Hệ thống tìm thấy 52 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2017
Lượt nghe: 1811
Có một con cá chép rất đẹp và tốt bụng nhưng cá chép luôn bị đố kị và không ai muốn chơi cùng. Cá chép buồn lắm và cố gắng sống hòa đồng cùng mọi người. Nhờ tấm lòng trong sáng và tốt bụng nên cá chép được mọi người quý mến. Các em biết không, có một chú chim sâu cũng có hoàn cảnh như cá chép vậy. Nhưng nhờ sự tốt bụng và chân thành, chim sâu cũng được mọi người yêu quý. (Kể chuyện và hát ru 21/11/2017)
Ngày phát hành 16:0 | 3/1/2024
Lượt nghe: 3584
Tác giả Hoàng Kiến Bình chia sẻ: “Tôi viết truyện ngắn “Cánh chim hồng hộc” trong thời gian tham gia trại viết của tạp chí VNQĐ tại Đà Lạt. Ý tưởng để viết truyện này là khi tôi đọc những tư liệu lịch sử về danh tướng Yết Kiêu. Cảm phục và ngưỡng mộ vị danh tướng dũng cảm, tận trung tôi bắt tay viết truyện dã sử này”. “Cánh chim hồng hộc” là truyện ngắn điển hình về tình tướng sĩ, phụ tử. Tướng có lập được công lao to lớn là nhờ sự hi sinh xương máu, hết lòng phò tá của sĩ tốt dưới quyền. Như chim hồng hộc bay được cao là nhờ những trụ xương cánh vững chắc. Trần Quốc Tuấn đã biết ơn những người phó tá mình bao năm trận mạc, những Dã Tượng, Yết Kiêu và hàng trăm nghìn sĩ tốt vô danh khác đã không tiếc máu xương mình vì non sông, vì minh chủ mà không một giây khắc dám trễ nải mệnh lệnh. Lớn hơn nữa, câu chuyện ngầm ý về tình đoàn kết, keo sơn, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào của quân dân Đại Việt, nhờ thế mà đánh thắng được bao kẻ thù hung bạo. Chi tiết đắt nhất của truyện là việc Yết Kiêu không chịu rời đi nếu Trần Quốc Tuấn không đến là minh chứng cho lòng trung thành, sự dũng cảm, ý chí kiên trường và tình yêu thương tướng sĩ, phụ tử. Truyện tôn vinh danh tướng Yết Kiêu, người tướng giỏi, bằng sự dũng cảm, mưu trí, đã giúp Hưng Đạo vương vượt qua những nguy nan, tôn vinh sự tận trung của người lính với đất nước, giang sơn. Là tác giả trẻ mới vào nghề nhưng Hoàng Kiến Bình đã gây sự bất ngờ, thú vị cho độc giả bằng những truyện ngắn dã sử với lối viết dung dị, mộc mạc và trên hết là thể hiện được niềm tự hào và tôn kính đối với các bậc tiền nhân. Chúng ta hy vọng và chờ đón nhiều tác phẩm hay hơn của tác giả trong thời gian tới. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2020
Lượt nghe: 909
Thơ hay không có nghĩa là luôn đeo đẳng, bám riết lấy ta. Chính những vần thơ tưởng đã lãng quên trong một thời khắc nào đó bỗng vụt hiện lại mới thực là đã sống lâu và sâu trong tâm trí. Cách đây chưa lâu, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã đặt ra câu hỏi “Vì sao có nhiều năm làm lãnh đạo cấp cao, Tố Hữu vẫn đều đặn làm thơ?” rồi chính nhà thơ lại tự trả lời: “Rất dễ hiểu, vì ông là một thi sĩ đích thực. Tố Hữu luôn tin vào lý tưởng của bản thân, ông luôn tin vào đường đi của dân tộc, ông luôn tin vào ngày mai của lương tri”...
Ngày phát hành 8:38 | 21/3/2024
Lượt nghe: 3653
Nhà văn Nguyễn Hải Yến đã tái hiện lại một góc làng Cồn Rạng với hai nhân vật chính đậm chất hoạt náo là Đoàn Xuân Đăng - phụ trách văn hóa xã và Minh Cò - cậu em vợ. Cả hai được coi là người có ăn học nhất làng, một tốt nghiệp trung cấp văn hóa, một đang theo dở Viện Đại học mở trên tỉnh, dẫu chưa đến mức “chấn động địa cầu” nhưng cũng đủ “lừng lẫy bốn bề xóm làng”. Sự mỉa mai, chế giễu ẩn dưới từng chi tiết truyện. Đăng mang tiếng làm cán bộ văn hóa, nhưng từ suy nghĩ đến hành động đều không có tí văn hóa nào. Từ cách làm văn hóa, truyền thông cho đến việc lập kế hoạch lên huyện lĩnh thưởng, rồi đón đoàn vinh quy bái tổ về xã nhà, sau đó đón đoán phóng viên truyền thanh huyện về làm phóng sự nhân rộng điển hình văn hóa. Từ việc đối xử với bố cho đến việc hành nghề bẫy chim rồi tưởng tượng ra cảnh lên thuyền rong ruổi vừa ngắm cảnh vừa nướng thịt chim…Chính nhờ sự kết hợp nhiều thành tố mỉa mai mà truyện ngắn hài bi lẫn lộn này đã thực sự gây được tiếng cười đau xót nơi người đọc người nghe. Cười về một thực trạng văn hóa “hết thuốc chữa”. Với giọng văn giễu nhại, nhà văn mượn câu chuyện “phục hưng và truyền bá văn hóa xã” vốn xảy ra không ít ở các làng quê hiện nay, để phê phán hiện trạng văn hóa miền quê đang trên đà tụt dốc. Một truyện ngắn rất đời thường, cho thấy đôi khi việc chấn hưng văn hóa không phải là cần bao nhiêu tiền mà cần những con người có văn hóa, có học vấn để làm văn hóa thực sự. Văn hóa cần được chấn hưng từ lời ăn tiếng nói, từ những ứng xử hàng ngày...
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1633
Dù chỉ viết theo dòng thời gian hồi tưởng tuần tự nhưng thiên truyện có gần 40 “tuổi đời” của nhà văn Vũ Tú Nam vẫn khơi dậy trong mỗi chúng ta những thoáng rung động với tình người, tình đời. “Mùa xuân – Tiếng chim”, theo BTV chương trình qua câu chuyện về mối tình chôn dấu trong quá khứ đã “khảm” nên những tâm hồn đẹp biết sống vì những điều cao cả
Ngày phát hành 16:16 | 21/3/2023
Lượt nghe: 1344
"Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Chợt một con chim như đuối sức. Ðôi cánh của nó chợt như dừng lại. Nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim chim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng toàn thể bầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọng nhất trong đời. Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông". (Trích truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều). Đây là một tác phẩm xuất sắc miêu tả về loài vật quanh ta - những chú chim chìa vôi. Truyện ngắn này hiện đang được giảng dậy trong chương trình Ngữ văn lớp 7. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 23:29 | 31/10/2021
Lượt nghe: 2234
Bên cạnh các vai diễn nổi tiếng, NSND Chu Thúy Quỳnh còn sáng tác, biên đạo nhiều tác phẩm như “Hoa đất nước”, “Mùa xuân trên bản H’Mông”, “Hầu văn Xá Thượng”, “Hoa Tràng An”, “Hương xuân”, “Những cô gái Việt Nam”… Bà từng làm tổng đạo diễn nhiều chương trình phục vụ các ngày lễ trọng đại của đất nước và thành phố Hà Nội. (Câu chuyện nghệ thuật 22/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2020
Lượt nghe: 937
“Khi gió đồng ngát hương, rợp trời chim én lượn/ Cây nẩy đầy chồi xanh, mây trắng bay yên lành...” (Bài hát “Mùa chim én bay” do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Diệp Minh Tuyền). (Điểm hẹn văn nghệ 08/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2016
Lượt nghe: 1975
Có một anh chàng rất đãng trí, vợ dặn kĩ thế nào cũng quên ngay được. Và anh ta đã trở thành trò cười cho mọi người vì tính xấu của mình.
Sau câu chuyện về anh chàng đãng trí,chúng ta cùng nghe câu chuyện thú vị về chú chim sẻ nhỏ bé chiến thắng đại bàng kiêu ngạo. Thói kiêu ngạo, hợm hĩnh nhiều lúc sẽ là nguyên nhân dẫn đến mọi thất bại.
(Chương trình kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 12+13.03.2016)
Ngày phát hành 21:45 | 6/6/2023
Lượt nghe: 1442
Hằng ngày chúng mình thường nghe thấy tiếng hót líu lo của các loài chim chóc. Âm thanh ấy vừa là tiếng hát vừa là ngôn ngữ để chúng có thể giao tiếp và trò chuyện với nhau. Ấy vậy mà từ ngày xửa ngày xưa, các loài chim lại không có tiếng hót. Vậy ai đã dạy cho chúng biết hót nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 26/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2020
Lượt nghe: 3202
Y Brơm là một trong các nghệ sĩ múa được phong tặng danh hiệu NSND đầu tiên vào năm 1984. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2001. (Câu chuyện nghệ thuật 26/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2020
Lượt nghe: 2258
Được đào tạo bài bản tại Trường Đại học Mỹ thuật Tiệp Khắc, trải qua nửa thế kỷ cầm cọ, họa sĩ Tô Ngọc Thành có bộ sưu tập giải thưởng thuộc hàng đáng nể và có tranh lưu giữ ở nhiều Bảo tàng trong nước và nước ngoài. (Làn sóng nghệ thuật 27/3/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2016
Lượt nghe: 2026
Cáo ta không những lười biếng, chuyên đi bắt nạt người khác mà lại còn tham lam nữa chứ. Chúng ta từng được biết có bạn dê, bạn thỏ trừng trị cáo gian ác. Vậy trong câu chuyện này, ai sẽ dạy cho cáo một bài học nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 25/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2020
Lượt nghe: 1073
Vào mùa thu hoạch, người nông dân luôn cảm thấy phấn khởi vì được thu về thành quả lao động. Ấy vậy mà ở ngôi làng nọ lại xảy ra chuyện lạ. Gia đình chàng trai tên là Pha thát rất buồn phiền khi cứ đến vụ gặt là ruộng lúa lại bị chim ri từ đâu bay tới ăn sạch. Đàn chim ri từ đâu bay tới nhỉ? Liệu rằng Pha thát có cách nào để bảo vệ thành quả lao động của gia đình mình không? (Kể chuyện và hát ru 08/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2015
Lượt nghe: 2293
Do phượng hoàng, chúa tể của các loài chim coi nhẹ, không giúp hồ đậu giải nỗi oan ức nên loài chim này đã vô cùng giận dữ, tự tìm cách trả đũa chuột đồng. Từ đó gây liên lụy tới nhiều loài vật khác. Truyện cổ tích Hồ đậu và phượng hoàng không chỉ kể về tình mẫu tử của loài chim mà còn để lại bài học nếu việc nhỏ không giải quyết thì có ngày việc nhỏ sẽ thành việc lớn, gây nên những hậu quả tai hại. (Kể chuyện và hát ru cho bé 30/11 + 01/12).
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2017
Lượt nghe: 2251
Ở một ngôi làng nọ có cô gái xinh đẹp nhưng không bao giờ nở nụ cười. Người cha vô cùng lo lắng nên ông treo thưởng cho ai khiến con gái của mình bật cười. Một hôm, có một người đàn ông lạ mặt xuất hiện với một chú chim trên tay, nhưng dù người này làm thế nào, cô gái cũng không cười. Chàng trai không chịu bỏ cuộc, anh tìm mọi cách để có thể thuyết phục cô gái. Không biết anh ấy có thành công không nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru cho bé 11/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2018
Lượt nghe: 708
Trong một khu rừng nọ có con đại bàng luôn kiêu ngạo và hợm hĩnh, nghĩ mình là loài chim bay xa nhất cao nhất khu rừng. Vậy mà đại bàng lại thua một chú chim sẻ nhỏ bé đấy các bé ạ. Bí quyết của chim sẻ là gì? Cùng nghe truyện cổ tích "Đại bàng và chim sẻ" nhé... (Kể chuyện và hát ru 13/11/2018)
Ngày phát hành 16:32 | 13/9/2024
Lượt nghe: 1045
Những câu chuyện ngụ ngôn kể về cuộc chạy đua giữa các
con vật trong rừng thì chúng mình đã được nghe nhiều rồi phải không các bé! Mỗi
câu chuyện thường mang đến cho chúng ta bài học về tính kiên trì, không được chủ
quan trong bất kỳ tình huống nào. Như câu chuyện “Diệc và chim ruồi” các bé
nghe sau đây... (Kể chuyện và hát ru 6/9/2024)
Ngày phát hành 22:57 | 3/7/2022
Lượt nghe: 1354
Đại bàng dũng mãnh nhưng luôn hiếu thắng, coi thường những con vật nhỏ bé khác trong rừng. Còn chim sẻ bé nhỏ, nhanh nhẹn, thông minh, đã dùng mưu mẹo để khẳng định tồn tại trong cộng đồng loài chim. Giữa đại bàng và chim sẻ, ai hơn ai? (Kể chuyện và hát ru 01/07/2022)
Ngày phát hành 15:32 | 15/1/2021
Lượt nghe: 788
Con chim bồ câu đã lấy trộm rất nhiều vàng bạc trong kho của nhà vua. Nhà vua ra lệnh mở cuộc thi tài, ai bắt được chim câu sẽ được ngài nhường ngôi báu. Điều kiện này đâu khó khăn, các bé nhỉ. Vậy nhưng chỉ có một người làm được. Người đó là ai, và chim bồ câu này có phải là phù thủy hay không mà dám làm những việc động trời? (Kể chuyện và hát ru 08/01/2021)
Ngày phát hành 22:51 | 14/3/2024
Lượt nghe: 1417
Cậu bé cùng tham gia bẫy chim với bố, quả nhiên bắt được vô số chim, đầy ắp một lồng to. Bố dặn cho chim ăn thóc khi bố đi làm. Cậu bé chứng kiến sự hoảng loạn của bầy chim ngói bị nhốt, cậu cảm thấy ân hận vô cùng. Nhân lúc bố đi vắng, bà ngoại không để ý, cậu bé đã thả chim bay đi... (Văn nghệ thiếu nhi 10/03/2024)
Ngày phát hành 18:34 | 23/4/2021
Lượt nghe: 529
Trung rủ Hồng lên đồi kiếm củi. Hồng thích thú đồng ý. Nhưng thay vì kiếm củi thì Hồng lại mơ màng, tâm trí chưa dứt khỏi cuốn sách. Trung phát hiện ra một tổ chim non trên cành cao, quyết định trèo lên, bất chấp Hồng phản đối... (Văn nghệ thiếu nhi 23/04/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019
Lượt nghe: 838
Khi Eliot đến được Thủy Tinh cung cũng là lúc Sigurim gặp rắc rối ở Vương quốc Oniria. Nữ hoàng không còn tin tưởng Sigurim khi ông ta không thể kiểm soát được sự nổi loạn của các ác mộng ở Ephialtis. Bà giao nhiệm vụ cho con chim xanh, bắt chim xanh phải đến nằm vùng ở Ephialtis để tìm sơ hở của tổ chức quái vật, nhằm giải phóng cho công chúa Aanor... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ năm mươi sáu)
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017
Lượt nghe: 2432
Ở khu rừng nọ, họ nhà chim Hoàng Anh nổi tiếng thuộc dòng dõi hoàng tộc. Ai ai cũng công nhận điều đó, chỉ có Gấu và Sói là không phục. Nhân lúc Vua và Hoàng hậu Hoàng Anh đi vắng, Gấu và Sói đến gây sự với các Hoàng tử và Công chúa Hoàng Anh. Họ nhà Hoàng Anh vốn hiền lành, không làm hại ai, bỗng nhiên bị chế giễu thì họ sẽ xử trí ra sao nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru cho bé 04/5/2017)
Ngày phát hành 15:16 | 10/7/2024
Lượt nghe: 1615
Hàm Anh thuộc thế hệ nhà văn cuối cùng được cử sang Liên Xô học trường Viết văn Goocki năm 1989. Chị từng đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam và tuần báo Văn nghệ năm 1994 với những bài thơ của nữ sĩ Nga Anna Akhmatova. Cho tới nay, Hàm Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Màu tự nhiên (2008) và Gọi tháng ba (2016). Với gần 100 bài thơ qua hai tập đã xuất bản, Hàm Anh đã tạo ra một giọng điệu riêng, một hơi thở riêng không giống với bất kỳ ai. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Hàm Anh với tên gọi: Hàm Anh – Con chim trú mưa ngậm giọt nước mắt bay đi
Ngày phát hành 22:43 | 3/7/2022
Lượt nghe: 1296
Hoàng tử bị mụ phù thủy hóa phép, phải mang hình hài của một con chim trắng. Chỉ đến khi có một người con gái nhân hậu, đủ can đảm để chăm sóc và yêu thương thật lòng thì lúc ấy mới hóa giải được phép thuật của phù thủy. Trong lốt chim, làm cách nào để hoàng tử có thể gặp được người như thế? (Kể chuyện và hát ru 29/06/2022)
Ngày phát hành 11:5 | 16/6/2023
Lượt nghe: 1605
Ngày xửa ngày xưa, ở nước Nga xa xôi có vị Sa hoàng rất yêu thích khu vườn của mình. Ông thích nhất là cây táo với những quả táo bằng vàng. Thế nhưng, khu vườn của ông bỗng nhiên bị kẻ lạ đột nhập... (Kể chuyện và hát ru 07/06/2023)
Ngày phát hành 11:9 | 16/6/2023
Lượt nghe: 1523
Chim lửa đã đánh cắp táo của Sa hoàng. Sa Hoàng muốn bắt được bằng được con chim này. Hai hoàng tử đã lên đường nhưng đều không thấy trở về. Cuối cùng, hoàng tử út I-Van rời cung điện đi tìm con chim lửa. Trên đường đi, chàng đã cứu nguy cho một con sói và được nó giúp đỡ... (Kể chuyện và hát ru 08/06/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 20/10/2020
Lượt nghe: 1174
Chỉ với ba chiếc lông chim, vua cha đã biết được tài đức của ba chàng hoàng tử. Hoàng tử út vốn bị coi là ngốc ngếch được kế vị ngôi báu, trị vì đất nước. Hai người anh của chàng dù ghen tỵ thì cũng không thay đổi được, vì không ai đưa kẻ dối trá lên làm vua cả... (Kể chuyện và hát ru 19/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2017
Lượt nghe: 2173
Bù nhìn là người giả làm bằng rơm, đội nón đôi khi còn buộc thêm mấy ống bơ để phát ra tiếng động nhằm đuổi chim bảo vệ mùa màng. Nghệ sĩ Vĩnh Xương kể cho chúng ta nghe câu chuyện cổ tích thế giới “Lão bù nhìn đuổi chim”. Lũ khỉ tưởng ông lão là bù nhìn đuổi chim nên đã mang về hang của mình. Và ở đó ông lão đã tìm được biết bao là vàng bạc châu báu. Biết ông lão đóng giả bù nhìn mà trở nên giàu có, hai vợ chồng hàng xóm cũng bắt chước. Nhưng cuối cùng hai vợ chồng mất hết tài sản, trở nên nghèo khổ vì lòng tham của mình. (Kể chuyện và hát ru 03/11/2017)
(Chương trình Kê chuyện và hát ru phát 21h15 ngày 03.11.2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2020
Lượt nghe: 1086
Mẹ con chim sẻ trú ngụ trên cành cây cao su trong khu rừng rậm. Cuộc sống đang yên lành thì cây cao su bắt mẹ con chim sẻ phải dời đi vì tiếng kêu của lũ chim con. Mẹ sẻ đành dời các con đi làm tổ mới ở cây bạch hoa. Nhưng cây bạch hoa cũng bắt mẹ con chim sẻ phải đi chỗ khác... (Kể chuyện và hát ru 22/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020
Lượt nghe: 1019
Sinh năm 1952, từng đi bộ đội, tham gia thanh niên xung phong, dạy học, học viên khóa đầu trường viết văn Nguyễn Du, rồi chuyển sang làm báo, làm biên tập viên văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Đó là đôi nét về nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, tác giả của hai tập thơ “Bùa lá” và “Miền hoa dại”. Trong đời sống và trong thơ, bà luôn lặng lẽ, sự lặng lẽ ấy đem tới những bài thơ, những câu thơ “trong và buốt như nước mắt” như nhận xét của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tiếng thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh trước hết là tiếng lòng của người phụ nữ đi đến tận cùng tình yêu, khao khát sự chân thành, tử tế, không dối lừa… (Tiếng thơ 08/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020
Lượt nghe: 1330
Ong mật và Chim bồ câu là đôi bạn thân. Đã có lần, bồ câu cứu sống được ong mật khi ong bị rơi xuống dòng suối. Còn ong mật cũng có lần giải cứu được bồ Câu thoát khỏi bẫy của người thợ săn. Giữa ong mật và chim bồ câu là một tình bạn đẹp mà cả hai đều hết lòng vun đắp... (Kể chuyện và hát ru 28/08/2020)
Ngày phát hành 15:58 | 22/3/2022
Lượt nghe: 1239
Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu của lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm thơ của ông, có thể nói đã đồng hành cùng cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, nhận được tình cảm yêu mến của đông đảo chiến sĩ và bạn đọc cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Phạm Tiến Duật, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại.
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2016
Lượt nghe: 1531
Bầy thiên nga trắng chính là những nàng công chúa con của Ngọc Hoàng. Vì yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên dưới trần gian mà hằng ngày các nàng công chúa đã hóa phép thành thiên nga để bay xuống hạ giới. Tuy nhiên vì mải vui chơi nàng công chúa Út đã bị thương và ở phải ở lại trần gian. Số phận của nàng công chúa Út sẽ ra sao?(Kể chuyện và hát ru 13/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1115
Trong truyện cổ tích thì các loài vật được nhân cách hóa như con người. Loài vật có thể suy nghĩ, nói chuyện và làm việc không kém chúng ta. Mỗi khi gặp khó khăn thì không ít nhân vật trong truyện cổ tích đã được các loài vật giúp đỡ. Câu chuyện trong chương trình hôm nay kể về hai chú bé mồ côi thông minh và tốt bụng. Hai chú bé đã được con chim cun cút giúp đỡ và vượt qua được nhiều thử thách. Cuộc sống hạnh phúc là phần thưởng xứng đáng dành cho những con người tốt bụng. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 20/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2018
Lượt nghe: 1596
Có một đàn chim sẻ trú ngụ trên cây gạo cằn cỗi, già nua suốt mùa đông giá rét. Đàn chim sẻ cứ ngỡ cây gạo sẽ chết, chúng thương lắm, không nỡ rời cây gạo. Đàn chim sẻ hàng ngày cầu mong cây gạo hồi sinh. Mùa xuân tới, những nụ mầm xanh non bật ra từ thân cây cỗi cằn, cây hoa gạo vươn trong gió xuân. Đàn chim sẻ vui lắm, chúng reo vui khắp khu rừng như báo tin mùa xuân đã về, cây gạo đã xanh tươi trở lại. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 20/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2019
Lượt nghe: 812
Trong thế giới muông thú, mỗi loài vật đều có một lợi ích khác nhau. Con trâu giúp chúng ta đi cày, con gà sẽ đẻ trứng hay con chó vừa là bạn tốt vừa canh giữ nhà cửa khi chủ nhân vắng nhà. Vậy loài vật nào có thể biến người bình thường thành vua chúa không nhỉ? Câu trả lời sẽ có trong truyện cổ tích “Con chim nhiệm màu”... (Kể chuyện và hát ru 05/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019
Lượt nghe: 730
Ở phần 1 của truyện, khi hai người con trai đi học xa nhà, tên lái buôn lạ mặt nhờ mưu sâu kế hiểm đã chiếm được lòng tin của người mẹ. Hắn dụ bà giết thịt con chim khách quý. Cùng lúc đó, hai anh em ở trường học cũng được báo tin, biết nhà có chuyện chẳng lành liền vội vã chạy về. Họ có cứu được con chim quý không, mời các bé cùng lắng nghe phần cuối câu chuyện này nhé... (Kể chuyện và hát ru 06/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2015
Lượt nghe: 1942
Cuộc sống hạnh phúc là phần thưởng xứng đáng cho những người tốt bụng. Đó là điều mà truyện cổ tích thế giới "Con chim cun cút và hai chú bé mồ côi" muốn gửi tới các bạn.
(kể chuyện và hát ru ngày 25/04+26.04/)
Ngày phát hành 11:15 | 23/11/2022
Lượt nghe: 388
Vùng đất Nghi Tàm, Thăng Long xưa vốn là nơi hội tụ nhiều văn nhân tài tử vang danh. Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh là một trong số đó. Những giai thoại xoay quanh cuộc đời bà đều cho thấy chân dung một tài nữ hiếm có trong lịch sử văn học dân tộc ta. Truyện ngắn này của nhà thơ Ngô Văn Phú điểm lại những chi tiết, câu chuyện soi tỏ tấm lòng, đức độ, tài năng của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó đi sâu vào công lao của bà trong việc giúp dân làng Nghi Tàm thoát khỏi lệ tiến cống chim sâm cầm cho triều đình và các phủ, huyện. Truyện ngắn danh nhân, lịch sử nếu không cao tay rất dễ bị lệ thuộc vào các tư liệu, thiếu chất văn, chất đời. Với truyện ngắn này, nhà văn Ngô Văn Phú cho thấy sự kỳ công trong việc tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của một “phép vua”. Những câu văn giàu hình ảnh, kết cấu câu chuyện liền mạch cho thấy tác giả đã thực sự đi sâu vào tâm tư, tình cảm của các nhân vật cũng như nỗ lực lột tả giai thoại từ góc nhìn ngưỡng vọng tới tiền nhân của một một bậc hậu sinh hiểu sử và hiểu đời. Từ tích truyện gắn với tục tiến cống sâm cầm, truyện ngắn của nhà thơ Ngô Văn Phú tô đậm tấm lòng với đất và người Thăng Long xưa của Bà Huyện Thanh Quan, điều mà bà đã thể hiện trong nhiều áng thơ nổi tiếng. Ở kinh đô Huế nhưng trái tim bà luôn hướng về cố hương. Nữ học quan Cung Trung giáo tập đã làm được một việc có ý nghĩa lưu vào ngọc phả làng Nghi Tàm. Nhờ đó, tên tuổi của bà không chỉ sáng ngời trong văn học mà còn để lại tiếng thơm giữa đời thường. Giai thoại dân gian qua ngòi bút của nhà thơ Ngô Văn Phú cũng là một phép ẩn dụ về thân phận con người trong biến động thời cuộc. Viết truyện danh nhân mà gợi lên được những cảm xúc đời thường, nói lên được những điều chưa thể hiển hiện một cách sinh động qua tư liệu lịch sử, nhà thơ Ngô Văn Phú đã cho thấy phong cách sáng tác đặc sắc, cá tính với một đề tài văn xuôi chung thủy. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2020
Lượt nghe: 859
Câu chuyện này kể về bông cúc trắng và chú chim sơn ca trong khu vườn. Bông cúc trắng luôn nghĩ về những điều tốt đẹp và may mắn, nhưng sự thật thì không phải thế. Cuối cùng, chim sơn ca không thể sống được bởi các cậu bé đã bỏ quên, không cho sơn ca thức ăn và nước uống. Bông cúc trắng cùng đám cỏ dại bị nhốt trong lồng sắt của sơn ca cũng héo khô... (Kể chuyện và hát ru 17/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2017
Lượt nghe: 5062
Nhân vật Linh và Mụ - hai con người lẻ loi cô độc trước nỗi đau mất mát. Một người mất cha, một người mất con bởi dòng lũ cuốn. Nỗi đau khiến họ nhiều lúc hóa dại. Nỗi ám ảnh đớn đau chưa nguôi ngoai thì hiểm họa lại tiếp tục rình rập. Lần này kẻ gieo nỗi đau không phải là thiên tai mà chính là con người cùng những dự án. Những thân phận bé mọn từ trước tới giờ chỉ biết sống dựa vào núi rừng. Mất làng, mất rừng, mất sông họ trở nên bần cùng, như con thú hoang lạc đường, không biết bám víu vào đâu. (Đọc truyện đêm khuya 06/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2017
Lượt nghe: 1248
Trong một lần đi nhặt lá trên đồi, Hồng và Trung tìm thấy tổ chim có chú chim non. Hai bạn quyết định nuôi dưỡng con chim ấy đủ lông đủ cánh. Sau đó, mâu thuận giữa hai người bạn bắt đầu xảy ra. Cả Hồng và Trung đều muốn khẳng định cái tôi của mình. Giữa lúc tình bạn tưởng chừng phải chấm dứt thì nhân vật thứ ba xuất hiện đã giúp cả Hồng và Trung đều phải nhìn lại chính mình. (Văn nghệ thiếu nhi 10/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018
Lượt nghe: 1571
Tác giả khai thác đề tài lâm tặc nhưng không miêu tả các vụ án, các âm mưa kế hoạch mà đi vào số phận, tâm tư, tình cảm của những con người trong vòng xoáy tội lỗi. Chàng trai Hượu mồ côi cùng cô gái trẻ tên Xoàn bị dòng đời xô đẩy nhập hội với đám lâm tặc. Hượu đã chứng kiến những mặt đen tối của con người khi cả những tên lâm tặc làm nhục Xoàn, đối xử với nhau bằng luật rừng. Tác giả xây dựng hai tuyến nhân vật rất rõ nét. Đó là Hượu và Xoàn, hai con người vô tình bị cuốn vào công việc xấu. Tuyến nhân vật còn lại là những kẻ lâm tặc độc ác, tàn nhẫn. Truyện có cái kết đẹp khi Hượu giúp Xoàn trốn được về quê làm lại cuộc đời. Truyện ngắn sinh động, chân thực khiến người đọc, người nghe cảm thương và vui mừng cho số phận của cô gái trẻ Xoàn đồng thời căm hận những kẻ tàn ác. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 23/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2015
Lượt nghe: 2227
Đi qua những hiểu lầm, rắc rối, tình làng nghĩa xóm vẹn nguyên nhờ tấm lòng bao dung, đôn hậu của người phụ nữ thôn quê. Bà Ngạn trong câu chuyện là sợi dây nối liền tình cảm ít nhiều bị phai nhạt. Lắng nghe tâm sự cuộc đời Lai-Ngạn hay Huy-Vân, ta hiểu thêm về quá khứ chưa xa. (Đọc truyện đêm khuya 17/03/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 13/9/2016
Lượt nghe: 6761
Chị Chiêm, anh Tường: hai nhân vật chính trong truyện trải qua nhiều mất mát: hết nghịch cảnh chiến tranh lại đến những thay đổi của xã hội, của cuộc sống sau hòa bình. Nhưng dư âm đọng lại của truyện ngắn này không phải là những nghịch cảnh cuộc đời mà là tình yêu, tình người, tình đời (Đọc truyện đêm khuya 12/09/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/3/2015
Lượt nghe: 1626
Nỗi cô đơn bất hạnh thiếu tình yêu thương khiến con người cũng như con vật trở nên cục cằn, cáu bẳn, sống xa lánh, trái tim dễ tổn thương, lâu dần sẽ trở nên khô cằn. Tuy nhiên chính hai tâm hồn cô đơn lại dễ tìm được sự đồng cảm, tiếng nói chung. Chỉ có tình yêu thương mới xoa dịu mọi nỗi đau tiếp thêm nghị lực, khát vọng sống cho mỗi con người. (Đọc truyện đêm khuya 4/3/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018
Lượt nghe: 1233
Chúng mình đã được nghe bà hoặc mẹ kể câu chuyện cổ tích về những nàng công chúa xinh đẹp, nhưng chỉ vì bướng bỉnh hoặc ham chơi đã bị phép thuật của phù thủy biến thành con chồn trong truyện “Nàng công chúa da chồn”; biến thành cá heo trong truyện “Công chúa đội lốt cá heo”, hay “Nàng công chúa ngủ trong rừng”… Hôm nay chúng ta sẽ nghe thêm một câu chuyện nữa kể về “Nàng công chúa trong lốt chim”. Không biết nàng công chúa xinh đẹp đã mắc phải lỗi gì mà bị hóa thành loài chim như vậy? (VOV6 Kể chuyện và hát ru 30/01/2018)
Ngày phát hành 11:20 | 20/3/2023
Lượt nghe: 447
Khi chuyển sang sinh sống ở nơi khác, các loài chim bàn bạc với nhau để tìm vùng đất nhiều thức ăn nhưng chúng luôn tị nạnh và nghi ngờ nhau. Các bé có muốn biết loài chim cuối cùng có tìm được nơi trú ẩn an toàn không? Cùng nghe câu chuyện “Chim di trú” nhé! (Kể chuyện và hát ru 17/03/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2015
Lượt nghe: 1921
Câu chuyện Anh em chim cút của dân tộc Bana không chỉ cho chúng ta hiểu thêm về tình anh em mà còn để lại bài học về sự cảnh giác và thói quen chỉ kiếm ăn trên mặt đất của của loài chim cút. (Kể chuyện và hát ru cho bé 27 + 28/08).
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1390
Câu chuyện kể về cuộc hành trình đầy gian nan của hai chàng hoàng tử và nàng công chúa đến xứ xở thần tiên. Ở xứ xở ấy có cây biết hát lên những bản nhạc êm ái. Các loài chim thì không ngớt kể chuyện hay. Còn nguồn nước thì có thể chữa lành được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy cuộc hành trình của ba anh em họ có được ai giúp đỡ không? Câu trả lời sẽ có sau khi nghe câu chuyện cổ tích này.( Kể chuyện và hát ru phát 19+20)