Hệ thống tìm thấy 36 kết quả
Ngày phát hành 19:16 | 24/9/2023
Lượt nghe: 245
Dòng truyện tranh manga của Nhật Bản được các độc giả trẻ Việt Nam đón nhận không chỉ bởi nội dung hấp dẫn, mà ngay cả hình vẽ cũng rất sinh động ngộ nghĩnh. Câu chuyện về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, về bạn bè trường lớp thông qua ngôn ngữ dí dỏm luôn là chủ đề được nhiều tốp học sinh chia sẻ mỗi khi gặp gỡ nhau. Xuất phát từ điều đó, vừa qua Nhà xuất bản Kim Đồng đã tái bản bộ truyện “Nhóc Maruko” của nhà văn, họa sĩ Nhật Bản Momoko Sakura... (Văn nghệ thiếu nhi 19/09/2023)
Ngày phát hành 9:50 | 21/8/2024
Lượt nghe: 1235
Trong nhiều tấm gương anh dũng, thế hệ trẻ sẽ không thể quên người nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã ngã xuống khi vừa tròn 16 tuổi. Nhân dịp này, tại phòng đọc của Nhà xuất bản Kim Đồng,
buổi đọc sách “Chị Sáu ở Côn Đảo” của tác giả Lê Quang Vịnh đã thu hút nhiều bạn học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu về cuộc đời của người
nữ anh hùng... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/8/2024)
Ngày phát hành 9:10 | 29/6/2021
Lượt nghe: 1348
Nhà văn Phạm Duy Nghĩa từng có những tâm sự về hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này trong một bài viết mang tên Trang đời và trang sách. Theo đó, cô gái xuống ga Vĩnh Yên vốn là một câu chuyện có thật ở ngoài đời mà nhân vật tôi trong truyện cũng chính là tác giả. Trên chuyến tàu từ Lào Cai về Hà Nội, anh đã ngồi cùng ghế với một cô gái trẻ tên là Diễm Quyên. Mọi tình tiết diễn ra y như trong diễn biến của câu chuyện chúng ta vừa nghe. Ngoài đời thực, Diễm Quyên đã theo tác giả về ký túc xá ở hẳn một tuần. Phạm Duy Nghĩa nhớ lại: “Quyên là một người khá đặc biệt. Cô chưa học hết cấp 3 và đã từng phiêu dạt trong Nam ngoài Bắc. Lần đầu được đặt chân đến một trường đại học ở thủ đô, cô rất vui và bỡ ngỡ. Trong suốt một tuần ấy, chúng tôi sống trong trẻo như đôi chim non. Tôi hì hục viết luận văn, cô thì mải mê đọc sách và tôi kinh ngạc thấy khả năng thẩm văn của cô còn tốt hơn cả một số nhà phê bình”. Phần hư cấu của Phạm Duy Nghĩa chủ yếu nằm ở cuối truyện. Nếu như Quyên ngoài đời là một cô gái bán cà phê thì Diễm trong truyện là một cô gái điếm. Nhưng chính hư cấu quan trọng này đã đẩy ý nghĩa tư tưởng, ý nghĩa nhân văn của truyện cao thêm một bậc. Văn xuôi Việt Nam hiện đại đã có nhiều đồng cảm giữa nhà văn và những cô gái giang hồ. Từ Nguyên Hồng với nhân vật Tám Bính trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Vũ Trọng Phụng với Huyền trong tiểu thuyết Làm đĩ và sau này là Nguyễn Văn Học với Vy trong tiểu thuyết Gái điếm; các tác giả đều bày tỏ những thông cảm, sẻ chia và nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của những người con gái ấy. Với cô gái trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, cô biết yêu cái đẹp của văn chương và ao ước có một tình yêu dù ngắn ngủi nhưng trong sạch, không phải là những cuộc đổi chác bán mua về thân xác.
Ngày phát hành 15:10 | 13/5/2021
Lượt nghe: 791
Gần đây, cây bút trẻ Kiều Duy Khánh thường sử dụng những yếu tố kỳ ảo trong các sáng tác của mình. Nào là hũ bạc, hạt vía thiêng, hồn piêu hay trái tim sói tuyết và ở truyện ngắn này là gà mái hoa mơ biết gáy. Nhưng cái lạ, cái khác biệt ấy không phải để gây tò mò mà là nguyên cớ để nhà văn xây dựng đường dây câu chuyện, như một thủ pháp tạo dựng không gian nghệ thuật. Bình thường gà mái đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con, nhưng đằng này nó lại biết gáy. Nghĩ có điềm chẳng lành, bà Vùa liền tìm đến nhà lão Vạng làm nghề thầy cúng. Tin vào lời thầy cúng vừa háo danh vừa có cái tâm không trong sáng mà bà Vùa đã ngăn cản hạnh phúc riêng của con trai mình. Hình ảnh đàn gà mái hoa mơ chân con nào cũng cụt ngủn mê mải nhặt thóc, thỉnh thoảng lại vươn cổ gáy một tràng téc…te…te…ở phần cuối truyện thật có sức gợi. Lòng tham, sự ích kỷ, thói xấu xa của con người không thể bẻ cong, làm biến dạng, làm mất đi cái đẹp, sự lương thiện…Và chi tiết Thồng-con trai bà Vùa dứt tung cái túi bùa đựng chân gà mái rồi ném xuống đất thật dứt khoát, nó như lời khẳng định anh sẽ mạnh mẽ và quyết tâm gỡ bỏ những quan niệm, hủ tục lạc hậu đã đeo bám và làm khổ sở bao mảnh đời người dân thôn bản bấy lâu. Chính những người trẻ như Thồng, như Máy sẽ quyết định tương lai cuộc đời mình (Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 1001
Nhắc đến Thơ mới không thể không nhắc đến "Đây thôn Vĩ Dạ" - một sáng tác kết tinh vẻ đẹp của thơ Hàn Mặc Tử. Điều đặc biệt là ông làm bài thơ này khi chưa đến thôn Vĩ Dạ - một địa danh của Huế, và bản thân ông đang trong thời gian trị bệnh, cả sức khỏe và tinh thần đều sa sút. Cô Mai Thị Nguyệt - giáo viên ngữ văn trường trung học phổ thông Chu Văn An – thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình trong bài học này... (Văn nghệ thiếu nhi 31/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020
Lượt nghe: 705
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê có nội dung ngợi ca cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, như là nhân vật Phương Định, Nho và Thao. Từ đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ nhưng cũng rất vẻ vang anh hùng... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 05/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020
Lượt nghe: 2112
Làm báo, chụp ảnh nên tác giả Phạm Công Thắng có dịp đi nhiều, và mỗi chuyến đi như thế làm dày hơn vốn sống trong ông. Ông viết nhiều đề tài, từ quê hương, gia đình cho đến tình yêu, thế sự. Những truyện ngắn của nhà báo-NSNA Phạm Công Thắng là những khoảnh khắc đẹp của người nghệ sỹ yêu cái đẹp...Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 14/5/2020, xin giới thiệu cùng các bạn truyện ngắn : "Làng Cổ Bôn ngày ấy" của nhà báo-NSNA Phạm Công Thắng
Ngày phát hành 8:52 | 16/9/2022
Lượt nghe: 1277
Trong lời đề từ của truyện, nhà văn Bão Vũ đã viết: “Tôi nhớ, có một nhà văn Pháp đã tự hỏi: “Không biết những bà già mà ta thường cho là lẩm cẩm, có thể làm ta khó chịu, đến một ngày nào không còn nữa thì đó là điều đáng vui hay đáng buồn?”. Câu hỏi bỏ đấy, không có trả lời. Nhưng riêng tôi, và tôi biết nhiều người khác nữa, sẽ thấy buồn, thậm chí rất buồn khi không còn những bà già ngày xưa. Bởi họ chính là hình ảnh của một nền văn hóa tinh tế đầy nhân ái mà ta sẽ chẳng còn thấy lại được một cách cụ thể khi họ mất đi. Khoảng trống vắng khi không còn họ sẽ chẳng gì bù đắp được. Tôi viết truyện ngắn này với nỗi thương tiếc vô hạn đối với bà nội tôi, người đã từng đưa tôi vào một thế giới cổ xưa dịu dàng mà ngọt ngào, dù có khi đẫm nước mắt: Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
Lời đề từ và nhan đề truyện "Người muôn năm cũ" đã nói lên ý nghĩa của câu chuyện. Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh, xô bồ nó cuốn con người ta đi với bao điều lo toan vất vả. Có bao điều trong lành đẹp đẽ của quá khứ đang phôi pha dần. Biết đó là một quy luật buồn, tiếc thương mà không sao níu kéo được. Nhà văn Bão Vũ đã sử dụng thủ pháp đồng hiện để đan xen hai tuyến cốt truyện song hành, diễn tiến xoắn quyện vào nhau trong không gian – thời gian quá khứ và hiện tại. Tuyến cốt truyện đau buồn với bà Ngân phải lòng anh kép hát gánh chèo chỉ chậm chân một chút mà lỡ một tình yêu đẹp, rồi buộc phải lấy một chàng trai nhà giàu, dù không có tình yêu. Tuyến cốt truyện thứ hai có sự vô tư đến vô tâm của Nga-cháu bà Ngân, tuy yêu Hoàng đẹp trai tốt bụng nhưng lại lấy chồng là một gã trai giàu có. Hai tuyến truyện với hai mối tình dang dở, nhưng về nội dung thì có sự khác biệt lớn, phản ánh sự thay đổi chóng mặt của thời đại, của hệ giá trị thẩm mĩ, đạo đức. Lớp trẻ như Nga với chủ nghĩa thực dụng lên ngôi, có thể yêu bằng trái tim nhưng lấy chồng phải bằng lý trí, bằng sự tính toán thiệt hơn, cân đong đo đếm. Sự thay đổi trong tình yêu, trong quan điểm sống ấy không còn mang tính cá biệt nữa. Vẻ đẹp xưa cũ như làn sương mong manh tan dần. Để những ai trân trọng văn hóa truyền thống, những giá trị xưa cũ bâng khuâng, lưu luyến.
Ngày phát hành 15:30 | 27/11/2023
Lượt nghe: 1344
Để có được một truyện ngắn hay về đề tài miền núi, không gì bằng việc tác giả phải có một đời sống thực tế gắn bó với mảnh đất và con người nơi ấy. Tác giả Nguyễn Văn Toan quê Hà Giang và là người con của dân tộc Tày. Anh viết truyện ngắn này khi đang là sinh viên năm thứ hai Khoa Viết văn – Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Như tác giả tự bạch, truyện ngắn này được viết trong cảm xúc xa nhà và đây cũng là một lời tri ân với núi rừng, với huyết mạch của dân tộc Tày. Truyện được viết từ ngôi thứ nhất, nhân vật xưng Tôi, có tên là Thánh, là con trai thứ hai trong một gia đình có hai anh em trai. Anh trai Thánh là Thử, có tính cách khác hẳn với Thánh. Toàn bộ các nhân vật trong truyện này đều hiện lên với sự bất thường và đều đi qua những biến cố đặc biệt trong cuộc đời. Những biến cố ấy góp phần dẫn dắt mạch truyện, đưa cốt truyện đến những cao trào dữ dội, mang đến những bi kịch cho các nhân vật. Thử thì có tính cách ngang ngạnh, ngỗ ngược, lầm lì. Thánh thì hiền hơn anh nhưng năm 17 tuổi cũng quyết định bỏ nhà ra đi. Các nhân vật nữ trong truyện đều có cuộc đời long đong, lỡ dỡ, nhất là chuyện tình duyên. Đó là mẹ của Mẫn rồi sau này là Mẫn, đó là bà Mải và chị Tơ. Người đọc có cảm giác nỗi khổ của người phụ nữ giống như một cái gì truyền kiếp, muốn dứt ra mà không được. Khi Mẫn thành vợ của Thử một cách bất đắc dĩ, cả Mẫn và Thánh đều rơi vào trạng thái khổ đau cùng cực. Cho đến khi Thử bị tai nạn lao động rồi qua đời, thì bi kịch mới lại nảy sinh. Đó là nỗi đau buồn của gia đình khi mất đi một người con, một người anh trai, đứa trẻ vừa được Mẫn sinh ra mất đi người bố. Những tháng ngày sắp tới, Thánh và Mẫn sẽ đối mặt như thế nào, họ có thể vượt qua được những thử thách hay không. Một cái kết mở, đầy nhức nhối nhưng cũng không ít hy vọng được tác giả đặt ra cho nhân vật và cho chính mỗi người đọc khi câu chuyện khép lại. Truyện được mở ra và kết thúc đều bằng những hình ảnh/chi tiết mang đậm nét văn hóa Tày. Đó là tục lệ treo dây rốn và nhau thai lên cây cổ thụ khi một đứa trẻ ra đời và tục cắt tóc của những người thân trong gia đình cùng tóc người đã mất cũng treo vào đúng gốc cây ấy. Ẩn chứa đằng sau những phong tục ngàn đời như vậy chính là lối sống trọng tình nghĩa và cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của mỗi con người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 10:29 | 30/6/2022
Lượt nghe: 964
Qua hình ảnh những bông hoa gạo đỏ và tuổi thơ của hai chị em cùng cha khác mẹ, tác giả đã kể một câu chuyện với âm điệu bảng lảng buồn thương. Quê nghèo, gánh nặng cơm áo và những cay nghiệt ngăn trở tình người - Cuộc đời nhân vật Thương là một chuỗi những bất hạnh khi mẹ mất sớm, lớn lên với những ký ức đòn roi của người mẹ kế cạn tình và sớm phải bước vào cuộc mưu sinh nơi phố thị. Tác giả đã xây dựng một mẫu nhân vật với hoàn cảnh rất dễ sa ngã nhưng cũng đồng thời có tâm hồn đầy nghị lực cũng những ký ức đẹp nâng đỡ vượt lên bao cám dỗ của cuộc sống nơi phồn hoa đô hội. Chúng ta đã thấy được trái tim đầy nhân hậu của nhân vật Thương khi tha thứ và dang rộng vòng tay với những người thân lẽ ra đáng trách như người cha, đứa em gái khác mẹ hay người mẹ kế cay nghiệt. Ngòi bút chất phác, giàu cảm xúc của tác giả Nguyễn Hồng, trong bối cảnh câu chuyện, gây ấn tượng với những người đọc, người nghe không quá câu nệ vào lý trí. Tạm biệt hoa gạo, tạm biệt một thời ấu thơ đầy khó nhọc và cay đắng, giã biệt một quá khứ lắm đau buồn nhưng ký ức vẫn mãi là điểm tựa để nhân vật của chúng ta bước tiếp, bước tới với niềm tin, dẫu cuộc đời vẫn còn đó những bội bạc nhân tâm. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2020
Lượt nghe: 1530
Câu chuyện được tác giả kể với giọng văn nhẹ nhàng, chân thật pha chút tự giễu qua tự sự của nhân vật Phú. Những mâu thuẫn, xung đột giữa mới và cũ được lồng ghép tự nhiên khiến người đọc, người nghe nhất là người ở thôn quê dễ đồng cảm. Và chắc nhiều người sẽ tự nhủ thầm , giá như làng mình, thôn mình cũng vẫn giữ được nét đẹp như xưa.
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2016
Lượt nghe: 1456
Bộ phim “Vĩnh cửu” thêm một lần nữa khẳng định tài năng và sức sáng tạo của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Đây là bộ phim nghệ thuật mang lại cho người xem những chiêm nghiệm về cuộc sống, về tình yêu và cái đẹp (Thưởng thức tác phẩm). Sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nghệ sĩ: nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã tạo nên nhạc phẩm mang nhiều dấu ấn cá nhân “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ” (Thơ phổ nhạc). Khuynh hướng tôn trọng nghệ thuật chèo truyền thống và khuynh hướng cách tân làm mới sân khấu chèo được người làm nghệ thuật nhìn nhận ra sao? (Câu chuyện phóng viên). Một số tài lẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh qua góc nhìn của đồng nghiệp (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn văn nghệ 22/10 + 27/10/2016)
Ngày phát hành 16:30 | 28/10/2021
Lượt nghe: 800
Chàng trai người Cà Mau chia sẻ rằng anh luôn muốn làm mới mình qua nhiều “phép thử” với đề tài chiến tranh, thiếu nhi. Thế nhưng, thiên nhiên và con người miền Tây vẫn là điều anh tâm đắc và có một vị trí đặc biệt trong tâm hồn. Duy chia sẻ: “Tình yêu gia đình, quê hương đã khơi trong tôi nhiều xúc cảm vì dòng sông, cánh đồng, nhịp sống lao động ở đây đã khắc sâu vào ký ức tuổi thơ. Vùng đất tưởng chừng rất đỗi thân thuộc nhưng càng tìm hiểu thì “càng ngắm càng say”, viết bao nhiêu cũng chưa thể khai thác hết được vẻ đẹp của nó”. Cách kể chuyện của anh có nét hồn nhiên, sôi nổi của tuổi trẻ, nhưng nổi bật là giọng văn đằm thắm, điềm đạm như một người từng trải. Lý giải điều này, anh cho biết việc tích cực đọc sách, không ngại đi đây đó, dấn thân, lăn xả vào thực tế đã bồi đắp cho vốn sống thêm dày dặn, chững chạc. Anh còn bật mí thêm, sự lắng nghe để tiếp thu, sửa đổi theo những góp ý chân thành của những người xung quanh cũng đã giúp cho sản phẩm qua từng ngày được hoàn thiện, mượt mà. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 10:2 | 30/8/2022
Lượt nghe: 1091
Vẻ đẹp, sắc đẹp là món quà tạo hóa bạn cho phái nữ. Trái ngược với cái đẹp chính là xấu xí. Và thật bất hạnh, cô gái Bông được ông trời cho gương mặt thật oái ăm. Đôi mắt búp bê to long lanh của Bông càng khiến những nét xấu trên gương mặt trở nên nổi bật. Nào là cái mụn ruồi to bằng hạt ngô,cái cằm nhọn, mũi tẹt, má hóp. Gương mặt xấu xí khiến Bông thiếu tư tin, luôn rụt rè và khép mình trước cuộc sống. Cũng tưởng rằng cuộc đời cô sẽ trở thành bà cô già hoặc lấy một anh chàng dân nghèo nào đó rồi cũng bình yên qua ngày. Nhưng rồi cuộc gặp gỡ với chú Tài đã thay đổi cuộc đời cô gái quê mùa. Bông được chú giới thiệu tham gia chương trình “Biến hình” phẫu thuật thẩm mỹ cho những người xấu xí. Bông bỗng biến thành thiên nga, được công chúng, truyền thông săn đón. Nữ hoàng dao kéo Hoa Tulip cuốn vào cuộc sống kim tiền rồi trượt ngã trong vòng tay của vị đại gia giàu có. Clip quay cảnh quan hệ giữa Hoa Tulip bị tung lên mạng, cô gái trẻ nhục nhã ê chề lựa chọn cái chết để giải thoát cuộc đời mình. Vẻ đẹp chính là một ưu thế không nhỏ của con người trong cuộc sống. Vẻ đẹp tâm hồn, nội tâm cần có thời gian để cảm nhận còn vẻ đẹp ngoại hình thì chúng ta nhìn nhận ra ngay. Việc cô gái trẻ Bông tham gia phẫu thuật thẩm mỹ làm lại gương mặt xấu là ước mơ chính đáng. Cuộc phẫu thuật quá thành công, Bông từ vịt bỗng trở thành thiên nga, trở thành một Hotgirl được săn đón. Nhưng rồi Bông rơi vào mối quan hệ chân dài và đại gia. Với giọng văn chua chát pha lẫn đả kích, tác giả phơi bày mối quan hệ tình- tiền trong xã hội ngày nay. Những chiêu trò lăng xê các cô gái trẻ trên mạng xã hội cuối cùng mục đích là tạo ra mối quan hệ tình tiền giữa chân dài và đai gia. Truyện ngắn phơi bày góc khuất, mặt xấu của những chương trình livetrieam, cuộc thi, sự kiện sắc đẹp hiện nay. Mạng truyền thông có thể nâng bạn lên mây xanh nhưng cũng có thẻ vùi bạn xuống bùn đen. Những cái bẫy khó lường với nhiều người muốn đánh đổi nhan sắc lấy đồng tiền. Đằng sau vẻ hào nhoáng, sự nổi tiếng là nỗi cay đắng, tủi nhục của các cô gái trẻ. Uớc mơ làm đẹp, ước mơ thay đổi cuộc sống là nguyện vọng chính đáng của nhiều người như Bông. Nhưng họ cũng cần có sự tình táo để không trở thành nạn nhân khó thoát ra vũng bùn tội lỗi. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:40 | 10/12/2021
Lượt nghe: 946
Làm đẹp là một trong những nhu cầu của cuộc sống. Đặc biệt là phụ nữ thì càng mong muốn làm đẹp, thế nên người ta mệnh danh cho phụ nữ là phái đẹp. Từ xa xưa người phụ nữ đã biết làm đẹp. Trong xã hội hiện tại thì cái đẹp của người phụ nữ lại càng được chú trọng, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ vì thế cũng phát triển theo. Người ta có thể làm đẹp bằng mọi cách, từ trang phục, áo quần, tô son điểm phấn. Và gần đây với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học thì phẫu thuật thẩm mỹ là cứu cánh của rất nhiều người. Thế nhưng, bên cạnh cái đẹp đẽ nhân tạo ấy luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nhân vật Ly Ly trong truyện ngắn “ Đêm Tái Sinh” là thế. Cái đẹp hình thể của Ly Ly là điều cần thiết cho sự nghiệp người mẫu của cô. Nhưng mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ để tìm đến cái đẹp hình thể của Ly Ly đã phải trả giá bằng sự đau đớn tuyệt vọng. Thật may mắn, Ly Ly đã gặp cô bạn gái một cách tình cờ. Chính cô bạn gái đã hiến tặng cho cô thứ Ly Ly cần. Xuyên suốt truyện ngắn là thông điệp mà Tâm An muốn gửi đến độc giả, hãy yêu thương trân trọng thân thể mình. Bởi cái đẹp của người phụ nữ, xét cho cùng vẫn là cái đẹp sâu thẳm trong tâm hồn. Tâm An chọn lối dẫn truyện đi thẳng vào vấn đề. Cách đặt vấn đề hết sức tự nhiên và hoá giải nó. Nhân vật Ly Ly thật đáng thương khi phải mang một cơ thể khiếm khuyết, sự khiếm khuyết ấy lại rất quan trọng với sự nghiệp của cô. Và cái giá của nhân vật Ly Ly hầu như độc giả nào cũng đoán định được. Thế nhưng ở đây, tác giả khéo léo cài cắm nhân vật phụ là cô bạn gái, để rồi tạo nên điểm nhấn nhân văn cho toàn bộ câu chuyện của anh. Chi tiết ở phần mở bài ẩn chứa đầy nghệ thuật. Tác giả lấy bối cảnh trên con tàu chạy về phía đường hầm tăm tối. Ít nhiều trong cuộc sống con người chúng ta vẫn gặp những đường hầm ấy, thoát khỏi đường hầm là ánh sáng, là khởi đầu của những điều tốt đẹp mới. Truyện của Tâm An dễ đọc, dễ hiểu với hệ thống cấu trúc từ ngữ giản đơn và gần gũi. Nhưng phía sau những điều tưởng chừng giản đơn ấy là những cảnh đời éo le nghịch cảnh. Truyện “Đêm tái sinh” khiến người đọc, người nghe cảm thấy day rứt bâng khuâng và rồi thở phào nhẹ nhõm với lối kết truyện mang đầy tính nhân văn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 15:45 | 10/12/2021
Lượt nghe: 1814
Đại dịch Covid 19 gây bao bất hạnh làm đảo lộn cuộc sống bình yên của biết bao người trên toàn thế giới. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch ấy, đã có biết bao những bác sĩ, điều dưỡng phải xa con thơ, bái biệt cha mẹ già, thậm chí phải hy sinh cả mạng sống của mình khi đang làm nhiệm vụ. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp đó góp phần đẩy lùi dịch bệnh, song còn có những thói xấu thật khó loại bỏ khỏi cuộc sống con người đó là sự tham lam, lòng ích kỷ của một số cá nhân!
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2017
Lượt nghe: 1447
"Thăm lúa" của nhà thơ Trần Hữu Thung được xếp trong 100 bài thơ hay nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỉ 20. Tác phẩm là lời giãi bày mộc mạc, chân thành của người vợ đảm đang, thủy chung, nhớ thương chồng đang chiến đấu ngoài mặt trận. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nhiều thú vị và bổ ích về bài thơ này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/06/2017)
Ngày phát hành 15:6 | 16/11/2023
Lượt nghe: 1777
Nói đến vẻ đẹp của con người, ca dao nhắc đến một yếu tố không kém phần quan trọng – đó là trang phục. Vẻ đẹp hình thức của chàng trai hay cô gái rõ ràng không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, vóc dáng mà còn phụ thuộc vào cách ăn mặc, vào chất liệu của vải vóc quần áo và những thứ phục trang khác.
Ngày phát hành 17:59 | 27/12/2020
Lượt nghe: 2109
Họa sĩ Vũ An Chương đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất và nơi nào cũng để lại trong ông những cảm xúc đặc biệt, là nguồn cảm hứng trong các sáng tác hội họa. (Câu chuyện nghệ thuật 04/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019
Lượt nghe: 852
Gốm Việt đã có lịch sử lâu đời với nhiều dòng gốm đa dạng, vang danh trong nước và thế giới. Cùng nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng tìm hiểu về nghệ thuật gốm thời Lý – Trần qua 4 thế kỷ hưng vong. (Câu chuyện nghệ thuật 22/11/2019)
Ngày phát hành 15:35 | 10/2/2022
Lượt nghe: 1804
Tuấn và Minh là những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết luôn có những đóng góp cho quê hương và đơn vị nơi mình công tác. Vào những ngày khi dịch Covid còn diễn biến căng thẳng, họ vẫn âm thầm góp sức cùng các đồng nghiệp đồng chí chống dịch và giúp người dân khắc phục thiên tai. Trong khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân họ như những đóa hoa gạo rực rỡ, hiên ngang luôn cháy hết mình để lan tỏa những giá trị tốt đẹp
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2016
Lượt nghe: 1327
Chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 giới thiệu với các em văn bản “Trong lòng mẹ”. Đây là một đoạn trích rút từ hồi kí “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, kể về tuổi thơ nhọc nhằn vất vả của nhà văn, từ lúc chào đời đến năm 14 tuổi. Đoạn trích nói riêng và toàn bộ hồi kí nói chung được viết với văn phong tràn đầy cảm xúc, vừa u buồn, vừa đắng đót nhưng trên hết vẫn là vẻ đẹp trong sáng, hướng thiện. Gữa người đọc tác phẩm và nhân vật chính xưng “tôi” là cậu bé Hồng (cũng là tác giả) tìm được sự sẻ chia đồng cảm. Có được điều ấy, bởi nhà văn đã viết bằng tất cả trái tim thổn thức, bằng sự trung thực của một người luôn yêu ghét rõ ràng, ngay thẳng.(Trang văn học nhà trường 11/4/2016)
Ngày phát hành 22:20 | 25/11/2022
Lượt nghe: 189
Vừa qua tại Phố sách Hà Nội diễn ra hoạt động cộng đồng có chủ đề “Hà Nội 12 mùa sách - Phố sách tháng 10 - Ngôn ngữ và nguồn cội” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Công ty Cổ phần xuất bản và giáo dục Quảng Văn phối hợp tổ chức. Chủ đề chính của hoạt động là cuộc tọa đàm “Ngôn ngữ và nguồn cội” được lấy ý tưởng từ bức thư của chị Hương Nguyên- giáo viên giảng dạy môn học Tiếng Việt - Ngôn ngữ cội nguồn ở trường Barnim Gymnasimum, thủ đô Berlin, nước Đức với mong muốn được dạy tiếng Việt nhiều hơn nữa cho con em người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba đang học tập ở đây... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 15/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2019
Lượt nghe: 703
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hồng Trọng Mậu là hội viên sáng lập Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam (năm 1965) và Hội VHNT Hà Nội (năm 1966). Từ bức ảnh đầu tay “Gác chuông chùa Trăm Gian” tham gia Triển lãm Nghệ thuật nhiếp ảnh toàn quốc lần thứ hai năm 1959, đến nay ông đã giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế, tiêu biểu như: “Trên đường về”; “Gương mặt nông thôn”; “Yên ả trung du”; “Mạ xuân”…(Câu chuyện nghệ thuật 21/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2015
Lượt nghe: 1787
Ẩn trong lốt loài vật bé nhỏ mà gan dạ, nàng tiên cóc đã không phụ lại tình thương yêu của cha mẹ và anh học trò. Không những giúp cha mẹ làm những việc có ích, nàng còn làm cho chồng nở mày nở mặt, học hành thi cử đỗ đạt. (Kể chuyện và hát ru cho bé 6 + 7/6).
Ngày phát hành 14:31 | 8/11/2023
Lượt nghe: 1747
Trong thị hiếu thẩm mỹ dân gian, sự vận động, chuyển động có một vị trí rất đáng kể. Vẻ đẹp của thân thể không phải chỉ nằm ở sự cân đối hình thức thuần túy của các bộ phận của cơ thể như mắt, miệng mà còn phụ thuộc vào sự kết hợp, tính chất sống động.
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015
Lượt nghe: 3244
Tác phẩm nghệ thuật đề tài lịch sử với khán giả trẻ (Câu chuyện phóng viên); Nhà biên kịch Đoàn Tuấn chia sẻ cảm xúc về bộ phim tài liệu "Đường dây lên sông Đà" (Thưởng thức tác phẩm); Nhà thơ Tế Hanh tặng thơ thủ trưởng (Giai thoại văn nghệ sĩ).(Điểm hẹn Văn nghệ 22/08+29/08).
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018
Lượt nghe: 1221
Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 10. Ở các tỉnh thành phía Bắc thì tràn ngập cái nắng hanh hao, ban đêm có chút se lạnh của thời tiết quyện trong hương hoa sữa nồng nàn, bảng lảng cùng cảm xúc lòng người. Không gian đậm chất thơ ấy đã đi vào các tác phẩm nghệ thuật mà điểm sáng chính là ngày Giải phóng thủ đô. Khoảnh khắc Hà Nội tưng bừng cờ hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở sẽ còn đọng mãi trong lòng mọi người. Chương trình Điểm hẹn văn nghệ hôm nay chúng tôi dành trọn vẹn thời lượng để giới một số tác phẩm nghệ thuật chủ đề “Cảm xúc Tháng 10”. Thơ phổ nhạc: “Cảm xúc Tháng 10” (Thơ: Tạ Hữu Yên; nhạc: Nguyễn Thành). Câu chuyện phóng viên: Trò chuyện với phóng viên Lệ Quyên về Giải thưởng Bùi Xuân Phái 2018. Thưởng thức tác phẩm: Phim tài liệu “Hà Nội của tôi”. (Điểm hẹn Văn nghệ 13/10/2018)
Ngày phát hành 11:12 | 23/3/2022
Lượt nghe: 1161
Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái.
Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 1413
Trang viết và sân cỏ - Hai lĩnh vực tưởng chừng xa lạ này liệu có điểm gặp gỡ nào thú vị? Bóng đá và văn chương liệu có thể chung nhịp đập đam mê trong một năm mới đầy hi vọng và tin yêu? Chúng ta cùng khám phá mối liên kết thú vị này trong chương trình “Trái bóng văn chương – Cùng đam mê, chung khát vọng” với nhà thơ Đỗ Trung Lai (Văn nghệ 06/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018
Lượt nghe: 2080
Tấm vải nhiều màu sắc thường được người thợ dệt ra từ sợi vải, sợi len, rồi được trang trí hoa văn cẩn thẩn. Nhưng có một tấm vải lại được dệt lên từ mái tóc vàng óng mượt của một cô gái. Cô gái này là người con thứ 12 trong một gia đình nghèo khó. Ngay từ nhỏ cô bé đã có một mái tóc vàng óng ả. Chính vì vậy cô đã dùng mái tóc đẹp kỳ diệu ấy để dệt nên những tấm vải quý nuôi sống cả gia đình. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 06/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2019
Lượt nghe: 1132
Truyện ngắn phần lớn là hồi ức hoặc phản ánh sự kiện mà nhân vật chính đã trả qua. Ông Chiến đã dũng cảm thay đổi phương thức sản xuất để phát triển kinh tế trên vùng quê nghèo của mình. Hình ảnh nhân vật chính của câu chuyện cũng như nhiều người nông dân khác trở thành tấm gương phát triển kinh tế mọi miền đất nước. Trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế mang đến nhiều đổi thay của làng quê, họ năng động, sáng tạo trong công việc của mình...
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020
Lượt nghe: 1274
Trong hình ảnh chân lấm tay bùn quen thuộc bao đời nay của người nông dân, chúng ta thấy ngời sáng vẻ đẹp của người lao động gắn bó mảnh đất của mình. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 02/04/2020 xin gửi tới các bạn phần đầu truyện ngắn “Hõm đất” của tác giả Du An-tác phầm tham dự cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập” do Báo Nông thôn Ngày nay, Hội nhà Văn Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 1687
Câu chuyện hai thân phận đơn chiếc đến với nhau nương tựa tuổi xế chiều không mới. Và rất dễ khiến ngòi bút rơi vào “chiếc bẫy” cảm xúc thường tình, đó là những trang văn giãi bày tâm tư dài dòng, điều không nhiều độc giả hiện nay ưa chuộng. Lối sử dụng khẩu ngữ đắc địa, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo của nhà văn Nguyễn Khải trong truyện ngắn “Nắng chiều” đã vực cả câu chuyện vượt lên số phận bị lãng quên. Điều quan trọng hơn cả là xuyên qua lớp vỏ ngôn từ chao chát chất đời, người đọc, người nghe vẫn thấy cảm động trước vẻ đẹp lấp lánh của tình người, tình đời, như ánh nắng diệu kỳ, cổ tích, bừng lên lần cuối, tiễn biệt một ngày tàn. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2018
Lượt nghe: 645
Thiên - nhân vật chính của truyện ngắn "Tuổi mười lăm" của tác giả Hà Thanh Phúc thật duyên dáng trong chiếc áo dài trắng thướt tha, mềm mại. Vẻ đẹp trong sáng của cô học trò tuổi 15 là tâm điểm xuyên suốt trong tác phẩm. Cảm xúc ấy như được nhân lên khi bên cạnh Thiên luôn có Hoàng, cậu bạn rất tinh nghịch nhưng lúc nào cũng quan tâm đến Thiên một cách kín đáo. Truyện về tình bạn tuổi học trò, về tình cảm chớm nhớ chớm thương của các bạn tuổi mới lớn. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 27/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 1687
Câu chuyện được tác giả viết với ngôn từ giản dị, trong sáng thể hiện vẻ đẹp hồn nhiên của chàng trai, cô gái thôn quê. Những đoạn miêu tả trai gái yêu nhau lung linh, giàu cảm xúc. Vượt qua những khó khăn của chiến tranh, trắc trở của cuộc sống, cuối cùng Sen cũng được hạnh phúc khi chồng trở về. Làng Yên sau cuộc chiến trải qua bao thăng trầm nhưng vẻ đẹp của cô gái Sen vẫn ngời sáng như loài hoa Sen thuần khiết...(Đọc truyện đêm khuya phát 12/12/2019)