Hệ thống tìm thấy 42 kết quả
Ngày phát hành 17:55 | 26/11/2021
Lượt nghe: 1901
Vở kịch kể về những bác sỹ chiến sỹ đi vào vùng tâm dịch chi viện cho những điểm nóng về y tế của TP Hồ Chí Minh thời điểm Covid 19 bùng phát. Hành trang họ mang theo không chỉ là bàn tay, khối óc, sự tận tâm của người thày thuốc mà còn là cả con tim ấm nóng nghĩa đồng bào. Bình yên có ở nơi họ đi qua dù đau thương mất mát là điều khó tránh khỏi... Tác phẩm như một bản đàn trầm mặc đầy yêu thương cổ vũ cho những tâm hồn, những trái tim chiến thắng!
Ngày phát hành 15:50 | 15/3/2022
Lượt nghe: 792
Dù mới chuyên tâm với công việc sáng tác ca khúc, nhưng nhạc sĩ Lê Dũng đã có nhiều ca khúc ấn tượng được các bạn nhỏ yêu thích. Trong đó các ca khúc như “Bốn mùa yêu thương” (giải nhì Cuộc thi vận động sáng tác ca khúc cho lứa tuổi thanh thiếu niên do Hội giáo viên dạy Âm nhạc toàn quốc phát động năm 2020), “Khúc hoan ca mùa thu” (giải nhì Liên hoan hội diễn các CLB, trung tâm nghệ thuật tỉnh Bắc Giang năm 2020), “Ngôi trường giữa ngàn mây (giải khuyến khích Cuộc thi sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc, thiểu số miền núi năm 2020 do bộ VHTT&DL tổ chức)... (Văn nghệ thiếu nhi 09/03/2022)
Ngày phát hành 9:48 | 15/9/2022
Lượt nghe: 1103
Cuộc sống muôn mầu nên số phận mỗi con người không ai giống ai. Nhân vật cô gái Thúy trong câu chuyện xinh xắn, hiền lành, tốt bụng, học hành tử tế tưởng rằng sẽ gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc. Trớ trêu thay, cuộc đời Thúy chịu biết bao điều đau khổ. Chị yêu Vinh hết lòng, dù biết anh mang bệnh tật nhưng vẫn muốn đến với anh. Vì tình yêu với Vinh, Thúy đã hi sinh cả tình cảm gia đình để trở thành vợ của anh. Cô hết lòng chăm sóc, cùng anh vượt qua bệnh tật nhưng cuối cùng chồng cô vẫn ra đi để lại nỗi đau khôn nguôi. Bé Ong trở là kết quả tình yêu giữa hai người, là nguồn sống và hi vọng tương lai của Thúy. Nhưng một lần nữa cuộc đời thật bất công khi bé Ong bị bệnh tự kỉ, kém phát triển so với những đứa trẻ khác. Bé Ong không thể hòa nhập cùng các bạn, cùng cộng đồng. Tình thương yêu với bé Ong đã giúp Thúy vươt qua nỗi đau thể xác và tinh thần giúp con khỏe mạnh. Tình yêu thương của người mẹ đã giúp cô vượt qua chê trách của nhà chồng, vượt qua sự dè bỉu của xã hội. Truyện ngắn không có những mâu thuẫn, lừa lọc mà đi vào nỗi đau đớn trong nội tâm của một người phụ nữ gặp nhiều bất hạnh. Chồng bạo bệnh qua đời, con gái thì mắc bệnh tự kỉ, gia đình nghị kị chê trách. Biết bao uất ức, chua sót, đau đớn dồn lên đôi vai Thúy. Đau đơn nhất là nhìn thấy đứa con dễ thương lại có tinh thần không bình thường. Những cái tát của bé Ong vào mặt mẹ có lẽ không đau bằng nỗi đau trong lòng cô. Truyện ngắn khiến người đọc, người nghe cảm thương cho một số phận, một hoàn cảnh gặp nhiều vất vả. Nhưng chỉ những ai gặp hoàn cảnh như Thúy mới thấu hiểu hết nỗi đau của cô. Truyện ngắn giàu cảm xúc khiến không ít người nhận ra rằng mình còn hạnh phúc hơn nhiều người khác như Thúy (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:5 | 25/10/2024
Lượt nghe: 678
Truyện ngắn của Tống Ngọc Hân mà chúng ta vừa nghe là một tác phẩm về đề tài gia đình. Ai cũng biết gia đình là tế bào của xã hội, từng gia đình có hạnh phúc thì xã hội mới bình yên, thế nên mỗi người đều cố gắng giữ gìn hạnh phúc của gia đình mình. Tình huống truyện mà tác giả đưa ra ban đầu khá bất ngờ, khi một người phụ nữ xa lạ bỗng dắt con trai đến để gửi gia đình ông Dư và nói rằng chị quen biết với Tiến, con trai của ông. Chỉ có lòng trắc ẩn và tình yêu thương vô điều kiện mới khiến ông Dư kiên quyết giữ thằng bé ở lại nuôi, mặc cho vợ và con dâu phản đối. Ông còn phải vượt qua bao dị nghị, điều tiếng của xóm làng. Tiến, con trai của ông, lúc đầu cũng phủ nhận việc mình đã từng quen biết với mẹ bé Sỏi. Chỉ cho đến phần cuối truyện, khi chị Quy, mẹ bé Sỏi tìm về gặp con sau 5 tháng đi biệt, thì bí mật của câu chuyện mới được mở ra. Hoàn cảnh éo le khiến chị khó lòng lo cho con ăn học được chu toàn. Hóa ra Tiến đã từng có mối tình với Quy khi làm công trình xây dựng trường Tiểu học ở Nhò San. Thế nhưng anh cũng phải giữ gìn hạnh phúc gia đình hiện tại, khi anh đã có vợ và một con trai 3 tuổi. Một cái kết thật cảm động ở phần cuối truyện, khi ông Dư, bố của Tiến, giục con đuổi theo hai mẹ con để giữ lại ăn Tết. Quy không thể ở lại nhiều hơn với gia đình ông Dư nhưng bé Sỏi thì đã có một cơ hội để được ở lại cùng cha, được chăm sóc và học hành đầy đủ. Bí mật về Sỏi, có lẽ Tiến còn phải giữ rất lâu. Nhưng tình yêu thương con trẻ, lòng nhân ái thì không bao giờ thay đổi trong trái tim mỗi con người lương thiện.
Ngày phát hành 9:3 | 28/10/2022
Lượt nghe: 290
Trong văn chương đã có không ít truyện ngắn viết về chuyện tình yêu tay ba. Nhà văn Bùi Thị Như Lan, một lần nữa, lại hướng ngòi bút vào đề tài này: em gái yêu chồng của chị. Nhưng cái tình tay ba trong “Hoa mía” éo le trắc trở, nó khiến người ta cảm thông hơn là tức giận, phê phán. mang nhiều Seo Mỷ-cô em gái tật nguyền nhưng rạo rực, thanh xuân: “như bông hoa dại bị bỏ quên trong lũng núi”; khi thương thầm nhớ trộm anh rể thì “tim Seo Mỷ hổn hển đập khó nhọc”. Còn Seo Mây, người chị gái có tình thương lớn lao dành cho đứa em tật nguyền. Cô vừa là người cha, người mẹ, người chị, nhưng khi biết chuyện chồng và em gái có quan hệ với nhau, thì tâm trạng nhức nhối, quặn đau giữa yêu thương và thù hận. Người đọc người nghe đang băn khoăn lo lắng không biết tác giả sẽ xử lý mối quan hệ này như thế nào, thì Seo Mây vô tình bị rắn cắn chết. Từ đấy, Sùng Chứ sống trong dằn vặt của tội lỗi. Còn Seo Mỷ, do quá ân hận đã bỏ nhà ra đi. Biền biệt suốt mười bốn năm trời, không gian vùng mía Nặm Thàng như chìm trong bóng tối, một nỗi buồn u ám, thê lương đeo bám tưởng chừng không dứt nổi. Nhưng rồi mọi chuyện đã đổi khác khi nhân vật Sùng Choóng xuất hiện. Sùng Choóng, từ một đứa trẻ trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cậu khuyên cha đón dì về để mẹ yên lòng nơi suối vàng và còn muốn cha sống khác. Sống khác! Chính là tạo ra một không gian khác. Một không gian lạc quan, sáng sủa, đổi mới thay vào không gian trĩu nặng, cũ kỹ trên mái nhà của những người vốn rất thương yêu nhau. Người đọc người nghe bỗng có một cảm tưởng thung lũng Nặm Thàng vốn âm thầm bao năm tháng như được bừng lên trong nắng. Nó cuốn con người ra khỏi cõi âm u, mặc cảm, ra khỏi nỗi đau mê sảng của kiếp người. Và đọng lại trong tâm trí người đọc người nghe chính là hình ảnh hoa mía ở phần kết truyện-biểu tượng cho những gì đẹp đẽ, lương thiện; cho sự sinh sôi nảy nở…
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2019
Lượt nghe: 816
Hình ảnh Mùa cóimang tính biểu tượng, trở đi trở lại ám ảnh, vừa là tình yêu vừa là nỗi đau. Ở cái tuổi nhạy cảm, những buồn đau không rõ gọi tên. Mùa cói - Nơi nhân vật “tôi” dành trọn tình yêu thương, song cũng là nơi đã gây cho nhân vật nỗi đau cả tuổi thơ bé. Mùa cói đã cướp đi người bố , mùa cói đưa người đàn ông lạ chinh phục mẹ...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/05/2019)
Ngày phát hành 10:15 | 12/11/2024
Lượt nghe: 636
Tác giả trẻ Tạ Thị Thanh Hải là một cây bút đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả bởi giọng văn trữ tình, giàu cảm xúc. Truyện ngắn của chị luôn là những day dứt về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xô bồ thực ảo của xã hội. Phụ nữ trong văn chị đa phần là khổ. Nỗi khổ kinh niên, thâm căn cố đế như một căn bệnh di truyền, một dòng thác chảy tràn, đổ ập từ thế hệ trước xuống các thế hệ sau. Đó không chỉ là nỗi khổ quay quắt mưu sinh; khổ vì không đẻ được con trai nối dõi; khổ vì đắng cay nhịn nhục; vì âm thầm, lặng lẽ tháo gỡ những “trái bom” ẩn trong chính dáng vẻ rất đỗi yên bình của ngôi nhà mình, sau sự thản nhiên như không của bản thân mà kì thực vô cùng đớn đau quằn quại…
Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Mùi khói” của tác giả Tạ Thị Thanh Hải nói về thân phận người phụ nữ.
Ngày phát hành 8:39 | 28/3/2023
Lượt nghe: 469
“Ngàn cánh hạc” có nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, văn phong giản dị, tình tiết truyện chân thực đã chạm đến cảm xúc, rung động trong trái tim người đọc người nghe. Những nhân vật trong truyện: Phúc-nhân vật kể chuyện xưng “Tôi”, bố mẹ Phúc, Quân-anh trai và Bo-em trai Phúc, cô giáo Quỳnh đều là người tốt. Nhưng có lúc vì chưa hiểu nhau mà họ đã làm tổn thương nhau. Bản chất Phúc là đứa trẻ tình cảm, nhưng tình tính hiếu động thích trêu chọc, nghịch ngợm, có lần Phúc đánh nhau bị rách môi bố đã tức giận đánh cậu một trận thừa sống thiếu chết. Bị nhiều trận đòn khác nữa, Phúc trở nên chai lì, mặc cảm tự ti luôn nghĩ rằng mình là đồ bỏ đi, thế rồi nảy sinh tâm lý tiêu cực, chán nản. Đến trường cậu quậy phá, gây gổ đánh nhau, chán học, cúp tiết, lang thang…Càng như thế Phúc càng trở nên là đứa con hư trong mắt bố, tần suất những trận đòn lại dầy thêm. Còn Phúc thì cho rằng có lẽ bố không yêu thương mình. Hai cha con dần xa cách. Tất cả cũng từ việc họ chưa quan tâm đến nhau, chưa dành thời gian trò chuyện, chia sẻ, chưa thấu hiểu nhau. May thay, chính cô Quỳnh là người để ý đến những hành động, cử chỉ của cậu học trò nghịch ngợm. Cô quan tâm tìm hiểu, giúp đỡ Phúc trong việc học tập cũng như trong cuộc sống, khuyên nhủ điều hay lẽ phải khiến cậu nhận ra là lâu nay mình chưa quan tâm đến bố, đến những người bạn xung quanh. Cô còn lén đóng vai người bạn bí mật âm thầm gửi những lời động viên, phân tích đúng sai cho Phúc. Nghe lời khuyên của người bạn bí mật, Phúc đã quan tâm đến bố mình hơn. Chi tiết cậu mua ba điếu thuốc cho bố giản dị thôi nhưng đã nói lên điều ấy. Một bài học vỡ lòng mà mỗi người lớn cần phải học để biết cách yêu thương, quan tâm, sẻ chia với con trẻ, những tâm hồn non nớt cần được chở che và dìu dắt. “Cuộc sống này nếu không có tình yêu thương và sự trìu mến thì sẽ trở nên vô vị và bế tắc... Đó là cách chúng ta dìu nhau bước đi trong cuộc đời”, đây thực sự là một tuyên ngôn sâu sắc về tình yêu thương giữa con người với con người và thông điệp về bảo vệ và chăm sóc trẻ em mà tác giả Ngô Diệu Hằng muốn gửi gắm tới người đọc người nghe.
Có một truyền thuyết kể rằng nếu ai gấp được một nghìn con hạc giấy thì sẽ có một điều ước và nó sẽ trở thành sự thật. Hạc giấy với số lượng một nghìn con dường như đem đến một tia hy vọng, sự tốt đẹp cho cuộc sống của người gấp ra chúng. Ở truyện ngắn này không chỉ điều ước của Phúc trở thành sự thật mà còn của nhiều người khác nữa: cô Quỳnh, bố Phúc…(Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 10:18 | 21/4/2022
Lượt nghe: 2029
Chiến tranh Việt Nam là đề tài thu hút nhiều thế hệ cầm bút, dù khi cuộc chiến đã đi qua nhiều năm. Người sót lại của rừng cười là truyện ngắn lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả bốn cô gái canh gác kho quân nhu giữa đại ngàn Trường Sơn đều mắc căn bệnh mà khoa học gọi là Histeria, một thứ bệnh rối loạn thần kinh mất cân bằng tâm lý. Chỉ có Thảo, nhân vật nữ chính trong truyện là người duy nhất không mắc bệnh. Cô chỉ biết buồn tủi, xót thương cho các chị của mình. Và rồi cả 4 người con gái trong trắng ấy đều ngã xuống sau một trận đánh mà chưa một lần kịp yêu ai. Người duy nhất sót lại của rừng cười được trở về thành phố và vào học năm thứ nhất khoa Văn. Nhưng Thảo đã không còn vẻ đẹp căng tràn sức sống với mái tóc mượt dài chấm gót như ngày nào, thay vào đó là thân hình gày gò với mái tóc xơ xác. Thành, người yêu của Thảo ngày càng trở nên xa cách với cô dù đã chờ đợi ngày Thảo trở về và ra đón cô tại ga tàu. Thảo muốn giải phóng cho Thành nên đã nghĩ ra cách hàng ngày tự gửi thư cho mình để Thành nghĩ rằng Thảo đã có người yêu mới. Và rồi sự kiện Thành kết hôn với người con gái khác đã đẩy bi kịch của Thảo lên đỉnh điểm. Cô vượt qua được những tháng ngày gian khổ ác liệt ở Trường Sơn nhưng rồi lại mắc căn bệnh của chính những đồng đội ngày xưa ngay giữa thời bình. Chiến tranh tàn phá và lấy đi quá nhiều điều của con người, ngay cả một ước mơ bình dị nhỏ nhoi cũng không có được. Truyện ngắn của Võ Thị Hảo đặt ra một cách nhức nhối về số phận của những người phụ nữ trong chiến tranh và sau chiến tranh, mỗi thời là một bi kịch riêng. Thiên truyện ngắn đầy xúc động thêm một lần nữa là lời tố cáo đanh thép những tội ác của chiến tranh, đồng thời nhắc nhở mỗi con người đang sống phải biết trân trọng và yêu thương nhiều hơn những người phụ nữ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Không chỉ thế, họ còn tiếp tục những hy sinh lặng lẽ ngay trong cả thời bình.
Ngày phát hành 9:24 | 10/5/2024
Lượt nghe: 406
Vừa qua, nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuốn sách “Những cuộc trà trên căn gác cũ” của nhà báo Trần Nhật Minh. Cuốn tản văn thứ 2 này gửi đến những độc giả yêu văn chương hiểu thêm về vẻ đẹp, phong vị của Hà Nội những năm 80, 90 của thế kỷ trước; về chân dung những nhà thơ gắn với làn sóng Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, về những suy ngẫm lắng sâu của tác giả về tình người, tình đời, ứng xử nhân tình thế thái…Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Những cuộc trà trên căn gác cũ – Miền lắng sâu ký ức yêu thương”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Ngày phát hành 9:24 | 10/5/2024
Lượt nghe: 4011
Vừa qua, nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuốn sách “Những cuộc trà trên căn gác cũ” của nhà báo Trần Nhật Minh. Cuốn tản văn thứ 2 này gửi đến những độc giả yêu văn chương hiểu thêm về vẻ đẹp, phong vị của Hà Nội những năm 80, 90 của thế kỷ trước; về chân dung những nhà thơ gắn với làn sóng Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, về những suy ngẫm lắng sâu của tác giả về tình người, tình đời, ứng xử nhân tình thế thái…Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Những cuộc trà trên căn gác cũ – Miền lắng sâu ký ức yêu thương”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2020
Lượt nghe: 1278
Giản dị mà tinh tế, từng câu chữ trong truyện cứ vậy mà khơi lên, gợi ra khí vị làng quê Kinh Bắc xưa với những nét văn hóa đặc trưng, về cái làng Hà làm gốm bên sông Cầu ngày ấy. Phong vị và cuộc sống làng quê thể hiện một cách kín đáo qua những nhân vật là người dân quê rất đỗi bình thường. Câu chuyện có gói có mở ba phận người là anh Nham, chị Đường, Hạnh Nguyễn gợi nhiều tình cảm cho người đọc, người nghe bởi chính họ đã bộc lộ tình yêu làng một cách thuần hậu, tinh khiết...
Ngày phát hành 15:57 | 10/3/2023
Lượt nghe: 287
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2020
Lượt nghe: 1759
Bùi Hiển từ trước 1945 đã nổi tiếng với những truyện ngắn mang đậm chất sinh hoạt đời thường. Ngòi bút của ông rất có sở trường với những miêu tả chân thực, sống động cuộc sống ở thôn quê. Cho đến truyện ngắn này, ta một lần nữa lại thấy được sự linh hoạt trong bút pháp của ông khi miêu tả cuộc sống của con người ở thành phố. Đặt tên truyện là "Sai phạm cuối đời", sai phạm mà thực ra không hẳn là sai phạm, theo chúng tôi, nhà văn Bùi Hiển muốn mang tới cho độc giả một sự sẻ chia để chúng ta biết đồng cảm và yêu thương nhiều hơn những con người vốn dĩ rất bình dị, chất phác và chân thành trong cuộc sống quanh ta mỗi ngày.
Ngày phát hành 12:5 | 13/8/2021
Lượt nghe: 673
Chuỗi chương trình nghệ thuật online do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Nghệ thuật biểu diễn và 12 nhà hát triển khai thực hiện đến tháng 12 năm nay, nhằm cổ vũ, nâng cao sức mạnh tinh thần nhân dân vượt qua đại dịch COVID-19. (Làn sóng nghệ thuật 10/8/2021)
Ngày phát hành 14:58 | 24/1/2021
Lượt nghe: 4508
Nhà văn Thạch Lam là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. “Gió lạnh đầu mùa” (sáng tác năm 1937) là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông. (Điểm hẹn văn nghệ 23/01/2021)
Ngày phát hành 22:52 | 13/3/2022
Lượt nghe: 1205
Điền nhớ mãi ngày anh quyết định trở về thuê một cái ốt nho nhỏ cạnh trường học để mở lò bánh. Những ngày đầu khách chưa quen tiệm, anh dậy sớm nướng bánh rồi ủ vào thùng xốp đạp xe vào tận ngõ ngách xóm làng rao bán. Bánh mì Thơm nhờ thế ngày một làm ăn nên nổi, cuộc sống của vợ chồng anh nhờ thế cũng đỡ lên phần nào. Cho đến bây giờ anh vẫn mãi không quên động lực đã làm nên sức mạnh khiến anh về lại quê hương lập nghiệp. Đó là tình yêu của Thơm, tình yêu như lửa ấm đã giúp anh trở về... (Trích truyện ngắn “Lửa ấm” của nhà văn Trần Quỳnh Nga). (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 10:51 | 22/10/2024
Lượt nghe: 229
Mới nghe nhan đề truyện ngắn “Mị Châu”, hẳn nhiều người sẽ liên tưởng tới câu chuyện về nàng Mị Châu trong truyền thuyết với mối tình oan trái. Song, sự thực không phải vậy. Truyện mà chúng ta vừa nghe kể về Mị Châu-một cô gái sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng không may mẹ mất sớm, cha bỏ đi, cô sống với bà từ nhỏ. Đến tuổi gả chồng, bà cậy nhờ người mai mối nhưng mối nào Mị Châu cũng lắc đầu ngoay ngoảy cho đến ngày kia, cô trúng tiếng sét ái tình khi gặp Ninh – một thầy thông ký trẻ, là con một gia đình trí thức trung lưu. Nhưng đời không như là mơ, Mị Châu rơi vào một gia đình nợ nần vì cờ bạc, mọi người lạnh nhạt thờ ơ, không ai phụ giúp cô việc nhà. Mị Châu chỉ còn biết bấu víu vào sợi dây tình yêu, nhưng Ninh đã phản bội cô. Mị Châu sinh con trong sự cô đơn buồn tủi, tuyệt vọng. Gia đình nhà chồng đã đầu độc cô. Vì uất ức, hồn oan khuất của Mị Châu đã hiện về trả thù. Đầu tiên là cái chết của đứa con trai út của mẹ chồng, sau đó là đứa con trai kế tiếp, đứa con thứ ba và rồi đến đứa con trai thứ tư…Đến đây, người đọc người nghe lo sợ nạn nhân tiếp theo sẽ là Ninh và người vợ mới của anh ta. Nhưng rất may Mị Châu đã biết dừng lại.
Ngô Tú Ngân với truyện ngắn “Mị Châu” đã trình ra một gương mặt mới ấn tượng với giọng văn đầy nhịp điệu, ngôn ngữ tinh tế chứa đựng một nội dung đời sống khốc liệt, mang tinh thần báo ân báo oán truyền đời. Không dừng ở đó, như một người viết lâu năm, vừa có nghề vừa cao tay, có trách nhiệm với cuộc đời, lại sẵn một cảm quan nhân văn sâu sắc, tác giả đã gợi lên một thông điệp không bao giờ cũ: nếu cứ lấy oán trả oán, lấy hận thù giải quyết hận thù thì hận thù sẽ không bao giờ hết, mà nguy hiểm hơn, lại ngày càng gia tăng. Phải lấy lòng khoan dung, sự tha thứ, tình yêu thương làm gốc để hóa giải hận thù và nhân lên lòng yêu thương, sự tử tế ở đời. Vì thế truyện ngắn “Mị Châu” của Ngô Tú Ngân gây ấn tượng mạnh cho người đọc người nghe, tạo nên nhiều dư vị và ám ảnh. Điểm trừ duy nhất của truyện ngắn này, có lẽ là cách đặt tên truyện là “Mị Châu”.
Ngày phát hành 10:45 | 26/4/2024
Lượt nghe: 1518
Các bạn thân mến, truyện ngắn lôi cuốn người đọc, người nghe không chỉ bởi cách kể chân thực, sinh động mà còn bởi tác giả biết đưa ra những tình huống, nút thắt. Trên chiến trường khốc liệt, xác lính Mỹ bị chết còn nằm ngổn ngang, nhân vật tôi không cho Steve Brao một viên đạn mà lại cứu giúp anh ta. Nhưng sau khi cùng đồng đội là Định đưa Steve Brao về hầm trú ẩn, nhân vật tôi lại gặp phải tình huống khó xử. Để Steve Brao trong hầm cũng không ổn, mà bỏ vị trí chiến đấu để đưa người bị thương đi cứu chữa cũng không được. Cuối cùng nhân vật tôi và Định đành đưa Steve Brao tới một bãi đất trống để chờ trực thăng Mỹ tới cứu viện. Lúc bình thường thì họ phải ẩn nấp kĩ sao cho kẻ địch không phát hiện mà giờ phải làm sao khiến trực thăng dễ nhìn thấy Steve Brao. Người lính Mỹ được trực thăng cứu hộ đưa đi, nhân vật tôi tiếp tục cuộc chiến đấu của mình. Chiến tranh kết thúc, anh trở về quê hương, thời khắc gặp lại mẹ nhân vật tôi buột miệng gọi Mom my. Điều đó chứng tỏ câu gọi mẹ của người lính Mỹ quá ấn tượng trong cuộc đời lính chiến của anh. Sau này anh có dịp qua nước Mỹ và nghẹn ngào xúc động khi biết Seven Brao đã chết trong chiến tranh. Truyện ngắn giàu cảm xúc và cuốn hút người đọc, người nghe. Bên cạnh trường đoạn miêu tả sinh động, chân thực là những câu thoại tếu táo của người lính. Nhiều chi tiết nhỏ mà chỉ những người lính trực tiếp chiến đấu trên chiến trường mới biết. Chi tiết nhân vật cứu giúp Steve Brao hay việc anh không bắn hạ chiếc trực thăng cứu thương thể hiện tính cách cao đẹp của người lính Cách mạng. Trên chiến trường họ có thể chiến đấu với kẻ địch tới viên đạn cuối cùng, giọt máu cuối cùng nhưng với thương binh thì cũng rất nhân đạo. Thời gian gần nửa thế kỷ là quãng lùi để chúng ta nhìn nhận chiến tranh với góc độ đa dạng và có chiều sâu hơn. Mỗi người lính trên chiến trường dù ở bên chiến tuyến nào đều có một người mẹ, một nơi yêu thương để hướng về.
Ngày phát hành 16:3 | 2/2/2024
Lượt nghe: 1585
Phù sa châu thổ miệt chín nhánh sông ám gợi bao trùm câu chuyện, vẽ lên thân phận nhân vật và lắng xuống thành nỗi niềm buồn thương da diết. Tuy vậy không hề bi lụy hoặc nặng nề mà ở đó, phía sau những thắt thẻo ruột gan, người đọc người nghe luôn thấy thứ ánh sáng ấm áp tình người và một năng lượng sống tích cực được truyền tải mạnh mẽ trong câu chữ. Trong truyện ngắn “Ngọt như gió Tết”, Tống Phước Bảo khéo léo đem bản vọng cổ với hành trình của một anh nghệ sĩ từ con sông Cố Giang lan xa đến tận nước ngoài. Cả một vùng sông nước Cửu Long hiện lên bàn bạc qua lời kể của đứa cháu. Góc nhìn của người trẻ hiện nay với những thế hệ đi trước thông qua cuộc sống, cách sống và lựa chọn hạnh phúc của cuộc đời. Chuyện của ngoại, chuyện của cậu, chuyện của dì hay của ba má được nhân vật thể hiện thông qua những sự phân tích tâm lý cực kì dạt dào cảm xúc. Chuyện cũ nhưng luôn đong đầy trong tâm thức người trẻ một nỗi thao thiết giữa thời đại. Hạnh phúc là gì khi chúng ta lớn lên và rời xa nguồn cội của chính mình? Đi là để trở về, là để thấu hiểu và thêm thương cho những mùa sum vầy thiếu vắng. Chọn thời điểm là Tết để kể một câu chuyện gia đình, nhưng lồng vào đó là một thông điệp về sự đoàn viên như một truyền thống của dân tộc mỗi độ xuân về năm hết. Lấy câu vọng cổ để nhắc nhớ những đứa con Việt dù đi bất cứ nơi nào chỉ cần nằm nghe câu xề rớt xuống là lòng dạ chợt bời bời nhớ quê. Còn nhớ quê hương nguồn cội có nghĩa là trái tim mình vẫn còn nhịp đập cho ngày về. Về để thấy nơi nào cũng chỉ là để ở, chỉ có quê là nơi phải về. Cái tinh tế của Tống Phước Bảo là giọng văn mượt mà như một dòng sông uốn lượn men theo kí ức vỗ lòng người đọc, người nghe. Cứ vậy mà câu chữ của Tống Phước Bảo dẫn dắt chúng ta lang thang từ kí ức đến hiện tại. Câu vọng cổ nối liền hai miền thời gian và rơi đúng mùa Tết. Kết truyện bằng một câu vọng cổ, hệt như người nghệ sĩ xuống xề và người nghe vỗ tay rần rần bên dưới. Hẳn là người đọc, người nghe thưởng thức xong truyện chợt mỉm cười bởi Tết đã nở trong lòng mình tự bao giờ….(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2017
Lượt nghe: 1747
Cuốn truyện “Những tấm lòng cao cả” được nhà văn Edmondo De Amicis sáng tác dưới hình thức nhật ký của cậu bé 10 tuổi En-ri-cô Bô-ti-ni. Những trang nhật ký ấm áp tình cảm miêu tả về những người thân trong gia đình, về thầy cô và bạn bè với cách kể chuyện dung dị, chân thực về nhân cách sống cùng những tấm lòng cao cả thánh thiện trong các các sự việc hằng ngày. (Văn nghệ thiếu nhi 08/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2017
Lượt nghe: 1243
Chúng ta được thưởng thức hay trải nghiệm nghệ thuật đã là một điều thú vị rồi. Vậy các bạn nghĩ sao nếu tác phẩm nghệ thuật của mình ẩn chứa những giá trị nhân văn? Vừa qua, lớp vẽ Art Talent ở ngõ 12, phố Nguyễn Phúc Lai, Hà Nội đã tổ chức một cuộc triển lãm mỹ thuật ý nghĩa - nơi các bạn "Nghệ sĩ nhí" có thể chia sẻ yêu thương tới các bạn bệnh nhi ung thư Bệnh viện K - cơ sở Tân Triều (Hà Nội). (Văn nghệ thiếu nhi 24/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2016
Lượt nghe: 3353
Với những người làm cha làm mẹ thì việc dành tình thương sự quan tâm tới con cái không chỉ là việc lo cho con sự đủ đầy về vật chất mà quan trọng hơn thế là phải khích lệ ý thức tự hoàn thiện về nhân cách của con mình. Bằng tình yêu thương và thông qua những câu chuyện giản dị chúng ta có thể bồi đắp được lòng nhân ái và khát vọng vươn lên cho thế hệ trẻ hôm nay…
TG: Minh Luyến viết dựa theo một truyện ngắn của nước ngoài
Ngày phát hành 13:32 | 21/9/2021
Lượt nghe: 1259
Một chú bé thấy mình cô đơn lạc lõng khi mái ấm gia đình tan vỡ vì bố mẹ cậu chia tay. Cuộc sống xung quanh bỗng trở nên khó khăn hơn khi cậu liên tục gây ra những chuyện không hay ở trường. Cánh cửa nào mở ra cho tâm hồn em được trở lại với thế giới tuổi thơ tươi vui của mình?
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2015
Lượt nghe: 2488
Nhân vật trung tâm là đại tá công an tên Đại. Trong một vụ án buôn bán ma túy, anh bất ngờ nhận ra, thủ phạm lại là người yêu cũ. Cô sẵn sàng nhận tội với thái độ bất cần đời khiến anh rất băn khoăn… Tìm hiểu hoàn cảnh, biết được sự thất vọng sâu sắc của người phụ nữ này với đứa con duy nhất, Đại làm mọi cách có thể để cô không cảm thấy cuộc đời bế tắc và thêm hy vọng.
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2015
Lượt nghe: 1772
Nhân vật trung tâm là đại tá công an tên Đại. Trong một vụ án buôn bán ma túy, anh bất ngờ nhận ra, thủ phạm lại là người yêu cũ. Cô sẵn sàng nhận tội với thái độ bất cần đời khiến anh rất băn khoăn… Tìm hiểu hoàn cảnh, biết được sự thất vọng sâu sắc của người phụ nữ này với đứa con duy nhất, Đại làm mọi cách có thể để cô không cảm thấy cuộc đời bế tắc và thêm hy vọng.
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2015
Lượt nghe: 1730
Nhân vật trung tâm là đại tá công an tên Đại. Trong một vụ án buôn bán ma túy, anh bất ngờ nhận ra, thủ phạm lại là người yêu cũ. Cô sẵn sàng nhận tội với thái độ bất cần đời khiến anh rất băn khoăn… Tìm hiểu hoàn cảnh, biết được sự thất vọng sâu sắc của người phụ nữ này với đứa con duy nhất, Đại làm mọi cách có thể để cô không cảm thấy cuộc đời bế tắc và thêm hy vọng.
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2018
Lượt nghe: 764
"Len lỏi qua những con phố cổ kính, mái ngói rêu phong với thời gian, ta tìm lại cảm xúc quen thuộc tưởng đâu đã lẫn vào những lo lắng đời thường, mùa của những nhớ nhung mênh mông, mùa của bâng khuâng đi tìm kí ức. Mùa của những cây bàng lá đỏ. Mùa của lặng thinh, mùa của trẻ nô nức đến trường bắt đầu cho một năm học mới..." - những dòng cảm xúc lắng đọng và man mác khiến cho chúng mình muốn tận hưởng cảm giác bước vào mùa thu, mùa của yêu thương và đồng vọng. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 13/8/2018)
Ngày phát hành 22:35 | 26/2/2023
Lượt nghe: 784
Triển lãm tranh “Mùa yêu thương” giới thiệu hơn 100 tác phẩm của nhóm họa sĩ S.A.G (Saigon Art Gallery) gồm 6 thành viên: Tạ Thị Bê, Nguyễn Văn Thạnh, Vũ Thị Cúc, Nguyễn Hoàng Diệu, Đinh Thảo Nguyên, Hữu Thanh Tùng. Với các chất liệu như sơn dầu, acrylic, màu nước, triển lãm mang đến nhiều cung bậc xúc cảm cho người xem. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 11:45 | 1/2/2023
Lượt nghe: 293
Nhóm nhạc Dragon Plus được thành lập những năm gần đây bởi các cô chú công tác trong lĩnh vực báo chí và nghệ thuật. Nhóm có tên Dragon do những thành viên đầu tiên của nhóm đều sinh năm Rồng cả. Không chỉ biểu diễn các ca khúc của tuổi thơ mà nhóm còn thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa nữa đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 18/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 998
Tình cảm đối với cha mẹ thật cao cả, thiêng liêng. Với các con, dù lứa tuổi nào cũng đều có cách thể hiện, bày tỏ tình cảm yêu quý, thương mến đối với bậc sinh thành. Bạn Phan Anh Thư ở Nghệ An và bạn Đình Anh ở Hà Nội đều đang ở lứa tuổi rất nhỏ, đang học lớp 5 thôi nhưng đã biết thể hiện tình cảm với cha mẹ mình rất chân thực, đầy cảm xúc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 23/4/2018)
Ngày phát hành 15:14 | 17/2/2021
Lượt nghe: 1127
Cả hai truyện ngắn thể hiện những sắc thái khác nhau của tình yêu khi về xuân về. Nếu truyện ngắn đầu viết về tình yêu đầy sức sống của tuổi đôi mươi thì truyện ngắn “Thư tình mùa xuân” là tình yêu ở tuổi xế chiều của nhân vật người đàn ông đã ngoài 50 tuổi. Với truyện ngắn “Mùa xuân yêu thương”, con người như hòa cùng không khí hân hoan, rạo rực của ngày hội. Nhân vật chàng thanh niên nói như là duyên định ấy. Nhưng thực ra không khí mùa xuân cũng góp phần nảy nở mối duyên tình của đôi trai gái. Qua lời kể của nhân vật, chúng ta cảm nhận được không khí vui tươi của đất trời và con người trong này hội làng mừng xuân. Con người như say trong chất mật ngọt của ngày xuân và tình yêu nảy nở trong lòng hai bạn trẻ cũng là điều tất nhiên. Truyện ngắn được viết với ngôn từ đẹp, hình ảnh giàu màu sắc ngày xuân khiến người đọc, người nghe đồng cảm và vui lấy với tình yêu của nhân vật. Nếu tình yêu của đôi bạn trai gái trong truyện “Mùa xuân yêu thương” gặp rất nhiều thuận lợi khi nảy nở trong thời điểm vạn vật sinh sôi, đất trời giao hòa thì mối tình của nhân vật trong truyện ngắn “Lá thư mùa xuân” có phần trắc trở hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi nhân vật không còn ở tuổi trai trẻ lại đã từng lập gia đình. Khi người ta đã qua cái tuổi thanh xuân hồn nhiên, mơ mộng mà phải viết thư tình thì thật không dễ chút nào. Nhưng vì kiếm sống anh đành làm công việc viết thuê thư tình cho các đôi trai gái. Đến lúc anh viết thư tình cho mình thì lại lúng túng thức trắng đêm bỏ đi cả trăm bức thư nháp. Tuổi đã ngoài 50 nhưng khi nhận lá thư gửi lại thì anh cũng háo hức, hồi hộp không khác gì chàng trai trẻ với mối tình đầu. Truyện ngắn hóm hỉnh từ cách lựa chọn đề tài đến ngôn ngữ thể hiện. Truyện được viết với giọng văn tự châm biếm và có chút chua chát cho số phận của mình. Nét hài hước trong tình yêu khiến người đọc, người nghe phải bật cười khi đọc lá thư gửi lại của cô giáo dạy văn ở cuối truyện ngắn. Hai câu chuyện với những cung bậc tình cảm khác nhau trong tình yêu nhưng chúng ta đều thấy hiện lên sự tươi mới, ấm áp vui tươi trong tâm hồn con người khi mùa xuân về. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2017
Lượt nghe: 1635
Là một trong những bộ phim hoạt hình hiếm hoi làm về đề tài bạo lực học đường, "Dáng hình thanh âm" của đạo diễn Naoko Yamada đem đến cho người xem một góc nhìn mới - góc nhìn của chính những đứa trẻ trong cuộc - về bạo lực học đường. Không né tránh những cảnh bạo lực, nhưng phim vẫn có một cái kết sáng, một cách giải quyết nhân văn chứ không u ám như một số bộ phim dành cho độ tuổi trưởng thành. Có lẽ chỉ với tuổi thơ, sự nhân hậu và tình yêu, người ta mới có thể tin rằng ký ức được viết từ bút chì, có thể xóa bỏ những mảng đen tối nhất và chỉ giữ lại những gì đẹp đẽ nhất. (Điểm hẹn văn nghệ 01/7/2017)
Ngày phát hành 14:26 | 9/2/2021
Lượt nghe: 1247
Nhìn lại năm 2020, một trong những biến động có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là đại dịch Covid 19. Đại dịch Covid đã gây ra bao khó khăn cho mỗi gia đình, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia; nhưng cũng đồng thời lại là một thử thách để chúng ta biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Ttuyển tập thơ xinh xắn, trang nhã mang tên "Mùa nhớ - Thơ những ngày giãn cách" gồm 44 bài thơ của 33 tác giả, do NXB Văn học vừa ấn hành cuối năm qua. Đó chính là tiếng nói trong mùa dịch bằng ngôn ngữ của thi ca...(Đôi bạn văn chương mùng 2 Tết)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2017
Lượt nghe: 1008
Cha mẹ luôn giành những tình cảm yêu thương nhất với các con của mình. Tản văn "Thư con gái gửi mẹ" là lời xin lỗi, cảm ơn của con gái với người mẹ. Người mẹ cũng là đề tài quen thuộc trong những bài thơ tuổi học trò, tuổi mới lớn. Bài thơ cảm động có nhan đề “Mẹ là tất cả” của tác giả Hoa Nghiêm. Mẹ chính là tất cả những yêu thương, những điều đẹp nhất trên đời. Bài thơ là lời tri ân ngọt ngào của tác giả với mẹ của mình. Truyện ngắn của bạn Phạm Minh Tuấn (Học sinh lớp 5D Trường Tiểu học Nam Thành Công, Hà Nội) là cái nhìn trẻ thơ khá thú vị với cuộc sống xung quanh. Bài thơ "Bàn tay cô giáo" của tác giả Nguyễn Thành Khương viết về tình cảm thầy trò. (Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2017)
Ngày phát hành 10:21 | 4/1/2024
Lượt nghe: 912
Các sản phẩm thủ công được đan, móc từ sợi len rất được các bạn tuổi teen yêu thích. Những sợi len mềm mại, nhiều màu sắc có khả năng tạo hình vô cùng phong phú, đa dạng, biến thành những vật dụng, đồ trang trí, đồ kỉ niệm. Và đặc biệt, nó trở nên ấm áp hơn trong ngày lạnh. Hãy tham gia một buổi trải nghiệm cùng len, các bạn nhé! (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 12/12/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2018
Lượt nghe: 632
Nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Trung tâm nghệ thuật Sol Art đã tổ chức triển lãm “Chia sẻ yêu thương” tại Nhà triển lãm số 16, phố Ngô Quyền, Hà Nội, như một dấu mốc nghệ thuật đáng nhớ trên hành trình sáng tạo. Không chỉ mang giá trị nghệ thuật, triển lãm còn là nơi chia sẻ yêu thương của Trung tâm tới bạn Trương Thị Nhung, tỉnh Lạng Sơn- một bạn học trò có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng có thành tích học tập đáng nể. Chị Thúy Quỳnh đã tham dự và có đôi điều cảm nhận về triển lãm. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 30/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2018
Lượt nghe: 1509
Bắt đầu từ chương trình hôm nay mời các em nghe truyện dài “Bác sĩ Ai-bô-lít” của nhà văn Nga Coóc-nây Tru-cốp-xki, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành. Cuốn truyện là sự kết hợp giữa lối viết văn xuôi và thơ giúp các độc giả nhí dễ theo dõi từ đầu cho tới cuối truyện. Theo tiếng Nga thì từ Ai-bô-lít có nghĩa là “Ôi đau quá!”. Bác sĩ Ai-bô-lít là một vị bác sỹ tốt bụng và nhân từ. Ông hiểu được các thứ tiếng của muông thú và chữa bệnh cho chúng bằng cả trái tim mình. Không những thế bác sĩ Ai-bô-lít còn cưu mang những con vật đáng thương ấy nếu chẳng may gặp nạn. Cuộc sống của bác sĩ Ai-bô-lít luôn tràn ngập tình yêu thương và sự hài hước đáng yêu của các loài vật. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2015
Lượt nghe: 1836
Mất người yêu, bị người đời khinh ghét-hận thù quá lớn đã khiến nhân vật Khủ mù quáng. Như bị "Ma đưa lối, quỷ dẫn dẫn đường", Khủ dùng thứ thuốc kỳ bí có tên là "Độc nhảng" làm cho những người có oán thù với anh ốm lăn ốm lóc. May thay, giữa lúc Khủ bế tắc và đang gây thù chuốc oán thì Lam đã quay về với anh. Tình yêu chân thành và sâu nặng của Lam dành cho Khủ chính là phương thuốc hiệu nghiệm hóa giải nỗi oán hận trong lòng Khủ. Họ bắt đầu một cuộc sống mới sau bao thăng trầm, đổ vỡ.
Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2015
Lượt nghe: 1087
Nhân vật Quang về quê hương bản quán sau những năm tháng sống ở nước ngoài. Sự trở về của anh càng trở nên có ý nghĩa khi hành trang của anh là bài học sâu sắc về yêu thương, nhân nghĩa, sự hy sinh quên mình mà một cậu bé nghèo đã "dạy" cho anh.
Ngày phát hành 20:0 | 10/2/2024
Lượt nghe: 2681
Những ngày giáp Tết, nhìn dòng người xuôi ngược về quê, những người cha người mẹ vẫn luôn có tâm lý mong ngóng con về. Niềm vui của ngày đoàn tụ đối với họ không hẳn là quà to quà nhỏ, mâm cao cỗ đầy mà chính là cảm giác ấm áp, yên bình khi được bên cạnh người thân! Giây phút quây quần bên nhau mọi người cùng nhớ lại những câu chuyện cũ… Từng năm tháng như được nối dài bởi niềm hạnh phúc và sự yêu thương!
Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2020
Lượt nghe: 767
Năm 2020 có thể xem là một năm đầy biến động không chỉ với Việt Nam mà còn với hàng trăm quốc gia trên thế giới bởi đại dịch Covid 19. Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng cũng như nhiều tỉnh thành trên cả nước vẫn đang gồng mình lên để chống dịch, quyết tâm vượt qua cơn thử thách này. Và trong những ngày này, hai tiếng Tổ Quốc lại vang lên thật thiêng liêng. Trong số Đôi bạn văn chương đúng vào dịp đại lễ quốc khánh lần này, chúng ta sẽ đến với những bài thơ tổ quốc trong dòng chảy thi ca Việt Nam...