Ngày phát hành 10:52 | 26/7/2022
Lượt nghe: 997
Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi và em, người thương bệnh binh Vũ Văn Tuấn dần hiện ra góc cạnh và sinh động. Em và Tuấn tình cờ gặp nhau trên một chuyến xe về thăm nhà. Em chứng kiến cảnh Tuấn bị cơn co giật rồi phải vào viện cấp cứu. Định mệnh đã sắp đặt khiến hai người gặp lại nhau lần thứ 2 và em bước vào cuộc đời của Tuấn, bước vào ngôi nhà có những linh hồn người lính. Từ tâm lý tò mò của tuổi trẻ, em hiểu hơn về tính cách, tâm tư tình cảm trong con người Tuấn. Em là những chứng kiến nỗi đau đớn cả thể xác và tinh thần của người thương bệnh binh. Vết thương chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội đã hành hạ Tuấn biết bao năm. Có lẽ xuất phát từ tình thương và sự cảm mến tâm hồn, tính cách của Tuấn mà em đã nảy sinh tình cảm với anh. Nhưng vì di chứng chiến tranh trong cơ thể mà Tuấn đã từ chối em và bỏ đi. Sau 10 năm kiên trì tìm kiếm hai vợ chồng em mới tìm được thông tin của Tuấn. Nhân vật người thương binh Vũ Văn Tuấn không được nhà văn thể hiện trực tiếp mà thông qua lời kể của em. Đằng sau mỗi người thương binh trở về từ chiến trường đều có một câu chuyện xúc động về sự sống và cái chết, về tình cảm đồng đội. 9 người lính chiến đấu anh dũng chống lại quân thù gấp hàng chục lần và rồi chỉ 8 người lính đã mãi mãi ngã xuống. Người lính còn sống duy nhất trở về với nỗi đau trong lòng và vết thương chiến tranh hành hạ cơ thể. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy những nét cao đẹp trong con người Tuấn như tài năng làm vườn hay dũng cảm từ chối tình yêu của em. Những cảnh miêu tả người lính chiến đấu hi sinh anh dũng trên chiến trường hay người thương binh bị hành hạ vì vết thương thật xúc động. Ngôi nhà thật đẹp với cây và hoa trở thành nơi nghỉ ngơi của linh hồn những người lính đã khuất. Các anh hy sinh nhưng hình ảnh các anh vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 11:7 | 24/3/2022
Lượt nghe: 2925
Nghệ thuật Chèo rất chú trọng xây dựng hình tượng nhân vật nữ, tạo dựng cả một thế giới phụ nữ với đầy đủ sắc thái. Trong mô hình nhân vật của Chèo thường được phân chia thứ tự các dạng vai như; Đào – Kép - Lão –Mụ - Hề. Và ở từng mô hình lớn này, còn phân chia nhỏ thành các loại vai để có những trình thức biểu diễn phù hợp, như với đào - những nhân vật nữ trẻ, có đào chính, đào lệch. Với những nhân vật nữ lớn tuổi được gọi là vai mụ thì có mụ thiện, mụ ác… Hãy cùng Nhà viết kịch Chu Thơm tìm hiểu về: Một số dạng vai Đào trong Sân khấu Chèo truyền thống
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2019
Lượt nghe: 1004
Bước vào thế giới văn chương của Tự Lực văn đoàn, có lẽ gương mặt đầu tiên mà độc giả nhớ tới là nhà văn Nhất Linh. Chủ soái đồng thời cũng là linh hồn của Tự Lực văn đoàn không chỉ là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng mà còn là một nhà thơ, một họa sĩ tài năng...(Tìm trong kho báu phát 14/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2015
Lượt nghe: 1049
Thời cuộc có thể thay đổi, xã hội có thể biến đổi, nhưng những phẩm chất tôn quý của người phụ nữ không thay đổi mà chỉ được bổ sung thêm, hoàn thiện hơn.
Ngày phát hành 11:13 | 4/5/2022
Lượt nghe: 1865
Nhà văn-nhà biên kịch Đoàn Tuấn trong lĩnh vực điện ảnh được công chúng biết đến qua các bộ phim “Chiếc chìa khóa vàng”, “Đường thư”, “Chuyện tình trong ngõ hẹp”, “Sống cùng lịch sử”, “Truyền thuyết về Quán Tiên”... Còn trong lĩnh vực văn chương, Đoàn Tuấn chỉ chuyên tâm viết để trả món nợ ân tình với đồng đội cũ đã một thời cầm súng vì “đất bên ngoài Tổ quốc”. Sau hai tập ký “Những người không gặp lại”, “Mùa linh cảm” và hai tiểu thuyết “Một trăm ngày trước tuổi hai mươi”, “Mùa chinh chiến ấy”, nhà văn-nhà biên kịch Đoàn Tuấn ở tuổi 63 tiếp tục kể về những người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia với cuốn sách “Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt” vừa được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành...