Hệ thống tìm thấy 29 kết quả
Ngày phát hành 20:25 | 12/9/2021
Lượt nghe: 479
Bộ phim được thực hiện trong 4 năm (2018 - 2021), phản ánh một cách có hệ thống, với cái nhìn chính sử, khách quan về cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2019
Lượt nghe: 938
Bộ phim của đạo diễn Torsten Körner và Matthias Schmidt (được Viện Goethe chọn trình chiếu trong Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 10) kể về cuộc đời của Thủ tướng Angela Merkel từ nhà vật lý Đông Đức trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới phương Tây. (Điểm hẹn văn nghệ 15/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2020
Lượt nghe: 2270
"Chim Sắt" là biệt danh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Thu Nguyệt. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia đội Biệt động Sài Gòn. Trong thời gian hoạt động cách mạng, 3 lần bà bị đày ra Côn Đảo. (Điểm hẹn văn nghệ 01/8/2020)
Ngày phát hành 22:16 | 20/1/2022
Lượt nghe: 551
Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906-1980) tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong những họa sĩ đầu tiên đưa hội họa Việt Nam hội nhập xu thế hiện đại. Các tác phẩm của ông là tổng hòa hoàn hảo giữa truyền thống của phương Đông với phương Tây. Viện Pháp tại Việt Nam công chiếu bộ phim tài liệu “Mai Thứ: Hành trình trở lại Mâcon của một nghệ sĩ đa tài” được thực hiện trong khuôn khổ triển lãm “Mai Trung Thứ (1906-1980), tiếng vọng của một Việt Nam trong mơ”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:45 | 20/6/2023
Lượt nghe: 1985
Đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sinh năm 1975 tại Thanh Hóa. Anh thành danh ở cương vị quay phim và đạo diễn. Bộ sưu tập giải thưởng của anh rất phong phú, nhiều lần được nhận Giải quay phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc tại các Liên hoan phim Việt Nam, giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam. Nhiều phim do anh đạo diễn và đồng đạo diễn nhận các giải thưởng cao quý như Bông sen vàng, Bông sen bạc, Cánh diều vàng, Cánh diều bạc, các giải thưởng quốc tế… Năm 2019, đạo diễn Trịnh Quang Tùng được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. (Hành trình sáng tạo 18/06/2023)
Ngày phát hành 10:20 | 4/4/2023
Lượt nghe: 1416
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Phan Huyền Thư là một nhà thơ, đạo diễn - nhà biên kịch chung thủy với dòng phim tài liệu. Các tác phẩm tiêu biểu của chị như: Cha mẹ xin lỗi con, Quyền được học, Mẹ - con đã về, Cuộc đua, Cuộc đời sau trang sách… Dù ở vị trí biên kịch hay đạo diễn, Phan Huyền Thư luôn bộc lộ năng lượng nghệ thuật dồi dào cùng tình yêu tha thiết với cuộc sống. Chị nhận được nhiều giải thưởng nghề nghiệp uy tín tại các Liên hoan phim điện ảnh và truyền hình, Giải cánh diều của Hội điện ảnh Việt Nam, Giải báo chí Quốc gia. Một số tác phẩm của chị được mua bản quyền phát sóng ở nước ngoài, tham dự nhiều Liên hoan phim tài liệu quốc tế và được công chiếu ở các trường đại học lớn trên thế giới… (Hành trình sáng tạo 02/04/2023)
Ngày phát hành 8:55 | 23/11/2021
Lượt nghe: 1235
Trong thời gian gần đây, cái tên Tạ Quỳnh Tư được nhắc đến trong vai trò đạo diễn phim tài liệu, với những bộ phim tác động sâu sắc đến công chúng như “Chônh chênh”, “Hai đứa trẻ”, “Đường về” và gần đây nhất là “Ranh giới’. Theo đuổi dòng phim tài liệu không lời bình, một cách làm tuy không mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư lại là một trong số những người trẻ gắn bó với dòng phim này. (Hành trình Sáng tạo 21/11/2021)
Ngày phát hành 10:45 | 30/8/2021
Lượt nghe: 1277
Nhắc đến Đạo diễn, NSND Nguyễn Thước, người ta nhớ đến những tác phẩm điện ảnh hướng đến đề tài nóng vẫn còn nguyên tính thời sự, trong bối cảnh đất nước chuyển mình, với những quan niệm đổi thay giữa cái cũ và cái mới. Con đường đến với phim tài liệu của NSND Nguyễn Thước trải qua hai thời kỳ: khi ông là một nhà quay phim và sau này là một đạo diễn. Dù khi cầm máy quay hay khi trở thành người chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện một tác phẩm điện ảnh, góc nhìn của ông luôn mang nhiều xúc cảm. (Hành trình Sáng tạo 29/08/2021)
Ngày phát hành 20:48 | 17/4/2022
Lượt nghe: 569
Những năm qua, điện ảnh tài liệu nước ta như được thổi một làn gió mới với sự bứt phá của nhiều nhà làm phim, xuất hiện nhiều nhà làm phim trẻ và có sự khác biệt từ cách tiếp cận đề tài đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, với đặc trưng thể loại, phim tài liệu phải vừa làm sao đồng hành cùng cuộc sống , phản ánh sự thật, vừa chạm đến cảm xúc, trái tim của người xem, để tìm lại được vị trí xứng đáng trong nền điện ảnh nước nhà vẫn là câu hỏi khó giải đáp không chỉ với những nhà làm phim. Đây là nội dung kỳ 1 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019
Lượt nghe: 842
Bằng tình yêu phim tài liệu và sức trẻ, đạo diễn, nhà biên kịch Đỗ Thị Huyền Trang đã không ngại dấn thân, hướng ống kính về những đề tài được xã hội quan tâm. (Hành trình Sáng tạo 07/07/2019)
Ngày phát hành 10:35 | 25/4/2023
Lượt nghe: 2883
“Người lính xe tăng 390 ngày ấy” và “Chuyện thật trưa 30/4/1975” là hai bộ phim tài liệu ghi dấu ấn sự nghiệp của đạo diễn - NSUT Phạm Việt Tùng. Khi phát hiện ra có người tự nhận chính mình đã soạn bản thảo cho ông Dương Văn Minh (Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) vào trưa ngày 30/4/1975, bỏ qua hoàn toàn vai trò của đại tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203), đạo diễn Phạm Việt Tùng đã dành hơn 40 năm để theo đuổi việc trả lại đúng sự thật về người đã viết ra từng câu, từng chữ để buộc Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Trong bộ phim “Người lính xe tăng 390 ngày ấy", đạo diễn Phạm Việt Tùng đã đấu tranh cho 4 người lính trên chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập (thay vì là xe tăng 843 như ban đầu ngộ nhận). Năm 2012, đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (Câu chuyện nghệ thuật 25/4/2023).
Ngày phát hành 16:13 | 19/7/2024
Lượt nghe: 1586
Đạo diễn, NSND Lê Thi là Tổng đạo diễn 90 tập phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, tái hiện một cách đầy đủ, có hệ thống quá trình phát triển của dân tộc ta từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra thời đại Hồ Chí Minh. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017
Lượt nghe: 2217
Phim tài liệu "Còn lại với thời gian" với những trang thư, nhật ký chiến trường đã ố vàng của những người lính đã quên thân mình vì Tổ quốc. Những trang thư ấy đã phần nào giúp thế hệ sau hình dung xác thực về những gì diễn ra trong chiến tranh, về suy nghĩ thầm kín bên cạnh lý tưởng sục sôi của người lính trẻ (Thưởng thức tác phẩm). Giai điệu khỏe khoắn hào hùng trong nhạc phẩm "Hãy yên lòng mẹ ơi" (thơ Lê Giang, nhạc Lư Nhất Vũ) đã giúp người lính vững vàng tay súng chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc. Trên bước đường hành quân của các anh luôn có ánh mắt mẹ dõi theo với bao niềm thương nhớ (Thơ phổ nhạc). 10 buổi chiếu với hơn 30 bộ phim tài liệu của 10 nước châu Âu trong khuôn khổ Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8 được tổ chức tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đây là dịp để những người làm nghề có điều kiện giao lưu, trao đổi và tiếp thu kỹ thuật dựng phim tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó khán giả ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có điều kiện xem những thước phim tài liệu chân thực, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 17/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 18/9/2017
Lượt nghe: 4127
Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên": Cảm nhận của nhà báo Tuyết Mai về triển lãm “Nét” của họa sĩ Lưu Công Nhân - người được xem là “Bậc thầy thuốc nước”. Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” là những giai điệu trữ tình sâu lắng của nhạc phẩm “Thư tình cuối mùa thu” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh. Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" giới thiệu bộ phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh" của đạo diễn Phùng Ngọc Tú. Nền văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 3000 năm nằm trên dải đất miền Trung. Cùng với hai nền văn hóa khác cùng thời kỳ là Đông Sơn ở Bắc bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam bộ, văn hóa Sa Huỳnh đã trở thành 1 trong 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 16/09/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015
Lượt nghe: 3244
Tác phẩm nghệ thuật đề tài lịch sử với khán giả trẻ (Câu chuyện phóng viên); Nhà biên kịch Đoàn Tuấn chia sẻ cảm xúc về bộ phim tài liệu "Đường dây lên sông Đà" (Thưởng thức tác phẩm); Nhà thơ Tế Hanh tặng thơ thủ trưởng (Giai thoại văn nghệ sĩ).(Điểm hẹn Văn nghệ 22/08+29/08).
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018
Lượt nghe: 1272
Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 10. Ở các tỉnh thành phía Bắc thì tràn ngập cái nắng hanh hao, ban đêm có chút se lạnh của thời tiết quyện trong hương hoa sữa nồng nàn, bảng lảng cùng cảm xúc lòng người. Không gian đậm chất thơ ấy đã đi vào các tác phẩm nghệ thuật mà điểm sáng chính là ngày Giải phóng thủ đô. Khoảnh khắc Hà Nội tưng bừng cờ hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở sẽ còn đọng mãi trong lòng mọi người. Chương trình Điểm hẹn văn nghệ hôm nay chúng tôi dành trọn vẹn thời lượng để giới một số tác phẩm nghệ thuật chủ đề “Cảm xúc Tháng 10”. Thơ phổ nhạc: “Cảm xúc Tháng 10” (Thơ: Tạ Hữu Yên; nhạc: Nguyễn Thành). Câu chuyện phóng viên: Trò chuyện với phóng viên Lệ Quyên về Giải thưởng Bùi Xuân Phái 2018. Thưởng thức tác phẩm: Phim tài liệu “Hà Nội của tôi”. (Điểm hẹn Văn nghệ 13/10/2018)
Ngày phát hành 23:5 | 6/4/2021
Lượt nghe: 417
Bộ phim tái hiện câu chuyện lịch sử về loại hình âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam, cũng là thể loại cổ nhạc có số phận long đong, thăng trầm nhất trong lịch sử văn hóa dân tộc. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020
Lượt nghe: 975
“Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”, “Lửa Thiện Nhân”, “Đi tìm Phong” là những bộ phim tài liệu độc lập tiếp cận được với công chúng qua hệ thống rạp chiếu, được công chúng tiếp lửa cho thành công của đạo diễn, dư âm của tác phẩm. Hành trình để thực hiện một bộ phim tài liệu độc lập là một hành trình không vội vã, với những ý tưởng, những sắc màu, những nhọc nhằn và hạnh phúc riêng. Phóng viên văn học nghệ thuật (VOV6) đối thoại cùng đạo diễn phim tài liệu độc lập Trần Phương Thảo… (Đối thoại mở 29/07/2020)
Ngày phát hành 10:55 | 28/4/2021
Lượt nghe: 1786
Trong những năm chiến tranh vệ quốc, các đạo diễn, các nhà quay phim của chúng ta đã có mặt ở nhiều mặt trận nóng bỏng, khét mùi bom đạn, kịp thời ghi lại những khoảnh khắc khắc nghiệt có, yêu thương có, ấm áp có, là chất liệu vô giá tạo dựng những bộ phim tài liệu. Trong thời bình hôm nay, các nhà làm phim tài liệu có còn nhiều trăn trở về những số phận bước ra từ chiến tranh, còn tiếp tục theo đuổi vấn đề hậu chiến? Những thước phim tài liệu hậu chiến ở đâu giữa bộn bề nhịp sống? (Đối thoại mở 28/04/2021)
Ngày phát hành 15:19 | 22/7/2021
Lượt nghe: 640
Bộ phim là những lát cắt về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du từ khi sinh ra ở phường Bích Câu (Thăng Long) năm 1765, cho đến giai đoạn ông làm quan giữ chức Hữu Tham tri Bộ Lễ, dưới thời vua Gia Long và mất tại Huế, vào năm 1820. Phim cũng đề cập quá trình sáng tác “Truyện Kiều” với các nhân vật quen thuộc như Thuý Kiều, Thúc Sinh, Từ Hải, Tú Bà, Hoạn Thư … (Làn sóng nghệ thuật 18/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020
Lượt nghe: 1371
Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế. Ở nước ta, ngoài các hãng phim, đài truyền hình thì còn có các cá nhân, tổ chức cũng tham gia sản xuất phim tài liệu. Tuy nhiên, mảng phim này hầu như vắng bóng ở các rạp chiếu. Được đưa phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại... (Đối thoại mở 18/11/2020)
Ngày phát hành 20:51 | 17/4/2022
Lượt nghe: 5823
Thời gian qua, mặc dù có những bộ phim tài liệu chất lượng, các nhà làm phim đã mạnh dạn đề cập một số đề tài “nóng”, những vấn đề mang tính thời đại và phần nào đã làm tốt vai trò là những người “chép sử bằng hình ảnh” nhưng thực tế vẫn còn những khoảng trống cần được lấp đầy. Đây là nội dung kỳ 2 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 9:40 | 28/4/2022
Lượt nghe: 2527
Đại dịch Covid đang có diễn biến khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, nhiều học giả gọi đây là thảm họa của nhân loại ở thế kỷ XXI, sẽ không có gì quý bằng những hình ảnh sinh động, phản ánh thực tế cuộc sống và chiến đấu ngoan cường với dịch bệnh của dân tộc ta khi bão Covid ập đến. Để làm được điều đó, một trong những loại hình nghệ thuật được nghĩ đến đầu tiên đó là phim tài liệu với sứ mệnh chép sử về cuộc sống. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng với nhà báo Trần Việt Văn, Báo Lao động bàn luận về chủ đề này. (Đối thoại mở 27/4/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2019
Lượt nghe: 700
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 10 đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Tiếng nói và cách nhìn của các nhà làm phim trẻ có đem lại sự trẻ trung, tươi mới cho thể loại phim vốn kén khán giả? (Làn sóng nghệ thuật 04/6/2019)
Ngày phát hành 20:55 | 17/4/2022
Lượt nghe: 860
Hiện thực đời sống xã hội của đất nước là mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim tài liệu khai thác. Vẫn cần nhiều hơn các nhà biên kịch, đạo diễn dám dấn thân, có cách tiếp cận và thể hiện phim mới mẻ, hấp dẫn hơn để thu hút khán giả, nâng tầm phim tài liệu nước nhà. Đây là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 20:49 | 10/8/2021
Lượt nghe: 2011
Vốn là một nhà quay phim, sau đó mới trở thành đạo diễn nên NSND Bùi Đình Hạc có con mắt rất tinh anh, nhạy bén. Tên tuổi của ông gắn liền với các bộ phim: “Nước về Bắc Hưng Hải”, “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi”, “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”, “Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin”, “Đường về Tổ quốc”… (Câu chuyện nghệ thuật 23/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2015
Lượt nghe: 1542
Điểm sáng của kỳ Liên hoan phim Tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ Bảy; Những thước phim tài liệu chân thực xúc động về cuộc sống của những chiến sĩ đảo Trường Sa những năm đất nước ta mới giải phóng; Nhà văn Bùi Binh Thi đãng trí trong việc nhớ tên như thế nào... là nội dung Điểm hen văn nghệ 27/06
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2019
Lượt nghe: 727
Triển lãm giới thiệu gần 100 tài liệu, tư liệu lưu trữ và hình ảnh địa giới hành chính Hà Nội theo ba giai đoạn: trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; từ năm 1945 đến năm 1954; từ sau năm 1954. (Làn sóng nghệ thuật 08/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 2/9/2019
Lượt nghe: 807
Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các cơ quan lưu trữ, cơ quan văn hóa của Việt Nam, Nga, Pháp, Mỹ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2019)