Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 38 kết quả

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17: Câu chuyện sông núi trên vai

 Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17: Câu chuyện sông núi trên vai

Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2019

Lượt nghe: 1058

Nằm trong chuỗi sự kiện gồm Hội nghị quảng bá Văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ thế giới lần thứ 3, ngày thơ ở Văn Miếu – Quốc tử Giám – Hà Nội năm nay diễn ra sớm hơn hai ngày so với mọi năm, đặc biệt có sự hiện diện của gần 200 khách mời là các nhà văn, nhà thơ, dịch giả của 46 nước trên thế giới. “Sông núi trên vai” là một hình tượng, một chủ đề được nhấn mạnh trong ngày thơ năm nay (Tiếng thơ phát 17/02/2019)

"Bên sông giặt áo": Nâng cánh ước mơ

Ngày phát hành 10:34 | 12/11/2024

Lượt nghe: 528

Khi gửi truyện ngắn Bên sông giặt áo tới chương trình, Bảo Thương có chia sẻ rằng: “Tôi viết truyện ngắn này bởi thương những con người có tài hoa, có phẩm cách, giàu khát vọng, ý thức sâu sắc về cuộc sống, mà vì hoàn cảnh phải chôn vùi tuổi trẻ nơi thâm sơn, sống một cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị…”. Truyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật kể chuyện xưng Tôi-một cô gái trẻ tên Phương. Ông nội cô bỏ nhà ra đi, bố cô cũng vậy. Họ ra đi theo tiếng gọi của một bóng hồng nào đó, đặng giúp họ tìm một công việc mới, thỏa mãn ước mơ, lý tưởng đời trai. Đến Lăng-cậu bạn thân cũng bỏ Phương ra đi. Rồi Thông và bao người bạn khác trong bản cũng bỏ đi mất tăm mất tích…Còn bao nhiêu số phận như thế? Đời người ai cũng muốn lộng lẫy nhất, ngọn nến của mỗi người, ai cũng muốn thắp lên rực rỡ nhất. Xuân Diệu có lý khi cho rằng: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Nhân vật người Bà, khi chạy loạn từ Hà Nội lên miền núi cao, dù những dấu hiệu của hào hoa đã phai tàn, nhưng đâu đó vẫn còn sót lại vết tích của tài hoa, phong lưu, nên nhiều khi bà vẫn tủi thân, tủi phận. Số phận, khiến bà đã ghim vào vùng đất nơi này, khiến bà trở nên cay nghiệt hơn, sắc sảo hơn, như là để thích ứng với đời sống. Còn Phương, phải chăng lớn lên từ vùng đất khắc nghiệt đó, bên một người bà truân chuyên, bên một gia đình có nhiều bi kịch sót thiếu, mà cô trở nên cá tính hơn, mạnh mẽ hơn, và đôi khi cũng bản năng và hoang dại hơn chăng? Phương tự nhận: “Tôi là con ngựa hoang, tôi rong chơi trả thù bà tôi không yêu tôi, rong chơi trả thù bố tôi bỏ bê tôi…”. Song, chỉ có Phương là chọn con đường về lại quê hương. Phương nói với chú Lương: “Đi mãi rồi đến lúc cũng phải về, con chim bay mãi thì cũng cần có tổ, con chồn chạy mãi thì cũng cần có hang. Cháu đã đi nhiều quá, cháu đã cống hiến cho bên ngoài nhiều quá, còn quê nhà thì sao?”. Phương về và đem theo một dự án về cho quê nhà. Nhà máy mọc lên từ ước mơ của ông, của bố, của Phương và bao người dân thôn quê. Ông nội, bà nội, bố, chú Lương, Phương…họ như những cây dại, bằng cách này hay cách khác, cố vươn mình tìm ánh sáng, may sao, ánh sáng cuối cùng cũng đã đến, câu chuyện cuối cùng cũng có lối ra. Đừng hủy hoại tài hoa của con người, hãy tạo đà cho con người phát triển, đó là điều mà tác giả Bảo Thương muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này chăng?!.

"Chờ bên sông mưa": Truyện ngắn đậm chất Nam Bộ của Nguyễn Lập Em

Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2015

Lượt nghe: 2400

Thông qua những biến cố trong cuộc đời nhân vật Hai Sen, truyện khắc họa bức tranh về cuộc sống của người nông dân miền Tây Nam bộ thời mở cửa với biết bao góc khuất, buồn vui và cả những trăn trở, xót xa, đau đáu cùng nhiều cung bậc tình cảm.

"Đời khổ": Chuyện thân phận xóm bãi sông Hồng

Ngày phát hành 10:9 | 11/10/2024

Lượt nghe: 737

Kết thúc những câu cuối cùng của truyện ngắn “Đời khổ”, nhà văn Nguyễn Khải ghi lại thời gian hoàn thành sáng tác này, đó là thời điểm Mùng 2 Tết Canh Ngọ. Có lẽ đó là năm Canh Ngọ 1990 chăng? Những năm ấy, Hà Nội vừa bước vào thời kỳ đổi mới, vẫn còn ảnh hưởng thời bao cấp, nhịp sống vẫn còn nét bình yên và giản dị. Một truyện ngắn viết và có lẽ hoàn thành trong những ngày đầu năm lại mang không khí buồn lặng. Từng thay đổi trong cuộc đời nhân vật trôi chảy theo từng mốc thời gian gắn liền với không khí Hà Nội những năm sau khi tiếp quản Thủ đô, năm 1965 khi Mỹ ném bom miền Bắc, khi đất nước tạm ngưng bom đạn rồi những năm sau ngày đất nước thống nhất và chớm đổi mới. Qua từng trang văn, cuộc đời người phụ nữ nhỏ nhoi ở xóm bãi sông Hồng cũng là hàng xóm cũ của người kể chuyện hiện lên với tâm tình và cảnh ngộ thật đáng buồn, đáng thương. Bà mang nỗi mặc cảm thân phận cập kênh không tương xứng với người chồng Thiếu tá, tiếng có chồng làm cán bộ, có lương mà suốt cả cuộc đời chắt bóp, lam lũ, hơn bảy chục tuổi vẫn sống cùng hai người con gái quá lứa lỡ thì, phải sớm hôm làm lụng nuôi người con trai dở điên dở dại. Bằng lối văn tả thực, câu văn dài ngắn đan xen theo tình tiết, diễn biến câu chuyện, tác giả liên tục đưa người đọc, người nghe trở đi trở lại hai khoảng sáng và tối trong cuộc sống kéo dài mấy mươi năm của nhân vật người phụ nữ xóm bãi đã trở nên lạc thời. Vậy đó, có những phận người vẫn lặng lẽ sống, một cuộc sống khuất lấp, buồn khổ lê thê qua nhiều thời đoạn ngay trong thành phố hết thời chiến rồi đến thời bình. Qua từng trang văn khúc chiết, tỉnh táo, người kể chuyện không hề để lộ cảm xúc, cho tới câu kết như một nỗi xót xa, ai oán thay cho số phận nhân vật của mình – Những câu kết viết vào ngày đầu năm Canh Ngọ, khoảnh khắc mùa Xuân mới sang mà lòng người vẫn trĩu nặng nỗi niềm…

"Người lái đò sông Đà" và tài hoa Nguyễn Tuân

Ngày phát hành 19:55 | 27/12/2023

Lượt nghe: 1105

Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa, uyên bác vào hàng bậc nhất của văn học hiện đại Việt Nam. Chất tài hoa của ông được thể hiện trong việc dựng người, dựng cảnh; trong việc biến hóa các ngôn từ nghệ thuật; trong những trường so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị với hình ảnh sống động gợi cảm mà "Người lái đò sông Đà" là một ví dụ tiêu biểu. (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2023)

"Người lái đò sông Đà" và tài hoa Nguyễn Tuân (Phần tiếp theo)

Ngày phát hành 22:20 | 2/1/2024

Lượt nghe: 807

Trong chương trình tuần trước, chúng mình đã nghe đoạn trích mở đầu miêu tả về con sông Đà hung bạo nhưng rất đỗi trữ tình, nên thơ trong thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Đặc tả con sông Đà với những nét tính cách như con người mới thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn trong việc tạo hình, biến hóa ngôn ngữ hết sức linh hoạt, sống động... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2024)

“Bên bờ sông Piedra tôi ngồi khóc”: Tình yêu và đức tin

“Bên bờ sông Piedra tôi ngồi khóc”: Tình yêu và đức tin

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2018

Lượt nghe: 875

Bên bờ sông Piedra tôi viết ra câu chuyện này. Có thể tình yêu khiến chúng ta già trước tuổi hoặc giữ cho chúng ta trẻ trung, khi tuổi thanh xuân đã qua đi. Song làm sao tôi lại không tưởng nhớ đến tất cả những khoảnh khắc này chứ nhỉ? Tôi muốn biến nỗi buồn rầu thành sự khát khao, biến sự cô đơn thành hồi tưởng…(Điểm hẹn văn nghệ 15/12/2018)

“Cây dâu cô đơn bên sông”: Cái nết đánh chết cái đẹp

“Cây dâu cô đơn bên sông”: Cái nết đánh chết cái đẹp

Ngày phát hành 8:48 | 14/3/2023

Lượt nghe: 529

Từ xa xưa cho tới cuộc sống hiện đại ngày nay, nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi đa phần người dân thấy đằng sau các hiện tượng tự nhiên hoặc cây cối, núi non đều có hình ảnh một vị thần nào đó. Trong văn hóa dân gian của người dân, nhiều câu chuyện tâm linh gắn với cây đa cây gạo, cây dâu trong vùng. Truyện ngắn “Cây dâu cô đơn bên sông” của tác giả Trương Tuệ Đăng khiến chúng ta nhớ lại nhiều truyền thuyết, câu chuyện dân gian. Trong chuyến đi thực tế để làm đề tài nghiên cứu phát triển giống dâu tiên xứ Truôi, nhân vật Chất nghe được câu chuyện kì lạ về cây dâu cô đơn. Câu dâu hàng trăm năm tuổi độc đáo, kì lạ và cũng là hi vọng duy nhất để hoàn thành đề tài nghiên cứu của anh. Chất thả thính mồi chài cô gái xấu xí tên là Hiên, con gái ông Hai với mục đích lấy được bí mật của cây dâu quý. Nhưng rồi Chất lại rơi vào cái bẫy của chính mình và trở thành chồng của Hiên. Chất phải nhờ men rượu cây dâu quý mới sống được với người vợ xấu xí của mình. Nhưng cũng như rượu cất lâu ngày mới lên hương, gắn bó một thời gian thì Chất mới thấy được những điểm tốt đẹp của vợ. Cái kết chuyện đan xen nỗi buồn niềm vui khi Hiên qua đời vì băng huyết còn con gái của hai người thoát khỏi lời nguyền bao năm. Truyện ngắn đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa cuộc sống đời thường và câu chuyện dân gian. Lời nguyền của quá khứ cuối cùng cũng được giải nhờ tình cảm của Chất và Hiên. Cuối cùng sau mối tình trăng hoa với cô khách hàng xinh đẹp, Chất mới hiểu Hiên là người vợ gần gũi, thân thiết của mình. “Tốt gỗ hơn tốt nước hơn” “cái nết đánh chết cái đẹp” vẫn giữ nguyên giá trị trong cuộc sống. Ai chả thích vẻ ngoài xinh đẹp, dễ nhìn. Nhưng cái đẹp nên gắn cả ngoại hình và tâm hồn. Theo thời gian Chất mới cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của Hiên. Cái đẹp từ tâm hồn, trái tim lương thiện chính là điều khiến chúng ta gắn kết lâu dài với nhau.

“Đáy sông lấp lánh”: Vui buồn đời người

“Đáy sông lấp lánh”: Vui buồn đời người

Ngày phát hành 14:28 | 24/4/2023

Lượt nghe: 453

Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi, chúng ta thấy một ông già cô đơn, nghèo khổ và bệnh thật lặng lẽ vượt qua kiếp sống của mình. Vốn là một gã đồ tể bán thịt lợn nhưng từ khi đứa con trai mất đi, ông già sống mòn mỏi nửa tỉnh nửa mê. Có lẽ chính nghề giết lợn cũng một phần gây nên cái nghiệp cho ông già. Trong hình dáng hung dữ, xù xì kia là một tấm lòng nhân ái của một người cha. Ông hết lòng chăm sóc cho đứa con tật nguyện của mình, giả phụ nữ để ru con ngủ, mong ngóng con được chơi cùng những đứa trẻ khác. Vẻ ngoài cứng rắn nhưng ẩn chứa bên trong gã đồ tể là sự yếu ớt của tâm hồn nhạy cảm. Chính vì vậy khi đứa con mất đi ông đã bị sốc sống lay lắt nửa đời còn lại. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện khá chi tiết, lựa chọn những điều tiêu biểu, sống động khiến người đọc, người nghe nhớ tới cách miêu tả trong tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi. Truyện không có nhiều mâu thuẫn, không đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật mà chỉ là câu chuyện kể lại một kiếp người nhọc nhằn. Tuy vậy, truyện vẫn mang đến nhiều xúc động cho người đọc, người nghe. Hình ảnh gã đổ tể giả phụ nữ ru con hay chi tiết đứa bé trí tuệ chậm phát triển gọi đầu cho cha mình, tình tiết ông già bị hàm oan bắt trộm gà dễ gợi lên cảm xúc cho chúng ta. Ông già ngoại hình dữ tợn nhưng bản tính thật thà. Ngay cả khi trở nên nửa tỉnh nửa mê thì ông cũng tự đi đào chuột, mò tôm bắt cá hay xin ăn chứ không đi ăn trộm. Cậu con trai đã mất như ngọn lửa giúp ông sống hết cuộc đời. Cuối cùng thì một kiếp nhân sinh cũng đã qua. Đến tận khi ông già mất, người ta cũng không biết ông từ đâu tới, vì sao trên người lại có những vết sẹo to lớn, hai người có thực sự là cha con hay không? Ông già như ánh sáng cô đơn trên bầu trời rớt xuống dòng sông rồi chìm dần vào dòng sông thời gian. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe là cảm xúc buồn vui của đời người. Để chúng ta trân quý những điều hạnh phúc mà chúng ta đang có. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

“Dừng lại bên sông”: Lẽ sống nhân văn của người Việt

Ngày phát hành 11:52 | 1/11/2021

Lượt nghe: 836

Truyện ngắn mà chúng ta vừa nghe được kết cấu theo lối truyện lồng trong truyện và tác giả sử dụng khá nhiều giọng kể khác nhau khiến chúng ta hơi khó theo dõ . Nhưng bù lại một đề tài không mới được kể với hình thức mới mẻ , nhiều lớp lang, lôi kéo sự dõi theo của mỗi chúng ta. Đầu tiên phải kể đến giọng kể của nhân vật tôi – người chủ ngôi nhà nơi có khu vườn với 2 ngôi mộ sau chiến tranh. Nhân vật tôi có bố là một giáo sư day triết nhưng cũng phải khoác tấm áo lính quân dịch Cộng Hòa. Tiếp đến câu chuyện của ông Năm Cân làm nghề sông nước, một cơ sở cách mạng nằm vùng có người con trai cũng đi theo cách mạng, hoạt động binh vận trong lòng địch , chết bởi bom đạn khi chưa kịp có những đóng góp gì. Và cuối cùng đáng chú ý là giọng kể của người lính Cộng hòa đã chết trên đường đào ngũ được chôn tại vườn nhà của nhân vật tôi. Vậy là gói gọn trong truyện ngắn cả một bức tranh đời với bao số phận trong và sau chiến tranh. Sống trong vùng tạm chiếm nhân thân của mỗi người khá phức tạp, ranh giới giữa ta và địch chỉ trong gang tấc, vì hoàn cảnh sống mà nhiều khi buộc người ta phải khoác áo lính. Sau chiến tranh người còn người mất cũng không có ai làm chứng cho thân phận, hay nhân cách của họ. Tình huống hai ngôi mộ của hai người lính giải phóng – và lính cộng hòa nằm cạnh nhau, rồi dẫn đến sự nhầm lẫn này nọ….xảy ra khá phổ biến trong việc đi tìm hài cốt sau chiến tranh. Nhưng điều đó còn ý nghĩa gì khi họ cùng là đồng bào mình, tóc đen da vàng, họ cùng một mẹ tổ quốc, khi mà nỗi đau về sự mất mát của người thân họ là giống nhau và không thể có gì bù đắp, khi mà sau mấy chục năm đã đến lúc hòa giải dân tộc, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai. “Dừng lại bến sông” – một lần nữa khẳng định lẽ sống nhân văn của con người Việt Nam. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

“Lửa cháy trên sông mưa”: Bình yên cuộc sống

“Lửa cháy trên sông mưa”: Bình yên cuộc sống

Ngày phát hành 10:37 | 1/4/2024

Lượt nghe: 944

Với sự trải nghiệm thực tế sâu sắc, tác giả Đỗ Ngọc Bích đã khắc họa thành công hình tượng người chiến sĩ Công an bản lĩnh, mưu trí và dũng cảm trong quá trình đấu tranh với tội phạm. Mở đầu truyện là hình ảnh cô gái câm trên chuyến xe tiềm ẩn đầy hiểm nguy rình rập. Ở cô gái ấy có sự dấn thân, dẫu biết trước nguy hiểm nhưng cô không quản ngại, không hề tỏ ra sợ hãi. Lão Chín “trọc” dẫn cô đến khu nhà nổi chênh vênh trên sông vắng. Tại đây diễn ra hoạt động đánh bạc xuyên đêm của hàng chục con bạc từ khắp nơi. Cô gái câm tự nguyện vào hang ổ của trùm cờ bạc để làm gì? Mục đích không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc cô làm phục vụ bếp để hưởng khoản thù lao hậu hĩnh. Những diễn biến tiếp theo của truyện dần được mở ra đưa người nghe đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác. Cô gái câm ấy hóa ra chính là cô trinh sát hình sự tên Vân được đơn vị giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng phải tìm cách tiếp cận ổ nhóm đánh bạc đang gây nhức nhối tại địa bàn. Trước đó, các trinh sát rất khó tiếp cận để bắt giữ do địa hình phức tạp, hoạt động đánh bạc diễn ra vào ban đêm trên sông.Truyện chủ yếu được kể ở điểm nhìn của nhân vật, tập trung đi sâu vào nội tâm nhân vật, để nhân vật tự kể chuyện. Các tình tiết truyện được đan cài khéo léo, câu chuyện cứ thế phơi bày một cách tự nhiên, lôi cuốn, bất ngờ, tạo sự hồi hộp cho người nghe. Cuộc đấu tranh với các loại tội phạm là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, đòi hỏi người lính trinh sát phải bản lĩnh, dạn dày kinh nghiệm. Nữ trinh sát trẻ tên Vân, tuy lần đầu tiếp xúc với những tay giang hồ có máu mặt nhưng bằng sự mưu trí và lòng dũng cảm, cô đã tạo được sự tin tưởng của lão Chín “trọc” và trùm cờ bạc Thột “cháy”, đi sâu vào hang ổ của tội phạm, giúp đồng đội phục kích bất ngờ, thành công triệt phá ổ nhóm cờ bạc trên sông, góp phần giữ gìn an ninh trật tự và bình yên cuộc sống. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Một khúc sông sâu”: Vết thương lòng chẳng bao giờ lành

“Một khúc sông sâu”: Vết thương lòng chẳng bao giờ lành

Ngày phát hành 15:28 | 26/7/2021

Lượt nghe: 1012

Câu chuyện kể về tình yêu ngang trái của người lính qua lời kể của người em trai cho con trai thật ám ảnh và day dứt. Còn gì đau đớn hơn khi người đàn ông đang ôm súng ngoài chiến trường thì biết vợ mình ở nhà tằng tịu với người đàn ông khác. Đau đớn hơn nữa là người phụ nữ ấy kiên quyết chạy theo những mê lầm dục vọng một cách công khai trắng trợn. Vì lý do gì mà người đàn ông ấy lại tha thứ cho vợ hết lần này đến lần khác. Để giữ một gia đình cho con? Hay vì hoàn cảnh xuất thân không thể có hai chữ ly hôn trong lý lịch. Hay vì yêu, vì sự nhẫn nhịn bao dung của một người lính? Câu trả lời lại nằm cả ở sự im lặng triền miên của người đàn ông này. Một sự im lặng đau đớn để các con trưởng thành. Bây giờ người lính ấy đã già. Chỉ còn lại những tiếng thở dài hắt ra tội nghiệp từ hai phía. Người lính ấy đau nỗi đau của riêng ông. Người phụ nữ đi qua bao sai lầm cũng đã biết ân hận. Nhưng nỗi ân hận muộn màng quá. Khi nỗi đau kia đã thành sẹo mất rồi. Câu chuyện khoan xoáy vào quá khứ, vào sự bội bạc mà rốt cuộc, phải nhờ đến sức tàn rữa của thời gian thì người ta mới có thể đi qua khúc sông sâu của đời mình, nguôi ngoai, không còn oán hận, đau buồn, bằng lòng với tuổi già và chờ đợi cái điều ắt rồi sẽ tới: cái chết.“Đến một lúc nào đó, ngay cả sự rõ ràng người ta cũng không để tâm nữa thì còn sá gì đau đớn. Và nỗi niềm kia đã hóa thạch mất rồi”. Câu cảm thán của người lính cứ ám ảnh, day dứt mãi, một vết thương lòng chẳng bao giờ lành…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Nước mắt sông Cầm”: Khi huyền sử đi vào trang viết

“Nước mắt sông Cầm”: Khi huyền sử đi vào trang viết

Ngày phát hành 11:14 | 24/8/2021

Lượt nghe: 1527

Được coi là một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết, nhà văn Uông Triều có khả năng đem đến sự bất ngờ cho người đọc khi thử sức với nhiều thể loại từ tản văn, tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết đến phê bình. Ở lình vực nào, anh cũng cho thấy mình là “một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết”. Những năm gần đây, anh ít viết truyện ngắn. Nhưng với những ai đã biết tới nhà văn đất Quảng Ninh từ những ngày đầu thì đây vẫn là một địa hạt mà Uông Triều để lại dấu ấn đậm nét về tài năng cũng như bút lực của mình. Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay, mời quý vị và các bạn thưởng thức một trong những tác phẩm của “những ngày đầu lưu luyến ấy” – truyện ngắn “Nước mắt sông Cầm” của nhà văn Uông Triều.

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

Ngày phát hành 22:30 | 1/5/2021

Lượt nghe: 2112

“Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi. Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ. Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài. Người đàn ông bơi cạnh Sáo không một lần ngoái lại. Sáng hôm qua khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã xiết nó đến nỗi nó kêu đau. Như không có lần sau. Giây phút đó Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được. Là Sáo.” (Truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) (Điểm hẹn văn nghệ 17/4/2021)

Bài thơ "Bên kia sông Đuống" - Nỗi niềm với quê hương Kinh Bắc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018

Lượt nghe: 1086

Bài thơ "Bên kia sông Đuống" được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, quê hương Kinh Bắc của tác giả bị giặc tàn phá kinh hoàng, chỉ sau mấy tiếng, bài thơ ra đời như một nỗi thổn thức, day dứt, xót xa "Mẹ con đàn lợn âm dương/ chia lìa đôi ngả/ đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu?" ( VOV6 - văn nghệ thiếu nhi 2/4/2018)

Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai

Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai

Ngày phát hành 11:27 | 25/9/2024

Lượt nghe: 1041

Trong các cây bút thơ đương đại thuộc thế hệ cuối 7x đầu 8x, Bùi Việt Phương là một giọng điệu gây được nhiều sự chú ý. Bắt đầu được biết đến từ phong trào thơ sinh viên ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bùi Việt Phương trong 5 năm gần đây đã công bố tới 2 tập thơ, trong đó tập Ngày lạ (NXB Hội Nhà văn, 2019) dành giải C – giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học, Bùi Việt Phương về Hòa Bình công tác và hiện là Phó TBT Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai.

Ca dao về sông Hà Nội

Ca dao về sông Hà Nội

Ngày phát hành 10:3 | 11/10/2024

Lượt nghe: 751

Ngày nay hầu hết các dòng sông chảy qua địa phận thành phố Hà Nội đã thu hẹp dần, có nhiều biến đổi so với những gì được miêu tả trong các câu ca dao xưa. Tìm về những câu ca này, người hôm nay thấy được khi xưa sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Nhuệ và bao dòng chảy qua đất kinh kỳ đã từng trong xanh, nên thơ ra sao. Những dòng sông Hà Nội bao đời nay cũng là nguồn cảm hứng cho biết bao áng văn thơ lưu danh thiên cổ.

Câu chuyện truyền thanh: Bến sông Vực

Câu chuyện truyền thanh: Bến sông Vực

Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2015

Lượt nghe: 1832

Nước quyết định sự sống của một hành tinh và con người không thể sống thiếu nước. Tuy nhiên lượng nước ngọt không phải là vô hạn và đang ngày càng cạn kiệt do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng và những nguyên nhân ô nhiễm môi trường. Bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước là trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ cuộc sống của chính mình.

Đọc truyện "Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ hai - Tỉnh dậy ở bãi sông

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2018

Lượt nghe: 682

Trong lúc dần lả đi vì đói và rét thì Hưng may mắn gặp được hai cha con người chèo đò. Họ đưa cậu lên thuyền rồi chở đến một chỗ đất thoáng đãng hơn. Khi Hưng tỉnh dậy thì thấy bên cạnh là bát cháo nóng hổi, còn tuyệt nhiên không thấy hai cha con họ đâu. Hành trình tìm mẹ mới chỉ bắt đầu... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ hai)

Họa sỹ Vũ Xuân Đông: Người kể chuyện sông Tô

Họa sỹ Vũ Xuân Đông: Người kể chuyện sông Tô

Ngày phát hành 10:24 | 28/3/2023

Lượt nghe: 2325

Từ sự tình cờ khi sinh sống tại một con phố nằm sát bên dòng sông Tô Lịch (Hà Nội), họa sỹ Vũ Xuân Đông đã dành hơn 20 năm men theo ký ức sông Tô để sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật qua những giai đoạn khác nhau, mang đến góc nhìn mới lạ. Hình ảnh của dòng sông trong các tác phẩm của anh có lẽ cũng chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh của những dòng người nhập cư không ngừng nghỉ vào thành phố này, luôn cố gắng nỗ lực hết mình như những dòng nước nhỏ trong mát khát khao đổ vào dòng sông lớn. Đó còn là những tâm tư, trăn trở về tình trạng ô nhiễm nặng nề của dòng sông từng là ký ức đẹp của bao người Hà Nội. (Hành trình Sáng tạo 26/3/2023)

Mơ về một khúc sông trôi

Mơ về một khúc sông trôi

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2019

Lượt nghe: 2105

Nhiều người thường ví đời người như đời sông, bên bồi bên lở, khi cuộn sóng bão giông, lúc tưởng tĩnh lặng đấy mà giấu sóng ngầm. Con sông nào cũng phải chảy, đôi khi nhìn lại, thảng thốt thấy mình đã đi xa quá buổi ban đầu. Trong cuộc tìm mình đó, mỗi người có những cách khác nhau. Ở truyện ngắn “Mơ về một khúc sông trôi” của nhà văn Nguyễn Đình Tú mà chúng ta nghe đêm nay, nhân vật tìm lại mình khi đã ở trong hoàn cảnh vô cùng xa xót. (đọc truyện đêm khuya 20/05/2019)

Mối tình hơn 70 năm trong phim “Mình ơi, xin đừng qua sông”

Mối tình hơn 70 năm trong phim “Mình ơi, xin đừng qua sông”

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2020

Lượt nghe: 2772

Bộ phim tài liệu của đạo diễn Jin Mo Young từng trở thành hiện tượng của màn ảnh Hàn Quốc kể về cuộc sống của cụ ông Jo Byeong Man 98 tuổi và cụ bà Kang Gye Yeol 89 tuổi tại vùng núi của tỉnh Gang Won, Hàn Quốc. (Điểm hẹn văn nghệ 26/9/2020)

Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn

Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn

Ngày phát hành 19:45 | 24/12/2022

Lượt nghe: 459

“Tuổi ấu thơ quê hương Quảng Trị / Những đêm về mẹ hát ru con / Nhà trống vắng võng đưa kẽo kẹt / Lời ru mẹ lời của dòng sông / Chỉ mong cho con lưng dài vai rộng / Để lấp biển vá trời như ai / Mẹ bảo rằng tên con là Hãn / Là Thạch Hãn dòng sông quê nhà / Người đi xa bao năm bao tháng / Mà lòng vẫn Thạnh Hãn, Bích La…”. Ca khúc “Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn”, nhạc sĩ Ngọc Khuê phổ nhạc từ bài thơ “Tuổi ấu thơ của một chiến binh” của nhà thơ Châu La Việt. Là đôi bạn văn nghệ thân thiết nên sau khi tham gia trại sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng do Tổng cục Chính trị tổ chức tại Cần Thơ, nhà thơ Châu La Việt đã chia sẻ bài thơ đầy xúc động mà hào hùng, ý nghĩa với nhạc sĩ của “Làng lúa làng hoa”. (Điểm hẹn văn nghệ)

Nhà văn Hermann Hesse và “Câu chuyện dòng sông”

Nhà văn Hermann Hesse và “Câu chuyện dòng sông”

Ngày phát hành 17:59 | 14/6/2023

Lượt nghe: 1208

“Câu chuyện dòng sông” - tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hese kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha. Đây là cuốn sách thứ chín của Hermann Hesse, được viết bằng tiếng Đứ, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1922, sau khi ông trải qua một thời gian ở Ấn Độ. Sách được xuất bản ở Mỹ năm 1951 và trở nên có ảnh hưởng lớn vào thập niên 60 thế kỷ XX. (Điểm hẹn văn nghệ)

Nhớ con sông quê hương

Nhớ con sông quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2019

Lượt nghe: 821

Nhắc tới tuổi thơ, quê hương và dòng sông là nhắc đến "Nhớ con sông quê hương" của nhà thơ Tế Hanh. Một bài thơ đầy hình ảnh, giàu hoài niệm và mênh mang nỗi nhớ, từng được đưa vào chương trình giảng dạy ngữ văn trong nhà trường. Cuộc trò chuyện giữa biên tập viên chương trình với nhà thơ Trần Kim Anh sẽ chia sẻ cùng chúng ta vẻ đẹp đằm sâu của bài thơ này... (Văn nghệ thiếu nhi 30/09/2019)

Những dòng sông trong thơ Việt

Những dòng sông trong thơ Việt

Ngày phát hành 10:22 | 9/8/2022

Lượt nghe: 1218

Nước ta có lẽ là một trong những đất nước có mật độ sông ngòi dày đặc nhất trên thế giới. Trên khắp lãnh thổ từ Bắc chí Nam có tới hơn 2300 con sông dài trên 10km và cứ di chuyển trung bình 20 km thì ta lại bắt gặp một cửa sông. Dòng sông, vì thế với mỗi người Việt là một thứ gần gũi, thân thương, ai cũng có ít nhiều kỷ niệm. Và tự bao giờ, sông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có thi ca. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị một cuộc trò chuyện với tên gọi: Những dòng sông trong thơ Việt

Nỗi niềm tình thân trong truyện ngắn "Nắng ở cuối cùng sông"

Nỗi niềm tình thân trong truyện ngắn

Ngày phát hành 9:34 | 21/5/2021

Lượt nghe: 623

Sự đổi thay chóng mặt của nhiều làng quê đã cho thấy sức hút, sức phủ sóng tốc độ của các tiện nghi và lối sống hiện đại. Thế nhưng vẫn có những người nông dân “ngược pha” khỏi làn sóng đồng đều đó. Họ vẫn sống một cuộc đời với những thói quen, công việc thời quá khứ, trong khi thôn xóm đã khác xưa. Họ không hiểu vì sao bản thân trở nên kỳ cục khi chẳng làm gì nên tội, khi chẳng thể nào xoay chuyển, hòa mình hội nhập cái đời sống mới đầy kỳ thú mà cộng đồng, những người thân đang tận hưởng. Bỗng dưng họ trở thành kẻ quê kệch, mặc cảm, lủi thủi với những niềm riêng khó tỏ. Người nông dân “lành như đất” trong truyện ngắn “Nắng ở cuối cùng sông” của Hoàng Anh Linh rơi vào trạng thái lạc lõng ấy. Nhưng ông còn có hi vọng để mà mong đợi. Đó là người em trai trí thức vẫn còn nhớ đến người anh lam lũ ở quê nghèo. Ký ức và hiện tại đan xen trong mớ bòng bong tâm trạng của người nông dân có lúc đã gắng gỏi để theo kịp xu thế, thời đại nhưng chỉ nhận lại sự ê chề, kiệt quệ. Điểm sáng trong câu chuyện là dù còn đó những khúc mắc, khoảng cách về lối sống, lối suy nghĩ nhưng tình thân vẫn là điều còn lại. Chính tình thân đã gắn kết hai con người cùng dòng máu, dẫu dòng đời xô dạt – Như ánh nắng cuối chiều lấp lánh cả dòng sông. Tập trung khắc họa niềm thương yêu khôn tả ấy, tác giả Hoàng Anh Linh dường như đã bỏ qua phần nào những mối quan hệ chằng chéo cần có trong cuộc đời cá nhân hai nhân vật chính. Thành ra truyện chỉ dừng lại ở lát cắt đặc tả - Người đọc, người nghe vẫn còn mong đợi những nhân vật, tình huống xúc tác sinh động cho một hình hài truyện ngắn hoàn chỉnh. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Phim tài liệu "Đường dây lên sông Đà": Vẻ đẹp của bài ca lao động

Phim tài liệu

Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015

Lượt nghe: 3244

Tác phẩm nghệ thuật đề tài lịch sử với khán giả trẻ (Câu chuyện phóng viên); Nhà biên kịch Đoàn Tuấn chia sẻ cảm xúc về bộ phim tài liệu "Đường dây lên sông Đà" (Thưởng thức tác phẩm); Nhà thơ Tế Hanh tặng thơ thủ trưởng (Giai thoại văn nghệ sĩ).(Điểm hẹn Văn nghệ 22/08+29/08).

Sự tích sông Nhà Bè

Sự tích sông Nhà Bè

Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2019

Lượt nghe: 569

“Nhà Bè nước chảy chia hai. Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về” đã trở thành một trong những câu ca phổ biến nhất khi nói về vùng đất Gia Định - Đồng Nai. Vì sao sông có tên là "Nhà Bè". Liệu có một cái nhà trên bè hay không? Cùng nghe câu chuyện cổ tích này sẽ rõ nhé... (Kể chuyện và hát ru 09/08/2019)

Tạp chí Sông Hương: Đổi mới từ trang thơ

Tạp chí Sông Hương: Đổi mới từ trang thơ

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017

Lượt nghe: 2877

Là một tạp chí văn học nghệ thuật địa phương, nhưng Sông Hương là địa chỉ uy tín về chất lượng văn học, về diện phủ sóng. Trang thơ trên Sông Hương luôn đầy đặn, được chăm chút cẩn thận. Một trong những yếu tố mà những người biên tập quan tâm, ấy là chất lượng thơ cùng tiêu chí đổi mới. Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc (Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên-Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương) sẽ chia sẻ với chúng ta nội dung này. (Tiếng thơ 17/6/2017)

Thi sĩ Thu Bồn - Dòng sông thơ dạt dào, hào sảng

Thi sĩ Thu Bồn - Dòng sông thơ dạt dào, hào sảng

Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2020

Lượt nghe: 837

Nhà thơ Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, vào đi theo cách mạng từ năm 12 tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Sau khi làm phóng viên chiến trường ở Liên khu V, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa 4. Thu Bồn để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với khoảng 25 đầu sách, bao gồm hơn một chục tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 5 tập thơ và nhiều tập trường ca. Ông được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2017...(Đôi bạn văn chương phát 23/09)

Thi sĩ Trúc Thông: Bờ sông vẫn gió

Thi sĩ Trúc Thông: Bờ sông vẫn gió

Ngày phát hành 14:26 | 1/9/2021

Lượt nghe: 1203

Mỗi năm cứ bước vào tháng 9 là toàn thể những người làm phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung, các cán bộ của Ban Văn học Nghệ thuật nói riêng lại náo nức chuẩn bị chào đón ngày thành lập Đài, gắn với mùa thu cách mạng lịch sử 1945 của dân tộc. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trúc Thông, một trong những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của Đài, người đã dành nhiều công sức tâm huyết cho các chương trình văn nghệ, đặc biệt là chương trình Tiếng thơ trong suốt những năm tháng công tác cho đến khi nghỉ hưu.

Tiếng sáo bí ẩn trong "Đôi bờ sông Ngàn"

Tiếng sáo bí ẩn trong

Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2016

Lượt nghe: 7111

Truyện ngắn “Đôi bờ sông Ngàn” được viết với văn phong lãng mạn đượm chút hư ảo. Tác giả dụng công miêu tả sự dẫn dụ của tiếng sáo, tạo không gian cho con người và thanh âm được hòa vào nhau, tái tạo nhau trong bối cảnh thiên nhiên trời mây sông nước và ánh trăng vời vợi thẳm sâu. Những câu văn kết thúc truyện cũng để lại ấn tượng đẹp, khi vượt qua tất cả mùi tục lụy đời thường, cô bé Nhi tìm đến tiếng sáo để nhận về vẻ đẹp thánh thiện căn cốt của nghệ thuật, của cuộc đời. (Đọc truyện đêm khuya 10/11/2016)

Truyện ngắn "Nước mắt bên sông": Nỗi đau còn thổn thức

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2017

Lượt nghe: 6687

Con sông Nhiêu gắn bó với làng quê, với tuổi thơ, với mọi buồn vui sướng khổ của người dân xứ này nay đã chết. Chết vì lòng tham và sự hủy hoại tàn nhẫn của con người. Sông chết trơ dòng và lòng người cũng trở nên cạn kiệt, cỗi cằn, độc ác. Hãy trả lại sự sống cho dòng sông, hãy thức tỉnh nhân cách con người khi chưa quá muộn. Truyện chạm vào trái tim chúng ta bằng những hồi chuông đang gióng lên ráo riết, chạm đến những vấn đề còn day dứt khôn nguôi. (Đọc truyện đêm khuya 29/5/2017)

Truyện ngắn "Quê mình bây giờ vui thiệt": Bức tranh làng quê miệt vườn sông nước (phần 1)

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020

Lượt nghe: 782

Cuộc sống như bức tranh muôn màu với biết bao cung bậc cảm xúc và những con người tính cách khác nhau. Đơn giản như trong mối quan hệ gia đình, mở rộng hơn là cộng đồng làng xóm, cái tốt đẹp va đạp với sự xấu xa, người tốt đan xen với kẻ xấu tạo nên cuộc sống đa dạng. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/3/2020, các bạn cùng nghe phần đầu truyện ngắn “Quê mình bây giờ vui thiệt” của tác giả Hồ Thúy An-tác phẩm tham dự cuộc thi Làng việt thời hội nhập

Truyện ngắn "Xóm rẫy ven sông"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2015

Lượt nghe: 890

Cuộc đời Tư Sự "bảy nổi ba chìm", đã trải qua nhiều sóng gió.Tại Xóm Rẫy, Tư Sự tiếp tục với những "sóng gió" ngay trong chính tổ ấm của mình.Đức"trắng"(bạn thân của Tư Sự)lộ nguyên hình là kẻ phản bạn, tòm tem với Út Duyên.Giải quyết việc gia đình, Tư Sự chứng tỏ bản lĩnh của mình.Đức"trắng"-kẻ "vong ơn bội nghĩa" đã phải cuốn xéo khỏi Xóm Rẫy vì mảnh đất này không có chỗ dung thân cho gã.(Đọc truyện đêm khuya 12/09/2015)

Từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” đến ca khúc “Bến xưa”

Từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” đến ca khúc “Bến xưa”

Ngày phát hành 11:30 | 11/1/2022

Lượt nghe: 1098

Bài hát “Bến xưa” của nhạc sĩ Lê An Tuyên, phổ từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” của nhà thơ Nguyên Hùng (người con xứ Nghệ đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh). Nhạc sĩ Lê An Tuyên đang định cư ở nước Đức. Tình cảm nhớ quê hương, xứ sở luôn đầy ắp trong trái tim người con xa quê. Vì thế khi đọc bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” thì nỗi niềm ấy như được đồng cảm, lan tỏa và nhanh chóng thăng hoa cùng nốt nhạc. (Điểm hẹn văn nghệ)

Văn học trẻ đồng bằng sông Cửu Long - Từ ngã rẽ tới đường dài

Văn học trẻ đồng bằng sông Cửu Long - Từ ngã rẽ tới đường dài

Ngày phát hành 8:47 | 16/11/2022

Lượt nghe: 1663

Văn học đồng bằng sông Cửu Long nói chung, văn học An Giang nói riêng, có một đội ngũ sáng tác trẻ nhiều hứa hẹn. Sự xuất hiện nhiều hơn về số lượng tác giả và tác phẩm có chất lượng đã cho thấy lực lượng sáng tác trẻ ở đây đang dần ổn định về phong cách, góp phần tạo nên diện mạo đương đại của văn học đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, làm sao để các cây bút trẻ đi được đường dài với văn chương? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Đức Phú Thọ và nhà văn Lê Quang Trạng về chủ đề này. (Đối thoại mở 16/11/2022)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu