Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 66 kết quả

"Dòng nhớ": Chảy trôi một tình yêu lặng lẽ

Ngày phát hành 16:2 | 6/6/2022

Lượt nghe: 383

Truyện ngắn “Dòng nhớ” mở ra một không gian sông nước mênh mang, là bến sông có mấy cây tra bông vàng như mật, có hàng mắm già, có đám dừa nước, bụi lức dại và cả những hoa nắng đậu trên mái tóc của một ông già – người giấu trong lòng một mối tình da diết như dòng nước ngày ngày trôi ra biển rồi lặng lẽ quay về vì không nỡ rời xa… Câu chuyện gợi nỗi thương cảm dành cho các nhân vật, không có người xấu, không có người ác, ai cũng tốt cả, mọi người thương quý, yêu mến nhau, vì nhau đến cạn cuộc đời, vậy mà họ lại làm khổ nhau…Cũng vì yêu nhau mà họ đã làm khổ những người xung quanh bằng chính tình yêu của mình. Bởi tình yêu và nỗi đau thì không biết lấy gì mà đong đếm. Đó là người mẹ đến cuối đời vẫn không nguôi câu hỏi: “Vậy ra má đã làm sai cái gì?”. Đó là người vợ, cứ tần ngần, ngẩn ngơ dưới những bến sông để tìm kiếm một cách vô vọng “tình địch” của mình, cuộc tìm kiếm diễn ra hơn mười mấy năm và cứ thế, vẫn tiếp tục như dòng sông vậy, không ngừng trôi chảy. Tìm để làm gì? Chỉ để thực hiện nỗ lực cuối cùng cho ấm lòng người quá cố, cho chấm dứt cái cảnh ông nằm bên bà mà lòng cứ hướng về sông, để nói một câu “Nếu sống mà không gần được, chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi”. Đó là người chồng cứ chong mắt theo ngọn đèn đỏ ối, buồn hiu và tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng xao xác với đốm lửa đỏ trên đầu điếu thuốc vào những đêm gió lớn. Hay đó là người đàn bà mang tên dòng sông “Giang” có cuộc đời như dòng sông “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh”, một cuộc đời mà sự thiếu thốn về vật chất luôn hiện hữu “chiếc áo bà ba mỏng te, nhiều mụn vá”,“ tóc đã bạc nhiều, lơ thơ”, “khuôn mặt đen sạm, nhăn nheo”, “đồ đạc món nào cũng nhỏ nhắn, tuềnh toàng”. Cuộc đời người đàn bà ấy đau buồn hơn là tận cùng cô đơn, cô độc khi người đàn ông đã lặng lẽ rời khỏi cuộc đời bà, một đứa con gái nhỏ đã trôi theo dòng nước và những tháng ngày còn nguyên một gia đình đã thoảng qua như sương... Hãy nghe những câu văn “Không - người đàn bà cười, nét mặt thốt nhiên buồn bã - tôi thêu cho hết đêm, xong rồi lại tháo chỉ ra thôi, tôi sợ, nếu không làm gì, tôi... tôi sẽ nhớ chồng con tôi rồi mắc... khóc, cầm lòng không được. Mà, đàn ông chịu cực khổ nhiều lắm rồi, lấy nước mắt trói buộc họ nữa, tội họ lắm, chị à". Thế đấy, nỗi đau trong câu chuyện thật nhẹ nhàng không làm xé lòng ai cả nhưng nó lặn vào trong, như một vật gì bén lắm cứa khẽ vào tim, chưa kịp nghe đau thì rỉ máu. Trong thế giới của “Dòng nhớ”, hình như tình yêu không kết thúc cùng đời người, nó chỉ biến đổi về hình thái, con người mất đi nhưng tình yêu thì vẫn tồn tại, vẫn tái sinh …

"Mùa gió ngang vai": Khắc khoải nỗi nhớ, niềm thương

Ngày phát hành 14:6 | 30/8/2023

Lượt nghe: 860

Ký ức tuổi thơ luôn là một hoài niệm đẹp trong nỗi nhớ của chúng ta. Cái thời hồn nhiên ngây thơ chẳng phải lo toan bất kỳ điều gì, rong chơi cùng lũ bạn từ sáng sớm đến lúc chiều tàn, rồi đêm trăng cùng nhau ngồi tán chuyện quên cả lối về...Ở truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” mà chúng ta vừa nghe, với giọng văn giọng văn trong trẻo, tự nhiên, tác giả Lê Ngọc giúp người đọc người nghe cảm nhận được rõ nhất những mảnh ký ức thời tuổi thơ ở làng quê Bắc bộ. Những khung cảnh, âm thanh, màu sắc đều được hiện lên một cách chân thực nhất: “Nắng chiếu ngoài sân. Nắng rơi mái bếp. Tiếng chim hót lảnh lót, véo von trên hàng cau ông trồng vui vẻ hát mừng. Dưới chân giàn mướp xanh mướt lấp ló đôi chùm hoa vàng tươi mời gọi đàn ong mật…”. Hay: “Mùa hè nghiêng nghiêng trút nắng vàng oi ả từ đầu trưa tới cuối chiều. Và nhiều khi nhập nhoạng tối, người ta vẫn phe phẩy quạt nan thều thào than phiền: trời ơi, nóng quá! Ấy thế mà, mùa hè lúc nào cũng thật hấp dẫn đối với tụi trẻ con. Chúng háo hức chờ đợi những khoảng trời đỏ cháy hoa phượng, chờ tiếng ve rạo rực bên tai, chờ kỳ nghỉ dài thỏa thích chạy chơi…”. Những dòng văn nhẹ nhàng như một bài thơ, người đọc người nghe được tắm mát trong câu chữ thật an yên, thanh thản. Trong số lũ bạn quê, mùa hè thường gợi nhắc Dung nhớ tới những thứ đồ ăn dân dã như que kem, cái bánh rán, cốc chè thập cẩm…Nhưng nếu chỉ có thế tác phẩm mới dừng ở dạng tản văn diễn tả ký ức tuổi thơ gắn với mùa hè. Từ những món ăn dân giã, thôn quê ấy, cả một bầu trời ký ức tuổi thơ buồn vui gắn với hình bóng người bà thân thương hiện ra trong tâm trí Dung. Bà như sợi dây liên kết tinh thần giữa Dung với chị Minh, chị Liên và anh Hạnh. Khi sợi dây ấy bị đứt thì mối liên kết có nguy cơ bị lỏng lẻo… Với lối viết thong thả mà thấm thía, truyện ngắn “Mùa gió ngang vai” tựa như mảnh gương ký ức để khi soi mình vào đó, chúng ta chợt nhận ra những bóng hình thân thương, những món ăn bình dị, những kỷ niệm êm đềm rụng rơi theo năm tháng và cả những mất mát song hành cùng quá trình trưởng thành, lựa chọn. Vẫn biết rằng ai rồi cũng phải lớn lên, cuộc sống rồi cũng phải thay đổi, nhưng có nỗi nhớ nào mà không khắc khoải, có niềm thương nào không thổn thức con tim? Chúng ta không thể trở về nhưng có thể nâng niu, lưu giữ quá khứ, như một phương cách chữa lành sự nông nổi, nhạt nhòa của hiện tại.

"Mùa xuân tuổi hoa": Miền tuổi xanh đáng nhớ

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018

Lượt nghe: 1260

Tết đến xuân về thì không gian của ngôi nhà luôn được chúng mình trang trí một cách chu đáo bằng những màu sắc tươi tắn và ấm áp. Ngày xuân càng trở nên ý nghĩa hơn khi các bạn nhỏ không chỉ trang trí ngôi nhà của chính gia đình, mà còn tạo ra những ngôi nhà nghệ thuật đặc biệt bằng chất liệu vô cùng đơn giản, các vật liệu tái chế như bìa cát tông, vận dụng kỹ thuật cắt dán, vẽ…để thiết kế nên sản phẩm nghệ thuật bằng chính sự đoàn kết, nêu cao tinh thần làm việc nhóm... Câu truyện truyền thanh "Món quà Mùa Xuân" do chị Dương Hà chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Quỳnh Châm là nốt nhạc vui khi loài hoa Lưu Ly đã phải cố gắng chống lại mùa đông rét mướt để dâng tặng Mùa Xuân những bông hoa tim tím bé xinh. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 17/02/2018)

"Thương nhớ con đèo": Một truyện ngắn mang phong vị Huế

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2015

Lượt nghe: 1599

Một câu chuyện ít kịch tính, chẳng ồn ào cứ lặng lẽ chiếm lấy cảm tình của người đọc, người nghe bằng một nét duyên riêng: nhẹ nhàng, ý nhị, đủng đỉnh mà vẫn rất tình. Đến mức, khi truyện khép lại bằng một màn đoàn viên hạnh phúc, chắc hẳn nhiều người sẽ không giấu nổi một nụ cười tủm tỉm, mà tự hỏi rằng: Có lẽ do lấy bối cảnh xứ Huế và viết về những người con của đất cố đô, "Thương nhớ con đèo" cũng có phong vị của Huế thương chăng? (Đọc truyện đêm khuya ngày 20/03/2015)

"Thương nhớ hoàng lan" - Tình yêu cấm đoán

Ngày phát hành 9:38 | 27/8/2024

Lượt nghe: 1765

Trước khi trở thành một người viết tiểu thuyết với các tác phẩm ấn tượng như “Từ Dụ Thái hậu”, “Công chúa Đồng Xuân”, nhà văn Trần Thùy Mai đã sớm “gây thương nhớ” với độc giả bằng thể loại truyện ngắn. Nhà phê bình Đặng Tiến từng nhận xét “nghệ thuật Thùy Mai quay vòng xung quanh ba trụ điểm: kỹ thuật kể chuyện hấp dẫn, lối phân tích tế nhị, gợi suy tưởng, và cuối cùng, quý nhất là tấc lòng nhân hậu của tác giả”. Truyện ngắn “Thương nhớ hoàng lan” cũng không nằm ngoài “ba trụ điểm” này. Tác phẩm là hai câu chuyện tình của hai thế hệ. Một tình huống, hai lựa chọn nhưng kết cuộc dường như không thay đổi. Với nhân vật “tôi” hay “cha tôi”, việc vướng vào tình ái khi đang trong con đường tu tập đều đem đến nỗi sầu muộn và nuối tiếc. Một thứ tình yêu cấm đoán khiến người ta e sợ nhưng mặt khác lại không ngừng khao khát, kiếm tìm – một sự quyến rũ ma mị mà cả đời chẳng thể nào thôi nhớ thôi thương. Không quá cầu kì về kĩ thuật viết, “Thương nhớ hoàng lan” tuân theo lối trần thuật tuyến tính. Nhịp kể chậm rãi, chủ yếu khai thác đời sống nội tâm đầy biến động của nhân vật “tôi” – người đã khước từ tình yêu từ buổi đầu gặp gỡ nhưng không thể khước từ một sự thật về sự rung động của bản thân. Sau tất cả, xin khép lại bằng những câu văn của chính tác giả Trần Thùy Mai: “Trong tình yêu, hạnh phúc thật ngọt ngào, mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thực sự là khủng khiếp.”

"Thương nhớ mười hai": Mười hai thương nhớ chưa vừa

Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2018

Lượt nghe: 1798

Những khoảnh khắc cuối năm âm lịch thường khiến cho con người ta nao nao khi nhìn lại những dấu mốc thời gian của mười hai tháng đã qua và xốn xang đón những điều mới mẻ của mùa xuân, của năm mới. "Điểm hẹn văn nghệ" giữa thời khắc chuyển giao, chúng tôi xin gửi tới các bạn những xúc cảm chân thật, bình dị mà đong đầy nhớ thương! (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 27/01/2018)

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 14): Nỗi nhớ khôn nguôi

Ngày phát hành 9:53 | 5/4/2024

Lượt nghe: 906

Trang hoàn toàn gục ngã trước cái chết bi thảm của cha, mẹ và người yêu Trần Văn Tâm tử trận. Trong những ngày tháng tuyệt vọng, Hùng hippie giúp cô quên ý định quyên sinh bằng rượu và ma túy. Sau khi nỗi đau lắng xuống, Trang đối diện với thực tế là phải kiếm tiền để sống. Cô trở thành vũ nữ Đài Trang nổi tiếng của quán ba Thiên Thai. Trong lúc này thì Sơn vẫn sống trốn chui lủi dưới hầm tại Tây Ninh cùng với Ba Em. Vùng Tây Ninh – Hậu Nghĩa cũng ác liệt không kém chiến trường miền Trung quê anh. Trận đánh giữa quân Việt Nam Cộng Hòa và lính chính quy Bắc Cộng ở núi Bà Đen khiến rất nhiều người dân thiệt mạng. Trong những lúc nằm dưới hầm nghe tiếng bom đạn ác liệt vang dội, Sơn lại nhớ tới hình ảnh của Diễm, nhớ tới nụ hôn khi hai người chia tay nhau. Bây giờ, giọng đọc NSUT Việt Hùng sẽ giở tới quý vị và các bạn diễn biến tiếp theo trong tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vừa dành giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023.

"Vân tay mắt Phật" (P.2): Thương nhớ đồng quê

Ngày phát hành 16:27 | 3/6/2021

Lượt nghe: 643

Không khó để thấy hình bóng làng quê trong truyện ngắn “Vân tay mắt Phật” của nhà văn Trần Nhã Thụy. Làng quê trong mắt nhân vật “tôi” có phần xa lạ. Anh đã rời quê lên phố đủ lâu để thấy ngạc nhiên khi quê bây giờ cũng ngồi nhà bấm điện thoại, gọi ship tới tận cửa, cũng facebook, zalo… chả kém thị thành. Anh chỉ còn thấy gần gũi với kí ức về làng – điều được gắn kết nhờ người thân, bạn bè và một mối tình câm. Cái tam giác muôn đời, một lần nữa, xuất hiện trong mối quan hệ ba người “tôi”, Phước và Văn. Có điều, sau khi Phước qua đời, cả “tôi” và Văn dường như không ngừng hoài nghi rằng mình chẳng phải là người được yêu. Trong mạch kể chuyện pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, có thể “Vân tay mắt Phật” có nhiều hơn một câu chuyện. Chuyện tình ba người với nhiều éo le là một nhẽ. Nhưng rộng hơn, đó là câu chuyện về nông thôn, về người nhà quê tồn tại trong mỗi nhân vật, trong cả chúng ta: khi ta mơ về một cái sân vườn thoáng rộng, khi ta thấy ngột ngạt trong những khoảng không chật hẹp, và giấc mơ của ta vẫn còn mang mùi đất. Nó cũng là câu chuyện về sự mất mát, của cả bối cảnh lẫn con người khi tất cả chẳng thế nào như xưa. Và không phải cái mới, cái hiện đại, cái tân thời nào cũng đồng nghĩ với những điều tử tế, thiện lương. Mở ra bằng một nhan đề giàu sức gợi, “Vân tay mắt Phật” cũng có một đoạn kết ấn tượng không kém, đủ để người đọc, người nghe giật mình thảng thốt, tự xem ngón cái bàn tay mình có “hiển lộ hình mắt Phật đẹp đẽ” hay không? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

“Gà nước tìm nhau”: Nỗi nhớ thương đầy vơi

“Gà nước tìm nhau”: Nỗi nhớ thương đầy vơi

Ngày phát hành 9:44 | 1/7/2022

Lượt nghe: 874

“Gà nước tìm nhau” của tác giả Bảo Thương kể với độc giả câu chuyện về ký ức chiến tranh vùng Nam Trung bộ với những chi tiết khốc liệt và những cuộc đời, những thân phận phụ nữ đáng thương. Nhân vật tôi – một người lính cộng sản nằm vùng đã chứng kiến cuộc sống của người dân ở đây. Anh trở thành con nuôi của má, một người phụ nữ kham khổ, một mình nuôi cô con gái tên Liên. Những lát cắt quá khứ, hiện tại đan xen khiến câu chuyện thêm phần hấp dẫn qua lòi kể của nhân vật chính. Sau cuộc chiến, má đi Mỹ theo người nhà nhưng được một thời gian, má lại về quê. Má không thể rời xa mảnh vườn, không thể rởi bỏ quê hương. Liên – con gái má sau những năm tháng dạy học, đã chọn chùa làm nơi cô nương tựa cửa Phật, sống lặng lẽ đến cuối đời. Câu chuyện gợi nỗi cảm thương bởi sự lặng lẽ, đơn chiếc, buồn buồn. Hình ảnh sân chùa vắng vẻ, tiếng chuông gõ mõ đều đều, Liên ngồi lặng trong bóng chiều…gợi nhiều niềm thương cảm về kiếp sống lặng lẽ, cô đơn. Mảnh đất ấy đã trở thành máu thịt của nhân vật tôi bởi cái tình người sâu đậm, chất phác, keo sơn, Làm sao anh không quay về khi một phần đời anh đã ở đó, hình ảnh má, Liên …luôn lẩn khuất trong tâm trí “Má định bảo, lần sau hè, đường xá xa xôi, thì thôi con không phải trở vào nữa, cái Liên nó đã lên chùa, chỉ còn má, về làm chi. Má nghĩ, anh về là vì Liên, nhưng má đâu biết, vùng đất này, mảnh vườn kia, cả tiếng cầu siêu đã ăn sâu vào hồn anh, đã bén rễ vào tim anh, để đi, dù cả nửa vòng trái đất, anh vẫn phải trở về. Bố mẹ anh ngoài Bắc mất từ lâu, căn nhà gỗ nhường cho người bác làm gian thờ. Một phần đời anh ở đó, nửa đời còn lại xuôi ngược muôn phương, có cả mảnh đất này giữ dấu chân, sao anh không trở về?”. Nỗi day dứt, thương nhớ về miền quê ấy và những người đàn bà lam lũ, hiền lành, với quá khứ đau thương bởi chiến tranh nhưng cũng ắp đầy tình nghĩa đã làm cho câu chuyện cảm động, chân thực, gợi nhiều suy nghĩ cho bạn đọc hôm nay…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Thương nhớ đồng quê”: Nông thôn và những câu chuyện ngàn đời

“Thương nhớ đồng quê”:  Nông thôn và những câu chuyện ngàn đời

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020

Lượt nghe: 1468

Bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được sản xuất năm 1995. Phim đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế. (Điểm hẹn văn nghệ 23/5/2020)

“Thương nhớ Tràng An”: Hoài niệm của họa sĩ Đỗ Duy Minh

“Thương nhớ Tràng An”: Hoài niệm của họa sĩ Đỗ Duy Minh

Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018

Lượt nghe: 742

Triển lãm trưng bày 35 bức tranh vẽ bằng chất liệu acrylic trên giấy dó: hình ảnh thân thương của Hà Nội như phố cổ, cầu Long Biên, sông Hồng mùa nước lên, cánh đồng ngoại ô, mùa sen hồ Tây, thiếu nữ tha thướt trong tà áo dài…(Làn sóng nghệ thuật 27/11/2018)

“Tiếng đàn thương nhớ": Gửi gắm tâm tư người lính trẻ

“Tiếng đàn thương nhớ

Ngày phát hành 14:46 | 26/3/2024

Lượt nghe: 1100

Quý vị và các bạn thân mến, truyện ngắn đưa người đọc, người nghe trở về không khí hào hùng của đất nước trong giai đoạn cuối chiến tranh chống Mỹ. Truyện viết về người lính chiến nhưng ít đi vào những gian khổ, mất mát mà khai thác những cung bậc tình cảm, tình yêu của người lính trẻ tên là Dũng. Dũng có tình cảm với cô gái trẻ xứ Nghệ có giọng hát ngọt ngào và vẻ ngoài xinh xắn. Nhưng vì một câu nói đùa của Hồng mà hai người giận dỗi nhau. Khi tình cảm hai người vừa nẩy nở thì Dũng phải lên đường vào Nam chiến đấu. Dũng đị địch bắt, bị địch dàn dựng gài bẫy khiến nhiều người hiểu lầm anh là kẻ phản bội. Hiệp định Pari được kí kết, Dũng được trao đổi tù binh và tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội. Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là Dũng bị cuốn vào cuộc chiến đấu mà không kịp giải thích với Hồng. Chiến tranh kết thúc, Dũng quay trở lại tìm Hồng thì nghe tin cô đã lập gia đình. Xuyên xuốt câu chuyện là tiếng đàn bầu thương nhớ gửi gắm biết bao tâm tư người lính trẻ. Tiếng đàn bầu anh đệm cho Hồng hát bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”, tiếng đàn bầu anh dạy Duyên, con gái của kẻ địch. Tiếng đàn thương nhớ người mình yêu, thương nhớ quê nhà và cũng tiếp thêm niềm tin vào ngày chiến thắng trong lòng Dũng. Truyện ngắn không chỉ là câu chuyện tình yêu mà còn là một thời thanh xuân tuổi trẻ của biết bao chàng trai, cô gái trong chiến tranh. Truyện ngắn không có những chi tiết, sự kiện bất ngờ mà chỉ là câu chuyện tình yêu người lính nhẹ nhàng, bình dị. Chúng ta cảm nhận những dung cảm mới mẻ trong tình yêu của tuổi trẻ, những bỡ ngỡ, hiểu lầm, giận hờn,thương nhớ. Đan xen những sắc thái cảm xúc tình yêu là hình ảnh người lính cách mạng yêu nước, kiên cường trước đòn tấn công tâm lý của kẻ thù, tin tưởng vào ngày chiến thắng. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Vân tay mắt Phật” (P.1): Thương nhớ đồng quê...

“Vân tay mắt Phật” (P.1): Thương nhớ đồng quê...

Ngày phát hành 16:19 | 3/6/2021

Lượt nghe: 864

Giống như bao người bỏ quê lên phố, nhân vật “tôi” trong truyện “Vân tay mắt Phật” luôn có những sợi dây ràng buộc máu thịt với làng quê. Sự gắn kết với gia đình là hiển nhiên. Nhưng bên cạnh đó, còn là những kí ức tuổi thơ, bạn bè cũ, và cả một mối tình chưa nói thành lời. “Vân tay mắt Phật” đan xen những câu chuyện giữa quá khứ và hiện tại, nhằm khắc họa sâu hơn đổi thay của làng quê cũng như khúc quanh của số phận con người. Mọi chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? Mời các bạn cùng đón nghe phần cuối của truyện “Vân tay mắt Phật” trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 04/06/2021. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Bài học nhớ đời

Bài học nhớ đời

Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2016

Lượt nghe: 1636

Ở một khu rừng nọ, có bạn Gấu lớn rất là hư. Gấu lớn chuyên bắt nạt các bạn nhỏ hơn, đặc biệt là bạn Thỏ. Vì hay bắt nạt các bạn ít tuổi và nhỏ bé hơn, nên Gấu lớn đã bị nhận một bài học thích đáng.(Kể chuyện và hát ru 15/6/2016)

Bài thơ "Qua đèo Ngang": Nỗi niềm nhớ nước, thương nhà

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017

Lượt nghe: 2020

Bài thơ là nỗi niềm tâm sự sâu kín và ý nhị của một trí thức yêu nước được lồng trong bức tranh cảnh vật của đèo Ngang hoang sơ và buồn, hắt hiu. Bài thơ ẩn chứa tình yêu đất nước kín đáo, sâu nặng. (Văn nghệ thiếu nhi 18/12/2017)

Ca sĩ Phương Thanh và Trường Sa để nhớ

Ca sĩ Phương Thanh và Trường Sa để nhớ

Ngày phát hành 14:56 | 17/6/2024

Lượt nghe: 1417

Đến với Trường Sa, ước mong trở thành “ca sĩ của nhân dân” của Phương Thanh được hiện thực hóa với tinh thần luôn sẵn sàng lên đường, tới những vùng đảo xa, mang tiếng hát của mình lan tỏa năng lượng tích cực cho quân và dân trên đảo. (Hành trình sáng tạo 16/6/2024)

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Buồn khi ai đó đổi thay!

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Buồn khi ai đó đổi thay!

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2018

Lượt nghe: 1227

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất có lúc đã đưa họ đi quá xa với những hạnh phúc nhỏ bé của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về quê hương với những gì thân quen, yên ả vẫn luôn là điều mà họ khao khát nhất.

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2018

Lượt nghe: 3882

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất phải chăng đã đưa họ đi quá xa hạnh phúc của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về với những gì thân quen, yên ả nơi quê nhà vẫn là điều mà họ ước ao nhất!

Chạm vào miền nhớ của nhà văn Võ Thu Hương

Chạm vào miền nhớ của nhà văn Võ Thu Hương

Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020

Lượt nghe: 1181

Nhà văn Võ Thu Hương sinh ra và lớn lên ở Nghệ An. Hiện nay chị đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh. Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ luôn đong đầy trong tâm trí nhà văn, để rồi, qua trang viết, những kỷ niệm ấy lại được gọi về, lấp lánh, ấm áp yêu thương... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 18/08/2020)

Chiều chiều - Nỗi nhớ trong ca dao

Chiều chiều - Nỗi nhớ trong ca dao

Ngày phát hành 14:31 | 7/8/2024

Lượt nghe: 2156

Chương trình “Tìm trong kho báu” tuần này, ngay sau bài phân tích về mô – típ “Chiều chiều” trong ca dao, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ cùng Quý vị và các bạn những cảm nghĩ về tình cảm và trí tuệ người xưa thể hiện qua những áng thơ dân gian tiêu biểu. Chuyên mục “Chuyện cũ tích xưa” tìm về với câu chuyện ngọn nguồn câu ca “Chiều chiều trước bến Văn Lâu”

Có một lòng thương nhớ miền Trung

Có một lòng thương nhớ miền Trung

Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2017

Lượt nghe: 2914

Trong số 50 bài thơ của tập “Về lại triền sông” thì có tới hơn 20 bài viết về quê hương, cha mẹ, nhắn nhủ các con không được phép lãng quên gốc rễ cội nguồn. Những bài thơ này có khi được sắp xếp bên nhau với tần suất dày đặc, tạo nên độ đặc quánh trong suy tư, nghẹn ngào trong cảm xúc. Với nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, ông không cố gắng để làm mới những hình ảnh, những chi tiết đã từng có và có nhiều trong thơ. Đơn giản, ông chỉ kể về một miền Trung của riêng ông, ở trong ông, một miền Trung - xứ Nghệ mà ông luôn có cảm giác còn “mắc nợ”, “có lỗi”, một miền Trung “cực khổ như định mệnh – chỉ những tim yêu mãi xuân thì"... (Tiếng thơ 05/11/2017)

Có nỗi nhớ mang tên Tháng ba

Có nỗi nhớ mang tên Tháng ba

Ngày phát hành 0:0 | 16/3/2020

Lượt nghe: 723

Chúng mình đang đón những ngày tháng ba dịu ngọt của đất trời, trong không gian ngập ngời sắc hoa màu lá. Cùng lắng nghe và cảm nhận những tản văn, đồng thời đừng quên viết cho những dòng văn nho nhỏ, làm giàu có thêm tài sản tâm hồn... (Văn nghệ thiếu nhi 16/03/2020)

Đỗ Nam Cao – 10 năm lại nhớ đến người thơ

Đỗ Nam Cao – 10 năm lại nhớ đến người thơ

Ngày phát hành 9:5 | 23/12/2021

Lượt nghe: 726

Đỗ Nam Cao thuộc thế hệ cuối cùng lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trực tiếp tham gia tại chiến trường miền Nam. Thơ ông độc đáo, nhiều sáng tạo ngay từ những bài thơ trong tập thơ đầu tay in chung cùng Nguyễn Khắc Thuần trước 1975 mang tên Những cánh cò lửa. Hơn 25 năm sau ông mới in tập thơ thứ 2 với cái tên rất lạ Dính (NXB Hội nhà văn 2000). Đỗ Nam Cao làm thơ không nhiều nhưng mỗi bài đều có những cấu tứ và phát hiện độc đáo, riêng biệt. Trong mắt bạn bè văn chương, ông là một tài năng khiêm nhường, lặng lẽ sống và viết, lặng lẽ tỏa hương. Nhân dịp tròn 10 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn Văn chương lần này xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với nhan đề: Đỗ Nam Cao – 10 năm lại nhớ đến người.

Đọc truyện "Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 11 - Hưng nhớ mẹ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2018

Lượt nghe: 639

Hưng và các bạn không những được vào tận nơi ở của các chuyên gia Liên Xô làm việc ở lâm trường Núi Sam, mà còn được ăn bánh mỳ, được tận mắt chứng kiến hàng trăm con ngựa, con bò ngoan ngoãn ăn ngủ đúng giờ. Còn riêng với Hưng, tuy bề ngoài vui vẻ nhưng trong thẳm sâu trái tim luôn nhớ về mẹ... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 11)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 53 - Bộ tứ cùng Quán Nhớ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2020

Lượt nghe: 575

Để chuẩn bị cho Quán Nhớ thì Hoài, Tú Quyên và Tâm An đã rút hẳn việc tập kịch, chỉ còn lại Minh Thi là người vất vả nhất. Vừa phải học đuổi theo các bạn đã học thêm nhiều vào dịp hè, vừa phải tập kịch và làm thủ quỹ cho Quán Nhớ, dường như Minh Thi chẳng có mấy thời gian nghỉ ngơi...(Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 53 - Văn nghệ thiếu nhi 04/01/2020)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 52 - Quán Nhớ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2020

Lượt nghe: 524

"Quán Nhớ" là tên gọi mà các bạn đặt cho quán cà phê tương lai. Phần nội thất đầu tiên của quán đã được cả bọn sắm sửa chu đáo. Mấy cậu bạn trai cũng hết sức ủng hộ ý tưởng mở quán và quyết định chung tay góp sức... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 52 - Văn nghệ thiếu nhi 03/01/2020)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 54 - Những người bạn của Quán Nhớ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2020

Lượt nghe: 543

Để chuẩn bị cho một quán cà phê cần sắm sửa chuẩn bị rất nhiều thứ, mất nhiều công phu chuẩn bị. Nhưng Quán Nhớ lại chẳng tốn một đồng nào cho nhân công vì toàn bộ đều do bọn con trai làm. Thành, Thiện, Mẫn và Dũng đều dồn rất nhiều tâm huyết cho quán, mong nó sớm được hoàn thiện... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 54 - Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2020)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 55- Đêm văn nghệ tại quán Nhớ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020

Lượt nghe: 623

Do quán mới mở và giá lại rẻ nên quán Nhớ lúc nào cũng đông khách. Không gian của quán Nhớ sôi động hẳn lên nhờ vào đêm văn nghệ lần đầu tiên được tổ chức tại đây. Tâm An, Tú Quyên, Mẫn, Dũng và Thiện được trận cười nghiêng ngả vì những vẫn thơ của Tuệ Nhi và Ngọc... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 55 - Văn nghệ thiếu nhi 10/01/2020)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi cuối cùng - Cuộc gặp gỡ đáng nhớ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020

Lượt nghe: 488

Vừa lúc cả bọn ra đến cửa thì gặp Trịnh đi làm thêm về. Cậu ngạc nhiên khi thấy các chị khoá trên đường đột đến nhà mình. Đang lúng túng chào hỏi thì Tú Quyên nhanh miệng hẹn gặp Trịnh vào ngày cuối tuần. Mặc dù không hiểu có chuyện gì nhưng Trịnh vẫn đồng ý để cả bọn quay lại vào sáng chủ nhật... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi cuối cùng - Văn nghệ thiếu nhi 08/03/2020)

Đọc truyện "Khu vườn bí mật" - Buổi 51 - Colin nhớ mẹ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2020

Lượt nghe: 679

Thời gian này Colin luôn nhớ đến mẹ. Có đêm cậu tỉnh giấc và ngồi ngắm bức chân dung mẹ cho tới sáng. Colin cảm nhận rằng hình như mẹ cũng đang rất hạnh phúc khi thấy cậu có thể bước đi trên đôi chân của chính mình... (Văn nghệ thiếu nhi 11/10/2020)

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils - Holgersson” - Buổi bốn mươi - Nhớ nhà

Đọc truyện “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils - Holgersson” - Buổi bốn mươi - Nhớ nhà

Ngày phát hành 15:53 | 3/8/2021

Lượt nghe: 577

Nils được bà lão kể cho nghe về năm tháng tuổi thơ của bà, tuy vất vả nhưng luôn tràn đầy tiếng cười bên cạnh những người thân yêu. Nils cảm thấy chuyện của bà sao giống với tuổi thơ của mình đến thế. Bất giác cậu nhớ đến cha mẹ và những con vật nuôi trong nhà. Nils sẽ phải làm gì để Thiện thần sớm hóa giải lời nguyền cho cậu? (Văn nghệ thiếu nhi 01/08/2021)

Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” - Buổi cuối cùng - Nỗi nhớ đảo hoang

Đọc truyện “Rô-bin-xơn Cơ-ru-xô” - Buổi cuối cùng - Nỗi nhớ đảo hoang

Ngày phát hành 12:59 | 5/4/2023

Lượt nghe: 297

Những năm tháng nơi đảo hoang đã giúp cho Rô-bin-sơn trở thành một người cứng cỏi, can trường. Anh không chỉ tự cứu sống mình bằng cách thích nghi theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên, mà còn rất thông minh, sáng dạ trong việc đóng tàu, nuôi dưỡng các động vật thực vật, cứu sống những con người không may trôi dạt vào hoang đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 01/04/2023)

Hành trình trở về trong truyện ngắn “Năm tháng nhớ thương”

Hành trình trở về trong truyện ngắn “Năm tháng nhớ thương”

Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2018

Lượt nghe: 1121

Từ một chi tiết có thực trong cuộc sống, nhà văn Thiên Sơn đã xây dựng thành một truyện ngắn đầy xúc động và ám ảnh. Ở đó, nhân vật dù đã đi khắp bốn phương trời nhưng vẫn cảm thấy bình an nhất trong ngôi nhà của mẹ, day dứt với những kỉ niệm đầy thương khó mà ở khoảnh khắc nào đó ta đã để vụt qua… (Đọc truyện đêm khuya phát 31/12/2018)

Kịch truyền thanh "Đi qua mùa nhớ": Chút nắng vàng cho mùa đông

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2018

Lượt nghe: 1937

Trong cuộc đời, ai cũng đã từng phải trải qua những mùa Đông lạnh giá bởi sự cô đơn, nỗi buồn... Nhưng sẽ không bao giờ mãi là như vậy khi chúng ta luôn hy vọng và dám mạnh mẽ để vượt qua! Niềm vui, hạnh phúc sẽ đến ngay cả khi bạn không ngờ tới!

Kịch truyền thanh "Sợi nhớ sợi thuơng" - Hành trình tôn vinh những giá trị bền vững

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 13:16 | 12/11/2022

Lượt nghe: 2522

Lụa Hàng Vân – sản phẩm dệt nổi tiếng được lựa chọn may phẩm phục trong cung đình Huế. Theo thời gian một số mẫu hoa, họa tiết vân cổ đã bị mai một, đặc biệt là mẫu hoa văn “dệt hai mặt giống nhau”, nét đặt biệt chỉ riêng lụa Việt mới có. Quá trình khôi phục lại nhưng mẫu hoa, vân cổ của các nghệ nhân và thợ dệt của Làng lụa Hàng Vân mang đậm tình cảm trân quý nghề cũng như tình cảm chân thành, trong sáng của những người thợ lành nghề như Lệ Hằng, Duy Quang... Hành trình tìm lại và phát triển nghề truyền thống của thế hệ trẻ Làng lụa Hàng Vân là hành trình những người trẻ tiếp nối tiền nhân tôn vinh những giá trị bền vững

Kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ

Kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ

Ngày phát hành 14:35 | 9/7/2024

Lượt nghe: 2762

Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1954 chấm dứt một thế kỷ cai trị của người Pháp tại Đông Dương, đồng thời, cũng từ thời khắc này đôi bờ sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia đất nước ta thành hai miền Nam - Bắc. Nhân dân hai bờ sông Bến Hải dũng cảm, kiên cường đấu tranh hơn 20 năm để xóa bỏ sự chia cắt Bắc Nam, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Vở kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ kể về mối tình son sắt, thủy chung, trải dài theo năm tháng của đôi nam thanh nữ tú Nam & Bắc bờ sông Bến Hải, là biểu tượng sợi dây gắn bó khăng khít không gì có thể tách rời, ngợi ca khát vọng hòa bình và nỗ lực đấu tranh của cả dân tộc vì ngày thống nhất đất nước.

Kịch truyền thanh: Nỗi nhớ Giêng Hai

Kịch truyền thanh: Nỗi nhớ Giêng Hai

Ngày phát hành 20:0 | 14/2/2024

Lượt nghe: 1774

Vẻ đẹp của những làn điệu quan họ cũng như những nét đặc sắc của di sản văn hóa này chính là sự hoà quyện giữa giai điệu và lời ca, giữa trang phục truyền thống độc đáo gắn với cách ứng xử văn hóa của các liền anh, liền chị. Câu chuyện tình không trọn vẹn song luôn để lại nỗi nhớ thương và tình cảm tốt đẹp về nhau, từ hai hội Quan họ kết nghĩa mà liền anh Thành Chung đành ẩn giấu tình cảm của mình, dời xa quê hương, phát triển sự nghiệp, trở thành giảng viên về Kịch hát dân tộc. Trái đất tròn, hơn 20 năm sau, con gái của người thương lại là học trò cưng của thầy, cô sinh viên đã khéo léo kéo thầy về với Hội Lim, về với nỗi nhớ Giêng hai để thỏa lòng yêu nhớ cội nguồn.

Miền nhớ miền thơ Trương Hữu Lợi

Miền nhớ miền thơ Trương Hữu Lợi

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2015

Lượt nghe: 996

Giản dị và lắng đọng là những vần thơ về cỏ. Ghi chép "Trương Hữu Lợi - Một miền nhớ một miền thơ" phần nào khắc họa chân dung tinh thần một nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi cái riêng, cái khác trong thơ. Nỗi đau, sự khắc khoải và chịu đựng thấm đẫm trong những câu thơ của nữ sỹ Nga Marina Tsvetaeva.

Mùa nhớ

Mùa nhớ

Ngày phát hành 16:24 | 14/8/2023

Lượt nghe: 999

Cùng với chia sẻ của bạn Nguyễn Minh Quang về cách viết tản văn, thực hành viết những chủ đề quen thuộc sao cho hấp dẫn, chúng mình sẽ nghe những sáng tác về mùa thu, với những hình ảnh tươi tắn, trong trẻo và gợi nhiều cảm xúc thân gần: “Qủa chín ửng mùa / đầy vườn chim hót/ vườn trưa trĩu mật/ dắt mùa sang thu”... (Văn nghệ thiếu nhi 14/08/2023)

Mùa xuân nhớ Xuân Diệu

Mùa xuân nhớ Xuân Diệu

Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2016

Lượt nghe: 1990

“Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, “ông hoàng thơ tình”, “nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ”… đó là những danh xưng mọi người thường dùng khi nhắc đến nhà thơ Xuân Diệu. Mùa xuân này, với nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức ở Hà Nội và Hà Tĩnh nhân dịp 100 năm sinh Xuân Diệu thêm một lần nữa khắng định vị trí của ông trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Muỗi đã dạy cho gấu bài học nhớ đời ra sao?

Muỗi đã dạy cho gấu bài học nhớ đời ra sao?

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016

Lượt nghe: 1736

Trong khu rừng nọ có một con gấu suốt ngày đi bắt nạt một chú thỏ khiến thỏ ta không biết bao nhiêu lần phải tủi thân khóc lóc một mình. Một ngày kia, chú thỏ nhút nhát mang chuyện ấm ức ấy đi kể với bạn muỗi.Muỗi hứa sẽ giúp thỏ con dạy cho gấu to xác một bài học nhớ đời(Kể chuyện và hát ru cho bé 22/4/2016).

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo nhớ tuổi thơ Hà Nội

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo nhớ tuổi thơ Hà Nội

Ngày phát hành 22:40 | 17/4/2021

Lượt nghe: 796

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo quê gốc ở Bắc Ninh, sinh ra và lớn lên trong không gian phố cổ Hà Nội. Tuổi thơ của ông gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc của đất nước. Hà Nội là nơi cất giữ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hồn nhiên mà vì nó ông có thể vượt qua nhiều thử thách khác... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 14/04/2021)

Nhà thơ Phan Hoàng nhớ một thời áo trắng

Nhà thơ Phan Hoàng nhớ một thời áo trắng

Ngày phát hành 15:31 | 30/3/2022

Lượt nghe: 379

Nhà thơ Phan Hoàng sinh năm 1967 tại Phú Yên. Thời anh còn học phổ thông, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn, anh và bạn bè cùng trang lứa nửa ngày đi học còn nửa ngày phụ giúp cha mẹ công việc đồng áng, thỉnh thoảng rủ nhau đi bắt cá dưới dòng sông Ba thơ mộng. Tiếng cười nói, hò hét làm xôn xao khúc sông quê yên vắng. Những tháng ngày tuy gian khó nhưng chan chứa tình yêu gia đình, tình bạn, tình yêu ruộng đồng quê hương... (Văn nghệ thiếu nhi 22/03/2022)

Những bài học làm người đáng nhớ của tuổi mới lớn

Những bài học làm người đáng nhớ của tuổi mới lớn

Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2016

Lượt nghe: 1535

BTV Hoàng Hiệp phỏng vấn nhà văn Nguyễn Đình Tú về những sáng tác văn học thiếu nhi của anh. Kỉ niệm khó quên về trường lớp, về bạn bè trong bài thơ "Tình bạn" của tác giả Nguyễn Hoàng. Truyện ngắn xúc động và có ý nghĩa giáo dục nhân cách có nhan đề "Thiên thần chim cánh cụt" của tác giả Nguyễn Hằng Nga. (Văn nghệ thiếu nhi 15/7/2016)

Những giờ văn đáng nhớ

Những giờ văn đáng nhớ

Ngày phát hành 16:45 | 13/4/2022

Lượt nghe: 820

Nhiều câu chuyện vui trong cuộc đời đi dạy của các nhà giáo được ghi lại một cách chân thực, sinh động, qua đó thể hiện tình yêu nghề, bản lĩnh sư phạm và năng lực truyền cảm hứng của người thầy. Câu chuyện mà nhà giáo nhà thơ Đặng Hiển kể về một tiết dạy văn của mình là một ví dụ khiến người học nhớ mãi... (Văn nghệ thiếu nhi 11/04/2022)

Nhung nhớ những mùa sen

Nhung nhớ những mùa sen

Ngày phát hành 10:56 | 2/7/2021

Lượt nghe: 538

Hoa sen là biểu tượng của vẻ đẹp thanh cao giản dị, đem đến nguồn cảm hứng trong lành cho văn chương nghệ thuật. Những bông hoa sen ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp về cuộc sống, tình yêu và con người. Không chỉ có hoa mà lá sen, củ sen, ngó sen cũng là những hình ảnh vô cùng ý nhị và ý nghĩa... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 22/06/2021)

Nỗi hoài nhớ trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nỗi hoài nhớ trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Ngày phát hành 15:48 | 11/3/2021

Lượt nghe: 1512

Dù số lượng thơ Nôm còn lại tới hôm nay không nhiều, thế nhưng chỉ mươi trước tác truyền tụng của Bà huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh cũng đã đủ để định hình một phong cách sáng tác độc đáo trong dòng thơ Quốc âm. Những bài thơ ngắn như đôi dòng nhật ký ngắn ghi lại nỗi lòng của một người phụ nữ trước dáng dấp, vang động của thiên nhiên, tạo vật, kỳ lạ thay tạo nên những cảm xúc ngân rung đồng điệu. Bà huyện Thanh Quan có thể nói là một tiếng thơ đáng kể trong lịch sử thơ ca trung đại và cả hiện đại.

Nỗi nhớ dịu dàng

Nỗi nhớ dịu dàng

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020

Lượt nghe: 873

“Sao bỗng nhớ những sớm mai gõ cửa/ Sương long lanh trên nhánh cỏ làm duyên/ Nghe tiếng chim lanh lảnh rớt bên thềm/ Ríu rít gọi thơm bừng trên hoa nụ"... Đó là những câu thơ trong bài "Nỗi nhớ dịu dàng" của tác giả Nguyễn Bích Ngọc. Từ đây, lại thêm phần xao xuyến, khi chúng ta cùng mở cánh cửa tâm hồn mình, để từ những khung cửa màu xanh nhìn ra thế giới, với bao yêu thương ấm áp...(Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 11/02/2020)

Nỗi nhớ mùa đông

Nỗi nhớ mùa đông

Ngày phát hành 11:4 | 28/12/2021

Lượt nghe: 544

Mỗi mùa trong năm đều mang lại cho chúng ta những xúc cảm khác nhau. Nếu như mùa xuân là vẻ đẹp của mầm non mới nhú thì mùa hạ là những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến khi phải tạm xa thầy cô bạn bè trong màu phượng nồng nàn. Còn khi heo may về là lúc cái nắng như vàng đượm hơn để chờ đợi mùa đông... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 14/12/2021)

NSND Tâm Chính - Một thời để nhớ!

NSND Tâm Chính - Một thời để nhớ!

Ngày phát hành 0:0 | 16/3/2016

Lượt nghe: 1689

Sau khi xa dời sân khấu, khép lại cuộc đời biểu diễn, người diễn viên khi bước vào tuổi xế chiều mang theo nhiều tâm trạng, đặc biệt là với diễn viên chuyên ngành nghệ thuật xiếc. Không còn được đứng trên sân khấu, không còn giao lưu thường xuyên với công chúng, liệu khán giả có lãng quên họ? Thế và có một người nghệ sĩ đã bứt phá khỏi giới hạn của sự lãng quên – Đó là NSND Tâm Chính. Vì sao NSND Tâm Chính lại nối dài được “Một thời để nhớ”?

Phố Hàng Bột - Chuyện “tầm phào” mà nhớ

Phố Hàng Bột - Chuyện “tầm phào” mà nhớ

Ngày phát hành 16:3 | 7/11/2023

Lượt nghe: 2227

Với góc nhìn của người Hà Nội, tác giả Hồ Công Thiết đã đưa vào trang sách những gì nổi bật về một con phố được xem là quan trọng bậc nhất của thủ đô trong những năm tháng bao cấp. (Điểm hẹn văn nghệ)

Se sắt nỗi nhớ quê hương

Se sắt nỗi nhớ quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2015

Lượt nghe: 1399

Có một Xứ Huế mộng mơ,trầm mặc và bao miền quê khác se sắt trong nỗi nhớ đọng vào trang thơ.Thời khắc giao mùa cùng kỷ niệm quê hương theo đuổi suốt đời.Các nhà thơ Ngô Minh, Thiên Sơn, Trương Minh Phố, Xuân Đam và Nguyễn Minh Khiêm gửi gắm niềm thương nhớ.Trò chuyện cùng nhà thơ Dương Khâu Luông.(Tiếng thơ 4+5/10)

Tản văn "Xôn xao mùa nhót": Kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ

Tản văn

Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018

Lượt nghe: 984

Cộng tác viên Đào Mạnh Long từng có tác phẩm cộng tác tới chuyên mục “Trang viết đầu tay của những cây bút nhỏ". Các sáng tác của Đào Mạnh Long đã dần tiếp cận với các bạn tuổi teen, tuổi mà cái tôi đang muốn nứt bung vỡ òa để khám phá về thế giới xung quanh. Đào Mạnh Long sáng tác cả thơ, tản văn và truyện ngắn. Vừa qua anh có gửi về chương trình tản văn “Xôn xao mùa nhót”. Tác phẩm viết hoạt, có ý tứ rõ ràng khi miêu tả thứ quà quê quen thuộc của nhiều bạn nhỏ vùng nông thôn. Hình ảnh giàn nhót sai quả chín đỏ vào khoảng tháng tư hằng năm luôn trở đi trở lại trong tác phẩm. Vị chua của quả nhót hòa cùng vị mặn của muối, vị cay của ớt có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/05/2018)

Tản văn “Cây bàng đếm tuổi” - nhớ thương tuổi học trò

Tản văn “Cây bàng đếm tuổi” - nhớ thương tuổi học trò

Ngày phát hành 11:44 | 27/5/2021

Lượt nghe: 823

"Dưới vòm lá bàng tỏa rộng, bao ước mơ cháy bỏng của lớp lớp thế hệ học trò đã được truyền lửa, thắp sáng… Những hàng cây bàng thân thương ấy cứ thế đã đi vào cõi nhớ, cõi thương trong ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ học trò” - Những dòng cảm xúc của cô giáo Hà Thị Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An gợi nhớ về một loài cây gần gũi, gợi nhớ những tháng ngày học tập, vui chơi dưới bóng mát cây bàng thủy chung... (Văn nghệ thiếu nhi 24/05/2021)

Tập thơ "Vừng ơi mở cửa": Nhớ một thời hoa niên

Tập thơ

Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2018

Lượt nghe: 1417

“Vừng ơi mở cửa” là nhan đề tập thơ của Câu lạc bộ thơ Đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành nội bộ năm 1991, với sự góp mặt của 37 sinh viên khoa Ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Mới đây, nhà xuất bản Văn học đã tiếp sức để tập thơ được chính thức xuất bản, phát hành rộng rãi. “Vừng ơi mở cửa” không chỉ là một tập thơ có diện mạo riêng biệt, mà còn là chứng nhân của một thời kỳ, gắn với thương hiệu “Văn Tổng hợp” từng là địa chỉ đỏ trong nhiều năm của giáo dục đại học, gắn với phong trào thơ sinh viên sôi nổi mộng mơ, và đặc biệt, gắn với một thời kỳ trong trẻo khi văn chương còn nhiều chỗ đứng trong xã hội (Tiếng thơ 17/11/2018)

Tây Nguyên những sắc màu thương nhớ

Tây Nguyên những sắc màu thương nhớ

Ngày phát hành 11:28 | 2/7/2021

Lượt nghe: 696

Tây Nguyên có khí hậu khá ôn hòa, thiên nhiên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, từ những dòng thác, con suối chảy xuyên qua những vách đá, những cánh rừng xanh bao la. Vùng đất đỏ bazan này còn giúp cho đời sống vật chất của con người thêm dư giả khấm khá nhờ vào những rừng cao su, cà phê, hồ tiêu xanh mướt trải dài. Màu xanh của nền trời, của núi rừng, sắc màu của các loài hoa… đã tạo nên nét đẹp riêng của đất và người Tây Nguyên... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 29/06/2021)

Tháng Năm nhớ Bác

Tháng Năm nhớ Bác

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2016

Lượt nghe: 1376

Tháng Năm có một ngày đặc biệt mà mỗi một người dân đất Việt đều ghi nhớ trong tim - sinh nhật Bác Hồ. Chân dung của Người đã được khắc họa trong nhiều thước phim tài liệu, trong đó có bộ phim "45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ" của đạo diễn Đào Thanh Tùng. (Điểm hẹn Văn nghệ 19/5/2016)

Thương nhớ đồng quê

Thương nhớ đồng quê

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2017

Lượt nghe: 3215

Có một điểm chung giữa các nền thơ ca, trong hiện tại cũng như trong quá khứ, đó là khi viết về Tổ quốc quê hương, các tác giả đều dành tình cảm trân trọng yêu mến đối với nông thôn, với đồng quê, coi đó như nơi lưu giữ kí ức, lưu giữ những giá trị văn hóa bền vững. "Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy nghìn năm đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta” – Nhà phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân đã viết như vậy trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” xuất bản lần đầu năm 1942. Nhận định này vẫn thật phù hợp nếu liên hệ với thơ hiện nay, khi tốc độ đô thị hóa càng mạnh mẽ thì lòng thương nhớ đồng quê, cuộc trở về với đồng quê dường như càng xác quyết hơn. (Tiếng thơ 03/6/2017)

Truyện cổ tích "Tham ăn": Bài học nhớ đời cho kẻ keo kiệt, tham lam

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 8:44 | 1/11/2017

Lượt nghe: 2413

Câu chuyện kể về ông quan giàu nhưng lại rất tham lam và keo kiệt. Ông quan có một vườn táo rất nhiều táo chín ngon lành nhưng chẳng muốn cho ai dù là người nhà của mình. Hai bác nông dân bàn với nhau lập mưu dạy cho ông ta một bài học. Và ông quan đã phải đi bộ một chặng đường dài với cái bụng đói. Một câu chuyện hài hước hóm hỉnh châm biếm những con người tham lam và keo kiệt. (Kể chuyện và hát ru 31/10/2017)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Lễ trao phần thưởng đáng nhớ (Buổi 26)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2017

Lượt nghe: 824

Buổi trao phần thưởng đã diễn ra trang trọng tại sân trường. Thầy Péc-bô-ni trân trọng đọc danh sách những bạn học sinh đã có thành tích học tập xuất sắc trong kỳ học vừa qua như Phi-ren-zê, Na-pô-li, Bô-lô-nha, Pa-léc-mô, Cô-rét-ti, Đê-rốt-xi…Tiếng vỗ tay kéo dài không ngớt khi từng bạn bước lên bục nhận phần thưởng. Cả thầy và trò trong trường đều rất tự hào vì sự cố gắng vươn lên trong học tập của các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 17/11/2017)

Truyện ngắn "Cơm gạo mới": Đong đầy nỗi nhớ ruộng đồng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2017

Lượt nghe: 4264

Nông thôn, nông dân là một trong những đề tài luôn thu hút sự quan tâm của người viết và người đọc, người nghe. Truyện ngắn “Cơm gạo mới” cũng chỉ đề cập vài khía cạnh trong muôn mặt đời sống làng quê, đồng thời khắc họa số phận những người gắn bó cả đời với ruộng đồng thân thuộc. (Đọc truyện đêm khuya 15/12/2017)

Truyện ngắn "Hai nhà sát nhau": Bài học nhớ đời cho kẻ tham quyền cố vị

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2017

Lượt nghe: 6167

Qua hình ảnh nhân vật Bí thư huyện ủy Hoàng Bỉ, tác giả phê phán tư tưởng tham quyền, cố vị của một bộ phận cán bộ công chức. Vì thói hư tật xấu và tư tưởng công thần của mình mà Hoàng Bỉ đã bị bài học nhớ đời. Ông bực tức vì mình mới nghỉ hưu được ít ngày mà không có ai đến chúc tết, ít người đến dự cưới con trai út. Nhưng được vợ và con trai cả phân tích thấu tình đạt lý nên Hoàng Bỉ cũng tỉnh ngộ và buông bỏ nhiều suy nghĩ tiêu cực. (Đọc truyện đêm khuya 11/9/2017)

Truyện ngắn "Lạc quê": "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 8067

Lùi lại quãng thời gian cách đây hàng chục năm, với cuộc đời của nhân vật chính trong truyện ngắn "Lạc quê" của nhà văn Hiệu Constant, hẳn không cần nói nhiều, người đọc, người nghe cũng hình dung ra được cảm giác cô độc và nỗi khốn khó của nhân vật khi đó. Khó khăn chồng chất khó khăn, như một người vừa vượt qua một ngọn núi, thì lại thấy ngọn núi khác cao hơn, khó đi hơn. Tuy vậy, với bất cứ ai từng trải qua cảnh đất khách quê người, số phận hay cảm xúc của nhân vật “tôi” lại rất quen thuộc. (Đọc truyện đêm khuya 01/9/2016)

Truyện ngắn "Nhớ mùa": Nhớ đất, nhớ bát cơm dẻo ngọt, nhớ tình xưa còn mãi đong đầy

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2019

Lượt nghe: 1175

Truyện ngắn đậm đà không gian làng quê Việt Nam phản ánh những đổi thay từng ngày của đời sống người nông dân. Nếp sống, lối sống của người nông dân thay đổi thậm chí văn hóa sống cũng thay đổi khiến nhiều người không khỏi nhớ lại thời đã qua. Hương quê, hồn quê xưa qua nỗi nhớ thấm đẫm mùi bùn đất của lão Phục hay cảnh cả làng vui như Hội khi ngày mùa đến sẽ khiến nhiều người nông dân ứa nước mắt. Phải gắn bó với làng quê từ nhỏ hoặc lăn lộn bao ngày với người nông dân trên cánh đồng thì tác giả mới viết được một câu chuyện sâu sắc về nông thôn như vậy... (Đọc truyện đêm khuya phát 14/11/2019

Truyện ngắn "Sinh nhật tớ...bọn cậu còn nhớ": Chút bâng khuâng tuổi học trò

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2018

Lượt nghe: 773

Truyện của Trịnh Giang Hân có nhiều câu thoại ngắn, giàu hình ảnh khi viết về buổi sinh nhật đáng nhớ. Nhân vật chính là Dương cậu học trò 13 tuổi cung Ma Kết. Buổi sinh nhật đáng nhớ bởi tiếng cười cùng các trò quậy phá của đám bạn đã giúp Dương cảm thấy ấm áp khi bây giờ cậu không còn học cùng trường với các bạn ấy nữa. Món quà ý nghĩa được các bạn tặng Dương sẽ là kỷ niệm để nhớ về nhau...(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2018)

Văn khoa Tổng hợp-Một thời để nhớ

Văn khoa Tổng hợp-Một thời để nhớ

Ngày phát hành 14:56 | 23/6/2021

Lượt nghe: 1297

Nhớ lại những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, không khí sinh hoạt thi ca trong các trường đại học ở Hà Nội diễn ra thật sôi nổi, hào hứng. Hàng loạt câu lạc bộ thơ và những đêm thơ đã được tổ chức với sự góp mặt của nhiều tác giả, từ lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đến lớp nhà thơ hậu chiến rồi các cây bút sinh viên.Trong cái men say thi ca chất ngất hồi ấy, Ký Túc xá Mễ Trì và Văn khoa Đại học Tổng hợp là một cái nôi đã hun đúc nên bao hồn thơ. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi sẽ dành một cuộc trò chuyện về ba gương mặt thơ của Văn khoa Tổng hợp thời ấy, từ đó nhớ về một dòng thơ đã để lại những dấu ấn khá đậm nét trong đời sống văn chương không chỉ cách đây mấy thập kỷ mà kể cả bây giờ.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ