Ngày phát hành 11:27 | 4/3/2024
Lượt nghe: 1485
Nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe không có tên cụ thể, nhà văn chỉ gọi là ông lão vẽ tranh. Sau hơn 60 năm lưu lạc, ông tìm về quê ngoại của mình để sống những năm tháng cuối đời. Hàng ngày, ông vẽ tranh truyền thần hoặc vẽ theo yêu cầu cho các khách gần xa mà không đòi hỏi công xá, ai muốn đưa bao nhiêu cũng được. Ông đều vui vẻ và luôn vẽ bằng cả tấm lòng của mình. Có thể nói, ông lão vô danh ấy là một nghệ sĩ đích thực, mỗi bức tranh của ông mang lại sự xúc động cho người xem và thu phục cả nhân tâm con người. Cho đến một ngày không nhận vẽ truyền thần nữa, dường như ông lão bước vào một giai đoạn thật đặc biệt, đó là vẽ như trả món nợ ân tình với quê hương, vẽ như để tổng kết cuộc đời của mình. Ông vẽ mải miết như quên hết thời gian. Cho đến bức vẽ cuối cùng, ông dồn hết tâm lực để vẽ một bãi cỏ mùa xuân với cô gái nhỏ hàng ngày giúp việc cho ông, bé Hồng. Chính bức tranh ấy đã biến Hồng, vốn được giới thiệu trong phần đầu truyện là một đứa bé câm và dở người, đã thốt lên nghẹn ngào tiếng nói đầu tiên trong cuộc đời của mình. Qua hình tượng ông lão vẽ tranh, nhà văn đã gửi tới người đọc, người nghe những thông điệp thật sâu sắc. Thứ nhất, người nghệ sĩ không thể sáng tạo nếu thiếu đi quê hương và nguồn cội. Thứ hai, nghệ thuật đích thực phải mang đến những giá trị tích cực cho đời sống con người, khiến con người trở nên tốt đẹp hơn. Đó chính là tinh thần nghệ thuật vị nhân sinh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2018
Lượt nghe: 2176
Mỏng manh tờ lịch cuối năm / Nhẹ tênh rơi xuống chỗ nằm...Vọng âm / Thoảng như hơi gió vương trầm / Thoảng như sương khói môi thầm thĩ xa...(nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng). (Điểm hẹn văn nghệ 29/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 1545
Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của nhà văn Tô Hoài tập trung vào hai đề tài chính là viết về loài vật và nông thôn trong cảnh đói nghèo. Những tác phẩm viết về loài vật của ông đặc biệt có sức hấp dẫn, thể hiện ngòi bút tài hoa và báo hiệu sức sáng tạo sung mãn...(Tìm trong kho báu phát 12/11/2019)
Ngày phát hành 10:43 | 14/5/2024
Lượt nghe: 1228
Như các bạn đã biết, chương trình đổi mới ngữ văn bậc
THCS và THPT luôn đề cập triết lý nhân sinh vào môn học nhằm giúp các em hiểu hơn về ý nghĩa của môn văn hướng thiện và hướng
thượng thông qua những tác phẩm nghệ thuật. Những cấp độ về triết lý nhân
sinh thể hiện trong tác phẩm văn học sẽ được giải đáp cụ thể và chi tiết trong
các chương trình và cô Hà Vinh Tâm (giáo viên Ngữ văn trường THPT Cửa Lò,
Nghệ An) sẽ đồng hành cùng chúng ta... (Văn nghệ thiếu nhi 13/05/2024)
Ngày phát hành 22:43 | 28/5/2024
Lượt nghe: 677
Trong chương trình tuần trước, chúng ta đã nghe cô Hà Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An) chia sẻ về ý nghĩa và tầm quan trọng của triết lý nhân sinh trong bộ môn Ngữ văn. Chương trình hôm nay, cô giáo Vinh Tâm tiếp tục đồng hành với chúng ta trong phần tiếp theo của triết lý nhân sinh ở khía cạnh tác phẩm nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 20/05/2025)
Ngày phát hành 16:24 | 30/5/2024
Lượt nghe: 765
Tiếp tục chia sẻ những bài học về triết lý nhân sinh trong môn Ngữ văn ở khía cạnh tiếp cận chi tiết, hình ảnh và không gian, thời gian nghệ thuật trong tác phẩm, cô giáo Hà Vinh Tâm (giáo viên Ngữ văn trường THPT Cửa Lò – Nghệ An) có những trao đổi cụ thể và sâu sắc. Chúng mình cùng nghe! (Văn nghệ thiếu nhi 27/05/2024)
Ngày phát hành 15:54 | 7/6/2024
Lượt nghe: 354
Các bạn thân mến. Tiếp tục chia sẻ về triết lý nhân sinh ở khía cạnh nhân
vật và tình huống, cô Hà Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa
Lò, Nghệ An) có những trao đổi bổ ích. Các bạn cùng nghe nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 3/6/2024)
Ngày phát hành 15:43 | 18/11/2022
Lượt nghe: 1035
Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018
Lượt nghe: 1144
Nhìn dưới ánh trăng rằm thì mọi sự có thể đều chói lọi, rực rỡ. Nhưng hãy thử nhìn dưới ánh trăng lu thì khác, tất cả sẽ mờ mờ nhân ảnh, mù mịt. Khối chuyện chuyện cười ra nước mắt, khối bi hài kịch…(Đọc truyện đêm khuya phát 18/12/2018)