Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 115 kết quả

"Chuyện về một khu rừng": Bức tranh sinh động về thiên nhiên

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2017

Lượt nghe: 3149

Có một bức tranh của người họa sĩ tài hoa vẽ về khu rừng nọ nhưng bức tranh ấy luôn thiếu chim, thú, các loài hoa, cây cỏ... khiến cho khu rừng trong bức tranh thiếu hẳn sự sống. Người họa sĩ sau khi nhìn ra sự thiếu hụt ấy, bèn thêm vào bức tranh bao nhiêu loài vật. Tất cả đã làm cho khu rừng sinh động và xinh đẹp. (Kể chuyện và hát ru 21/12/2017)

"Hát lên Việt Nam - Let's sing Viet Nam": Hơn 700 tác phẩm dự thi

Ngày phát hành 12:16 | 13/8/2021

Lượt nghe: 1105

Cuộc vận động sáng tác ca khúc "Hát lên Việt Nam - Let's sing Viet Nam" do Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức là cuộc vận động sáng tác rộng rãi nhất, toàn diện nhất dành cho các tác giả chuyên, không chuyên nghiệp trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài, những tác giả nước ngoài muốn chia sẻ tình yêu đối với Việt Nam. Phần ca từ có thể sáng tác bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Thời gian nhận bài thi đến hết 29/8/2021. Các tác phẩm đoạt giải sẽ được dàn dựng, thu thanh, giới thiệu trên sóng phát thanh, truyền hình và nền tảng số của Đài TNVN. Dự kiến, lễ công bố và trao giải sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12 năm nay. (Làn sóng nghệ thuật 13/8/2021)

"Hồi sinh" những ngôi đình trong phố

Ngày phát hành 16:20 | 4/10/2024

Lượt nghe: 417

Vừa qua, cùng với sự hỗ trợ của UBND quận Hoàn Kiếm giải tỏa lấn chiếm, nâng cấp cải tạo những ngôi đình trong phố, nhóm nghệ sĩ tại Hà Nội đã khởi động dự án “Đình trong phố”, tạo nên những cuộc “đối thoại” giữa quá khứ và hiện tại, đưa nghệ thuật trở về với những ngôi đình trong phố cổ, nối dài nguồn cảm hứng sáng tạo của những nghệ nhân xưa. (Làn sóng nghệ thuật)

"Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian": Sinh ra từ cái đẹp

Ngày phát hành 11:34 | 28/1/2022

Lượt nghe: 1830

Khi nhắc về văn học của người Việt ở hải ngoại, một trong những cái tên không thể bỏ qua là Ocean Vuong. Anh ngay lập tức thu hút sự chú ý của giới chuyên môn và độc giả trên khắp thế giới với tập thơ “Trời đêm những vết thương xuyên thấu”. Tiểu thuyết đầu tay của Ocean Vuong, “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian”, khi vừa phát hành đã lọt vào danh sách bán chạy nhất của tờ New York Times và được dịch sang 12 thứ tiếng. Gần đây, với cầu nối là Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam, cuốn sách cũng đã đến tay độc giả Việt qua phần chuyển ngữ của dịch giả Khánh Nguyên.

"Nàng Kim Chi sáu ngón": Cái đẹp thánh thiện trong lỗi khuyết bẩm sinh

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2015

Lượt nghe: 1552

Chủ yếu khai thác những tình huống đời sống quen thuộc nhưng bằng cách nhìn, cách quan sát tinh tế, tác giả đã làm bật lên những bi-hài rất bất ngờ, đôi lúc là những bi kịch phi lý theo kiểu Kafka và ở truyện ngắn này thì đó là cái ngón tay thứ sáu đầy ma mị của nhân vật chính: Kim Chi. Truyện cuốn hút với kết cấu bất ngờ, đầy tính nhân văn.(Đọc truyện đêm khuya)

"Ngôi nhà có những linh hồn”: Sự hy sinh cao cả của người lính

Ngày phát hành 10:52 | 26/7/2022

Lượt nghe: 997

Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi và em, người thương bệnh binh Vũ Văn Tuấn dần hiện ra góc cạnh và sinh động. Em và Tuấn tình cờ gặp nhau trên một chuyến xe về thăm nhà. Em chứng kiến cảnh Tuấn bị cơn co giật rồi phải vào viện cấp cứu. Định mệnh đã sắp đặt khiến hai người gặp lại nhau lần thứ 2 và em bước vào cuộc đời của Tuấn, bước vào ngôi nhà có những linh hồn người lính. Từ tâm lý tò mò của tuổi trẻ, em hiểu hơn về tính cách, tâm tư tình cảm trong con người Tuấn. Em là những chứng kiến nỗi đau đớn cả thể xác và tinh thần của người thương bệnh binh. Vết thương chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội đã hành hạ Tuấn biết bao năm. Có lẽ xuất phát từ tình thương và sự cảm mến tâm hồn, tính cách của Tuấn mà em đã nảy sinh tình cảm với anh. Nhưng vì di chứng chiến tranh trong cơ thể mà Tuấn đã từ chối em và bỏ đi. Sau 10 năm kiên trì tìm kiếm hai vợ chồng em mới tìm được thông tin của Tuấn. Nhân vật người thương binh Vũ Văn Tuấn không được nhà văn thể hiện trực tiếp mà thông qua lời kể của em. Đằng sau mỗi người thương binh trở về từ chiến trường đều có một câu chuyện xúc động về sự sống và cái chết, về tình cảm đồng đội. 9 người lính chiến đấu anh dũng chống lại quân thù gấp hàng chục lần và rồi chỉ 8 người lính đã mãi mãi ngã xuống. Người lính còn sống duy nhất trở về với nỗi đau trong lòng và vết thương chiến tranh hành hạ cơ thể. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy những nét cao đẹp trong con người Tuấn như tài năng làm vườn hay dũng cảm từ chối tình yêu của em. Những cảnh miêu tả người lính chiến đấu hi sinh anh dũng trên chiến trường hay người thương binh bị hành hạ vì vết thương thật xúc động. Ngôi nhà thật đẹp với cây và hoa trở thành nơi nghỉ ngơi của linh hồn những người lính đã khuất. Các anh hy sinh nhưng hình ảnh các anh vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Nước hồi sinh": Chuyện phiêu lưu li kì ở xứ Ca-ta-lăng

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2016

Lượt nghe: 2038

Các bạn thân mến, Chúng ta đã nghe rất nhiều điều kì lạ trong các câu chuyện cổ tích rồi phải không nhỉ? Vạn vật điều biết trò chuyện với con người, các bà tiên có phép thuật, những thần chú nhiệm màu, những chiếc thảm bay... Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ đi tới tận xứ Ca-ta-lăng ở Tây Ban Nha, để nghe một câu chuyện hết sức lạ lùng, mang tên là Nước hồi sinh, do nghệ sĩ Mai Phương kể nhé! (Kể chuyện và hát ru 28/11/2016)

"Ô sin làng”: Nỗi niềm người giúp việc

Ngày phát hành 16:8 | 16/3/2022

Lượt nghe: 950

Quý vị và các bạn thân mến, Ô sin hay người giúp việc thường là những người phụ nữ ở vùng nông thôn ra thành phố phụ giúp công việc để kiếm kế sinh nhai. Công việc của Ô sin thì rất đa dạng từ giúp việc trong gia đình, trông trẻ, trông người già, người bệnh, có ô sin làm theo ngày, theo giờ, theo thời vụ hoặc dài lâu…. nhưng nói chung là người từ thôn quê lên thành phố kiếm việc làm. Nhưng cùng với sự phát triển hiện đại hoa, đô thị hóa nông thôn thì làng, xóm cũng bắt đầu có Ô sin. Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi. Ngoài đời nếu sự việc này xảy ra thì sẽ có 2 phương án. Một là Hà hấp bị đánh bầm dập đuổi đi, hai là Hà hấp chiếm luôn vị trí bà chủ nhà . Ấy nhưng cái kết câu chuyện khá bất ngờ khi vợ chồng ông Liên, bà Hương và Hà hấp chung sống hòa bình cùng nhau. Một cái kết bất ngờ mà lại rất nhân văn khi mẹ con Hà hấp được đôi vợ chồng già đón nhận. Nghề giúp việc rất cần thiết trong xã hội hiện đại cũng như mang đến lợi ích không nhỏ cho cả chủ nhà và người giúp việc. Tác giả đã khai thác, xây dựng nhóm người giúp việc ở làng trở thành một xã hội thu nhỏ với bất ngờ thú vị. Nghề Ô sin là nghề tự do nên đa phần những người phụ nữ làm nghề này đều phải tự lo của bản thân mình. Những vui buồn, khó khăn, mặt sáng tối trong công việc thì chỉ họ mới thấu hiểu. Qua truyện ngắn người đọc hiểu hơn về góc khuất, công việc bếp núc, tâm tư tình cảm của những người phụ nữ làm công việc Ô sin. Những chi tiết, sự việc trong truyện ngắn như người giúp việc có quan hệ “đặc biệt” với ông chủ, hay thiệt thòi của người phụ nữ xa nhà kiếm kế sinh nhai là có thật trong cuộc sống. Qua mối quan hệ tay ba giữa ông Liên, bà Hương và Hà hấp chúng ta thấy tình người, tình đời trong đó. Tổ ấm mới của Hà hấp là tia nắng ấm áp trong cuộc sống muôn màu. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Ông lão vẽ tranh": Nghệ thuật vị nhân sinh

Ngày phát hành 11:27 | 4/3/2024

Lượt nghe: 1434

Nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe không có tên cụ thể, nhà văn chỉ gọi là ông lão vẽ tranh. Sau hơn 60 năm lưu lạc, ông tìm về quê ngoại của mình để sống những năm tháng cuối đời. Hàng ngày, ông vẽ tranh truyền thần hoặc vẽ theo yêu cầu cho các khách gần xa mà không đòi hỏi công xá, ai muốn đưa bao nhiêu cũng được. Ông đều vui vẻ và luôn vẽ bằng cả tấm lòng của mình. Có thể nói, ông lão vô danh ấy là một nghệ sĩ đích thực, mỗi bức tranh của ông mang lại sự xúc động cho người xem và thu phục cả nhân tâm con người. Cho đến một ngày không nhận vẽ truyền thần nữa, dường như ông lão bước vào một giai đoạn thật đặc biệt, đó là vẽ như trả món nợ ân tình với quê hương, vẽ như để tổng kết cuộc đời của mình. Ông vẽ mải miết như quên hết thời gian. Cho đến bức vẽ cuối cùng, ông dồn hết tâm lực để vẽ một bãi cỏ mùa xuân với cô gái nhỏ hàng ngày giúp việc cho ông, bé Hồng. Chính bức tranh ấy đã biến Hồng, vốn được giới thiệu trong phần đầu truyện là một đứa bé câm và dở người, đã thốt lên nghẹn ngào tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời của mình. Qua hình tượng ông lão vẽ tranh, nhà văn đã gửi tới người đọc, người nghe những thông điệp thật sâu sắc. Thứ nhất, người nghệ sĩ không thể sáng tạo nếu thiếu đi quê hương và nguồn cội. Thứ hai, nghệ thuật đích thực phải mang đến những giá trị tích cực cho đời sống con người, khiến con người trở nên tốt đẹp hơn. Đó chính là tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Quà tặng của những thiên thần": Một trong những truyện ngắn về Giáng sinh hay nhất mọi thời đại

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2020

Lượt nghe: 1634

Truyện ngắn gồm hai nhân vật chính: Jim và Della. Hai vợ chồng thuộc tầng lớp lao động nghèo, sống trong một căn hộ sơ sài với giá thuê là 8 đô la một tuần. Bối cảnh của truyện là ngày giáng sinh sắp đến và cả hai vợ chồng đều nghĩ rằng mình cần tặng một món quà gì đó thật đẹp, thật ý nghĩa cho người mình yêu thương. Hoàn cảnh sống khó khăn đã không cho phép họ làm việc đó một cách dễ dàng. Jim đã phải bán đi món đồ quý giá nhất của anh là chiếc đồng hồ quả quýt gia bảo, còn Della cũng phải bán đi mái tóc dài óng ả là thứ mà hàng ngày cô rất nâng niu. Tình huống oái oăm nảy sinh ở chỗ món quà Jim mua về cho vợ là bộ lược cài đầu mà Della từng mơ ước, trong lúc giờ đây mái tóc dài không còn nữa. Và món quà Della nghĩ rất phù hợp với chồng là sợi dây bạch kim sang trọng, chuyên để đeo những chiếc đồng hồ quả quýt, thì lúc này đây chiếc đồng hồ của Jim cũng đã không còn. Tình thế này như đẩy hai nhân vật chính của chúng ta vào chỗ dở khóc dở cười bởi hai món quà tặng với rất nhiều tâm huyết bỗng trở thành những vật vô dụng khi trước mắt không thể dùng được, mà hai vợ chồng thì nghèo vẫn hoàn nghèo. Điều duy nhất sưởi ấm trái tim hai con người ấy là họ hiểu được, cảm nhận được về tình yêu mà họ đã dành cho nhau. Và có lẽ, tình yêu ấy mới là thứ quý giá nhất, vượt lên hết thảy những món quà vật chất trên đời. Có thể xem "Quà tặng của những thiên thần" là một truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách Ô Hen-ry. Các nhân vật của ông thường có hoàn cảnh sống khá khó khăn, thiếu thốn nhưng họ đều là những con người lương thiện, có trái tim nhân hậu, biết yêu thương và chia sẻ. Cách dẫn truyện của Ô Hen-ry luôn lôi cuốn, khéo léo, tạo ra sự tò mò và thu hút người đọc theo dõi đến những trang cuối cùng. Và rồi phần kết của mỗi tác phẩm luôn mang lại nhiều cảm xúc bất ngờ, nhưng lắng đọng lại luôn là một nỗi xúc động chứa chan...(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Vị tướng huyền thoại": Triển lãm trực tuyến kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày phát hành 21:9 | 22/8/2021

Lượt nghe: 1640

Triển lãm gồm 3 chủ đề “Từ nhân dân mà ra”, “Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam”, “Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức giới thiệu các hình ảnh, tài liệu làm nổi bật dấu ấn, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) từ năm 1968 - 1975. (Làn sóng nghệ thuật 20/8/2021)

“Chuyến than cuối”: Nhọc nhằn kiếm kế sinh nhai

“Chuyến than cuối”: Nhọc nhằn kiếm kế sinh nhai

Ngày phát hành 12:38 | 6/3/2023

Lượt nghe: 611

Các nhân vật Tư seo, Tám, Đô, Trung...được khắc họa khá rõ nét. Họ thực sự là những kẻ tứ cố vô thân, nghèo dưới đáy. Vì miếng cơm manh áo, bần cùng, họ phải mưu sinh một nghề vô cùng cực nhọc, nguy hiểm. Sự cực nhọc được miêu tả: vào rừng sâu, lén lút trong đêm tối, có thể gặp rắn độc, đốt lò than mặt mũi tối thui vì hít hơi than. Nguy hiểm bởi đó là hành vi ăn trộm, chặt phá rừng nên bất kỳ lúc nào cũng có thể mất trắng nếu gặp cướp, hoặc bị lực lượng công an biên phòng bắt. Mỗi nhân vật đều ấp ủ những ước mơ bình dị, những dự định cuộc sống đời thường chính đáng sau khi có chút tiền dắt lưng: Trung về học sửa máy, Đô có tiền cưới vợ, Tư về nuôi má già, con nhỏ ăn học, Pholi vô chùa tu báo hiếu...Tác giả viết về những kẻ lâm tặc bằng một ngòi bút đầy thương cảm, chính điều này khiến mỗi chúng ta cảm thấy day dứt. Thẳm sâu họ hiểu việc làm tội lỗi của mình nhưng vì mưu sinh, đường cùng. Chi tiết Tư luôn bị ám ảnh về sự hiện diện của người đàn bà Chúa của rừng đước – đỏ lòm hiện ra trong mỗi nhát dao chặt phá của mình. Sự ám ảnh ngày một lớn cộng với sự căng thẳng, mệt mỏi tột cùng bởi những đêm thức trắng đã đưa đến tai nạn cho Tư. Đó là sự trả giá tất yếu cho những kẻ làm liều như Tư và đồng bọn. Truyện được kể với nhiều tình tiết, cảm xúc, lớp lang, các chi tiết được đẩy lên thành cao trào tạo những ám ảnh và day dứt. Thông điệp được gửi đi thể hiện góc nhìn đầy khách quan và bản lĩnh của người viết. Đâu chỉ là vấn đề tàn phá rừng, tàn phá môi sinh mà còn là vấn đề tạo kế sinh nhai, giải quyết công ăn việc làm cho người nghèo người thất nghiệp. Chỉ khi giải quyết triệt để cả vấn đề đó mới mong bảo vệ được rừng. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

“Đêm tái sinh”: Sâu thẳm vẻ đẹp tâm hồn

“Đêm tái sinh”: Sâu thẳm vẻ đẹp tâm hồn

Ngày phát hành 9:40 | 10/12/2021

Lượt nghe: 946

Làm đẹp là một trong những nhu cầu của cuộc sống. Đặc biệt là phụ nữ thì càng mong muốn làm đẹp, thế nên người ta mệnh danh cho phụ nữ là phái đẹp. Từ xa xưa người phụ nữ đã biết làm đẹp. Trong xã hội hiện tại thì cái đẹp của người phụ nữ lại càng được chú trọng, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ vì thế cũng phát triển theo. Người ta có thể làm đẹp bằng mọi cách, từ trang phục, áo quần, tô son điểm phấn. Và gần đây với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học thì phẫu thuật thẩm mỹ là cứu cánh của rất nhiều người. Thế nhưng, bên cạnh cái đẹp đẽ nhân tạo ấy luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nhân vật Ly Ly trong truyện ngắn “ Đêm Tái Sinh” là thế. Cái đẹp hình thể của Ly Ly là điều cần thiết cho sự nghiệp người mẫu của cô. Nhưng mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ để tìm đến cái đẹp hình thể của Ly Ly đã phải trả giá bằng sự đau đớn tuyệt vọng. Thật may mắn, Ly Ly đã gặp cô bạn gái một cách tình cờ. Chính cô bạn gái đã hiến tặng cho cô thứ Ly Ly cần. Xuyên suốt truyện ngắn là thông điệp mà Tâm An muốn gửi đến độc giả, hãy yêu thương trân trọng thân thể mình. Bởi cái đẹp của người phụ nữ, xét cho cùng vẫn là cái đẹp sâu thẳm trong tâm hồn. Tâm An chọn lối dẫn truyện đi thẳng vào vấn đề. Cách đặt vấn đề hết sức tự nhiên và hoá giải nó. Nhân vật Ly Ly thật đáng thương khi phải mang một cơ thể khiếm khuyết, sự khiếm khuyết ấy lại rất quan trọng với sự nghiệp của cô. Và cái giá của nhân vật Ly Ly hầu như độc giả nào cũng đoán định được. Thế nhưng ở đây, tác giả khéo léo cài cắm nhân vật phụ là cô bạn gái, để rồi tạo nên điểm nhấn nhân văn cho toàn bộ câu chuyện của anh. Chi tiết ở phần mở bài ẩn chứa đầy nghệ thuật. Tác giả lấy bối cảnh trên con tàu chạy về phía đường hầm tăm tối. Ít nhiều trong cuộc sống con người chúng ta vẫn gặp những đường hầm ấy, thoát khỏi đường hầm là ánh sáng, là khởi đầu của những điều tốt đẹp mới. Truyện của Tâm An dễ đọc, dễ hiểu với hệ thống cấu trúc từ ngữ giản đơn và gần gũi. Nhưng phía sau những điều tưởng chừng giản đơn ấy là những cảnh đời éo le nghịch cảnh. Truyện “Đêm tái sinh” khiến người đọc, người nghe cảm thấy day rứt bâng khuâng và rồi thở phào nhẹ nhõm với lối kết truyện mang đầy tính nhân văn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Ngày phát hành 11:5 | 16/3/2022

Lượt nghe: 1262

Truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một câu chuyện chiến tranh, kể về một nữ thanh niên xung phong ở một binh trạm. Điều day dứt và ám ảnh chúng ta chính là sự giằng xé nội tâm nhân vật này khi cô không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi anh vào mặt trận. Cô đấu tranh với anh, với chính cô để giữ gìn đến ngày cưới. Nhưng, oái ăm thay, cay đắng thay, người lính ấy đã hy sinh, người yêu cô đã nằm lại chiến trường với lời hứa không bao giờ thực hiện được nữa. Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi. Cô chứng kiến những người lính trẻ măng tơ chưa biết sự đời là gì vì chưa trở thành đàn ông. Họ ra trận và sẽ không bao giờ trở lại. Họ đi vào cái chết một cách trinh trắng. Cô nghĩ, hãy cho họ trở thành đàn ông trước khi vào trận. Dẫu có hy sinh, cũng với tư thế một người đàn ông. Và từ đó, đêm đêm, cô trao tình thương cho các chàng lính trẻ. Ngày qua ngày, làm sao kể hết được bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần, bao nhiêu chàng trai được hưởng tình yêu thương, hiến dâng của cô, và họ đã trở thành đàn ông như thế. Tứ truyện lạ, ấn tượng nhưng cứ băn khoăn day dứt. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, vì đó mà hạnh phúc. Vì đó mà bất hạnh đau khổ nếu bị mất đi. Nhưng chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, giữa còn và mất, người phụ nữ đã chọn cách hy sinh, là dâng hiến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Học cho chết và dùng cho sống” (kỳ 2 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 11:16 | 19/3/2024

Lượt nghe: 1750

“Học cho chết và dùng cho sống”- đó là quan niệm của những người gắn bó với bộ môn nghệ thuật Tuồng từ xưa đến nay. Điều đó có nghĩa là, học cho ngấm vào máu nhưng khi diễn phải sử dụng vốn sống, kĩ năng của mình để sống động cùng nhân vật. Điều ấy cũng đúng như nhiều môn nghệ thuật truyền thống khác như cải lương, chèo. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập những khó khăn, vất vả của những người “nặng lòng” với nghệ thuật sân khấu, với nhan đề: “Học cho chết và dùng cho sống”. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2024)

“Hồi sinh” tranh lụa

“Hồi sinh” tranh lụa

Ngày phát hành 0:0 | 9/12/2018

Lượt nghe: 704

Lụa là chất liệu truyền thống của mỹ thuật nước nhà. Nhưng có thời gian tranh lụa bị chững lại, ít được nghệ sĩ quan tâm. Tuy nhiên gần đây, tranh lụa đã có những chuyển động, bứt phá...(Làn sóng nghệ thuật 07/12/2018)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

“Một cuộc đời, nhiều vai diễn” (kỳ 3 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 14:57 | 20/3/2024

Lượt nghe: 1763

Người nghệ sĩ, dù tâm huyết, yêu nghề đến mấy thì sau khi bước ra khỏi ánh đèn sân khấu, họ phải trở lại đời thực, với những bộn bề lo toan “cơm áo gạo tiền”. Trong tình hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn, các nghệ sĩ luôn phải “tùy cơ ứng biến”, “chân trong chân ngoài” mà giới trong nghề thường nói là “chạy show”. Mỗi vai diễn trên sân khấu, họ được làm “ông hoàng bà chúa”, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu lại tiếp tục những “vai diễn” khác của cuộc đời. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề: “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 đề cập câu chuyện để diễn viên sống được với nghề, nhan đề: “Một cuộc đời, nhiều vai diễn”. (Làn sóng nghệ thuật 22/03/2024)

“Mự tôi” (P.2): Sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh

“Mự tôi” (P.2): Sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh

Ngày phát hành 9:49 | 21/2/2023

Lượt nghe: 451

Nhà văn Hồ Ngọc Quang đã có lần chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn này, đây là câu chuyện có thật của gia đình bên nội của nhà văn, tuy ít nhiều hư cấu và thêm thắt. Truyện với sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, gợi mở dần về một bí mật được giấu kín của nhân vật Thảo – người phụ nữ cả cuộc đời bị mang tiếng phản bội chồng, có con với người khác. Hoàn cảnh chiến tranh khiến cho Thảo phải xa chồng. Kiềm – chồng cô lên đường vào mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa, cô ở quê nhà đi học y sỹ rồi làm trạm trưởng y tế xã, chờ đợi chồng trong mỏi mòn. Tình huống truyện tạo sự xung đột là khi Kiềm – chồng cô đột ngột trở về làng trong đêm, trong tình thế phải giữ bí mật quân ngũ, hai vợ chồng gặp nhau mừng tủi trong chốc lát, rồi chồng cô lại vội vã đi. Chi tiết Kiềm chạy ào ra cửa, băng qua cánh đồng bị người làng trông thấy trở thành câu chuyện bàn tán xì xào về Thảo, họ đồn thổi cô ngoại tình. Búa rìu dư luận càng tăng lên khi cô có thai. Không một ai tin cô, ngoài chồng và bố mẹ đẻ. Để bảo toàn bí mật cho chồng, Thảo đành cắn răng chịu tiếng oan, cô sinh con trai trong sự ghẻ lạnh, dè bỉu của bà con nội tộc, họ hàng, xóm giềng. Càng tủi phận hơn khi chính chồng cô cũng nghi ngờ về đứa con, liệu Thảo có con với Kiềm không khi hai người chỉ gặp nhau trong chốc lát? Nỗi oan trái và tủi hờn khiến cho Thảo chán chường, cô độc, cô quyết định mang đứa con bỏ đi biệt xứ. Tình tiết tiếp theo mở ra trang mới cho cuộc đời của hai mẹ con Thảo, số phận của họ đổi thay nhờ sự cưu mang, đùm bọc của bà con dân tộc Tày. Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đi hết chặng đường oan trái của Thảo và cuối cùng, chính người cháu họ bên chồng đã tìm được mẹ con cô và những bí mật mà cả đời cô giấu kín đã được hé lộ. Nỗi thương cảm, day dứt của nhà văn dành cho nhân vật đó chính là, chỉ khi Thảo không còn nữa, nỗi oan ức của cô mới được minh oan, sáng tỏ. Con trai cô đã biết được nguồn cội gia đình, hiểu được nỗi khổ mà mẹ đã chịu đựng suốt đời. Câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, hạnh phúc lứa đôi đôi khi phải trả giá quá đắt, có khi phải mất cả cuộc đời mới được minh oan. Chuyện gợi niềm cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu, chỉ có tình yêu mới có thể vượt qua mọi rào cản, búa rìu dư luận và trên hết đó là sự hy sinh của người phụ nữ, thời nào cũng đáng được trân trọng và biết ơn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Người mất gốc” (P2): Sự hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an

“Người mất gốc” (P2): Sự hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an

Ngày phát hành 10:27 | 9/10/2023

Lượt nghe: 931

Quí vị và các bạn có thể thấy truyện được viết bởi một tác giả không chuyên nên có phần thô mộc, đôi chỗ khô khan và thiếu chất văn. Bù lại tác phẩm có nhiều tình tiết chân thật, chi tiết sống động và rất đời nên vẫn có sức lôi cuốn hấp dẫn, tô đậm được đặc thù của nghề nghiệp, những thiệt thòi, hy sinh lặng lẽ của người chiến sĩ công an tình báo, giúp người dân hiểu hơn công việc, những vất vả, những chiến công lặng thầm của người chiến sĩ công an nhân dân vì bình yên cuộc sống. Ví dụ như chi tiết người chiến sĩ công an tên Thiên phải mai danh ẩn tích, dấu công việc, chỗ ở, gia đình không thể liên lạc được, thậm chí phải nói dối cả người thân, không được phép lấy vợ khi chuyên án chưa kết thúc. Gia đình người thân không hiểu, không thông cảm có lúc hiểu lầm còn cho anh là kẻ sống bạc bẽo, quên cả tình nghĩa ruột thịt, nên gọi anh là “người mất gốc’’. Ngay trong thời bình nhưng người chiến sĩ công an tên Thiên vần chưa có một phút giây được sống cuộc sống bình thường như bao người khác. Thiên không chỉ phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mà còn phải làm đủ thứ nghề để che mắt, phải tập uống rượu như uông nước lã, chạy xe bạt mạng, nói tục như bọn đầu gấu và giao lưu kết bạn với cả thành phần bất hảo. Sống bao năm như vây nhưng Thiên vẫn giữ cốt cách trong sạch không dễ bị mua chuộc. Hai chuyên án được kể ở phần cuối truyện do đích thân Thiên chỉ huy cho thấy rõ phẩm chất của người lính trinh sát từng vào sinh ra tử, dày dạn kinh nghiệm, nhanh nhậy, tinh anh, có tài phán đoán và quyết đoán. Cuộc đời người chiến sĩ tình báo được khắc họa thật hiển hách. Thiên đã có một cuộc sống trọn vẹn, đầy ý nghĩa, và đáng tự hào. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

“Người ngủ lại đồng bưng”: Sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường

“Người ngủ lại đồng bưng”: Sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường

Ngày phát hành 15:51 | 30/5/2024

Lượt nghe: 1736

Các bạn thân mến, truyện ngắn như bộ phim chiến tranh chống Mỹ vô cùng sống động và chân thực. Hơi thở của chiến tranh, mùi bom đạn, mùi máu như tỏa ra từ từng câu chữ trong truyện. Qua lời kể của nhân vật tôi, người đọc người nghe dõi theo từng chặng đường hành quân, chứng kiến từng trận đánh khốc liệt của người lính Cách mạng tại Miền Nam. Người lính phải chiến đấu với bom đạn của kẻ địch, chống chọi với cái đói, với cơn buồn ngủ. Chiến trường quá khốc liệt, chiến trận liên miên, nhân vật cũng như đồng đội phải vừa di chuyển vừa chiến đấu mấy ngày liên không có phút giây chợp mắt. Trong những lúc hiếm hoi vắng tiếng súng thì việc được ngủ thật là điều hạnh phúc với họ. Với giọng văn sinh động, chân thực, truyện ngắn đã lột tả được những hi sinh, gian khổ của người chiến sĩ trên chiến trường. Bom đạn kẻ thù khiến lực lượng bộ đội ta tổn thất nặng nề. Với người lính thì sự sống và cái chết thực sự quá gần nhau. Mới hôm qua thôi đồng đội còn trò chuyện tếu táo về tương lai mà ngày mai có những người đã ra đi mãi mãi. Để có được ngày thống nhất, hòa bình là xương máu của biết bao thế hệ người lính trong hai cuộc kháng chiến. Vì lý tưởng cao đẹp, họ sàng sáng hi sinh vì tổ quốc. Người lính còn sống là còn chiến đấu như chi tiết nhân vật Biền bị thương tới 7 lần. Điều day dứt nhất với nhân vật tôi cũng như đồng đội đó là việc không thể tìm thấy Thái. Suốt mấy chục năm, việc phải tiếp tục hành quân mà không kịp tìm Thái là nỗi đau trong lòng các anh. Nhân vật Thái cũng như nhiều người lính khác trở thành trường hợp mất tích trong chiến tranh. Có lẽ Thái đã mãi mãi ngủ lại chiến trường năm xưa. Truyện ngắn để lại nhiều cảm xúc với người đọc, người nghe bởi những chi tiết chân thực về sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn một thời kỳ hào hùng của dân tộc, ghi nhớ công lao của những người chiến sĩ Cách mạng cho ngày hòa bình, hạnh phúc hôm nay.

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”- sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”- sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn

Ngày phát hành 15:10 | 5/1/2024

Lượt nghe: 2672

Chủ nhân của Giải thưởng Tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua đã gọi tên tác giả Đức Anh với tiểu thuyết “Nhân sinh kép”. Đức Anh sinh năm 1993, hiện làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội. Anh là tác giả của các tiểu thuyết tâm lý, trinh thám như “Tường lửa”, “Thiên thần mù sương”, “Đảo bạo bệnh” và gần nhất là “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”. Ngoài sáng tác, anh còn gây chú ý với nhiều tiểu luận về văn chương và nghề văn. Từ tiểu thuyết đầu tay cho đến nay, Đức Anh đã ngày một khẳng định được vị trí của mình trong giới văn chương. Từng bộc bạch rằng “một nền văn học không chỉ trông đợi vào những thiên tài trời cho” mà còn cần những người “chịu khó thai nghén và bung sức đúng lúc”, để trở thành “đích nhắm hoặc công thức thành công cho nhiều người tiềm năng khác”, vậy “công thức thành công” của Đức Anh là gì? Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả Đức Anh và phóng viên chương trình.

“Phía khuất”: Sự hy sinh thầm lặng

“Phía khuất”: Sự hy sinh thầm lặng

Ngày phát hành 10:38 | 16/2/2024

Lượt nghe: 1638

Truyện ngắn “Phía khuất” của Bùi Tuấn Minh với cốt truyện khá hấp dẫn, không nói nhiều về những hoạt động nghiệp vụ mà đi sâu vào khai thác con người cảnh vệ, con người đời thường với tất cả những lo toan, suy nghĩ. Đây là truyện ngắn đã chạm đến đề tài về người cảnh vệ cũng như lực lượng công an nhân dân gắn với những phương diện mới mẻ, khá bí ẩn, nhiều tình tiết hấp dẫn, ly kỳ ở đằng sau đó. Đó chính là yếu tố tham dự vào tác phẩm văn học của các tác giả viết về ngành công an mà trong đó Bùi Tuấn Minh là gương mặt mới đầy triển vọng. Với lối viết đầy nội lực và giàu sự trải nghiệm, truyện ngắn “Phía khuất” tuy viết về lực lượng công an nhân dân nhưng không hề khô khan, cốt truyện dày, chặt chẽ, lắt léo, biến tấu linh hoạt, gây được sự bất ngờ. Điều khiến tác phẩm để lại dấu ấn là văn phong tự nhiên cuốn hút, không sa vào lối tuyên truyền để mất đi nét đẹp của văn chương. Sau thành công của tác phẩm này, chúng ta chờ đợi những tác phẩm mới của anh, dẫu biết con đường văn chương chưa khi nào là dễ dàng cả, nó luôn chứa đựng những nhọc nhằn, nghiệt ngã. Nhưng chúng ta tin với sự nhập cuộc đầy tự tin, với bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ công an nhân dân, với sự tâm huyết và niềm đam mê cháy bỏng của cây bút thế hệ 8X sẽ giúp anh sớm gặt hái được những “trái ngọt” và khẳng định được chỗ đứng trong văn đàn của lực lượng. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Tái sinh”: Ý nghĩa của sự sống

“Tái sinh”: Ý nghĩa của sự sống

Ngày phát hành 9:38 | 7/2/2023

Lượt nghe: 800

Truyện ngắn “Tái sinh” bắt đầu từ một cuộc trốn chạy thực tại của nhân vật chính – Hân. Cô đã quá chán nản, mỏi mệt, thất vọng và cảm thấy vô nghĩa khi sống với chuỗi tháng ngày phụ thuộc và vô bổ với người yêu cô, để rồi cô muốn tìm đến cái chết. Thật may, khi đang rơi vào hoàn cảnh trở trêu đó, Hân đã tìm đến vùng đất Tây Nguyên đúng mùa lễ hội, cô muốn tìm hiểu về thổ cẩm ở vùng đất này. Nhưng thật không may cho Hân một lần nữa, cô bị bắt cóc. Đây là tình huống mở ra nhiều tình tiết hấp dẫn và gay cấn cho câu chuyện. Hân bị nhóm tội phạm chuyên buôn bán ma túy, buôn bán người bắt giam trong một căn hầm bỏ hoang cùng với những người phụ nữ khác đến vùng đất này du lịch. Khi rơi vào trạng thái tuyệt vọng bởi cái chết đang cận kề, bị bủa vây bởi bóng tối, nỗi sợ hãi, hoảng loạn, Hân gào khóc và nhận ra cô muốn được sống. May mắn đến với cô khi ban chuyên án CA 230 đã vào cuộc và Phi Vũ – đội trưởng ban chuyên án là người đã cứu cô nhưng anh đã bị thương rất nặng. Khi Hân tỉnh dậy ở bệnh viện thì ban chuyên án đã rút lui và tất cả phải giữ bí mật, kể cả cái tên người đã cứu mình, Hân cũng không được biết. Chi tiết chiếc áo của người chiến sĩ cứu cô, Hân giữ làm kỷ niệm là hình ảnh đẹp, nó gợi cho Hân hiểu một cách sâu sắc ý nghĩa của sự sống, của ranh giới sự sống và cái chết, của sự hy sinh và dũng cảm. Hân đã tìm thấy chính ở mảnh đất này, cô được tái sinh, được sống một cách ý nghĩa và tốt đẹp, khác với những gì mà trước đó, cô đã trải qua. Câu chuyện nói với chúng ta về ý nghĩa của sự sống và cái chết và hơn hết là sự chọn lựa, hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa đích thực, biết cho và nhận, biết nâng niu những giá trị tốt đẹp trong đời bằng sự biết ơn và trân trọng (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Tờ lịch cuối năm”: Chiêm nghiệm trong cõi nhân sinh

“Tờ lịch cuối năm”: Chiêm nghiệm trong cõi nhân sinh

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2018

Lượt nghe: 2174

Mỏng manh tờ lịch cuối năm / Nhẹ tênh rơi xuống chỗ nằm...Vọng âm / Thoảng như hơi gió vương trầm / Thoảng như sương khói môi thầm thĩ xa...(nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng). (Điểm hẹn văn nghệ 29/12/2018)

Âm nhạc cổ truyền: Bảo tồn và sinh tồn

Âm nhạc cổ truyền: Bảo tồn và sinh tồn

Ngày phát hành 15:43 | 7/1/2021

Lượt nghe: 1667

Truyền thống là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Những câu hát dân ca như níu giữ tâm hồn mỗi người trong cuộc sống đầy bận rộn, áp lực, để mỗi người như được lắng lại với những gì đẹp đẽ nhất trong tâm hồn. Tuy vậy, làm thế nào để gìn giữ, bảo tồn âm nhạc truyền thống như những gì thuộc về nó, không phải là điều đơn giản. PV VOV6 trao đổi với nhà nghiên cứu âm nhạc Đàm Quang Minh - nhóm Đông Kinh cổ nhạc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 06/01/2021)

Ẩn dụ nhân sinh trong truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài

Ẩn dụ nhân sinh trong truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019

Lượt nghe: 1545

Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của nhà văn Tô Hoài tập trung vào hai đề tài chính là viết về loài vật và nông thôn trong cảnh đói nghèo. Những tác phẩm viết về loài vật của ông đặc biệt có sức hấp dẫn, thể hiện ngòi bút tài hoa và báo hiệu sức sáng tạo sung mãn...(Tìm trong kho báu phát 12/11/2019)

Áo màu ánh sáng: Vẻ đẹp và những hy sinh thầm lặng!

Áo màu ánh sáng: Vẻ đẹp và những hy sinh thầm lặng!

Ngày phát hành 15:45 | 10/12/2021

Lượt nghe: 1814

Đại dịch Covid 19 gây bao bất hạnh làm đảo lộn cuộc sống bình yên của biết bao người trên toàn thế giới. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch ấy, đã có biết bao những bác sĩ, điều dưỡng phải xa con thơ, bái biệt cha mẹ già, thậm chí phải hy sinh cả mạng sống của mình khi đang làm nhiệm vụ. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp đó góp phần đẩy lùi dịch bệnh, song còn có những thói xấu thật khó loại bỏ khỏi cuộc sống con người đó là sự tham lam, lòng ích kỷ của một số cá nhân!

Cậu bé được sinh ra từ một quả đào

Cậu bé được sinh ra từ một quả đào

Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2015

Lượt nghe: 1573

Có một cậu bé được sinh ra từ quả đào chín. Cậu ấy có giống với những con người bình thường không? Và nếu có khác thì sẽ ở khác ở điểm gì nhỉ? ( kể chuyện và hát ru phát 01+02/06)

Câu chuyện giáng sinh trong tiểu phẩm "Món quà đến sớm"

Câu chuyện giáng sinh trong tiểu phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018

Lượt nghe: 622

Quà giáng sinh không đơn thuần mang ý nghĩa vật chất mà còn gửi gắm trong đó biết bao tình cảm yêu thương. Dù chỉ là một tấm thiệp nhỏ tự tay thiết kế cũng có thể trở thành đặc biệt đấy các em ạ. Trước thềm đêm Giáng sinh, cùng nghe tiểu phẩm “Món quà đến sớm” của anh Hoàng Hiệp các em nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 20/12/2018)

Câu chuyện truyền thanh "Tin vào sự hồi sinh": Hy vọng vào những điều tốt đẹp!

Câu chuyện truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2017

Lượt nghe: 3463

Đôi khi vì lí do này hay lí do khác người ta chấp nhận việc nói dối để đạt được mục đích. Tuy nhiên che giấu những việc làm sai có thể gây nguy hiểm và tổn thương rất lớn cho những người bị lừa dối. Hiểu được điều đó nên chàng trai trẻ trong câu chuyện truyền thanh "Tin vào sự hồi sinh" đã quyết định đứng về phía sự thật mặc dù chính anh cũng phải chịu đựng không ít tổn hại và đau đớn...

CCTT Hạt mưa xuân: Cảnh báo về những mâu thuẫn có thể nảy sinh từ chính quyền cơ sở.

CCTT Hạt mưa xuân: Cảnh báo về những mâu thuẫn có thể nảy sinh từ chính quyền cơ sở.

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2018

Lượt nghe: 1254

Làng quê không thể đổi mới, giàu mạnh nếu người cán bộ cấp xã không hiểu hết pháp luật, không coi sự hài lòng của người dân làm đầu còn người dân thì ham lợi. Mọi chuyện sẽ đi quá xa nếu như họ dùng quyền lực và bạo lực để giải quyết những việc không đúng thẩm quyền của mình.

Chị em sinh đôi

Chị em sinh đôi

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2015

Lượt nghe: 1515

Hai chị em A nút và A đam rất buồn vì cha mẹ bị lạc trong rừng. May mắn có sự giúp đỡ của con trai thần rừng hại cô gái xinh đẹp và hiếu thảo đã tìm được cha mẹ của mình. Câu chuyện có ý nghĩa giáo dục về tấm lòng hiếu thảo của con người. (Chương trình kể chuyện và hát ru phá sóng 21h30 ngày 16+17.11)

Chú lùn hay sinh sự

Chú lùn hay sinh sự

Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2017

Lượt nghe: 2370

Ngày xửa ngày xưa, khi những chú lùn đang sống hạnh phúc trong xứ sở của mình thì xuất hiện một gã khổng lồ độc ác. Gã đuổi những chú lùn đi. Các chú lùn phải ang thang khắp nơi rất tội nghiệp, cho đến một ngày họ gặp nữ hoàng cai quản lâu đài lá. Nữ hoàng đã cứu giúp và đảm bảo cho các chú lùn một cuộc sống ấm êm. Họ sống rất hòa thuận và yêu thương nhau trong lâu đài lá, thế nhưng có một chú lùn rất hay sinh sự và chia rẽ mọi người, khiến cho nữ hoàng rất buồn lòng. (Kể chuyện và hát ru 09/02/2017)

Chữ Nôm và sự vượt thoát của một văn tự sinh sau đẻ muộn

Chữ Nôm và sự vượt thoát của một văn tự sinh sau đẻ muộn

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 951

Càng đi sâu vào kho tàng thơ ca viết bằng chữ Nôm, chúng ta càng thấy vẻ đẹp và nỗ lực tự khẳng định của Quốc âm trong nền văn hóa dân tộc. Từ xuất phát điểm bị xem nhẹ, chữ Nôm đã đi vào lời ăn tiếng nói hàng ngày, được sử dụng để sáng tác thơ văn. Với những lợi thế chủ đạo và sự tự hoàn thiện không ngưng nghỉ, đến thời Hồng Đức, về cơ bản, chữ Nôm đã trở thành một văn tự được ưa dùng nhờ tính gần gũi, sinh động, uyển chuyển...(Tìm trong kho báu phát 23/04/2020)

Chương trình đổi mới môn Ngữ văn - Câu chuyện về triết lý nhân sinh (Phần 1)

Chương trình đổi mới môn Ngữ văn - Câu chuyện về triết lý nhân sinh (Phần 1)

Ngày phát hành 10:43 | 14/5/2024

Lượt nghe: 1228

Như các bạn đã biết, chương trình đổi mới ngữ văn bậc THCS và THPT luôn đề cập triết lý nhân sinh vào môn học nhằm giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của môn văn hướng thiện và hướng thượng thông qua những tác phẩm nghệ thuật. Những cấp độ về triết lý nhân sinh thể hiện trong tác phẩm văn học sẽ được giải đáp cụ thể và chi tiết trong các chương trình và cô Hà Vinh Tâm (giáo viên Ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An) sẽ đồng hành cùng chúng ta... (Văn nghệ thiếu nhi 13/05/2024)

Chương trình đổi mới môn Ngữ văn: Câu chuyện về triết lý nhân sinh (Phần 2)

Chương trình đổi mới môn Ngữ văn: Câu chuyện về triết lý nhân sinh (Phần 2)

Ngày phát hành 22:43 | 28/5/2024

Lượt nghe: 677

Trong chương trình tuần trước, chúng ta đã nghe cô Hà Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An) chia sẻ về ý nghĩa và tầm quan trọng của triết lý nhân sinh trong bộ môn Ngữ văn. Chương trình hôm nay, cô giáo Vinh Tâm tiếp tục đồng hành với chúng ta trong phần tiếp theo của triết lý nhân sinh ở khía cạnh tác phẩm nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 20/05/2025)

Chương trình đổi mới môn Ngữ văn: Câu chuyện về triết lý nhân sinh (Phần 3)

Chương trình đổi mới môn Ngữ văn: Câu chuyện về triết lý nhân sinh (Phần 3)

Ngày phát hành 16:24 | 30/5/2024

Lượt nghe: 765

Tiếp tục chia sẻ những bài học về triết lý nhân sinh trong môn Ngữ văn ở khía cạnh tiếp cận chi tiết, hình ảnh và không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, cô giáo Hà Vinh Tâm (giáo viên Ngữ văn trường THPT Cửa Lò – Nghệ An) có những trao đổi cụ thể và sâu sắc. Chúng mình cùng nghe! (Văn nghệ thiếu nhi 27/05/2024)

Chương trình đổi mới môn Ngữ văn: Câu chuyện về triết lý nhân sinh (Phần 4)

Chương trình đổi mới môn Ngữ văn: Câu chuyện về triết lý nhân sinh (Phần 4)

Ngày phát hành 15:54 | 7/6/2024

Lượt nghe: 354

Các bạn thân mến. Tiếp tục chia sẻ về triết lý nhân sinh ở khía cạnh nhân vật và tình huống, cô Hà Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An) có những trao đổi bổ ích. Các bạn cùng nghe nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 3/6/2024)

Chuyện hai anh em sinh đôi

Chuyện hai anh em sinh đôi

Ngày phát hành 0:0 | 18/8/2016

Lượt nghe: 2392

Có một người anh ở miền đất thần tiên lại đem lòng ghen ghét, đố kị với người em trai của mình, để rồi anh ta phải nhận lấy hậu quả đáng tiếc. Xứ sở thần tiên đã ban tặng điều kỳ diệu nào cho người em trai tốt bụng và trừng phạt người anh trai “xấu xí” ra sao? (Kể chuyện và hát ru 17/8/2016)

Cô bé bán diêm: Câu chuyện cảm động không thể bỏ qua trong đêm Giáng sinh

Cô bé bán diêm: Câu chuyện cảm động không thể bỏ qua trong đêm Giáng sinh

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2014

Lượt nghe: 1867

Giáng sinh hẳn bé nào cũng được nhận quà và được ở bên cạnh những người thân yêu trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn như vậy. Ngoài kia, vẫn có rất nhiều cô bé cậu bé phải lang thang kiếm sống đấy các bé ạ! Sau khi nghe câu chuyện "Cô bé bán diêm" hẳn mỗi chúng ta sẽ biết cảm thông và sẻ chia với các bạn kém may mắn hơn mình!

Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái

Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái

Ngày phát hành 10:12 | 21/3/2024

Lượt nghe: 2096

TS. Trần Thị Ánh Nguyệt, Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng là một trong những đại diện quen thuộc khi nhắc tới phê bình sinh thái ở nước ta. Gần đây, cuốn sách của chị và PGS.TS Lê Lưu Oanh có nhan đề “Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái” đã được tái bản. Đây là chuyên luận được GS.TS Trần Đình Sử đánh giá là “đã cung cấp một danh sách các tác giả và tác phẩm viết về sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại”, đồng thời “khẳng định xác thực sự có mặt của khuynh hướng văn học này”.

Để học sinh hứng thú học văn

Để học sinh hứng thú học văn

Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2016

Lượt nghe: 945

“Làm thế nào để học sinh hứng thú học văn” là câu hỏi thường được đặt ra với các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, trước thực tế không ít học sinh lơ là môn học này. Trên thực tế, để các giờ văn sinh động và lôi cuốn, có vai trò quan trọng của các thầy cô giáo dạy văn, người nhạc trưởng tài hoa của một dàn nhạc, người chèo đò đưa con thuyền văn vượt qua mọi luồng lạch thác ghềnh. (Văn nghệ thiếu nhi 23/8/2016)

Đề thi tuyển sinh quốc gia lớp 10: Những trăn trở của thầy và trò

Đề thi tuyển sinh quốc gia lớp 10: Những trăn trở của thầy và trò

Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2018

Lượt nghe: 803

Các bạn học sinh lớp 9 vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào lớp 10 THPT, riêng với môn Văn, đề thi năm nay đa dạng hơn, dài hơn so với các năm trước. Phóng viên chương trình trao đổi với cô giáo Lê Thanh Tâm, giáo viên Ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội để có sự so sánh mức độ đề thi giữa các vùng miền trong cả nước. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/6/2018)

Đêm Giáng sinh kẹo ngọt

Đêm Giáng sinh kẹo ngọt

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019

Lượt nghe: 768

Dịp Giáng sinh, có thể chúng mình đã được đi chơi để ngắm những cây thông gắn đầy những quả cầu rực rỡ, ngắm người tuyết đáng yêu, rồi tham gia những buổi học vẽ tranh, những buổi học làm quà hand-made, rồi cả những buổi giao lưu cùng ông già Noel và thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc nữa. Còn trong đêm “Giáng sinh kẹo ngọt” ở khu vui chơi trẻ em Mr Haahoo thì sao, các bạn nhỏ được tham gia vào những hoạt động đầy hấp dẫn nào thế nhỉ... (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2019)

Đêm thơ - nhạc - kịch "Hoa cúc xanh" kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nữ sĩ Xuân Quỳnh: Những đón đợi

Đêm thơ - nhạc - kịch

Ngày phát hành 8:26 | 23/8/2022

Lượt nghe: 1053

Còn nhớ cách đây gần 3 năm, dịp sinh nhật lần thứ 77 của cố thi sĩ Xuân Quỳnh, chân dung của bà xuất hiện trên trang chủ Google, công cụ tìm kiếm thông dụng toàn cầu. Tên tuổi, di sản thơ văn của nhà thơ Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng của giới văn nghệ sĩ nước ta và lan tỏa ra thế giới. Thực tế, có thể nói, sức sống, di sản thơ ca của nữ sĩ Xuân Quỳnh trên thi đàn cũng như trong đời sống, tâm tưởng của người yêu thơ rất mãnh liệt. Năm nay, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nữ sĩ, gia đình đã kết hợp với báo Nông thôn ngày nay, báo điện tử Dân Việt cùng ê – kíp “Se sẽ chứ” tổ chức đêm thơ – nhạc – kịch mang tên “Hoa cúc xanh”. Chương trình dự kiến diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Điểm qua ê – kíp sáng tạo của đêm thơ – nhạc – kịch “Hoa cúc xanh”, bên cạnh nhà báo Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt đồng thời là Trưởng ban Tổ chức, chỉ đạo nghệ thuật chương trình, có thể thấy nhiều tên tuổi như đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Nhạc sĩ Quốc Trung, NSUT Trần Lực, Họa sĩ Hà Nguyên Long. Biên tập viên Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) đã có những ghi nhận bước đầu về chương trình đặc biệt này.

Điện ảnh tài liệu: Những thước phim sinh động về cuộc sống

Điện ảnh tài liệu: Những thước phim sinh động về cuộc sống

Ngày phát hành 20:48 | 17/4/2022

Lượt nghe: 569

Những năm qua, điện ảnh tài liệu nước ta như được thổi một làn gió mới với sự bứt phá của nhiều nhà làm phim, xuất hiện nhiều nhà làm phim trẻ và có sự khác biệt từ cách tiếp cận đề tài đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, với đặc trưng thể loại, phim tài liệu phải vừa làm sao đồng hành cùng cuộc sống , phản ánh sự thật, vừa chạm đến cảm xúc, trái tim của người xem, để tìm lại được vị trí xứng đáng trong nền điện ảnh nước nhà vẫn là câu hỏi khó giải đáp không chỉ với những nhà làm phim. Đây là nội dung kỳ 1 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)

Đọc truyện "Charlie và nhà máy sô cô la" - Buổi thứ hai - Niềm vui sinh nhật

Đọc truyện

Ngày phát hành 14:38 | 7/6/2022

Lượt nghe: 947

Trong dịp sinh nhật của mình, Charlie được gia đình tặng cho một thanh sô cô la nhỏ và cậu đã cố ăn rất dè sẻn. Ngay cạnh nhà của Charlie có nhà máy sản xuất sô cô la nổi tiếng của ngài Willy Wonka. Ông nội, ông ngoại của Charlie hết lời khen ngợi nhà máy này nên cậu tò mò không biết người ta đã làm những thanh kẹo tuyệt vời như thế nào... (Văn nghệ thiếu nhi 03/06/2022)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi 22 - Sự xuất hiện của nhà sinh vật học

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:34 | 19/8/2023

Lượt nghe: 289

Dì Ellen đã sinh hạ một bé trai. Bố của Julie quyết định đặt tên cậu bé là Amaroq, bởi ông mong muốn cậu con trai sẽ có những phẩm chất tốt như thủ lĩnh bầy sói. Hai bố con cô có đôi chút bất ngờ trước sự xuất hiện của ông David Braford – một nhà sinh vật học đang muốn nghiên cứu về nai sừng tấm.

Đọc truyện "Julie con của bầy sói" - Buổi thứ chín - Những dự định sinh tồn

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:17 | 30/5/2023

Lượt nghe: 440

Sau khi nướng xong các tảng thịt, Miyax đào một chiếc hầm băng nhỏ tựa như chiếc tủ lạnh để trữ thịt. Hôm sau, con Thạch Đông gầm gừ quay lại tìm thức ăn. Nó dò xét căn lều của Miyax nhưng không làm gì hại đến cô. Miyax vẫn nung nấu về hành trình đi về phương nam, nhưng sắp tới sẽ là mùa tuyết phủ... (Văn nghệ thiếu nhi 28/05/2023)

Đọc truyện "Julie con của bầy sói" - Buổi thứ năm - Sinh tồn

Đọc truyện

Ngày phát hành 9:23 | 24/5/2023

Lượt nghe: 299

Sau một ngày quan sát, Miyax nhận ra rằng lũ sói đã ăn rất nhiều thịt ngay chỗ săn được con mồi. Chúng lưu trữ thịt trong dạ dày. Khi trở về hang chúng nôn ra cho những con sói con. Vậy là Miyax tìm cách tiếp cận Thạch Đầu để xem có kiếm được chút thức ăn nào không. Cô bé bắt đầu phải làm quen với cách sinh tồn của loài sói trong mùa đông khắc nghiệt... (Văn nghệ thiếu nhi 20/05/2023)

Đọc truyện "Khu vườn bí mật" - Buổi 54 - Hồi sinh

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2020

Lượt nghe: 794

Khu vườn bí mật mang phép lạ và sự hồi sinh cho con người. Marry từ một cô bé cáu kỉnh, khó tính đã trở nên biết quan tâm, chăm sóc người khác. Colin có niềm tin vào cuộc sống và hồi phục lại sức khỏe của mình. Nhưng tất cả những đổi thay này lại chưa được vị chủ nhân của lâu đài biết đến... (Văn nghệ thiếu nhi 18/10/2020)

Đọc truyện "Lũ trẻ nhà Penderwicks" - Buổi mười ba - Tiệc sinh nhật đã đến

Đọc truyện

Ngày phát hành 15:36 | 16/7/2024

Lượt nghe: 650

Chị em nhà Penderwicks đã có một tuần lễ tuyệt vời trong lúc chờ tiệc sinh nhật. Rép-pơ dẫn mấy chị em đi khám phá các khu đất xung quanh. Mỗi người trong bốn chị em lại tìm thấy cho mình niềm vui riêng. Đêm nào Rosalind cũng viết một lá thư cho Anna... (Văn nghệ thiếu nhi 14/7/2024)

Đọc truyện "Tám mươi ngày vòng quanh thế giới" - Buổi 18 - Dừng lại ở Singapo

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2020

Lượt nghe: 626

Tàu Ragun dừng nghỉ tại Singapo. Thầy trò Phileas Fogg có ít thời gian vãn cảnh ở đất nước nhỏ bé trước khi tiếp tục hành trình tới Hồng Công. Phi-xơ có để yên cho họ, hay lại ngấm ngầm tiếp tay cho những rắc rối nào? (Văn nghệ thiếu nhi 19/04/2020)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý (kỳ 4 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 10:21 | 25/3/2024

Lượt nghe: 1783

Khi đầu vào khó tuyển được những người như kì vọng thì đương nhiên đầu ra cũng không thể có chất lượng. Một trong những bài toán khó của nghệ thuật sân khấu truyền thống chính là thu hút các bạn trẻ đến với nghệ thuật, duy trì lớp kế cận, giữ chân các nghệ sĩ có tiềm năng ở lại nhà hát với những cơ chế, chính sách đãi ngộ hợp lý. Mong muốn là vậy nhưng thực tế với các ngành nghệ thuật truyền thống vốn dĩ đặc thù về năng khiếu, đào tạo từ rất sớm, thời gian đào tạo dài nhưng lại chưa có cơ chế đãi ngộ đặc thù trong công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức, chế độ nghỉ hưu. Đây cũng là nội dung kỳ 4 loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, với nhan đề “Giữ người tài bằng chế độ đãi ngộ hợp lý”.

Hai truyện ngắn nước ngoài: "Ước nguyện đêm giáng sinh" và "Tiếng chuông khai giảng"

Hai truyện ngắn nước ngoài:

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2017

Lượt nghe: 3977

Truyện ngắn "Ước nguyện đêm Giáng sinh" của nhà văn Nhật Bản Hoshi Shinichi mang phong cách giả tưởng kể về việc ông già Noel đi tặng quà trong đêm Giáng sinh. Ông già Noel gặp 3 người đàn ông cô đơn và họ đều nhường món quà Noel của mình cho người khác. Một câu chuyện giúp người đọc, người nghe hiểu hơn ý nghĩa của ngày lễ giáng sinh và món quà Noel. Truyện ngắn "Tiếng chuông khai giảng" của tác giả Hàn Quốc Kim Yong Ik nhắc đến ước mơ hạnh phúc, hòa bình của con người. Hai cậu học trò Sang-Chun và Ko đã đổi 20 gánh củi lấy một chiếc chuông cũ. Tiếng chuông ngân vang báo hiệu một năm học mới và gửi gắm trong đó ước mơ hòa bình, hạnh phúc của thầy trò trường Songwari. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều người vẫn phải chịu cảnh bom đạn chiến tranh. Tác phẩm khiến chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống hòa bình. (Đọc truyện đêm khuya 09/10/2017)

Họa sĩ Tạ Huy Long "tái sinh" tác phẩm "Lĩnh Nam Chích Quái" qua tranh

Họa sĩ Tạ Huy Long

Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2017

Lượt nghe: 1343

"Lĩnh Nam Chích Quái" hẳn không còn xa lạ với bạn đọc yêu mến dòng văn học sử thời kỳ Trung Đại. Nhưng chúng ta thường quen với việc tiếp nhận tác phẩm nổi tiếng này với một hình thức xuất bản quen thuộc như bao quyển sách khác. Vừa qua, họa sĩ Tạ Huy Long đã cộng tác với NXB Kim Đồng, mang lại cho "Lĩnh Nam Chích Quái" một diện mạo mới, vô cùng thu hút các bạn đọc nhỏ tuổi đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 27/9/2017)

Hoàng Thế Sinh với "Cánh đồng Chum mùa hoa Ban”

Hoàng Thế Sinh với

Ngày phát hành 16:14 | 7/4/2022

Lượt nghe: 2393

Tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” của nhà văn Hoàng Thế Sinh kể lại cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của quân tình nguyện Việt Nam trong chiến dịch Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Lào năm 1971 - 1972. Đây là chiến dịch phòng ngự của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm đất Lào trong mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng giải phóng Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Thanh Bình, Yên Hoàng, Minh Phú, Dương Minh... Họ là những người bạn học cùng lớp, ở tuổi hai mươi đã vào đội quân tình nguyện Việt Nam, lên đường làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào. Với “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”, nhà văn Hoàng Thế Sinh muốn gửi gắm điều gì khi viết về nơi từng là một phần kí ức của chính mình? Câu trả lời sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa nhà văn và phóng viên chương trình.

Hồi sinh dòng tranh dân gian nổi tiếng xứ Đoài

Hồi sinh dòng tranh dân gian nổi tiếng xứ Đoài

Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2019

Lượt nghe: 734

Dự án khôi phục tranh Kim Hoàng (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đang được thực hiện với nỗ lực hồi sinh một dòng tranh dân gian có nguy cơ “thất truyền”. (Làn sóng nghệ thuật 15/02/2019)

Hồi sinh lụa La Khê

Hồi sinh lụa La Khê

Ngày phát hành 11:56 | 8/11/2024

Lượt nghe: 21

Triển lãm “The La - ngàn năm canh cửi" đưa du khách trở về truyền thống dệt vải của làng La Khê, một làng nghề nổi tiếng đất Thăng Long xưa. Bộ sưu tập cổ phục và áo dài của nghệ nhân Lê Đăng Toản được giới thiệu tại triển lãm góp phần tôn vinh nghệ thuật thủ công truyền thống, tôn vinh người nghệ nhân tinh tế, khéo léo, truyền tải thông điệp về sự trân trọng và tiếp nối các giá trị văn hóa truyền thống. (Làn sóng nghệ thuật)

Kể chuyện "Thắt nơ Giáng sinh" (Phần 1)

Kể chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019

Lượt nghe: 630

Một mùa Giáng sinh nữa lại về. Khi nhận quà từ ông già Noel, các bé thấy món quà thường thắt nơ rất xinh xắn phải không nào! Và không chỉ có hộp quà, ngay cả truyện kể cho các bé cũng được thắt nơ đấy... (Kể chuyện và hát ru 23/12/2019)

Kể chuyện "Thắt nơ Giáng sinh" (Phần 2)

Kể chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019

Lượt nghe: 631

Hôm trước, chúng ta đã nghe phần đầu truyện "Thắt nơ Giáng sinh". Sau khi bác thợ đúc đồng chở những chiếc chuông tới hội chợ, thì ở nhà, một toán cướp đã tấn công dân làng, uy hiếp vợ bác. Liệu rằng, bác thợ đúc đồng có kịp trở về giải cứu vợ mình? Chúng ta cùng theo dõi tiếp câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 24/12/2019)

Kết nối giữa nghệ sỹ và học sinh dân tộc thiểu số

Kết nối giữa nghệ sỹ và học sinh dân tộc thiểu số

Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2018

Lượt nghe: 746

Triển lãm mỹ thuật “Trường ca” trưng bày hơn 40 tác phẩm của các họa sĩ sau những chuyến đi đến Tây Bắc và Tây Nguyên xa xôi. Ngoài ra triển lãm cũng giới thiệu hơn 100 tác phẩm (tranh in lá cây, tranh trên vải lanh và vẽ màu trên tấm gỗ…) của học sinh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. (Làn sóng nghệ thuật 14/12/2018)

Khi "Ký sinh trùng" làm nên lịch sử

Khi

Ngày phát hành 0:0 | 23/2/2020

Lượt nghe: 1389

Bộ phim "Ký sinh trùng" giành chiến thắng vang dội với 4 tượng vàng Oscar, trong đó có hạng mục quan trọng nhất: “Phim truyện xuất sắc”. Trong lịch sử, Oscar luôn là sân chơi riêng của Hollywood, chưa có bộ phim nào không sử dụng tiếng Anh đoạt giải “Phim truyện xuất sắc” sau gần 100 năm. (Điểm hẹn văn nghệ 22/02/2020)

Kì vọng hệ sinh thái hoạt hình Việt

Kì vọng hệ sinh thái hoạt hình Việt

Ngày phát hành 11:7 | 7/12/2022

Lượt nghe: 785

Không chỉ dừng lại ở màn ảnh nhỏ, các nhân vật quen thuộc của hoạt hình đã bước ra đời sống thực với sự đa dạng và gần gũi. Đó cũng chính là mục tiêu xây dựng hệ sinh thái hoạt hình mà các nhà sản xuất, những người sáng tạo trong lĩnh vực nội dung số nước ta đang hướng đến. Chúng ta có quyền kì vọng vào đội ngũ sáng tạo trẻ, bởi sau thành công của hệ sinh thái hoạt hình Wolfoo, câu chuyện ngành công nghiệp điện ảnh hoạt hình nước nhà sẽ được viết tiếp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khán giả, mang lại những giá trị thẩm mỹ “Made in Viet Nam”. (Làn sóng nghệ thuật 02/12/2022)

Kịch "Thức cùng trăng": Thấu hiểu tâm tư của đấng sinh thành

Kịch

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2016

Lượt nghe: 1963

Dành toàn bộ quãng đời tuổi trẻ để chăm lo cho con cái là điều thường thấy ở những người cha, người mẹ không may rơi vào cảnh góa bụa. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn tìm thấy cho mình một niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, một người bạn lòng tin cậy vào những năm tháng cuối đời. Vậy con cái trong gia đình nên có cách ứng xử như thế nào, quan tâm như thế nào đến những mong ước giản dị nhưng cũng có phần thầm kín của bậc sinh thành? Vở kịch ngắn sau đây sẽ gửi đến một câu chuyện nho nhỏ, mời quý vị và các bạn cùng nghe!

Kỷ niệm 159 năm ngày sinh của thi hào Tagore

Kỷ niệm 159 năm ngày sinh của thi hào Tagore

Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2020

Lượt nghe: 1209

Tagore là nhà thơ có tác phẩm được đọc nhiều nhất ở Ấn Độ, được trao giải Nobel Văn học vào năm 1913. Tuần lễ kỷ niệm do Trung tâm văn hóa Swami Vivekananda Hà Nội tổ chức. (Làn sóng nghệ thuật 08/5/2020)

Làm gì để tranh dân gian hồi sinh?

Làm gì để tranh dân gian hồi sinh?

Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2020

Lượt nghe: 1474

Nhiều hoạt động khôi phục, bảo tồn của các đơn vị, cá nhân tâm huyết đã được triển khai, góp phần tôn vinh giá trị và đưa tranh dân gian đến gần hơn với công chúng. Đây là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Tranh dân gian: Ước vọng hồi sinh có xa vời?”. (Làn sóng nghệ thuật 30/6/2020)

Lê Doãn Thái Bình - Chàng sinh viên gen Z theo đuổi nghệ thuật truyền thống

Lê Doãn Thái Bình - Chàng sinh viên gen Z theo đuổi nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 21:10 | 25/8/2022

Lượt nghe: 673

Ngoài đam mê kịch nói, thì Lê Doãn Thái Bình còn dành toàn bộ tâm huyết và thời gian để tiếp cận với nghệ thuật hát chèo, hát xẩm và chầu văn. Thái Bình là thành viên tích cực của Dự án Chèo 48h. Bật mí là anh ấy có thể vào các vai nữ rất ngọt đấy nhé! (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/08/2022)

Món quà giáng sinh của cô bé Picola

Món quà giáng sinh của cô bé Picola

Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019

Lượt nghe: 550

Mỗi khi đến Giáng sinh là trẻ con rất vui mừng vì sẽ được tặng quà. Ở đất nước Italia có một cô bé tên là Picola. Picola cũng mong chờ được nhận quà trong dịp lễ Giáng sinh. Và món quà dành cho cô bé có đặc biệt, khác biệt như thế nào? (Kể chuyện và hát ru 13/12/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 12): Hà Huy Lan anh dũng hy sinh

Mùa chinh chiến ấy (buổi 12): Hà Huy Lan anh dũng hy sinh

Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019

Lượt nghe: 2001

Những ngày gian khổ tiếp theo dọc đường hành quân không khiến anh em chiến sĩ chùn bước, nhận được tin các anh bị thương nặng như anh Viết, rồi anh Hà Huy Lan hi sinh ... anh em ai nấy đều xót thương, tiếc nhớ. Sau mấy ngày anh em mới tìm thấy anh Lan trong tư thế ôm cây súng, gục ngã ở bìa rừng, không còn viên đạn nào trong khẩu súng chứng tỏ anh Lan đã bắn trả địch đến viên đạn cuối cùng. Mọi người ngậm ngùi đưa anh về tiểu đoàn bộ, chôn cất anh xong, anh em lại tiếp tục lên đường...(Đọc truyện dài kỳ phát 21/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 22): Sự hy sinh

Mùa chinh chiến ấy (buổi 22): Sự hy sinh

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019

Lượt nghe: 1512

Trong những trang tiếp theo của hồi ký “Mùa chinh chiến ấy”, nhà văn Đoàn Tuấn kể lại một cách hấp dẫn và cũng đầy xúc động về sự hi sinh của đồng đội trên chiến trường Chùa Tháp. Đó là Trung tá Võ Sỹ Lực-người chỉ huy, hay như chiến sĩ trẻ tên Lũy. Những trang văn như thấm đẫm nước mắt của người chiến sĩ trước sự ra đi của đồng đội. Cuộc chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của bao thanh niên trai trẻ và cũng chính cuộc chiến ấy gieo vào lòng những người ở lại nỗi ám ảnh khôn nguôi...(Đọc truyện dài kỳ phát 31/05/2019)

Nặng nghĩa hậu phương: Câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình báo

Nặng nghĩa hậu phương: Câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình báo

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018

Lượt nghe: 1465

Có người chồng là chiến sỹ tình báo đã hy trong kháng chiến chống Pháp, bà Hòa sống trong sự đùm bọc của bà con làng xóm. Tuổi càng cao bà càng thu mình trong sự lặng lẽ, có lẽ một phần vì mong ước tìm lại danh nghĩa chính đáng cho ông Hòa - chồng bà vẫn chưa được thực hiện. Cũng như nhiều lần trước hôm nay bà Hòa lại sang nhà ông Thành - cựu Bí thư chi bộ của xã để nhờ ông viết lá đơn xin được công nhận là liệt sỹ cho chồng bà. Từ đây câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của những người chiến sỹ tình báo thời chống Pháp được mở ra...

Nén tâm hương trong ngày sinh nhật Bác

Nén tâm hương trong ngày sinh nhật Bác

Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020

Lượt nghe: 1118

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn mà văn chương nghệ thuật đã và vẫn còn phải tìm hiểu tiếp, viết tiếp về cuộc đời, tư tưởng và nhân cách cao đẹp của Người, đặt ra những trăn trở băn khoăn trước bao vấn đề của đời sống hôm nay đang đi ngược lại với mong muốn tâm huyết của Người. Đây cũng là điều mà nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại trăn trở trong nhiều sáng tác và chia sẻ cùng Tiếng Thơ … (Tiếng thơ 16/05/2020)

Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh"

Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2020

Lượt nghe: 1054

Năm 1957, nghĩa là cách đây hơn 60 năm, nhà thơ Đinh Hùng trong một bài viết về Đại thi hào Nguyễn Du đã gọi “Văn tế thập loại chúng sinh” là “Tiếng Vọng Tố Như”: “Tiếng Vọng Tố Như không phải chỉ có “Đoạn trường tân thanh” mới đáng kể là tiêu biểu mà còn có “Văn tế thập loại chúng sinh”, tức Thơ Chiêu hồn. Nếu Truyện Kiều ví như một toà lâu đài uy nghi dựng lên giữa cuộc sống biến diễn từng lớp kịch nhân tình bi hoan, thì “Văn Chiêu hồn” là một ngọn hải đăng cô tịch chiếu ánh sáng ngoài cửa biển đêm dài, soi đường cho những con thuyền lạc lõng trên sóng nước mù sương...

Nguyễn Hùng Vĩ: Người góp phần “hồi sinh” hò khoan Lệ Thủy

Nguyễn Hùng Vĩ: Người góp phần “hồi sinh” hò khoan Lệ Thủy

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2018

Lượt nghe: 1958

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ gắn bó với miền quê Lệ Thủy không chỉ bởi trách nhiệm của một người làm công tác nghiên cứu, mà bởi ông đã dành một tình yêu tha thiết với điệu hò khoan nơi đây. (Hành trình Sáng tạo 02/12/2018)

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo một đời nghệ thuật vị nhân sinh

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo một đời nghệ thuật vị nhân sinh

Ngày phát hành 15:43 | 18/11/2022

Lượt nghe: 1035

Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...

Nhà thơ Lữ Mai và những khúc "Hồi sinh"

Nhà thơ Lữ Mai và những khúc

Ngày phát hành 16:36 | 18/3/2022

Lượt nghe: 1096

Những năm gần đây, nhà thơ Lữ Mai – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định sức viết, sức sáng tạo qua hàng loạt thể loại, tác phẩm, đặc biệt là sáng tác thơ. Chị thể hiện sự quan tâm, thích ứng, nhanh nhạy với những biến động của xã hội qua các trang viết của mình. Tập trường ca có nhan đề “Hồi sinh” gồm 8 chương mà Lữ Mai mới ra mắt công chúng, bạn đọc những ngày tháng Ba này được đánh giá đã lan tỏa tinh thần sống và hy vọng giữa đại dịch Covid 19.

Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ: "Nhiều khi người ta sống chết, hi sinh vì một nếp nhà rất bình dị"

Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ:

Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020

Lượt nghe: 1333

Nói đến nhà thơ, nhà viết kịch, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nhiều người biết ông là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như “Chuyện tình Khau Vai”, “Mai Hắc Đế”, “Hừng đông”, “Thầy Ba Đợi”, “Ngàn năm mây trắng”…. và hai tập thơ “Về lại triền sông” và “Nhớ thương ở lại”. Ngoài ra, ông còn gánh trên vai nhiều trọng trách với tư cách là một vị lãnh đạo, là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Mặc dù bận rộn với công việc, ông vẫn luôn dành thời gian cho văn chương. Gần đây, ông còn xuất hiện với một vai trò mới – một tiểu thuyết gia với “Chuyện tình Khau Vai” (ra mắt vào năm ngoái) và mới nhất là tiểu thuyết “Hừng đông”, do NXB Văn học ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách này, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa nhà văn Nguyễn Thế Kỷ với phóng viên chương trình.

NSND Đàm Liên: Người góp công khai sinh "Ông già cõng vợ đi hội"

NSND Đàm Liên: Người góp công khai sinh

Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015

Lượt nghe: 1828

Cùng với trình thức biểu diễn, cách thức hóa trang theo mô hình nhân vật giữ vai trò quan trọng trong nghệ thuật Tuồng. Với vai diễn Ông già cõng vợ đi xem hội, NSND Đàm Liên bằng những sáng tạo trong vũ đạo, nghệ thuật diễn xuất và đặc biệt là hóa tráng đã mang đến sự thành công bất ngờ cùng sức sống lâu bền cho vai diễn.

NSND Hồng Ngát: Sinh ra là để dành cho chèo

NSND Hồng Ngát: Sinh ra là để dành cho chèo

Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2020

Lượt nghe: 980

Không phải con nhà nòi, cũng không phải lớn lên trong một môi trường nghệ thuật, “cái nôi” nghệ thuật của NSND Hồng Ngát chính là các chương trình dân ca của Đài Tiếng nói Việt Nam. Bà mê chèo và đến với chèo một cách tự nhiên. (Hành trình Sáng tạo 08/3/2020)

NSND Tạ Duy Hiển người khai sinh xiếc Việt Nam hiện đại

NSND Tạ Duy Hiển người khai sinh xiếc Việt Nam hiện đại

Ngày phát hành 10:21 | 13/12/2022

Lượt nghe: 1410

Cách đây đúng 100 năm, tại sân bãi chợ Hàng Da, một rạp bạt có sức chứa 1.000 người và sân khấu tròn đường kính 13 mét do NSND Tạ Duy Hiển xây dựng và khánh thành, mở đầu cho sự ra đời của xiếc nước ta. NSND Tạ Duy Hiển với tinh thần tự tôn dân tộc và tình yêu đất nước đã khởi tạo nền nghệ thuật xiếc ngày nay. Cuộc đời của ông đã tận tụy làm việc, hiến tặng cho đất nước nhiều tài sản, đất đai phục vụ kháng chiến. Tình yêu nghề, sự sáng tạo, tận hiến của người nghệ sĩ đã góp phần viết nên những trang đẹp nhất của nghệ thuật xiếc nước nhà. Nhân kỉ niệm 100 năm Xiếc Việt Nam, qua lời kể của NSND Tạ Duy Ánh, người cháu và cũng là Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, chúng ta cùng nhìn lại hành trình 100 năm nghệ thuật xiếc nước nhà mà NSND Tạ Duy Hiển là người đã đặt những viên gạch đầu tiên. (Hành trình Sáng tạo 11/12/2022)

Phim “Ký sinh trùng”: Sự hấp dẫn của điện ảnh Hàn Quốc

Phim “Ký sinh trùng”:  Sự hấp dẫn của điện ảnh Hàn Quốc

Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019

Lượt nghe: 1095

Đề cập đề tài gia đình và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Hàn Quốc, bộ phim “Ký sinh trùng” là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Xứ sở Kim chi đoạt giải Cành cọ Vàng tại LHP Cannes. (Làn sóng nghệ thuật 09/7/2019)

Sân khấu truyền thống: Đổi mới là tồn tại (kỳ 5 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Sân khấu truyền thống: Đổi mới là tồn tại (kỳ 5 phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”)

Ngày phát hành 10:58 | 25/3/2024

Lượt nghe: 1720

Muốn bảo tồn nghệ thuật sân khấu truyền thống, trước hết cần có người kế cận, bởi như ông cha ta vẫn nói “thầy già con hát trẻ”, như quy luật muôn đời. Nếu đặt hai câu chuyện: bảo tồn và sinh tồn song hành cùng nhau, thì phải chăng, một mặt là bởi sự gắn bó, dám sống với nghề, dám thay đổi trong tư duy biểu diễn của các diễn viên, mặt khác, cũng cần sự nhìn nhận của xã hội, một cách tiếp cận hợp lý với những giá trị tinh thần mà cha ông đã để lại. Như vậy mới có thể gợi mở những giải pháp để hài hòa giữa mong muốn gìn giữ bảo tồn vốn quý của cha ông trong lòng công chúng hôm nay. Bài “Sân khấu truyền thống: đổi mới là tồn tại” kết thúc loạt phóng sự với chủ đề “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”. (Làn sóng nghệ thuật)

Soi chiếu thơ Nôm Ức Trai vào lý thuyết phê bình sinh thái hiện đại

Soi chiếu thơ Nôm Ức Trai vào lý thuyết phê bình sinh thái hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2020

Lượt nghe: 690

Trong bối cảnh lý thuyết phê bình sinh thái đang được ứng dụng vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học, lật lại thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta dễ dàng nhận thấy thế giới nghệ thuật của ông tràn ngập những hình ảnh, ý tưởng về môi sinh...(Tìm trong kho báu phát 02/04/2020)

Tác phẩm "Anh em sinh đôi" của nhà văn Phan Hồn Nhiên

Tác phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2016

Lượt nghe: 1204

Nhà văn Phan Hồn Nhiên gắn bó với bạn đọc yêu mến văn học 20 năm nay. Chị được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc nhất trong thế hệ viết văn của mình với những tập truyện dài dành cho giới trẻ, với các tác phẩm đăng trên báo Hoa học trò và Sinh viên Việt Nam. Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe trích đoạn trong truyện dài “Anh em sinh đôi” của nhà văn Phan Hồn Nhiên. Tiếp theo, biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Phan Hồn Nhiên về văn học tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình, tác giả Hồng Giang gửi tới người đọc, người nghe những tình cảm thân thương của mình với mẹ qua tản văn "Mùa đông nhớ mẹ". (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2016)

Tái sinh nghệ thuật chèo với tư duy thiết kế

Tái sinh nghệ thuật chèo với tư duy thiết kế

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 585

Các nghệ sĩ của Nhà hát Chèo Việt Nam cùng các chuyên gia hướng dẫn nhóm 30 bạn trẻ thuộc Trường Đại học Việt Nhật, các đơn vị thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và các bạn trẻ khác quan tâm tới nghệ thuật chèo. (Làn sóng nghệ thuật 13/11/2020)

Thành Vangadu hồi sinh

Thành Vangadu hồi sinh

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020

Lượt nghe: 502

Câu chuyện kì thú về thành Vagadu và hoàng tử út Lagarê. Trong khi những người anh đều đối xử tàn nhẫn với người hầu già thì chàng út vô cùng tử tế. Và lòng tốt của chàng đã khiến ông lão cảm động. Ông đã giúp hoàng tử trở thành quốc vương. Hoàng tử út cũng tìm lại được thành Vangađu bao năm qua bị quỷ thần lấy mất... (Kể chuyện và hát ru 29/07/2020)

Thế giới sinh động của Cún Con và Gối Thỏ Con

Thế giới sinh động của Cún Con và Gối Thỏ Con

Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2018

Lượt nghe: 846

Trong một căn nhà rộng rãi, nhiều màu sắc, chỉ có hai bạn Cún Con và Gối Thỏ Con sống với nhau. Cún Con thì mỗi ngày một lớn. Còn Gối Thỏ con mãi mãi chỉ là đồ vật cũ kỹ trong nhà. Vậy Gối Thỏ Con sẽ phải làm gì để Cún con luôn nhớ tới mình? (Kể chuyện và hát ru 26/10/2018)

Thơ của cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

Thơ của cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2016

Lượt nghe: 2663

“Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp” là một thương hiệu bền vững, ẩn chứa niềm tự hào của bao thế hệ từng học tập, trưởng thành từ nơi đây. Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo được đào tạo ở khoa đã vào chiến trường, dâng hiến tuổi trẻ cho lý tưởng, cho khát vọng độc lập thống nhất đất nước. Trong không khí kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-2016), Tiếng thơ trân trọng giới thiệu sáng tác của một số nhà thơ - cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, thay lời tri ân đối với những đóng góp của một địa chỉ đào tạo đại học uy tín. (Tiếng thơ 16/11/2016)

Thúy Hạnh - Đường sinh tử lời

Thúy Hạnh - Đường sinh tử lời

Ngày phát hành 11:29 | 15/6/2022

Lượt nghe: 1166

Vào hai ngày 18 và 19/6 sắp tới, Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng sau rất nhiều chờ đợi và trì hoãn bởi đại dịch Covid 19, Sẽ có hơn 120 đại biểu là các cây bút trẻ từ mọi miền đất nước cùng về dự. Với slogan Vì sao chúng ta viết, hội nghị mong muốn các cây bút trẻ sẽ nuôi dưỡng nhiều hơn khát vọng sáng tạo cùng sự dấn thân trong mỗi hành trình cầm bút, tạo ra được những tác phẩm văn học có giá trị lâu dài. Và để hướng ứng Hội nghị Viết văn trẻ lần thứ 10, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành cuộc trò chuyện về một chân dung tác giả trẻ, đó là nhà thơ Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Tiếng thơ tri ân những người con hy sinh vì Tổ quốc

Tiếng thơ tri ân những người con hy sinh vì Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2019

Lượt nghe: 982

Với những người hay đi đi du lịch hoặc sống ở nước ngoài, trở về nước chắc chắn họ nhận ra điểm khác biệt, rằng chưa có nơi nào nhiều tượng đài nhiều nghĩa trang liệt sỹ như đất nước ta. Hàng trăm hàng nghìn, thậm chí lên tới cả chục nghìn, những ngôi mộ hữu danh , những ngôi mộ vô danh, những ngôi mộ gió, những ngôi mộ chìm khuất trong rừng già, tan vào lòng sông lòng biển, dằng dặc qua bao thế kỷ, từ đó tái sinh màu xanh đất Việt...(Tiếng thơ 27/7/2019)

Tình huống bất ngờ trong phim hoạt hình "Tái sinh"

Tình huống bất ngờ trong phim hoạt hình

Ngày phát hành 10:50 | 2/10/2023

Lượt nghe: 305

Trang nghệ thuật 2 số trước, chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu về bộ phim hoạt hình “Nguồn cội”, đoạt giải Cánh diều vàng và phim “Cô bé tóc xù” đoạt giải Cánh diều bạc (Giải Cánh diều năm 2022). Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu về bộ phim đoạt giải Cánh diều bạc tiếp theo, đó chính là phim hoạt hình “Tái sinh”.

Tranh dân gian Việt Nam và ước vọng hồi sinh

Tranh dân gian Việt Nam và ước vọng hồi sinh

Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2020

Lượt nghe: 885

Với sự xuất hiện của các dòng tranh hiện đại, tranh dân gian của Việt Nam đang dần bị mai một, lãng quên. Vậy, làm thế nào để có thể gìn giữ và bảo tồn dòng tranh dân gian như giá trị vốn có của nó? PV VOV6 đối thoại với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn học nghệ thuật Quốc gia Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/02/2020)

Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi

Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi

Ngày phát hành 9:53 | 27/9/2023

Lượt nghe: 1870

Cho đến nay, Trương Đăng Dung có thể nói vẫn là một cái tên gây ngỡ ngàng với nhiều bạn yêu thơ. Có thể nói như vậy vì đông đảo giới văn chương biết đến ông đầu tiên với tư cách một PGS.TS ở Viện Văn học, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đã công bố. Cho dù Trương Đăng Dung đã có những bài thơ đầu tiên đăng báo Văn nghệ từ năm 1978, nhưng phải bẵng đi đến gần một phần tư thế kỷ, ông mới lại công bố thơ trên Tạp chí sông Hương vào năm 2002. Cho đến năm 2011, khi sắp chạm ngưỡng 60 tuổi, Trương Đăng Dung mới in tập thơ đầu tiên mang tên Những kỷ niệm tưởng tượng. Nhưng tập thơ ngay lập tức đã gây tiếng vang lớn, được giới nghiên cứu, giới sáng tác cũng như nhiều bạn đọc văn chương đặc biệt quan tâm. Tập thơ dành Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội trong năm, được tái bản trong nước năm 2014, được dịch và xuất bản ở Hungary năm 2018. Không hề vội vàng, lại cho tới gần 10 năm sau Trương Đăng Dung mới công bố tập thơ thứ 2 mang tên Em là nơi anh tị nạn (NXB Văn học 2020) với nhiều tác phẩm thấm đẫm hơi thở đương đại. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) hôm nay xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi.

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Sự hy sinh âm thầm của người mẹ (Buổi 33)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2017

Lượt nghe: 869

Mẹ của Mac - cô vì hoàn cảnh thiếu thốn, vất vả của gia đình nên bà đành một mình sang châu Mỹ làm thuê để kiếm tiền. Xa gia đình, các con, mẹ của Mac - cô rất buồn và nhớ vì đã mấy năm rồi mẹ con chưa gặp lại nhau. Mac - cô quyết định sang châu Mỹ tìm mẹ. (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2017)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Truyện đọc cuối tháng về tấm gương hi sinh (Buổi 45)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018

Lượt nghe: 822

Truyện đọc hàng tháng cuối cùng của năm học là truyện “Một vụ đắm tàu”. Trên một chiếc tàu thủy chạy từ cảng Li-vơ-pun về đảo Man-ta, cậu bé Ma-ri-o và cô bé Pha-gia-ni làm quen với nhau. Hai đứa bé nhanh chóng kết thân bởi sự đồng cảm trước số phận không may mắn của người kia. Giữa đường thì hành khách hoảng hốt vì gặp bão lớn. Không vượt qua được cơn bão lớn, chiếc tàu bị chìm và chỉ một số người thoát nạn. Hành động hy sinh mạng sống của cậu bé Ma-ri-o cho người bạn mới quen thật cao thượng. Một câu chuyện buồn nhưng mang ý nghĩ rất sâu sắc. (Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2017)

Truyện ngắn "Ánh trăng lu": Ảo mờ kiếp nhân sinh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018

Lượt nghe: 1144

Nhìn dưới ánh trăng rằm thì mọi sự có thể đều chói lọi, rực rỡ. Nhưng hãy thử nhìn dưới ánh trăng lu thì khác, tất cả sẽ mờ mờ nhân ảnh, mù mịt. Khối chuyện chuyện cười ra nước mắt, khối bi hài kịch…(Đọc truyện đêm khuya phát 18/12/2018)

Truyện ngắn "Chí Phèo" qua cảm nhận của học sinh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2017

Lượt nghe: 1026

Tiếp nhận tác phẩm văn học và trình bày những cảm nhận, thu hoạch của mình về tác phẩm đó qua ngôn ngữ viết là công việc thường ngày của chúng mình, được thực hiện qua các bài kiểm tra, bài thi. Bên cạnh đó, chúng ta còn trình bày bằng ngôn ngữ nói. Có thể nhận diện điều này qua các hình thức như kiểm tra miệng, tự ôn luyện bài hoặc truy bài cùng bạn bè. Trình bày bằng ngôn ngữ nói giúp mình rất nhiều về tư duy, về phong thái tự tin, trôi chảy mạch lạc trong giao tiếp, diễn đạt vấn đề đấy. Tham gia Trang văn học nhà trường tuần này, bạn Anh Thư (học sinh lớp 12 chuyên văn trường THPT chuyên Quốc học Huế) chia sẻ những cảm nhận của bạn ấy về truyện ngắn “Chí Phèo” được học trong chương trình ngữ văn lớp 11. (Văn học nhà trường 17/7/2017)

Truyện ngắn "Mưa đến": Tình yêu và sự hi sinh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2017

Lượt nghe: 5658

Câu chuyện kể về vùng đất xa xôi tại châu Phi nơi vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu. Bộ tộc của tù trưởng Labong'o đã từ lâu không có mưa, đất đai khô cằn, gia súc chết khát. Để cầu thần linh, tổ tiên ban mưa xuống thì phải hiến tế một cô gái trẻ. Cô gái được thày mo yêu cầu phải làm việc đó chính là Ôganđa, con gái tù trưởng Labong'o. Tuy đau buồn nhưng Ôganđa vẫn đồng ý hi sinh vì cuộc sống của cộng đồng. May mắn, trên đường Ôganđa đến vùng đất thiêng để hiến tế thì chàng trai Ôsinđa đã cứu thoát cô. Mưa xuống nhưng Ôganđa không phải chết, cô đã tìm được hạnh phúc của mình. (Đọc truyện đêm khuya 28/9/2017)

Truyện ngắn "Mường giống": Câu chuyện khai sinh một vùng đất

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019

Lượt nghe: 1237

Truyện toát lên không khí hiện đại mà vẫn truyền thống. Hư hư thực thực, lãng mạn và nên thơ, mượn xưa để nói nay. Khung cảnh, lối nghĩ xưa rất xưa, nhưng chuyển tải không quá nặng cổ bởi giọng văn bay bổng, những câu văn gần gũi, giản dị, giàu hình ảnh như cách nói của người miền núi để người đọc, người nghe dễ tiếp nhận… (Đọc truyện đêm khuya phát 11/02/2019)

Truyện ngắn "Ngôi trường trên đồi hoa vàng": Câu chuyện cảm động về học sinh miền núi

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 1/11/2017

Lượt nghe: 1346

Tác phẩm viết về sự gắn kết trong học tập, tinh thần vượt khó của các bạn vùng cao. Nhân vật chính là Quân từ thành phố chuyển về học tập tại một ngôi trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng toàn cây cỏ hoa lá với những con đường mấp mô lên dốc, xuống đèo…Thời gian đầu Quân rất ngạc nhiên vì các bạn học sinh và cả thầy cô giáo nửa ngày đến trường, nửa ngày còn lại thì lên nương làm rẫy. Nhưng khi sống trong tập thể lớp luôn có sự nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống thì Quân đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập vào tập thể lớp, tập thể trường trong tình yêu thương của các thầy cô và bạn bè...(Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2017)

Truyện ngắn "Những dòng anh chưa viết": Sự hy sinh cao cả, bi tráng của những nhà văn - chiến sĩ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2017

Lượt nghe: 6624

Tác phẩm kể theo trình tự thời gian trong bối cảnh chiến tranh. Không khí chuẩn bị cho một trận đánh lớn và có những nhà báo - chiến sĩ luôn sát cánh cùng người lính trên mặt trận. Những dòng chữ ghi lại ngay bên chiến hào còn vương thuốc súng chính là tư liệu chân thực nhất, hào hùng nhất về một thời đạn bom. Nhân vật Hồ Thừa chỉ băn khoăn vì mình chưa kịp hoàn thành ký sự, bởi càng gần gũi đồng đội anh càng thấm thía “Mặt trận này như một chiếc sàng lớn. Mỗi một con người ở đây là một thỏi vàng có linh hồn”. (Đọc truyện đêm khuya 14/9/2017)

Truyện ngắn "Phấn mùa ở phía Hội An": Tấm gương hi sinh dũng cảm của nữ chiến sĩ Cách mạng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018

Lượt nghe: 1578

Truyện viết về tấm gương hi sinh anh dũng, quả cảm của một người nữ du kích trong kháng chiến chống Mỹ. Chị Sáu là hình ảnh đại diện của biết bao cô gái hi sinh thầm lặng vì sự nghiệp cao cả của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị là cô gái tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống sát cánh cùng người yêu, người đồng chí của mình chiến đấu với quân giặc. Ngay từ khi còn nhỏ, tinh thần yêu nước và niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam đã được hun đúc trong cô bé Sáu qua câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu. Khi bị địch bắt, dù bị chúng tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn không hề khuất phục. Sự hi sinh của chị tiếp thêm sức mạnh chiến đấu chống quân thù của đồng đội và người thân.Truyện xúc động khiến người đọc, người nghe nhất là bạn trẻ ghi nhớ công ơn những người con ưu tú ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 27/02/2017)

Truyện ngắn "Quà tặng": Điều kỳ diệu trong đêm Giáng sinh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2015

Lượt nghe: 2833

Truyện là trang hồi ký của nhà văn về người bạn thân thiết Dieter khi tác giả công tác tại miền Đông nước Đức. Với nhân cách tốt đẹp của mình, Dieter đã mang đến niềm vui, niềm an ủi, niềm hạnh phúc cho một người bạn Việt Nam đang thân cô thế cô nơi đất khách. Sau này, khi cuộc sống lâm vào khốn khó Dieter cũng không bao giờ lợi dụng bạn mình, nhưng người bạn đó đã không bỏ rơi anh. Đêm Giáng sinh ở đầu và cuối truyện đã mang đến cho hai nhân vật chính những món quà kỳ diệu của tình bạn - tình người.(Đọc truyện đêm khuya 29/12/2015)

Truyện ngắn "Tuổi mười lăm": Vẻ đẹp của nữ sinh áo trắng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2018

Lượt nghe: 645

Thiên - nhân vật chính của truyện ngắn "Tuổi mười lăm" của tác giả Hà Thanh Phúc thật duyên dáng trong chiếc áo dài trắng thướt tha, mềm mại. Vẻ đẹp trong sáng của cô học trò tuổi 15 là tâm điểm xuyên suốt trong tác phẩm. Cảm xúc ấy như được nhân lên khi bên cạnh Thiên luôn có Hoàng, cậu bạn rất tinh nghịch nhưng lúc nào cũng quan tâm đến Thiên một cách kín đáo. Truyện về tình bạn tuổi học trò, về tình cảm chớm nhớ chớm thương của các bạn tuổi mới lớn. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 27/3/2018)

truyện ngắn Bến Ô sin

truyện ngắn Bến Ô sin

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1355

Nhiều kịch tính, Bến Ô sin có thể là những câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng sau đó, người ta nhận thấy cả sự nhốn nháo, bề bộn của xã hội. Sự đảo chiều trong mối quan hệ chủ-tớ trong Bến Ô sin cũng tạo ra một tiếng cười trào phúng

Truyện ngắn Bến Ô sin: Một truyện ngắn hay của Hồ Anh Thái

Truyện ngắn Bến Ô sin: Một truyện ngắn hay của Hồ Anh Thái

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1917

Nhiều kịch tính, Bến Ô sin có thể là những câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng sau đó, người ta nhận thấy cả sự nhốn nháo, bề bộn của xã hội. Sự đảo chiều trong mối quan hệ chủ-tớ trong Bến Ô sin cũng tạo ra một tiếng cười trào phúng.

Từ "Giấc mơ" đến "Tin nhắn" là hành trình mưu sinh và tình yêu của những cô gái trẻ

Từ

Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2018

Lượt nghe: 986

Từ nhân vật Huyền trong truyện “Giấc mơ” đến nhân vật Nga trong truyện “Tin nhắn” của nhà văn Trần Thanh Cảnh là hành trình của những cô gái trẻ thời 9X bước vào cuộc sống mưu sinh và tình yêu...(Đọc truyện đêm khuya phát 24/12/2018)

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự "Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn")

Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó (kỳ 1 phóng sự

Ngày phát hành 10:51 | 16/3/2024

Lượt nghe: 2420

Nghệ thuật truyền thống là quốc hồn, quốc túy của một dân tộc, là kí ức chung của một cộng đồng được nuôi dưỡng bằng tình cảm của từng cá thể trong nhiều thế hệ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một mặt, nghệ thuật truyền thống có thể trở thành một ngôn ngữ để giao lưu với thế giới, cùng sự tâm huyết của các nghệ sĩ, mặt khác, chính nó cũng đang đối diện với nguy cơ bị mai một, bị lấn át bởi các “làn sóng” thông tin, giải trí, công nghệ… vừa nhanh chóng, bắt mắt, vừa được coi là thời thượng của không ít công chúng khán giả. Theo đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn để vừa bảo tồn, phát huy vốn cổ cha ông, đưa nghệ thuật gần hơn với khán giả, vừa phải sinh tồn trong vòng quay của thực tế khi “cơm áo không đùa với khách thơ”. Phóng viên Ban Văn học-Nghệ thuật VOV6 đề cập vấn đề này qua loạt phóng sự “Nghệ thuật truyền thống: Bảo tồn và Sinh tồn”, kỳ 1 với nhan đề “Tuyển sinh các ngành nghệ thuật gặp khó” (Làn sóng nghệ thuật)

Vai trò của học sinh trong đổi mới môn Ngữ văn

Vai trò của học sinh trong đổi mới môn Ngữ văn

Ngày phát hành 12:54 | 4/10/2023

Lượt nghe: 350

Chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện nay có những bài học gắn với thực tiễn, ngữ liệu ngoài sách giáo khoa đóng một vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa. Biết vận dụng, tìm hiểu, sử dụng hiệu quả những ngữ liệu này sẽ giúp chúng mình có thêm nhiều kiến thức, chủ động tư duy và tránh xa văn mẫu... (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2023)

Văn học sinh thái - Địa hạt còn để ngỏ

Văn học sinh thái - Địa hạt còn để ngỏ

Ngày phát hành 8:42 | 25/7/2022

Lượt nghe: 2435

Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường sinh thái, bảo vệ thiên nhiên đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Cùng với tác phẩm văn học sinh thái, các nhà văn đã và đang góp phần cảnh báo và thức tỉnh con người, nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp, giàu tính nhân văn. Nhưng để dòng chảy văn học này phát huy được tối đa sứ mệnh thì không đơn giản. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với tiến sĩ, nhà phê bình văn học Hoàng Cẩm Giang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/7/2022)

Vẽ tranh cho ngày giáng sinh

Vẽ tranh cho ngày giáng sinh

Ngày phát hành 14:31 | 23/12/2021

Lượt nghe: 570

Mọi nơi đang tràn ngập không khí Noel với những hình ảnh, màu sắc, thanh âm tưng bừng rộn rã. Để cùng mừng ngày lễ Giáng sinh, trong Trang nghệ thuật hôm nay, chúng mình sẽ cùng họa sĩ Đặng Việt Linh vẽ một bức tranh thật đẹp về chủ đề này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 22/12/2021)

Vì sao phim “Ký sinh trùng” thắng lớn tại giải Oscar?

Vì sao phim “Ký sinh trùng” thắng lớn tại giải Oscar?

Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2020

Lượt nghe: 775

Trước khi đoạt 4 giải Oscar: Phim hay nhất; Đạo diễn xuất sắc; Phim quốc tế xuất sắc và Kịch bản gốc xuất sắc, bộ phim của đạo diễn Bong Joon-ho cũng đã gặt hái thành công khi là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Hàn Quốc giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019. (Làn sóng nghệ thuật 14/02/2020)

Việt Nam - Cuộc chiến sinh tử chống Covid - 19

Việt Nam - Cuộc chiến sinh tử chống Covid - 19

Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020

Lượt nghe: 1008

NXB Lao động Xã hội vừa phát hành cuốn sách “Việt Nam - Cuộc chiến sinh tử chống Covid - 19”. Trong hàng nghìn tin, bài, ảnh, Ban Soạn thảo đã công phu biên tập, chọn lọc ra những bài viết tiêu biểu phản ánh toàn diện các lĩnh vực, các lực lượng tham gia chống dịch. (Làn sóng nghệ thuật 05/5/2020)

Xung Và Cung Đôi bạn voi dũng cảm: Cuốn sách sinh động dành cho tuổi thơ

Xung Và Cung Đôi bạn voi dũng cảm: Cuốn sách sinh động dành cho tuổi thơ

Ngày phát hành 14:40 | 4/4/2023

Lượt nghe: 289

Câu chuyện về Xung và Cung là nguồn cảm hứng bay bổng để họa sĩ Vladimir Sevchenko vẽ nên một loạt tranh sinh động và kỳ vĩ về quê hương Việt Nam cùng chuyến chu du đầy can đảm của đôi bạn. Những bức tranh đó tác động mãnh liệt đến nhà văn thiếu nhi nổi tiếng Vitali Bianki khiến ông đặt bút viết nên bản hùng ca về loài voi này... (Văn nghệ thiếu nhi 30/03/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00

Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu (đang phát)

21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu