Ngày phát hành 9:0 | 26/1/2021
Lượt nghe: 1170
Thưởng thức truyện ngắn của nhà văn Quế Hương, có lẽ nhiều người sẽ bất giác nhớ về Tết, về thời khắc sum vầy bên người thân, xóm giềng. Có lẽ tác giả là một người hoài cổ và chị viết “Chiếc lá hình giọt lệ” trong sâu thẳm xa xăm một nỗi nhớ. “Chị Thời” cũng như nhiều nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương, đều là những con người dường như chịu thua thiệt, khuất lấp, lạc thời, lạc điệu với cuộc đời gấp gáp, bon chen. Họ lặng lẽ, nhịn nhường, quẩn quanh, thu mình lại trong một không gian hẹp, cách biệt với ồn ào thị thành, hiện đại. Nhưng ở họ, lạ kỳ thay, lại ánh lên thứ ánh sáng đẹp đẽ, diệu vợi hiếm còn thấy lại trong cái chói chang của cuộc sống kim tiền. Nhưng điều nhà văn Quế Hương muốn nói chắc hẳn không chỉ là cái sự khác biệt, thanh đạm, của người phụ nữ thuộc về thời xa lắc xa lơ kia. Chị còn muốn nói tới bản năng muôn đời, sự giống nhau của mọi thời, đó là khao khát yêu và được yêu. Khác chăng chỉ là ứng xử với trái tim của nhân vật “Chị Thời” trong truyện ngắn “Chiếc lá hình giọt lệ”, giữa bao người phũ phàng hay cay cú vì tình, vì tiền. Sự sâu sắc của câu chuyện không chỉ hiển hiện ở những chi tiết gây nhói lòng, ở hành văn dịu dàng nhưng sắc sảo, lối miêu tả sinh động, tinh tế mà cao hơn cả, nhà văn Quế Hương đã biết vỗ về cảm xúc người đọc, người nghe qua những điều còn đọng lại sau cuối, đó là đức vị tha, là những khoảnh khắc lắng nghe và cảm nhận bằng tâm hồn, thay vì đôi mắt...(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 8:51 | 20/2/2023
Lượt nghe: 1570
Tiến sỹ - Họa sỹ Nguyễn Thiện Đức hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, giảng viên Khoa Mỹ thuật Ứng dụng trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế. Qua những năm tháng lao động miệt mài, họa sỹ Nguyễn Thiện Đức đã khẳng định được vị trí của mình trong làng mỹ thuật, với hàng loạt giải thưởng giá trị tại các triển lãm khu vực, triển lãm Toàn quốc, giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt |Nam, giải thưởng từ các cuộc thi thiết kế đồ họa. Anh cũng là một trong những nghệ sỹ sớm tham gia các triển lãm mỹ thuật, triển lãm đồ họa quốc tế diễn ra ở Mỹ, Đức, Trung Quốc, Thái Lan. Với Nguyễn Thiện Đức, hội họa là một phần không thể thiếu của cuộc sống, đem đến cho anh nguồn năng lượng bất tận. (Hành trình sáng tạo 19/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2015
Lượt nghe: 2180
Thoạt đầu nghe tên truyện là “Hồi Cung”, người ta tưởng tác phẩm sẽ kể về cuộc đời của một cung phi xiêm áo lụa là nhưng hóa ra không phải. Dẫu không thiếu bóng hồng nhan nhưng "Hồi Cung" lại là một câu chuyện của một người già tha hương trong một chuyến thăm quê vội vàng. Cái tên “Hồi Cung”, cũng không có gì khác, vốn là tên của nữ nhân vật chính, đã ngoài 60 tuổi. Và cứ như vậy, giọng điệu đủng đỉnh, chậm rãi và nhẹ nhàng của tác giả Nguyễn Quang Tuyến bắt đầu dẫn dắt người đọc, người nghe bước vào thế giới ký ức của một cựu nữ sinh trường Hàm Nghi. Nào giọng Huế Thành Nội nhẹ và mượt mà, với những tiếng “chi, mô, răng, rứa” nghe xao xuyến lạ lùng. (Đọc truyện đêm khuya ngày 25/09/2015)