Hệ thống tìm thấy 32 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2020
Lượt nghe: 744
Phim ảnh vốn rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống ngày hôm nay. Để thực hiện một bộ phim, đó là bao công sức khó nhọc của rất nhiều người. Song song với việc sản xuất phim mới thì việc lưu trữ phim luôn được đặt ra, từ thời còn thô sơ cho đến khi có máy móc thiết bị hiện đại. Lưu trữ phim thời kỹ thuật số có phải là phương pháp ưu việt nhất? Đằng sau công tác lưu trữ bảo quản phim là câu chuyện gì của văn hóa, của lịch sử? PV VOV6 đối thoại với ông Vũ Nguyên Hùng, Quyền Viện trưởng Viện phim Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 14/10/2020)
Ngày phát hành 14:31 | 26/8/2024
Lượt nghe: 2647
Sau thành công của hai tiểu thuyết kinh dị là “Tết ở làng Địa Ngục” và “Ngủ cùng người chết”, tác giả Thảo Trang tiếp tục ra mắt tiểu thuyết “25 độ âm”, do NXB Phụ nữ Việt Nam ấn hành. 25 độ âm” tái hiện hành trình “chết chóc” từ Nga sang Anh bằng đường bộ xuyên rừng của những người nhập cư bất hợp pháp. Cuốn sách từ một sự kiện có thật cách đây 5 năm khi cảnh sát Anh phát hiện ra thi thể của 39 người Việt tử vong trong chiếc container đông lạnh… Tác phẩm được coi là hướng đi mới của Thảo Trang khi thử sức với thể loại tâm lý xã hội, khác với dòng kinh dị vốn đã gắn bó với tên tuổi của tác giả. Về cuốn sách này, tác giả Thảo Trang đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình:
Ngày phát hành 15:6 | 22/7/2021
Lượt nghe: 488
Tác phẩm của Adam Zamoyski (sử gia người Anh) gồm 44 chương, xây dựng trọn vẹn tiểu sử Napoléon Bonaparte bắt đầu từ khi còn là một cậu bé được sinh ra trên đảo Corsica, con đường thăng tiến cho đến ngày ông qua đời trên đảo St Helena. (Làn sóng nghệ thuật 15/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2020
Lượt nghe: 348
Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 06/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2020
Lượt nghe: 518
Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 06/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019
Lượt nghe: 554
Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Văn học Pháp đã được dịch và xuất bản nhiều ở nước ta, để lại dấu ấn sâu sắc với nhiều thế hệ người viết và thế hệ bạn đọc, góp phần hình thành văn xuôi quốc ngữ. Những tinh hoa của văn học Pháp luôn được bạn đọc Việt Nam yêu quý... (Trang văn học tuổi mới lớn 16/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020
Lượt nghe: 818
PV VOV6 phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thu Trang, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển các hoạt động giáo dục, nghệ thuật và giao lưu đa văn hóa dành cho trẻ em tại Pháp (Art Space). (Làn sóng nghệ thuật 06/3/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/4/2019
Lượt nghe: 1060
Ngày 5/6/1911, trên con tàu Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (với tên mới là Văn Ba) đã rời Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước. Người làm nhiều nghề, trong đó có nghề ảnh khi hoạt động cách mạng ở Pháp. (Câu chuyện nghệ thuật 26/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019
Lượt nghe: 720
Tình trạng vi phạm tác quyền nhiếp ảnh gây ảnh hưởng tới quá trình sáng tạo của nghệ sĩ. (Làn sóng nghệ thuật 14/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2015
Lượt nghe: 1713
Bánh mì, rượu vang và muối là những thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Song, trong câu chuyện này, nó còn mang nhiều ẩn ý khác: hẳn các bạn đã nghe câu nói "Yêu cha như muối".
Ngày phát hành 20:2 | 7/5/2023
Lượt nghe: 939
Việc bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc Pháp luôn cần sự dung hòa và trả lời được câu hỏi: công trình ấy tiếp tục thực hiện sứ mệnh của nó là gì, có đảm bảo chất lượng nghệ thuật hay không, các giải pháp bảo tồn có đi theo những hướng dẫn khoa học hay không? Phóng viên Ban VHNT (VOV6) phỏng vấn TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân, giảng viên Trường Đại học Phương Đông, người có nhiều năm nghiên cứu việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2014
Lượt nghe: 1713
Chuyện kể rằng có một vị hoàng tử đã cất công đi tìm nàng công chúa mất tích dù chưa từng gặp nàng một lần nào. Đó là vì hoàng tử đã trót phải lòng công chúa khi nghe những lời ca ngợi về nàng. Liệu hoàng tử có đủ kiên nhẫn để tìm và đưa công chúa đang bị phù thủy khổng lồ giữ trở về lâu đài? Chúng ta sẽ biết điều đó khi nghe truyện
Ngày phát hành 10:36 | 14/7/2023
Lượt nghe: 1248
“Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn” - đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản đô thị thời Pháp thuộc gắn với phát triển du lịch văn hóa, trường hợp nghiên cứu: khu phố Pháp tại Thành phố Hải Phòng” do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Phương Đông và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Với vai trò là một đô thị lớn ở miền Bắc, Hải Phòng có nhiều khả năng phát triển tiếp nối trong chuỗi lịch sử phát triển tự nhiên một đô thị, dựa vào quỹ di sản đô thị, quỹ tài nguyên hình thái học đô thị để phát triển một cách có trình tự, hài hòa giữa cái cũ và cái mới...
Ngày phát hành 21:42 | 4/10/2021
Lượt nghe: 561
Nguyễn Tất Thành mong muốn được học tiếng Pháp, khao khát tìm hiểu về nền văn minh của các nước phương Tây, trong đó có nước Pháp để mở mang trình độ, từ đó thực hiện hoài bão của mình. Sức học của cậu Thành tiến bộ rất nhanh, là một trong những học sinh xuất sắc ở trường Đông Ba... (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2019
Lượt nghe: 858
Giáo dục mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục hiện nay, thế nhưng, các tài liệu chuyên sâu về lĩnh vực này còn rất hạn chế. Vậy nên, những cuốn sách của các tác giả thuộc các nền mỹ thuật phát triển được dịch ra tiếng Việt sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công tác giảng dạy và học tập ở nước ta. Mạn đàm giữa PV VOV6 với họa sĩ Vương Tử Lâm và họa sĩ Trang Thanh Hiền để hiểu thêm về vấn đề này. (Đối thoại mở 02/01/2019)
Ngày phát hành 8:51 | 2/7/2021
Lượt nghe: 2537
Khi sân khấu đang rơi vào cảnh tối đèn lại thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì việc xây dựng các chương trình nghệ thuật biểu diễn phát online trên nền tảng mạng xã hội và trên sóng phát thanh, truyền hình đã tạo cầu nối giữa nghệ thuật và khán giả, góp phần hỗ trợ những người làm nghệ thuật, giải pháp kịp thời này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn mà các nhà hát đang phải đối diện. Tuy nhiên, khi những vở diễn sân khấu được truyền tải qua các loại hình truyền thông đó thì có đáp ứng được kỳ vọng của những người yêu nghệ thuật? PV VOV6 trao đổi với NSƯT Lê Chức, nguyên Phó Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 30/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2020
Lượt nghe: 692
Một trong những phương pháp được áp dụng trong chương trình Ngữ văn cấp THCS và THPT chính là phương pháp dạy học tích hợp với mục đích thầy đổi mới, trò sáng tạo, lấy học trò làm trung tâm để phát huy năng lực sáng tạo, tự học và tìm tòi của học sinh. Những chia sẻ của cô giáo Minh Phương sẽ củng cố thêm những kiến thức về phương pháp dạy và học này, giúp chúng mình áp dụng vào từng bài học hiệu quả hơn... (Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020
Lượt nghe: 1409
Người đi xuyên tường có thể nói là truyện ngắn điển hình cho phong cách giả tưởng và trào phúng của Marcel Aymé. Nhân vật chính của truyện là Đuytiơn, một viên chức của nhà nước, bỗng một ngày phát hiện ra mình có khả năng đi xuyên qua những bức tường. Khả năng của Đuytiơn thật kỳ diệu nhưng những việc mà anh đã làm, dường như ngày càng bộc lộ sự thái quá về mức độ không chính đáng. Có lẽ chính vì thế mà anh ngày càng lún sâu để rồi cuối cùng phải chuốc lấy bi kịch, một bước sa cơ thành hận muôn đời. Xét cho cùng, tài năng của mỗi con người không thể rời xa đạo đức...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2019
Lượt nghe: 1563
“Ông Nguyễn (tức Nguyễn Ái Quốc) bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui tới tòa báo Dân chúng, ông làm quen với những người Pháp khác trong đó có chủ bút tờ Đời sống thợ thuyền...Trong thời gian ở Paris, ông Nguyễn sống rất cực khổ. Để kiếm tiền, ông Nguyễn làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh. Chính cụ Phan Chu Trinh đã dạy cho ông Nguyễn nghề này.” (trích từ cuốn sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của Trần Dân Tiên). (Câu chuyện nghệ thuật 03/5/2019)
Ngày phát hành 12:55 | 10/9/2021
Lượt nghe: 4612
Dịch Covid 19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động biểu diễn, việc luyện tập và thu nhập của người diễn viên. Nhờ sự quan tâm của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục nghệ thuật biểu diễn và sự đồng lòng của nhiều đơn vị trực thuộc hình thức Nhà hát online ra đời mang đến một giải pháp hứa hẹn nhiều hiệu quả!
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019
Lượt nghe: 785
Vở nhạc kịch “Kim Vân Kiều” của đạo diễn Christophe Thiry (phỏng theo kiệt tác văn học của đại thi hào Nguyễn Du) lần đầu ra mắt khán giả tại TP.HCM và Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 20/9/2019)
Ngày phát hành 10:8 | 17/3/2023
Lượt nghe: 810
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về sự nghiệp văn học Nhất Linh trong chặng đầu tiên, qua hai cuốn tiểu thuyết mang phong cách luận đề: Đoạn tuyệt và Lạnh lùng. Từ sau Lạnh lùng, Nhất Linh bắt đầu có chuyển biến quan trọng về mặt bút pháp tiểu thuyết. Thay vì chú trọng vào cốt truyện như những tiểu thuyết thời kỳ đầu, Nhất Linh bắt đầu đi sâu vào miêu tả nội tâm, khắc họa tâm lý nhân vật, thể hiện quá trình diễn biến của tâm trạng gắn với những biến cố của số phận, cuộc đời nhân vật. Tiểu thuyết Đôi bạn chính là tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự chuyển biến này trong bút pháp của Nhất Linh
Ngày phát hành 12:20 | 10/9/2021
Lượt nghe: 3019
Hơn 40 năm trước tại Hội nghị Paris không chỉ có cuộc đấu tranh chính trị giữa ta và địch, đằng sau đó còn có cuộc chiến văn hóa vô cùng gay gắt. NSND Diễm Lộc là một trong hơn 100 nghệ sỹ được chính phủ ta cử sang biểu diễn, truyền bá nghệ thuật trong cùng thời điểm diễn ra đàm phán tại Hội nghị Paris thời đó. Cùng tìm hiểu về: “Ký ức năm tháng biểu diễn tại Hội nghị Paris”, mời quý vị và các bạn nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với NSND Diễm Lộc
Ngày phát hành 0:0 | 23/6/2016
Lượt nghe: 1083
Giới thiệu làm nhân vật rối nước bằng phương pháp mới,cùng Sân chơi nghệ thuật Sky Art, số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội. Tiểu phẩm hài truyền thanh "Sâu răng" (Văn nghệ thiếu nhi 23/06/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2020
Lượt nghe: 592
Với hơn 100 phiên bản châu phê, triển lãm giới thiệu đến công chúng và những người đam mê hội họa thư pháp những nét độc đáo, tinh hoa nhất từ bút tích của đích thân các Hoàng đế nhà Nguyễn trên Châu bản. (Làn sóng nghệ thuật 07/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2020
Lượt nghe: 728
Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản (trong tiếng Nhật gọi là Shodo) là một trong những loại hình nghệ thuật thị giác nổi tiếng nhất của Nhật Bản, ra đời vào thế kỷ 6, chịu ảnh hưởng lớn từ nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật đã có những cách tân riêng để tạo ra một trường pháp nghệ thuật thư pháp riêng của xứ sở mặt trời mọc... (Văn nghệ thiếu nhi 25/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2017
Lượt nghe: 985
Khi gặp trắc trở với môn học nào đó, các em thường đưa ra giải pháp như thế nào để cải thiện kết quả? Bạn Thắng béo trong tiểu phẩm "Giải pháp học toán" có những phương thức cực độc - lạ để chinh phục bộ môn đầy thú vị này đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2017)
Ngày phát hành 20:57 | 4/3/2021
Lượt nghe: 611
Khi đã có sẵn trong mình niềm đam mê nghệ thuật, làm thế nào để mỗi chúng ta được khai phá, phát huy những tiềm năng, sự sáng tạo, được truyền thêm cảm hứng và những giá trị yêu thương tốt đẹp mà nghệ thuật mang lại? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng mình cùng họa sĩ Lê Tiến Vượng tìm hiểu về phương pháp giáo dục nghệ thuật Sense nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 24/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2020
Lượt nghe: 628
Trong chương trình trước, chúng mình đã theo dõi cuộc trò chuyện với cô giáo Minh Phương (giáo viên ngữ văn trườngTHCS Lý Thường Kiệt, Đống Đa, Hà Nội) về phương pháp tích hợp môn ngữ văn. Hôm nay, chúng mình tiếp tục nghe những chia sẻ của cô giáo Minh Phương để hiểu cặn kẽ hơn về phương pháp này, để có những vận dụng cụ thể trong bài học, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/4/2015
Lượt nghe: 1486
Lương thực, thực phẩm giúp con người khỏe mạnh và phát triển. Vậy mà một cô gái lại dẫm lên chiếc bánh mì bà chủ tặng cho mình. Chỉ đến khi bị biến thành chim, cô gái kiêu ngạo xấu tính mới thấy quý trọng thức ăn mà mình kiếm được.
(Kể chuyện và Hát ru 27/04+28/04)
Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2019
Lượt nghe: 631
Các biện pháp tu từ, trong có có biện pháp tu từ nhân hóa rất phổ biến trong tác phẩm văn chương, trong các bài tập Tiếng Việt. Để hiểu rõ hơn về việc vận dụng biện pháp tu từ nhân hóa, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Hương Giang với các bạn học sinh Bích Ngọc và Khánh Linh... (Văn nghệ thiếu nhi 10/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019
Lượt nghe: 1176
Khi sự chú ý về dòng tranh Đông Dương nói riêng, tranh Việt nói chung ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với việc gia tăng nạn tranh nhái, tranh chép. Cần có những động thái nào để đẩy lùi tình trạng này, nhất là khi xây dựng một thị trường tranh uy tín, minh bạch? Đây cũng là nội dung kỳ cuối trong loạt phóng sự “Thị trường mỹ thuật Việt: Con đường minh bạch đã lộ sáng?”. (Làn sóng nghệ thuật 22/11/2019)