Ngày phát hành 15:3 | 25/11/2021
Lượt nghe: 887
Câu chuyện chúng ta vừa nghe xoay quanh đời sống của một gia đình gồm 3 người (bố, mẹ và con gái) ở một vùng thung lũng khá khép kín. Từ nhiều đời qua, các thế hệ ông cha của gia đình ấy sống bằng nghề canh tác sài thục, coi cây sài thục là một điều thiêng liêng, gắn với niềm tôn kính tổ tiên. Cả gia tộc quanh năm suốt tháng trọn đời chỉ ăn những món làm từ sài thục. Nhưng cho đến thế hệ hiện tại, thì bà mẹ là người đầu tiên bày tỏ sự phản đối về việc độc canh sài thục, bất chấp sự giận dữ của ông chồng. Bà chấp nhận bị chồng đánh đập nhiều lần, nhưng dứt khoát không động vào món sài thục nữa, mà tự mình chế biến các món ăn rau dưa khác, dù rất sơ sài. Khi sự độc đoán vũ phu của người chồng lên đến đỉnh điểm thì bà đành phải bỏ nhà mà đi, nhưng không quên nhắn lại với con gái về nương rau mà bà đã trồng trong khe núi, là nguồn thực phẩm đề phòng trong trường hợp mấy mùa sài thục. Quả nhiên năm đó sài thục không thu hoạch được gì, và hai bố con chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất là nương rau và lúa mì của mẹ để lại, nếu không muốn bị chết đói. Phạm Duy Nghĩa viết: “Lần đầu tiên trong đời, bố tôi buộc phải đưa vào máu mình những chất dinh dưỡng mà ông coi là thù địch. Buổi đầu tập ăn thứ lạ, ông thấy ghê sợ và nôn ọe, rồi cũng quen và thích thú dần (…) Điều húy kị ghê gớm của gia đình tôi đã được xóa bỏ, trong một ngày như vạn ngày thường”. Điều thú vị còn ở chỗ, củ sài thục hoàn toàn là một sự vật hư cấu, nó không hề có trong đời thực, cũng tương tự như Lá diêu bông trong thơ Hoàng Cầm. Mượn một câu chuyện về sinh hoạt đời thường của một gia đình, theo chúng tôi, tác phẩm còn nhằm gửi tới những thông điệp sâu sắc khác. Đó là tất cả những sự độc đoán, độc tài rồi đến một ngày sẽ cáo chung, phải nhường chỗ cho sự dân chủ. Mỗi con người đều có quyền lên tiếng về sự tự do và quyền sống chính đáng của mình. Những cái cũ, cái lạc hậu dứt khoát phải được thay thế bằng cái mới, cái tiến bộ, nhằm phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2017
Lượt nghe: 1636
Dạy học và làm thơ là hai công việc được tác giả Hoàng Xuân Tuyền vô cùng tâm đắc. Anh hiện là giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, đã xuất bản hai tập thơ “Bến thời gian” và “Tự do”. Khoảng cách thời gian giữa hai tập thơ này là 15 năm, khác biệt về lối viết, một bên “duy tình” và một bên nghiêng về “duy lý”. Thơ với thầy giáo, tác giả Hoàng Xuân Tuyền không chỉ để chia sẻ những rung động yêu thương mà còn là tiếng nói phản biện cần thiết của người trí thức về các vấn đề còn ngổn ngang trong xã hội. (Tiếng thơ 18/11/2017)
Ngày phát hành 16:31 | 17/1/2023
Lượt nghe: 804
Được nàng tiên biến thành tượng vàng nhưng chàng chăn cừu vô cùng hoảng sợ. Chàng chỉ mong được làm người bình thường, được là chính mình với cuộc sống tự do, nhảy múa, ca hát, thổi kèn, đem lại niềm vui cho biết bao người. Cuối cùng chàng có được trở về với chính mình hay không? (Kể chuyện và hát ru 13/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019
Lượt nghe: 2424
Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-2019), Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật với chủ đề “Chiều dài biên giới” (08h30 ngày 21/02/2019 tại 58 Quán Sứ, Hà Nội). PV VOV6 phỏng vấn ông Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng giám đốc Đài TNVN) về sự kiện nghệ thuật đặc biệt này.
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2018
Lượt nghe: 997
“Nghĩ về thơ tự do” là bài viết của nhà thơ Thanh Thảo trình bày một cách ngắn gọn, cô đúc về thơ tự do – thể thơ đã xác lập vị trí không thể thiếu trong đời sống thơ hiện nay, phù hợp với tâm cảm của người viết và người đọc, không bó buộc vào vần luật hay nhịp điệu, kết cấu định sẵn. Vượt lên khuôn khổ hình thức, nhà thơ Thanh Thảo chạm tới tầng bậc sâu hơn, đó là tự do trong thế giới quan sáng tạo nghệ thuật. Vậy hiểu như thế nào về thơ tự do và tự do thơ? (VOV6 Tiếng thơ 16/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2019
Lượt nghe: 841
Mặc dù được sống no đủ nhưng vẹt đầu đàn chẳng hề hạnh phúc. Lúc nào nó cũng muốn được quay về đàn của mình, sống trong những cánh rừng hoang dã chứ không phải chiếc lồng xa hoa. Thế là lại một lần nữa, vẹt đã đánh lừa nhà vua để tự do trở về với bầu trời bao la... (Kể chuyện và hát ru 03/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2017
Lượt nghe: 4822
Nghi lễ đón dâu, cướp dâu diễn ra vô cùng thô lỗ như một sự bạo hành. Đêm tân hôn chỉ là ngang nhiên dùng bạo lực tướt đoạt trinh tiết của một bé gái mà thôi và “chung qui chỉ là đứa bé mười tuổi” nhưng đã phải lo đến việc uống thuốc để không phải có con. Bên cạnh nhân vật chính Kukha, chúng ta còn thấy thấp thoáng nhân vật “tôi” - người kể chuyện. Nhà văn đã không ngại ngùng bày tỏ thái độ yêu ghét, sững sờ, phẫn nộ cũng như sự khát khao tự do, tình yêu thương, bênh vực kẻ yếu, với tấm chân tình, đồng cảm. (Đọc truyện đêm khuya 12/10/2017)