Hệ thống tìm thấy 110 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 1481
Một ngòi bút sắc sảo, một văn phong linh hoat, khi đời thường, khi nhẹ nhàng hóm hỉnh, lúc lại thấm chất thơ. Đó là Y Ban, nữ nhà văn giàu nội lực, luôn biết cách làm mới mình qua từng thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thậm chí cả thơ. Ở truyện ngắn “Cái Tý” mà chúng ta nghe sau đây, nhà văn gửi gắm nhiều nghĩ suy về trách nhiệm của người cầm bút với cuộc đời này… (Đọc truyện đêm khuya 30/01/2020)
Ngày phát hành 9:4 | 12/4/2024
Lượt nghe: 1008
Sơn ở tạm trên căn gác nhà bà Mười. Nhớ Diễm những ngày tháng qua, giờ xa cách chưa có dịp gặp lại. Sơn băn khoăn về mối tình với Diễm. Có điều gì đó cản trở rất mơ hồ, Sơn cảm thấy mình không xứng đáng để có được tình cảm của Diễm - người con gái xinh đẹp, đài các, người mà bao chàng trai có địa vị đang theo đuổi. Nhận được tin dữ từ chú Lê Lý, Sơn đau đớn vô cùng, 3 người anh đã chết. Sơn muốn về quê nhưng chú Lý bảo cha anh kiên quyết không cho về. Sơn đang trốn lính, về quê lúc này sẽ bị bắt, không bên này thì bên kia. Phải trốn lính bằng mọi giá, đợi ngày hết chiến tranh. Nghe lời khuyên của chú Lê Lý, Sơn ở lại. Về Sài Gòn, Sơn gặp lại Hoàng và may mắn, Hoàng đã hẹn Diễm để Sơn được gặp cô ấy. Gặp lại Diễm, Sơn vui mừng nhưng có chút e ngại, băn khoăn bởi Sơn không làm được việc gì ngoài việc tìm nơi ẩn náu. Sơn kể với Diễm những gì đã xảy ra trong thời gian qua. Diễm vẫn luôn dành cho Sơn tình cảm và sự cảm thông, thấu hiểu. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019
Lượt nghe: 2060
Vì sao tác phẩm văn học viết đạt về đề tài nông thôn vẫn có chỗ đứng trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, kể cả bạn đọc thời đại 4.0? Ta chỉ có thể lý giải rằng vì những áng văn ấy đã chạm đến sâu xa cội rễ tâm thức con người mà đời nào, thời nào cũng khó lòng suy suyển. Truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” đi sâu vào những thói tục đã ăn sâu thành định kiến truyền đời đày đọa người phụ nữ nông thôn. Mời các bạn cùng theo dõi:
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019
Lượt nghe: 2147
Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 26/7, những trang truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư đặc tả hình ảnh người mẹ của nhân vật “tôi” và những người đàn bà sống đời an phận ở xóm Cồn. Từ đây, tác giả cũng dần hé lộ cuộc đời làm vợ, làm dâu, làm mẹ của nhân vật bà nội. Mời các bạn tiếp tục theo dòng ký ức lật giở lại những trang đời trong truyện ngắn của tác giả An Thư...
Ngày phát hành 11:11 | 5/1/2021
Lượt nghe: 849
Ban đầu, ngay từ nhan đề, “Người bắt ruồi tài nhất quả đất” dễ khiến người ta liên tưởng tới một câu chuyện cổ tích, rằng đằng sau một tài năng đặc biệt sẽ là cả một chuyến phiêu lưu kì thú hoặc một chiến công lẫy lừng. Nhưng không. “Người bắt ruồi tài nhất quả đất” lại viết về dì Lựu, một người đàn bà cô đơn, từ lúc trẻ tới khi trở thành một bà già đều nổi danh với tài bắt ruồi. Cuộc đời dì không có cuộc phiêu lưu kì thú nào cả, càng không có một chiến tích lẫy lừng. Dì, sau tất cả, chỉ là một người không may mắn trong tình duyên, và có lẽ cả trong cuộc sống đời thường. Bằng một giọng văn hài hước, nhà văn Nguyễn Hiếu dường như không muốn “khía sâu” vào những đắng cay buồn tủi của dì Lựu. Ông có vẻ tập trung vào việc kể những câu chuyện nông thôn, vốn được đan cài trong cuộc đời dì. Chẳng hạn, câu chuyện thu thuế, buôn tem phiếu ngày trước hay chuyện giữ vệ sinh làng xã ngày nay… Những điều này có khi xuất hiện rõ nét, cũng có khi thấp thoáng trong truyện ngắn nhưng ít nhiều giúp được người đọc hình dung về nông thôn hôm qua và hôm nay trong đổi thay của đời người lẫn thời cuộc. Giống như câu chuyện tem phiếu hay tài bắt ruồi của dì Lựu, nông thôn ngày cũ đang dần biến mất. Nhưng một nông thôn mới – mà nói theo ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Hiếu là “ít ruồi hẳn, không biết nó đi đâu” cũng dần được hình thành với đủ những vấn đề cũ mới đan xen… Và để nói tiếp về làng xã ấy, những con người ấy, chúng ta lại tiếp tục chờ đón những tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Hiếu chăng? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2020
Lượt nghe: 1126
Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn “Thằng chăn vịt” vẫn là nỗi trăn trở về việc làm. Không phải làng Việt nào cũng có một ngành nghề truyền thống để có thể phát triển. Ở những ngôi làng thuần nông, người nông dân quanh năm phải sống với việc chăn nuôi và đồng ruộng. Cả hai việc này đều rất vất vả, thu nhập lại bấp bênh. Chính vì vậy, tư tưởng phải thoát khỏi làng để đổi thay cuộc sống đã manh nha xuất hiện, đặc biệt ở lớp trẻ. Thêm nữa, khi các nhà máy, công xưởng mọc lên ở nông thôn trong cơ chế đô thị hóa nông thôn thì việc người nông dân bỏ ruộng, ô nhiễm môi trường… trở thành một vấn đề nhức nhối. Trong truyện ngắn này, tác giả đã đề cập đến, tuy mới chỉ bắt đầu nhưng rõ ràng đã có những dự báo không mấy tốt lành. Hình ảnh làng quê của Thịnh và Phúc mà theo cách nói của Phúc là như hình thù một cái bào thai không bao giờ chịu lớn là một chi tiết gợi nhiều suy nghĩ. Liệu rằng làng quê ấy có thoát khỏi sự quẩn quanh, nghèo đói khi mà nông dân bỏ ruộng lên thành phố làm ăn, thanh niên ăn chơi lêu lổng, dự án làm nhà máy chưa thực hiện nhưng đồng ruộng đã bỏ hoang..Tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ rằng “Tôi chỉ biết cuộc sống của người nông dân qua góc nhìn hạn hẹp của người đứng ngoài nhìn vào, từ xa nhìn lại. Tôi không dám phán xét mà chỉ mô tả lại những sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới và ít nhiều suy nghĩ”. Vâng, điều mà tác giả bày tỏ cũng là điều mà người đọc, người nghe đặt ra những câu hỏi về sự đổi thay này khi mà cuộc sống ở nông thôn đang chuyển mình chật vật và nhiều biến động… (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 15:28 | 25/10/2022
Lượt nghe: 236
Gần nửa thế kỉ đất nước kết thúc chiến tranh là khoảng thời gian dài đủ để chúng ta nhìn nhận cuộc chiến đa dạng, đa chiều hơn. Chiến tranh để lại biết bao mất mát hi sinh, nhiều người lính nằm xuống nơi rừng sâu, đất hoang. Sau chiến tranh, hành trình đi tìm hài cốt người lính mất tích, quy tập các anh về nơi an nghỉ là trách nhiệm của người thân, đồng đội và toàn xã hội. Có nhiều trường hợp di hài người lính được vô tình phát hiện khi người dân xây dựng công trình, làm ruộng, đi nương, vào rừng … Hài cốt hai người lính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe được phát hiện như vậy. Nhân vật tôi là người thầu xây dựng một công trình thủy điện đang trong giai đoạn công việc, cuộc sống khó khăn. Bằng kinh nghiệm bao năm làm nghề cùng những kĩ năng độc đáo xây cầu từ thời còn là bộ đội đánh Mỹ, dự án xây dựng được nhân vật thu xếp khá ổn thỏa. Thế nhưng việc công nhân phát hiện hai bộ hài cốt đã thay đổi tất cả. Dù đã bỏ bao công sức vào công trình xây dựng nhưng vì Phát cá tra không đồng ý tránh thi công ở khu vực có nhiều hài cốt nên anh đã chấm dứt công việc. Từ công việc của một người thợ xây dựng thủy điện, tác giả lồng ghép câu chuyện số phận những người lính hi sinh, mất tích trong chiến tranh. Chiến tranh đã kết thúc gần nửa thế kỉ nhưng từ những di vật còn lại, chúng ta cảm nhận được sự khốc liệt của cuộc chiến. Hai người lính ở hai chiến tuyến ngã xuống nằm cạnh nhau suốt mấy chục năm. Thời gian đã hóa giải đi nhiều thứ, hận thù, ân oán tan vào cát bụi, chỉ còn lại hai bộ hài cốt hòa với nhau không phân biệt địch ta. Từ cuộc sống khó khăn, cơm áo gạo tiền của người công nhân xây dựng thời đương đại, tác giả dẫn dắt người đọc tới số phận người lính ngã xuống trong chiến tranh. Vấn đề về hòa giải dân tộc, câu chuyện văn hóa ứng xử với lịch sử, quá khứ, văn hóa nhân cách trong làm ăn kinh tế… Tất cả những thông điệp từ câu chuyện đều khiến chúng ta phải suy ngẫm (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:39 | 9/12/2022
Lượt nghe: 289
Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh năm 1925 tại Nghệ An, mất năm 1993 tại Hà Nội. Ông còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm. Hoàng Trung Thông từng trải qua nhiều chức vụ trong giới Văn nghệ như Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn TW, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa 1 và 2. Xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà thơ Hoàng Trung Thông tiếp tục tạo dấu ấn trong sáng tác những năm kháng chiến chống Mỹ. Những tập thơ đáng nhắc tới của ông có Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Trong gió lửa, Như đi trong mơ, Chiến công tuổi thơ, Hương mùa thơ, Tiếng thơ không dứt, Mùa trăng, một số tập phê bình, tiểu luận, tác phẩm chuyển ngữ. Trong các thi sĩ Việt Nam thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông vì thế ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.
Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2015
Lượt nghe: 3681
Cuộc sống vợ chồng phu hồ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Tình yêu thời trẻ đầy sẻ chia và thông cảm có làm điểm tựa cho họ vượt lên tất cả? Bằng tấm lòng bao dung và độ lượng, người chồng đã biết vun vén và giữ lại được không gian hạnh phúc thực sự trước bao cám dỗ cuộc đời.( Đọc truyện đêm khuya 22/12)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2015
Lượt nghe: 2462
Tác phẩm khai thác đề tài "Tam nông" với nhân vật chính: Đào Văn Thẳng. Tên sao, người vậy-ông Thẳng cương trực, biết đặt lợi ích của tập thể lên trên cá nhân. Trong gia đình, ông Thẳng là người nặng nghĩa nặng tình. Nhưng sự yêu thương của ông với con cái đôi khi hơi "thái quá".
(Đọc truyện đêm khuya 20/1/2014)
Ngày phát hành 0:0 | 17/8/2016
Lượt nghe: 6490
không gian của truyện vừa hiện thực và vừa mang đậm chất tâm linh. Nét đặc biệt về không gian sống cùng những thân phận phụ nữ bé mọn đã tạo cho bức tranh nông thôn trong truyện ngắn này nửa tối nửa sáng, nửa cũ nửa mới. Tất cả tạo nên diện mạo thực của đời sống nông thôn những năm chiến tranh - một thời chưa quên và khó quên. (Đọc truyện đêm khuya 15/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2017
Lượt nghe: 7487
Truyện ngắn “Hương thôn dã” của Nguyễn Thị Kim Hòa đã khai thác số phận của nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ 18 như Trịnh Cán, thứ phi Đặng Thị Huệ, Quận Huy, Trịnh Sâm, Đặng Mậu Lân. Tuy nhiên những sự kiện lịch sử ấy không đóng vai trò chính yếu, mà kí ức, tâm trạng nội tâm của nhân vật mới là điều được nhà văn quan tâm. Trong những hoàn cảnh cái xấu, cái ác lan tràn thì cái đẹp, cái thiện càng bị thử thách. Khung cảnh trong trẻo của những đồi chè, kí ức đẹp của nhân vật Đặng Thị Huệ khi còn ở đất Kinh Bắc như là nơi gửi gắm cái thiện của bà. Những nhân vật lịch sử chỉ là chất liệu để tác giả gửi gắm cảm xúc, là cái nền thể hiện cuộc đấu tranh giữa hiện thực khách quan xấu xa và nội tâm tốt đẹp của con người. (Đọc truyện đêm khuya 24/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2015
Lượt nghe: 4190
Để thực hiện giấc mơ về những trái phúc bồn tử, chàng công chức nghèo Nhi-cô-lai I-va-nứt phải hy sinh mọi thú vui tuổi trẻ, sống khổ cực, tằn tiện từng đồng xu lẻ, chấp nhận lấy một bà góa già xấu xí chỉ để chiếm đoạt khối tài sản của bà. Lần đầu tiên được ăn những quả phúc bồn tử hái từ chính vườn nhà, Nhi-cô-lai xúc động đến ứa nước mắt. Chàng công chức nghèo nhút nhát ngày xưa đã hoàn toàn thay đổi, hoàn toàn viên mãn với cuộc sống của một phú hộ, cho dù để đạt được cuộc sống ấy, anh phải trả giá rất nhiều, sự trả giá mà chính anh không nhận ra.
Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2015
Lượt nghe: 2234
Bốn người bạn có những số phận khác nhau:vui sướng,khổ đau hay hạnh phúc.Biết thông cảm,sẻ chia và chấp nhận những điều mình có,thông điệp về tình yêu cuộc sống và niềm tin yêu đã ẩn chứa trong mỗi người.(Đọc truyện đêm khuya 12/6)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019
Lượt nghe: 1775
Truyện ngắn “Bụi thị thành” của tác giả Lê Quang Thọ xoay quanh câu chuyện của Đen và Nhân, hai thanh niên lớn lên ở Tây Nguyên. Nhân theo nghiệp học hành, trở thành một anh giáo trường làng. Còn Đen sớm đã bươn chải với công việc của anh nông dân thời đại mới. Truyện được viết theo lối tuyến tính. Quá trình trưởng thành của hai nhân vật chính cũng chính là quá trình làng quê thay da đổi thịt, đối diện với cả thách thức lẫn cơ hội.
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 1687
Câu chuyện được tác giả viết với ngôn từ giản dị, trong sáng thể hiện vẻ đẹp hồn nhiên của chàng trai, cô gái thôn quê. Những đoạn miêu tả trai gái yêu nhau lung linh, giàu cảm xúc. Vượt qua những khó khăn của chiến tranh, trắc trở của cuộc sống, cuối cùng Sen cũng được hạnh phúc khi chồng trở về. Làng Yên sau cuộc chiến trải qua bao thăng trầm nhưng vẻ đẹp của cô gái Sen vẫn ngời sáng như loài hoa Sen thuần khiết...(Đọc truyện đêm khuya phát 12/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2017
Lượt nghe: 1754
Nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2016 với hai tập thơ “Một ngọn đèn xanh” và “Ma-ra-tông” là tin vui rất có ý nghĩa đối với gia đình nhà thơ Trúc Thông cũng như với bạn bè đồng nghiệp yêu mến thơ ông, sự ghi nhận đối với cả hành trình miệt mài cùng thơ. Bài viết “Phút im lặng cùng người Ma-ra-tông với thơ” của nhà thơ, nhà báo Trần Vũ Long khắc họa phần nào chân dung tinh thần nhiều suy tư của ông... (Tiếng thơ 25/02/2017)
Ngày phát hành 14:26 | 1/9/2021
Lượt nghe: 1203
Mỗi năm cứ bước vào tháng 9 là toàn thể những người làm phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung, các cán bộ của Ban Văn học Nghệ thuật nói riêng lại náo nức chuẩn bị chào đón ngày thành lập Đài, gắn với mùa thu cách mạng lịch sử 1945 của dân tộc. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trúc Thông, một trong những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của Đài, người đã dành nhiều công sức tâm huyết cho các chương trình văn nghệ, đặc biệt là chương trình Tiếng thơ trong suốt những năm tháng công tác cho đến khi nghỉ hưu.
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2015
Lượt nghe: 1545
Những bài thơ khởi nguồn của nhiều ca khúc đắm say. Hé lộ của nhà thơ Vũ Quần Phương về tâm tư một người nặng lòng với thơ ca và cuộc sống. Chùm thơ của Rasul Gamzatov cho thấy vẻ đẹp diệu kì của tình yêu và lòng nhân ái...
Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019
Lượt nghe: 909
Tự sáng tác, tự xin giấy phép xuất bản, có sách rồi lại lên kế hoạch truyền thông để đưa tác phẩm đến với công chúng – đó là một chặng đường đã trở nên quen thuộc với người làm thơ hôm nay, đầy hứng thú song cũng không ít mệt nhọc và tốn kém. Từ câu chuyện về giới thiệu, truyền thông trong thơ, cho thấy người làm thơ, đặc biệt các cây bút trẻ rất cần sự quan tâm giúp đỡ từ các hội nghề nghiệp, để những nỗ lực sáng tạo không bị bỏ quên (Tiếng thơ 16/10/2019)
Ngày phát hành 15:14 | 3/1/2022
Lượt nghe: 1103
Nhà thơ Trúc Thông, tên thật là Đào Mạnh Thông. Ông sinh năm 1940 tại Bình Lục, Hà Nam, từ năm 15, 16 tuổi đã bắt đầu làm thơ, rồi từ đó gắn cả cuộc đời với văn chương và thơ ca. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhà thơ Trúc Thông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và sau đó trở thành Biên tập viên của Ban Văn nghệ. Các tập thơ Trúc Thông đã xuất bản có “Chầm chậm tới mình”, “Ma-ra-tông”, “Một ngọn đèn xanh”, “Vừa đi vừa ở”, “Trúc Thông thơ”, Tác phẩm Lý luận phê bình có “Văn chương ngẫu luận”, “Mẹ và em”, “Trúc Thông tiểu luận bình thơ”. Ông được trao Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1990 - 1995, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2016. Nhà thơ Trúc Thông tạ thế ở tuổi 82 vào ngày 26 tháng 12 năm vừa rồi.
Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2020
Lượt nghe: 1081
Với “Chiều xuân” một sáng tác thời kỳ thơ mới của nữ sỹ Anh Thơ, bút pháp vừa hiện đại vừa cổ điển đã tạo dựng một bức tranh xuân tĩnh lặng, vắng vẻ, thẳm sâu, với những hình ảnh vô cùng tiêu biểu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vốn đã và đang bị mất mát quá nhiều… (Tiếng thơ 22/02/2020)
Ngày phát hành 10:21 | 26/12/2021
Lượt nghe: 691
Sau hơn mười năm chịu đựng những cơn tai biến mạch máu não, nhà thơ Trúc Thông đã nhẹ nhàng ra đi ở tuổi 82 trong vòng tay yêu thương của những người thân gia đình. Sự ra đi của ông để lại bao niềm tiếc thương của bạn hữu , đồng nghiệp – những người luôn trân trọng về những đóng góp của ông với thơ ca nước nhà. Bài “Ngọn gió thơ Trúc Thông” của nhà báo Trần Nhật Minh – Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói VN là những nén tâm hương của đồng nghiệp thế hệ đi sau.
Ngày phát hành 11:3 | 6/12/2023
Lượt nghe: 1430
Trong các gương mặt thơ nổi danh của miền Nam từ trước 1975, Nguyễn Đức Sơn là một tên tuổi đặc biệt. Được người đương thời xếp vào tứ trụ thi ca của miền Nam, ông cũng được coi là một kỳ nhân bởi phong cách thơ và cá tính độc đáo của mình. Sau một thời gian sinh sống bằng nghề dạy học ở nhiều nơi như Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Blao…, ông cùng gia đình chuyển lên ngọn đồi Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng sinh sống và phát nguyện sẽ trồng đủ một vạn cây thông. Không những ông dành cả cuộc đời mình để trồng hàng vạn cây thông, ông còn truyền được tình yêu ấy cho thế hệ kế tiếp của mình là các con của ông, góp phần mang lại một cảnh quan thiên nhiên thật đặc biệt cho vùng Phương Bối, Bảo Lộc. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông.
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2017
Lượt nghe: 2159
Có một đàn ngỗng con vừa dại dột vừa không biết nghe lời khuyên răn của bố. Hậu quả là những chú ngỗng non tội nghiệp suýt nữa sập bẫy của người thợ săn tinh khôn. Muốn biết ngỗng bố đã giải cứu các con như thế nào, mời các bạn nghe nghệ sĩ Trọng Dũng kể câu chuyện cổ tích Ấn Độ: "Con ngỗng già thông minh". (Kể chuyện và hát ru 14/6/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 4/8/2017
Lượt nghe: 1626
Bác ngỗng già thường dạy bảo những anh ngỗng trẻ, mong muốn truyền lại kinh nghiệm sống của mình. Những chàng ngỗng trẻ không nghe theo lời khuyên của ngỗng già nên đã bị người thơ săn tóm gọn. Nhưng nhờ trí thông minh của bác ngỗng mà cả đàn ngỗng đã trốn thoát khỏi tay người thợ săn. Truyện cổ tích Ấn Độ muốn gửi tới người đọc, người nghe ý nghĩa của việc khiêm tốn học hỏi người khác. (Kể truyện và hát ru 03/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2017
Lượt nghe: 1774
Chúng ta đã được nghe những câu chuyện kể về chú Thỏ trắng thông minh, chú Mèo con nhanh trí và cả những chú Lừa nhỏ tham ăn và ngốc nghếch nữa...Hôm nay chúng ta sẽ được nghe kể về gia đình bác Ngỗng già khôn ngoan. Nhà của bác Ngỗng ở tít tận trên một cây Vả to. Những bụi dây leo mọc dưới chân cây Vả vô tình làm chiếc cầu nối để người thợ săn tới làm hại gia đình bác Ngỗng. Với trí thông minh của mình, Ngỗng già đã cứu được đàn con nhỏ bé. (Kể chuyện và hát ru 12/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020
Lượt nghe: 519
Trải qua nhiều năm gian khổ, bằng sự kiên trì của mình, chàng út đã được kế vị ngôi báu. Chàng thật may mắn khi có chú ngựa thông minh là trợ thủ đắc lực. Nó không chỉ giúp chàng tìm được chiếc lông chim quý, biến diện mạo chàng trở nên khôi ngô tuấn tú mà còn tìm được một cô vợ xinh đẹp cho chàng nữa chứ! (Kể chuyện và hát ru 03/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018
Lượt nghe: 835
Những người phụ nữ làm dâu chính là mẹ, là bà, là cô dì, là chị của chúng ta đó các bé ạ. Khi lấy chồng, thường những người phụ nữ ấy không ở nhà cha mẹ đẻ của mình, mà đến ở nhà chồng, hoặc ở riêng. Họ có thêm một bổn phận, đó là "làm dâu". Cùng mời bố mẹ, ông bà nghe câu chuyện cổ tích này, các bé nhé... (Kể chuyện và hát ru 21/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2017
Lượt nghe: 2798
Một truyện cổ tích thế giới có cái tên rất dài đến độ mỗi lần đọc là mỗi lần hụt hơi: "Người thợ may thông minh và những người khổng lồ". Tuy nhiên, truyện đủ hấp dẫn và thú vị để nghe không biết... mệt. Các bạn cùng nghe nghệ sĩ Quý Tuyên kể câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 22/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018
Lượt nghe: 1030
Trong chương trình “Kể chuyện và Hát ru” cho bé hôm nay, các bé sẽ được nghe một câu chuyện vô cùng hài hước và ngộ nghĩnh về cô nàng đầu bếp có tên là Grê-ten. Grê- ten không chỉ có cá tính đặc biệt mà còn thông minh nữa. Vậy nên Grê- ten sẽ mang lại cho chúng ta nhiều tiếng cười sảng khoái khi nghe câu chuyện “Grê-ten thông minh”. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru cho bé 04/04/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014
Lượt nghe: 1091
Khi còn nhỏ các bạn có thường mè nheo và đòi quà các anh chị trong gia đình không nhỉ? Chắc chắn là có. Nhưng những lúc như thế chỉ là làm nũng anh chị chút thôi, chứ thực ra chúng ta rất yêu quý các anh chị, và ngược lại anh chị cũng rất yêu quý chúng ta. Câu chuyện kể về hai cây thông, nhưng thực ra kể về tình cảm anh em trong gia đình
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2018
Lượt nghe: 831
Có chàng Hoàng tử nọ vì lỡ treo một tấm biển có đề dòng chữ không hợp ý nhà vua nên chàng đã phải đánh cược cả tính mạng của mình để tham gia vào thử thách do nhà vua đề ra: đó là chàng phải bắt chuyện được với nàng công chúa con vua. Chàng có ba ngày để hoàn thành thử thách. Giữa lúc cam go, may thay có người vú nuôi bày cách giúp chàng. Không biết rằng, sự hỗ trợ của vú nuôi có giúp Hoàng tử chinh phục thử thách? Sau đây, mời các bé cùng nghe truyện cổ tích “Hoàng tử thông minh”, qua giọng kể của chú Vĩnh Xương. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 29/6/2018)
Ngày phát hành 16:44 | 24/5/2023
Lượt nghe: 843
Ngày xửa ngày xưa có một cô gái rất đáng yêu tên là Ma-ru-xia. Nhờ trí thông minh của mình mà cô đã cứu nguy cho cha và cho chính mình rất nhiều phen đấy! Ma-ru-xi-a thông minh và dũng cảm như thế nào nhỉ? Ngay bây giờ, mời các bé cùng nghe phần 1 của truyện nhé! (Kể chuyện và hát ru 08/05/2023)
Ngày phát hành 16:57 | 24/5/2023
Lượt nghe: 837
Chúa đất tìm mọi cách để gây khó dễ cho Ma-ru-xia. Ông liên tục đưa ra những thử thách mà ông cho rằng cô sẽ nắm chắc phần thua. Ma-ru-xia cần phải vượt qua như thế nào? Liệu mọi thứ có diễn ra như Chúa đất tính toán? (Kể chuyện và hát ru 09/05/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2017
Lượt nghe: 1864
Khi chó kể khổ khi phải đi săn, còn phải thức đêm để trông nhà, mèo ta đã nghĩ cách giúp chó có một cuộc sống đỡ vất vả hơn. Mưu kế mà mèo thì thầm cho chó là gì và kế hoạch ấy có thành công không, mời các bạn cùng nghe nghệ sĩ Vĩnh Xương kể câu truyện cổ Mianma có tên gọi "Chú mèo thông minh" để tìm hiểu xem nhé! (Kể chuyện và hát ru cho bé 18/02/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2015
Lượt nghe: 1408
Ở làng nọ, có một bà lão thương chồng đi kiếm củi vất vả đã nhường cả ba nắm cơm để ông lão mang đi ăn dọc đường. Một nắm cơm tinh nghịch đã lăn thật nhanh xuống dốc khi ông lão lỡ tuột tay làm rơi nó. Ông lão tội nghiệp đã một phen mệt bở hơi tai vì phải chạy theo đuổi bắt nắm cơm ấy. Liệu ông có bắt được và trị tội nắm cơm như thế nào nhỉ, các bé cùng nghe câu chuyện cổ thế giới Ba nắm cơm để khám phá bí mật mà nắm cơm chỉ đường cho ông lão tiều phu nhé. (Kể chuyện và hát ru cho bé 06+07/07).
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2016
Lượt nghe: 2071
Ngày xưa, có một lãnh chúa nọ thuê ba người Do Thái làm việc cho mình. Ông giao cho một người canh giữ rừng, một người trông coi cối xay gió và người nghèo nhất trông nom quán trọ. Một hôm, ông gọi ba người đến và hỏi: Trên đời này cái gì nhanh nhất? Cái gì lớn nhất và cái gì đáng yêu nhất? Nếu ai trả lời thuyết phục, sẽ được miễn nộp tô thuế trong mười năm. Ai trả lời không vừa lòng ông, sẽ bị nghỉ việc. (Kể chuyện và Hát ru 22/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2017
Lượt nghe: 1957
Có một vị lãnh chúa yêu cầu ba người tá điền làm thuê trên vùng đất của mình phải trả lời ba câu hỏi nếu muốn được ông ta miễn đóng thuế đất trong vòng mười năm. Ba câu hỏi đó là gì và ai sẽ là người làm vừa lòng lãnh chúa. Câu trả lời có trong câu chuyện "Cô con gái thông minh của ông chủ quán trọ" (Kể chuyện và hát ru 21/01/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2016
Lượt nghe: 1576
Có ba câu hỏi chúng tôi đưa ra đó là:“ Cái gì nhanh nhất? Cái gì lớn nhất và cái gì đáng yêu nhất trên thế gian này?” Mỗi người sẽ tìm ra câu trả lời cho riêng mình. Còn bây giờ câu chuyện cổ tích “ "Cô con gái thông minh của ông chủ quán trọ" kể về sự đối đáp thông minh của một cô gái. Bản lĩnh và trí tuệ hơn người đã giúp hai cha con cô gái thoát khỏi sự trừng phạt của tên lãnh chúa khó tính. (Kể chuyện và hát ru 10/6/2016)
Ngày phát hành 15:29 | 28/6/2023
Lượt nghe: 1564
Chàng Tôm là người con trai thứ ba trong gia đình. Họ sống ở ngay gần cung điện. Cả ngày chàng luôn ngồi bên cạnh lò sưởi để nghịch than hồng và đẽo gọt ngọn đuốc bằng gỗ thông. Với tính cách lười biếng như thế thì sẽ làm được việc gì để giúp cha mẹ và 2 anh của chàng nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 21/06/2023)
Ngày phát hành 15:38 | 28/6/2023
Lượt nghe: 1000
Chàng Tôm đã quyết tâm vào cung điện để mong làm được điều gì đó giúp nàng công chúa xinh đẹp tươi cười trở lại. Tôm xin làm người vác củi và gánh nước trong cung vua để chờ cơ hội diện kiến công chúa. Trong một lần đi gánh nước, Tôm đã gặp một bà lão, được bà tặng cho con ngỗng bằng vàng tuyệt đẹp... (Kể chuyện và hát ru 22/06/2023)
Ngày phát hành 17:23 | 21/9/2024
Lượt nghe: 1370
Khi nhắc đến phù thủy thì ai ai cũng sợ hãi. Ấy vậy mà cậu bé Bin Ki lại tạm biệt mẹ và tìm đến nhà của một phù thủy. Cậu bé còn xin phù thủy cho mình vào ở cùng nữa chứ. Bin Ki quả là một cậu bé khác
thường. Chuyện gì đã xảy ra khi Bin Ki và phù thủy ở cùng nhau trong một nhà? (Kể chuyện và hát ru 18/9/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2016
Lượt nghe: 1799
Nhờ thông minh, nhanh trí, cậu bé trong câu chuyện đã nhiều lần giúp đỡ được mọi người và khiến nhiều người tài giỏi cũng phải khâm phục. Điều đặc biệt là cậu bé với cách đối đáp thông minh đã khiến mọi người tự nhận ra sai lầm của mình để sửa chữa.(Kể chuyện và hát ru cho bé 18/4/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2015
Lượt nghe: 1270
Khiến cho tên bắt cóc chóng mặt khi dùng chính câu chuyện của hắn để trả đũa, cậu bé nhanh trí còn khiến hắn khiếp vía khi sáng tạo ra những câu đố lắt léo. Tâm phục khẩu phục, tên bắt cóc đành đem trả cậu bé về với gia đình cậu. Nhờ trí thông minh, cậu bé đã tự giải thoát cho mình. (Kể chuyện và hát ru cho bé 16 + 17/3/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2018
Lượt nghe: 1621
Có một cây thông nọ tuy còn nhỏ nhưng đã rất kiêu kỳ. Cây thông tự cho mình là thanh cao nhất khu rừng nên sống tách biệt với vạn vật xung quanh. Nhìn thấy những cây thông cao lớn được đưa ra khỏi khu rừng để phục vụ cuộc sống của con người như là làm cột buồm hay trang trí mùa lễ hội, cây thông non muốn mình lớn thật nhanh để được giống như vậy. Thế rồi theo năm tháng, cây thông non đã trở thành một cây thông trưởng thành và được tham gia vào mùa lễ hội của con người. Câu chuyện diễn ra như thế nào? Liệu rằng những mộng mơ rong chơi của cây thông có giống như cậu ấy tưởng tượng? (VOV6 Kể chuyện và Hát ru cho bé 25/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2018
Lượt nghe: 799
Trong chương trình “Kể chuyện và Hát ru cho bé” hôm nay, chị sẽ chuyển tới chúng mình phần kết của truyện “Cây thông non”, tác phẩm của nhà văn An-đéc-xen, các bé có hồi hộp không nào? Các bé ơi, niềm vui được tham gia lễ hội của cây thông thật là ngắn ngủi. Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc cây thông trở nên xác xơ, không ai để ý tới. Nỗi buồn chưa dừng lại ở đó vì sau đó cậu ấy không may bị chuyển lên nhà kho tối tăm và bị lãng quên. Số phận của cây thông sẽ như thế nào? (VOV6 Kể chuyện và Hát ru cho bé 26/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020
Lượt nghe: 1692
Chàng trai trong câu chuyện này rất thông minh nhanh nhẹn. Mặc dù bị lão phù thủy biến thành các con vật khác nhau nhưng chàng đã chỉ cách cho cha mình nhận ra. Sau đó, chàng trai cũng học được nhiều phép thuật. Những phép thuật này có giúp ích hay đem lại phiền toái cho cha con chàng? (Kể chuyện và hát ru 18/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2020
Lượt nghe: 1538
Thoát khỏi lão phù thủy, chàng trai cũng học được những phép màu. Song những thử thách vẫn đến với chàng. Với trí thông minh, sự nhanh nhẹn và can đảm, chàng trai ấy đã vượt qua những trở ngại như thế nào để có cuộc sống bình yên? (Kể chuyện và hát ru cho bé 19/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2016
Lượt nghe: 2155
Có một chú mèo và một chú chó, chung sống hòa thuận trong ngôi nhà nọ. Một hôm, chó kêu than với mèo rằng, số kiếp của chú ta thật khổ cực, vất vả và muốn cuộc đời mình được nhàn hạ hơn, giống như là mèo vậy. Mèo liền bày cách: chó hãy gây ra điều gì đó làm ông chủ tức giận, sau đó bỏ ăn để ông chủ rủ lòng thương, thì sẽ được ăn ngon và đỡ việc mệt nhọc. Mèo vô tư bày cách cho chó, mà không biết rằng ông chủ đã nghe được toàn bộ cuộc trò chuyện. Không biết mưu kế của mèo có phát huy tác dụng không nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 09/11/2016)
Ngày phát hành 10:49 | 23/12/2022
Lượt nghe: 854
Chàng hoàng tử có rất nhiều tham vọng trong việc thay đổi bản năng và thói quen của các con vật. Nhưng cuối cùng chàng đã thất bại, bởi mỗi con vật đều có một đặc điểm, tập tính khác nhau. Sau cùng hoàng tử và mèo thông thái có là bạn tốt của nhau hay không? (Kể chuyện và hát ru 19/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2020
Lượt nghe: 1025
Có một chú ngựa mang bộ lông màu hồng đào rất đẹp. A Thanh đã mua về và chăm sóc, nuôi nấng, đối xử với chú như một người bạn. Đáp lại tấm lòng của ông chủ, chú ngựa đã giúp A Thanh rất nhiều việc có ích... (Kể chuyện và hát ru 20/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2019
Lượt nghe: 718
Bù lại vẻ ngoài chậm chạp, rùa là loài vật rất nhanh trí và thông minh, tốt bụng. Trong một cuộc đấu trí với loài cáo nổi tiếng gian manh và xảo quyệt, rùa đã dùng sự bình tĩnh và kiên định của mình và giành chiến thắng. Điều này khiến cáo hết sức tức giận... (Kể chuyện và hát ru 02/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 749
Có một chàng trai nọ bị nhà mua trừng phạt vì những tội lỗi mà mình đã gây ra. Chàng ta phải đáp ứng rất nhiều thử thách khó khăn do nhà vua đặt ra. Song trớ trêu thay, nhà vua lại trở thành nạn nhân bởi chính những thử thách này. Vì sao lại như vậy? (Kể chuyện và hát ru 17/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020
Lượt nghe: 1022
Có lão địa chủ nọ rất hống hách và coi thường các bác nông dân trong vùng. Một hôm, lão mở tiệc tùng thiết đãi bạn bè. Sau khi đã no say, lão cho gọi bác nông dân nghèo khó nhất làng đến để hòng đưa bác ra làm trò cười mua vui. Ai ngờ, chính lão lại trở thành nạn nhân... (Kể chuyện và hát ru 09/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2018
Lượt nghe: 1517
Chú dê con Ku - rus cực kỳ thông minh và đáng yêu. Dù nhỏ tuổi nhưng Ku - rus dũng cảm và nhanh trí lắm. Chú đã bày mưu cho cả đoàn vượt qua nhiều thử thách. Làm cách nào để thoát khỏi đàn cá sấu gian ác, chúng mình cùng nghe câu chuyện về chú dê Ku - rus nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 06/6/2018 )
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2018
Lượt nghe: 1252
Sau khi cả đoàn thoát khỏi nanh vuốt của đàn cá sấu, nhờ trí thông minh tuyệt vời của chú dê Ku - rus, cả đoàn lại tiếp tục gặp thử thách khác, đó là con báo hung dữ. Một lần nữa Ku - rus lại nhanh trí giúp cả đoàn vượt qua con báo hung dữ này. Chúng mình cùng nghe tiếp câu chuyện về Ku- rus nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 07/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2016
Lượt nghe: 2482
Có một chú thỏ trắng tự tin rằng mình không thua kém bất cứ con vật nào trong khu rừng. Bằng trí thông minh của mình, thỏ trắng khiến những loài vật khỏe mạnh như hổ, cá sấu phải chịu thua. Từ đó, thỏ trắng trở nên kiêu ngạo, coi thường loài vật khác. Vì hợm hĩnh và kiêu ngạo mà thỏ trắng đã thua chú ốc sên nhỏ bé hơn mình. Câu chuyện giúp mọi người hiểu hơn ý nghĩa của sự khiêm tốn, học hỏi người khác. (Kể truyện và hát ru 03/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2017
Lượt nghe: 2077
Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm thỏ trắng đã chiến thắng cả hổ và cá sấu. Từ đó, thỏ trở nên kiêu ngạo coi thường các loài vật khác trong rừng. Ốc sên nhỏ bé đã dạy cho thỏ một bài học về thói xấu kiêu ngạo, hợm hĩnh. Một câu chuyện đề cao tinh thần khiêm tốn, học hỏi người khác. (Kể truyện và hát ru 28/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2017
Lượt nghe: 2155
Có một cậu bé có cái tên rất ngộ nghĩnh tên là Ngón Cái, bởi vì cậu chỉ bé bằng ngón chân cái thôi. Tuy rất bé nhưng Ngón Cái rất ngoan, đáng yêu và vô cùng thông minh. Ai cũng yêu quý Ngón Cái bởi những phẩm chất ấy. (Kể chuyện và hát ru 25/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2017
Lượt nghe: 1629
Bánh là một lại thức ăn được mọi người rất yêu thích. Trong cuộc sống có rất nhiều loại bánh khác nhau mà chúng ta khó có thể nhớ tên và kể ra được. Hôm nay, chúng ta cùng nghe truyện cổ tích Nga về một loại bánh xèo kì lạ qua giọng kể của nghệ sĩ Nguyễn Huấn. Những chiếc bánh xèo là do anh chàng Ivan treo lên cây. Việc làm của Ivan không hề ngốc nghếch đâu các bé ạ. Trí thông minh của Ivan đã giúp hai anh em chàng giữ lại được hũ vàng mà Ivan tìm thấy trong rừng. (Kể chuyện và Hát ru 30/11/2017)
Ngày phát hành 9:33 | 16/3/2022
Lượt nghe: 832
Bình Ngô đại cáo là áng văn chính luận “vô tiền khoáng hậu” của nền văn học Trung đại Việt Nam. Tác phẩm mang ý nghĩa to lớn về lịch sử, chính trị đồng thời cũng mang những giá trị văn chương vô cùng sâu sắc. Đây là tác phẩm có vị trí quan trọng trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông... (Văn nghệ thiếu nhi 14/03/2022)
Ngày phát hành 11:26 | 7/4/2023
Lượt nghe: 629
Hình ảnh người cha và con trai bước đi trên bờ biển trong một buổi sáng tươi hồng, với lời tâm tình thủ thỉ của người cha dành cho con đầy xúc động. Đó là bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Khi đọc và tìm hiểu tác phẩm này, hẳn là các bạn có nhiều cảm xúc đẹp về tình cha con, vẻ đẹp thiên nhiên và trên hết là ước mơ cháy bỏng, khao khát đổi thay và khám phá của người con được tác giả khắc họa trong bài thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 03/04/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2019
Lượt nghe: 809
Những tiết lý luận văn học là một phần khá quan trọng của môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Mang tính lý thuyết và nội hàm sâu rộng nên lý luận văn học khá khô khan, trừu tượng, làm giảm hứng thú với người học. Chia sẻ của phó giáo sư – tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên, hiện công tác tại viện Văn học sẽ gợi mở cho chúng mình hướng tiếp cận phân môn này... (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2019)
Ngày phát hành 11:8 | 15/2/2022
Lượt nghe: 857
Cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và cô giáo Phùng Thị Thư giúp chúng mình hệ thống lại các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình, nắm vững từng thể loại, hiểu sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm... (Văn nghệ thiếu nhi 14/02/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2016
Lượt nghe: 1005
Thi hào Tú Xương được giới thiệu trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông như một tác gia nối thế kỉ XIX và thế kỷ XX. Không chỉ giỏi về thơ Nôm, Tú Xương còn là dịch giả của nhiều bài thơ chữ Hán. Đây là nét mới trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về gia tài thi ca Tú Xương để lại cho cuộc đời. (Trang văn học nhà trương 20/12/2016)
Ngày phát hành 16:26 | 19/7/2022
Lượt nghe: 727
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần: phần đọc hiểu (3 điểm), phần làm văn (7 điểm) với 2 câu: câu nghị luận xã hội (2 điểm) và câu nghị luận văn học (5 điểm). Đây là cấu trúc ổn định trong những năm gần đây. Đề thi năm nay có phần hấp dẫn ở ngữ liệu, kích thích sự sáng tạo và độc lập. Mong rằng các bạn sẽ hài lòng với kết quả của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 18/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2019
Lượt nghe: 930
Suốt 17 năm qua, học Văn theo phương pháp "trả tác phẩm" về cho học sinh đã trở thành thương hiệu của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội), trở thành cách học văn theo kiểu Chuyên ngữ được các CNNer hào hứng đón nhận. Đêm sân khấu hóa tác phẩm văn học lần thứ IV thực sự là sân chơi văn hóa đầy say mê và sáng tạo, thắp sáng ngọn lửa văn chương trong trái tim mỗi CNNer... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2018
Lượt nghe: 574
Hẳn là không dễ rồi, khi học văn học trung đại, bởi chúng xa lắc xa lơ, ngôn ngữ thì rối rắm khó hiểu. Nhưng không hề vô lý khi bao sáng tác của hàng trăm năm trước vẫn hiện hữu, vẫn song hành cùng chúng ta. Rồi sẽ có lúc bạn thấy mình vô cùng sáng suốt khi đã bỏ công "cầy" những tác phẩm khó ơi là khó ấy... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 29/10/2018)
Ngày phát hành 11:5 | 2/7/2021
Lượt nghe: 577
Một trong những tác phẩm thuộc thời kì thơ mới trong chương trình ngữ văn lớp 11, đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế đã được nhà thơ Hàn Mặc Tử tái hiện trong tâm thức, thể hiện tình yêu khắc khoải, cô đơn. Cô giáo Mai Thị Nguyệt đã có những phát hiện mới như thế nào từ bài thơ vốn quen thuộc này? (Văn nghệ thiếu nhi 28/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 1001
Nhắc đến Thơ mới không thể không nhắc đến "Đây thôn Vĩ Dạ" - một sáng tác kết tinh vẻ đẹp của thơ Hàn Mặc Tử. Điều đặc biệt là ông làm bài thơ này khi chưa đến thôn Vĩ Dạ - một địa danh của Huế, và bản thân ông đang trong thời gian trị bệnh, cả sức khỏe và tinh thần đều sa sút. Cô Mai Thị Nguyệt - giáo viên ngữ văn trường trung học phổ thông Chu Văn An – thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình trong bài học này... (Văn nghệ thiếu nhi 31/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2016
Lượt nghe: 2373
Bài thơ “Bài ca về trái đất” của nhà thơ Định Hải nằm trong chùm thơ được ông viết khi tham dự trại hè thiếu nhi quốc tế năm 1978 tại Đức. Chùm thơ có một điểm chung là thể hiện tinh thần hòa nhập, hữu nghị, tình bạn tuổi thơ với bạn bè năm châu, toát lên qua các hình ảnh như “trái đất, “chim câu trắng”, “mái nhà chung”, các nhan đề thơ như: ‘hồ thiên đường”, “khu rừng hạnh phúc”, “ngày hội”, “nếu chúng mình có phép lạ”. (Văn nghệ thiếu nhi 30/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2018
Lượt nghe: 693
Nhằm lan toả thông điệp về sự trân quý thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong con trẻ, VTV 24- Vì tầm vóc Việt tổ chức cuộc thi "Họa sĩ xanh", tại Trường TH School. Đây không chỉ là sân chơi giúp các bạn thoả sức sáng tạo mà còn là nơi các bạn nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề của cộng đồng. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/07/2018)
Ngày phát hành 21:27 | 12/12/2021
Lượt nghe: 606
Cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với tác giả Đặng Thiên Sơn sẽ giúp chúng mình hiểu hơn việc chọn lựa tác phẩm vào chương trình học là vô cùng quan trọng. Những tác phẩm hay sẽ là nguồn cảm xúc tuyệt vời giúp chúng mình thêm yêu văn chương, thấy được những vẻ đẹp lấp lánh, những giá trị mà tác phẩm mang lại... (Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2016
Lượt nghe: 1961
Nhà văn Vũ Tú Nam sáng tác nhiều cho thiếu nhi. Những trang văn trong sáng mang đậm hơi thở của thiên nhiên và các loài vật giúp các em thấy cần phải sống có trách nhiệm hơn với những gì xung quanh mình. Bên cạnh đó chúng ta còn được thưởng thức những áng văn giàu hình ảnh viết về vẻ đẹp của cây gạo- hoa gạo, một loài cây luôn được ví như những người nông dân chất phác, mộc mạc và không ngừng vươn lên trong cuộc sống.(Văn nghệ thiếu nhi 17/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 921
Trong chương trình trước, nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc đã hướng dẫn chúng mình kỹ thuật chụp ảnh chân dung và chụp vật chuyển động sao cho đẹp mắt thông qua chiếc điện thoại thông minh. Ở chương trình này, anh Đoàn Bắc sẽ hướng dẫn kỹ thuật chụp ảnh cực hot là chụp ảnh Selfie. Nắm chắc kỹ thuật này, chúng mình sẽ tự chụp được chân dung của mình đẹp ngất ngây ấy chứ... (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 740
Những chiếc điện thoại thông minh đã giúp chúng ta chủ động lưu lại nhiều khoảnh khắc ý nghĩa. Thế nhưng có bao giờ ta so sánh cùng là chiếc điện thoại đó mà bạn mình chụp đẹp thế, còn mình thì lại không? Nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc sẽ bật mí với chúng mình sự thú vị khi dùng điện thoại thông minh chụp ảnh và một số kỹ thuật giúp ta có những bức hình đẹp... (Văn nghệ thiếu nhi 28/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2020
Lượt nghe: 401
Trong chương trình trước, nhiếp ảnh gia Đoàn Bắc đã hướng dẫn chúng mình cách lấy sáng và căn chỉnh khung hình khi chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. Trong chương trình này, anh sẽ chia sẻ những bài chụp chi tiết như chụp chân dung, chụp vật chuyển động... (Văn nghệ thiếu nhi 04/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 577
Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đoàn Bắc đã bật mí với chúng mình rất nhiều bí kịp để chụp những bức ảnh đẹp thông qua điện thoại thông minh. Từ lý thuyết đến thực hành là một quãng đường, nếu thường xuyên luyện tập sẽ thành công. Chúng mình tham gia một buổi thực hành chụp ảnh cùng các bạn trong CLB Nghệ thuật Art Star- Báo TNTP và Nhi Đồng nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2020)
Ngày phát hành 10:25 | 18/9/2022
Lượt nghe: 517
Vừa qua Khoa Viết văn - Báo chí trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tổ chức lớp tập huấn “Gặp gỡ các nhà văn có tác phẩm trong chương trình phổ thông”. Tại đây, các thầy cô giáo gặp gỡ, trao đổi với các nhà văn, nhà thơ cùng những nhà nghiên cứu, phê bình văn học thông qua 11 chuyên đề như “Thơ thiếu nhi do thiếu nhi viết và thơ thiếu nhi của người lớn viết cho thiếu nhi”, “Một số vấn đề thời sự văn học”, “Đọc hiểu tác phẩm tự sự”, “Con đường thơ ca – con đường của cái đẹp”… (Văn nghệ thiếu nhi 12/09/2022)
Ngày phát hành 8:37 | 3/11/2022
Lượt nghe: 784
Ở khía cạnh tri thức, nhà thơ, danh sĩ Nguyễn Thông được đánh giá là một người thầy đáng kính, một người làm quản lý giáo dục có nhiều đóng góp về giáo dục ở vùng đất phương Nam. Ông là người tiếp tục phát huy học phong Nam Bộ - một truyền thống học vấn khởi đầu từ nhà giáo Võ Trường Toản, chú trọng ở nghĩa lý, chứ không trọng từ chương, đề cao đạo lý, chú trọng thực thực tiễn và vị đời. Theo PGS.TS Lê Quang Trường, vì gia cảnh nghèo, đường khoa cử lận đận, bước đầu Nguyễn Thông nhận chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, bắt đầu con đường làm quan của mình từ chức học quan ở một huyện nhỏ. Trải qua một hành trình dài, bằng chính những trải nghiệm của mình, ông không chỉ mong muốn nối dài học phong trọng thực dụng và vị đời ở Nam Bộ mà còn mong muốn được lan toả trong cả nước nhằm chấn chỉnh hiện tượng tầm chương trích cú sáo rỗng thời bấy giờ:
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019
Lượt nghe: 915
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, từ Hà Nội tản cư lên vùng núi Lương Sơn (Hòa Bình), văn sĩ Tùng Giang – Vũ Đình Trung được biết chuyện tình bi thương của đôi trai tài gái sắc xứ Mường – Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung. Câu chuyện hai nấm mồ của một người vì nước mà chết , một người đành đoạn quyên sinh vì bị ép duyên đã được một người bạn của người đã khuất là cụ Chế Quang Tuyển ghi lại dưới dạng vần điệu của thi ca dân tộc Mường. Từ đây văn sĩ Tùng Giang – Vũ Đình Trung đã cảm tác nên hơn một nghìn câu thơ song thất lục bát viết về thiên tình sử bi hùng của Đinh Lăng – Quách Mỵ Dung. Truyện thơ “Đồi thông hai mộ” đã ra đời và nhanh chóng có một chỗ đứng trong lòng bạn đọc, công chúng...(Tìm trong kho báu phát 15/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020
Lượt nghe: 1191
Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một nhiệm kỳ mới hứa hẹn những đột phá không chỉ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà còn cho tất cả các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những người đang dùng ngòi bút của mình để phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nói lên tiếng lòng của nhân thông qua tác phẩm văn chương cụ thể, chất lượng, đưa vị thế nền văn chương nước nhà lên tầm cao mới, được bạn bè năm châu đón nhận. Chúng ta cùng hi vọng và kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian tới sẽ thay đổi cả về chất và lượng, để văn chương luôn là cấu nối gắn kết những con người với nhau...(Văn nghệ 26/11/2020)
Ngày phát hành 11:13 | 13/9/2023
Lượt nghe: 966
Trong ca dao đối đáp tình yêu nam nữ, cũng phong phú và dồi dào không kém sự thông minh, nhạy bén, đáo để và chua ngoa của phái nữ là những câu đáp trả tinh vi của các chàng trai. Họ là những anh chàng không phải tay vừa, cũng chua ngoa, đanh đá không thua gì phái nữ.
Ngày phát hành 15:36 | 7/9/2023
Lượt nghe: 1142
Trong đề tài ca dao đối đáp thì những cặp ca dao có nội dung đối đáp (theo kiểu “ăn miếng trả miếng”) được đánh giá là mảng hay nhất, thú vị nhất. Theo Tiến sĩ La Mai Thi Gia, những câu nói qua nói lại, vặn qua vặn lại, đá qua đá lại… của các cặp nhân vật trữ tình trong mảng ca dao này đã thể hiện được đầy đủ tính cách chất phác, nghịch ngợm, dí dỏm của người bình dân. Những câu đối đáp sắc sảo là kết tinh của sự thông minh, đáo để, bộc trực, thẳng thắn của người dân lao động. Đặc biệt, ca dao xưa đề cao sự nhanh nhạy của người phụ nữ, thể hiện qua những lời đối đáp hết sức thông minh, khôn ngoan, khéo léo.
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2019
Lượt nghe: 13134
Để tạo nên hồn vía của làng quê trong tác phẩm của mình, bên cạnh việc miêu tả cảnh quê, nhà văn Trần Tiêu còn khắc họa hình ảnh, tâm tư, tình cảm của người dân quê. Trong đó, ông đặc biệt dành nhiều cảm tình cho người phụ nữ, những người vợ, người mẹ tảo tần khuya sớm vì chồng, vì con...(Tìm trong kho báu phát 25/4/2019)
Ngày phát hành 8:52 | 28/10/2022
Lượt nghe: 786
Trong gần 60 năm cuộc đời, nhà nho Nguyễn Thông thể hiện sự gắn bó mật thiết với đời sống của người dân lao động nơi ông sinh ra, lớn lên và tại chức quan lại. Trong vai trò một trí thức yêu nước, ông đã đi sâu cụ thể vào các mặt của xã hội nhằm hướng tới việc cải thiện đời sống người dân. Năm 1984, cách đây đã gần 40 năm, kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Thông, trong một bài viết đầy tâm huyết, Giáo sư Nguyễn Lộc đã khẳng định: “Trong suốt cuộc đời long đong vất vả, Nguyễn Thông đã ngày đêm suy nghĩ về đời sống của nhân dân và vận mệnh của Tổ quốc. Tình cảm mãnh liệt này đã thể hiện sâu sắc qua toàn bộ thơ văn của ông. Thơ văn của Nguyễn Thông cũng vì thế là sự phản ánh trung thành của đời sống xã hội và sự kết tinh phong phú tư tưởng xã hội và hành động xã hội của ông”:
Ngày phát hành 14:32 | 11/11/2022
Lượt nghe: 738
Là nhà hoạt động chính trị, xã hội, nhà giáo dục, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, nhà sử học có ý thức trách nhiệm cao, Nguyễn Thông có những đóng góp rất tích cực cho đất nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19. Cuộc đời của ông xác lập tư thế một nhà nho hành đạo trong thời đại mới, không chỉ theo đuổi lý tưởng khoa cử, trung quân ái quốc mà còn tích cực tham gia vào công cuộc kháng Pháp, đem nhiệt huyết và tài năng ra giúp nước, giúp đời. Và cũng như nhiều nhà nho cùng thời, qua các trước tác, nhà thơ Nguyễn Thông gửi gắm tâm sự cá nhân, đặc biệt là tấm lòng với cố hương:
Ngày phát hành 8:47 | 20/10/2022
Lượt nghe: 1856
Nhà thơ Nguyễn Thông (còn có tên khác là Nguyễn Thới Thông, tự Hy Phần, và nhiều biệt hiệu: Kỳ Xuyên, Độm Am, Đạm Trai) sinh năm 1827 tại phủ Tân An, tỉnh Gia Định, nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Cụ Nguyễn Thông đỗ cử nhân năm 1849, từng làm quan, giữ nhiều chức vụ như: Án sát Khánh Hòa, Bố Chánh Quảng Ngãi, Bố Chánh Bình Thuận. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Thông trải qua nhiều sóng gió, truân chuyên bởi đức tính thẳng ngay, không dối trá nên nhiều kẻ xu nịnh, vu cáo, hãm hại. Cụ mất vào năm 1884, thọ 57 tuổi, được an táng tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Về sự nghiệp nghiên cứu, cụ Nguyễn Thông để lại những bộ sử liệu quan trọng là “Khâm định Nhân sự kim giám”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” và “Việt sử thông giám cương mục khảo lược”. Về sáng tác thơ văn, đến nay, giới nghiên cứu đã sưu tầm được 76 bài thơ, 25 bản văn, 6 bản sớ điều trần của cụ nằm trong các tập: “Độm Am thi văn tập”, “Kỳ Xuyên thi văn sao”, “Kỳ Xuyên công độc”, “Dưỡng chính lục”...
Ngày phát hành 9:36 | 24/10/2017
Lượt nghe: 3676
Bà con vùng quê nọ đang phải hứng chịu hậu quả vì những người lái xe tải vứt những con lợn chết bừa bãi, gây ô nhiễm nặng nề. Thái độ của người dân đối với hành vi này ra sao… Bằng lối kể chuyện không gò ép, có những tình tiết bi hài khá hấp dẫn… câu chuyện là lời cảnh tỉnh rất đáng quan tâm trong xã hội hiện đại, khi bất cứ hành vi nào cũng gây ra những phản ứng dây chuyền….
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2016
Lượt nghe: 3291
Vì cha mắc bệnh nan y cần tiền chạy chữa nên Nga, cô gái ngoan hiền đến làm giúp việc cho gia đình ông Bình với cậu con trai bị bệnh nhũn não. Từ đây, xuất hiện không ít tình huống hấp dẫn, đầy kịch tính và những bước phát triển bất ngờ, mở ra nhiều cảnh đời và số phận con người! Qua những tình huống ấy, các tác giả muốn gửi tới người nghe thông điệp về sự nhân văn, luật nhân quả của cuộc sống hiện đại.
Tác giả kịch bản: Phạm Dũng
Các nghệ sĩ kịch nói Thủ đô trình diễn
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2015
Lượt nghe: 3377
Trong nghệ thuật Tuồng truyền thống, bên cạnh trình thức biểu diễn, nghệ thuật hóa trang - hay nói cụ thể hơn là vẽ mặt nạ - cũng là một phương tiện giúp người nghệ sĩ biểu diễn lột tả tính cách nhân vật... Câu chuyện giữa phóng viên Trần Hiếu và NSND Đàm Liên giúp người nghe hiểu hơn về nghệ thuật hóa trang nhân vật Tuồng
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2015
Lượt nghe: 2174
Sống trong sự quan tâm, chăm sóc đủ đầy của cha mẹ, nhưng cậu bé trong câu chuyện lại có ước mơ "không bình thường" khiến những người lớn thấy "sốc"... Vậy điều không bình thường này cần uốn nắn, hay chính sự toan tính, khô cằn trong chúng ta đa biến suy nghĩ của con trẻ trở nên không bình thường.
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2015
Lượt nghe: 2799
Đào - một cô gái tài sắc, giỏi nghề tranh truyền thống có mối nhân duyên với Hoàng Mai, một thầy dạy nghề. Nhưng rồi, Đào gặp Thanh Long, một người bạn xưa, nay là Việt kiều hứa giúp cô ăn học ở nước ngoài. Tuy không được cha và Hoàng Mai ủng hộ nhưng Đào vẫn quyết tâm ra nước ngoài với ý định học hỏi kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho nghệ thuật cha ông truyền lại. Tuy nhiên, những gì diễn ra chẳng theo suy nghĩ của cô gái ngây thơ ấy…
Vở chèo: Người vẽ tranh làng nghề
Tác giả: Nguyễn Chiến Thạc
Biểu diễn: Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2015
Lượt nghe: 1283
Đào - một cô gái tài sắc, giỏi nghề tranh truyền thống có mối nhân duyên với Hoàng Mai, một thầy dạy nghề. Nhưng rồi, Đào gặp Thanh Long, một người bạn xưa, nay là Việt kiều hứa giúp cô ăn học ở nước ngoài. Tuy không được cha và Hoàng Mai ủng hộ nhưng Đào vẫn quyết tâm ra nước ngoài với ý định học hỏi kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho nghệ thuật cha ông truyền lại. Tuy nhiên, những gì diễn ra chẳng theo suy nghĩ của cô gái ngây thơ ấy…
Vở chèo: Người vẽ tranh làng nghề
Tác giả: Nguyễn Chiến Thạc
Biểu diễn: Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày phát hành 15:35 | 13/5/2021
Lượt nghe: 1736
Sau một thời gian dài đứt đoạn và có phần vắng bóng, đề tài nông thôn đã trở lại với văn học nước nhà cùng sự “kích cầu” của cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập”, do báo Nông thôn Ngày nay, báo điện tử Dân Việt, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức cũng như xuất phát từ thôi thúc của người viết. Với một đề tài cũ, các cây bút sẽ có tìm tòi mới mẻ nào? PV VOV6 đối thoại với nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2020
Lượt nghe: 977
Nhiều năm qua, chương trình “Sân khấu truyền thanh” của Đài Tiếng nói Việt Nam luôn được thính giả cả nước yêu mến, đón nhận. Vậy, điều gì đã làm nên thương hiệu cho chương trình này và vì sao chương trình có sức hấp dẫn dài lâu đến thế? PV VOV6 trò chuyện với đạo diễn, nghệ sĩ ưu tú Trịnh Quang Khanh về chủ đề này. (Đối thoại mở 02/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020
Lượt nghe: 872
Sau thời gian vắng bóng, thời gian gần đây, một số bộ phim về đề tài nông thôn xuất hiện trở lại trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là những bộ phim này mang nhiều tính giải trí hơn là chính luận, đào sâu những vấn đề nổi cộm của nông thôn. PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2019
Lượt nghe: 1066
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là đề tài lớn trong sáng tác văn học, nhưng hiện nay, vì nhiều lý do mà đề tài này ít được quan tâm. Phải chăng đề tài về “Tam nông” đã không còn đủ sức hấp dẫn đối với người cầm bút trên “cánh đồng” văn chương? PV VOV6 đối thoại với nhà văn Trần Thanh Cảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 21/08/2019)
Ngày phát hành 10:45 | 21/9/2023
Lượt nghe: 1849
Từ trước đến nay, trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta, môn Văn vẫn được coi là một trong những môn học quan trọng hàng đầu, có mặt ở tất cả các cấp học. Học Văn không chỉ đơn thuần để lấy tri thức và rèn kỹ năng mà còn để trau dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Học Văn cũng là học làm người. Thế những một thực tế cho thấy học sinh học môn Văn hiện nay dường như không có nhiều hứng thú, rất ít các em yêu thích việc tìm đọc các tác phẩm văn học. Nhiều giáo viên chỉ đạo các em việc học thuộc lòng các bài văn cho trước để vượt qua các kỳ thi. Việc dạy và học môn Văn thế nào cho tốt là vấn đề chưa bao giờ cũ, cần được đặt ra và thảo luận trao đổi một cách nghiêm túc bằng tất cả trách nhiệm, tình cảm của những ai nặng lòng với nền giáo dục nước nhà. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/9/2023)
Ngày phát hành 15:53 | 18/7/2024
Lượt nghe: 1432
Với chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình”, từ ngày 6/7 đến 26/7, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ hội vì hòa bình. Trên mảnh đất nhiều đau thương bởi bom đạn chiến tranh, giờ đây, Quảng Trị đang từng ngày đổi thay, được lựa chọn là nơi truyền đi thông điệp về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam yêu chuộng hòa bình. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 23:35 | 20/2/2022
Lượt nghe: 482
Vở kịch rối “Quê em chống dịch” của Nhà hát Múa rối Thăng Long đoạt giải Nhất cuộc Bình chọn các sản phẩm bản ghi âm, ghi hình về nghệ thuật biểu diễn tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2020
Lượt nghe: 574
Là một hoạt động nằm trong dự án dài hơi mang tên “Đánh thức di sản” của nhóm họa sỹ 33A, triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm qua chuyến điền dã đến làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 29/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2019
Lượt nghe: 677
Chương trình chính luận - nghệ thuật đặc biệt do Đài Tiếng nói Việt Nam; tỉnh Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức không chỉ mang đến những cảm xúc thiêng liêng cho khán thính giả mà còn truyền đi những thông điệp ý nghĩa. (Làn sóng nghệ thuật 13/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 780
Triển lãm giới thiệu 79 bức ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Lam, ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp về đời sống của chim hải âu và sếu đầu đỏ. (Làn sóng nghệ thuật 25/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2019
Lượt nghe: 714
Sau khi một loạt bộ phim truyền hình do NSND Nguyễn Hữu Phần làm đạo diễn như: “Ma làng”, “Đất và người”, “Gió làng Kình”, “Bão qua làng”… thì ông đã được khán giả gọi bằng cái tên trìu mến “ông Phần nông dân”. Ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 23/8/2019)
Ngày phát hành 11:8 | 27/6/2022
Lượt nghe: 1127
“Vết dao ngược đêm trăng” là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Dương Thanh Biểu. Với cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã phản ánh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra vô cùng phức tạp, những góc khuất của ngành tư pháp mà người đọc chưa từng được tiếp cận. Nhà văn đã dũng cảm khi viết lên sự thật và thể hiện cái nhìn nhân văn trong quá trình truy tố, xét xử. BTV Vân Khánh có một vài cảm nhận về tác phẩm này qua bài “Vết dao ngược đêm trăng – Thông điệp nhân văn”.
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 1468
Bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được sản xuất năm 1995. Phim đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế. (Điểm hẹn văn nghệ 23/5/2020)
Ngày phát hành 8:51 | 16/3/2023
Lượt nghe: 1367
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An vừa được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cả huyện đang tưng bừng, rộn rã chuẩn bị đón nhận danh hiệu cao quý này. Là người gắn bó và theo dõi sát sao quá trình nhân dân Quỳnh Lưu phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nhà văn Hồ Ngọc Quang bồi hồi nhớ lại những chuyến đi thực tế tại địa phương này và được ông ghi lại trong bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 0:0 | 10/8/2016
Lượt nghe: 1587
Cuốn tiểu thuyết kinh điển "Ruồi trâu" chuyển tải những vấn đề gì mà chúng ta vẫn đang đi tìm lời giải đáp? Sự đồng nhất và khác biệt giữa bài thơ và bài hát "Hai nửa vầng trăng". Những đòi hỏi đặt ra cho kịch phát thanh hiện đại. Chuyện tình yêu tròn đầy viên mãn của tác giả "Chiếc khăn piêu". Đó là những nội dung mà Điểm hẹn văn nghệ muốn chia sẻ cùng các bạn. (Điểm hẹn văn nghệ 11/8 + 13/8/2016)