Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 32 kết quả

"Cô gái xuống ga Vĩnh Yên": Vẻ đẹp tâm hồn của cô gái giang hồ

Ngày phát hành 9:10 | 29/6/2021

Lượt nghe: 1348

Nhà văn Phạm Duy Nghĩa từng có những tâm sự về hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này trong một bài viết mang tên Trang đời và trang sách. Theo đó, cô gái xuống ga Vĩnh Yên vốn là một câu chuyện có thật ở ngoài đời mà nhân vật tôi trong truyện cũng chính là tác giả. Trên chuyến tàu từ Lào Cai về Hà Nội, anh đã ngồi cùng ghế với một cô gái trẻ tên là Diễm Quyên. Mọi tình tiết diễn ra y như trong diễn biến của câu chuyện chúng ta vừa nghe. Ngoài đời thực, Diễm Quyên đã theo tác giả về ký túc xá ở hẳn một tuần. Phạm Duy Nghĩa nhớ lại: “Quyên là một người khá đặc biệt. Cô chưa học hết cấp 3 và đã từng phiêu dạt trong Nam ngoài Bắc. Lần đầu được đặt chân đến một trường đại học ở thủ đô, cô rất vui và bỡ ngỡ. Trong suốt một tuần ấy, chúng tôi sống trong trẻo như đôi chim non. Tôi hì hục viết luận văn, cô thì mải mê đọc sách và tôi kinh ngạc thấy khả năng thẩm văn của cô còn tốt hơn cả một số nhà phê bình”. Phần hư cấu của Phạm Duy Nghĩa chủ yếu nằm ở cuối truyện. Nếu như Quyên ngoài đời là một cô gái bán cà phê thì Diễm trong truyện là một cô gái điếm. Nhưng chính hư cấu quan trọng này đã đẩy ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa nhân văn của truyện cao thêm một bậc. Văn xuôi Việt Nam hiện đại đã có nhiều đồng cảm giữa nhà văn và những cô gái giang hồ. Từ Nguyên Hồng với nhân vật Tám Bính trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Vũ Trọng Phụng với Huyền trong tiểu thuyết Làm đĩ và sau này là Nguyễn Văn Học với Vy trong tiểu thuyết Gái điếm; các tác giả đều bày tỏ những thông cảm, sẻ chia và nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của những người con gái ấy. Với cô gái trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, cô biết yêu cái đẹp của văn chương và ao ước có một tình yêu dù ngắn ngủi nhưng trong sạch, không phải là những cuộc đổi chác bán mua về thân xác.

"Lạc phố": Lạc mất tâm hồn

Ngày phát hành 15:31 | 6/3/2023

Lượt nghe: 1459

Một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, không có xung đột kịch tính. Chỉ có hai nhân vật và cũng không có tên cụ thể mà tác giả chỉ gọi chung là Bạn ở phố và Bạn ở quê. Tác phẩm đã đặt ra, miêu tả tinh tế một bi kịch của thời đại hôm nay, đó là: Cuộc sống bận rộn, vòng quay hối hả, lối sống thực dụng lên ngôi. Bạn ở quê ra chưa biết điều đó. Bạn ở phố thì biết rõ quy luật lạnh lùng này, dù quý Bạn ở quê và muốn đón tiếp thịnh tình như những gì mà bạn đã từng đối đãi mình, nhưng không sao thoát ra khỏi bi kịch này. Bạn ở quê ra lang thang, vạ vật, khổ sở trong cái nơi không phải của mình. Thế là Bạn ở quê ra lạc phố, Bạn ở phố cũng lạc mất con người tốt đẹp thưở nào. Rồi có thể bao con người khác nữa sẽ lạc mất đi cốt cách, tâm hồn tốt đẹp vốn có của mình. Kỳ thực Bạn ở phố không xấu, chỉ vì hoàn cảnh và vì anh ta không đủ dũng khí để thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn mưu sinh, cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, còn tự ý thức được bi kịch “Lạc Phố” của bản thân mình thì anh ta còn đáng quý, đáng trân trọng. Truyện cũng vì thế mà gieo vào lòng người đọc người nghe niềm hy vọng về những điều tử tế còn mãi trong cuộc sống này.

"Lều cỏ thảo nguyên": Tâm hồn phiêu bồng của người vùng cao

Ngày phát hành 8:10 | 20/3/2024

Lượt nghe: 1425

Đây là một truyện ngắn có cốt lõi là một câu chuyện tình buồn – Buồn vì cô gái, nhân vật tên Miên đã bỏ bản làng, bỏ người thương để lên thành phố mong một cuộc sống đổi đời. Cuộc đời cô đã đổi thay, đã như cô mong ước. Thế nhưng trong Miên vẫn khôn nguôi nỗi nhớ về người xưa, về chứng nhân tình yêu - chiếc mảng như một lều cỏ trôi trong thảo nguyên mùa nước nổi. Miên đã trở lại với mong muốn làm du lịch cộng đồng trên quê hương mình. Sự trở lại của cô cũng mang theo về những xáo động trong cuộc sống và tâm tư của Sước. Anh vẫn còn yêu cô rất nhiều. Nhưng điều đáng trọng nhất là họ đã không bất chấp tất cả để vượt qua ranh giới. Trên nền một câu chuyện phổ biến, những người con của núi dứt áo ra đi theo mời gọi của phố thị hay chọn ở lại, truyện ngắn “Lều cỏ thảo nguyên” nhắc nhủ về tâm hồn tự do và phiêu bồng của con người vùng cao ngay chính trên không gian sống đời của mình. Nhà văn Nguyễn Thu Hằng không tiết lộ chính xác kết cục của mỗi nhân vật. Chị để độc giả tự cảm nhận. Những người mà tâm hồn của họ đã về núi đồi và thảo nguyên thì ngay trong không gian sống có vẻ nhỏ hẹp của mình, họ vẫn sẽ bình yên, bằng lòng, thanh thản; Bởi với mỗi con người, đơn giản điều neo giữ lại cuối cùng vẫn là tình yêu với gia đình, quê hương, bản quán…(Lời bình của BTV Võ Hà)

"Một tâm hồn hiu quạnh": Câu chuyện cuộc đời của người viết văn

Ngày phát hành 16:39 | 7/1/2021

Lượt nghe: 1048

Truyện ngắn “Một tâm hồn hiu quạnh” kể về cuộc đời của ông Nhàn – một người đàn ông khắc khổ, nhiều nỗi niềm thời cuộc đi viết văn. Cõ lẽ bao nhiêu chồng chất tâm sự, uất nghẹn, đau đớn, than phiền… về số phận, về những mảnh đời, cả những vấn đề đau xót, nhức nhối, mặt trái của xã hội đều được ông đưa vào trang sách. Viết văn với ông Nhàn là một nhu cầu được giải tỏa, được chia sẻ và đồng điệu. Ông không mong chờ vào sự tán dương và nổi tiếng nhưng những điều ông viết ra lại được công chúng đón nhận. Tuy có những ý kiến trái chiều của các nhà phê bình cùng thời đã khiến ông đôi lần lao đao. Nhìn sâu vào tác phẩm chúng ta thấy rằng, chính cuộc đời của ông mới thực sự là một bi kịch, đứa con trai duy nhất của ông ăn chơi lêu lổng, tham gia vào nhóm ăn cướp và bị giết khi còn quá trẻ. Hai vợ chồng già sống dựa vào nhau. Có nỗi buồn đau nào hơn thế. Ông Nhàn đã sống những năm tháng tuổi già trong hiu quạnh, cô đơn. Ông viết văn về cuộc đời, về những số phận cay đắng và đen tối. Cuộc đời của ông, số phận ông là một trang đời bất hạnh mà không một trang văn nào tả được. Câu chuyện về ông Nhàn đã khiến chúng ta suy ngẫm rất nhiều về những mảnh đời, họ ở quanh chúng ta thôi, đầy những nỗi niềm buồn đau, day dứt về đời sống vốn đã quá nhiều trắc ẩn. Chuyện như một tiếng thở dài về kiếp người, như một câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng về phận người nhiều đau đớn và bất hạnh…

"Quỳnh nở về khuya": Hương thơm "chữa lành" tâm hồn

Ngày phát hành 10:47 | 16/8/2024

Lượt nghe: 1802

Cũng như các truyện ngắn khác, ngay từ đầu truyện “Quỳnh nở về khuya”, tác giả Nguyễn Thu Hằng đưa người đọc, người nghe bước vào một không gian “chữa lành” tâm hồn. Đó là khung cảnh lung linh, mát lành của ánh trăng, vòm cây, của nếp nhà thôn quê đã ấp iu tuổi thơ của tác giả và các nhân vật, cả những ngày bình yên và bão tố. Các nhân vật đã được điển hình hóa, chính là các thân phận giữa dòng đời: một người mẹ trẻ lỡ làng, đơn thân, một cậu bé sớm hiểu chuyện, một cô sinh viên trẻ lớn lên từ làng, một đôi trẻ với chuyện tình yêu thơm thoảng hương quỳnh và cả chân tình thầm lặng của một số phận mồ côi. Từng chi tiết câu chuyện được tác giả hòa quyện, đan kết trong một mạch văn chậm rãi, giàu hình ảnh và tâm trạng. Những năm qua, trang viết của tác giả Nguyễn Thu Hằng đã kể nhiều câu chuyện thân phận cuộc đời ở một làng quê mà chị sinh ra, lớn lên và rành rẽ những ngóc ngách làm nên phẩm chất, cá tính của con người và vùng đất. Nhưng không vì thế mà những trang viết đi vào lối mòn, trùng lặp hay sự ước lệ, cỗi cằn cảm xúc. Chị vẫn nuôi dưỡng được những rung cảm tế vi và hơn cả là một tấm lòng để cất lên tiếng nói yêu thương, gắn bó với tình đất, tình người…

"Rỗng làng": Khuyết thiếu về mặt tâm hồn

Ngày phát hành 8:36 | 11/4/2023

Lượt nghe: 561

"Rỗng làng": Một câu chuyện về quá trình đô thị hóa nông thôn hiện nay. Làng xã đua nhau lên phố. Người người đua nhau xây nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường. Còn đâu những ngôi làng yên ả, thanh bình. Còn đâu đường làng ngõ xóm phong quang…Chứng kiến những mai một ấy ở nhiều làng quê nhà văn Nguyễn Văn Học đã viết nên câu chuyện hiện thực, bằng ngôn ngữ khá uyển chuyển, những câu văn sắc nhưng vẫn rất gợi...

“Đêm tái sinh”: Sâu thẳm vẻ đẹp tâm hồn

“Đêm tái sinh”: Sâu thẳm vẻ đẹp tâm hồn

Ngày phát hành 9:40 | 10/12/2021

Lượt nghe: 946

Làm đẹp là một trong những nhu cầu của cuộc sống. Đặc biệt là phụ nữ thì càng mong muốn làm đẹp, thế nên người ta mệnh danh cho phụ nữ là phái đẹp. Từ xa xưa người phụ nữ đã biết làm đẹp. Trong xã hội hiện tại thì cái đẹp của người phụ nữ lại càng được chú trọng, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ vì thế cũng phát triển theo. Người ta có thể làm đẹp bằng mọi cách, từ trang phục, áo quần, tô son điểm phấn. Và gần đây với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học thì phẫu thuật thẩm mỹ là cứu cánh của rất nhiều người. Thế nhưng, bên cạnh cái đẹp đẽ nhân tạo ấy luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nhân vật Ly Ly trong truyện ngắn “ Đêm Tái Sinh” là thế. Cái đẹp hình thể của Ly Ly là điều cần thiết cho sự nghiệp người mẫu của cô. Nhưng mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ để tìm đến cái đẹp hình thể của Ly Ly đã phải trả giá bằng sự đau đớn tuyệt vọng. Thật may mắn, Ly Ly đã gặp cô bạn gái một cách tình cờ. Chính cô bạn gái đã hiến tặng cho cô thứ Ly Ly cần. Xuyên suốt truyện ngắn là thông điệp mà Tâm An muốn gửi đến độc giả, hãy yêu thương trân trọng thân thể mình. Bởi cái đẹp của người phụ nữ, xét cho cùng vẫn là cái đẹp sâu thẳm trong tâm hồn. Tâm An chọn lối dẫn truyện đi thẳng vào vấn đề. Cách đặt vấn đề hết sức tự nhiên và hoá giải nó. Nhân vật Ly Ly thật đáng thương khi phải mang một cơ thể khiếm khuyết, sự khiếm khuyết ấy lại rất quan trọng với sự nghiệp của cô. Và cái giá của nhân vật Ly Ly hầu như độc giả nào cũng đoán định được. Thế nhưng ở đây, tác giả khéo léo cài cắm nhân vật phụ là cô bạn gái, để rồi tạo nên điểm nhấn nhân văn cho toàn bộ câu chuyện của anh. Chi tiết ở phần mở bài ẩn chứa đầy nghệ thuật. Tác giả lấy bối cảnh trên con tàu chạy về phía đường hầm tăm tối. Ít nhiều trong cuộc sống con người chúng ta vẫn gặp những đường hầm ấy, thoát khỏi đường hầm là ánh sáng, là khởi đầu của những điều tốt đẹp mới. Truyện của Tâm An dễ đọc, dễ hiểu với hệ thống cấu trúc từ ngữ giản đơn và gần gũi. Nhưng phía sau những điều tưởng chừng giản đơn ấy là những cảnh đời éo le nghịch cảnh. Truyện “Đêm tái sinh” khiến người đọc, người nghe cảm thấy day rứt bâng khuâng và rồi thở phào nhẹ nhõm với lối kết truyện mang đầy tính nhân văn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Ngày rộng”: Triển lãm mỹ thuật kết nối những tâm hồn đồng điệu

“Ngày rộng”: Triển lãm mỹ thuật kết nối những tâm hồn đồng điệu

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2020

Lượt nghe: 853

Triển lãm giới thiệu hơn 50 tác phẩm hội họa của 8 họa sĩ: Nguyễn Lê Anh, Phùng Văn Tuệ, Phạm Hoàng Hà, Nguyễn Quang Hoan, Phạm Thị Hồng Sâm, Trần Cường, Phạm Đức Trọng và Phạm Văn Khải. (Làn sóng nghệ thuật 20/10/2020)

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”- sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”- sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn

Ngày phát hành 15:10 | 5/1/2024

Lượt nghe: 2672

Chủ nhân của Giải thưởng Tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua đã gọi tên tác giả Đức Anh với tiểu thuyết “Nhân sinh kép”. Đức Anh sinh năm 1993, hiện làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội. Anh là tác giả của các tiểu thuyết tâm lý, trinh thám như “Tường lửa”, “Thiên thần mù sương”, “Đảo bạo bệnh” và gần nhất là “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”. Ngoài sáng tác, anh còn gây chú ý với nhiều tiểu luận về văn chương và nghề văn. Từ tiểu thuyết đầu tay cho đến nay, Đức Anh đã ngày một khẳng định được vị trí của mình trong giới văn chương. Từng bộc bạch rằng “một nền văn học không chỉ trông đợi vào những thiên tài trời cho” mà còn cần những người “chịu khó thai nghén và bung sức đúng lúc”, để trở thành “đích nhắm hoặc công thức thành công cho nhiều người tiềm năng khác”, vậy “công thức thành công” của Đức Anh là gì? Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả Đức Anh và phóng viên chương trình.

“Quẩn mãi bóng người”: Ký ức là lưu bản của tâm hồn

“Quẩn mãi bóng người”: Ký ức là lưu bản của tâm hồn

Ngày phát hành 0:0 | 17/8/2020

Lượt nghe: 1218

Ký ức là lưu bản của tâm hồn, của trí nhớ kéo chúng ta về với hình hài quá khứ đa sắc màu. Câu chuyện trong truyện ngắn “Quẩn mãi bóng người” tái hiện tự sự của một tình yêu đôi lứa nhiều trắc trở, đi qua những cung bậc thăng trầm của lịch đại, với nếp sống, nếp nghĩ thể hiện một căn cước văn hóa. Họ đã sống trong hiện thực lung linh, huyền ảo của xứ sở đầy ảo mộng và huyền thoại...

Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn

Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn

Ngày phát hành 14:31 | 9/2/2023

Lượt nghe: 1065

Nhắc đến Anh Ngọc là nhắc đến một thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những tác phẩm quan trọng đồng hành cùng lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ 20, góp phần tạo nên những giá trị tinh thần to lớn đưa đất nước tới ngày thống nhất. Sau đó, Anh Ngọc tiếp tục có một hành trình sáng tác phong phú ở giai đoạn sau 1975. Nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh nhà thơ Anh Ngọc, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn.

Ánh sáng tâm hồn không bao giờ tắt

Ánh sáng tâm hồn không bao giờ tắt

Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2019

Lượt nghe: 713

Bị thương và hỏng đôi mắt chỉ hai ngày trước Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, tưởng chừng mất hết hy vọng vào cuộc sống, nhưng được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng đội và tình yêu chân thành của người vợ, họa sỹ; nhà điêu khắc; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Duy Ứng (thương binh hạng 1/4) đã vượt lên số phận, nỗ lực không ngừng để tiếp tục sự nghiệp sáng tác và cho ra đời những tác phẩm hội họa, điêu khắc có giá trị nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 26/7/2019)

Bài thơ "Ánh sáng": Một tâm hồn mới lớn đang muốn vỡ òa trước thế giới bên ngoài

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2018

Lượt nghe: 802

Có lẽ chúng ta đôi lúc cảm thấy sự trống vắng, chông chênh cho dù bên cạnh luôn luôn có người thân, gia đình và bạn bè. Mời các bạn nghe bài thơ "Ánh sáng" của tác giả Ngô Gia Thiên An, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hà Nội để mở lòng, chia sẻ về sự trống vắng, về những băn khoăn và khổ đau trong lòng. Bài thơ được viết theo thể tự do, câu từ có phần trúc trắc. Một tâm hồn mới lớn đang muốn nứt bung vỡ òa trước thế giới bên ngoài, nhưng lại có phần cô đơn trong thế giới nội tâm đã được Ngô Gia Thiên An khắc họa bằng mạch thơ được đánh dấu thứ tự là những con số…

Ca dao - nguồn suối mát nuôi dưỡng tâm hồn

Ca dao - nguồn suối mát nuôi dưỡng tâm hồn

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017

Lượt nghe: 930

Ca dao là tiếng nói tâm tình, tình cảm chan chứa về gia đình, quê hương, là tiếng hát của tình yêu lứa đôi, vợ chồng, anh em sâu nặng. Ca dao chính là nguồn suối mát lành tắm gội tâm hồn người Việt từ xa xưa. Ca dao là thể loại văn vần trữ tình, giàu nhạc tính, hình ảnh... là vẻ đẹp thuần khiết của kho tàng văn học dân gian. (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2017)

Đọc sách văn học: Cánh cửa mở rộng tâm hồn

Đọc sách văn học:  Cánh cửa mở rộng tâm hồn

Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017

Lượt nghe: 1378

Đối với mỗi người, đọc sách là điều hết sức cần thiết và quan trọng, đặc biệt là sách văn học đấy các bạn ạ. Bởi vì sách văn học sẽ giúp chúng mình bồi dưỡng tâm hồn và thật nhiều kiến thức. Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với cô giáo Lê Thị Thanh Tâm về tác dụng của việc đọc sách. (Văn nghệ thiếu nhi 23/10/2017)

Kiến trúc sư Nguyễn Sơn: Một tâm hồn thơ nhạc

Kiến trúc sư Nguyễn Sơn: Một tâm hồn thơ nhạc

Ngày phát hành 15:41 | 11/9/2023

Lượt nghe: 2880

Nhắc đến Nguyễn Sơn, mọi người đánh giá anh là một kiến trúc sư đa tài, tràn đầy năng lượng sáng tạo. Trước đây, anh là một võ sư có đai, có số, khi đến với hội họa, nhiếp ảnh, anh cũng có những thành công nhất định. Nhưng trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một con người khác trong anh, đó là một tâm hồn âm nhạc. (Tôi và Tôi 20/8/2023)

Một tâm hồn “lửa”

Một tâm hồn “lửa”

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2019

Lượt nghe: 769

Sự nghiệp của nhạc sỹ Nguyễn Cường gắn liền với những bài hát nổi tiếng về Tây Nguyên với giai điệu phóng khoáng làm nên phong cách rất riêng của ông như H’ren lên rẫy, Ơi M’Đrak, Ly cà phê Ban Mê, Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk, Đôi mắt Pleiku, Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột, Em muốn sống bên anh trọn đời…(Câu chuyện nghệ thuật 25/10/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 26): Tâm hồn người lính

Mùa chinh chiến ấy (buổi 26): Tâm hồn người lính

Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2019

Lượt nghe: 1092

Giữa chiến trường ác liệt, an ủi người lính là những lá thư nhà, là tình cảm mến thương của đồng đội và bầu bạn cùng họ là những chương trình trên đài phát thanh Campuchia. Những bài hát nhẹ nhàng, bay bổng làm dịu lại nỗi đau chứng kiến sự hi sinh của đồng đội. Nhưng cũng chính ăng ten đài phát sóng cũng là nguyên nhân gây ra những cái chết đau lòng vì bị sét đánh...(Đọc truyện dài kỳ phát 4/6/2019)

Nàng tiên cóc: vẻ đẹp tâm hồn ẩn vẻ ngoài xấu xí

Nàng tiên cóc: vẻ đẹp tâm hồn ẩn vẻ ngoài xấu xí

Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2015

Lượt nghe: 1787

Ẩn trong lốt loài vật bé nhỏ mà gan dạ, nàng tiên cóc đã không phụ lại tình thương yêu của cha mẹ và anh học trò. Không những giúp cha mẹ làm những việc có ích, nàng còn làm cho chồng nở mày nở mặt, học hành thi cử đỗ đạt. (Kể chuyện và hát ru cho bé 6 + 7/6).

Nhà thơ Bình Nguyên Trang và nhạc Trịnh, một mảnh tâm hồn tuổi trẻ

Nhà thơ Bình Nguyên Trang và nhạc Trịnh, một mảnh tâm hồn tuổi trẻ

Ngày phát hành 15:15 | 11/7/2022

Lượt nghe: 1772

Nhà thơ Bình Nguyên Trang là thành viên hội bút Hương đầu mùa với những bài thơ nổi tiếng trong giới học sinh, sinh viên những thập niên 90 của thế kỷ trước. Và Nhạc Trịnh đã trở thành một mảnh tâm hồn tuổi trẻ của Bình Nguyên Trang và thế hệ chị. (Tôi và Tôi ngày 10/7/2022)

Nhạc sĩ Đoàn Bổng - Người viết nhạc bằng tâm hồn tuổi đôi mươi

Nhạc sĩ Đoàn Bổng - Người viết nhạc bằng tâm hồn tuổi đôi mươi

Ngày phát hành 11:0 | 13/2/2023

Lượt nghe: 1323

Nhạc sĩ Đoàn Bổng là cái tên quen thuộc với nhiều công chúng yêu nhạc gắn liền với những ca khúc “Dòng sông quê anh, dòng sông quê em”, “Dòng nước ân tình”, “Về Hà Tây đi em”,... Cả cuộc đời ông dành cho sáng tác âm nhạc, đa dạng thể loại. Nhạc sĩ Đoàn Bổng luôn giữ cho mình sự lạc quan, tin yêu cuộc sống. Vì thế, những tác phẩm của ông đều mang đến cho người nghe sự trong trẻo, nên thơ và không kém phần sinh động. (Hành trình Sáng tạo 12/02/2023)

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn "Sợi dây đàn thất lạc" và "Người chơi đàn lặng lẽ"

Tiếng đàn ngân rung vẻ đẹp tâm hồn con người trong hai truyện ngắn

Ngày phát hành 11:12 | 23/3/2022

Lượt nghe: 1161

Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái. Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.

Tiểu thuyết "Đi trốn" - Câu chuyện đẹp từ những tâm hồn mới lớn

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2020

Lượt nghe: 588

Nhân vật chính trong tiểu thuyết là những đứa trẻ “con nhà cán bộ kháng chiến”, sinh ra vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, do hoàn cảnh chiến tranh phải xa rời bố mẹ, ở trong Trại nhi đồng Khe Khao, ATK Chợ Đồn, Bắc Kạn. Khi đã lớn thành các cô cậu học trò thì sơ tán về những miền quê cùng ăn, cùng ở, cùng học với các bạn đồng trang lứa ở địa phương. “Đi trốn” được xem là một tiểu thuyết phiêu lưu nhiều lớp lang, nhiều nút thắt mở, đầy ắp chi tiết, tràn ngập hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp vùng đồng bằng trung du miền núi... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 24/11/2020)

Trần Nam Long chàng trai vẽ bằng cả tâm hồn tuổi thơ

Trần Nam Long chàng trai vẽ bằng cả tâm hồn tuổi thơ

Ngày phát hành 15:16 | 2/3/2023

Lượt nghe: 992

Nếu số phận đã lấy đi của Trần Nam Long khả năng nghe và nói thì dường như lại tặng cho chàng họa sĩ này tài năng thiên bẩm về hội họa, để em có thể cảm nhận những nhịp đập của cuộc sống bằng ánh mắt riêng. Hơn 80 tác phẩm sơn dầu và kí họa bút kim của Trần Nam Long trong triển lãm "Phố xưa hè cũ" đang được giới thiệu tại Nhà triển lãm 29 phố Hàng Bài, Hà Nội, thu hút sự chú ý của công chúng cũng như những người làm nghệ thuật...

Triển lãm “Phiêu”: Cuộc hội ngộ của những tâm hồn nghệ sỹ

Triển lãm “Phiêu”: Cuộc hội ngộ của những tâm hồn nghệ sỹ

Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019

Lượt nghe: 987

Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. HCM với sự góp mặt của 22 họa sỹ ở Hà Nội và TP.HCM. (Làn sóng nghệ thuật 17/9/2019)

Triển lãm mỹ thuật “Chơi thật”: Cuộc chơi của tâm hồn đồng điệu

Triển lãm mỹ thuật “Chơi thật”: Cuộc chơi của tâm hồn đồng điệu

Ngày phát hành 0:0 | 27/9/2019

Lượt nghe: 822

Triển lãm của các họa sĩ Nguyễn Đoan Ninh, Lê Bá Cầu, Nguyễn Minh Hiếu, Lê Minh Đức với bốn phong cách sáng tác đang diễn ra tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 27/9/2019)

Truyện dài "Miền xanh thẳm": Tình cảm gia đình nâng đỡ tâm hồn Thiện (Buổi 23)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2018

Lượt nghe: 1295

Chị Trọng về được ít hôm thì chị Ngà lên thăm Thiện. Chị Ngà vừa đi biểu diễn ở nước ngoài về được nghỉ vài hôm nên tranh thủ lên thăm cậu út. Chị Trọng là người cứng cỏi, mạnh mẽ, mộc mạc chân chất bao nhiêu thì chị Ngà lại xinh xắn, mềm mại, tinh tế và tình cảm bấy nhiêu. Ngày còn nhỏ chị Ngà rất thích múa hát. Vì thế khi lớn lên chị đã dự tuyển vào Đoàn văn công quân đội và đã trở thành diễn viên khi chưa tròn 15 tuổi. Chị kể cho Thiện nghe về công việc của anh Lượng đang làm việc ở Lào Cai. Công việc của anh Lượng tuy vất vả nhưng lại luôn cảm thấy vui vì có cuộc sống độc lập. Còn bố thì cũng đã đi làm phiên dịch tiếng Pháp và tiếng Anh cho người nước ngoài. Tuy Thiện chưa hiểu nhiều về công việc của bố và anh Lượng, nhưng cậu vẫn cảm thấy vui và tự hào về hai người đàn ông trong gia đình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 02/09/2018)

Truyện ngắn "Bách hoa tửu": Phút lóe sáng của tâm hồn u ám

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2015

Lượt nghe: 2001

Cuộc thách đố khá ly kỳ có giao kèo giữa thi sĩ và cô chủ quán xinh đẹp, quyến rũ nơi phố núi. Ngay cả khi thua cuộc, thi sĩ vẫn ngỡ mình đang trong một trò đùa vô hại mà không hề biết cô gái đang "vờn" con mồi của mình.May sao, một phút lóe sáng của tâm hồn bị tổn thương khiến thi sĩ si tình bảo toàn được tính mạng.(Đọc truyện đêm khuya)

Truyện ngắn "Chõe bò": Quyết không để nhân cách, tâm hồn bị vẩn đục

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2017

Lượt nghe: 6914

Truyện không nhiều nhân vật. Ngoài nhân vật chính: lão Chõe (biệt danh Chõe “bò”) còn có nhân vật Binh (cháu họ của lão Chõe) là cai thầu xây dựng và nhân vật Diễm (vợ một quan chức địa phương). Lão Chõe, một người chăn bò được Binh gọi là “ông trẻ” thuê làm bảo vệ buộc phải chứng kiến mọi việc chướng tai gai mắt. Điều đáng quí và trân trọng ở một người nông dân chân lấm tay bùn tuy chỉ biết có đàn bò nhưng đã có suy nghĩ chín chắn mà không phải ai cũng hiểu ra: “Chậm nhưng mà sạch”. (Đọc truyện đêm khuya 15/9/2017)

Truyện ngắn “Đĩa nhạc Milhaud”: Sự bất an trong thế giới tâm hồn

Truyện ngắn “Đĩa nhạc Milhaud”: Sự bất an trong thế giới tâm hồn

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018

Lượt nghe: 4941

Bao trùm tác phẩm là cảm giác bất an. Người đàn ông bất an, người vợ của anh bất an dù cố tỏ ra điềm tĩnh, hòa nhã. Người tình của anh càng bất an khi cô đã nhận ra nhiều điểm khác biệt ở anh. Đĩa nhạc quen thuộc của nhà soạn nhạc Milhaud dường như làm lắng dịu tâm hồn cũng không thể thay thế tâm trạng bất an của các nhân vật. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/01/2018)

Tủ sách Shichida - nuôi dưỡng tâm hồn, thắp sáng tương lai

Tủ sách Shichida - nuôi dưỡng tâm hồn, thắp sáng tương lai

Ngày phát hành 20:47 | 28/12/2023

Lượt nghe: 1094

Bộ sách Shichida góp phần giúp bạn đọc nhỏ tuổi có một tâm hồn lành mạnh, giàu tri thức, là hành trang để các em hướng tới tương lai tươi sáng. Những bài học ý nghĩa, những cái kết bất ngờ, trí tưởng tượng phong phú trong sách khiến chúng ta càng đọc càng thấy cuốn hút, càng thấy còn nhiều điều cần khám phá... (Văn nghệ thiếu nhi 28/12/2023)

Viết văn để nuôi dưỡng tâm hồn

Viết văn để nuôi dưỡng tâm hồn

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018

Lượt nghe: 852

Chương trình giao lưu "Học viết văn để nuôi dưỡng tâm hồn" có sự tham gia của Đỗ Nhật Nam- người được nhiều bạn trẻ Việt Nam và quốc tế mến mộ bởi thành tích học tập và các hoạt động cộng đồng. Trong cuốn truyện "Những bài học ngoài trang sách" của Đỗ Nhật Nam có dòng tâm sự: "Mình coi cuộc đời của mỗi người là một trang sách mở. Mình giở mỗi trang sách và “đọc” để thu nhận những yêu thương, sự chia sẻ và đồng cảm chân thành. Vì lẽ đó, trong rất nhiều đoạn văn về những người thân yêu trong gia đình, mình cố gắng khắc họa chân dung mỗi người dưới góc nhìn giản dị và ấm áp…” Ngoài trang sách ra thì Đỗ Nhật Nam còn có thể học được nhiều điều từ ông bà, cha mẹ và những người xung quanh để có thể sống thật “đậm” và thật “đẹp”. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 02/01/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu