Ngày phát hành 16:4 | 2/6/2023
Lượt nghe: 243
Giống như nhiều truyện ngắn đã công bố, tác phẩm lần này của Trang Thụy vẫn là sự quan tâm sâu sắc về số phận người phụ nữ ở vùng cao trong những bản làng nghèo. Nhân vật nữ chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe là Xằn, sống một mình đã lâu bởi chồng bỏ đi Lào rồi lấy vợ mới bên ấy. A Lếnh muốn cưới Xằn về cho bố để có người chăm sóc bố, và bản thân bố Lếnh là lão Sé cũng muốn như vậy. Xằn thì đương nhiên không muốn làm vợ một ông già đã gần đất xa trời. Con người của Xằn trong nhiều miêu tả của tác giả, tưởng chừng như đã khô cứng chai sạn vì bao năm tháng sống một mình, vì sự cô đơn gặm nhắm đến mỏi mòn. Xằn hàng ngày chỉ biết lấy việc hút thuốc lào làm vui, đôi khi uống rượu. Nhưng hóa ra từ trong thẳm sâu người phụ nữ kia vẫn không ngừng một khát khao hạnh phúc. Và người mà Xằn muốn xây dựng hạnh phúc là Lếnh chứ không phải lão Sé. Lềnh nắm được tâm lý này nên đã dùng cách nói mập mờ “Xằn đồng ý về làm dâu nhà họ Vừ nhé” để kéo bằng được Xằn về làm vợ lão Sé. Oái oăm ở chỗ khi kéo được Xằn về thì lão Sé cũng qua đời ngay sau đó. Vậy là cho dù Lếnh có làm hết sức để tỏ lòng hiếu với bố nhưng lão Sé cũng chẳng được hưởng cái hạnh phúc ấy. Bản thân Lếnh cũng bị giằng xé bởi tình cảm dành cho Xằn và chữ hiếu đối với cha. Giờ đây, khi lão Sé đã qua đời, Xằn về mặt danh nghĩa đã là mẹ kế của Lếnh, chẳng còn cách nào để Lếnh xây dựng hạnh phúc với Xằn được nữa. Sự trái ngang này khiến cho cả Xằn và Lếnh đều phải ôm nỗi đau khổ, dở dang. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà chẳng thể nào chạm tới được. Ngôn ngữ truyện ngắn của Trang Thụy, như thường lệ, gây ấn tượng đậm nét với cách dùng chữ tạo cảm giác mạnh, chẳng hạn: cái rét đục răng đục lợi, ư ử như ma bịt mồm, ngọn đồi bị đêm tán mịn, rét mót rét vét rét đau rét đớn, cơn ho móc trào mật, bụng kêu rọc rạch như suối, mèo rừng cắm vuốt vào bóng đêm…Những con chữ cuối cùng đã khép lại tác phẩm mà dư âm vẫn còn vương vấn, khiến mỗi người nghe người đọc khắc khoải không nguôi về những kiếp người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 16:4 | 2/6/2023
Lượt nghe: 1493
Giống như nhiều truyện ngắn đã công bố, tác phẩm lần này của Trang Thụy vẫn là sự quan tâm sâu sắc về số phận người phụ nữ ở vùng cao trong những bản làng nghèo. Nhân vật nữ chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe là Xằn, sống một mình đã lâu bởi chồng bỏ đi Lào rồi lấy vợ mới bên ấy. A Lếnh muốn cưới Xằn về cho bố để có người chăm sóc bố, và bản thân bố Lếnh là lão Sé cũng muốn như vậy. Xằn thì đương nhiên không muốn làm vợ một ông già đã gần đất xa trời. Con người của Xằn trong nhiều miêu tả của tác giả, tưởng chừng như đã khô cứng chai sạn vì bao năm tháng sống một mình, vì sự cô đơn gặm nhắm đến mỏi mòn. Xằn hàng ngày chỉ biết lấy việc hút thuốc lào làm vui, đôi khi uống rượu. Nhưng hóa ra từ trong thẳm sâu người phụ nữ kia vẫn không ngừng một khát khao hạnh phúc. Và người mà Xằn muốn xây dựng hạnh phúc là Lếnh chứ không phải lão Sé. Lềnh nắm được tâm lý này nên đã dùng cách nói mập mờ “Xằn đồng ý về làm dâu nhà họ Vừ nhé” để kéo bằng được Xằn về làm vợ lão Sé. Oái oăm ở chỗ khi kéo được Xằn về thì lão Sé cũng qua đời ngay sau đó. Vậy là cho dù Lếnh có làm hết sức để tỏ lòng hiếu với bố nhưng lão Sé cũng chẳng được hưởng cái hạnh phúc ấy. Bản thân Lếnh cũng bị giằng xé bởi tình cảm dành cho Xằn và chữ hiếu đối với cha. Giờ đây, khi lão Sé đã qua đời, Xằn về mặt danh nghĩa đã là mẹ kế của Lếnh, chẳng còn cách nào để Lếnh xây dựng hạnh phúc với Xằn được nữa. Sự trái ngang này khiến cho cả Xằn và Lếnh đều phải ôm nỗi đau khổ, dở dang. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà chẳng thể nào chạm tới được. Ngôn ngữ truyện ngắn của Trang Thụy, như thường lệ, gây ấn tượng đậm nét với cách dùng chữ tạo cảm giác mạnh, chẳng hạn: cái rét đục răng đục lợi, ư ử như ma bịt mồm, ngọn đồi bị đêm tán mịn, rét mót rét vét rét đau rét đớn, cơn ho móc trào mật, bụng kêu rọc rạch như suối, mèo rừng cắm vuốt vào bóng đêm…Những con chữ cuối cùng đã khép lại tác phẩm mà dư âm vẫn còn vương vấn, khiến mỗi người nghe người đọc khắc khoải không nguôi về những kiếp người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 10:52 | 8/6/2023
Lượt nghe: 768
Vâng có thể thấy cốt truyện không mới tóm gọn vào mấy câu là xong, motip thì cũng quen, một cô gái làm nghề rót bia, rượu ở vũ trường, sống đời buông thả, sớm muộn rồi cũng gặp những bi kịch trái ngang và cái kết bị ruồng bỏ. Điều khác lạ, tạo đặc biệt cho truyện ngắn này có lẽ là ở giọng kể, tác giả trẻ đã chọn giọng kể của một nhân vật vô hình, có thể gọi là một con ma nam trú ngụ trong căn phòng cô gái trẻ. Từ góc quan sát vô hình đó, nhân vật tôi cảm nhận hết được đời sống nội tâm thầm kín, mặt khuất lấp của một cô gái kiếm sống bằng thân xác. Đằng sau những cuộc ăn chơi buông thả ồn ã, đầy mùi bia và xác thịt, ánh đèn màu lấp lóa là những dằn vặt, sám hối, những lời xưng tội, khát khao hướng tới một cuộc sống thiện lương hạnh phúc. Dĩ nhiên tác giả soi chiếu nhân vật của mình bằng góc nhìn đầy xót xa, thương cảm thấu hiểu và nhân ái. Song có thể nói không dễ nhận ra sự khác thường của giọng kể này bởi đó là giọng tự sự rất kín đáo, kỹ càng và tinh tế như của một người bạn trai thân thiết, chứng kiến, nắm bắt, hiểu rất rõ về Chương, miêu tả đời sống nội tâm cô gái một cách tỉ mỉ chi tiết. Phải tinh lắm mới phát hiện ra sự khác lạ ở giọng kể, chỉ tới gần kết truyện, giọng kể tôi mới tự sự: “Tôi vô hình trong bóng tối” “Tôi là một con ma đang dần chết đi một lần nữa”. Chọn giọng kể đặc biệt này phải chăng là một một thử nghiệm táo bạo của cây bút trẻ Võ Đăng Khoa. Chọn giọng kể này ít nhiều đã tạo hiệu ứng lôi cuốn hấp dẫn, nhưng cũng buộc người đọc người nghe phải dõi theo lời kể kỹ càng, mới khám phá ra sự khác thường có phần liêu trai của truyện. Chính cách truyền tải mới mẻ này đã tạo ấn tượng riêng, làm nên sự thành công của truyện ngắn này. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015
Lượt nghe: 1806
Chè do các nữ công nhân làm ra để mang hương vị cho đời, nhưng ai sẽ mang hơi ấm hạnh phúc đến cho họ? Câu chuyện về phụ nữ nông trường khao khát hạnh phúc:làm vợ, làm mẹ tạo nên sự lắng đọng, chia sẻ và đồng cảm ...(Đọc truyện đêm khuya 9/1/2015)