Hệ thống tìm thấy 85 kết quả
Ngày phát hành 14:48 | 18/1/2024
Lượt nghe: 2231
Truyện ngắn “Bài hát hôn lễ” mở đầu với tâm sự và lời kể về tiếng sáo mê hoặc của lão Platko. Ông là người cha luôn mang trong mình nỗi đau lỡ dở hôn nhân của người con gái mà chính ông là người đã gián tiếp dự phần. Đến kết truyện, nhà văn mới miêu tả thật ngắn gọn mà sinh động bản nhạc hôn lễ phát ra từ cây sáo trúc của lão Platko. Ở đầu truyện, người cha đầy ẩn ức này không chơi bản nhạc hôn lễ theo yêu cầu của những người thợ cắt cỏ nhưng đến cuối truyện, tiếng sáo của ông vang lên theo nhịp điệu tươi vui, hi vọng trong tâm tư. Người con gái khốn khổ của ông sẽ được hạnh phúc, dù muộn màng và đã qua biết bao bầm dập, đau khổ. Cấu trúc hình ảnh lặp lại ở đầu và cuối truyện đọng lại dư vị. Nhà văn Roman Ivanytchouk vẫn thể hiện được phong độ qua văn phong kể chuyện liền mạch, hấp dẫn. Truyện ngắn này của ông vẫn như một dòng chảy âm thầm, xuyên suốt, thấm thía về lẽ đời. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2019
Lượt nghe: 1881
Những đắng cay đời nghệ sĩ khuất lấp sau bức màn nhung đã được thể hiện trong nhiều sáng tác văn học. Chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 05/08/2019 giới thiệu tới các bạn góc nhìn sâu thẳm của tác giả Trần Tùng Chinh về nỗi niềm ấy qua truyện ngắn “Chiếc ghế của người kép hát”...
Ngày phát hành 0:0 | 3/10/2017
Lượt nghe: 1382
Tình cảm thiết tha của người mẹ thể hiện thật sâu nặng và chân thực, những lời nói mộc mạc, ân tình: "Ngủ ngoan A Kay ơi! Ngủ ngoan A Kay hỡi! / Mẹ thương A Kay, mẹ thương làng đói/ Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần / Mai sau con lớn, vung chày lún sân...". Đó là tình cảm của biết bao bà mẹ Vân Kiều nói riêng, mẹ Việt Nam nói chung về tình yêu con, tình yêu đất nước cháy bỏng, bền bỉ, sắt son. (Trang văn học nhà trường 02/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2018
Lượt nghe: 1119
Hai ca khúc "Mộ gió" và "Lời sóng hát" mà nhạc sĩ Vũ Thiết phổ nhạc từ hai bài thơ của nhà thơ Trịnh Công Lộc đã ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc với giai điệu hùng tráng, sâu lắng, xúc động cùng ý thơ sâu sắc, ca từ ý nghĩa...(VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 31/3/2018)
Ngày phát hành 9:52 | 19/4/2022
Lượt nghe: 1067
Ngôn ngữ truyện ngắn “Tiếng hát lau sậy” của tác giả Bảo Thương đẹp, giàu chất thơ, giàu chất liên tưởng so sánh, chuyển tải được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật và vẻ đẹp của con người. Nghe xong truyện, thính giả nhắm mắt lại và mường tượng ra bức tranh đẹp, nhưng buồn phác họa nỗi niềm của người phụ nữ, khi họ ý thức được tiếng gọi của bản ngã, sống hết mình với bản ngã. Chị, một người đàn bà ngoài ba mươi tuổi, mang “vẻ đặm đặm của gái một con một thời xinh đẹp” và có một giọng hát hay “Tiếng hát trong và tròn, lời ca sáng và rõ, vành vạnh như vầng trăng thu, soi đến cả lớp li ti của từng chiếc lông trên mắt lá lau vào những độ rằm”. Song, Tiếng hát lau sậy là tiếng hát buồn của người đàn bà đẹp, tài hoa, khao khát tự do và tình yêu; khao khát được cống hiến giá trị nghệ thuật. Đó còn là tiếng lòng của con người nói chung luôn mong muốn vươn tới thứ tuyệt đích nhất của đời sống: là tự do, là tình yêu, là quyền được thể hiện mình, quyền được cống hiến tài năng, được sáng tạo. Cái đẹp phải được ươm mầm. Cái đẹp phải có môi trường cho nó phát triển. Cái đẹp phải được trân trọng, nâng niu, giữ gìn. Cái đẹp có quyền được hưởng hạnh phúc. Song, ở đây, cái đẹp bị vùi dập. Tiếng hát chỉ dám cất lên ở bờ lau, bãi sậy, cánh đồng, khúc sông, bến nước …Chị thỏa thuê hát khi vắng người chồng, còn khi anh ta về thì im bặt. Hát giữa kiếp cỏ cây thì dễ, hát giữa kiếp người mới khó làm sao? Làm sao để bảo vệ quyền được sống, được ca hát, được cống hiến tài năng? Hay nói cách khác, làm sao, để cái đẹp được khẳng định, đề cao, trân trọng. Và cái đẹp rồi sẽ trôi dạt về đâu? Kết truyện nhân vật kể chuyện xưng “Tôi” hỏi mẹ: “Làm sao biết được chỗ nào có bông tốt mẹ ơi?”. Đó là câu hỏi mở, làm day dứt lòng người.
Ngày phát hành 11:23 | 18/5/2022
Lượt nghe: 875
Chương trình hòa nhạc “Đêm huyền ảo” gồm hai phần: giao hưởng - hợp xướng với “Tổ khúc giấc mộng đêm hè” và các “Romance và Aria nổi tiếng thế giới” với các giọng ca opera nổi tiếng của nhà hát. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020
Lượt nghe: 698
Vở diễn thể hiện cuộc đấu tranh âm thầm mà không kém phần khốc liệt của những chiến sĩ Công an nhân dân với cái xấu, cái ác, góp phần mang lại sự bình yên của xã hội. (Làn sóng nghệ thuật 07/7/2020)
Ngày phát hành 16:32 | 8/4/2024
Lượt nghe: 2034
Trong đợt trao tặng danh hiệu NSND, NSUT lần thứ 10 vừa qua, Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam có 12 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, 4 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSUT. Họ là những người đã tiếp nối truyền thống của Nhà hát, đồng thời truyền lại cho thế hệ trẻ những kinh nghiệm, năng lượng tích cực trong hoạt động nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018
Lượt nghe: 914
23 tuổi khi đang là chiến sỹ lái xe Trường Sơn ông được phong tặng Anh hùng LLVT nhân dân. 45 tuổi ông chính thức bước vào thương trường sau khi đã nghỉ hưu với quân hàm trung tá. 57 tuổi ông tự ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội. Tập đoàn Thái Bình Dương do ông làm Chủ tịch đã và đang đồng hành cùng nhiều tập đoàn nổi tiếng thế giới với những dự án tỷ đô. Đó là đôi dòng phác thảo về ông Phan Văn Quý, người mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn qua bút ký “Người chiến sỹ ấy…” của tác giả Xuân Bách. “Người chiến sỹ ấy…” luôn giữ vững phẩm chất bộ đội cụ Hồ, thể hiện rõ “chất lính” trên mọi mặt trận: từ chiến trường cho đến nghị trường và thương trường.
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1105
Phần đầu chương trình là chia sẻ của PV Vũ Hà về triển lãm “Netsuke- Nghệ thuật điêu khắc gỗ Nhật Bản đương đại”. Tiếp đó Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” nhạc sĩ Trọng Lưu bày tỏ mối duyên khi phổ nhạc ca khúc “Xuân” từ bài thơ cùng tên của tác giả Cao Như Dương. Tiếp đó, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: cảm nhận của cô giáo trẻ Phạm Thị Ngọc về tiểu thuyết “Phố” của nhà văn Chu Lai và giai thoại vui về nhà thơ Huy Cận. (Điểm hẹn văn nghệ 10/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2020
Lượt nghe: 860
Xưa có đôi vợ chồng tuổi đã cao nhưng vì gặp chuyện không may phải tạm biệt ngôi nhà, cửa hàng và cả cô mèo Asa thân yêu để đi tới nơi khác. Thật kỳ lạ, vào đúng hôm họ ra đi thì một thiếu nữ xuất hiện, ngỏ ý muốn giúp đỡ ông bà và tiếp quản cơ ngơi, vực dậy cửa hàng. Thiếu nữ bí ẩn ấy là ai? (Kể chuyện và hát ru 10/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2018
Lượt nghe: 935
Tác giả Trương Xuân Thiên (Thanh Hóa) ngoài những sáng tác thơ lấp lánh về tình bạn, có chút nhớ chút thương thuở ban đầu thì anh còn có nhiều bài thơ về tình yêu quê hương, biết trân quý những gì mình đang có. Điều này là cần thiết bởi ở lứa tuổi chúng ta ngoài việc phấn đấu để hiện thực hóa ước mơ thì sự quan tâm chia sẻ những vất vả với bậc sinh thành sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài thơ “Khúc hát ban mai” của tác giả Trương Xuân Thiên không nằm ngoài ý nghĩa đó. Tác phẩm giống như những lời ca thủ thỉ thân tình về mẹ thân yêu. Câu thơ “Khi mẹ quẩy hừng đông về ngang bến sông” được trở đi trở lại nhiều lần, mỗi lần tương ứng với bối cảnh thơ khác nhau. Thiên nhiên và lòng người như được quyện nhuyễn với nhau xung quanh hình ảnh trung tâm là mẹ…(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2017
Lượt nghe: 1108
Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng hẳn ai cũng nhớ đến một hồn thơ lãng mạn, tài hoa. Ông có những tác phẩm tiêu biểu như "Đôi mắt người Sơn Tây", "Quán bên đường", "Mây đầu ô", "Bài thơ sông Hồng"...song có lẽ bao thế hệ học trò không ai là không nhớ bài thơ "Tây Tiến". Gần 70 năm bài thơ ra đời nhưng "Tây Tiến" vẫn có một sức hấp dẫn lạ lùng bởi chất tài hoa, lãng mạn. (Văn nghệ thiếu nhi 11/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2017
Lượt nghe: 1157
Tú Xương là nhà thơ trữ tình - trào phúng. Nhắc đến văn chương của ông, chúng mình nhớ đến những bài thơ nổi tiếng như "Sông lấp", "Vịnh khoa thi hương", "Thương vợ"... Bài thơ "Thương vợ" cho chúng mình cảm nhận về tình cảm chân thành, biết ơn, trân trọng đối với bà Tú - người phụ nữ mà nhà thơ suốt đời trân quý. Với bài thơ này chúng mình còn thấy được thái độ tự trào của tác giả, đó là thái độ tự giễu mình, một phẩm chất trong thơ và con người Tú Xương. (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019
Lượt nghe: 1324
Lần đầu tiên Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức một cuộc thi hát tiếng Hàn. Kết thúc đêm thi bán kết, 10 thí sinh bước vào vòng chung kết (sẽ diễn ra vào ngày 10-01-2020 tại Nhà hát Đài TNVN, 58 Quán Sứ, Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 24/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/5/2020
Lượt nghe: 543
Trong thời gian qua các nhà hát gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh. Trong bối cảnh này đòi hỏi các nhà hát phải có phương thức hoạt động mới. PV VOV6 phỏng vấn NSUT Sỹ Tiến (Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ) về vấn đề này. (Làn sóng nghệ thuật 24/4/2020)
Ngày phát hành 15:0 | 23/3/2024
Lượt nghe: 585
Thỏ Bi-li vô cùng dễ thương. Trên đường đi, Thỏ lắng nghe được âm thanh xào xạc của những chiếc lá. Thỏ cho rằng lá cũng có thể hát lên những bài ca mà chúng yêu thích. Vậy thực hư câu chuyện là như thế nào? (Kể chuyện và hát ru 18/03/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2013
Lượt nghe: 975
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1209
Đầu tư cho một kịch bản đề tài lịch sử-vở diễn Công lý không gục ngã, các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ gửi gắm nhiều kỳ vọng ở tác phẩm dự định sẽ tham gia Hội diễn Sân khấu Kịch toàn quốc sắp tới.
Bài viết của Vũ Nga chuyển đến người nghe một vài cảm nhận về vờ diễn trong đêm ra mắt tại Hà Nội.
Ngày phát hành 22:20 | 1/5/2021
Lượt nghe: 442
Sự kiện dự kiến tổ chức vào “Ngày của mẹ 9/5” tại Trung tâm Hội nghị quốc gia. Trong chương trình "Thế giới hát về Mẹ", khán giả sẽ được thưởng thức những ca khúc đặc sắc nhất về mẹ của các quốc gia: Việt Nam, Anh, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Bulgaria, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Mỹ, Canada, Cuba và Mozambique. (Làn sóng nghệ thuật 16/4/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2013
Lượt nghe: 1646
Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2013
Lượt nghe: 1092
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2013
Lượt nghe: 971
Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2013
Lượt nghe: 971
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2017
Lượt nghe: 2612
Từ lâu các vấn hầu đồng trong thực tế tín ngưỡng dân gian đã mang đậm tính diễn xướng, tạo cảm hứng cho những người làm sân khấu kịch hát dân tộc khai thác, sân khấu hóa và đưa nó lên sàn diễn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghệ thuật, việc khai thác các hình thức diễn xướng tín ngưỡng dân gian này trong từng loại hình kịch hát lại có sự “đậm, nhạt” khác nhau. Nếu ở Tuồng và Cải lương, Hát văn chỉ được khai thác trong các tình huống nhất định của vở diễn thì ở Chèo lại xây dựng hẳn tiết mục riêng, khai thác cụ thể về các làn điệu và trình thức diễn xướng hầu đồng. Từ cách khai thác này, sân khấu kịch hát đã đem đến cho đông đảo khán giả biết tới các hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc của dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2020
Lượt nghe: 663
Năm nay, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) kỷ niệm 75 năm ngày thành lập (7/9/1945 - 7/9/2020). Trong dịp này, Nhà hát Đài TNVN (tiền thân là Đoàn Ca nhạc Đài TNVN) vinh dự đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân". Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) về sự kiện ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 01/9/2020)
Ngày phát hành 10:31 | 2/5/2021
Lượt nghe: 510
Hồng chưa quen với nỗi trống vắng khi Hoàng về thành phố, thì bất ngờ bà nội lâm bệnh nặng rồi qua đời. Trái tim của Hồng thêm một lần nữa trống trải. Mặc dù bên cạnh Hồng luôn có bố mẹ an ủi vỗ về, có Trung động viên nhưng trong lòng cô bé vẫn dâng lên một nỗi buồn thấm thía, sâu sắc... (Văn nghệ thiếu nhi 01/05/2021)
Ngày phát hành 22:27 | 5/4/2021
Lượt nghe: 931
“Ngọn đồi biết hát”có nội dung xoay quanh cô bé Hồng 10 tuổi, sống ở ngôi làng nhỏ, hạnh phúc với gia đình, vui với những người bạn trong một khung cảnh thiên nhiên thanh bình. Xung quanh Hồng là những thầy cô thân thương, bố mẹ, người thân, đặc biệt là Trung, cậu bạn rất thân. Rồi biến cố ập đến bất ngờ... (Văn nghệ thiếu nhi 04/04/2021)
Ngày phát hành 22:48 | 12/4/2021
Lượt nghe: 568
Hồng cũng thân thiết với cậu em họ tên Cường, thương Cường thiệt thòi khi bố mẹ phải đi làm ăn xa. Một hôm, khi kèm Cường học bài, Hồng phát hiện ra đầu Cường có chấy. Ít hôm sau, Hồng cũng thấy mình lây chấy từ Cường. Vậy là bà nội phải nấu nước lá cho hai chị em gội đầu đuổi chấy... (Văn nghệ thiếu nhi 10/04/2021)
Ngày phát hành 22:15 | 22/4/2021
Lượt nghe: 599
Những buổi trưa hè, Hồng không còn hứng thú với công việc buôn bán đồng nát hay trò nghịch ngợm cùng Trung nữa mà mải mê đọc cuốn sách của anh Hoàng. Mỗi lần trò chuyện cùng anh, dẫn anh đi thăm làng quê, thăm trường học khiến cô bé có những cảm xúc rất đặc biệt... (Văn nghệ thiếu nhi 18/04/2021)
Ngày phát hành 16:18 | 25/4/2021
Lượt nghe: 457
Con chim sâu đã chết trong một đêm mưa gió, khi Trung quên đem lồng chim vào nhà. Sự việc này ám ảnh Hồng trong cả giấc mơ. Hồng giận cậu bạn, không thèm gặp suốt cả tuần. Trung cũng rất buồn và ân hận... (Văn nghệ thiếu nhi 24/04/2021)
Ngày phát hành 21:51 | 12/4/2021
Lượt nghe: 761
Sau trận bóng đá với tỉ số 2 - 0 nghiêng về đội của Hồng, cô bé tham gia vào một cuộc thách đấu không tưởng, đó là thi “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với em trai củaTrường, kém Hồng hai tuổi. Trận đấu kết thúc, hai võ sĩ chấn thương đầy mình... (Văn nghệ thiếu nhi 09/04/2021)
Ngày phát hành 16:29 | 25/4/2021
Lượt nghe: 500
Chị Hoa tìm gặp Hồng và tỏ ra lo lắng khi mấy hôm nay không thấy Hồng sang nhà chơi. Chị nhắc tới anh Hoàng khiến Hồng khá bất ngờ. Hồng lờ mờ đoán ra tình cảm mà chị Hoa dành cho anh họ của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2021)
Ngày phát hành 10:24 | 2/5/2021
Lượt nghe: 339
Sau sự việc mất gà của nhà ông Vinh, giờ lại đến gà của nhà bà nội Hồng cũng bị mất. Mọi ánh mắt nghi ngờ của người trong làng, trong đó có Hồng đều đổ dồn về phía Trung, khiến cậu rất khó chịu, rất buồn mà không thể giải thích được với ai. Rồi Trung sẽ phải làm thế nào để minh oan cho mình? ((Văn nghệ thiếu nhi 30/04/2021)
Ngày phát hành 21:35 | 22/4/2021
Lượt nghe: 352
Lên lớp 5, theo sự chỉ dẫn của Trung, Hồng có thêm nghề mới. Hai đứa bí mật lẻn vào vườn của những gia đình không có trẻ con để tìm chai lọ. Gom bán được đồ, có tiền, hai đứa còn mua kẹo chia cho bọn trẻ trong xóm... (Văn nghệ thiếu nhi 16/04/2021)
Ngày phát hành 22:1 | 22/4/2021
Lượt nghe: 357
Mùa hè năm Hồng sắp lên lớp 6, bác Tường và người con trai là anh Hoàng về thăm quê. Trong lúc mọi người xúm lại hỏi han cha con anh thì Hồng rụt rè đứng nép ở bên cửa. Năm năm trước cô bé đã gặp anh Hoàng nhưng hồi đó còn bé xíu nên không nhớ hình dáng anh lắm. Bây giờ gặp lại anh, cô rất ngạc nhiên... (Văn nghệ thiếu nhi 17/04/2021)
Ngày phát hành 18:34 | 23/4/2021
Lượt nghe: 529
Trung rủ Hồng lên đồi kiếm củi. Hồng thích thú đồng ý. Nhưng thay vì kiếm củi thì Hồng lại mơ màng, tâm trí chưa dứt khỏi cuốn sách. Trung phát hiện ra một tổ chim non trên cành cao, quyết định trèo lên, bất chấp Hồng phản đối... (Văn nghệ thiếu nhi 23/04/2021)
Ngày phát hành 22:53 | 12/4/2021
Lượt nghe: 662
Bố Hồng đi làm công nhân khoảng hơn một năm thì về hẳn. Bố dựng lò nung gạch để xây nhà mới. Việc bố Hồng lấy đất sét nung gạch khiến đám trẻ con trong xóm vui lắm, vì chúng có thể mót đất sét để làm pháo đất. Thế rồi mùa gặt lại tới, bố trở lại vai trò của một người hùng đích thực trên đồng ruộng... (Văn nghệ thiếu nhi 11/04/2021)
Ngày phát hành 13:7 | 19/9/2023
Lượt nghe: 288
Chú Thiệp mở quán cắt tóc ở đầu làng. Một hôm nhân vật tôi ra quán chú chơi thì thấy chú loay hoay với chiếc hộp sắt. Cậu tò mò ghé tai vào chiếc hộp, nghe có tiếng đàn hát. Chú Thiệp bảo đấy là chiếc máy ga-len do chú tự chế tạo để nghe đài phát thanh. Cậu bé thấy đây là chuyện thần kì nhất của làng từ trước tới nay... (Văn nghệ thiếu nhi 17/09/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2015
Lượt nghe: 1161
Hai năm trở lại đây, với nhiều thay đổi trong cách lựa chọn kịch bản, dàn dựng, tổ chức biểu diễn, các vở diễn của Nhà hát Kịch Việt Nam đã đến với công chúng đều đặn hơn...
Ngày phát hành 0:0 | 8/5/2015
Lượt nghe: 991
Bọn quỷ ngốc nghếch và dữ tợn đã tức giận điên tiết khi mắc mưu ông cụ hiền lành. Mất cả một túi tiền vàng vì tưởng rằng đã đổi được cục bướu, bí quyết để có giọng hát hay, chúng đã mờ mắt, tưởng lầm và không bỏ lỡ cơ hội trừng phạt kẻ nói dối. Một người nhanh trí nói dối bọn quỷ để thoát chết còn người kia là tham lam muốn bắt chước người khác để trở nên giàu có. Truyện cũng nhắc nhở mỗi chúng ta phải biết linh hoạt xử lý những tình huống trong cuộc sống, không nên tham lam những thứ không phải do sức lao động của mình làm ra. (Kể chuyện và hát ru cho bé 11 + 12/5)
Ngày phát hành 9:26 | 8/10/2024
Lượt nghe: 644
Nàng tiên biển có giọng hát rất hay. Đặc biệt vào những đêm trăng sáng
giọng hát của nàng càng thêm thánh thót, mê hoặc lòng người. Cuộc sống của nàng đã thay đổi hoàn toàn khi nàng rời đại dương, bước vào thế giới trên mặt đất... (Kể chuyện và hát ru 30/9/2024)
Ngày phát hành 14:29 | 15/1/2021
Lượt nghe: 2259
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam ... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiểu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. Đó chính là nội dung của chương trình Đối thoại mở cùng nhà nghiên cứu Mai Thiện
Ngày phát hành 14:33 | 9/2/2022
Lượt nghe: 1716
Sinh năm 1972, họa sĩ quê gốc Hải Phòng Nguyễn Ngọc Dân thích vẽ từ nhỏ. Dây điện chằng chịt trên những con phố Hà Nội khi vào tranh của anh trở nên có hồn, mang cái nhìn khác lạ của người nghệ sĩ. Trong những năm gần đây, họa sĩ Nguyễn Ngọc Dân dành nhiều thời gian nghiên cứu tiếng Việt và tìm hiểu nghệ thuật sân khấu truyền thống. Trong chương trình Tôi và Tôi, chúng ta sẽ bắt gặp một “Dân dây điện” khác, khi nghe anh kể chuyện về “Chèo”, hát Chèo và ngâm thơ. (Tôi và Tôi 06/02/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2019
Lượt nghe: 694
Giọng hát của cáo con đã giúp chàng hai nhiều lần có được trâu, từ đó cáo con không những trở thành người bạn thân thiết của chàng hai mà còn giúp chàng có của ăn của để. Người anh cả thấy vậy nảy lòng tham, nhưng do không nghe lời dặn của em trai nên anh ta không giúp cho cáo hát được. Anh ra đã nỗi giận đùng đùng... (Kể chuyện và hát ru 01/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2019
Lượt nghe: 758
Người anh trai vì lòng tham lam và ích kỷ đã nhẫn tâm hại chết cáo nhỏ. Sau đó, thấy em trai mỗi lần đi thăm mộ cáo nhỏ thì đều mang về rất nhiều vàng bạc, anh ta lại nảy lòng tham. Lần này anh ta lại định bày trò gì... (Kể chuyện và hát ru 02/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2019
Lượt nghe: 2152
Sự tích Hòn Vọng phu, Nàng Tô Thị gắn liền với câu chuyện về lòng chung thủy, nghĩa vợ chồng, ngợi ca đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam. Đó là hình ảnh người vợ chờ chồng phiêu bạt phương xa, người mẹ trẻ bồng con mòn mỏi đợi tin chồng sau cơn bão biển… Và đặc biệt, kết tụ những tình cảm thiêng liêng về nỗi khắc khoải đợi chờ ấy, tiêu biểu và điển hình của người phụ nữ Việt Nam bao đời nay chính là hình ảnh người vợ trẻ chờ người thương nơi chiến trận, nỗi niềm chinh phụ - chinh phu. Hình ảnh ấy mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, muôn đời lay động lòng người.
Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2019
Lượt nghe: 3400
Tối 11/8, tại Hà Nội đã ra mắt vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng”, tác giả kịch bản: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ; chuyển thể: Hoàng Song Việt, Thanh Ngoan; đạo diễn: Thanh Ngoan, Triệu Trung Kiên do Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam phối hợp thực hiện. Đây là tác phẩm được dàn dựng để tham dự Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV, Hà Nội - 2019 do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam tổ chức, đồng thời cũng là công trình kỷ niệm 74 năm thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (7/9/1945-7/9/2019) và 70 năm thành lập Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014
Lượt nghe: 1787
Dân ca ví dặm xứ Nghệ là loại hình nghệ thuật của vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh.
Đưa ví dặm lên sân khấu chuyên nghiệp là một trong những hướng bảo tồn và phát triển để loại hình dân ca này ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và nét đặc sắc.
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020
Lượt nghe: 683
“Ghen Covy”; “Đánh giặc Corona”; “Việt Nam ơi đánh bay Covit”; “Ngủ một chút đi anh”; “Người mẹ áo trắng”; “Cười lên Việt Nam”...Các ca khúc đã góp phần tuyên truyền, cổ vũ, động viên, nâng cao sức khỏe cộng đồng, cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh. (Làn sóng nghệ thuật 03/4/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019
Lượt nghe: 1085
Bằng tình yêu và ngọn lửa đam mê, sống hết mình cho nghệ thuật hát xẩm, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đã dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho bộ môn nghệ thuật dân gian này. Chị luôn mong muốn đưa xẩm đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. (Hành trình Sáng tạo 13/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020
Lượt nghe: 1228
Học giả Nguyễn Văn Ngọc từng nói về hấp lực để các văn nhân tài tử sáng tác hát nói là “đưa cho ca nương lên giọng hát đi với cung đàn, nhịp phách rồi chính mình cầm chầu thưởng thức văn của mình giữa chỗ trù nhân quảng tọa, trước chiếu rượu tưng bừng nhộn nhịp”. Từ sáng tác theo điệu hát nói của nhà thơ Nguyễn Công Trứ, PGS – TS Vũ Nho đã làm sáng hơn nữa vẻ đẹp nguyên gốc của một sinh hoạt văn hóa cũng như tài năng của ca nương, văn nhân, tài tử, trong đó có nhà thơ Nguyễn Công Trứ - người có công đầu trong việc đưa hát nói vào văn học và phát triển thành một thể tài độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc
Ngày phát hành 15:18 | 15/1/2021
Lượt nghe: 1310
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiệu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu Mai Thiện xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/01/2021)
Ngày phát hành 11:49 | 18/7/2023
Lượt nghe: 306
Hè này, bên cạnh những chuyến đi chơi cùng gia đình thì các hoạt động ngoại khóa về nghệ thuật hay thể chất cũng được nhiều bạn lựa chọn. Nếu các bạn ở thủ đô yêu thích nghệ thuật truyền thống mà chưa tìm được địa chỉ để chúng mình trải nghiệm, học hỏi thì xin chia sẻ cùng các bạn một lớp học hát xẩm của cô giáo Đinh Ngọc Nhung... (Văn nghệ thiếu nhi 12/07/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2016
Lượt nghe: 820
Họ là những người có trí nhớ tuyệt vời, có khả năng biểu đạt cảm xúc phong phú, lôi cuốn người nghe nhập vào không gian văn hóa Tây Nguyên cổ sơ và hùng vỹ. (Văn nghệ thiếu nhi 04/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015
Lượt nghe: 1838
Chuông Vàng, Kim Phụng, Hoa Mai, những danh xưng đã một thời làm nên tình yêu đắm say của người Hà Thành với nghệ thuật cải lương một thời-cũng là nền tảng vững chắc cho sự lớn mạnh của Nhà hát cải lương Hà Nội hôm nay.
Ngày phát hành 18:27 | 26/11/2021
Lượt nghe: 2775
Từ 1951- 2021 đánh dấu 70 năm thành lập và phát triển Nhà hát Chèo Việt Nam. Với 70 năm kể từ ngày đầu được thành lập năm 1951 tại Chiến khu Việt Bắc, lúc đó còn là tổ Chèo trong Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương, Đảng và nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các nhà làm Chèo sưu tầm, phục hồi vốn cổ từ các nghệ nhân Chèo dân gian. Từ chủ trương này, công tác sưu tầm, phục hồi, đặc biệt là chỉnh lý các tích Chèo cổ đã tạo nền móng cho sự phát triển của không chỉ của riêng Nhà hát Chèo Việt Nam mà cả ngành Chèo sau này. Chương trình hôm nay mời quý vị và các bạn nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Thanh Ngoan – Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam về; “Nhìn lại 70 năm Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2015
Lượt nghe: 1422
Kịch nói quân đội, danh xưng ấy đã gắn liền với những đội kịch xung kích, những đêm diễn kịch ngoài mặt trận, là món ăn tinh thần luôn theo sát, khích lệ động viên người chiến sĩ. Và đặc biệt hơn, nơi đây còn là mái nhà chung, mảnh đất vun trồng tài năng của nhiều thế hệ tác giả, đạo diễn, nghệ sĩ, những người hoạt động sân khấu mặc áo lính.
60 năm qua, hành trình nghệ thuật của nhiều thế hệ nghệ sĩ, diễn viên kịch nói quân đội gắn liền với những vở diễn về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang!
Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2016
Lượt nghe: 1947
Sự xuất hiện của "dàn sao" Nhà hát kịch VN và ê kip sáng tạo “chuẩn” đã tạo được ấn tượng hết sức tốt đẹp cho đêm công diễn vở Biệt đội báo đen. Đặc biệt, vai diễn chính của Xuân Bắc làm nóng khán phòng và chứng tỏ rằng, lượng "fan" đông đảo của anh quả không lầm khi yêu mến người nghệ sĩ này. Đặc biệt, NSƯT Xuân Bắc tỏ ra rất xuất sắc trong một vai diễn chính kịch …
Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2015
Lượt nghe: 1106
Nhà hát Kịch Việt Nam kết thúc năm 2014 với những kết quả đầy ấn tượng. Cùng với việc dàn dựng, khôi phục hàng loạt vở diễn là tổ chức nhiều đợt lưu diễn trong nước, tham gia các liên hoan sân khấu quốc tế. Phóng viên Đài TNVN có cuộc trò chuyện cùng ông Nguyễn Thế Vinh - Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam
Ngày phát hành 12:55 | 10/9/2021
Lượt nghe: 4612
Dịch Covid 19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động biểu diễn, việc luyện tập và thu nhập của người diễn viên. Nhờ sự quan tâm của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục nghệ thuật biểu diễn và sự đồng lòng của nhiều đơn vị trực thuộc hình thức Nhà hát online ra đời mang đến một giải pháp hứa hẹn nhiều hiệu quả!
Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2015
Lượt nghe: 1106
Cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2015, dịp hội tụ của hơn 20 đơn vị biểu diễn, hàng trăm nghệ sĩ diễn viên kịch trên khắp cả nước, Nhà hát Tuổi trẻ mang tới Cuộc thi 3 vở diễn với sắc thái mới lạ cũng những kỳ vọng khẳng định tài năng của các nghệ sĩ biểu diễn cũng như định hướng nghệ thuật mà Nhà hát đang theo đuổi. Ông Trương Nhuận-Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ trả lời PV của PV VOV2.
Ngày phát hành 15:31 | 8/7/2021
Lượt nghe: 1663
Sinh thời, dù gia cảnh không lấy gì làm sung túc, nhà thơ Tú Xương vẫn nức tiếng là một trong những tay chơi đất Thành Nam. Chẳng thế mà trong bài “Tự trào”, giọng thơ ông ngất nghểu: “Lúc túng toan lên bán cả trời/ Trời cười thằng bé nó hay chơi/ Cho hay công nợ âu là thế/ Mà vẫn phong lưu suốt cả đời”. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào câu chuyện thú hát cô đầu; Đồng thời phác lại một phần bối cảnh làm nên con người nhà nho hành lạc trong sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương.
Ngày phát hành 10:18 | 26/6/2023
Lượt nghe: 1883
Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha dù đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ông có thể ngồi cùng bạn bè hàng giờ để kể chuyện tiểu sử, các tác phẩm và những mầu chuyện vui, dí dỏm về các tên tuổi của nền âm nhạc nước nhà như Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Hoàng Việt, Huy Du, Phạm Duy… Là tác giả của 14 công trình nghiên cứu âm nhạc, ông vừa được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Trong ông luôn thấm đẫm chất lính, chất nghệ sĩ và một tình yêu với thi ca, với âm nhạc, tưởng như không bao giờ cạn. (Hành trình Sáng tạo 25/6/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2016
Lượt nghe: 1582
Câu chuyện kể về tình bạn sâu sắc giữa cậu bé Bun với Nhẫn Nhí (con trai Thần Nhẫn) và Mi-nhon (con gái Thần Đèn). Những viên ngọc biết hát chỉ là cái cớ để ba người bạn có điều kiện hiểu nhau hơn. Những khó khăn trong cuộc sống sẽ dần qua đi nếu bên cạnh chúng ta có những người bạn tốt. (Kể chuyện và hát ru 01/7/2016)
Ngày phát hành 14:13 | 4/7/2024
Lượt nghe: 1547
Có người nghệ sĩ cả cuộc đời gắn bó với màu áo lính, mang tiếng hát phục vụ chiến sỹ trên chiến trường, đến khi hòa bình lập lại, ông lại tiếp tục mang lời ca tiếng hát phục vụ bộ đội và nhân dân. Sở hữu chất giọng tenor trong sáng hiếm có, ông thành công ở nhiều thể loại âm nhạc khác nhau từ nhạc cách mạng, trữ tình, nhạc quốc tế… Ông là Đại tá, NSND Dương Minh Đức. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của ông. (Hành trình sáng tạo 30/6/2024)
Ngày phát hành 11:21 | 6/8/2024
Lượt nghe: 1378
Trong quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ca sĩ Hà Vy đoạt nhiều giải thưởng như: HCV Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc các năm 1985, 1990; HCB Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc năm 1995. Tại Cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp toàn quốc lần thứ nhất - năm 1988, bà đã giành giải Ba dòng nhạc dân gian dân tộc - truyền thống và giải Đặc biệt “Người hát hay nhất về đề tài Bác Hồ” với bài hát “Người Nùng nhớ Bác”. Ngoài biểu diễn, bà còn tham gia công tác đào tạo tại Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội... Năm 2023, bà vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu NSND. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2019
Lượt nghe: 991
Nhắc đến NSƯT Đức Long, khán thính giả nhớ tới một giọng ca trầm ấm nhưng phảng phất nỗi buồn man mác, mỗi lẫn ông cất tiếng hát lại khiến người nghe thổn thức. (Hành trình Sáng tạo 17/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 868
Sở hữu giọng hát trầm ấn tượng và đầy sức truyền cảm, nghệ sĩ ưu tú Mai Hoa đã để lại trong lòng khán giả, đặc biệt là khán giả truyền hình những cảm xúc sâu sắc nhất. (Hành trình Sáng tạo 14/07/2019)
Ngày phát hành 19:9 | 1/1/2021
Lượt nghe: 1929
Ca khúc “Khách đến chơi nhà”, nhạc sĩ Lê Minh phổ thơ từ bài “Ra ngõ mà trông” của tác giả Đỗ Việt Dũng. Nhạc sĩ quê xứ Thanh, kết hợp cùng tác giả thơ quê Hà Nam cho ra đời một ca khúc đậm đà xứ Kinh Bắc thực sự tạo nhiều bất ngờ và thú vị. (Điểm hẹn văn nghệ 12/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015
Lượt nghe: 1112
Những thông tin về vở diễn mới của Nhà hát Chèo Quân đội, Nhà hát Tuồng Việt Nam, Sân khấu kịch Hồng Vân (thành phố Hồ Chí Minh) sẽ giúp chúng ta thêm nhiều lựa chọn trong thưởng thức nghệ thuật (CLB Sân khấu-1/2/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2017
Lượt nghe: 1755
Vì nhỡ tay, Phó giám đốc Chí Huân đã làm bố của Hạnh chết. Mẹ Hạnh cũng vì thế mà suy sụp, qua đời. Mang tâm trạng có tội, Chí Huân đã cố gắng bù đắp, giúp đỡ Hạnh. Chỉ là một công nhân thu nhập không cao, cuộc sống của Hạnh có nhiều ngã rẽ bất ngờ khi gặp những con người, những số phận và cách sống khác ở nơi phố thị. Bên cạnh những chàng trai, cô gái mỗi người một tính cách, một nhận thức, nhân vật xấu là Nại luôn đi ngược với những giá trị nhân văn. Kết truyện, ông ta cũng phần nào nhận ra được tội lỗi của mình…
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019
Lượt nghe: 1857
Cùng nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình tìm hiểu về Tết Việt 2019 do nhóm “Đình làng Việt” tổ chức khi Tết đến Xuân về. (Làn sóng nghệ thuật 15/01/2019)
Ngày phát hành 9:32 | 23/1/2021
Lượt nghe: 427
Xẩm là một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo, dân dã có từ hàng trăm năm trước. Không gian của xẩm thường ở những nơi công cộng như một góc chợ, một lề đường, hay nhà ga, bến xe. Ngày nay, loại hình diễn xướng dân gian này đang có nguy cơ thất truyền. Những câu lạc bộ, những lớp học hát xẩm là hình thức để bảo tồn, lưu giữ xẩm... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 20/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2019
Lượt nghe: 833
Bài hát của nhạc sĩ Minh Quang lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của tác giả Vũ Toán, đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội. (Điểm hẹn văn nghệ 03/8/2019)
Ngày phát hành 12:11 | 3/10/2022
Lượt nghe: 1038
Đêm Thơ – Nhạc – Kịch mang tên “Hoa cúc xanh” do Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt cùng ê – kip "Se sẽ chứ" tổ chức đúng dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà thơ Xuân Quỳnh diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình quy tụ ê – kip sáng tạo tài năng với Tổng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc âm nhạc Quốc Trung, Đạo diễn sân khấu – NSUT Trần Lực, Thiết kế sân khấu – Họa sĩ Hà Nguyên Long. Từ nội dung chương thứ 3 của chương trình nghệ thuật “Hoa cúc xanh” với tâm điểm là các sáng tác thơ, BTV chương trình đã có ghi nhận về Tiếng thơ Xuân Quỳnh nặng mang nỗi niềm về mùa thu, mùa sinh, mùa của những cảm xúc tự sự lắng đọng còn mãi với thời gian:
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2018
Lượt nghe: 1226
Các bạn đang nghe tiếp truyện dài “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Cậu bé An cảm thấy xóm chợ kì lạ như một vườn thú với biết bao nhiêu loài vật. Có lẽ khung cảnh mới lạ cũng như sự thân thiện của người dân nơi xóm chợ kiến An phần nào vơi bớt nỗi nhớ gia đình. Khi An đang ngắm các con vật người ta bày bán ở chợ thì cậu nghe thấy có đoàn hát rong đang biểu diễn. Có lẽ tất cả bọn trẻ con ở chợ đều bị cuốn hút bởi tiết mục biểu diễn của đoàn hát rong. Để biết đoàn hát rong sẽ biểu diễn những tiết mục thú vị gì, các bạn cùng nghe tiếp câu chuyện qua giọng đọc Kim Ngọc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 11/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015
Lượt nghe: 1806
Chè do các nữ công nhân làm ra để mang hương vị cho đời, nhưng ai sẽ mang hơi ấm hạnh phúc đến cho họ? Câu chuyện về phụ nữ nông trường khao khát hạnh phúc:làm vợ, làm mẹ tạo nên sự lắng đọng, chia sẻ và đồng cảm ...(Đọc truyện đêm khuya 9/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019
Lượt nghe: 2134
Đã 50 năm trôi qua, nhạc sĩ Huy Thục vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ lại thời khắc phổ nhạc bài thơ chúc Tết 1969 của Bác. Bên cạnh sử dụng giai điệu chèo có phần mạnh mẽ, ấn tượng, bổ trợ cho ca từ, ông dành nhiều tâm huyết với hai từ “Tiến lên” trong thơ của Bác. (Điểm hẹn văn nghệ 20/4/2019)
Ngày phát hành 19:35 | 1/3/2023
Lượt nghe: 833
Nhân dịp sinh nhật tuổi 94 của nhạc sĩ Phạm Tuyên, con gái ông - nhà báo Phạm Hồng Tuyến - đã viết cuốn sách "Bài hát lớn lên cùng con" như một món quà tặng cha. Cuốn sách là những mẩu chuyện kể về hoàn cảnh sáng tác và những điều thú vị xung quanh hơn 20 ca khúc thiếu nhi nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Mỗi bài hát thiếu nhi của nhạc sỹ giống như món quà thuần khiết, hồn hậu của người cha dành tặng con gái và bạn bè của con, để rồi với tình thương yêu trong trẻo, tất cả đã lan tỏa, trở thành bài ca của nhiều thế hệ thiếu nhi: Đêm pháo hoa, Trường cháu là trường Mầm non, Cả tuần đều ngoan, Ở trường cô dạy em thế, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… (Làn sóng nghệ thuật 24/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2020
Lượt nghe: 897
Hát xẩm là bộ môn nghệ thuật truyền thống đang trở nên quen thuộc hơn với khán giả trong và ngoài nước, nhờ sự nỗ lực phục hồi của các nhóm xẩm và các nghệ sĩ yêu mến bộ môn nghệ thuật này. Một trong những địa chỉ thực hành hát xẩm ở thủ đô là lớp hát truyền thống đang được duy trì vào tối thứ 5 hằng tuần, tại số 3 phố Võ Văn Dũng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Thành viên của lớp học phần lớn là các bạn trẻ muốn được tìm hiểu nghệ thuật hát xẩm thông qua lời ca giàu thanh điệu và phương thức biểu diễn đơn giản, độc đáo... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 04/08/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2015
Lượt nghe: 1618
Nhân kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2015, đồng thời khai trương Trung tâm nghệ thuật cải lương Hưng Đạo (Rạp Hưng Đạo cũ), Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang - Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt công chúng vở cải lương “ Chiến binh” tác giả: Nhà văn Chu Lai, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSND Trần Ngọc Giàu, với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, diễn viên tài năng như NSƯT Lê Thiện, NSƯT Quế Trân, NSƯT Tấn Giao, NSƯT Trọng Phúc, Tú Sương, Lê Tứ, Điền Trung, Kim Luận (Nguyễn Thị Luận – Chuông vàng vọng cổ 2013), Nguyễn Minh Trường ( Chuông vàng vọng cổ 2014), Dương Thanh.v.v.
Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018
Lượt nghe: 1212
Vở diễn "Mỵ" được chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Tô Hoài được công diễn gắn với tour du lịch tham quan Nhà hát lớn Hà Nội; Liên hoan tiếng hát người làm báo 2018 khu vực phía Bắc; Triển lãm hội họa Kim Thái". (Làn sóng nghệ thuật 02/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019
Lượt nghe: 781
PV VOV6 phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, tác giả kịch bản văn học “Ngàn năm mây trắng” nhân dịp tổng duyệt vở diễn. (Làn sóng nghệ thuật 13/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1390
Câu chuyện kể về cuộc hành trình đầy gian nan của hai chàng hoàng tử và nàng công chúa đến xứ xở thần tiên. Ở xứ xở ấy có cây biết hát lên những bản nhạc êm ái. Các loài chim thì không ngớt kể chuyện hay. Còn nguồn nước thì có thể chữa lành được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vậy cuộc hành trình của ba anh em họ có được ai giúp đỡ không? Câu trả lời sẽ có sau khi nghe câu chuyện cổ tích này.( Kể chuyện và hát ru phát 19+20)