Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 43 kết quả

“Vì sao lạc xứ”: Vở cải lương về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng

 “Vì sao lạc xứ”: Vở cải lương về nhân vật lịch sử Hồ Nguyên Trừng

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019

Lượt nghe: 740

Những biến cố lịch sử của triều đại nhà Hồ và Hồ Nguyên Trừng (con trai vua Hồ Quý Ly) - người có công phát minh ra súng thần công. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2019)

Tiếng thơ ngân dọc miền lịch sử

 Tiếng thơ ngân dọc miền lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2015

Lượt nghe: 1367

Những địa danh lịch sử gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua thơ. Góc nhìn của các nhà thơ chống Mỹ về một thời để nhớ. Một Việt Nam nhẫn nại và cao khiết trong thơ của cựu binh Mỹ Kevin Bowen...(Tiếng thơ 23+30/4)

"Bạc màu áo ngự": Một góc nhìn lịch sử

Ngày phát hành 8:3 | 17/2/2023

Lượt nghe: 669

Xuất hiện chững chạc ở nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, khảo cứu…, nhà văn Lê Vũ Trường Giang dường như luôn khiến người đọc ngạc nhiên mỗi lần ra mắt tác phẩm. Từ “Ngủ giữa trùng sơn”, “Đi như là ở lại”, “Nở tàn biên niên ký”, “Khúc phong cầm trên cát”, “Căn cước xứ mưa” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “Bạc màu áo ngự”. Đây cũng là tác phẩm đưa anh tới Giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua ở hạng mục Văn xuôi. Tập truyện “Bạc màu áo ngự” có ý nghĩa như thế nào trong con đường văn chương của nhà văn Lê Vũ Trường Giang? Để tài lịch sử qua góc nhìn của anh có gì thú vị? Chúng ta cùng nghe nhà văn xứ Huế bộc bạch qua cuộc trò chuyện sau đây với phóng viên chương trình.

"Cửa Bắc": Lịch sử không phải là câu chuyện đã qua

Ngày phát hành 10:43 | 30/10/2023

Lượt nghe: 1329

Truyện ngắn chúng ta vừa nghe của Nguyễn Anh Vũ được viết theo phong cách lịch sử, dựa trên biến cố bi hùng của thành Hà Nội, khi tổng đốc Hoàng Diệu quyết tử giữ thành vào năm 1882 và sau đó tuẫn tiết khi thành thất thủ. Thế nhưng truyện ngắn của Nguyễn Anh Vũ không chỉ có giá trị ôn lại, nhắc nhớ một trang sử hào hùng bi tráng mà anh còn đan xen cả dòng chảy của hiện tại, qua sự kiện đại úy Q đang chịu trách nhiệm thi công ở khu vực thành Cửa Bắc, chỉ huy các máy xúc, máy khoan mong thực hiện đúng tiến độ. Thế nhưng một loạt máy móc đang tỏ ra bất lực, không thể dịch chuyển được một khối kim loại rất nặng giữa lúc trời mưa tầm tã. Các phân đoạn của chuyện xưa và chuyện nay cứ thế xuất hiện đan xen nhau như ngầm gửi gắm một thông điệp: Lịch sử không phải là câu chuyện đã qua và khép chặt mà nó vẫn tiếp tục in dấu, xuyên chảy đến hiện tại và ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống tất cả mỗi chúng ta. Bao hào kiệt của đất nước dù thân xác đã tan với cỏ cây song khí phách, tinh anh thiêng liêng thì còn lại mãi đến muôn đời, còn lại cả những nỗi niềm tâm sự có khi chưa được tỏ bày thấu hiểu. Vì thế, hình ảnh “khối kim loại rỉ ròng ròng đỏ” được máy xúc đưa lên ở đoạn cuối tác phẩm có thể được coi là một ẩn dụ quan trọng. Bất cứ trang sử nào cũng thấm đầy máu và nước mắt. Mọi hành động của hậu thế khi tác động các di tích lịch sử văn hóa đều cần có sự cân nhắc và thận trọng. Muốn tạo ra cái mới thì trước đó rất cần phải thấu hiểu cái cũ. Và cần phải biết tự hào về những trang sử oanh liệt của cha ông để đem theo những trang sử ấy trong hành trang của mình khi bước tới tương lai.

“Đại tướng Nguyễn Quyết – Con đường đã chọn”: Cuốn hồi ký giàu ý nghĩa lịch sử

“Đại tướng Nguyễn Quyết – Con đường đã chọn”: Cuốn hồi ký giàu ý nghĩa lịch sử

Ngày phát hành 12:27 | 30/8/2024

Lượt nghe: 2745

Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước; nguyên Bí thư Trung ương Đảng; nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, sinh năm 1922 tại Hưng Yên. Ông tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi. Trên con đường hoạt động cách mạng, ông đã có đóng góp to lớn cùng nhân dân Thủ Đô giành chính quyền trong mùa thu lịch sử. Trong sự nghiệp cách mạng của mình, đại tướng Nguyễn Quyết luôn hội tụ đầy đủ những phẩm chất, đức tính cao đẹp của người Cộng sản kiên trung, luôn hết lòng vì dân, vì nước. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của ông đã được ghi lại trong hồi ký “Đại tướng Nguyễn Quyết – Con đường đã chọn” do NXB Quân đội Nhân Dân ấn hành. (Điểm hẹn văn nghệ)

“Huyệt rừng”: Trân trọng giá trị văn hóa, lịch sử của một vùng đất

“Huyệt rừng”: Trân trọng giá trị văn hóa, lịch sử của một vùng đất

Ngày phát hành 11:42 | 7/6/2024

Lượt nghe: 1859

Ở truyện ngắn “Huyệt rừng”, thủ pháp đồng hiện - tự sự được sử dụng nhuần nhuyễn đưa người đọc, người nghe từ hiện tại trở về quá khứ rồi từ quá khứ trở lại hiện tại, đan xen giữa hai bờ hư thực. Thủ pháp trên buộc người đọc, người nghe phải tập trung theo dõi. Từ đó xâu chuỗi từng tình tiết và hành động của các nhân vật mới hiểu rõ nội dung và ý nghĩa nhân văn của truyện. Tác giả Đỗ Ngọc Bích đã khéo léo đan cài các sự kiện lịch sử giống như trình chiếu một thước phim. Chúng ta hồi hộp dõi theo bước chân của nhân vật Thư đi qua từng cánh cửa dần dần được mở ra và theo bóng lưng thoắt ẩn thoắt hiện của ông già bí hiểm. Thư được chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân dưới sự chỉ huy tài tình của bảy anh em họ Lỗ - bảy vị anh hùng vùng núi Ngang chống lại đội quân Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo để bảo vệ vua Trần, bảo vệ quê hương. Thư ngỡ ngàng nhận ra cái dự án lớn mà tập đoàn Đại Tín đang tìm mọi cách thực hiện ở khu vực núi Ngang thực chất là đang tàn phá rừng phòng hộ, gây nguy hại đến cuộc sống của người dân nơi đây. Thư càng bất ngờ hơn khi tận mắt chứng kiến Vũ - Giám đốc xây dựng của tập đoàn cũng là người tình của Thư chính là kẻ đã đứng sau thuê Ngòi đốt phá rừng phòng hộ, lừa người dân ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất rừng nhằm hợp thức dự án. Với vị chủ tịch tập đoàn và với Vũ, lợi nhuận khủng từ dự án mới là thứ quan trọng hay với Ngòi - kẻ có lai lịch không rõ ràng, đồng tiền đã che mờ mắt hắn. Diễn biến truyện được đẩy kịch tính, cao trào khi thầy lang họ Lỗ và người dân trừng trị kẻ xấu. Rừng núi Ngang từng là mồ chôn quân xâm lăng. Giờ đây, rừng là mồ chôn những kẻ phá hoại rừng. Tuy chi tiết kịch tính đó xuất hiện qua cơn mê man của nhân vật Thư nhưng một loạt các diễn biến sau đó khiến người đọc, người nghe bất ngờ, ám ảnh trước cái chết của Ngòi và căn bệnh lạ mà Chủ tịch Tín và Giám đốc Vũ mắc phải. Dự án phải tạm dừng. Cái ác phải trả giá. Chi tiết cuối truyện tạo dư ba để chúng ta phải suy ngẫm về nhân quả ở đời. “Huyệt rừng” có cốt truyện dày, đề cập vấn đề mang tính thời sự về việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá đồng thời cần biết trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử linh thiêng của một vùng đất.

Dấu ấn Tao đàn Chiêu Anh Các trong lịch sử xứ Đàng Trong

Dấu ấn Tao đàn Chiêu Anh Các trong lịch sử xứ Đàng Trong

Ngày phát hành 11:15 | 27/7/2022

Lượt nghe: 2276

Sự ra đời và phát triển của các Tao đàn thơ ca, các văn hội có những đóng góp quan trọng vào diện mạo của giai đoạn văn học trung đại. Không chỉ là sự tập hợp, cổ động phong trào sáng tác, từ các Tao đàn, văn hội này đã nổi lên những xu hướng thơ văn, những tên tuổi tinh hoa, trụ cột và làm rạng danh nền văn học dân tộc. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào xuất xứ và bản sắc của Chiêu Anh Các, một Tao đàn nổi bật ở đất phương Nam thế kỷ 18.

Đề tài lịch sử: Sự dấn thân đầy thách thức

Đề tài lịch sử: Sự dấn thân đầy thách thức

Ngày phát hành 10:25 | 23/10/2024

Lượt nghe: 421

Lịch sử luôn là một đề tài lớn, nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo, cũng là “lò bát quái” thử cái “dũng”, “nhẫn”, “tài” của người cầm bút. Bởi lẽ viết về đề tài này quả thật chưa bao giờ là dễ với các nhà văn dù ở bất kì độ tuổi nào. Văn học Việt Nam đương đại ghi nhận sự hồi sinh mạnh mẽ của thể tài lịch sử với nhiều tác giả và tác phẩm giá trị. Đáng mừng hơn nữa là có sự tiếp nối thế hệ ở đề tài này, đó là sự hiện diện của các tác giả trẻ với sự khởi đầu hết sức mới mẻ. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng với nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam trao đổi về chủ đề này. (Đối thoại mở 23/10/2024)

Điện ảnh nhà nước và tư nhân: Cú "bắt tay lịch sử"?

Điện ảnh nhà nước và tư nhân: Cú

Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2015

Lượt nghe: 2083

Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân: hướng đi hiệu quả trong điện ảnh? (Câu chuyện phóng viên); Phim tài liệu "Trường Sa - Việt Nam" qua cảm nhận của khán giả (Thưởng thức tác phẩm); Chuyện vui về nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi và nhà thơ Vương Tùng Cương (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 12/12 + 16/12/2015)

Điện Biên Phủ - những địa danh lịch sử

Điện Biên Phủ - những địa danh lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2019

Lượt nghe: 700

Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ không thể quên những địa danh đã đi vào lịch sử, đi vào vào tâm thức của biết bao người như cầu Mường Thanh, đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô, đồi A1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam… Mỗi một địa danh kể cho chúng ta biết bao huyền thoại, bao kì tích những ngày xuyên rừng vượt núi để tiến gần đến chiến thắng ngày 07/05/1954 (Tiếng thơ 04/05/2019)

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2015

Lượt nghe: 1175

Năm 2015 - năm của nhiều ngày lễ lớn. Các nghệ sĩ, diễn viên sân khấu kịch nói Công an nhân dân đã chuẩn bị gì mang tới người xem? Trong câu chuyện đầu năm, NSUT Công Bảy-Trưởng đoàn Kịch nói Công an nhân dân giải đáp câu hỏi này. (Chương trình Câu lạc bộ Sân khấu ngày 04/01/2015)

Khái Hưng với tiểu thuyết lịch sử

Khái Hưng với tiểu thuyết lịch sử

Ngày phát hành 8:53 | 20/4/2023

Lượt nghe: 1241

Có thể nói, Tiêu Sơn tráng sĩ là tác phẩm có vị trí đặc biệt trong các sáng tác của Khái Hưng. Nó không chỉ là tiểu thuyết lịch sử duy nhất mà còn là tác phẩm có dung lượng lớn nhất trong các sáng tác của Khái Hưng. Theo bản in lại của Công ty Nhã Nam và NXB Hội Nhà vào năm ngoái, tác phẩm được ra mắt bạn đọc với khổ sách 14,5 x 20,5 và có độ dày 518 trang, không kể những trang phụ lục bằng hình ảnh.

Khai thác chất liệu lịch sử văn hóa trong điện ảnh - Sáng tạo hay tùy hứng?

Khai thác chất liệu lịch sử văn hóa trong điện ảnh - Sáng tạo hay tùy hứng?

Ngày phát hành 15:44 | 1/11/2023

Lượt nghe: 2744

Thực tế luôn chứng minh một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng và chính xác về bối cảnh lịch sử, văn hóa thì hiệu ứng của phim được lan tỏa rất lớn. Điện ảnh nước ta từ buổi đầu còn sơ khai gian khó nhưng các nhà làm phim đã vô cùng chú trọng đến yếu tố này. Song tất nhiên, trình độ và sự quan tâm của từng cá nhân khác nhau, trái nhận về cũng có độ chua ngọt khác nhau. Trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện ảnh, phát triển công nghiệp văn hóa thì việc khai thác chất liệu lịch sử, văn hóa cần phải được đặt ra một cách chuyên nghiệp, ủng hộ sự sáng tạo nhưng không dĩ hòa vi quý với dễ dãi, tùy tiện. Cùng chương trình Đối thoại mở VOV6 trao đổi về vấn đề này, với khách mời là nhà phê bình điện ảnh Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, Giảng viên Trường đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 01/11/2023)

Khi "Ký sinh trùng" làm nên lịch sử

Khi

Ngày phát hành 0:0 | 23/2/2020

Lượt nghe: 1389

Bộ phim "Ký sinh trùng" giành chiến thắng vang dội với 4 tượng vàng Oscar, trong đó có hạng mục quan trọng nhất: “Phim truyện xuất sắc”. Trong lịch sử, Oscar luôn là sân chơi riêng của Hollywood, chưa có bộ phim nào không sử dụng tiếng Anh đoạt giải “Phim truyện xuất sắc” sau gần 100 năm. (Điểm hẹn văn nghệ 22/02/2020)

Kí ức ngày 30 tháng tư lịch sử

Kí ức ngày 30 tháng tư lịch sử

Ngày phát hành 14:23 | 4/5/2023

Lượt nghe: 695

Có những ngày tháng đã đi vào lịch sử. Có những khoảnh khắc đã hóa thành bất tử. Và khoảng khắc trưa ngày 30 tháng tư năm 1975, khi lá cờ của Quân giải phóng tung bay trên nóc dinh Độc Lập mãi trở thành hồi ức xúc động, niềm hạnh phúc lớn lao, đánh dấu giây phút thiêng liêng của khát vọng thống nhất non sông đã trở thành sự thật... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 25/04/2023)

Kịch truyền thanh "Quyết định thay đổi lịch sử"

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 15:55 | 10/6/2024

Lượt nghe: 2246

Vở kịch “Quyết định thay đổi lịch sử” phản ánh về diễn tiến của tướng lĩnh hai bên chiến tuyến trong trận đánh tại Điện Biên Phủ năm 1954. Tác phẩm đi sâu vào tâm thế của những chiến tướng đi vào huyền thoại lịch sử. Trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tướng Navarre, tướng De Castries …họ đều là những con người tài năng song ở cuộc chiến Điện Biên Phủ minh chứng cho chân lý: tài năng thôi chưa đủ, đó không phải là yếu tố tiên quyết làm nên vĩ nhân mà quan trọng là “tài và đức” luôn quyện chặt. Điều làm nên những vĩ nhân cao cả, ghi danh sử sách Việt Nam và thế giới như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp bởi họ xót thương và đau đáu vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân, chiến đấu vì chính nghĩa nên họ không chỉ có quân đội mà có cả triệu triệu nhân dân một lòng kiên trung hợp sức. Tác phẩm này có độ lùi xa về thời gian nên người viết có điều kiện đi sâu lý giải tâm lý chiến, thế trận và khắc họa rõ nét số phận từng nhân vật ở hai bên chiến tuyến một cách tỉ mỉ, kỹ càng. Những trận đối mặt, đối thoại trong những phân cảnh là cách trực tiếp nói về sự khác biệt trong thế và lực của trận chiến Điện Biên Phủ, đồng thời lý giải về chiến thắng chấn động địa cầu, qua đó khắc họa chân dung nhân vật vừa gần gũi, vừa tạo sự thích thú, hiểu sâu về cuộc chiến và thấy Bác Hồ, Bác Giáp …đáng trân trọng, tự hào biết bao

Lá cờ thêu sáu chữ vàng - cuốn truyện lịch sử xuất sắc về người anh hùng nhỏ tuổi

Lá cờ thêu sáu chữ vàng - cuốn truyện lịch sử xuất sắc về người anh hùng nhỏ tuổi

Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019

Lượt nghe: 736

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (sinh năm 1912, mất 1960) là tác giả của nhiều tiểu thuyết và kịch lịch sử nổi tiếng. Ông còn viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, trong đó có truyện vừa “Lá cờ thêu 6 chữ vàng”. Thông qua hình tượng người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản, nhà văn thể hiện ý chí chống giặc Nguyên Mông của vương triều nhà Trần cuối thế kỉ 13. Chúng ta sẽ hình dung rõ hơn về tác phẩm này qua một trích đoạn cùng trò chuyện giữa BTV Hoàng Hiệp với nhà văn Lê Phương Liên... (Văn nghệ thiếu nhi 11/07/2019)

Làng nhiếp ảnh với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ

Làng nhiếp ảnh với bề dày lịch sử hơn một thế kỷ

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019

Lượt nghe: 801

Lai Xá là làng nghề nhiếp ảnh truyền thống duy nhất ở nước ta. Điều đặc biệt ở Lai Xá: cha truyền nghề cho con trai, anh truyền nghề cho em (nhưng không truyền cho con gái). Các hiệu ảnh mang chữ “Ký” hoặc chữ “Lai” là của người làng Lai Xá như Khánh Ký, An Ký, Vĩnh Ký hoặc Kim Lai, Mỹ Lai v.v…(Câu chuyện nghệ thuật 15/01/2019)

Lịch sử truyện tranh Nhật Bản

Lịch sử truyện tranh Nhật Bản

Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2019

Lượt nghe: 612

Từ những bộ truyện tranh Nhật Bản (còn gọi là manga) đầu tiên được dịch và giới thiệu tại Việt Nam là Doraemon (năm 1992), đến nay, manga đã trở thành người bạn tuổi thơ của nhiều người. Cùng BTV Hoàng Hiệp tham gia vào buổi giao lưu để tìm hiểu về “Lịch sử truyện tranh Nhật Bản" các em nhé

Lịch sử Việt Nam bằng hình

Lịch sử Việt Nam bằng hình

Ngày phát hành 10:52 | 16/10/2024

Lượt nghe: 233

Cuốn sách “Lịch sử Việt Nam bằng hình” với 2000 hình ảnh minh họa được kì vọng là bộ thông sử bằng hình đầu tiên, minh họa bằng hàng trăm hiện vật khảo cổ học, tư liệu hình ảnh, bản đồ, chữ viết, các hình ảnh kiến trúc… Các hiện vật đều có niên đại, phản ánh quá trình phát triển đất nước thông qua văn hiến, văn vật... (Làn sóng nghệ thuật)

Người đi tìm sự thật lịch sử qua phim tài liệu

Người đi tìm sự thật lịch sử qua phim tài liệu

Ngày phát hành 10:35 | 25/4/2023

Lượt nghe: 2880

“Người lính xe tăng 390 ngày ấy” và “Chuyện thật trưa 30/4/1975” là hai bộ phim tài liệu ghi dấu ấn sự nghiệp của đạo diễn - NSUT Phạm Việt Tùng. Khi phát hiện ra có người tự nhận chính mình đã soạn bản thảo cho ông Dương Văn Minh (Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) vào trưa ngày 30/4/1975, bỏ qua hoàn toàn vai trò của đại tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203), đạo diễn Phạm Việt Tùng đã dành hơn 40 năm để theo đuổi việc trả lại đúng sự thật về người đã viết ra từng câu, từng chữ để buộc Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Trong bộ phim “Người lính xe tăng 390 ngày ấy", đạo diễn Phạm Việt Tùng đã đấu tranh cho 4 người lính trên chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập (thay vì là xe tăng 843 như ban đầu ngộ nhận). Năm 2012, đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (Câu chuyện nghệ thuật 25/4/2023).

Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử

Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử

Ngày phát hành 11:1 | 4/4/2024

Lượt nghe: 2608

Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh sinh năm 1943, quê Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn (nay là Khoa văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội), sau đó làm việc tại Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng hai khóa 8 và khóa 9, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 10. Ông nguyên là Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam, kiêm Tổng biên tập báo Nhà Báo và Công Luận. Từng là nhà báo chiến trường, nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh đã có mặt ở nhiều điểm nóng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông là người chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử ở Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975. Thời mới cầm bút sáng tác, Trần Mai Hạnh đoạt giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1970 - 1971. Ông có một số tác phẩm như “Nắng Thu Bồn”, “Tình yêu và án tử hình”, “Sụp đổ và tự thú”, “Ngày tận thế”, “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”. Trong đó, tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” từng được dịch ra tiếng Anh, giành giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2014, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Trên đường thăm chiến trường xưa, vào ngày 2/4, nhà văn, nhà báo Trần Mai Hạnh đã đột ngột qua đời, hưởng thọ 81 tuổi. Vĩnh biệt ông, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn có bài “Nhà báo Trần Mai Hạnh – Sống và viết như một nhân chứng lịch sử”.

Nhà viết kịch Phạm Văn Quý: Mối lương duyên với đề tài lịch sử

Nhà viết kịch Phạm Văn Quý: Mối lương duyên với đề tài lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2015

Lượt nghe: 1808

Tác giả sân khấu Phạm Văn Quý là người viết kịch đạt được nhiều thành công trong mảng đề tài lịch sử, dã sử thời gian gần đây. Sau một số vở diễn thành công trên sân khấu cải lương, chèo, mới đây ông tiếp tục cùng các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt người xem vở diễn Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nhiếp ảnh trong những thời khắc lịch sử

Nhiếp ảnh trong những thời khắc lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019

Lượt nghe: 731

Hòa cùng không khí sôi sục đấu tranh giành chính quyền tháng 8-1945, các nhiếp ảnh gia đã ghi lại những hình ảnh vô cùng quý giá về cuộc cách mạng “long trời, lở đất” trong những ngày mùa thu lịch sử. (Câu chuyện nghệ thuật 16/8/2019)

Những bức ảnh lịch sử buổi Lễ Tuyên ngôn Độc lập

Những bức ảnh lịch sử buổi Lễ Tuyên ngôn Độc lập

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019

Lượt nghe: 877

Có mặt tác nghiệp tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 là các nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản, Võ An Ninh, Đinh Đăng Định, Vũ Năng An…(Câu chuyện nghệ thuật 06/9/2019)

Những bức ảnh lịch sử quý giá

Những bức ảnh lịch sử quý giá

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2019

Lượt nghe: 795

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản (1917 - 1993) là tác giả của rất nhiều bức ảnh về những khoảnh khắc trọng đại của dân tộc, như Cách mạng tháng Tám năm 1945; Lễ Độc lập 2/9/1945 v.v...Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I) năm 1996. (Câu chuyện nghệ thuật 04/10/2019)

Những người lưu giữ lịch sử bằng hình ảnh

Những người lưu giữ lịch sử bằng hình ảnh

Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2018

Lượt nghe: 1807

Lập nghiệp ở vùng đất phương Nam, những người con của làng nghề nhiếp ảnh Lai Xá đã ghi lại bao khoảnh khắc về cuộc sống và sự đổi thay của Sài Gòn xưa, TP Hồ Chí Minh năng động, hiện đại ngày nay. (Câu chuyện nghệ thuật 13/11/2018)

Sân khấu về đề tài lịch sử: Giới hạn và sáng tạo

Sân khấu về đề tài lịch sử: Giới hạn và sáng tạo

Ngày phát hành 9:57 | 23/4/2021

Lượt nghe: 1974

Những tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử có vai trò rất quan trọng trong việc tôn vinh những giá trị của lịch sử văn hóa và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, cũng có những giới hạn nhất định vì phải làm sao để câu chuyện, nhân vật trong tác phẩm không bị vượt quá ra ngoài hình tượng gốc đã trở thành biểu tượng của nhân cách, giá trị con người của những nhân vật lịch sử. PV VOV6 trao đổi với nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Toàn Thắng xung quanh chủ đề này. (Đối thọa mở 21/4/2021)

Sống mãi ký ức ngày 30/4 lịch sử

Sống mãi ký ức ngày 30/4 lịch sử

Ngày phát hành 15:54 | 24/4/2024

Lượt nghe: 2612

Nhà báo Trần Mai Hưởng (nguyên Tổng Giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam) - phóng viên chiến trường đã có nhiều phen vào sinh ra tử với ngòi bút, máy ảnh làm vũ khí. Ông là tác giả của bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975”. (Điểm hẹn văn nghệ)

Tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử: Làm thế nào để hấp dẫn khán giả?

Tác phẩm sân khấu về đề tài lịch sử: Làm thế nào để hấp dẫn khán giả?

Ngày phát hành 10:7 | 9/2/2022

Lượt nghe: 2558

Đề tài lịch sử luôn là mảnh đất hấp dẫn để các nhà biên kịch, đạo diễn thỏa sức sáng tạo và truyền tải những thông điệp nhân văn mang đậm tính thẩm mỹ đến với khán giả. Phần lớn những vở diễn sân khấu đề tài lịch sử đều được lấy cảm hứng từ những nhân vật có công lao, ảnh hưởng lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp,… Qua năm tháng, nhiều bài học về lịch sử về dựng nước và giữ nước, những phẩm chất tốt đẹp của con người qua những nhân vật ấy vẫn còn nguyên giá trị trong cái nhìn soi chiếu của khán giả ngày hôm nay. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với Đạo diễn, NSND Hoàng Quỳnh Mai, Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/02/2022)

Tái hiện ký ức qua triển lãm "Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử”

Tái hiện ký ức qua triển lãm

Ngày phát hành 15:56 | 16/12/2022

Lượt nghe: 788

Triển lãm “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” đang diễn ra tại Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, số 5 phố Vũ Phạm Hàm (Hà Nội) từ nay đến giữa tháng sáu năm sau. Chọn cách tái hiện những kí ức lịch sử theo dòng thời gian, qua từng chủ đề riêng biệt: Cây cầu sinh ra từ ý tưởng điên rồ, Bên cầu Long Biên, Kí ức cầu Long Biên trong chúng ta; triển lãm giới thiệu tới đông đảo công chúng hơn 100 bản vẽ, tài liệu lưu trữ về hình ảnh cây cầu từ năm 1898 đến năm 1975, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố... (Làn sóng nghệ thuật 16/12/2022)

Tái hiện nhân vật lịch sử qua tranh vẽ

Tái hiện nhân vật lịch sử qua tranh vẽ

Ngày phát hành 8:56 | 2/7/2022

Lượt nghe: 732

Các nhân vật lịch sử, nhân vật trong dân gian truyền thuyết luôn có sức sống lâu bền, và ở mỗi thời đại mỗi thế hệ lại có sự cảm nhận riêng. Khi vẽ về các nhân vật đó cũng là dịp để chúng ta được bộc lộ những suy nghĩ hiểu biết về con người, về văn hóa dân tộc... (Văn nghệ thiếu nhi 29/06/2022)

Tiểu thuyết lịch sử - Nơi gửi gắm vấn đề đương đại

Tiểu thuyết lịch sử - Nơi gửi gắm vấn đề đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2020

Lượt nghe: 1334

Tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng luôn thu hút bút lực của nhà văn và người cầm bút. Tuy vậy, thể tài này luôn được xem là cỗ máy cái trong văn chương. Một vài năm gần đây thì tiểu thuyết lịch sử nổi lên như là một điểm sáng đáng chú ý và có thành tựu nhất định. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 có cuộc trao đổi với PGS.TS, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Thạch, Trưởng khoa Văn học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/12/2020)

Tiểu thuyết lịch sử qua góc nhìn tuổi teen

Tiểu thuyết lịch sử qua góc nhìn tuổi teen

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019

Lượt nghe: 672

Các tác phẩm văn chương có yếu tố lịch sử là mảnh đất màu mỡ để các nhà văn, các tác giả thỏa sức sáng tạo nên cốt truyện phong phú, hấp dẫn. Xuất phát từ quan điểm đó, vừa qua Công ty Sách và Truyền thông Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm “Lịch sử trong văn chương - Từ sự thực lịch sử tới hư cấu” dành cho các bạn trẻ quan tâm tới mảng tiểu thuyết về đề tài này... (Trang văn học tuổi mới lớn 28/05/2019)

Tiểu thuyết lịch sử: Ranh giới giữa hiện thực và hư cấu

Tiểu thuyết lịch sử: Ranh giới giữa hiện thực và hư cấu

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2019

Lượt nghe: 933

Tiểu thuyết lịch sử là “hiện tượng” văn học đặc biệt. Vậy nên, việc hư cấu trong tác phẩm văn học có liên quan tới lịch sử như thế nào là đủ? PV VOV6 đối thoại với nhà văn Uông Triều xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/10/2019)

Tiểu thuyết Lý Đào Lang Vương góp phần phục dựng nhân vật lịch sử

Tiểu thuyết Lý Đào Lang Vương góp phần phục dựng nhân vật lịch sử

Ngày phát hành 15:54 | 14/7/2022

Lượt nghe: 1561

Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng. Tuy nhiên, trên mảnh đất thách thức ấy, cũng không thiếu những cây bút có sức lao động miệt mài và đáng nể. Một trong số đó là nhà văn Phùng Văn Khai. Chỉ trong khoảng hai năm, nhà văn quân đội đã trình làng tới ba tiểu thuyết lịch sử với dung lượng dày dặn. Đó là “Nam Đế Vạn Xuân”, “Triệu Vương phục quốc”, và “Lý Đào Lang Vương”. Chúng ta đã có dịp gặp gỡ nhà văn Phùng Văn Khai khi anh ra mắt tiểu thuyết “Nam Đế Vạn Xuân” và “Triệu Vương phục quốc”. Với tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương”, cuốn sách có phần ít được chú ý hơn khi “chào đời” vào đúng dịp giãn cách. Tuy nhiên, mỗi một tác phẩm đều có câu chuyện của riêng mình. Vậy câu chuyện phía sau tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương” là gì? Nhà văn Phùng Văn Khai đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Tọa đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sử “Đường về Thăng Long”

Tọa đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sử “Đường về Thăng Long”

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2019

Lượt nghe: 1031

Tọa đàm giới thiệu tiểu thuyết lịch sử “Đường về Thăng Long” nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đã không chỉ giới thiệu sơ lược về cuốn tiểu thuyết lịch sử mà còn nêu ra những vấn đề về lịch sử và văn học.

Triển lãm ảnh về lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Triển lãm ảnh về lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ

Ngày phát hành 12:48 | 17/4/2022

Lượt nghe: 610

Những hình ảnh tư liệu quý của bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ được giới thiệu đến công chúng về sự thay đổi cùa áo dài theo chiều dài lịch sử. (Làn sóng nghệ thuật)

Truyện ký lịch sử của Ngô Tất Tố

Truyện ký lịch sử của Ngô Tất Tố

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2019

Lượt nghe: 791

Cách viết đơn sơ, chân thực, mực thước cổ điển, mà vẫn rất tình cảm của nhà văn Ngô Tất Tố không chỉ thể hiện trong các tiểu thuyết, phóng sự mà còn đậm nét ở mảng truyện ký lịch sử. Thể hiện hiểu biết về lịch sử đã đành, với giọng kể hấp dẫn và năng lực gửi gắm cảm xúc vào câu chữ, những trang truyện ký về các nhân vật, sự kiện lịch sử của nhà văn Ngô Tất Tố có một dáng vóc riêng...(Tìm trong kho báu phát 12/09/2019)

Truyện ngắn "Má đào": Thân phận người phụ nữ trong sóng cả lịch sử

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018

Lượt nghe: 2018

Những trang văn dìu dặt, trĩu nặng như cung tơ lúc bổng lúc trầm. Ta nghe trong đó phận má đào rối như tơ vò bên tình bên hiếu, nhắm mắt đưa chân theo cuộc đẩy đưa, ai oán nỗi lòng riêng tư chốn khuê phòng, u hoài, nặng nợ ân tình nguồn cội. Tác giả Vũ Thanh Lịch đã chạm vào những nỗi niềm sâu kín của công chúa Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là nỗi niềm chung của người phụ nữ xưa trong cung vàng điện ngọc...(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/3/2018)

Tùy bút “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng-Người con của nhân dân, con người của lịch sử”

Tùy bút “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng-Người con của nhân dân, con người của lịch sử”

Ngày phát hành 9:44 | 23/7/2024

Lượt nghe: 3153

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thầy vĩ đại. Không người thầy vĩ đại nào lại không có những học trò xuất sắc. Nếu các bậc tiền bối như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… đã xuất sắc lập những chiến công oanh liệt vào hàng bậc nhất trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, đặt nền móng phát triển; thì Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Khóa XI, XII, XIII của Đảng là người cộng sản trung kiên, làm trụ cột chống lại sự nghiêng đổ của phẩm giá con người, của chế độ; trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đưa cách mạng XHCN ở Việt Nam lên một tầm cao mới. Tùy bút “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng-Người con của nhân dân, con người của lịch sử” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại mà các bạn nghe sau đây phần nào giúp các bạn hiểu thêm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-người lấy lại niềm tin, khơi dậy sức mạnh của nhân dân; người làm sáng tỏ về mặt lý luận của con đường Cách mạng nước ta.

Viết lịch sử, trường hợp Đinh Phương

Viết lịch sử, trường hợp Đinh Phương

Ngày phát hành 11:48 | 29/10/2021

Lượt nghe: 697

Bốn năm, kể từ khi ra mắt tiểu thuyết đầu tay mang tên “Nhụy khúc”, nhà văn Đinh Phương đã trở lại văn đàn bằng “Nắng Thổ Tang”. Cuốn sách do NXB Hội Nhà văn và Công ty sách Tao Đàn ấn hành đã lập tức gây chú ý. Ấn tượng từ nhan đề lẫn cách mở màn thông qua lời kể của một đao phủ nhưng tiểu thuyết của Đinh Phương, như thường lệ, không phải là một sáng tác dễ đọc. Với lối viết “sương mù”, cây bút trẻ đầy triển vọng này có thể đem lại bất ngờ gì cho người đọc ở tác phẩm này? Chúng ta cùng nghe trích đọc bài “Viết lịch sử, trường hợp Đinh Phương” của nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam.

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Cái nhìn đương đại về nhân vật lịch sử

Vở cải lương Mai Hắc Đế: Cái nhìn đương đại về nhân vật lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015

Lượt nghe: 1363

Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ; quá ít tác phẩm về ông. Qua vở diễn, khán giả đương đại biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về một vị vua anh hùng gắn với nhiều giai thoại.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ