Hệ thống tìm thấy 14 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2015
Lượt nghe: 1367
Những địa danh lịch sử gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua thơ. Góc nhìn của các nhà thơ chống Mỹ về một thời để nhớ. Một Việt Nam nhẫn nại và cao khiết trong thơ của cựu binh Mỹ Kevin Bowen...(Tiếng thơ 23+30/4)
Ngày phát hành 11:53 | 11/1/2023
Lượt nghe: 343
Trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe, sự kiện anh bộ đội qua làng trong thời chiến và có mối tình với một thiếu nữ người làng là motip đã từng bắt gặp trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết viết về thời chiến. Thế nhưng cái tài của tác giả là tiếp tục dày công để phát triển số phận các nhân vật và tạo một đường dây liên hệ rất đặc biệt là âm nhạc. Sau mối tình chỉ gặp nhau một lần duy nhất trong đời, bá Lộc đã sinh ra chị Hoa và truyền được tình yêu âm nhạc cho con gái mình. Hoa từng suy sụp nặng nề khi thấy mẹ qua đời mà vẫn chưa gặp lại được bố. Trong những giờ phút ấy, chỉ có âm nhạc mới vực được cô trở dậy. Xách cây đàn guitar kỷ niệm mà cha để lại thuở ban đầu gặp mẹ cô, Hoa đi khắp nơi để dò hỏi thông tin về cha mình mà không tìm được manh mối. Cuối cùng, cô trở về quê nhà và quyết định mở một quán café âm nhạc mang tên Cung tơ chiều. Truyện đã tạo được một cái kết có hậu, bất ngờ và đầy xúc động. Hóa ra Tuấn, bố của Hoa vẫn còn sống nhưng do bị thương nặng mà mất hết trí nhớ. Cũng chính âm nhạc đã khiến ông dần phục hồi để một ngày tình cờ tìm đến quán Cung tơ chiều và nhận ra cây đàn năm xưa của mình. Cuộc trùng phùng đoàn tụ biết bao rưng rưng, nghẹn ngào của hai cha con đã mang đến sự ấm áp cho tất cả những người nghe, người đọc. Phải chăng đi qua bao đắng cay, gian khổ, người ta mới càng biết trân trọng nâng niu hạnh phúc giản dị của mình. Cung tơ chiều có thể nói là một bản ngợi ca về tình yêu, lòng chung thủy, ngợi ca vẻ đẹp của âm nhạc đã đến trong đời sống này để xoa dịu bao niềm đau, để tưới mát cho những tâm hồn khô cằn và tiếp thêm sức mạnh cho con người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 11:0 | 7/10/2021
Lượt nghe: 1410
Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật kể chuyện xưng “tôi”, một cô bé tật nguyền-nhân viên lễ tân của khu nghỉ dưỡng. Tuy thiệt thòi về hình thể, nhưng Tôi lại được trời phú cho khả năng có thể nhìn thấy hết mọi thứ trong bóng đêm, bất chấp mọi vách ngăn, cánh cửa. Tôi có thể nhìn thấu tâm can, “đọc” được mọi suy nghĩ của người khác. Khả năng ấy và là người ngoài cuộc nên sự nhìn nhận, đánh giá về nhân vật “Chị” và mối quan hệ với hai người đàn ông vẻ như sẽ rõ ràng hơn, khách quan hơn. Đây là sự sáng tạo rất riêng của tác giả. Một câu chuyện tình éo le, nhưng tác giả không đi sâu khai thác khía cạnh mâu thuẫn, kịch tính, với những ghen tuông, trả thù mà chỉ đồng hành cùng người kể chuyện đồng cảm với tâm trạng của người phụ nữ. Người đọc người nghe cũng như nhân vật Tôi có thể đã thở phào nhẹ nhõm khi cái thai trong bụng của Chị-kết quả mối tình vụng trộm với Khanh bị hỏng. Rồi đây chị có thể trở lại cuộc sống vui vẻ bên chồng cùng ba đứa con và coi như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Thế nhưng, cái hay của truyện nằm ở chỗ, Chị đã thú nhận với chồng tất cả. Chị làm điều đó vì lương tâm không cho phép hay vì mặc cảm tội lỗi, vì xấu hổ? Thật khó có câu trả lời rạch ròi. Nhưng hẳn bạn đọc cũng cùng chung suy nghĩ với người biên tập rằng, Chị đáng thương hơn là đáng giận? Bởi, suy cho cùng cho dù như thế nào thì cuối cùng người chịu thiệt thòi nhất vẫn là người phụ nữ. Chuông gió chỉ lanh canh khi có gió. Chim sẻ chỉ bay về khi tiết trời nồng ấm…
Chuông gió là chi tiết và cũng là cái tứ của truyện ngắn này. Chuông gió là một đồ vật trang trí, tạo âm thanh vui tai. Trong quan niệm của đạo Phật thì tĩnh là chết, động là sống. Do đó khi chuông gió phát ra những âm thanh sẽ giúp cho không gian mênh mang, sống động tạo cảm giác “sống” cho ngôi nhà. Tiếng chuông gió lanh canh, mỏng manh mà sắc nét. Tiếng chuông ấy sẽ ngân rung trong tâm hồn mẫn cảm của Chị những âm thanh và giai điệu của gió trời, của ước mơ, của hy vọng… Đi qua những xót xa, có lẽ mỗi người sẽ trân trọng và nâng niu nhiều hơn những gì mình đang có. Những éo le ngang trái của số phận như nói với chúng ta về sự bất toàn trong đời sống và tình yêu, luôn là điều không thể lường trước hết được. Đối diện với những bất toàn ấy, có lẽ luôn cần sự bình tĩnh và tấm lòng bao dung. (Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 16:7 | 25/3/2022
Lượt nghe: 1337
Truyện ngắn “Như giọt chuông ngân” của tác giả Hồ Loan gây ấn tượng và sự xúc động cho người đọc, người nghe chính là mong ước chính đáng của nhân vật chính Lam Anh, cô hiến tạng cho ngành y, cứu những mạng người, mà theo cô đó là một việc cần làm. Nhân vật Lam Anh là một người cá tính và đầy khảng khái với cuộc đời. Cô thích tự do, thích bầu trời và những cung đường lạ. Bởi xuất phát từ những trăn trở khi chứng kiến nhiều hoàn cảnh thương tâm. Họ có thể là bất cứ ai trong cuộc đời, khiếm khuyết một phần cơ thể để rồi bất hạnh giáng xuống đầu những đứa trẻ tội nghiệp. Hình dung những đứa trẻ bơ vơ, cha hoặc mẹ chúng thoi thóp từng hơi thở yếu ớt chờ một phép màu. Và chúng ta sẽ là một phép màu cho một phần cơ thể chưa hoàn hảo của ai đó.Và những mong ước cống hiến: Hiến tạng, ấy là chúng ta tiếp tục sống một cuộc đời khác, trong một cơ thể khác, dưới một môi trường khác. Sẽ lại thở những hơi thở mới trong một lồng ngực lạ, sẽ đập những nhịp quen trên một cơ thể lạ. Chẳng phải thú vị lắm đó sao! Rác, người ta còn phân loại tái chế. Vậy tại sao cơ thể con người, nguồn tài nguyên vô giá lại bị vùi sâu dưới lòng đất khi không còn sự sống? Hãy chung tay lan tỏa vì một cuộc đời tươi đẹp hơn. Hãy làm những việc nhỏ nhất từ chính khả năng của mình để mang lại những giá trị đẹp đẽ. Hãy là giọt chuông ngân lên đời những thanh âm trong trẻo, là nẻo sáng cho lối về muôn dặm xa xăm…
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2015
Lượt nghe: 1639
Có một chiếc cân, cán của nó được đổ thủy ngân bên trong rồi bịt kín hai đầu. Chiếc cân đặc biệt này đã giúp chủ nhân của nó nhanh chóng trở nên giàu có nhờ buôn gian bán lận. Liệu sự giả dối đó có bị trời phật trừng phạt không? Câu trả lời sẽ có trong câu chuyện. ( kể chuyện và hát ru phát 20+21/08)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 537
Theo lời vua Jov' thì thuyền trưởng tàu vũ trụ tên là Z- Rúc có hình hài của người ngoài hành tinh, nắm rất rõ về mạng liên ngân hà và có thể dẫn mọi người đi tới bất cứ đâu thông qua cánh cửa mật trong mạng liên ngân hà... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bốn mươi hai)
Ngày phát hành 9:47 | 25/1/2024
Lượt nghe: 467
Trong các tác giả thơ nữ đương đại thuộc thế hệ 8x sinh sống và làm việc tại khu vực TP HCM khoảng 15 trở lại đây, Nguyễn Thiên Ngân là một cái tên gây được nhiều sự chú ý đặc biệt. Khởi đầu bằng văn xuôi với Giải Nhất truyện ngắn cuộc thi Chân dung tuổi mới lớn của báo Mực tím năm 2005, cho đến năm 20 tuổi đã có 4 tập truyện được in nhưng sau đó Nguyễn Thiên Ngân gây dấu ấn mạnh hơn cả với thơ. Từ tập thơ đầu mang tên Mình phải sống như mùa hè năm ấy (2012), chị đã lần lượt công bố thêm 3 tập thơ khác là: Lạ lùng sao, đớn đau này (in lần đầu 2013, tái bản 2017), Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời (in lần đầu 2015, tái bản 2018), Có người sực tỉnh cơn mơ (2018). Nhiều bài thơ, câu thơ của chị đã trở thành trào lưu của giới trẻ, được nhiều diễn đàn văn học trên các mạng xã hội đăng tải và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ độc giả, nhất là giới học sinh, sinh viên. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Nguyễn Thiên Ngân với tên gọi: Nguyễn Thiên Ngân – Dưới trời này sao sáng cũng vì nhau
Ngày phát hành 9:47 | 25/1/2024
Lượt nghe: 3377
Trong các tác giả thơ nữ đương đại thuộc thế hệ 8x sinh sống và làm việc tại khu vực TP HCM khoảng 15 trở lại đây, Nguyễn Thiên Ngân là một cái tên gây được nhiều sự chú ý đặc biệt. Khởi đầu bằng văn xuôi với Giải Nhất truyện ngắn cuộc thi Chân dung tuổi mới lớn của báo Mực tím năm 2005, cho đến năm 20 tuổi đã có 4 tập truyện được in nhưng sau đó Nguyễn Thiên Ngân gây dấu ấn mạnh hơn cả với thơ. Từ tập thơ đầu mang tên Mình phải sống như mùa hè năm ấy (2012), chị đã lần lượt công bố thêm 3 tập thơ khác là: Lạ lùng sao, đớn đau này (in lần đầu 2013, tái bản 2017), Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời (in lần đầu 2015, tái bản 2018), Có người sực tỉnh cơn mơ (2018). Nhiều bài thơ, câu thơ của chị đã trở thành trào lưu của giới trẻ, được nhiều diễn đàn văn học trên các mạng xã hội đăng tải và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ độc giả, nhất là giới học sinh, sinh viên. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Nguyễn Thiên Ngân với tên gọi: Nguyễn Thiên Ngân – Dưới trời này sao sáng cũng vì nhau
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015
Lượt nghe: 1889
Chuông Vàng, Kim Phụng, Hoa Mai, những danh xưng đã một thời làm nên tình yêu đắm say của người Hà Thành với nghệ thuật cải lương một thời-cũng là nền tảng vững chắc cho sự lớn mạnh của Nhà hát cải lương Hà Nội hôm nay.
Ngày phát hành 9:14 | 6/10/2021
Lượt nghe: 907
Nhà văn gắn liền với trang viết, song nhà văn cũng không thể tách rời cuộc sống mà cộng đồng đang sống, đang chiến đấu với kẻ thù vô hình Covid-19. Thời gian gần đây, hình ảnh nhà văn, nghệ sỹ tham gia tình nguyện viên hỗ trợ công tác chống dịch được người dân đánh giá cao, bởi khi đất nước cần họ sẵn sàng nhập cuộc không chỉ bằng nhiệt huyết, góp sức người sức của mà còn bằng chính tác phẩm của mình. Ở tâm dịch TP.HCM, trên cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM, nhà văn Bích Ngân đã có những chia sẻ với phóng viên Chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sỹ về cuộc sống và những hoạt động của các nhà văn thành phố trong thời gian qua
Ngày phát hành 17:6 | 29/4/2024
Lượt nghe: 1729
Nghệ sĩ Hạnh Ngân sinh ra là để hát chèo. Rời xa ánh đèn sân khấu, những vai chèo, chị đầu quân về Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, tham gia thu âm các làn điệu chèo để gửi tới đông đảo thính giả cả nước. Chị cũng là một trong những gương mặt nghệ sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2023. (Hành trình sáng tạo 29/4/2024)
Ngày phát hành 9:22 | 27/12/2022
Lượt nghe: 1305
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh vừa có thông cáo báo chí khẳng định: Công ty Cổ phần Hằng Holy Group tổ chức chương trình “Gala chung kết Du lịch & tài năng kỷ lục châu Á” khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong nhiều sự kiện, Công ty này cũng đã sử dụng trái phép logo của Đài Tiếng nói Việt Nam trong danh sách các đơn vị tổ chức. Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: Việc lựa chọn bảo trợ cho các sự kiện truyền thông hay tham gia các sự kiện truyền thông được Đài TNVN quy định rất chặt chẽ. Các đơn vị muốn tham gia bảo trợ các sự kiện phải có văn bản xin ý kiến Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và có sự xem xét, phê chuẩn bằng văn bản của lãnh đạo Đài thì mới được phép tham gia tổ chức, hoặc bảo trợ các sự kiện. Vụ việc này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam...
Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2015
Lượt nghe: 1359
Những con đường dẫn ta tới các miền quê đất nước. Biên cương Hà Giang, Tây Nguyên sâu nặng nghĩa tình hay miệt vườn Nam Bộ, rồi Đăckrông ào ào thác đổ...ngần ấy cảm xúc không thể nói hết bằng lời đã khúc xạ trong thơ Dương Danh Dũng, Trần Tuấn Anh, Tô Nhuần, Nguyễn Trọng Luân và Phan Văn Quang. Tâm sự thơ ca về quê hương của tác giả Đoàn Văn Thanh.(Tiếng thơ 25+26/01/2015)
Ngày phát hành 11:12 | 23/3/2022
Lượt nghe: 1161
Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái.
Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.