Hệ thống tìm thấy 21 kết quả
Ngày phát hành 17:30 | 3/4/2022
Lượt nghe: 494
Tốt nghiệp phổ thông, đứng trước sự lựa chọn về ngành nghề, nhiều bạn đã tham khảo ý kiến của gia đình để có thể đưa ra quyết định tốt nhất. Nhưng cũng có bạn đã chủ động tìm hiểu về lĩnh vực mình yêu thích để có những hình dung ban đầu. Điều này đã được truyện ngắn “Phong thư chưa gửi” khai thác khá hợp lý, chuyển tải những thông điệp của tuổi học đường trước ngưỡng cửa tương lai... (Trang văn học tuổi mới lớn 29/03/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2017
Lượt nghe: 945
Cuốn truyện dài “Bụng lửa: Hành trình khám phá tư duy con người” của nhà văn Mỹ J.C Michaels được viết kết hợp giữa văn chương và triết học, được dịch ra 10 thứ tiếng. Ở Việt Nam có thể nhiều bạn sẽ bỏ qua phần triết học mà chỉ đọc phần phù hợp lứa tuổi để rồi tự hỏi tương lai mình sẽ trở thành người như thế nào? Những trang truyện cứ tiếp diễn, mạch nối mạnh để rồi dẫn đến những trang cuối với sự khái quát cao. Chúng tôi tin rằng các bạn trẻ sẽ tìm thấy sự lựa chọn cho tương lai của chính mình ở những trang truyện có sức khái quát này. (Văn nghệ thiếu nhi 05/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2017
Lượt nghe: 856
Kịch tương tác “Kể rồi cùng diễn” là một hình thức nghệ thuật tuy mới nhưng đã để lại khá nhiều ấn tượng cho các bạn trẻ khi được trải nghiệm. Trong không gian của ngôi nhà gỗ, bên bếp lửa bập bùng những câu chuyện cổ tích cổ tích được thế hệ trước kể lại cho thế hệ sau nhằm lưu giữ các giá trị tinh thần, những phong tục tập quán của cộng đồng người Mông. (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2017)
Ngày phát hành 15:45 | 29/12/2021
Lượt nghe: 1861
Cùng là những tác phẩm phổ biến và có tầm ảnh hưởng trong tâm thức dân gian, nếu “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du được ca tụng là kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại thì truyện thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từ đầu thế kỷ 20 đã được dân vùng lục tỉnh miền Nam hết sức tâm đắc và ưa chuộng. Sức sống, tinh thần của Lục Vân Tiên đến nay đã trở thành biểu tượng cho quan niệm sống “Giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha” của người Nam bộ. Và theo nhà thơ Lê Minh Quốc, tính cách nghĩa hiệp ấy trở thành lẽ sống, tinh thần phụng sự bất vụ lợi: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đã trở thành triết lý sống, di sản văn hóa của người Việt Nam ta
Ngày phát hành 8:34 | 5/9/2023
Lượt nghe: 1696
“Vọng khúc tương tư” là một truyện ngắn của Tống Phước Bảo có dáng dấp “bi kịch lạc quan” như thế. Bối cảnh câu chuyện là một miền quê sông nước Tây Nam Bộ. Nhân vật không nhiều, gói gọn trong bốn nhân vật chính với hai câu chuyện tình: một trẻ trung chớm nở và một lỡ làng, muộn màng nhưng đều giống nhau ở một điều: đã thương thì thương hết mình, hết lòng hết dạ, thương mà không cần nói, chỉ mong ngóng cho người mình thương được những điều tốt lành. Và vì nỗi niềm thương ấy mà những nhân vật đã gắn bó cuộc đời với nhau, sống vì nhau. Trong tiếng miền Nam ngày trước và cho đến tận bây giờ, thương tức là yêu. Mà thậm chí thương còn có nghĩa rộng hơn cả yêu với nhiều sắc thái tình cảm khác nhau, nhiều đối tượng khác nhau. Nghe chữ thương thấy có cả nghĩa, cả tình đằm thắm trong đó. Còn yêu thì… chưa chắc. Miền Bắc thì phân biệt thương và yêu rất rõ ràng. Tình thương khác với tình yêu. Nhưng miền Nam thì không phải thế. Người miền Nam không sử dụng từ “yêu”, mà sử dụng từ “thương”, bởi vì thương là thương nhớ miên man, là lo toan chăm bẵm, là yêu thương từ trong sâu thẳm mà không cần nói ra. Thương ở đây là vượt lên trên tình yêu nam nữ thông thường. Vì thương đứa trẻ bị bỏ rơi nên tía của Song Lang mới “thương phận mà đem về dung dưỡng. Nghèo khổ giăng tứ bề với cái nghề xướng ca rày đây mai đó của tía, vẫn nguyện lòng bảo bọc nó đến tận bây giờ.” Và cũng vì thương tía nên Song Lang giấu đi giấy báo trúng tuyển đại học.Vì thương tía nên Song Lang nhìn cô bạn thanh mai trúc mã Út Thà vào đại học với niềm mong ngóng.
Như tiếng đờn của tía Song Lang vọng xuống một nhịp buồn, đánh rớt trái tim con người, sự âm thầm hy sinh cho nhau của những phận người khiến cho người đọc cũng khắc khoải theo từng con chữ của nhà văn. Cô Tư Lành thiếu phụ xế bóng vẫn âm thầm mang trọn chữ thương với tía của Song Lang mà chẳng dám mong chờ ngày duyên phận thôi dang dở, bởi ngày xưa thì đã quá xa. Nhưng “nếu đã là thương, thì trọn cuộc đời cũng cứ thương. Giờ xế bóng heo may chạm tuổi đời, hổng lẽ để tiếng đờn mãi thắt thẻo bên kia sông. Còn bên này sông, lại thêm một người dằn vặt những xa xót. Ai cũng chỉ có duy nhất một cuộc đời này, để sống và để thương.” Vậy nên những phận đời buồn trong truyện ngắn “Vọng khúc tương tư” đã vì thương mà âm thầm hy sinh, lo lắng cho đời nhau, nhưng cũng vì thương mà đã bước qua những ngập ngừng e ngại, những băn khoăn tình cảm, khúc mắc ngại ngần để đến được với nhau. Một truyện ngắn mở đầu bằng một quyết định buồn của nhân vật, tưởng sẽ là bi kịch nhưng cuối cùng lại là “bi kịch lạc quan” và người đọc khi xem xong những dòng chữ cuối cùng, sẽ thở phào nhẹ nhõm, sẽ thấy rằng cuộc đời tuy buồn, nhưng không buồn nhiều đến thế, rằng cuộc đời vẫn còn có những điều đáng sống, những hy sinh rồi sẽ được đáp đền, tình thương sẽ gặp gỡ tình thương.
Bằng giọng văn đặc sệt những phương ngữ đặc thù của miền Tây Nam Bộ, bằng câu chữ được kể theo một cách chậm rãi, rề rà rất miền Tây, bằng những chi tiết đặc thù của miền sông nước như tiếng đờn cò, dề lục bình trôi dạt trên sông, mớ bông điên điển vàng hươm, mớ tép đồng, rặng bần… “Vọng khúc tương tư” của nhà văn Tống Phước Bảo là một truyện ngắn đầy ắp niềm thương, khiến cho độc giả cũng nao lòng, chơi vơi theo tâm trạng của nhân vật, để rồi gật gù tán thưởng với cách kết thúc truyện đậm chất tình của người miền Tây. Một truyện ngắn thành công là một truyện ngắn gợi được cảm xúc và “Vọng khúc tương tư” đã thật sự trở thành “Vọng khúc thương” trong lòng độc giả. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 16:7 | 26/1/2022
Lượt nghe: 1361
Viết về người cựu chiến binh chiến tranh biên giới, nhà văn Phan Ngọc Chính kéo léo đan xen quá khứ với những vấn đề thời sự của hiện tại. Qua cuộc gặp gỡ, trò chuyện giữa nhân vật ông Sơn và Liu, một khách buôn người Hoa, không gian và thời gian được quay trở lại mấy chục năm trước. Khi mà ông Sơn và ông Liu là hai người lính đối đầu nhau trong cuộc chiến biên giới Việt Trung. Mấy chục năm sau, hai người cựu binh lại trở thành đối tác làm ăn buôn bán. Gặp lại nhau sau nhiều năm, hai người không khỏi nhớ lại những kỉ niệm xưa trên chiến trường. Những mất mát, hi sinh, lòng vị tha của người lính Việt Nam được thể hiện qua lời kể của ông Sơn và ông Liu. Dù những trận chiến đấu trong quá khứ không được tác giả viết quá nhiều nhưng đã thể hiện được hình ảnh cao đẹp của người lính Việt Nam chiến đấu, hi sinh để bảo vệ tổ quốc. Tác giả giành nhiều đất cho những thay đổi của đất nước, mối quan hệ của hai đất nước, hai dân tộc sau trận chiến. Sau chiến tranh loạn lạc thì việc giao thương buôn bán giữa hai đất nước luôn được tiếp diễn tạo sinh kế cho nhiều người. Qua việc hợp tác làm ăn của hai người cựu binh, tác giả đề cập đến nhiều vấn đề thời cuộc như việc mất mùa được giá của người nông dân, những điều cẩn trọng khi làm ăn với nước bạn, việc ắc tắc nông sản tại biên giới …Chủ động tìm thị trường mới, đối tác mới là điều cần thiết của người nông dân nước ta để tránh quá phụ thuộc vào thị trường nước bạn. Đó là điều tác giả muốn gửi đến người đọc, người nghe qua câu chuyện làm ăn giữa nhân vật Sơn với đối tác phía bên kia. Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh tới truyền thống cách mạng, tình cảm đồng đội keo sơn qua mối duyên tình của đôi bạn trẻ Hà và Na. Một truyện ngắn dung dị đề cập nhiều vấn đề của quá khứ, hiện tại và tương lai. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 10:17 | 27/9/2021
Lượt nghe: 618
Lâu nay, văn mẫu luôn là một vấn đề nóng mỗi khi năm học mới bắt đầu. Năm nay, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, việc học tập của học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố phải chuyển sang hình thức online. Vì thế, việc giảng dạy và học tập, nhất là với môn Ngữ văn, lại càng phải chú trọng hơn. Làm thế nào để cả giáo viên lẫn học sinh không còn phụ thuộc vào văn mẫu trong quá trình học tập và thi cử? Sau đây, mời quý vị và các bạn nghe phóng sự của BTV Dương Hà có nhan đề “Để văn mẫu chỉ là thị phạm”. Đây cũng là phóng sự kì cuối, khép lại vệt bài “Văn mẫu – Hệ lụy trong tương lai” của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6).
Ngày phát hành 10:32 | 15/9/2021
Lượt nghe: 790
Cụm từ “văn mẫu” không phải bây giờ mới được nhắc tới, mà vấn đề này đã được xới xáo từ nhiều năm trước. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới là hướng tới hình thành phát triển năng lực, tư duy và phẩm chất của người học. Vì vậy vấn nạn văn mẫu lại một lần nữa gióng lên hồi chuông đòi hỏi cần có những thay quyết liệt trong toàn ngành. Để các em học sinh, vừa là đối tượng nhưng cũng là người thụ hưởng luôn cảm thấy hứng thú với môn Ngữ Văn, từ đó thêm yêu hơn vẻ đẹp thanh sắc của tiếng Việt. Vệt bài “Văn mẫu- Hệ lụy trong tương lai” của phóng viên Dương Hà (Ban Văn học nghệ thuật VOV6) sẽ giúp thính giả có góc nhìn khách quan về vấn đề này. Mở màn cho vệt bài là bài viết “Tác động 2 mặt của văn mẫu”.
Ngày phát hành 11:44 | 16/9/2021
Lượt nghe: 967
Giống như nhiều môn học khác trong chương trình phổ thông, môn Ngữ văn cũng rất cần sách tham khảo dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình thị phạm và mở rộng kiến thức. Bên cạnh những cuốn sách phục vụ cho công tác dạy và học thì còn vô số các tài liệu văn mẫu đang được nhiều nhà xuất bản phát hành một cách tràn lan, thiếu kiểm soát. Phóng sự “Văn mẫu nhiều như nấm sau mưa- trách nhiệm thuộc về ai?" nằm trong vệt phóng sự nhiều kỳ “Văn mẫu- Hệ lụy trong tương lai” của BTV Dương Hà.
Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2016
Lượt nghe: 1615
Tập thơ "Quà cho con" là cuốn sách đầu tiên của tác giả Nguyễn Huy Hoàng dành cho các bạn nhỏ. Tập thơ gồm 100 bài thơ tương ứng với 100 kỹ năng sống cần thiết dành cho độc giả lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Các bài thơ chủ yếu được sáng tác bằng hình thức vui tươi, mộc mạc, dí dỏm dễ hiểu và dễ nhớ nhằm giúp các em rèn luyện những đức tính tốt ngay từ khi còn bé như: cách thức ngồi học, cách ăn uống, rồi đến tác phong ở nơi tôn nghiêm, những bài học về giá trị sống, biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, tình yêu quê hương đất nước...(Văn nghệ thiếu nhi 19/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2015
Lượt nghe: 1104
Theo các bạn thì nghề đặc biệt trong xã hội là nghề gì? Nghề nghiệp ấy có mang lại niềm vui cho con người không? Câu trả lời sẽ có trong câu chuyện cổ tích sau đây. ( Kể chuyện và hát ru phát 22+23/10)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019
Lượt nghe: 2346
Ai cũng mong muốn một công việc yêu thích để vừa kiếm sống và thỏa nguyện những đam mê khát vọng của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận ra năng lực và sở trường của mình để có thể lựa chọn đúng. Có những gia đình áp đặt công việc cho con cái để mong đạt thành quả dễ dàng. Nhưng đó liệu có phải là lối đi tốt nhất đi tới tương lai?
Ngày phát hành 0:0 | 2/10/2019
Lượt nghe: 608
Cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Thành phố xanh tương lai” dành cho thiếu nhi thủ đô trong năm học này là một trong các hoạt động thiết thực góp phần nâng cao nhận thức về môi trường, khuyến khích những ý tưởng mới lạ đối với các vấn đề liên quan tới ô nhiễm, biến đổi khí hậu, thúc đẩy các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường sống, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em... (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2019)
Ngày phát hành 16:43 | 6/1/2022
Lượt nghe: 2427
Vài năm trở lại đây sự kiện văn học nghệ thuật có xu hướng tổ chức ở những địa điểm gần gũi với công chúng như nhà sách, thư viện, quán café… Điều này có tác động thế nào trong việc kéo gần khoảng cách giữa công chúng với nghệ thuật? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với nhà thơ Đặng Thiên Sơn, Giám đốc Công ty Sách Tinh Văn Books về chủ đề này. (Đối thoại mở 05/01/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2020
Lượt nghe: 797
Hiện nay, phát hành phim qua mạng đã không còn là khái niệm quá xa lạ với khán giả yêu điện ảnh. Song song hoặc thậm chí trước thời điểm ra rạp, phim có thể được phát hành qua mạng. Khán giả có thể ngồi ở nhà vẫn cập nhật được những bộ phim hot nhất, mới nhất. Vậy, liệu phát hành phim qua mạng có trở thành một xu thế của tương lai? PV VOV6 đối thoại với bà Nguyễn Bích Phượng, Phó Giám đốc Công ty BHD xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 23/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/3/2015
Lượt nghe: 2082
Tác phẩm đan xen hiện tại và quá khứ-một dĩ vãng buồn đau, thậm chí là cay đắng, xót xa. Nhưng mọi lỗi lầm của một thời ấu trĩ, giáo điều có thể được tha thứ nếu người trong cuộc mở rộng tấm lòng nhân ái, hành xử hướng thiện.
Ngày phát hành 20:47 | 28/12/2023
Lượt nghe: 1094
Bộ sách Shichida góp phần giúp bạn đọc nhỏ tuổi có một tâm hồn lành mạnh, giàu tri thức, là hành trang để các em hướng tới tương lai tươi sáng. Những bài học ý nghĩa, những cái kết bất ngờ, trí tưởng tượng phong phú trong sách khiến chúng ta càng đọc càng thấy cuốn hút, càng thấy còn nhiều điều cần khám phá... (Văn nghệ thiếu nhi 28/12/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2020
Lượt nghe: 552
Với chủ đề: “Em hãy vẽ quang cảnh Thành phố xanh trong ước mơ hoặc những ý tưởng giúp thành phố của mình, nơi mình đang sống ngày càng trong lành, sạch đẹp, an toàn”, cuộc thi vẽ tranh “Thành phố xanh tương lai” không chỉ là một sân chơi lành mạnh về mỹ thuật mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sống xanh, khơi gợi tìm hiểu về văn hóa, lịch sử thủ đô... (Văn nghệ thiếu nhi 21/10/2020)
Ngày phát hành 14:18 | 27/5/2024
Lượt nghe: 1827
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2019
Lượt nghe: 478
Nằm trong chuỗi hoạt động của triển lãm “Ấn tượng phản chiếu: Van Gogh và tác phẩm”, work shop “Hội họa Van Gogh: Chất liệu của tương lai” diễn ra tại trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom đã thu hút sự tham gia của nhiều bạn nhỏ yêu thích hội họa. Ở đó, trí tưởng tượng được phát huy, mỗi bạn thực hiện một cuộc rong chơi cùng màu sắc... (Văn nghệ thiếu nhi 03/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018
Lượt nghe: 1151
Với mong muốn giữ được những giá trị cốt lõi, những nét đẹp đặc trưng của văn hóa Việt, Công ty Ỷ Vân Hiên đã góp phần lưu giữ những giá trị truyền thống trên con đường hội nhập văn hóa toàn cầu. (Hành trình Sáng tạo 19/12/2018)