệ thuật 26/02/2019)

Xưởng vẽ Picas Sơn "Chắp cánh ước mơ khoa học"

Xưởng vẽ Picas Sơn

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2017

Lượt nghe: 2126

Khi chúng mình say mê khám phá thiên nhiên và môi trường sống quanh ta, thì hẳn là các bạn sẽ yêu thích xem các chương trình hay đọc sách báo về thế giới động vật, đa dạng sinh học, những điều huyền bí của vũ trụ... Mỗi bạn sẽ có cách thể hiện khác nhau, còn các “nghệ sĩ nhí” trong Xưởng vẽ Picas Sơn (Hà Nội) vừa thực hiện những “Ước mơ khoa học” của mình qua một hoạt động nghệ thuật vô cùng ấn tượng đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 30/8/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya