Hệ thống tìm thấy 97 kết quả
Ngày phát hành 12:12 | 23/4/2021
Lượt nghe: 883
Truyện ngắn "Giữa cơn mưa trắng xóa" viết về cô gái có tên H’Linh rời buôn làng ra thành phố tìm cuộc sống mới. Niê Thanh Mai khéo lồng vào truyện một câu chuyện dân gian về ché đực đã hóa đá bên suối. Một trận lũ lớn đã đẩy ché cái vào nhà tù trưởng, và ché cái đang ở bên ché đực men sứ nào đó mà quên đi ché đực gốm sành. Ché đấy mà người đấy. Hồn ché, tình ché cũng là hồn người, tình người. H’Linh ra thành phố hay cái ché kia? Mẹ và chị gái bị chết vì lũ. H’Linh cũng không về, người thương là Y Woan chết vì nhớ mình cô cũng không về. Mặc cho cha với nỗi sầu muộn trong lòng, mặc cho anh rể luôn rộng mở vòng tay, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân H’Linh nhất quyết chạy theo cuộc sống hào nhoáng. Truyện được đẩy lên cực điểm khi H’Linh đánh cắp tượng nhà mồ mang ra thành phố. Đây không phải là bức tượng đơn thuần mà là văn hóa. Kinh tế thị trường kéo theo lối sống vị kỷ đã để cho cô gái đánh cắp văn hóa của chính dân tộc mình. Đó là lời cảnh báo cũng là lời kêu cứu giữ lấy văn hóa. Thế mạnh của Niê Thanh Mai là hiểu văn hóa của vùng đất. Văn có hồn, nhiều đoạn độc thoại để tâm lý nhân vật bộc lộ đến mức tối đa nên truyện cuốn hút người đọc người nghe...
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020
Lượt nghe: 2112
Làm báo, chụp ảnh nên tác giả Phạm Công Thắng có dịp đi nhiều, và mỗi chuyến đi như thế làm dày hơn vốn sống trong ông. Ông viết nhiều đề tài, từ quê hương, gia đình cho đến tình yêu, thế sự. Những truyện ngắn của nhà báo-NSNA Phạm Công Thắng là những khoảnh khắc đẹp của người nghệ sỹ yêu cái đẹp...Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 14/5/2020, xin giới thiệu cùng các bạn truyện ngắn : "Làng Cổ Bôn ngày ấy" của nhà báo-NSNA Phạm Công Thắng
Ngày phát hành 9:25 | 16/5/2023
Lượt nghe: 768
Nhà văn Đỗ Văn Nhâm, sinh năm 1952 tại Vụ Bản, Nam Định. Tốt nghiệp Khóa 3 Trường Viết văn Nguyễn Du. Đã xuất bản tập truyện ngắn “Bạn bè – Làng xa”. Đỗ Văn Nhâm là một người lính đã tham gia ba cuộc chiến tranh, chống Mỹ, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, từng giữ chức Phó Giám đốc Điện ảnh Quân đội với quân hàm Đại tá. Là một người trực tiếp cầm súng trên nhiều chiến trường, và là người nặng lòng với quá khứ chiến tranh nên hầu hết sáng tác của ông đều bám chặt đề tài này, và ông luôn tìm ra được những góc nhìn độc đáo, khác lạ. Một trong những truyện ngắn thành công nhất của ông phải kể đến Làng xa:
Ngày phát hành 0:0 | 9/8/2019
Lượt nghe: 2326
Vẫn là bối cảnh của cuộc sống đô thị-vốn là thế mạnh trong quan sát và phát hiện tường tận của nhà văn. Song ở truyện ngắn "Mé đê yên ả", nhà văn đã tái hiện cuộc sống của một xóm trọ thực chất một làng xã thu nhỏ, với những câu chuyện về ruộng đất, cấy hái. Một nông thôn hôm nay đang tồn tại ngay trong lòng đô thị...(Đọc truyện đêm khuya phát 8/8/2019)
Ngày phát hành 10:53 | 14/5/2024
Lượt nghe: 357
Truyện ngắn Ngưu hoàng kể câu chuyện về hồn làng xưa đang rã ra từng mảnh từ câu chuyện ứng xử với căn nhà từ đường của cha ông trong một gia đình nông thôn dần bỏ làng ra phố. Thổ cư của lão bá hộ rộng cả mẫu với những cây ăn trái lâu năm đã thành rừng cây cổ thụ, nhà ngang dãy dọc, chuồng trại, nhà kho khang trang lại có nhà cho kẻ ăn người ở…Trong ngôi nhà cổ bày biện toàn đồ gia bảo, nhưng “Bọn phá hoại”. Lão rủa inh lên mỗi độ về thăm nhà. Nhưng là rủa chung chung thôi. Bọn phá hoại chính là ba thằng con trai lão. Đứa này xin tấm phản gỗ dày cả gang tay về xẻ làm sa lông thẻ, đứa kia xin cái tràng kỷ chạm khắc xà cừ về kê nằm mát, đứa thì cái mâm đồng, đứa thì chở chum vại, hũ có tuổi hơn trăm năm… Rồi những đồ đạc quý ấy cũng chẳng còn ở trong nhà ba đứa con. Đứa bán cho đám đồ cổ, đứa vứt đi thay đồ hiện đại…Tan hoang này có lỗi của lão. Chính lão cũng không thấy hết giá trị ngôi nhà của cha mẹ để lại và đã dễ dãi vứt bỏ. Ba đứa con trai không đứa nào thèm nhận nhà từ đường và lão cũng hùa về phố ở với chúng. Cuối cùng, cảm thấy mình sắp chết, lão về lại cơ ngơi xưa. Về để lão tự cứu mình, cứu ngôi nhà tổ tiên. Ký ức vụt dậy, câu chuyện về ngưu hoàng – cái túi mật của con bò vàng do lão thầy Miên nói, là một loại kỳ dược, có thể cải tử hoàn sinh. Bản năng sống âm ỷ trong cơ thể rệu rã của lão bùng lên như bấc cạn dầu, mùi hương của đàn bà, cả hương âm con ma nữ áo trắng đi từ dưới ao lên từng trong mơ biến gã trai mười bảy là lão thành đàn ông rồi cứ nương vào hương vợ, cả các cô con dâu lẫn đứa người làm mà thức dậy, lan tỏa, mời gọi lão. Hồn làng xưa ngụ trong hồn của lão, hồn lão ngụ trong cơ thể đang dần tàn lụi còn chính lão thì ngụ trong ngôi nhà rường đang mòn mỏi giữa đàn mối mọt kiên trì và ráo riết gặm nhấm. Kết truyện, lão bá hộ chết ngay trên chính mảnh đất cha ông thật có ý nghĩa, và mang tính biểu tượng…
Ngày phát hành 10:53 | 14/5/2024
Lượt nghe: 1432
Truyện ngắn Ngưu hoàng kể câu chuyện về hồn làng xưa đang rã ra từng mảnh từ câu chuyện ứng xử với căn nhà từ đường của cha ông trong một gia đình nông thôn dần bỏ làng ra phố. Thổ cư của lão bá hộ rộng cả mẫu với những cây ăn trái lâu năm đã thành rừng cây cổ thụ, nhà ngang dãy dọc, chuồng trại, nhà kho khang trang lại có nhà cho kẻ ăn người ở…Trong ngôi nhà cổ bày biện toàn đồ gia bảo, nhưng “Bọn phá hoại”. Lão rủa inh lên mỗi độ về thăm nhà. Nhưng là rủa chung chung thôi. Bọn phá hoại chính là ba thằng con trai lão. Đứa này xin tấm phản gỗ dày cả gang tay về xẻ làm sa lông thẻ, đứa kia xin cái tràng kỷ chạm khắc xà cừ về kê nằm mát, đứa thì cái mâm đồng, đứa thì chở chum vại, hũ có tuổi hơn trăm năm… Rồi những đồ đạc quý ấy cũng chẳng còn ở trong nhà ba đứa con. Đứa bán cho đám đồ cổ, đứa vứt đi thay đồ hiện đại…Tan hoang này có lỗi của lão. Chính lão cũng không thấy hết giá trị ngôi nhà của cha mẹ để lại và đã dễ dãi vứt bỏ. Ba đứa con trai không đứa nào thèm nhận nhà từ đường và lão cũng hùa về phố ở với chúng. Cuối cùng, cảm thấy mình sắp chết, lão về lại cơ ngơi xưa. Về để lão tự cứu mình, cứu ngôi nhà tổ tiên. Ký ức vụt dậy, câu chuyện về ngưu hoàng – cái túi mật của con bò vàng do lão thầy Miên nói, là một loại kỳ dược, có thể cải tử hoàn sinh. Bản năng sống âm ỷ trong cơ thể rệu rã của lão bùng lên như bấc cạn dầu, mùi hương của đàn bà, cả hương âm con ma nữ áo trắng đi từ dưới ao lên từng trong mơ biến gã trai mười bảy là lão thành đàn ông rồi cứ nương vào hương vợ, cả các cô con dâu lẫn đứa người làm mà thức dậy, lan tỏa, mời gọi lão. Hồn làng xưa ngụ trong hồn của lão, hồn lão ngụ trong cơ thể đang dần tàn lụi còn chính lão thì ngụ trong ngôi nhà rường đang mòn mỏi giữa đàn mối mọt kiên trì và ráo riết gặm nhấm. Kết truyện, lão bá hộ chết ngay trên chính mảnh đất cha ông thật có ý nghĩa, và mang tính biểu tượng…
Ngày phát hành 8:50 | 24/2/2023
Lượt nghe: 516
Ngắn gọn, kịch tính như một màn kịch đến đoạn cao trào, truyện ngắn Nơi bão đi qua của nhà văn Bích Ngân hấp dẫn người đọc người nghe từ đầu tới cuối. Ngay những dòng đầu tiên khi tác giả miêu tả không khí vui vẻ lúc mấy chị em xóm chài tụ tập với nhau trong lúc mấy ông chồng đi biển thì người đọc người nghe đã có cảm giác bất an. Nghề biển có khá nhiều gian lao, nguy hiểm. Biển cả thì bao la và rộng lớn, còn con người thì nhỏ bé, vì vậy những người sống bằng nghề biển, sinh mạng của họ luôn bị đe dọa hơn so với những nghề khác. Mỗi lần họ ra khơi thì không biết trước được những điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước. Và không chỉ riêng họ, những người vợ ở nhà trong lòng bao giờ cũng sống trong tâm trạng lo sợ và cảm thấy bất an. Dù biết sinh mạng của người chồng lúc nào cũng bị đe dọa bởi thiên nhiên nhưng tình yêu của những người phụ nữ không vì thế mà thay đổi. Họ ở nhà chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái, chăm lo làm lụng không kể ngày đêm và luôn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ nhau. Không ai nói ra nhưng tất cả đều chung suy nghĩ bất cứ lúc nào cơn bão cũng có thể ập xuống. Và rồi nó tới rất nhanh. Bão biển thật kinh khủng: “Những luồng gió va đập nhau, giằng xé nhau và cuốn theo những gì gặp trên đường đi của nó”. “Nó giao chiến dữ dội với những gì gắn chặt vào lòng đất”. “Hai ổ gà con bị cánh tay lực lưỡng vô hình nhấc lên cao rồi đột ngột hất mạnh xuống”. Cuối cùng thì “Ổ gà con không còn sót lại một tiếng kêu”. Người đọc người nghe không khỏi lo lắng cho Hạnh khi cô cũng sắp đến ngày sinh nở. Thế rồi cơn bão đi qua trong cuộc vui chưa tàn của những người chờ đợi, trong hy vọng chứa chan của người vợ sắp làm mẹ; giờ đây chiếc ghe cào-tài sản có được sau nhiều năm ki cóp của vợ chồng cô đã bị vỡ tan tành, Hạnh chỉ còn kịp nhìn ngôi nhà thành đống đổ nát trước khi xé ruột trong tiếng gọi chồng “vút lên tận trời xanh”, cho ra đời một mầm sống mới. Sự sống đã sinh sôi ngay trong đống đổ nát và gieo vào lòng ta bao hy vọng…(Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 16:8 | 16/3/2022
Lượt nghe: 950
Quý vị và các bạn thân mến, Ô sin hay người giúp việc thường là những người phụ nữ ở vùng nông thôn ra thành phố phụ giúp công việc để kiếm kế sinh nhai. Công việc của Ô sin thì rất đa dạng từ giúp việc trong gia đình, trông trẻ, trông người già, người bệnh, có ô sin làm theo ngày, theo giờ, theo thời vụ hoặc dài lâu…. nhưng nói chung là người từ thôn quê lên thành phố kiếm việc làm. Nhưng cùng với sự phát triển hiện đại hoa, đô thị hóa nông thôn thì làng, xóm cũng bắt đầu có Ô sin. Tác giả khai thác đề tài về người giúp việc qua nhân vật Hà hấp. Hà hấp cũng chả có gì đặc biệt, tài giỏi và công việc Ô sin của cô sẽ yên bình diễn ra nếu không có việc tằng tịu với ông chủ đã ngoài 70 tuổi. Ngoài đời nếu sự việc này xảy ra thì sẽ có 2 phương án. Một là Hà hấp bị đánh bầm dập đuổi đi, hai là Hà hấp chiếm luôn vị trí bà chủ nhà . Ấy nhưng cái kết câu chuyện khá bất ngờ khi vợ chồng ông Liên, bà Hương và Hà hấp chung sống hòa bình cùng nhau. Một cái kết bất ngờ mà lại rất nhân văn khi mẹ con Hà hấp được đôi vợ chồng già đón nhận. Nghề giúp việc rất cần thiết trong xã hội hiện đại cũng như mang đến lợi ích không nhỏ cho cả chủ nhà và người giúp việc. Tác giả đã khai thác, xây dựng nhóm người giúp việc ở làng trở thành một xã hội thu nhỏ với bất ngờ thú vị. Nghề Ô sin là nghề tự do nên đa phần những người phụ nữ làm nghề này đều phải tự lo của bản thân mình. Những vui buồn, khó khăn, mặt sáng tối trong công việc thì chỉ họ mới thấu hiểu. Qua truyện ngắn người đọc hiểu hơn về góc khuất, công việc bếp núc, tâm tư tình cảm của những người phụ nữ làm công việc Ô sin. Những chi tiết, sự việc trong truyện ngắn như người giúp việc có quan hệ “đặc biệt” với ông chủ, hay thiệt thòi của người phụ nữ xa nhà kiếm kế sinh nhai là có thật trong cuộc sống. Qua mối quan hệ tay ba giữa ông Liên, bà Hương và Hà hấp chúng ta thấy tình người, tình đời trong đó. Tổ ấm mới của Hà hấp là tia nắng ấm áp trong cuộc sống muôn màu. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2020
Lượt nghe: 1278
Giản dị mà tinh tế, từng câu chữ trong truyện cứ vậy mà khơi lên, gợi ra khí vị làng quê Kinh Bắc xưa với những nét văn hóa đặc trưng, về cái làng Hà làm gốm bên sông Cầu ngày ấy. Phong vị và cuộc sống làng quê thể hiện một cách kín đáo qua những nhân vật là người dân quê rất đỗi bình thường. Câu chuyện có gói có mở ba phận người là anh Nham, chị Đường, Hạnh Nguyễn gợi nhiều tình cảm cho người đọc, người nghe bởi chính họ đã bộc lộ tình yêu làng một cách thuần hậu, tinh khiết...
Ngày phát hành 8:36 | 11/4/2023
Lượt nghe: 561
"Rỗng làng": Một câu chuyện về quá trình đô thị hóa nông thôn hiện nay. Làng xã đua nhau lên phố. Người người đua nhau xây nhà cao cửa rộng, kín cổng cao tường. Còn đâu những ngôi làng yên ả, thanh bình. Còn đâu đường làng ngõ xóm phong quang…Chứng kiến những mai một ấy ở nhiều làng quê nhà văn Nguyễn Văn Học đã viết nên câu chuyện hiện thực, bằng ngôn ngữ khá uyển chuyển, những câu văn sắc nhưng vẫn rất gợi...
Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2020
Lượt nghe: 1530
Câu chuyện được tác giả kể với giọng văn nhẹ nhàng, chân thật pha chút tự giễu qua tự sự của nhân vật Phú. Những mâu thuẫn, xung đột giữa mới và cũ được lồng ghép tự nhiên khiến người đọc, người nghe nhất là người ở thôn quê dễ đồng cảm. Và chắc nhiều người sẽ tự nhủ thầm , giá như làng mình, thôn mình cũng vẫn giữ được nét đẹp như xưa.
Ngày phát hành 16:9 | 19/7/2021
Lượt nghe: 1262
Câu chuyện chúng ta vừa nghe có khoảng thời gian trải dài qua 20 năm. Cách dẫn truyện tạo được không khí tự nhiên, lôi cuốn, xen lẫn những hồi hộp thú vị qua lời kể của nhân vật Hảo, xưng tôi. Hảo kể lại câu chuyện của mình với người bạn cùng phòng và đồng thời câu chuyện ấy được gửi tới tất cả những người nghe, người đọc. Đúng như tên của tác phẩm đã bộc lộ, hạt nhân chính của truyện ngắn này là câu chuyện tình giữa Hảo và Mận, một chuyện tình sinh ra vừa như một bất ngờ, vừa như một tất yếu, vừa như một run rủi trong cái đêm ở làng Sầu thời chiến. Cái đêm ngủ với Mận đã qua đối với Hảo như một giấc mơ, một tưởng tượng, một cái gì mờ ảo, không rõ ràng, khó nắm bắt. Và rồi những bộc lộ của Mận sau đó với Hảo có lẽ đã xác tín hơn trong anh về một mối tình có thật, một đêm yêu đương có thật. Nhưng bất ngờ hơn cả là giọt máu Hảo đã để lại cho Mận, để rồi 20 năm sau , khi Mùi, con gái Mận đỗ đại học ở Hà Nội thì Mận mới có một đêm hạnh phúc thứ hai được bên người mình yêu. Chiến tranh đã tạo nên quá nhiều những éo le và trớ trêu. Chúng ta có nên trách Hảo, dù biết Mận có chồng đang đi bộ đội mà vẫn không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, khiến Mận có thể phải mang tiếng xấu với gia đình, làng xóm? Chúng ta có cảm thấy nỗi đau của Kỳ, người chồng chính thức của Mận, trở về từ chiến trường với mảnh đạn trong đầu rồi sau đó lao xuống giếng kết thúc cuộc đời? Có những điều mãi mãi không thể nói ra, chỉ mỗi người tự biết với lòng mình và cố gắng sống sao cho tốt hơn mỗi ngày, sống có trách nhiệm hơn với những người xung quanh, những người mình đã từng yêu và cũng yêu thương mình. Sự thành đạt của Mùi, con gái Mận và Hảo có lẽ là một điểm sáng quan trọng trong phần kết thúc của truyện, gieo vào mỗi chúng ta những ấm áp và tin yêu. Câu chuyện tình dù trái ngang nhưng cũng đem đến những hạnh phúc không nhỏ cho mỗi người trong cuộc và biết đâu nó còn tiếp thêm không ít sức mạnh để một người phụ nữ có thể vượt qua bao năm tháng đằng đẵng, mòn mỏi chờ người chồng từ chiến trường trở về. Cái đúng và cái sai trong mỗi hành trình của cuộc đời nhiều khi chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi. Chính sự bất toàn và không định trước mới làm nên một thứ mà chúng ta vẫn quen gọi là Số Phận. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 8:38 | 21/3/2024
Lượt nghe: 3602
Nhà văn Nguyễn Hải Yến đã tái hiện lại một góc làng Cồn Rạng với hai nhân vật chính đậm chất hoạt náo là Đoàn Xuân Đăng - phụ trách văn hóa xã và Minh Cò - cậu em vợ. Cả hai được coi là người có ăn học nhất làng, một tốt nghiệp trung cấp văn hóa, một đang theo dở Viện Đại học mở trên tỉnh, dẫu chưa đến mức “chấn động địa cầu” nhưng cũng đủ “lừng lẫy bốn bề xóm làng”. Sự mỉa mai, chế giễu ẩn dưới từng chi tiết truyện. Đăng mang tiếng làm cán bộ văn hóa, nhưng từ suy nghĩ đến hành động đều không có tí văn hóa nào. Từ cách làm văn hóa, truyền thông cho đến việc lập kế hoạch lên huyện lĩnh thưởng, rồi đón đoàn vinh quy bái tổ về xã nhà, sau đó đón đoán phóng viên truyền thanh huyện về làm phóng sự nhân rộng điển hình văn hóa. Từ việc đối xử với bố cho đến việc hành nghề bẫy chim rồi tưởng tượng ra cảnh lên thuyền rong ruổi vừa ngắm cảnh vừa nướng thịt chim…Chính nhờ sự kết hợp nhiều thành tố mỉa mai mà truyện ngắn hài bi lẫn lộn này đã thực sự gây được tiếng cười đau xót nơi người đọc người nghe. Cười về một thực trạng văn hóa “hết thuốc chữa”. Với giọng văn giễu nhại, nhà văn mượn câu chuyện “phục hưng và truyền bá văn hóa xã” vốn xảy ra không ít ở các làng quê hiện nay, để phê phán hiện trạng văn hóa miền quê đang trên đà tụt dốc. Một truyện ngắn rất đời thường, cho thấy đôi khi việc chấn hưng văn hóa không phải là cần bao nhiêu tiền mà cần những con người có văn hóa, có học vấn để làm văn hóa thực sự. Văn hóa cần được chấn hưng từ lời ăn tiếng nói, từ những ứng xử hàng ngày...
Ngày phát hành 15:29 | 23/8/2022
Lượt nghe: 753
Mượn câu ca dao: “Văn chương phú lục chẳng thông/ Trở về làng cũ cho xong học cày” làm lời đề từ cho truyện ngắn “Đồng xanh”, nhà văn Ngô Khắc Tài bày tỏ tâm thế thong dong của người dân quê khi còn có một nơi chốn để trở về. Bằng lời văn dung dị, lối sử dụng phương ngữ tự nhiên, thành thục, tác giả đã kể một câu chuyện diễn ra trong một không gian làng mạc miền Tây Nam bộ thời hiện đại nhưng vẫn còn đó những con người chân quê gắn bó với đất đai, đồng ruộng. Cuộc sống tịnh tiến lên hiện đại, sự thay đổi, biến đổi của nhiều người dân quê, nhất là người trẻ là lẽ đương nhiên. Nhưng may thay đâu đó ruộng đất bỏ hoang, ở Tây Nam bộ, ở đất An Giang vẫn còn đó những cánh đồng xanh bốn mùa lúa ngô trù phú, vẫn còn đó hương vị, cảnh sắc thanh bình, yên ả của nơi đã nuôi nấng bao thế hệ con người trưởng thành chọn ở lại hay cất bước ra đi. “Đồng xanh” trong truyện ngắn Ngô Khắc Tài vừa là một hình ảnh có thật, vừa là một biểu tượng bao la, bao dung của quê làng trở đi trở lại như nhắc nhở những bước chân xa xứ lối về. Và sâu xa hơn nữa là nếp làng, nếp nhà vẫn còn được lưu giữ, được duy trì và tiếp nối. Từ tứ giác Long Xuyên, vùng đất Bảy Núi, nhà văn Ngô Khắc Tài đã thêm một lần nữa gợi mở vẻ đẹp sơn kỳ thủy tú của quê làng biên giới vẫn còn đó những gọi mời với du khách thập phương. (Lời bình của BT VVõ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2019
Lượt nghe: 1721
Nếu thiên tai, lũ quét và sạt lở xóa trắng nhiều vùng đất và số phận thì cơn lốc hiện đại hóa và những ý tưởng vỹ cuồng về quy hoạch lại nông thôn cũng gây tan hoang cảnh trí làng quê. Mẫu số buồn ấy được tái hiện phần nào trong truyện ngắn “Đường hoa”, tác phẩm của tác giả Nguyễn Hải Yến gửi tới tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập”...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/11/2019)
Ngày phát hành 10:11 | 11/6/2024
Lượt nghe: 1830
Truyện “Cha tôi – Kép Cúc” của nhà văn Phan Đình Minh kể về mối tình tay ba, họ đều là trai tài gái sắc và đều là học trò yêu của cụ Trùm Thảo-Trưởng Chiếu tuồng làng Thạch Lãm. Chỉ là một chiếu tuồng truyền thống, song nó khiến làng Thạch Lãm nổi tiếng quanh vùng, nó làm xao xuyến bao tâm hồn mỗi khi làng mở đám vào hội; các tuồng tích nhân đạo trung nghĩa, anh hùng trượng nghĩa thấm đẫm vào hồn người làng; làm nên chính hồn làng. Nhân vật xưng Tôi-người kể chuyện là con trai của ông Nhẫn bà Ngát. Tôi kể câu chuyện quá khứ hiện tại đan xen. Ngày ấy mẹ Tôi có tình cảm với kép Cúc chứ không phải với cha. Thế rồi chính ông ngoại là người chủ động kết duyên mẹ và cha. Cha đi bộ đội, mẹ Tôi và Kép Cúc vẫn diễn tuồng với nhau. Mẹ Tôi đã mắc lỗi với cha khi ngả vào Kép Cúc sau một buổi diễn họ vào vai tuồng hai nhân vật yêu nhau, như một tất yếu hóa thân. Đúng dịp ấy thì cha Tôi từ chiến trường về. Họ đã thách đấu nhau gần suốt đêm, rồi Kép Cúc bỏ đi biệt tích. Sau nhiều năm, Kép Cúc trở về muốn vực dậy chiếu tuồng, nhưng lực bất tòng tâm. Cái chết của Kép Cúc hóa giải ân oán giữa họ. Còn giọt nước mắt của cha Tôi bên huyệt mộ Kép Cúc thể hiện cái nghĩa từng gắn bó một thời tuổi trẻ say mê học tuồng diễn tuồng. Giọt nước mắt của người đàn ông nó bao hàm ý nghĩa sâu sa, cha Tôi chấp nhận di chúc của Trưởng Chiếu tuồng Kép Cúc, đặng vực dậy chiếu tuồng - văn hóa làng, mảnh hồn làng Thạch Lãm bấy lâu bị chểnh mảng, lãng quên.
Ngày phát hành 10:19 | 19/1/2021
Lượt nghe: 884
Vậy là một hình thái kiếm tiền mới mẻ rất hiện đại, đang thịnh hành trong giới trẻ đã kịp len lỏi tác động vào đời sống nông thôn, cuộc sống của người nông dân. Một cung cách kiếm tiền xem ra khá dễ dàng. Đồng tiền quả là có sức chi phối con người ghê gớm. Vì đồng tiền ông Tiến trở nên dễ sai khiến và bất chấp. Liệu rồi ông Tiến có kịp tỉnh ngộ, dừng lại cung cách kiếm tiền kiểu lố lăng, mất nhân cách? Phần tiếp theo của truyện ngắn “Ông Tiến Vlog và cây đa làng Lường” của tác giả Đặng Ngọc Hưng, mời quí vị và các bạn đón nghe vào buổi Đọc truyện phát 19/1/2020
Ngày phát hành 10:31 | 19/1/2021
Lượt nghe: 902
Với truyện ngắn này tác giả Đặng Ngọc Hưng đã có một góc tiếp cận khá mới mẻ hiện đại. Chi tiết Vlog cho thấy phương tiện truyền thông hiện đại đã kịp len lỏi vào đời sống nông thôn, bằng những chiêu trò mánh lới hết sức láu cá. Đó là việc thực hiện những video, clip giật gân, tạo dựng những nội dung hấp dẫn để tải lên mạng thu hút đông đảo người xem từ đó kiếm bội tiền. Một người như ông Tiến chạy ăn từng bữa, kiếm sống bằng việc leo treò, chặt hạ cây thì dễ dàng bị mua chuộc, bị lôi kéo vào việc kiếm tiền kiểu sống sít, chụp giựt thời thượng của giới trẻ. Bức tranh đời sống nông thôn hôm nay ít nhiều đã được tác giả tái hiện qua một vài nét phác họa. Người nông dân không còn phải cày bừa bằng trâu bò mà đã có máy móc, cũng không gieo mạ mà gieo sạ, không làm cỏ mà đã có thuốc diệt cỏ trừ sâu. Máy móc phương tiện thay thế con người. Người nông dân dường như đã và đang quen với cung cách kiếm sống một cách dễ dãi. Kịch tính truyện được đẩy dần lên với chi tiết cao trào: nhóm làm vlog yêu cầu ông Tiến chặt cây đa cổ thụ của làng. Ở đây cũng ghi nhận tác giả truyện ngắn đã khéo cài cắm chi tiết về ngôi miếu cổ, về mảnh đạn găm vào cây đa năm nào đã cứu sống ông Tiến. Đây là những chi tiết hay, ít nhiều mang tính tâm linh, cũng đồng thời là điểm sáng của truyện. Vì điều này khiến ông Tiến phải do dự, đấu tranh với sự cám dỗ của bản thân. Chi tiết cuối mảnh đạn găm năm xưa khiến ông Tiến bị thương chảy máu ở tay khi leo trèo, tiến hành chặt cây đa được coi là chi tiết thắt nút mang tính thức tỉnh, cảnh cáo về hành động đi quá ranh giới của ông Tiến. Truyện mang nhiều thông điệp với mỗi chúng ta. Về đạo đức, về nhân cách, lối sống, hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống. Không chỉ là sự ứng xử giữa con người với con người mà còn là sự ứng xử giữa con người, với thiên nhiên, với những giá trị văn hóa tinh thần cần trân trọng, gìn giữ.
Ngày phát hành 9:57 | 7/5/2021
Lượt nghe: 1582
Cuộc thi viết truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” do Báo Nông thôn Ngày nay, Báo điện tử Dân Việt phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, Ban Văn học Nghệ thuật – Đài Tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức đã đi trọn vẹn một hành trình hai năm. Sau thời gian đãi cát tìm vàng, cuộc thi đã đi đến chung kết với kết quả đáng mừng gồm 16 tác phẩm được xét giải. Phóng viên Vân Khánh tham dự sự kiện có một vài ghi nhận.
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2020
Lượt nghe: 1828
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thu Hằng, cứ liên tưởng tới các câu nói của các cụ: Câu “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” Hay câu “Học ăn học nói học gói học mở”. Cũng bối cảnh ấy, nguồn cơn câu chuyện ấy, từng ấy nhân vật, vào tay người viết khác có khi gỡ mãi cũng chẳng ra mối, có khi càng thêm loanh quanh, rối rắm. Chiếu vào các tình huống oái oăm trong truyện “Mùa xuân trên đồng làng”, nếu người viết không phải là Nguyễn Thu Hằng, dễ có nhân vật đã bị “trảm”. Thế nhưng kết cục, chẳng ai phải chết. Dù có nước mắt, ngậm ngùi, cay đắng và nhân vật gặp tai nạn phải cưa mất một chân, nhưng bao trùm lên tất cả vẫn là tình quê, tình cảm gia đình ấm áp. Tác giả không cần phải cố gắng để tạo dựng không khí ấy. Chị chậm rãi gỡ từng nút thắt, bằng sự nhẫn nại của một người viết biết để chi tiết cất lời...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/11/2019
Lượt nghe: 1983
Gần 80 năm trước, nhà văn Nam Cao đã kết lại truyện ngắn “Chí Phèo” với hình ảnh Thị Nở “nhìn trộm bà cô, rồi nhìn nhanh xuống bụng: - Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào? Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại”... Cái kết bỏ ngỏ ấy có lẽ đã xui khiến nhà văn Nguyễn Thế Hùng viết “Chuyện làng chưa cũ”, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập”. Mời các bạn theo dõi một phiên bản câu chuyện về con cháu của nhân vật Chí Phèo...
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2019
Lượt nghe: 1353
Thông qua việc tìm về nguồn cơn của mối quan hệ cậu cháu giữa nhân vật “tôi” và “ông Tỵ”, câu chuyện thấm đẫm tình thương và lòng trắc ẩn của nhà văn gây được cảm tình cho người đọc, người nghe. Mẹ “ông Tỵ” là đứa trẻ mồ côi được mẹ của nhân vật tôi cưu mang, nuôi nấng, gây dựng. Mẹ ông từ một đứa con nhặt được giữa đường thành vợ của một người làng Thạch Ngọc Bích. Sự ra đời của “ông Tỵ” là kết quả nghĩa cử nhân từ, gieo mầm thiện của bà ngoại nuôi, người mẹ nhân vật “tôi”. Để rồi từ đó, làng quê ven đô Thạch Ngọc Bích đã ôm ấp, chở che tuổi thơ của nhân vật tôi và “ông Tỵ”...
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 1239
"Nhân gian một cõi" nằm trong những tác phẩm viết về đề tài cải cách ruộng đất, chuyển tải thông điệp về sự hàn gắn, tái sinh và thấu hiểu giữa các thế hệ. Tác giả tiếp cận kỹ càng từng góc nhỏ đời sống và soi chiếu, phân tích những góc khuất ấy bằng ánh sáng nhân hậu, vị tha. Nhân vật bà cụ Thao là một nhân vật thuộc về lịch sử, mang hồn cốt làng quê Việt bao đời. Những con người kiên trung như thế chính là một điểm tựa văn hóa cho hôm nay...(Đọc truyện đêm khuya 24/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2019
Lượt nghe: 2030
Truyện ngắn được nhà văn Nguyễn Hiếu xây dựng câu chuyện ở làng Mai với nhiều tình tiết dở khóc dở cười. Những mâu thuẫn cá nhân phát sinh từ việc làng Mai phát triển, nhiều dự án nhà, đường sá mọc lên, quỹ đất hạn hẹp nên việc người chết không có nơi chôn cất như trước đây đã trở thành một vấn đề bàn cãi khắp làng xã...(Đọc truyện đêm khuya phát 29/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2016
Lượt nghe: 6344
Nhân vật người phụ nữ là nạn nhân của thói tật xấu phổ biến ngoài xã hội, càng phổ biến ở nông thôn. Đó là thói rèm pha đố kỵ, thói đơm đặt ngồi lê đôi mách. Nhà văn chứng minh tác hại của thói xấu đó có thể đẩy con người ta đến hoàn cảnh bi đát, hạnh phúc gia đình tan vỡ. Truyện đầy dặn trong chi tiết và cảm xúc có sức mạnh thanh lọc tâm hồn mỗi chúng ta. (Đọc truyện đêm khuya 20/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2018
Lượt nghe: 2377
Bên cạnh những truyện nhố nhăng của làng quê là câu chuyện về đất đai, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, thái độ ứng xử của những ông chủ nước ngoài với người lao động. Điều hệ trọng là mảnh đất vốn là đình làng, nơi chốn linh thiêng, trang trọng thờ các vị thành hoàng, nơi lưu giữ hồn cốt hồn làng đã được chọn trở thành khu đất vàng cho doanh nghiệp nước ngoài thuê. Vì quyền lợi vật chất, cổng làng, cây đa, giếng nước, đình làng đều dễ dàng bị xâm phạm, san ủi. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 15/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2015
Lượt nghe: 2176
Đi qua những hiểu lầm, rắc rối, tình làng nghĩa xóm vẹn nguyên nhờ tấm lòng bao dung, đôn hậu của người phụ nữ thôn quê. Bà Ngạn trong câu chuyện là sợi dây nối liền tình cảm ít nhiều bị phai nhạt. Lắng nghe tâm sự cuộc đời Lai-Ngạn hay Huy-Vân, ta hiểu thêm về quá khứ chưa xa. (Đọc truyện đêm khuya 17/03/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2018
Lượt nghe: 2009
Truyện viết về nhân vật Trần Khỉ - thương binh từ chiến trường Campuchia trở về quê hương. Hai năm chiến đấu với quân Pôn Pốt tại nước bạn đã rèn luyện chàng thanh niên nghịch ngợm nhất vùng trở thành một người lính điềm tĩnh, chững chạc. Thấy một số đồng đội cũ của mình tại chiến trường khi trở lại quê gặp nhiều khó khăn, Trần Khỉ đã tập hợp anh em lại. Anh mở xưởng vẽ để dạy nghề và giúp những người thương binh có thể sống tốt bằng sức lực của mình. Một câu chuyện xúc động về phẩm chất cao đẹp của người thương binh trong cuộc sống đời thường. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 29/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2016
Lượt nghe: 5461
Chiến tranh không chỉ có mưa bom, lửa đạn. Với một truyện ngắn có thời gian kéo dài từ chiến tranh đến hòa bình với rất nhiều sự kiện, sự việc…, tác giả đã cho người đọc, người nghe một góc nhìn khác đầy nhân văn về cuộc chiến tranh và cuộc đời người lính. (Đọc truyện đêm khuya 28/07/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2018
Lượt nghe: 1717
Truyện ngắn giàu cảm xúc về cuộc sống đời thường của ba gia đình người lính là hàng xóm với nhau. Vì tình cách, nếp sống khác biệt mà Yến, vợ của Trúc và bà Xinh, vợ thủ trưởng Tâm không ưu nhau. Thế nhưng mối quan hệ của ba người phụ nữ Yến, Xinh và Thu bỗng thay đổi khi 3 ông chồng phải đi công tác đột xuất. Ba người phụ nữ cảm thấy gần gũi, cảm thông với nhau khi cùng tình cảnh khát khao, lo lắng, mong ngóng chờ đợi chồng về. Truyện được nhà văn Đỗ Tiến Thụy viết hóm hỉnh với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau thể hiện sinh động cuộc sống đời thường của người lính. (V0V6 Đọc truyện đêm khuya 21/5/2018 )
Ngày phát hành 0:0 | 19/7/2019
Lượt nghe: 2030
Cuộc đời lão gù không được kể từ ngôi thứ nhất, mà dần hiện lên qua hồi tưởng của nhân vật “tôi” và “bà nội”… Và kể từ đó, câu chuyện rẽ hướng liên tục, khiến người đọc người nghe đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác: hóa ra lão gù có tên, hóa ra lão là người dưới xuôi, hóa ra người đàn ông khuyết tật ấy cũng có một mối tình… Mạch truyện càng về cuối càng dồn nén, để rồi vỡ òa trước số phận của một con người dẫu méo mó về hình hài nhưng vẹn tròn về nhân cách...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019
Lượt nghe: 2576
Sau đề tài chiến tranh hậu chiến có lẽ đề tài "Nông nghiệp - nông thôn - nông dân" khá thu hút người viết. Cuộc sống hiện đại hôm nay tác động nhiều đến nông thôn, đời sống tinh thần người nông dân, đưa đến những thay đổi cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Cảm nhận được điều đó Báo Nông thôn Ngày nay phối hợp với Hội Nhà văn VN, Ban Văn học nghệ thuật - Đài TNVN tổ chức cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” diễn ra trong hai năm, từ tháng 4/2019 – tháng 4/2021. Chương trình Đọc truyện đêm khuya 15/07 chuyển đến các bạn truyện ngắn “Nghề làng” của nhà văn Nguyễn Trọng Văn tham gia trong cuộc thi viết truyện ngắn này
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019
Lượt nghe: 2333
Hai người đàn ông Phúc Thành và Hào gặp lại nhau sau tròn nửa thế kỷ. Ông Phúc Thành vốn là trai làng Cựu - đào hoa, con nhà giàu, còn Hào là trai của thôn Từ Thuận. Họ có chung một người con gái để say mê đó là cô Hồng – gái thôn Từ. Tuổi thanh niên của họ gắn với làng quê Bắc Bộ, với nghề may nổi tiếng làm nên thương hiệu. Liệu cuộc đời sau này của hai chàng trai có điều gì uẩn khúc. Bây giờ mời các bạn nghe phần cuối truyện ngắn "Nghề làng" của nhà văn Nguyễn Trọng Văn
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2017
Lượt nghe: 9046
Vợ chồng Hằng và Dũng về quê để dự đám tang của người hàng xóm. Hằng quê ở miền Trung nhưng lớn lên ở Hà Nội nên cô không hòa nhập được nếp sống của quê chồng. Tác phẩm được viết với giọng văn mộc mạc, giản dị thể hiện không khí ấm áp, giàu tình nghĩa làng quê đối lập cách nghĩ, cách cảm của nhân vật người vợ với mẹ chồng, với họ hàng, làng xóm của chồng. Khi quay về thành phố, hai vợ chồng bị tai nạn xe máy, Hằng mới cảm nhận được giá trị nghĩa tình làng xóm. (Đọc truyện đêm khuya 28/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020
Lượt nghe: 782
Cuộc sống như bức tranh muôn màu với biết bao cung bậc cảm xúc và những con người tính cách khác nhau. Đơn giản như trong mối quan hệ gia đình, mở rộng hơn là cộng đồng làng xóm, cái tốt đẹp va đạp với sự xấu xa, người tốt đan xen với kẻ xấu tạo nên cuộc sống đa dạng. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/3/2020, các bạn cùng nghe phần đầu truyện ngắn “Quê mình bây giờ vui thiệt” của tác giả Hồ Thúy An-tác phẩm tham dự cuộc thi Làng việt thời hội nhập
Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2017
Lượt nghe: 7406
Được chia làm hai phần rõ ràng, với hai bối cảnh khác nhau là kinh thành Thăng Long và huyện Chí Linh, truyện ngắn "Thầy Chu về làng" giống như một bộ phim hành trình, với nhân vật chính là thầy giáo Chu Văn An. Tác giả Trần Quang Lộc không đi quá sâu vào chuyện dâng "Thất trảm sớ", mà tập trung khắc họa nhân vật trước và sau sự kiện lớn. Phần đầu có cái sôi sục của một tôi trung, không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước nguy cơ nước mất nhà tan. Phần sau có cái đau đáu của một người "Đau đời có cứu được đời đâu"... (Đọc truyện đêm khuya 13/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016
Lượt nghe: 1435
Chiến tranh qua lâu rồi. Việt Nam và Mỹ đã gác lại đau thương, bình thường mối quan hệ để cùng hướng tới tương lai. Nhưng trên thực tế trong mỗi người dân thường chịu tác động trực tiếp bởi chiến tranh thì sự “bình thường hóa mối quan hệ” không hề dễ dàng chút nào mà là cả quá trình diễn biến lâu dài và khắc nghiệt giống như một hội chứng. Người viết đã chọn một góc nhìn khá công bằng và khách quan: chiến tranh với thân phận của những người dân lành. (Đọc truyện đêm khuya 15/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 1235
Con người sinh ra trên mặt đất, sống cùng đất, và khi thác lại được đất ôm vào lòng. Thế nên đất đai không chỉ có giá trị vật chất mà còn thuộc về tinh thần, gắn với sinh mệnh, số phận, đặc biệt với những người nông dân lớn lên từ đồng ruộng, xóm làng. Truyện ngắn “Chốn xưa” của nhà văn Đức Ban được viết từ nỗi niềm đau đáu ấy… (Đọc truyện đêm khuya 23/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2017
Lượt nghe: 5738
Xem ra, con Mốc (con chó già trung thành tận tụy của lão kép cải lương) chỉ là cái cớ để nhà văn dẫn dắt câu chuyện khá ly kỳ. Từ chuyện của Mốc đến chuyện làng, chuyện xã, chuyện mâu thuẫn giữa anh em Nhất - Nhì, cái chết oan uổng của cụ Cậy - mẹ đẻ anh em Chủ tịch xã v.v...Tác phẩm đậm chất hiện thực - một hiện thực vừa xót xa vừa cay đắng với bối cảnh làng quê và những người nông dân trong sự thay đổi chóng mặt thời kinh tế thị trường. (Đọc truyện đêm khuya 05/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2017
Lượt nghe: 5267
Nhân vật người đàn ông trong truyện đột ngột xuất hiện ở làng Tình. Ông ta vạch kế hoạch làm đổi thay bộ mặt làng Tình, thu hút khách du lịch và chỉ sau một thời gian ngắn ông ta được dân làng gọi là “Ông chủ tốt bụng”. Nhưng có một vật cản đối với “Ông chủ tốt bụng” là cô gái thôn quê xinh đẹp có cái tên dân dã là Mưa. Dường như Mưa đã dự cảm những mưu đồ của ông ta. Nhưng cô gái xinh đẹp thuần hậu cũng sa chân vào chiếc bẫy ngọt ngào của “Ông chủ tốt bụng”. (Đọc truyện đêm khuya 25/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 1076
Làng quê có nhiều điều thay đổi, nhưng tình làng nghĩa xóm hay lòng tri ân vẫn cần chúng ta trân trọng giữ gìn. Đó cũng là điều tác giả Nguyễn Văn Thuận muốn gửi tới người đọc, người nghe khi mùa xuân về.
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2016
Lượt nghe: 3926
Thực trạng xã hội gói gọn trong "Làng cuối dòng kinh" với biết bao mảnh đời trôi dạt, biết bao số phận nổi chìm. Tuy nhiên, điều đáng mừng là các nhân vật đã không chịu sống quẩn quanh, tù đọng mà cùng nhau vượt lên những điều tưởng chừng là số phận trêu người. Bởi vậy, cô gái trót lầm lỡ vẫn cứ là “cô dâu làng mình”, vẫn là đáng thương hơn đáng giận.Tấm chân tình đó, có thể nào không cảm động được chăng?(Đọc truyện đêm khuya 27/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2016
Lượt nghe: 2393
Mỗi người có một quê hương để đi về trong thương nhớ, mến yêu. Ký ức làng quê gắn với bao kỷ niệm vui buồn, ấm lạnh dễ khơi gợi cảm xúc thơ để chạm đến miền sâu thẳm của tâm hồn. Bao ân tình của quê hương đọng lại thật sâu lắng qua những hình ảnh gần gũi của dòng sông, cánh đồng, xóm mạc và bao lưu luyến tình người. Các nhà thơ Quang Huy, Kim Dũng, Trương Minh Phố bày tỏ tình yêu làng quê trong thơ. Nhà phê bình Vũ Nho chia sẻ đôi nét thơ tình Xuân Diệu. Hộp thư tiếng thơ tháng 4 + 5/2016. (Tiếng thơ 12/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2020
Lượt nghe: 1081
Ân tình với quê hương, xứ sở vẫn luôn là ngọn nguồn của những vần thơ day dứt khôn nguôi. Không cứ là xa xứ sẽ viết về quê một cách bồi hồi. Như nhà thơ Hải Thanh, lên phố rồi, chẳng cách làng quê tuổi thơ mình bao xa mà thơ vẫn nặng mang một nỗi nhớ khôn cùng. Để rồi chân đi chốn nào, viết về điều gì, quê hương vẫn thấp thoáng trong thơ anh
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2017
Lượt nghe: 1666
Chùm thơ về các miền quê đất nước: Với cao nguyên đá (Bình Nguyên), Chợ vạn chài (Nguyễn Đình Minh), Làng mình (Ngô Kim Đỉnh), Chiều Chu Đậu (Nguyễn Trác). Góc nhìn của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về "hiện tượng vè hóa thơ". Suy nghĩ về sáng tạo của nhà thơ Thạch Quỳ qua tác phẩm tự đọc: "Đợi em ngày giáp Tết" và "Ông già nghễnh ngãng". (Tiếng thơ 08/4/2017)
Ngày phát hành 15:23 | 4/11/2021
Lượt nghe: 1035
Dường như ai mới cầm bút cũng viết về làng mình, quê mình, gia đình mình trước khi viết về những câu chuyện, vùng đất xa xôi. Từ thuở mới bước chân vào sáng tác, nhà văn Nguyễn Hiếu đã viết về những điều ông biết và cảm nhận về con người, đất đai của làng quê. Gần 40 năm cầm bút, trong số gần 30 tiểu thuyết, chục tập truyện ngắn, hơn 60 kịch bản sân khấu, gần 20 kịch bản điện ảnh, nhiều tác phẩm ghi đậm hình ảnh làng Chèm quê ngoại của nhà văn Nguyễn Hiếu. Với thơ cũng vậy. Bao năm ông vẫn miệt mài sáng tác và mới đây ra mắt bạn đọc tập thơ “Làng mình” – Vẫn một miền cảm xúc với người làng, đất làng.
Ngày phát hành 10:25 | 29/1/2024
Lượt nghe: 1067
Trong những ngày cuối năm tất bật này, mong độc giả góp nhặt trong trang thơ đôi chút bình yên lắng đọng, đó có lẽ là tâm ý của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh khi cách đây chưa lâu ông ra mắt tập thơ “Nắng dậy thì”. Đây là tập sách thứ 6 và là tập thơ thứ 4 của nhà thơ quê Đại Lộc, Quảng Nam. Như tác giả từng tự nhận: “Xưa tôi sống trong làng/ Giờ làng sống trong tôi” – Những trang thơ Nguyễn Ngọc Hạnh vẫn bộc bạch nỗi niềm của một người xa xứ.
Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2017
Lượt nghe: 2250
Một hôm 15 chàng trai làng Kôn Men quyết định cùng nhau lên đường phiêu lưu xem thế giới có điều gì mới lạ. Trên đường đi, 15 chàng trai đã chiến thắng con trăn khổng lồ, hạ gục tên khổng lồ một mắt độc ác, giết chết con hổ dữ để mang lại cuộc sống bình yêu cho dân làng. Bằng trí thông minh, lòng dũng cảm và sự đoàn kết, những chàng trai làng Kôn Men đã vượt qua tất cả thử thách nguy hiểm. (Kể truyện và hát ru 25/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2019
Lượt nghe: 1081
Một không gian sâu thẳm và thanh khiết qua tản văn về hương bưởi làng quê, những dòng thơ văn đầy cảm xúc về đấng sinh thành, những trò chuyện đầy gợi mở về dạy và học môn ngữ văn của thầy giáo Đoàn Văn Hợi. Đó là nội dung chính của chương trình này... (Văn nghệ thiếu nhi 25/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2020
Lượt nghe: 925
Bận rộn với vai trò của một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sỹ, nhà quản lý văn hóa, nhưng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn dành thời gian và năng lượng để trở về làng Chùa (xã Sơn Công - huyện Ứng Hòa - tỉnh Hà Tây) nơi ông sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm đẹp, cũng là nơi tiếp sức cho ông trên mỗi chặng đường... (Văn nghệ thiếu nhi 16/09/2020)
Ngày phát hành 16:8 | 23/5/2022
Lượt nghe: 599
Bài hát “Hạt gạo làng ta” do nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một trong những ca khúc thiếu nhi vượt thời gian. Bản thân nhạc sĩ Trần Viết Bính đã có một tuổi thơ hoạt động âm nhạc sôi nổi và sau đó đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho âm nhạc thiếu nhi... (Văn nghệ thiếu nhi 11/05/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 28/7/2016
Lượt nghe: 900
Cảm nhận về vở diễn xiếc "Làng tôi" cùng với Trang nghệ thuật. Tiểu phẩm hài "Bí mật dưới ngăn bàn". (Văn nghệ thiếu nhi 28/07/2016)
Ngày phát hành 9:46 | 6/10/2021
Lượt nghe: 659
Ngay từ khi ra đời, tranh làng Sình không đơn thuần phục vụ thú chơi tao nhã mà còn đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Tranh được người dân xứ Huế dùng để thờ, hóa trong các lễ cầu an, giải hạn. Tranh hoàn toàn được làm thủ công. Để có một bức tranh phải trải qua đủ 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn... (Văn nghệ thiếu nhi 29/09/2021)
Ngày phát hành 11:42 | 4/10/2023
Lượt nghe: 238
Rất nhiều câu chuyện thú vị mà cậu bé nhân vật tôi được người làng kể lại. Ví như một toán cướp hung hăng vào làng giữa đêm, gặp anh đánh dậm ngoài đồng, chúng toan đánh anh, rồi bịt miệng bằng cách cho anh hai chỉ vàng. Rồi bọn chúng vào nhà ông phó Cự, chưa kịp vào nhà cướp đồ thì đã bị ông cho một đòn nhớ đời. Chúng chạy tán loạn và không bao giờ bén mảng đến nữa... (Văn nghệ thiếu nhi 30/09/2023)
Ngày phát hành 8:50 | 14/9/2023
Lượt nghe: 344
Trong làng gắn liền với một tích truyện. Ấy là từ xa xưa có Vua Thuỷ Tề xin cưới con gái bà Hương Tự làm vợ. Nhân vật tôi thấy phổng mũi về điều đó lắm. Vậy nên hễ khi nào đám trẻ con xúm vào khoe điều đặc biệt của làng mình là cậu lại tự hào “Vua Thuỷ Tề là con rể làng tớ”... (Văn nghệ thiếu nhi 09/09/2023)
Ngày phát hành 14:21 | 28/8/2024
Lượt nghe: 1973
Nghệ thuật mang đến những điều tốt đẹp cho mọi người và nhất là đối với
những bạn nhỏ trong Làng trẻ SOS thì nghệ thuật còn mang những giá trị đặc biệt. Xuất phát từ tình yêu trẻ thơ và tấm lòng nhân văn, 5 năm vừa qua, kiến trúc
sư Tôn Thất Hiếu Khoa đã cùng các cộng sự trong TK
Studio tài trợ họa phẩm, tổ chức các lớp dạy vẽ miễn phí cho trẻ em Làng SOS Huế. Tuy nhiên trên hành trình thiện nguyện ấy cũng còn nhiều khó khăn... (Văn nghệ thiếu nhi 21/8/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020
Lượt nghe: 765
Nhà văn Kim Lân kể:“Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”... (Văn nghệ thiếu nhi 04/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2018
Lượt nghe: 677
"Con đĩ đánh bồng" là điệu múa truyền thống lâu đời của làng Triều Khúc- xã Tân Triều- huyện Thanh Trì- TP Hà Nội. Điệu múa này không chỉ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử mà còn mang những đặc trưng có "một không hai". Trang nghệ thuật số này, PV Thúy Quỳnh trò chuyện với nghệ nhân Triệu Đình Hồng, giúp các bạn tìm hiểu về điệu múa "Con đĩ đánh bồng". (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/08/2018)
Ngày phát hành 10:42 | 31/3/2021
Lượt nghe: 1049
Đến giai đoạn giao thời, thơ sáng tác bằng chữ Nôm bên cạnh truyền thống đề vịnh phong cảnh còn được các nhà Nho nước ta ưa dùng để ký thác nỗi niềm, tâm sự trước những biến động của xã hội, thời cuộc. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những người sáng tác thơ Nôm thế sự đắc địa mà tiếng vang của những trước tác của cụ tới hôm nay đã cho thấy một bản lĩnh, một tài năng.
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2018
Lượt nghe: 734
Khoảng năm 1910, về cơ bản, văn xuôi hư cấu bằng chữ quốc ngữ đã gây dựng được cảm tình với độc giả. Phong trào sáng tác lên cao, các tác giả đã sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hành văn một cách thuần thục, nắm bắt được thị hiếu thưởng thức của công chúng thời bấy giờ. Trong bối cảnh ấy, Hồ Biểu Chánh cho ra mắt hàng loạt các tác phẩm với một lối viết hấp dẫn. Ông nhanh chóng trở thành một hiện tượng của làng văn nghệ Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung (Tìm trong kho báu phát 01/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 2246
Vì hám lợi, một số kẻ đã trộm bức tượng Thành hoàng làng. Để che đậy hành vi phạm pháp, bọn chúng còn ép cung, vu oan cho những người lương thiện. Trong cuộc chiến vì trật an nình, vì sự bình yên ở làng quê nghèo ấy, người chiến sĩ công an đã phải hy sinh cả mạng sống.
Thông qua câu chuyện vở kịch Thành hoàng làng đặt ra hàng loạt vấn đề nổi cộm trong cuộc sống đương đại, bên cạnh việc ngợi ca tấm gương người chiến sĩ công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ còn là vấn đề xây dựng an ninh nông thôn, vấn đề tôn trọng kỷ cương, chống lạm quyền ở những người thực thi pháp luật. Đồng thời, phía sau những ồn ào, xô bồ của đời sống là việc giữ gìn những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, những điều giúp con người ta, đặc biệt là thế hệ trẻ có được bệ đỡ tinh thần, tự tin, vững vàng hơn trên bước đường đời.
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 1685
Vì hám lợi, một số kẻ đã trộm bức tượng Thành hoàng làng. Để che đậy hành vi phạm pháp, bọn chúng còn ép cung, vu oan cho những người lương thiện. Trong cuộc chiến vì trật an nình, vì sự bình yên ở làng quê nghèo ấy, người chiến sĩ công an đã phải hy sinh cả mạng sống.
Thông qua câu chuyện vở kịch Thành hoàng làng đặt ra hàng loạt vấn đề nổi cộm trong cuộc sống đương đại, bên cạnh việc ngợi ca tấm gương người chiến sĩ công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ còn là vấn đề xây dựng an ninh nông thôn, vấn đề tôn trọng kỷ cương, chống lạm quyền ở những người thực thi pháp luật. Đồng thời, phía sau những ồn ào, xô bồ của đời sống là việc giữ gìn những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, những điều giúp con người ta, đặc biệt là thế hệ trẻ có được bệ đỡ tinh thần, tự tin, vững vàng hơn trên bước đường đời.
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 1583
Vì hám lợi, một số kẻ đã trộm bức tượng Thành hoàng làng. Để che đậy hành vi phạm pháp, bọn chúng còn ép cung, vu oan cho những người lương thiện. Trong cuộc chiến vì trật an nình, vì sự bình yên ở làng quê nghèo ấy, người chiến sĩ công an đã phải hy sinh cả mạng sống.
Thông qua câu chuyện vở kịch Thành hoàng làng đặt ra hàng loạt vấn đề nổi cộm trong cuộc sống đương đại, bên cạnh việc ngợi ca tấm gương người chiến sĩ công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ còn là vấn đề xây dựng an ninh nông thôn, vấn đề tôn trọng kỷ cương, chống lạm quyền ở những người thực thi pháp luật. Đồng thời, phía sau những ồn ào, xô bồ của đời sống là việc giữ gìn những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, những điều giúp con người ta, đặc biệt là thế hệ trẻ có được bệ đỡ tinh thần, tự tin, vững vàng hơn trên bước đường đời.
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2015
Lượt nghe: 1863
Khi chúng ta cứ rao giảng, cứ truyền đạt cho con, cháu - thế hệ tương lai - về nước sạch, về vệ sinh môi trường mà trường học vẫn xập xệ, môi trường chung quanh vẫn bốc mùi xú uế, không khi chẳng trong lành…. Vậy thì những kiến thức môi trường, kỹ năng sống mà chúng ta truyền đạt cho các em có còn thiết thực không…. Hay học sinh lại nhìn chúng ta như những kẻ nói một đằng, làm một nẻo… (Lời nhân vật)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2019
Lượt nghe: 2256
Quang, Hạnh và những người bạn vùng trồng hoa Tâm Thượng ao ước xây dựng được một vùng hoa chuyên canh vừa mang lại giá trị kinh tế vừa tạo cảnh quang môi trường xanh và đẹp cho quê hương. Tuy nhiên bên cạnh họ vẫn còn một số kẻ cơ hội đang lăm le biến vùng đất trù phú ấy thành những mảnh đất thương mại để chuộc lợi cho bản thân
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2017
Lượt nghe: 3350
Làng Vồm bỗng chốc xảy ra bao chuyện dở khóc, dở cười trước dự án mở đường. Vì ô nhiễm môi trường mọi người đều đồng tình lấp ao thì ông Quý Quyền - quyền trưởng thôn lại ra sức phản đối, chỉ vì con đường tương lai sẽ lấn vào mộ tổ, nhà thờ của dòng họ. Thế là bao mưu mô, toan tính của ông cán bộ xã nhằm đối phó với dư luận, ý nguyện dân làng. Vậy nhưng, kết cục “gậy ông lại đập lưng ông” khiến ông “quan xã” trở thành “trò cười” trước miệng lưới thế gian.
Ngày phát hành 0:0 | 24/3/2015
Lượt nghe: 1671
Ở Làng Khuốc-Xã Phong Châu-Huyện Đông Hưng-tỉnh Thái Bình từ hàng chục thế kỷ nay vẫn luôn vang vọng điệu nhạc, lời ca của bao thế hệ nghệ nhân Chèo. Trải qua bao đổi thay, biến thiên của thời cuộc, tình yêu nghệ thuật của những người dân quê mộc mạc chẳng hề vơi cạn, góp phần làm nên nét tinh hoa của Chiếng chéo Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2018
Lượt nghe: 1990
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2016
Lượt nghe: 3572
Những kẻ làm ăn bất chính sau bao "phi vụ" luôn tìm cách dè chừng, bầy mưu tính kế hãm hại nhau. Không ít người lương thiện, thật thà bị chúng biến thành công cụ, thành những "quân cờ" trong nước đi phi pháp... Nhưng rồi, "vỏ quýt dầy có móng tay nhọn", chân lý không bao giờ đứng về phía "bóng tối"
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2015
Lượt nghe: 2799
Đào - một cô gái tài sắc, giỏi nghề tranh truyền thống có mối nhân duyên với Hoàng Mai, một thầy dạy nghề. Nhưng rồi, Đào gặp Thanh Long, một người bạn xưa, nay là Việt kiều hứa giúp cô ăn học ở nước ngoài. Tuy không được cha và Hoàng Mai ủng hộ nhưng Đào vẫn quyết tâm ra nước ngoài với ý định học hỏi kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho nghệ thuật cha ông truyền lại. Tuy nhiên, những gì diễn ra chẳng theo suy nghĩ của cô gái ngây thơ ấy…
Vở chèo: Người vẽ tranh làng nghề
Tác giả: Nguyễn Chiến Thạc
Biểu diễn: Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2015
Lượt nghe: 1283
Đào - một cô gái tài sắc, giỏi nghề tranh truyền thống có mối nhân duyên với Hoàng Mai, một thầy dạy nghề. Nhưng rồi, Đào gặp Thanh Long, một người bạn xưa, nay là Việt kiều hứa giúp cô ăn học ở nước ngoài. Tuy không được cha và Hoàng Mai ủng hộ nhưng Đào vẫn quyết tâm ra nước ngoài với ý định học hỏi kỹ thuật mới, hiện đại, phục vụ cho nghệ thuật cha ông truyền lại. Tuy nhiên, những gì diễn ra chẳng theo suy nghĩ của cô gái ngây thơ ấy…
Vở chèo: Người vẽ tranh làng nghề
Tác giả: Nguyễn Chiến Thạc
Biểu diễn: Nhà hát Chèo Việt Nam
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2020
Lượt nghe: 723
Nghề xiếc là một nghề vất vả, những ai dấn thân vào nghề đều phải đối mặt với tai nạn nghề nghiệp, thậm chí là sự nguy hiểm đến tính mạng. Đối với diễn viên nam đã là khó, còn đối với diễn viên nữ thì sự vất vả còn tăng lên gấp nhiều lần. Thế nhưng, với tình yêu và niềm đam mê, nghệ sĩ Thu Hương đã vượt qua tất cả và đạt được thành công mà bất kỳ nghệ sĩ xiếc nào cũng mơ ước. (Hành trình Sáng tạo 08/11/2020)
Ngày phát hành 9:40 | 13/1/2021
Lượt nghe: 737
Sau nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết và nghệ sĩ ưu tú Thu Huyền thì sân khấu chèo lại có thêm một “Thị Màu” lên chùa với phong cách mới mẻ và ấn tượng - gương mặt đó là nghệ sĩ trẻ Thanh Huyền, diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội. Nhờ diễn xuất xuất thần, cô gái trẻ sinh năm 2000 này vừa dành huy chương vàng tại cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2020, trước đó, Thanh Huyền cũng từng dành giải vàng tại cuộc thi Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2020. (Hành trình Sáng tạo 10/01/2021)
Ngày phát hành 16:49 | 25/7/2022
Lượt nghe: 1450
Được đánh giá là một tài năng trong “làng” nhạc cụ truyền thống, nghệ sĩ ưu tú Quang Hưng còn tạo dấu ấn cá nhân trong vai trò là người sáng tác ca khúc, dàn dựng sân khấu và đạo diễn âm nhạc, viết nhạc cho phim. (Hành trình Sáng tạo 24/7/2022)
Ngày phát hành 10:21 | 29/6/2022
Lượt nghe: 1537
Để có thể thổi được những bài sáo có giai điệu đẹp là hành trình dài khổ luyện và đam mê của người nghệ sĩ. Ngoài sự trau dồi, hoàn thiện các kỹ thuật thì điều mà Xuân Chung luôn hướng đến là phải truyền tải được cảm xúc trong mỗi tác phẩm, vì theo anh, chỉ có khi nào chạm đến được cảm xúc thì tiếng sáo mới chạm đến được trái tim và sự tin yêu của người nghe nhạc. Đây cũng chính là con đường dẫn đến thành công của nghệ sĩ ưu tú Xuân Chung. (Hành trình Sáng tạo 26/6/2022)
Ngày phát hành 11:50 | 27/5/2022
Lượt nghe: 2110
Công nghiệp lấn làng mang đến nhiều đổi mới cho làng quê nhưng cũng để lại nhiều tiếc nuối, nhất là với những người con sinh ra từ làng. Thương nhớ văn hoá Làng Choá - Làng hương một thời dần trôi vào ký ức bởi đời sống công nghiệp, nhà báo Ngô Bá Lục khát khao vực dậy làng hương bằng những hành động và những dự định đáng quý với quê hương Làng Choá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. (Tôi và Tôi 26/05/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2018
Lượt nghe: 2223
Nghệ sĩ ưu tú Quyền Văn Minh: Người tiên phong mang dòng nhạc jazz độc đáo đến với công chúng yêu nhạc Việt. (Chân dung nghệ sỹ 05/11/2018)
Ngày phát hành 16:58 | 13/1/2024
Lượt nghe: 1526
Đạo diễn Trần Hữu Tấn cùng ekip đã sẵn sàng cho seri phim truyền hình “Tết ở làng địa ngục” phần 2, sau đó là phần 3. Dự kiến bối cảnh quay “Tết ở làng địa ngục” phần 2 sẽ thực hiện ở một tỉnh thành khác. Theo đạo diễn Trần Hữu Tấn, thể loại phim kinh dị chỉ là một lớp áo để anh kể câu chuyện dựa trên bản sắc văn hóa Việt, qua đó mong muốn chuyển tải những vẻ đẹp, chiều sâu của tâm thức dân gian phần nào bị khuất lấp trong nhịp sống hôm nay... (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 23/10/2018
Lượt nghe: 1534
"Từ làng ra phố" - triển lãm tranh của họa sĩ Vũ Đình Lương. 36 bức tranh là “Cảm xúc dạt dào trước đề tài làng và phố, khi vẽ hầu như không để ý lắm đến tính toán mà để cảm xúc dẫn dắt và điều chỉnh...” (Làn sóng nghệ thuật 23/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018
Lượt nghe: 1186
Triển lãm ảnh về Làng nghề phố nghề Hà Nội; Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội; Trao đổi với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam) về tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc. (Làn sóng nghệ thuật 12/10/2018)
Ngày phát hành 11:25 | 5/6/2022
Lượt nghe: 1090
Là người tiên phong và có nhiều cách tân trong điêu khắc, trong triển lãm tại Art Space (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), nghệ sĩ Đào Châu Hải giới thiệu các tác phẩm điêu khắc đá với những cảm giác về sức nặng của vật thể, trầm tĩnh, vạm vỡ, vững chãi nhưng cô đơn. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 16:33 | 6/2/2024
Lượt nghe: 1296
Họa sĩ Mỵ Trang sinh ra và lớn lên ở Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Từng là một quân nhân kĩ thuật, gắn bó với quân ngũ nhưng hơn 3 năm nay, chị dành thời gian cho niềm đam mê hội họa. Triển lãm “Thôn quê” là triển lãm cá nhân thứ 3 của chị, thử sức trên chất liệu lụa. Các tác phẩm vẽ trên lụa của họa sĩ Mỵ Trang tái hiện cảnh đẹp bình dị của thiên nhiên, con người, như một cách lưu giữ kỉ niệm với quê hương mình. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2020
Lượt nghe: 574
Là một hoạt động nằm trong dự án dài hơi mang tên “Đánh thức di sản” của nhóm họa sỹ 33A, triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm qua chuyến điền dã đến làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 29/5/2020)
Ngày phát hành 22:21 | 13/3/2022
Lượt nghe: 544
Triển lãm do nhóm “Đà Nẵng tui” phối hợp Hội đồng Anh tổ chức, kể về câu chuyện của những người mưu sinh trên sông nước, về thuyền thúng, nhà chồ và ngư nghiệp. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 11:8 | 7/4/2021
Lượt nghe: 1865
Vai hề phù thủy của NSND Mạnh Phóng trong vở chèo cổ “Kim Nham” đã trở thành vai mẫu trên sân khấu chèo. Với vai diễn này, ông là gương mặt sáng giá của Nhà hát chèo Việt Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 26/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2019
Lượt nghe: 647
Nhiếp ảnh đã trở thành một nghề kinh doanh có uy tín và mang lại lợi ích cho xã hội. Trong thế kỷ 20, các hiệu ảnh ngày càng phát triển. (Câu chuyện nghệ thuật 15/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2019
Lượt nghe: 886
Bát Tràng; Phù Lãng; Thổ Hà là ba trung tâm sản xuất gốm từ thời Lý - Trần còn tồn tại đến ngày nay. (Câu chuyện nghệ thuật 27/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019
Lượt nghe: 801
Lai Xá là làng nghề nhiếp ảnh truyền thống duy nhất ở nước ta. Điều đặc biệt ở Lai Xá: cha truyền nghề cho con trai, anh truyền nghề cho em (nhưng không truyền cho con gái). Các hiệu ảnh mang chữ “Ký” hoặc chữ “Lai” là của người làng Lai Xá như Khánh Ký, An Ký, Vĩnh Ký hoặc Kim Lai, Mỹ Lai v.v…(Câu chuyện nghệ thuật 15/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 1583
Ông Nguyễn Đình Khánh (1874 - 1946) là chủ hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng cách đây hơn một thế kỷ. Ông được hậu thế tôn vinh là Cụ tổ nghề ảnh của làng Lai Xá, Kim Chung, Hoài Đức, Hà Nội. (Câu chuyện nghệ thuật 11/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018
Lượt nghe: 1481
Người sáng lập hiệu ảnh Khánh Ký nổi tiếng một thời là ông Nguyễn Đình Khánh. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ông đã mở nhiều hiệu ảnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn…. (Câu chuyện nghệ thuật 27/11/2018)
Ngày phát hành 11:44 | 16/9/2024
Lượt nghe: 1077
Với vai diễn Nguyên Phi Ỷ Lan (vở chèo “Bài ca giữ nước”), NSND Xuân Theo đã khắc họa thành công hình ảnh phụ nữ Việt Nam trung hậu, đảm đang, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Bà còn được những người yêu chèo nhắc đến với vai nàng Châu Long trong vở "Lưu Bình - Dương Lễ". (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 971
Bộ phim của đạo diễn Trần Mỹ Hà (Hãng phim Giải phóng sản xuất) đề cao bản lĩnh, nghị lực phi thường của một cô gái trẻ quyết tâm khôi phục lại nghề làm nước mắm truyền thống của gia đình đang có nguy cơ bị mất. Hải Nguyệt cũng là vai chính đầu tiên của nghệ sĩ Hồng Ánh với “Nghệ thuật thứ bảy”. (Điểm hẹn văn nghệ 13/7/2019)
Ngày phát hành 14:54 | 28/2/2023
Lượt nghe: 2051
Trên các bước đường của đời người, ra đi, hoà vào con đường chung lớn rộng, người Việt mang cái làng của riêng mình theo cùng. Làng của mỗi người có những phổ quát của cả cộng đồng dân tộc, nhưng đồng thời lại vẫn rất cá tính và riêng biệt của mỗi một con người. Trong bộn bề cuộc sống mưu sinh rồi nhịp sống náo nhiệt của quá trình đô thị hóa, đôi khi ta vô tình quên đi giá trị vĩnh cửu của làng, nhưng rồi cuối cùng ta cũng nhận ra làng là nơi gắn bó ta với cội nguồn, là nơi che chở ta trước những bão giông cuộc đời. Một vài cảm nghĩ về làng trong tùy bút “Ra đứng đầu làng” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 10:10 | 23/5/2022
Lượt nghe: 2967
Ở quê hương năm tấn Thái Bình có một người thương binh được coi là niềm tự hào của làng xóm, quê hương. Ông là lương y, Anh hùng Lao động Đào Viết Thoàn. Hơn 30 năm qua, bằng bài thuốc cổ truyền và phương pháp chữa trị độc đáo, đã có hàng vạn bệnh nhân bị bỏng ở mọi cấp độ được ông chữa khỏi hoàn toàn. Hơn một nửa trong số đó được ông miễn tiền thuốc, tiền công, tiền giường bệnh, điện nước… Lương y Đào Viết Thoàn được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, hạng Ba. Còn người dân yêu mến gọi ông là “vua chữa bỏng” của đất Thái Bình:
Ngày phát hành 13:53 | 20/2/2023
Lượt nghe: 872
Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)
Ngày phát hành 9:49 | 25/7/2023
Lượt nghe: 1294
Chiến tranh là sự thử thách tàn khốc nhất, cao nhất đối với một đất nước, một dân tộc, một con người. Người chân chính yêu hòa bình chẳng ai muốn chiến tranh, người ta chỉ cầm súng khi “kẻ thù buộc ta mang cây súng”. Chiến tranh là mất mát, hi sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng:
Ngày phát hành 10:50 | 25/8/2022
Lượt nghe: 1115
Tên tuổi của cô giáo xứ Đông – tác giả Nguyễn Thu Hằng đã trở nên quen thuộc với nhiều bạn đọc, nhất là với các thính giả yêu thích các chương trình Văn nghệ thiếu nhi của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6). Năm nay, chị lại tiếp tục ghi dấu ấn khi giành Giải Ba trong Cuộc thi Văn học tuổi 20 lần thứ 7 với tập truyện “Chuồng cọp trên cao” (do NXB Trẻ ấn hành). Là tác giả 7x duy nhất có mặt trong số 12 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo của cuộc thi này, “Chuồng cọp trên cao” có gì khác biệt? Chúng ta cùng giải mã sức hút của tập truyện này qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.