Hệ thống tìm thấy 12 kết quả
Ngày phát hành 10:53 | 7/10/2021
Lượt nghe: 1077
“Giáo tử phú” của Mạc Đĩnh Chi được coi là một trong những áng thơ Nôm cổ nhất còn lưu lại tới hôm nay. Điều đó cho thấy từ rằng ngay từ buổi ban sơ, thơ ca Quốc âm đã hướng tới việc định hình nhân cách con người từ việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống. Phương thức dạy con qua thơ ca Quốc âm tiếp nối qua nhiều thế hệ nhà nho thời trung đại. Ngô Phúc Lâm, một nho tướng xuất thân từ là gia tộc hiển hách đất Trảo Nha thời Lê Trung Hưng cũng có một chùm bài dạy con có nhan đề “Huấn tử thi”.
Ngày phát hành 15:5 | 14/8/2023
Lượt nghe: 1282
Nhà thơ Đoàn Văn Mật sinh năm 1980 tại Nam Định. Anh để lại nhiều dấu ấn trong thi đàn với các tập thơ, trường ca như “Giữa hai chiều thời gian”, “Bóng người trước mặt”, “Sóng trầm biển dựng”. Vừa qua, anh ra mắt tập thơ “Ngoài mây trời đầy trống vắng” sau thời gian dài ấp ủ. Sau đây, mời các bạn cùng gặp gỡ nhà thơ gốc Nam Định để cùng cảm nhận về tập thơ mới nhất của anh:
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1417
"Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc" - những câu thơ chưng cất từ tình yêu đất nước sâu kín nhưng mãnh liệt, thiết tha. Bài thơ mang tên "Mùa xuân nho nhỏ" khiêm nhường nhưng chứa chan tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Văn nghệ với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về bài thơ này có nhiều chi tiết thú vị, hấp dẫn. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2020
Lượt nghe: 1571
Cùng với sự phát triển trong tư duy, nhận thức và quan niệm nghệ thuật, những bổn phận của con người chức năng, đạo nghĩa quân – thần của các Nhà Nho càng ngày càng có sự tiếp biến, mềm mại. Đó cũng là lý do chất Nhà Nho tài tử của các tác giả thơ Nôm thể hiện qua sự bộc lộ con người và những cá tính bản thân đến thế kỷ 18, 19 đậm nét hơn những thế kỷ trước. Tuy vậy, những tác gia lớn, dù làm quan và sáng tác trong thời kỳ nào, vẫn có những phương cách để bộc lộ toàn vẹn, đầy thuyết phục chất Nhà Nho tài tử...
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2016
Lượt nghe: 1712
Có vợ chồng ông bà lão nọ rất nghèo khổ, sau bao ngày chắt chiu bột mì, thì cũng đến lúc nguồn lương thực của họ cạn kiệt. Ông bà lão liền vét nốt phần bột mì còn lại để làm nên chiếc bánh nhân nho cuối cùng. Chiếc bánh thơm phức ra lò, bà lão liền đặt chiếc bánh lên cửa sổ chờ nguội. Thế nhưng do ham chơi, nên chiếc bánh đã lăn đi rất xa. (Kể chuyện và Hát ru 16/8/2016)
Ngày phát hành 8:10 | 22/2/2021
Lượt nghe: 799
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ cô bé rách rưới, nghèo khó, Perrin đã trở thành cánh tay phải đắc lực của ông Vu-frăng - một thương gia giàu có, có tầm ảnh hưởng ở thủ đô Pa-ri. Tuy nhiên, bên cạnh sự ghen tỵ, nhiều người vẫn thiếu tôn trọng Perrrin vì cho rằng trước khi vào làm việc ở nhà máy, cô là đứa trẻ mồ côi... (Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2020
Lượt nghe: 583
Cứ mỗi độ xuân về, hòa trong không khí ấm áp, tươi vui của đất trời và lòng người, chúng ta lại nhớ đến những hình ảnh trong trẻo, yên lành trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải: “ Mọc giữa dòng sông xanh/ một bông hoa tím biếc/ ơi con chim chiền chiện/ hót chi mà vang trời”. Thầy Hoàng Tuấn giáo viên ngữ văn trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghệ An) sẽ trò chuyện với chúng ta về bài thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 10/02/2020)
Ngày phát hành 9:2 | 29/2/2024
Lượt nghe: 876
Trong nền văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ hay viết về mùa xuân với vô vàn sắc thái, cung bậc khác nhau. Đó có thể là mùa xuân đầy tươi mới trong thơ Xuân Diệu, hay xuân xanh trong các tác phẩm của Nguyễn Bính, xuân chín trong thơ Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên, đến với “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, hình tượng mùa xuân hiện lên trong thơ lại gắn liền với vẻ đẹp mộng mơ nơi đất trời xứ Huế... (Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015
Lượt nghe: 2192
Khi truyện ngắn này khép lại, có người sẽ cười sự khờ dại của nữ chính, có người thấy tội nghiệp cho nàng, có người sẽ nhủ thầm: “đáng đời, ai bảo kiêu kì!”. Riêng tôi (hoặc ít ra phần “Nho xanh” trong tôi) tin rằng, nàng ấy sẽ chẳng buồn lâu đâu; rằng sau mấy ngày bận hắt xì không cập nhật facebook được, rồi nàng sẽ lại “sơn móng tay màu xanh, vòng tay vòng cổ tưng bừng các chủng loại xanh, kẻ mắt màu xanh, váy xanh, khăn xanh, túi xanh, điện thoại nokia vỏ xanh, xe máy màu xanh, mũ bảo hiểm tất nhiên cũng xanh nốt”. Bởi vì “nho vẫn còn xanh lắm”, và tình yêu vẫn ở đâu đó ngoài kia đấy thôi! (Đọc truyện đêm khuya ngày 04/04)
Ngày phát hành 8:47 | 20/10/2022
Lượt nghe: 1856
Nhà thơ Nguyễn Thông (còn có tên khác là Nguyễn Thới Thông, tự Hy Phần, và nhiều biệt hiệu: Kỳ Xuyên, Độm Am, Đạm Trai) sinh năm 1827 tại phủ Tân An, tỉnh Gia Định, nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Cụ Nguyễn Thông đỗ cử nhân năm 1849, từng làm quan, giữ nhiều chức vụ như: Án sát Khánh Hòa, Bố Chánh Quảng Ngãi, Bố Chánh Bình Thuận. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Thông trải qua nhiều sóng gió, truân chuyên bởi đức tính thẳng ngay, không dối trá nên nhiều kẻ xu nịnh, vu cáo, hãm hại. Cụ mất vào năm 1884, thọ 57 tuổi, được an táng tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Về sự nghiệp nghiên cứu, cụ Nguyễn Thông để lại những bộ sử liệu quan trọng là “Khâm định Nhân sự kim giám”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” và “Việt sử thông giám cương mục khảo lược”. Về sáng tác thơ văn, đến nay, giới nghiên cứu đã sưu tầm được 76 bài thơ, 25 bản văn, 6 bản sớ điều trần của cụ nằm trong các tập: “Độm Am thi văn tập”, “Kỳ Xuyên thi văn sao”, “Kỳ Xuyên công độc”, “Dưỡng chính lục”...
Ngày phát hành 12:0 | 14/2/2021
Lượt nghe: 353
“Mọc giữa dòng sông xanh/ một bông hoa tím biếc/ ơi con chim chiền chiện/ hót chi mà vang trời"... Những câu thơ đầu tiên vang lên trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải gợi cho chúng mình cảm nhận thật rõ nỗi niềm khát vọng của nhà thơ về lẽ dâng hiến. Cùng nghe cuộc trao đổi giữa phóng viên chương trình với nhà thơ - cô giáo Nguyễn Vân Anh, giáo viên ngữ văn trường THCS Đặng Thai Mai, thành phố Vinh, Nghệ An về bài thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 08/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2017
Lượt nghe: 8068
Một người khiếm thị sở hữu giọng hát mượt mà như anh Nhoàng đã từng bước vượt lên số phận nghiệt ngã. Lời ca tiếng đàn của anh không chỉ cuốn hút người dân trong làng mà đã chinh phục con tim cô đơn của một thiếu phụ. Tổ ấm của họ được xây bằng tình yêu muộn mằn nhưng lại vô cùng ấm áp. (Đọc truyện đêm khuya 25/5/2017)