Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 54 kết quả

"Anh hùng còn chi" - Di cảo Nguyễn Huy Thiệp

Ngày phát hành 10:40 | 1/12/2023

Lượt nghe: 3532

“Anh hùng còn chi” là thành quả từ quá trình tìm kiếm, lựa chọn và giới thiệu những bài thơ chưa từng được biết đến của Nguyễn Huy Thiệp, một số truyện ngắn đã xuất bản nhưng vì lý do nào đó bị lãng quên, các kịch bản phim, tiểu luận, những ký họa trên gốm, cùng những tấm ảnh tư liệu quý giá trong cuộc đời nhà văn. Cuốn sách được kì vọng sẽ đem đến cho độc giả một hình dung đầy đủ, tổng thể hơn về sự nghiệp văn chương cũng như cuộc đời của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp từ những năm 1970 cho đến khi ông rời cõi tạm. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có cuộc trò chuyện với nhà phê bình văn học, PGS. TS Văn Giá. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

"Bức nude thứ 9" - Khi tổ ấm không còn ấm

Ngày phát hành 10:45 | 12/12/2023

Lượt nghe: 1593

Với những ai đã là độc giả trung thành của nhà văn Tống Ngọc Hân, “Bức nude thứ 9” là một truyện ngắn có phần khác lạ. Trong tác phẩm này, nữ nhà văn không khai thác các yếu tố phong tục tập quán của đồng bào vùng núi mà bước thẳng vào đời sống đô thị, cụ thể hơn là đi sâu vào đời sống hôn nhân của Triển và vợ. Hai người tới với nhau đúng theo mô típ người đẹp và đại gia nhưng đây không phải là một cuộc trao đổi xác thịt tình tiền. Liền lấy chồng có thể không có tình yêu, nhưng cô có lòng biết ơn với người đàn ông đã cứu cả gia đình mình. Chỉ khi sống chung, những khác biệt, xô lệch mới dần trở nên rõ ràng, khiến một người sống trong tủi nhục, một kẻ lòng đầy hoài nghi. Hôn nhân của họ chỉ còn trên danh nghĩa…Là một người viết văn có nghề, không lạ khi với truyện ngắn này, Tống Ngọc Hân vẫn đem đến một câu chuyện có lớp lang, kịch tính từ giây đầu tiên tới phút cuối cùng. Nhà văn vẫn phát huy được thế mạnh khi xây dựng nội tâm nhân vật, nhất là với Triển, gã đàn ông ghen tuông đến mức mù quáng. Trong khi đó, sự kiệm lời của nữ chính lại cho thấy một sự kìm nén trong lồng son gác tía. “Bức nude thứ 9” gửi gắm thông điệp về hôn nhân: khi không đủ sự tin tưởng, cuộc sống lứa đôi chẳng khác gì địa ngục. Nhưng cũng trong truyện ngắn này, độc giả còn thấy được thông điệp về nghệ thuật, về một cái Đẹp vượt lên sự tầm thường và ích kỷ. Cái Đẹp sẽ cứu rỗi thế giới, dẫu đấy là thế giới đầy rẫy những ghen tuông, áp đặt và hoài nghi của một kẻ như Triển hay là thế giới uất ức, cam chịu của những người đàn bà như Liền. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

"Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ": Bí mật của cây xanh

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018

Lượt nghe: 2632

Cây xanh trò chuyện với nhau như thế nào nhỉ? Có phải là tiếng lá lao xao, hay trong đêm khuya vắng chúng rì rào kể chuyện cho nhau nghe… Rất nhiều liên lưởng mà chúng mình đã nghĩ ra để giải thích cho việc cây xanh trò chuyện với nhau. Còn nhà văn Trần Hoài Dương thì lại có một cách giải thích khá thú vị cho điều này thông qua truyện "Câu chuyện còn giấu kín trong lớp vỏ" (VOV6 Kể chuyện và hát ru 04/01/2018)

"Đêm hoa vàng" của Bình Nguyên Trang: Còn tình yêu kia còn đó chân trời

Ngày phát hành 14:25 | 5/7/2024

Lượt nghe: 2045

Có những ám ảnh thi tứ gắn với một nhà thơ, một tác giả mà thời gian không thể xóa nhòa. Với bạn đọc, người yêu thơ lứa 7x, 8x từng say mê những tờ báo tuổi hoa một thời như Hoa học trò, Mực tím, Bình Nguyên Trang là một cái tên khó quên. Mẹ, tháng Ba, hoa gạo hay màu hoa vàng… là những hình ảnh đã trở thành biểu tượng thơ của Bình Nguyên Trang thuở ấy. Mới đây, nữ nhà thơ quê thành Nam ra mắt độc giả, công chúng yêu thơ tập thơ mới với nhan đề “Đêm hoa vàng”. Vẫn là những “Bài thơ dở dang hai chữ một mình”... Là “Mùa đã mới mà nỗi buồn vẫn cũ/ Lòng tan hoang như ô cửa gió lùa”

"Điều còn mãi" cùng nhạc trưởng Lê Phi Phi

Ngày phát hành 11:26 | 12/10/2022

Lượt nghe: 782

Sau hai năm gián đoạn vì dịch bệnh Covid 19, chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” đã trở lại với công chúng vào đúng ngày Quốc khánh. Bước sang năm thứ 12, không gian của “Điều còn mãi” gắn liền với vai trò chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi. Đối với anh, lần trở về này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc... (Làn sóng Nghệ thuật 06/09/2022)

"Gà trên núi Cơi Pòn": Còn mãi vẻ đẹp của núi rừng

Ngày phát hành 15:10 | 13/5/2021

Lượt nghe: 842

Gần đây, cây bút trẻ Kiều Duy Khánh thường sử dụng những yếu tố kỳ ảo trong các sáng tác của mình. Nào là hũ bạc, hạt vía thiêng, hồn piêu hay trái tim sói tuyết và ở truyện ngắn này là gà mái hoa mơ biết gáy. Nhưng cái lạ, cái khác biệt ấy không phải để gây tò mò mà là nguyên cớ để nhà văn xây dựng đường dây câu chuyện, như một thủ pháp tạo dựng không gian nghệ thuật. Bình thường gà mái đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con, nhưng đằng này nó lại biết gáy. Nghĩ có điềm chẳng lành, bà Vùa liền tìm đến nhà lão Vạng làm nghề thầy cúng. Tin vào lời thầy cúng vừa háo danh vừa có cái tâm không trong sáng mà bà Vùa đã ngăn cản hạnh phúc riêng của con trai mình. Hình ảnh đàn gà mái hoa mơ chân con nào cũng cụt ngủn mê mải nhặt thóc, thỉnh thoảng lại vươn cổ gáy một tràng téc…te…te…ở phần cuối truyện thật có sức gợi. Lòng tham, sự ích kỷ, thói xấu xa của con người không thể bẻ cong, làm biến dạng, làm mất đi cái đẹp, sự lương thiện…Và chi tiết Thồng-con trai bà Vùa dứt tung cái túi bùa đựng chân gà mái rồi ném xuống đất thật dứt khoát, nó như lời khẳng định anh sẽ mạnh mẽ và quyết tâm gỡ bỏ những quan niệm, hủ tục lạc hậu đã đeo bám và làm khổ sở bao mảnh đời người dân thôn bản bấy lâu. Chính những người trẻ như Thồng, như Máy sẽ quyết định tương lai cuộc đời mình (Lời bình của BTV Vũ Hà)

"Gieo mầm": Đánh thức những gì còn ngủ yên

Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2019

Lượt nghe: 919

Người chiến sĩ Hiên khi rơi vào một tình thế phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, đã tìm đến cái chết khốc liệt nhất để tỏ rõ ý chí sắt đá của mình trước mũi súng của kẻ thù. Chính sự hy sinh của người anh hùng đã gieo những mầm căm thù, mầm hy sinh quả cảm của muôn vàn người chiến sỹ khác...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/3/2019)

"Ngủ giữa hoa sen": Tình yêu còn mãi

Ngày phát hành 10:55 | 8/1/2024

Lượt nghe: 1652

Câu chuyện chúng ta vừa nghe, như chính lời tác giả Nguyễn Anh Vũ tự bạch, được viết ra từ chính những ký ức về vùng quê ngoại Thái Bình của tác giả. Không khí, bối cảnh và các nhân vật đã trăn trở trong Nguyễn Anh Vũ từ rất lâu, chỉ còn chờ đúng dịp là tất cả ùa ra trang giấy. Hai nhân vật chính trong truyện ngắn là Toại và Thoan, những người cùng xã, khác thôn. Toại là thương binh hạng nặng từ chiến trường trở về. Còn với Thoan, dù tác giả không nói rõ nhưng người đọc cũng có thể đoán được cô đã từng là một người lính, có thể là một nữ thanh niên xung phong, một cô gái giao liên hay mở đường chẳng hạn. Và chắc là Thoan với Toại đã từng có những ân tình sâu đậm. Thế nên sau 10 năm Toại ở trại điều dưỡng, khi Thoan hay tin Toại còn sống đã tìm mọi cách để đón được Toại về và họ thành vợ thành chồng. Toại chỉ còn một tay trái và nửa chân phải, nặng 21 kg, gần như đã là một người tàn phế. Việc Thoan đón Toại về vì thế là một nghĩa cử, một hy sinh lớn lao chứ không phải mưu cầu bất cứ một quyền lợi gì. Nhưng bản năng và khát khao chính đáng của người phụ nữ trong Thoan sau đó vẫn cất lên, rằng cô mong muốn có một đứa con. Toại làm sao có thể thực hiện được điều ấy. Anh cũng đã sẵn sàng, mở lòng để Thoan có thể nhờ một người đàn ông khác giúp, dù đó có thể là thằng Sật, một gã đàn ông có “hàm răng thuốc lào vàng ệch, tóc xoăn tít, râu quanh mồm rậm rịt lan xuống tận cổ” và hay ve vãn phụ nữ. Người nghe, người đọc cũng có lúc cảm tưởng rằng, chắc Thoan sẽ nhờ một người đàn ông nào đó giúp cho mình mang thai, sinh con. Nhưng càng về cuối truyện thì những điều bất ngờ nhất mới được hé lộ. Thoan không những đi tìm thuốc cho Toại mà còn nhờ đến cả những sức mạnh tâm linh qua lá bùa mà sư thầy trên chùa Cả cho. Và hạnh phúc đã đến với Toại và Thoan ở đoạn cuối tác phẩm trong một sự hồi sinh sức lực đàn ông của Toại, để thắp lên ước mơ trọn vẹn trong Thoan. Chi tiết hai vợ chồng ôm nhau trong con thuyền trôi đi trên đầm sen mang vẻ đẹp đầy lãng mạn và kỳ ảo, đồng thời cũng sáng lên một niềm tin bất diệt vào tình yêu và hạnh phúc. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Sương còn giăng trắng núi": Câu chuyện tình éo le, ngang trái

Ngày phát hành 10:59 | 10/9/2021

Lượt nghe: 1209

Trong làng văn, Hoàng Lệ Thủy có lẽ còn là một cái tên khá mới mẻ. Thế nhưng qua truyện ngắn này, tác giả đã cho thấy một bút pháp vững vàng, cách kể chuyện đầy lôi cuốn với những trang văn giàu cảm xúc. Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật “tôi”, là em gái của nhân vật nữ chính trong truyện. Cả hai nhân vật nữ - hai chị em ruột cùng các nhân vật phụ vây quanh đều không có một cái tên cụ thể, họ như bị hòa vào bầu không khí bảng lảng sương khói của một miền không gian sơn cước. Câu chuyện chúng ta vừa nghe là câu chuyện của những bi kịch chồng lên nhau. Cô chị đi lấy chồng trong tiếng gào khóc của em gái. Và rồi sau đó là những xót xa của cả gia đình khi thấy chị thường xuyên bị chồng đánh đập, bạo hành. Cuối cùng cuộc hôn nhân tan vỡ, người chị trở về nhà bố mẹ đẻ với đứa con địu trên lưng, có lẽ trong lòng cũng thầm xác định một cuộc sống an phận. Rồi cô em lại đến tuổi yêu đương. Trong tình yêu có ai học hết chữ Ngờ. Vào ngày hội xuân năm ấy, hai chị em đi hội và đều chạm phải tiếng sét ái tình với một chàng trai. Ngang trái bắt đầu nảy sinh ở chỗ chàng trai thích cô chị nhưng lại cưới cô em làm vợ, có lẽ bởi bước đầu anh ta chưa vượt qua được mặc cảm kết hôn với người con gái đã từng một lần đò. Hạnh phúc lấy được người con trai mình yêu của cô em không thể bù đắp cho nỗi buồn vì không sinh được con, cứ có thai ít lâu lại hỏng. Bi kịch của cô em nhân lên gấp đôi khi một ngày phát hiện chồng mình và chị gái ân ái ngay trong chính ngôi nhà mà hai chị em lớn lên từ thuở ấu thơ. Bắt đầu từ đây, những bi kịch chồng lên bi kịch. Bản thân cô chị cũng đau xót bẽ bàng, mang mặc cảm của người mắc lỗi, làm em gái đau khổ, phá đi hạnh phúc vợ chồng của em. Cô em thì vẫn rất yêu chồng và cũng không thể chà đạp lên người chị gái ruột thịt của mình. Éo le tiếp tục đẩy cao hơn nữa khi chị gái có bầu với người chồng chính thức của cô em. Vậy là một cuộc hoán đổi âm thầm diễn ra. Cô em lặng lẽ trở về nhà bố mẹ đẻ để thưa với bố mẹ mọi chuyện. Cô chị trở thành vợ chính thức của người chồng cô em, nhưng bước chân ra đi trong buồn bã. Những nỗi đau có lẽ rồi cũng nguôi ngoai, hạnh phúc của cô em dù dang dở nhưng sự hy sinh của cô biết đâu lại mang đến hạnh phúc thực sự cho người chị của mình, cũng là cho cả người cô từng chung chăn gối. Đi qua những xót xa, có lẽ mỗi người sẽ trân trọng và nâng niu nhiều hơn những gì mình đang có. Những éo le ngang trái của số phận như nói với chúng ta về sự bất toàn trong đời sống và tình yêu, luôn là điều không thể lường trước hết được. Đối diện với những bất toàn ấy, có lẽ luôn cần sự bình tĩnh và một lòng bao dung. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Tờ giấy bạc luân lưu": Còn đó những nỗi đau khuất nẻo

Ngày phát hành 9:14 | 30/7/2024

Lượt nghe: 2239

Trên nền câu chuyện cùng đồng đội trở lại chiến trường xưa, nhà văn Trung Sỹ đã tái hiện lại những mảnh ký ức mãi găm lại trong tâm hồn những người lính một thời. Một phần thân thể đã gửi lại chiến trường đồng nghĩa với tâm hồn của họ từ đó mãi về sau luôn đeo đẳng bao kỷ niệm mất mát, buồn vui, đắng đót. Trên những bước đường trở lại, những người lính chứng kiến những tàn dư còn lại của cuộc chiến đã đi qua . Có thể thấy qua từng trang văn, tác giả vẫn nặng mang nỗi niềm với những đồng đội đã ngã xuống. Ông viết như để trải lòng, câu chữ nhẹ tênh mà như chắt ra từ nỗi đau khuất nẻo. Hình ảnh tờ giấy bạc luân lưu, xoay vòng, tưởng đã trở về và yên vị nơi xuất phát ban đầu rồi lại được trao cho nhóm hát rong trên mảnh đất là chiến địa xưa là một hình ảnh đẹp, một cử chỉ đẹp. Ký ức đau thương nhẹ bớt phần nào khi người thương binh trao gửi một món tiền cũng là để tự hòa giải chính những nỗi niềm va đập trong chính ông. Nhưng vẫn còn đó nỗi đau không cách nào nguôi ngoai khi chạm vào đâu cũng gợi về, nghĩ về, nhớ về những đồng đội đã ra đi. Đó là vết dấu không thể nào xóa nhòa được của chiến tranh, tiếng vọng đau thương của bom mìn, tiếng súng cho dù năm tháng đã qua đi bao nhiêu lâu…

“Bếp lửa còn nồng”: Mãi mãi một tình yêu

“Bếp lửa còn nồng”: Mãi mãi một tình yêu

Ngày phát hành 14:7 | 12/6/2023

Lượt nghe: 1011

Với giọng văn sâu lắng, đầy cảm xúc mang dấu ấn riêng như thường thấy, ở truyện ngắn mà các bạn vừa nghe, nhà văn Nguyễn Hương Duyên đã đủng đỉnh, chậm rãi kể một câu chuyện mà chính gia đình ta hay một gia đình nào đó cũng có thể xảy ra. Vũ và Ngân-cặp vợ chồng có một cuộc sống gia đình hạnh phúc cùng hai đứa con. Thế nhưng, chỉ vì một hiểu lầm nho nhỏ, ai cũng vì cái tôi quá cao mà không hạ mình xuống cất công tìm hiểu nguồn cơn; không sẵn sàng trò chuyện, chia sẻ, cứ giữ ấm ức trong lòng dẫn đến sự việc trầm trọng; tâm lý chán nản, bất cần. Vũ hiểu lầm Ngân có người mới, còn Ngân thì cho rằng chồng mình có bồ. Thực ra, Ngân không có ai cả. Còn Vũ chỉ vì cả nể, không tránh khỏi những phút yếu lòng mà cho Hà một đứa con chứ anh không hề yêu cô. Nhưng vì thấy thái độ thờ ơ, bất cần và xa lánh của Ngân mà Vũ lại nảy sinh quyết định ly dị vợ để đến với Hà. Trong cuộc tình tay ba này có lẽ chỉ có Hà là người tỉnh táo nhất. Cô biết Vũ không yêu mình, cô cũng biết anh cưới mình không phải do cô và đứa con đã kéo anh về phía mình, vì thế Hà đã quyết định không chung sống với Vũ. Tác giả đã dụng công xây dựng nhân vật Hà khá sắc nét. Hà không lợi dụng sự bất ổn của Vũ để cướp chồng người khác. Cách ứng xử của cô cũng rất văn minh. Hà chủ động hẹn gặp Ngân, giải thích mọi chuyện cho Ngân hiểu. Rằng cô chỉ yêu đơn phương và chỉ xin Vũ một đứa con, rằng hai người nên quay về với nhau. Sau đó Hà còn nỗ lực làm nhiều việc khác nữa những mong hàn gắn vợ chồng Vũ-Ngân. Vậy đấy, đôi khi thói kiêu ngạo trong mỗi người lại bị xem nhầm là lòng kiêu hãnh. Có những rạn nứt mà chính sự xa cách đẩy tan vỡ đến rất nhanh. May mà hai người trong cuộc còn có mối quan tâm chung là những đứa con, và quan trọng họ vẫn còn yêu nhau, luôn nghĩ về nhau, như “bếp lửa còn nồng” (Lời bình của BTV Vũ Hà)

“Cao xanh còn những dịu dàng”: Vun vén gia đình hạnh phúc

“Cao xanh còn những dịu dàng”: Vun vén gia đình hạnh phúc

Ngày phát hành 14:22 | 17/5/2024

Lượt nghe: 1540

Các bạn thân mến, nếu với những đôi vợ chồng hiếm muộn thì việc có được một em bé thì họ phải bỏ bao công sức, thời gian và tiền bạc. Niềm hạnh phúc của họ thật sự vỡ òa khi em bé ra đời. Thế nhưng với vợ chồng Hoài và Thương trong truyện thì việc người vợ mang bầu lại mang đến biết bao nỗi lo lắng. Bởi hai vợ chồng đã có hai cô con gái, thêm một đứa nhỏ là thêm bao điều phải lo cơm áo gạo tiền nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Cả hai vợ chồng đều là công nhân lao động, đồng lương có hạn nên việc phát sinh đứa bé thứ ba khiến Hoài chỉ thấy nặng lòng mà không thấy sung sướng. Tuy vậy, được sự động viên của chồng, của bố mẹ chồng thì Hoài cũng đón chào thành viên thứ 5 và nuôi con khỏe mạnh. Cuộc sống gia đình tuy có chút vất vả nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc nếu không có vụ tai nạn bất ngờ xảy ra. Thương bị trấn thương nặng và có khả năng sống đời sống thực vật. Đôi vai gầy của người phụ nữ phải gồng gánh các con lại chăm lo người chồng bị bệnh. Trách nhiệm của một người mẹ, một người vợ khiến Hoài không thể gục xuống khi giờ đây cô trở thành trụ cột của cả gia đình. Dù vô vàn khó khăn nhưng trong lòng Hoài vẫn luôn hy vọng cái ngày chồng khỏi bệnh. Truyện ngắn về cuộc sống đời thương vất vả với niềm vui và nỗi buồn của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình. Hoài hạnh phúc khi có một người chống hiền lành, chăm lo cho gia đình, hạnh phúc khi có bố mẹ chống yêu thương mình. Nhưng bên cạnh đó là nỗi nhọc nhằn vất vả lo toan cho gia đình cũng như nỗi bất hạnh khi chồng bị tai nạn. Tuy truyện ngắn có không ít chi tiết buồn như Hoài sớm mồ côi cha mẹ hay Thương phải sống đời sống thực vật nhưng tông màu chủ đạo vẫn là nét tươi sáng và niềm tim vào tương lai của một người vợ, người mẹ. Cuộc đời con người luôn có những thăng trầm và hạnh phúc chỉ đến với những ai biết đối mặt và vượt qua nó.

“Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người

“Chuyện Cò Cung”: Nóng lạnh tình người

Ngày phát hành 16:51 | 16/8/2021

Lượt nghe: 1120

Truyện ngắn viết về cuộc đời của anh lính Quyết Thắng với cái tên thân mật là Cò Cung. Dù là con liệt sĩ, là cháu độc định của họ Lại nhưng Cò Cung vẫn viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Người thanh niên trẻ tuổi đầy sức sống lên đường ra trận trong nỗi bịn dịn của người thân yêu và cả dân làng. Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại mấy năm rồi mà Cò Cung vẫn chưa trở về. Người mẹ già sau mấy năm mong chờ mòn mỏi đã mất vì đau khổ còn người thương là cô Vân cũng đi lấy chồng. Nhiều năm trôi qua bỗng một ngày Cò Cung bất ngờ trở về làng. Người lính trở về với vết thương chiến tranh trên cơ thể và cả tinh thần. Dân làng ai cũng nhận ra người đàn ông tâm thần đó là anh lính Quyết Thắng nhưng vì không có giấy tờ nên anh không được hưởng những chính sách giành cho thương bệnh binh. Người thương binh đã hi sinh , mất mát trong cuộc chiến giờ đây đối diên với sự nóng lạnh của tình người. Trong khi bà con làng xóm, ông Trúc yêu thương đùm bọc anh thì chồng của cô Vân là Tình cùng các em gái cô Vân lại ghẻ lạnh với anh. Sự xuất hiện của ông Thông, người đồng đội của Cò Cung mang đến hy vọng chứng minh thân phận cho người lính. Thế nhưng đến khi mất, Cò Cung vẫn không được đền đáp xứng đáng cho sự hi sinh của anh. Truyện ngắn có đề tài hậu chiến xúc động về số phận người thương bệnh binh khi trở về quê nhà của mình. Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng những đau thương, thiệt thòi vẫn đè nặng lên cuộc sống của không ít thương bệnh binh và gia đình của họ. Nhân vật Cò Cung trong truyện ngắn là một người như vậy. Chiến tranh loạn lạc khiến không ít người lính không đủ điều kiện chứng minh thân phận của mình, những người lính hoạt động bí mật, những bất cập trong cơ chế, quy trình xác nhận để hương chế độ đền ơn đáp nghĩa khiến không ít người lính chịu thiệt thòi. Với giọng văn giàu cảm xúc, những chi tiết xúc động như sự chiến đấu anh dũng của Cò Cung, tình cảm đùm bọc của dân làng, hình ảnh hai đứa trẻ đặt viên đá trên mộ Cò Cung mang đến nhiều thương cảm cho người đọc, người nghe...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Cô Sáu Cam”: Còn mãi tình yêu với mảnh vườn quê

“Cô Sáu Cam”: Còn mãi tình yêu với mảnh vườn quê

Ngày phát hành 9:55 | 18/5/2021

Lượt nghe: 733

Truyện ngắn được viết với giọng văn mộc mạc, chân chất đúng phong vị người nông dân Nam Bộ. Câu chuyện buồn vui nhiều cảm xúc của người phụ nữ tên Sáu Cam gắn bó với mảnh vườn của mình. Mở đầu truyện ngắn là câu hỏi “bán hay không bán”. Câu hỏi trong lòng nhân vật Sáu Cam có lẽ cũng là nỗi băn khoăn của không ít người nông dân trước đổi thay của cuộc sống. Trong hoàn cảnh lao động vất vả chăm bón cả năm mà lại gặp điệp khúc “được mùa mất giá” thì không ít người đã đã bán mảnh vườn cha ông để lại hoặc nhiều năm gây dựng để thay đổi cuộc đời. Nhưng bà Sáu Cam đã không làm như vậy. Dù mọi người đều khuyên nên bán khu vườn đi, làm thuê, làm mướn, buôn bán cho đỡ cực nhưng bà vẫn giữ khu vườn của mình. Trải qua mấy năm cơ cực khi trái cây mất giá thì bà Sáu Cam cũng thu hoạch hoa thơm trái ngọt. Bà Sáu Cam không còn bán hoa quả cho thương lái mà thực hiện mô hình kinh doanh vườn cây ăn trái theo kiểu “bán bụng”. Việc thay đổi phương thức kinh doanh giúp vườn cây của bà mang lại lợi ích kinh thế gấp nhiều lần. Vườn cây của bà trở thành địa điểm dụ lịch, vui chơi nghỉ ngơi của rất đông khách. Ước mơ có một căn nhà mới của bà Sáu Cam đã trở thành hiện thực. Lồng ghép trong câu chuyện giữ đất, giữ vườn của nhân vật bà Sáu Cam, chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân Nam Bộ trước tác động kinh tế thị trường. Nhiều người nông dân bán mảnh vườn, mảnh ruộng nhiều năm gắn bó thay đổi nghề, thanh niên cũng không làm ruộng, làm vườn mà làm công nhân trong các khu công nghiệp. Vườn cây ăn trái cũng thay đổi phương thức kinh doanh sao cho hiệu quả. Nhiều đổi thay đã diễn ra nhưng có lẽ tình người, tình đời của những con người chất phác thì luôn được lưu giữ. Tình cảm hàng xóm láng giềng giữa Bà Sáu Cam với ông Tư Bận hay tình cảm mẹ con của nhân vật Sáu Cam tuy được miêu tả giản dị nhưng ấm áp tình thân. Nhân vật tuy chỉ là người nông dân lam lũ nhưng tốt bụng, trọng tình trọng nghĩa thật đáng mến. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu được phần nào những đổi thay của làng quê Việt Nam thời hội nhập kinh tế thị trường. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Đợi”: Nắng tắt còn em đứng mãi đây!

“Đợi”: Nắng tắt còn em đứng mãi đây!

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019

Lượt nghe: 921

Em đứng trên cầu đợi anh / Đứng một ngày đất lạ thành quen / Đứng một đời đất quen thành lạ / Nước chảy... kìa anh, em đợi anh. (Bài hát “Đợi” do nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc cho bài thơ cùng tên của nhà thơ Vũ Quần Phương). (Điểm hẹn văn nghệ 19/10/2019)

“Hoa Huê tình còn thơm…” – Giấc mơ có thật của người nghệ sỹ

“Hoa Huê tình còn thơm…” – Giấc mơ có thật của người nghệ sỹ

Ngày phát hành 15:56 | 4/4/2022

Lượt nghe: 1083

Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh tâm sự rằng ông có một giấc mơ kỳ lạ “ở Hội Lim rất đông các nghệ sĩ tụ hội. Mỗi nghệ sĩ đều ôm một cây hoa đẹp lạ kỳ. Đó là hoa Huê tình – cây hoa bản mệnh của những người nghệ sĩ đích thực. Có một kẻ vừa hát oang oang trên sân khấu, chỉ thấy giọng khỏe mà không thấy cảm xúc gì. Hát xong ngụp lặn dưới hồ mà gào thét trả cây huê tình cho ta….”. Giấc mơ đó đã gợi cho ông cảm hứng viết truyện ngắn “Hoa Huê tình còn thơm”. Có thể thấy nhân vật Hắn trong truyện ngắn này từ đầu tới cuối luôn khao khát tìm kiếm, và bằng mọi cách để có được bông hoa Huê tình của mình - bông hoa như một biểu tượng cho tài năng, vinh quang, và danh vọng. Quá tình kiếm tìm trái tim hắn ta nặng trĩu tham sân si, lòng hắn ta luôn thèm khát những bông hoa Huê tình của nhiều nghệ sĩ danh tiếng, hắn không từ mọi thủ đoạn để đạt cho được chữ Danh. (từ tham ô một số tiền lớn của đoàn quan họ, dùng pháp thuật Ấn Độ để thu các hoa Huê tình của nghệ sĩ khác về mình, đến việc cưới một cô gái mù hát hay con gái của một nghệ sĩ ….để người con gái đó nhường lại hoa Huê tình của cô cho hắn….vv…). Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh viết truyện ngắn này để gửi gắm thông điệp: Một nghệ sĩ đích thực cần hội tụ đủ hai yếu tố tài năng và nhân cách. Dù tài năng đến đâu nếu nhân cách xấu xa anh ta cũng sẽ không thể đi xa bay cao được. Phẩm chất quan trọng nhất trong nhân cách của con người nói chung, người nghệ sĩ nói riêng là lòng nhân ái và tính trung thực. Người nghệ sĩ chân chính cần cống hiến hết mình cho công chúng trước khi nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Bút pháp kỳ ảo cũng như hình ảnh mang tính biểu tượng về một loài hoa mang tên Huê tình được tác giả sử dụng để chuyển tải thông điệp đó. Không khí truyện bảng lảng và đậm chất thơ. Tuy nhiên mạch văn đôi khi vẫn hơi rối. Điều đó cũng khiến truyện phần nào giảm sức hấp dẫn

“Hương nhãn còn đó”: Lan tỏa tình yêu quê hương

“Hương nhãn còn đó”: Lan tỏa tình yêu quê hương

Ngày phát hành 11:23 | 15/1/2021

Lượt nghe: 1038

Truyện ngắn gây tò mò với người đọc, người nghe ngay từ đầu khi miêu tả nhân vật lão Ấm người đầy máu quần quại tìm đường sống. Lão bị làm sao vậy, bị tai nạn hay vết thương chiến tranh. Hóa ra là lão Ấm vì vườn nhãn mà bị đánh tàn nhãn. Vườn nhãn đã gắn bó với họ tộc lão mấy chục đời ở xóm Phất Não. Đến đời anh em lão Ấm thì xảy ra biết bao biến cố vì cơn lốc kim tiền. Anh trai là Hai Yên bỏ xác khi đi đào vàng, người em là Hạnh thì cũng chết thảm vì nợ cờ bạc. Quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa nông thôn làm đổi thay nhiều vùng quê. Nhưng theo cùng kinh tế phát triển là những tệ nạn như cờ bạc, lô đề, cá độ… khiến bao gia đình tan nát. Vườn nhãn đã chứng kiến tất cả những biến động to lớn. Mãnh vườn với hàng trăm gốc nhãn cổ thụ cũng thăng trầm như chính cuộc đời của lão Ấm. Khi lão vì hận tình bỏ quê ra đi thì vườn nhãn cũng hoang phế không người chăm sóc. Khi lão ý thức được trách nhiệm của người con trai duy nhất còn lại của gia đình quay về thì vườn lại được hồi sinh. Truyện ngắn thể hiện được sự gắn bó máu thịt của con người với mảnh đất, ngôi nhà, khu vườn sinh ra và lớn lên. Quá trinh đô thị hóa nông thôn tác động tới từng vùng đất, từng gia đình và từng con người. Họ phải chịu va đập, thử thách bởi nhiều giá trị sống thay đổi từng ngày, từng giờ. Vườn nhãn cũng chịu thử thách như vậy. Để thu mua đất xây dựng các khu biệt thự cao cấp mà người ta bày mưu tính kế triệt hạ những gốc nhãn quý. Thậm chí lão Ấm còn bị đánh đến mất mạng vì không đồng ý bán mảnh vườn cha ông để lại. Truyện ngắn với giọng văn gai góc thể hiện cuộc sống nhiều biến đổi của một vùng quê bởi nền kinh tế thị trường. Nhiều vấn nạn được nhắc đến, những mất mát, đau thương cũng được khắc họa giàu cảm xúc. Truyện ngắn kết thúc đau lòng và chua xót khi nhân vật lão Ấm mất mạng để bảo vệ vườn nhãn quý của mình. Hy vọng rằng con trai lão là Một sẽ giữ gìn, phát triển vườn nhãn để hương nhãn vẫn tỏa hương như bao đời cha ông (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Lá thư nhầm địa chỉ”: Tình yêu còn mãi

“Lá thư nhầm địa chỉ”: Tình yêu còn mãi

Ngày phát hành 9:3 | 30/9/2022

Lượt nghe: 633

Thời nữ sinh ai mà chả có một mối tình, chỉ là mối tình đó có đủ sức nặng để xuyên suốt thời gian và không gian hay không. Có mối tình thoáng qua, nhưng cũng có mối tình thì lại rất sâu sắc và theo chúng ta đi suốt cuộc đời. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, chúng ta cùng đến với một mối tình như thế qua truyện ngắn “Lá thư nhầm địa chỉ” của nhà văn Hiệu Constant

“Mùi hương còn lại”: Lưu giữ giá trị truyền thống

“Mùi hương còn lại”: Lưu giữ giá trị truyền thống

Ngày phát hành 11:28 | 22/12/2022

Lượt nghe: 351

Nhà văn Nguyễn Thế Hùng gắn bó với binh nghiệp hơn 30 năm vì thế mà sự nghiệp sáng tác của anh đậm nét về đề tài người lính. Với các tập truyện ngắn “Đàn chim về sau bão”, “Họ vẫn chưa về”, “ Người đi bỏ mặc câu thề”, “Ngược ngàn”, nhà văn Nguyễn Thế Hùng đã khẳng định được vị trí của mình trong làng văn nghệ cả nước về người lính cách mạng và quê hương đất nước. Với quan niệm về nghề “Văn như rượu quý, phải làm sao càng để lâu càng thấy ngon. Vì vậy nhà văn như là sự tổng hòa của: Tài nghệ người ủ mấu, men, nước, khí trời, gạo…nơi sinh ra thứ rượu ngon đó” nên truyện ngắn của anh luôn mang đến những thông điệp ý vị. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Mùi hương còn lại” của nhà văn Nguyễn Thế Hùng qua giọng đọc PTV …

60 năm Hội Nhà văn Việt Nam: Chuyện còn chưa nói hết

60 năm Hội Nhà văn Việt Nam: Chuyện còn chưa nói hết

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2017

Lượt nghe: 1442

Kỉ niệm 60 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam cũng là dịp để những người viết và công chúng yêu văn học hiểu thêm về vai trò của một tổ chức xã hội - chính trị - nghề nghiệp đối với sự phát triển của nền văn học Việt Nam trong mối quan hệ với văn hóa, chính trị, xã hội và con người; mối quan hệ với đất nước, với dân tộc và nhân dân. Thử thách của thời hiện đại càng đặt ra cho nhà văn, nhà thơ những mối quan tâm,những câu hỏi và bản lĩnh nghề nghiệp. (Điểm hẹn văn nghệ 08/4/2017)

Đề tài người lính: Còn hấp dẫn nhà văn?

Đề tài người lính: Còn hấp dẫn nhà văn?

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2019

Lượt nghe: 828

Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc thì người lính vẫn luôn là đề tài sáng tác quan trọng trong văn chương. PV VOV6 đối thoại với nhà văn Nguyễn Đình Tú (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) về chủ đề này. (Đối thoại mở 18/12/2019)

Hình tượng người phụ nữ qua biểu tượng con cò trong ca dao

Hình tượng người phụ nữ qua biểu tượng con cò trong ca dao

Ngày phát hành 15:42 | 8/5/2024

Lượt nghe: 2271

Từ trong ca dao, những cánh cò là biểu tượng cho số phận nhọc nhằn, nắng mưa vất vả của người nông dân và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam. Những câu ca giàu hình ảnh, nhẹ nhàng mà thấm thía biết bao nỗi đời.

Kịch nói "Ngày ấy, họ đều còn trẻ": Câu trả lời về lý tưởng sống

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2018

Lượt nghe: 1815

Cuộc tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của bao con người, trong đó có một gia đình ở Sài Gòn. Họ tiêu biểu cho những con người sống ở đô thị miền Nam thủa đó. Người chị cả là một nhà văn nữ, cậu con trai thứ hai là một trung úy ngụy quân, cô con gái thứ Ba là một nhân viên sở Mỹ và cậu Út là sinh viên theo trào lưu Hippy, chỉ quan tâm tới sự khác biệt mà không cần biết mục đích sống… Cả gia đình đã đến với cuộc tấn công long trời lở đất với tâm lý cầu an để rồi, những tấm gương hi sinh của các chiến sĩ đã giúp họ thấu hiểu giá trị của tự do ….

Năm hũ vàng hay Sự tích ra đời của loài còng biển

Năm hũ vàng hay Sự tích ra đời của loài còng biển

Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2015

Lượt nghe: 1782

Trong thời gian vừa rồi, chúng ta đã nghe rất nhiều truyện cổ tích thế giới! Phiêu lưu tới các xứ sở khác chắc là vui rồi, nhưng mà trong kho tàng cổ tích nước nhà cũng không thiếu những câu chuyện thú vị đâu nhé! Chính vì vậy, hôm nay BTV chương trình quyết định giới thiệu với các thính giả, đặc biệt là thính giả nhỏ tuổi truyện cổ tích Việt Nam có nhan đề là Năm hũ vàng. NSUT Hoàng Yến sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 18+19/04)

Ngày thơ Việt Nam có còn hấp dẫn?

Ngày thơ Việt Nam có còn hấp dẫn?

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018

Lượt nghe: 926

Nguyên tiêu năm nay, thời tiết mùa xuân khá dễ chịu, phù hợp cho một ngày thơ, một ngày hội. Dẫu có nhiều cố gắng, thay đổi trong cách thức tổ chức, lựa chọn nội dung thể hiện, nhưng ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 này không tránh khỏi đơn điệu, đơn giản, mà màn thả thơ diễn ra sớm hơn mọi năm gần tiếng đồng hồ là dẫn chứng cụ thể. Để tạo nên một ngày thơ sống động, giàu sức thu hút hơn, có lẽ cần một kịch bản đầy đặn, dụng công, lôi kéo người yêu thơ nhập cuộc. (VOV6 Tiếng thơ 04/03/2018)

Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông

Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông

Ngày phát hành 11:3 | 6/12/2023

Lượt nghe: 1430

Trong các gương mặt thơ nổi danh của miền Nam từ trước 1975, Nguyễn Đức Sơn là một tên tuổi đặc biệt. Được người đương thời xếp vào tứ trụ thi ca của miền Nam, ông cũng được coi là một kỳ nhân bởi phong cách thơ và cá tính độc đáo của mình. Sau một thời gian sinh sống bằng nghề dạy học ở nhiều nơi như Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Blao…, ông cùng gia đình chuyển lên ngọn đồi Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng sinh sống và phát nguyện sẽ trồng đủ một vạn cây thông. Không những ông dành cả cuộc đời mình để trồng hàng vạn cây thông, ông còn truyền được tình yêu ấy cho thế hệ kế tiếp của mình là các con của ông, góp phần mang lại một cảnh quan thiên nhiên thật đặc biệt cho vùng Phương Bối, Bảo Lộc. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông.

Nguyễn Thụy Kha – Máu vẫn còn xanh

Nguyễn Thụy Kha – Máu vẫn còn xanh

Ngày phát hành 14:28 | 25/10/2023

Lượt nghe: 1068

Nhìn lại các cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Thụy Kha có thể xem là một cái tên đặc biệt bởi những cống hiến và sáng tạo của ông song hành trên cả hai mảng thơ – nhạc. Điều thú vị hơn nữa, vốn được biết đến đầu tiên với tư cách một nhà thơ, nhưng vào dịp tháng 5 vừa qua, đông đảo công chúng lại được chia vui với ông khi biết tin ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với hai tác phẩm thuộc chủ đề Phê bình âm nhạc: Thế kỷ âm nhạc Việt Nam – Một thời đạn bom và Thế kỷ âm nhạc Việt Nam – Một thời hòa bình. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6), Đài TNVN xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Thụy Kha – Máu vẫn còn xanh

Nhà thơ liệt sĩ Vũ Đình Văn - Những câu thơ còn ấm nóng hơi người

Nhà thơ liệt sĩ Vũ Đình Văn - Những câu thơ còn ấm nóng hơi người

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2020

Lượt nghe: 1165

Nhà thơ-liệt sỹ Vũ Đình Văn đang học năm thứ ba khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thì lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc và đã anh dũng hy sinh tại trận địa tên lửa xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Vũ Đình Văn là tác giả của những bài thơ nổi tiếng như: Nửa sau khoảng đời, Đêm hành quân qua phà Long Đại, Lạy mẹ con đi, Mười ba bậc cầu thang. Nhiều câu thơ của anh đã trở thành tuyên ngôn cho cả một thế hệ thanh niên lúc ấy, sẵn sàng băng mình lên tuyến đầu trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc:

Nhà thơ Trần Trương không còn nhặt lại tháng ngày rơi

Nhà thơ Trần Trương không còn nhặt lại tháng ngày rơi

Ngày phát hành 16:7 | 1/10/2021

Lượt nghe: 818

Sinh năm 1941 tại Thanh Miện (Hải Dương), được đào tạo rồi công tác trong ngành lâm nghiệp, nhà thơ Trần Trương sau đó đi vào con đường báo chí, sáng tác. Tập thơ “Nhặt lại tháng ngày rơi” của ông được đánh giá đằm thắm, giàu chất thế sự, từng được trao giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Giờ đây, nhà thơ Trần Trương đã không còn “nhặt lại tháng ngày rơi”. Nhưng vẫn còn đó tinh thần sống và sáng tác: “Đừng e ngại những dòng sông rộng lớn/ Rồi cuối cùng ra biển cũng hòa tan/ Hãy nồng nàn như ca dao giản dị/ Sẽ suốt đời sống mãi với nhân gian”.

Nhạc sĩ Phú Quang và những ca khúc phổ thơ còn mãi với thời gian

Nhạc sĩ Phú Quang và những ca khúc phổ thơ còn mãi với thời gian

Ngày phát hành 9:33 | 10/12/2021

Lượt nghe: 747

Nhạc sĩ Phú Quang ra đi trong khi chùm 5 tác phẩm viết về Hà Nội của ông vẫn đang trong quá trình xét tặng giải thưởng Nhà nước. Trước đó, vào năm 2014, ông được vinh danh là “Công dân ưu tú Thủ đô” và cuối năm ngoái, được trao Giải thưởng Lớn của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Trong gia tài âm nhạc của Phú Quang, nổi tiếng nhất phải kể đến loạt ca khúc trữ tình, đặc biệt là về Hà Nội và mùa thu.Song hành với mỹ cảm âm nhạc, nhịp điệu và ngôn từ thơ ca có một sức hút đặc biệt với Phú Quang. Dường như trong sâu thẳm tâm hồn người nhạc sĩ luôn có sự khao khát âm nhạc của mình được đồng điệu, giải tỏa và hợp lưu với thơ ca. Bên cạnh những bản nhạc phim, các bản khí nhạc, nhạc không lời và ca khúc tự viết lời, các ca khúc phổ thơ của nhạc sĩ Phú Quang có ảnh hưởng sâu rộng trong công chúng yêu âm nhạc. Tên tuổi của các nhà thơ Phan Vũ, Dương Tường, Hoàng Hưng, Phạm Thị Ngọc Liên, Hồng Thanh Quang, Giáng Vân, Thảo Phương, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh thêm sâu đậm trong làng thơ qua sự chắp cánh của âm nhạc Phú Quang.

Những câu thơ còn xanh

Những câu thơ còn xanh

Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2015

Lượt nghe: 1589

Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã cùng các nhân vật của mình thực hiện chuyến hành trình không giới hạn về thời gian và không gian. Kể từ bản dịch sang tiếng Pháp lần đầu tiên vào năm 1884, đến nay Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau, bản dịch mới nhất được in song ngữ Việt Nga vừa ra mắt gần đây. Kể từ thời đại của Nguyễn Du cho đến ngày nay, nhân loại đã trải qua nhiều cuộc bể dâu vẫn khôn nguôi khát vọng kiếm tìm và khẳng định những giá trị cao cả của con người, thuộc về con người, trong đó có tình yêu.

NSND Thái Thị Liên tiếng piano còn vọng mãi

NSND Thái Thị Liên tiếng piano còn vọng mãi

Ngày phát hành 10:31 | 11/2/2023

Lượt nghe: 1955

NSND Thái Thị Liên là người biên soạn bộ giáo trình để dạy piano ngay từ khi buổi đầu thành lập Học viện Âm nhạc. Bà luôn mong muốn đào tạo những thế hệ nghệ sĩ piano chuyên nghiệp của nước nhà, chú trọng giáo trình âm nhạc cổ điển nước ngoài song song với phát huy những tiềm năng, sáng tạo những tác phẩm âm nhạc trong nước. Đến nay, phương pháp của bà vẫn được các thế hệ học trò tiếp nối, bằng sáng tác của chính các nhạc sĩ trong nước dành cho cây đàn piano, trong đó có nhiều bản nhạc lấy chất liệu dân ca... (Làn sóng nghệ thuật 07/02/2023)

O Xinh vẫn còn xinh

O Xinh vẫn còn xinh

Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2020

Lượt nghe: 884

Một câu chuyện buồn ám ảnh người đọc, người nghe bởi sự đổi thay ở làng quê ấy cũng như bao miền quê khác, ít nhiều đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người nông dân chân chất, hiền lành. Nỗi khổ mà họ phải gánh chịu bởi hậu quả từ thuốc trừ sâu là một câu hỏi chưa có lời giải đáp, còn ám ảnh và day dứt vô cùng…

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: "Ngôi chùa giờ đây không chỉ là một thiết chế tâm linh, mà còn là không gian sáng tạo..."

PGS-TS Bùi Hoài Sơn:

Ngày phát hành 9:32 | 27/2/2024

Lượt nghe: 1940

Trong chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ tuần trước, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng đã giúp chúng ta hiểu về việc đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Đi lễ chùa là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Còn đi lễ chùa mà cầu xin tiền bạc, công danh, chức tước, bổng lộc là điều không đúng và không nên làm. Cũng với tinh thần ấy, PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, ngôi chùa giờ đây không chỉ là một thiết chế tâm linh, nơi con người không chỉ nương tựa về tinh thần, rèn luyện, thực hành về đạo đức, mà còn là nơi khai sáng trí tuệ và giải trí sáng tạo cho mọi lứa tuổi:

Sức hút phim “Mắt biếc”: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở?

Sức hút phim “Mắt biếc”: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở?

Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2020

Lượt nghe: 605

Xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với cô bạn gái Hà Lan, bộ phim “Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) thu hút khán giả khi doanh thu đạt 150 tỉ đồng sau hai tuần công chiếu. (Làn sóng nghệ thuật 03/01/2020)

Thi phẩm "Tiếng thu" của nhà thơ Lưu Trọng Lư: Còn đó những dư ba

Thi phẩm

Ngày phát hành 11:13 | 19/9/2022

Lượt nghe: 1102

Bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư xưa nay vẫn được xem là một trong những thi phẩm viết về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn nước ta. Qua thời gian, “Tiếng thu” đã khẳng định được những vang động và cùng với những thi phẩm khác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đưa ông trở thành tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một tiếng thơ tài hoa, độc đáo. Thế nhưng, mấy chục năm về trước, đã có những điều tiếng xung quanh bài “Tiếng thu” cho rằng tác giả đã mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản. Gần đây, sự việc này “xôn xao” trở lại. Cùng với một số nhà thơ, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã có những nhận định riêng về vấn đề này

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát

Ngày phát hành 11:4 | 28/10/2022

Lượt nghe: 904

Một đời người, đời thơ lặng lẽ với nhiều nỗi niềm đã được nhà thơ Ngô Văn Phú thể hiện gần như trọn vẹn trong các sáng tác của ông. Qua cảm nhận thơ và những tư liệu ghi lại của BTV VOV6, mời các bạn cùng ngẫm nghĩ về “những vụ mùa phong thu, bát ngát” trong thơ Ngô Văn Phú:

Thời của văn học dân gian còn hay hết?

Thời của văn học dân gian còn hay hết?

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 1159

Bất cứ một dân tộc yêu chuộng văn học nào cũng có một nền văn học dân gian. Biết bao người Việt Nam lớn lên cùng với những câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích qua các lời kể, lời ru của bà, của mẹ. Liệu văn học dân gian chỉ thuộc về một thời kỳ xa xưa đã đóng khung trong các tuyển tập hay văn học dân gian vẫn đồng hành phát triển cho tới ngày hôm nay? PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở ngày 22/4/2020)

Tình bạn thân thiết của Voi mập và Chuột còi

Tình bạn thân thiết của Voi mập và Chuột còi

Ngày phát hành 21:34 | 3/2/2021

Lượt nghe: 1261

Một chú voi to lớn kiêu hãnh lại kết bạn thân thiết với chú chuột nhắt bé xíu. Nghe cứ sai sai ấy nhỉ! Vậy mà đó lại là câu chuyện có thật cơ đấy. Chú chuột nhắt có quyền năng gì khiến Voi mập không còn kiêu ngạo với mình? (Kể chuyện và hát ru 27/01/2021)

Truyện cổ tích "Khi Ông Mặt Trời đi ngủ": Sự sống trên trái đất sẽ không còn

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017

Lượt nghe: 2428

Ông Mặt Trời rất giận loài người vì lười lao động, không chịu làm việc mà chỉ lo đi chơi. Thế là Ông Mặt Trời đi ngủ luôn, không muốn dậy để báo thức cho loài người nữa. Bóng tối bao trùm mặt đất và sự sống không còn. Loài người hối hận đi tìm Ông Mặt Trời cầu cứu và hứa sẽ chăm lao động. Ông Mặt Trời thức dậy và tỏa muôn ngàn tia nắng ấm áp xuống mặt đất xanh tươi. (Kể chuyện và Hát ru 28/10/2017)

Truyện ngắn "Bản nhạc vẫn còn xanh": Lòng nhân ái của những "người chở đò"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2017

Lượt nghe: 4090

Học trò đâu chỉ cần học kiến thức văn hóa mà còn cần được nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách, chắp cánh những ước mơ. Và những buổi học nhạc của thầy Đoàn đã làm được điều đó. Mỗi em là một nốt nhạc – những nốt nhạc lấm láp. Cả lớp tạo nên một dàn hợp xướng. Cuộc sống là những bản nhạc giao hưởng vĩ đại. Nhờ thầy mà mỗi buổi lên lớp của đám học trò nhà quê không còn nhạt nhẽo vô vị. Tác phẩm của nhà văn Đỗ Tiến Thụy toát lên tình nhân văn nhân ái của những người thầy vì sự nghiệp ươm mầm. (Đọc truyện đêm khuya 13/11/2017)

Truyện ngắn "Đồng cỏ" (P.2): Đường về cổ tích còn đâu

Truyện ngắn

Ngày phát hành 14:46 | 31/5/2021

Lượt nghe: 796

Quá khứ và hiện tại bối cảnh “Đồng cỏ” của tác giả Vân Hạ khiến ta liên tưởng tới bài thơ “Sông Lấp” của nhà thơ Trần Tế Xương với những câu: “Sông kia rày đã nên đồng/ Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai/ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Vương quốc đầm lầy tuổi thơ chỉ còn là ảo ảnh, là kỷ niệm. Nhưng cũng như đoạn sông Vị Hoàng chảy qua quê hương cụ Tú Thành Nam, dẫu đã bị bồi lấp thành đất thổ cư nhưng tiếng vọng từ thuở nguyên sơ mãi còn thao thiết trong tâm tưởng của những chứng nhân còn lại. Cảnh hoang vu, những ngày tuổi thơ háo hức khởi nghiệp dấm ốc, sa lầy và cuộc chạy trốn của đàn ốc bắt được trên đầm lầy đồng cỏ - Những kỷ niệm tưởng nhỏ nhoi, vụn vặt nhưng đã trở thành một phần đời không thể nào quên. Dẫu “Đồng cỏ” tĩnh lặng kỳ bí đã thành “Làng Mới” sôi động, với quang cảnh nửa quê nửa phố, những bạn bè ngu ngơ thuở bé giờ ra sức làm kinh tế tinh nhanh nhưng vẫn còn đó những kỷ niệm thời vụng dại luôn phập phồng trong trí nhớ, thời gian chẳng thể san bằng. Tác giả Vân Hạ đã viết về những thương yêu nhắc nhủ ấy bằng một ngòi bút bản lĩnh, chân thành. Những câu văn giàu hình ảnh trải trên trang giấy các sắc màu, khung cảnh và tính cách, hành động con người tự nhiên, sinh động. Xen vào đó là những so sánh, liên tưởng, triết lý về thiên nhiên, về cuộc sống - Có những đoạn, truyện ngắn “Đồng cỏ” của tác giả Vân Hạ như đã hòa cùng nhịp đập thổn thức của trái tim người đọc, người nghe…(Lời bình của BTV Võ Hà)

Truyện ngắn "Mùa khô" và "Còn thương": Nỗi đau chiến tranh còn nhiều day dứt

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2018

Lượt nghe: 1546

Hai câu chuyện trong hai truyện ngắn của nhà văn Vĩnh Quyền đều nói về nỗi đau chiến tranh. Truyện ngắn "Mùa khô" kể với chúng ta về những người vợ đi tìm hài cốt chồng, về người cựu chiến binh Mỹ tìm thân nhân trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ cùng chung nỗi đau mất người thân, không thể nguôi ngoai dẫu chiến tranh đã đi qua máy chục năm rồi. Truyện ngắn "Còn thương" lại nói về nhân vật Ba Hoành, một chiến sĩ biệt động dũng cảm và tài giỏi nhưng ông phải chịu nỗi đau li tán gia đình. Về già Ba Hoành bị bệnh ung thu, đau đớn về thể xác và mỏi mệt về tinh thần. Chiến tranh đã lùi xa nhưng nỗi đau của người lính vẫn còn day dứt, ám ảnh. (V0V6 Đọc truyện đêm khuya 21/6/2018)

Truyện ngắn "Người tình thực vật": Tình chỉ đẹp khi còn dang dở?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2015

Lượt nghe: 1801

Muôn mặt tình yêu và khái niệm về hạnh phúc được lý giải bằng câu chuyện nhẹ nhàng, lãng mạn mà không kém phần hấp dẫn. Những xao động, khát khao tình cảm của người phụ nữ xinh đẹp đã có điểm dừng bất ngờ và hợp lý...(Đọc truyện đêm khuya 17/1/2015)

Truyện ngắn "Nhớ mùa": Nhớ đất, nhớ bát cơm dẻo ngọt, nhớ tình xưa còn mãi đong đầy

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2019

Lượt nghe: 1175

Truyện ngắn đậm đà không gian làng quê Việt Nam phản ánh những đổi thay từng ngày của đời sống người nông dân. Nếp sống, lối sống của người nông dân thay đổi thậm chí văn hóa sống cũng thay đổi khiến nhiều người không khỏi nhớ lại thời đã qua. Hương quê, hồn quê xưa qua nỗi nhớ thấm đẫm mùi bùn đất của lão Phục hay cảnh cả làng vui như Hội khi ngày mùa đến sẽ khiến nhiều người nông dân ứa nước mắt. Phải gắn bó với làng quê từ nhỏ hoặc lăn lộn bao ngày với người nông dân trên cánh đồng thì tác giả mới viết được một câu chuyện sâu sắc về nông thôn như vậy... (Đọc truyện đêm khuya phát 14/11/2019

Truyện ngắn "Nước mắt bên sông": Nỗi đau còn thổn thức

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2017

Lượt nghe: 6687

Con sông Nhiêu gắn bó với làng quê, với tuổi thơ, với mọi buồn vui sướng khổ của người dân xứ này nay đã chết. Chết vì lòng tham và sự hủy hoại tàn nhẫn của con người. Sông chết trơ dòng và lòng người cũng trở nên cạn kiệt, cỗi cằn, độc ác. Hãy trả lại sự sống cho dòng sông, hãy thức tỉnh nhân cách con người khi chưa quá muộn. Truyện chạm vào trái tim chúng ta bằng những hồi chuông đang gióng lên ráo riết, chạm đến những vấn đề còn day dứt khôn nguôi. (Đọc truyện đêm khuya 29/5/2017)

Truyện ngắn "Sinh nhật tớ...bọn cậu còn nhớ": Chút bâng khuâng tuổi học trò

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2018

Lượt nghe: 773

Truyện của Trịnh Giang Hân có nhiều câu thoại ngắn, giàu hình ảnh khi viết về buổi sinh nhật đáng nhớ. Nhân vật chính là Dương cậu học trò 13 tuổi cung Ma Kết. Buổi sinh nhật đáng nhớ bởi tiếng cười cùng các trò quậy phá của đám bạn đã giúp Dương cảm thấy ấm áp khi bây giờ cậu không còn học cùng trường với các bạn ấy nữa. Món quà ý nghĩa được các bạn tặng Dương sẽ là kỷ niệm để nhớ về nhau...(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2018)

Truyện ngắn "Tiếng còi ủ": Những thanh âm vọng lại

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2015

Lượt nghe: 1423

Tiếng còi ủ trở đi trở lại trong truyện vừa là cái nền, vừa là điểm nhấn đầy ám ảnh, gắn với thân phận, ước mong đặc biệt của người đàn ông cô đơn. Khi ý nghĩa sâu xa của thanh âm ấy được hé mở thì những người xung quanh mới cảm thấy thấm thía, xót xa, thấy lòng mình như được thức tỉnh.(Đọc truyện đêm khuya 30/06)

Truyện ngắn "Tình yêu còn lại": Còn lại gì ở tình yêu?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2018

Lượt nghe: 1669

Tình yêu là một phạm trù vô cùng quen thuộc của đời sống và bất cứ người viết nào cũng muốn chạm đến không chỉ một mà nhiều lần, để tìm hiểu, bóc tách và tái hiện trên trang giấy, theo góc nhìn riêng, ngôn ngữ riêng, màu sắc riêng. Với nhà văn Thiên Sơn, câu chuyện trong “Tình yêu còn lại” cũng day trở anh không ít lần. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 17/05/2018)

Từ nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?

Từ nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?

Ngày phát hành 9:49 | 14/10/2021

Lượt nghe: 2468

Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương đưa các nhà máy ra khỏi khu dân cư. Với một thành phố nghìn năm văn hiến như Hà Nội - nơi hội tụ nhiều nhà máy lớn của cả nước thì đây là cơ hội tốt để Thủ đô tận dụng những gì sẵn có từ các nhà máy để chuyển đổi thành những không gian công cộng, không gian sáng tạo, điều này rất ý nghĩa khi Hà Nội đã được Unesco công nhận là thành viên mạng lưới của các thành phố sáng tạo. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về chủ đề này. (Đối thoại mở 13/10/2021)

Văn học sinh thái - Địa hạt còn để ngỏ

Văn học sinh thái - Địa hạt còn để ngỏ

Ngày phát hành 8:42 | 25/7/2022

Lượt nghe: 2435

Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường sinh thái, bảo vệ thiên nhiên đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Cùng với tác phẩm văn học sinh thái, các nhà văn đã và đang góp phần cảnh báo và thức tỉnh con người, nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp, giàu tính nhân văn. Nhưng để dòng chảy văn học này phát huy được tối đa sứ mệnh thì không đơn giản. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với tiến sĩ, nhà phê bình văn học Hoàng Cẩm Giang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/7/2022)

Vi Thùy Linh – Còn lại một ái thành

Vi Thùy Linh – Còn lại một ái thành

Ngày phát hành 9:53 | 10/10/2024

Lượt nghe: 557

Trong các cây bút thơ nữ đương đại, Vi Thùy Linh là cái tên sớm gây được sự chú ý ngay từ khi mới xuất hiện. 17 tuổi đã đoạt Giải thưởng Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và Tạp chí sông Hương. 19 tuổi xuất bản tập thơ đầu tiên. Ngoài 20 tuổi được một loạt các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình tên tuổi viết bài tán thưởng như: Dương Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Huy Thiệp, Thanh Thảo, Trần Đăng Khoa, Chu Văn Sơn. Vi Thùy Linh là nhà thơ đầu tiên được mời thực hiện một đêm thơ riêng tại Paris mang tên Tình tự Hà Nội. Vi Thùy Linh cũng là nhà thơ đầu tiên tổ chức trình diễn một đêm thơ tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cho đến nay, chị đã xuất bản tất cả 7 tập thơ Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Vi Thùy Linh với tên gọi: Vi Thùy Linh – Còn lại một ái thành

Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Còn nhiều bất cập

Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Còn nhiều bất cập

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018

Lượt nghe: 853

Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động VHNT ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay” do Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương tổ chức, tập trung thảo luận, phân tích thực tiễn; những thành công và hạn chế; đề xuất kiến nghị, giải pháp. (Làn sóng nghệ thuật 21/12/2018)

Xiếc Việt hội nhập: Đường đi còn lắm gập ghềnh

Xiếc Việt hội nhập: Đường đi còn lắm gập ghềnh

Ngày phát hành 19:46 | 7/4/2021

Lượt nghe: 491

Nhiều năm qua, nghệ thuật Xiếc nước ta đã gặt hái không ít giải thưởng trong các cuộc thi, liên hoan cấp khu vực và quốc tế. Xiếc Việt cũng đã có những nghệ sĩ thành công ở nước ngoài, trở thành niềm tự hào chung của đất nước, đã có những chương trình lưu diễn được bạn bè quốc tế đón nhận nồng nhiệt. Thế nhưng, bao năm qua, xiếc Việt vẫn “loay hoay” để bắt nhịp và hòa nhập với xiếc thế giới. Xiếc Việt đã hội nhập đến đâu và sẽ phải làm gì vẫn là băn khoăn của nhiều thế hệ nghệ sĩ xiếc và của các cơ quan quản lý văn hóa nghệ thuật ... Đây là nội dung kỳ của loạt phóng sự “Xiếc Việt hội nhập - Làm sao để nâng tầm thương hiệu xiếc Việt?”. (Làn sóng nghệ thuật 23/3/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya