Hệ thống tìm thấy 10 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2017
Lượt nghe: 1588
"Chị tôi" trong bài thơ "Cho một ngày sinh", ban đầu, là hình ảnh người chị của nhà thơ Đoàn Thị Tảo. Nhưng sau này, qua nhạc phẩm "Chị tôi" của nhạc sĩ Trọng Đài, qua bộ phim "Người Hà Nội", hình ảnh người chị đã bớt phần riêng tư. Nó trở thành câu chuyện của bất kỳ ai… Người chị trong bài hát ấy có thể là người chị, người mẹ thực trong đời, một cô gái quen biết tình cờ hoặc chính người nghe, đôi khi, cũng thấy có phần mình trong đó. (Điểm hẹn văn nghệ 03/6/2017)
Ngày phát hành 14:46 | 20/9/2024
Lượt nghe: 1871
Nghe xong truyện ngắn này của nhà văn Nguyễn Phú, hẳn chúng ta còn nhớ đến câu ca dao xưa: “Cầm vàng mà lội qua sông/ Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng”. Mối tình đẹp của Sỏa và Sình bị ngáng trở bởi những lề lối, luật tục và cả sự tham lam, ích kỷ của những người thân. Sự ngáng trở, chia rẽ đó đã trở thành vết thương lòng cho người trong cuộc, nhất là người phụ nữ. Dù có bị xa cách, bị thời gian bỏ lại trong cô quạnh nhưng lời hứa năm xưa và niềm tin mãnh liệt đã cho nhân vật bà Sỏa có động lực để vượt qua mọi bão gió, đớn đau để chờ đợi người yêu trở về. Bà Sỏa chờ người yêu từ khi tóc còn xanh cho đến khi tóc đã điểm bạc, từ một cô gái tay không đến khi thành một người phụ nữ có cả trăm con bò... Có những lúc lòng gợn sóng, tự đặt câu hỏi về sự biệt tăm của người yêu, rồi lại tự trấn an mình, người phụ nữ đáng thương ấy lúc nào cũng hướng về người yêu xưa với lời ước hẹn năm cũ. Rồi khi không thể ngồi yên được, bà Sỏa đã dắt những bò xuống các chợ quanh vùng để tìm kiếm người yêu. Qua rất nhiều năm như thế, rồi đến một mùa xuân kia, bà xuống chợ và số phận đã cho bà gặp lại người cũ. Nhưng đó là một cảnh huống trớ trêu và bẽ bàng: người yêu năm xưa của bà đã trở thành một lão già ốm yếu đớn hèn, mấy chục năm chấp nhận cuộc đời tầm gửi trên gấu váy một người đàn bà giàu có khác. Niềm tin, tình yêu trong người đàn bà đau khổ đã hoàn toàn sụp đổ. Mà niềm tin và tình yêu là lẽ sống của cuộc đời bà, giờ nó không còn nữa thì cuộc đời bà cũng chẳng có ý nghĩa gì. Cuối truyện người đàn bà biến mất như tình yêu, niềm tin biến mất trong bà. Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả sâu tâm lý nhân vật kết hợp sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đặc trưng tâm lý đồng bào dân tộc Mông, giọng văn đầy thương cảm và nghệ thuật ẩn dụ (hình ảnh con bò) đã góp phần làm nên thành công của truyện ngắn này.
Ngày phát hành 14:37 | 20/9/2021
Lượt nghe: 760
Quân đội nhân dân, dù trong thời chiến hay thời bình, thời nào cũng vì nhân dân mà phục vụ. Hình ảnh các anh nhường doanh trại, giường chiếu cho người dân ở nơi cách ly dịch bệnh hay băng rừng, trèo đèo, lội suối cứu người bị nạn và giúp dân gặt lúa, dọn dẹp nhà cửa, trường học nơi mưa bão, lũ lụt, sạt lở…có sức lay động biết nhường nào. Và trong những ngày này, cả nước đang dốc sức chống dịch Covid-19, bộ đội còn đi chợ, vận chuyển lương thực, thực phẩm giúp người dân ở tâm dịch TP.HCM. Hơn tất cả mọi lời nói, điều ấy góp phần tô thắm, lan tỏa hình ảnh anh “bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới...Thật dễ thương, khi nhà thơ Phạm Vân Anh gọi họ là những “Shiper áo lính” trong bút ký của mình (Văn nghệ 21/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2015
Lượt nghe: 1033
Một chàng trai chăm chỉ luôn luôn làm công việc quét chợ để kiếm thêm miếng cơm manh áo. Một lần tình cờ chàng may mắn gặp được con gái phú ông. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm thay đổi cuộc đời của chàng trai. Và sự thay đổi ấy là điều tốt lành hay điều không may mắn nhỉ? Câu trả lời sẽ có trong câu chuyện này ( kể chuyện và hát ru phát 18+19/06)
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2016
Lượt nghe: 1599
Nếu như chàng Han-xơ trong truyện “Người thợ xay bột và con mèo” cần cù, chịu thương chịu khó, có được cuộc sống sung túc trong lâu đài cùng công chúa, thì chàng Han-xơ khi đi chợ lại lười biếng, nhưng thật thà, vô tư tới mức ngô nghê. (Kể chuyện và Hát ru 10/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2015
Lượt nghe: 3542
Viết về một phận người thường tình bắt gặp đó đây trên khắp các vùng quê nhưng bằng bút pháp xen lẫn kể tả đầy đặn chi tiết và hơi thở đời thường nhà văn đã khoác cho tác phẩm một tấm áo không dễ bắt chước cách cắt may, đường kim mũi chỉ. Khép lại trang cuối, người đọc, người nghe vẫn bần thần, mơ màng trong cảm giác phải chăng đây không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà là câu chuyện thật của chính tác giả? (Đọc truyện đêm khuya 19/12/2015).
Ngày phát hành 11:36 | 6/4/2022
Lượt nghe: 1109
“Đường chợ gánh gồng” là một truyện ngắn nhắc nhớ nhiều hoài niệm. Bước vào không gian của tác phẩm, dường như người đọc được trở về với thuở ấu thơ, với những năm tháng còn được có bà. Truyện ngắn vì thế mà khiến người ta bùi ngùi trước cả khi lật giở từng trang, lắng nghe từng dòng của “Đường chờ gánh gồng”. “Bà” trong kí ức của nhân vật “tôi” vừa có nét riêng vừa phảng phất những đặc điểm thường thấy của nhiều người phụ nữ đã quen với vất vả hi sinh, quen với thiệt thòi tủi phận. Bà của nhân vật “tôi” không thơm thơm mùi trầu mà ngày ngày quanh quẩn bán gà bán vịt. Bà không kể chuyện cổ tích nhưng vẫn gắn với chuyện ngày xửa ngày xưa, chuyện nhuộm răng gội đầu. Bà có những nỗi khổ tâm riêng mà kể cả khi nhắm mắt xuôi tay vẫn chưa được con cháu thấu hiểu cảm thông. “Đường chợ gánh gồng” không phải là một truyện mạnh về kĩ thuật viết. Bản thân tác giả dường như thường chọn cách kể mộc mạc, giản dị khi nói về những phận đời hay bị bỏ quên. Tuy nhiên, cũng chính nhờ sự mộc mạc giản dị ấy, cùng với sự chăm chút về chi tiết, nhà văn lại ghi điểm với độc giả ở những điều tưởng chừng chẳng có gì lạ. Có lẽ, sau những ồn ào của cuộc sống, người ta lại cần những phút lặng lẽ trầm tư để nhớ về những kí ức còn có bà, có mẹ trong đời… (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 676
Tháng Bảy với những cơn mưa ngâu bất chợt luôn gợi trong mỗi chúng ta những cảm xúc thật khó tả "Mưa cũng thì thầm nhắc nhở rằng cuộc sống là những gam màu khác biệt không chỉ có nụ cười mà còn có cả những giọt nước mắt, có nỗi đau thì mới có hạnh phúc, có vấp ngã thì mới có nghị lực để đứng lên". ( VOV6 - Văn nghệ thiếu nhi 16/7/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2018
Lượt nghe: 1018
Bắt đầu từ chương trình Văn nghệ thiếu nhi (Đọc truyện dài kỳ thiếu nhi) hôm nay, các bạn cùng nghe tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm viết về cuộc đời phiêu bạt của cậu bé tên An tại vùng đất miền Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Cậu bé An sống cùng với cha mẹ tại thành phố sau ngày Độc lập 2-9-1945. Thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, đổ quân vào Nam Bộ. Giặc Pháp mở những trận đánh khiến cho những người dân sống tại các thành thị phải di tản. An và ba mẹ cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để chạy giặc. Trong một trận càn của giặc Pháp, An đã lạc mất gia đình. Qua cuộc phiêu lưu của chú bé An, vẻ đẹp hoang sơ mà huyền bí của vùng đất U Minh hiện lên rất sinh động qua từng trang viết của nhà văn Đoàn Giỏi... BTV Hoàng Hiệp có trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên về những nét đặc sắc của tác phẩm "Đất rừng phương Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 10/02/2018 )
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2018
Lượt nghe: 1546
Mấu chốt của câu chuyện chính là sự thú nhận của Hà - nhân vật người kể chuyện. Đó là một chuyện dở khóc dở cười, Hà ôm đứa bé bị cái người đàn bà lẻo mép bỏ rơi về nuôi. Một tình huống truyện cũng không có gì độc đáo. Ây thế mà cách kể chuyện của nhà văn cứ dẫn dụ người đọc, người nghe đi hết truyện, để rồi cuối cùng thở phào nhẹ nhõm. Đời nhiều tệ bạc nhưng đời cũng không thiếu từ tâm. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 22/3/2018)