Ngày phát hành 16:29 | 9/2/2022
Lượt nghe: 1233
Từ trước đến nay không ít tác phẩm văn học đề cập chuyện dì ghẻ-con chồng, và thường để lại trong độc giả những sự ấm ức, bức bối về tình cảm mà dì ghẻ dành cho con chồng. Nhưng ở truyện ngắn “Tí tách mưa xuân” của nhà văn Nguyễn Hương Duyên mà các bạn vừa nghe, đọng lại trong lòng độc giả lại là sự ấm áp, cái ấm áp đó đến từ một dì ghẻ bao dung và độ lượng. Anh-người đàn ông có vợ qua đời từ sớm, một mình nuôi con gái trưởng thành. Đến khi Anh được một người phụ nữ yêu thương chăm sóc, chia sẻ buồn vui thì cô con gái lại kịch liệt phản đối. Anh đã bước ra khỏi ngôi nhà do mình gây dựng nên để nhường lại cho vợ chồng cô con gái. Trải qua nhiều thử thách, trong đó có cả những lần đối mặt giữa sự sống và cái chết, cô con gái mới dần hiểu ra được nỗi lòng của người cha, tình cảm của người mẹ kế và cũng là nhận thức đầy đủ hơn về đạo lý làm người. Như những giọt mưa xuân cứ tí tách rơi thấm dần vào đất, tình cảm của người mẹ kế này cũng vậy. Chị lặng lẽ chăm sóc, yêu thương Anh mà không hề đòi hỏi, không một lời than trách, không một lời oán hận…mặc dù đứa con riêng không ít lần hỗn xược, vô lễ với chị, không chấp nhận chị như một thành viên trong gia đình. Truyện đã thành công trong việc diễn tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật người cha. Xung đột nội tâm luôn giằng xé. Ở anh luôn tồn tại mâu thuẫn: Anh vừa yêu thương vừa tức giận con gái; vừa hy vọng chờ đợi vừa ra vẻ dửng dưng; vừa muốn mắng mỏ con lại vừa như sợ con đau lòng…(Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2015
Lượt nghe: 1084
Ba nắm cơm là câu chuyên cổ tích mà nhân vật chính là hai ông bà lão và lũ chuột. Không rõ có chuyện gì thú vị sẽ diễn ra nhỉ? Mời các bạn cùng nghe chương trình Kể chuyện và hát ru thì sẽ nhé! (Kể chuyện và hát ru ngày 23+24/3)
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2015
Lượt nghe: 3699
Chuỗi ngày phải sống trong bóng tối đã giúp Hòa nhận ra sai lầm của mình, cảm nhận sâu sắc và tinh tế hơn tình yêu thương nồng ấm mà con người cần trao cho nhau trong cuộc đời. Nhờ có người hiến giác mạc, Hòa được nhìn lại ánh sáng, được trở lại với bục giảng cùng bao niềm vui bình dị đời thường. Nguồn ánh sáng chị nhận được rọi chiếu trở lại trái tim chị, khiến trái tim ấy đập rộn ràng hơn, ấm áp và bao dung hơn.(Đọc truyện đêm khuya 21/11/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016
Lượt nghe: 5602
Là cây bút nữ nhanh nhạy với các đề tài nóng của xã hội, nhà văn Phong Điệp dồn nén nhiều chi tiết đời thường qua giọng văn nhạy cảm, gần gũi trong cách kết cấu xâu chuỗi từng mảng đời, từng lát cắt cuộc sống gắn với thằng bé để tạo nên các xung đột đỉnh điểm, căng thẳng. Chất liệu đời sống ngồn ngộn, sinh động được đan cài dày đặc trong tính cách, tâm lý và hành động để tạo nên chân dung thực sự sống động của từng nhân vật. Hai mẹ con bà Sẳng – Thiên Ân như hai điểm sáng – tối của bức tranh đậm chất đời bổ sung, xuyên thấm vào nhau. Dù bị tổn thương đến đâu chăng nữa nhưng người mẹ vẫn tha thứ bởi tình thương vô bờ bến bà mẹ đã dành cho con. Tác phẩm mang bài học sâu sắc về tình cảm con người với lòng vị tha, nhân hậu có lẽ sẽ cứu rỗi cuộc đời. (Đọc truyện đêm khuya 11/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2015
Lượt nghe: 1486
Ký ức chiến tranh với tình yêu đầy thử thách cùng người con gái Việt Nam, cựu chiến binh Mỹ Bôp Mu-lơ trở lại chiến trường xưa để tìm lại người cũ. Cảnh cũ vẫn còn, người xưa đã mất nhưng tấm lòng bao dung và vị tha của người Việt Nam giúp Bôp Mu-lơ hiểu thêm giá trị nhân văn trong cuộc sống.
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2015
Lượt nghe: 2020
Câu chuyện về bộ ba nhân vật được tạo dựng lớp lang, gần gũi. Hình ảnh bảy bậc cầu thang vừa có ý nghĩa hiện thực vừa mang biểu tượng tâm lý về những thách thức, khó khăn mà nhân vật "tôi" phải trải qua để giành lấy hạnh phúc đích thực cho mình.(Đọc truyện đêm khuya 16/1/2015)