Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 12 kết quả

"Thương nhớ con đèo": Một truyện ngắn mang phong vị Huế

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2015

Lượt nghe: 1599

Một câu chuyện ít kịch tính, chẳng ồn ào cứ lặng lẽ chiếm lấy cảm tình của người đọc, người nghe bằng một nét duyên riêng: nhẹ nhàng, ý nhị, đủng đỉnh mà vẫn rất tình. Đến mức, khi truyện khép lại bằng một màn đoàn viên hạnh phúc, chắc hẳn nhiều người sẽ không giấu nổi một nụ cười tủm tỉm, mà tự hỏi rằng: Có lẽ do lấy bối cảnh xứ Huế và viết về những người con của đất cố đô, "Thương nhớ con đèo" cũng có phong vị của Huế thương chăng? (Đọc truyện đêm khuya ngày 20/03/2015)

"Thương nhớ hoàng lan" - Tình yêu cấm đoán

Ngày phát hành 9:38 | 27/8/2024

Lượt nghe: 1759

Trước khi trở thành một người viết tiểu thuyết với các tác phẩm ấn tượng như “Từ Dụ Thái hậu”, “Công chúa Đồng Xuân”, nhà văn Trần Thùy Mai đã sớm “gây thương nhớ” với độc giả bằng thể loại truyện ngắn. Nhà phê bình Đặng Tiến từng nhận xét “nghệ thuật Thùy Mai quay vòng xung quanh ba trụ điểm: kỹ thuật kể chuyện hấp dẫn, lối phân tích tế nhị, gợi suy tưởng, và cuối cùng, quý nhất là tấc lòng nhân hậu của tác giả”. Truyện ngắn “Thương nhớ hoàng lan” cũng không nằm ngoài “ba trụ điểm” này. Tác phẩm là hai câu chuyện tình của hai thế hệ. Một tình huống, hai lựa chọn nhưng kết cuộc dường như không thay đổi. Với nhân vật “tôi” hay “cha tôi”, việc vướng vào tình ái khi đang trong con đường tu tập đều đem đến nỗi sầu muộn và nuối tiếc. Một thứ tình yêu cấm đoán khiến người ta e sợ nhưng mặt khác lại không ngừng khao khát, kiếm tìm – một sự quyến rũ ma mị mà cả đời chẳng thể nào thôi nhớ thôi thương. Không quá cầu kì về kĩ thuật viết, “Thương nhớ hoàng lan” tuân theo lối trần thuật tuyến tính. Nhịp kể chậm rãi, chủ yếu khai thác đời sống nội tâm đầy biến động của nhân vật “tôi” – người đã khước từ tình yêu từ buổi đầu gặp gỡ nhưng không thể khước từ một sự thật về sự rung động của bản thân. Sau tất cả, xin khép lại bằng những câu văn của chính tác giả Trần Thùy Mai: “Trong tình yêu, hạnh phúc thật ngọt ngào, mà khổ đau cũng đầy thi vị. Chỉ có sự trống rỗng chán chường của kẻ không yêu mới thực sự là khủng khiếp.”

"Thương nhớ mười hai": Mười hai thương nhớ chưa vừa

Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2018

Lượt nghe: 1798

Những khoảnh khắc cuối năm âm lịch thường khiến cho con người ta nao nao khi nhìn lại những dấu mốc thời gian của mười hai tháng đã qua và xốn xang đón những điều mới mẻ của mùa xuân, của năm mới. "Điểm hẹn văn nghệ" giữa thời khắc chuyển giao, chúng tôi xin gửi tới các bạn những xúc cảm chân thật, bình dị mà đong đầy nhớ thương! (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 27/01/2018)

"Vân tay mắt Phật" (P.2): Thương nhớ đồng quê

Ngày phát hành 16:27 | 3/6/2021

Lượt nghe: 643

Không khó để thấy hình bóng làng quê trong truyện ngắn “Vân tay mắt Phật” của nhà văn Trần Nhã Thụy. Làng quê trong mắt nhân vật “tôi” có phần xa lạ. Anh đã rời quê lên phố đủ lâu để thấy ngạc nhiên khi quê bây giờ cũng ngồi nhà bấm điện thoại, gọi ship tới tận cửa, cũng facebook, zalo… chả kém thị thành. Anh chỉ còn thấy gần gũi với kí ức về làng – điều được gắn kết nhờ người thân, bạn bè và một mối tình câm. Cái tam giác muôn đời, một lần nữa, xuất hiện trong mối quan hệ ba người “tôi”, Phước và Văn. Có điều, sau khi Phước qua đời, cả “tôi” và Văn dường như không ngừng hoài nghi rằng mình chẳng phải là người được yêu. Trong mạch kể chuyện pha trộn giữa quá khứ và hiện tại, có thể “Vân tay mắt Phật” có nhiều hơn một câu chuyện. Chuyện tình ba người với nhiều éo le là một nhẽ. Nhưng rộng hơn, đó là câu chuyện về nông thôn, về người nhà quê tồn tại trong mỗi nhân vật, trong cả chúng ta: khi ta mơ về một cái sân vườn thoáng rộng, khi ta thấy ngột ngạt trong những khoảng không chật hẹp, và giấc mơ của ta vẫn còn mang mùi đất. Nó cũng là câu chuyện về sự mất mát, của cả bối cảnh lẫn con người khi tất cả chẳng thế nào như xưa. Và không phải cái mới, cái hiện đại, cái tân thời nào cũng đồng nghĩ với những điều tử tế, thiện lương. Mở ra bằng một nhan đề giàu sức gợi, “Vân tay mắt Phật” cũng có một đoạn kết ấn tượng không kém, đủ để người đọc, người nghe giật mình thảng thốt, tự xem ngón cái bàn tay mình có “hiển lộ hình mắt Phật đẹp đẽ” hay không? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

“Thương nhớ đồng quê”: Nông thôn và những câu chuyện ngàn đời

“Thương nhớ đồng quê”:  Nông thôn và những câu chuyện ngàn đời

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020

Lượt nghe: 1468

Bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được sản xuất năm 1995. Phim đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế. (Điểm hẹn văn nghệ 23/5/2020)

“Thương nhớ Tràng An”: Hoài niệm của họa sĩ Đỗ Duy Minh

“Thương nhớ Tràng An”: Hoài niệm của họa sĩ Đỗ Duy Minh

Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2018

Lượt nghe: 742

Triển lãm trưng bày 35 bức tranh vẽ bằng chất liệu acrylic trên giấy dó: hình ảnh thân thương của Hà Nội như phố cổ, cầu Long Biên, sông Hồng mùa nước lên, cánh đồng ngoại ô, mùa sen hồ Tây, thiếu nữ tha thướt trong tà áo dài…(Làn sóng nghệ thuật 27/11/2018)

“Tiếng đàn thương nhớ": Gửi gắm tâm tư người lính trẻ

“Tiếng đàn thương nhớ

Ngày phát hành 14:46 | 26/3/2024

Lượt nghe: 1100

Quý vị và các bạn thân mến, truyện ngắn đưa người đọc, người nghe trở về không khí hào hùng của đất nước trong giai đoạn cuối chiến tranh chống Mỹ. Truyện viết về người lính chiến nhưng ít đi vào những gian khổ, mất mát mà khai thác những cung bậc tình cảm, tình yêu của người lính trẻ tên là Dũng. Dũng có tình cảm với cô gái trẻ xứ Nghệ có giọng hát ngọt ngào và vẻ ngoài xinh xắn. Nhưng vì một câu nói đùa của Hồng mà hai người giận dỗi nhau. Khi tình cảm hai người vừa nẩy nở thì Dũng phải lên đường vào Nam chiến đấu. Dũng đị địch bắt, bị địch dàn dựng gài bẫy khiến nhiều người hiểu lầm anh là kẻ phản bội. Hiệp định Pari được kí kết, Dũng được trao đổi tù binh và tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội. Tuy nhiên có một điều đáng tiếc là Dũng bị cuốn vào cuộc chiến đấu mà không kịp giải thích với Hồng. Chiến tranh kết thúc, Dũng quay trở lại tìm Hồng thì nghe tin cô đã lập gia đình. Xuyên xuốt câu chuyện là tiếng đàn bầu thương nhớ gửi gắm biết bao tâm tư người lính trẻ. Tiếng đàn bầu anh đệm cho Hồng hát bài hát “Câu hò bên bến Hiền Lương”, tiếng đàn bầu anh dạy Duyên, con gái của kẻ địch. Tiếng đàn thương nhớ người mình yêu, thương nhớ quê nhà và cũng tiếp thêm niềm tin vào ngày chiến thắng trong lòng Dũng. Truyện ngắn không chỉ là câu chuyện tình yêu mà còn là một thời thanh xuân tuổi trẻ của biết bao chàng trai, cô gái trong chiến tranh. Truyện ngắn không có những chi tiết, sự kiện bất ngờ mà chỉ là câu chuyện tình yêu người lính nhẹ nhàng, bình dị. Chúng ta cảm nhận những dung cảm mới mẻ trong tình yêu của tuổi trẻ, những bỡ ngỡ, hiểu lầm, giận hờn,thương nhớ. Đan xen những sắc thái cảm xúc tình yêu là hình ảnh người lính cách mạng yêu nước, kiên cường trước đòn tấn công tâm lý của kẻ thù, tin tưởng vào ngày chiến thắng. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Vân tay mắt Phật” (P.1): Thương nhớ đồng quê...

“Vân tay mắt Phật” (P.1): Thương nhớ đồng quê...

Ngày phát hành 16:19 | 3/6/2021

Lượt nghe: 864

Giống như bao người bỏ quê lên phố, nhân vật “tôi” trong truyện “Vân tay mắt Phật” luôn có những sợi dây ràng buộc máu thịt với làng quê. Sự gắn kết với gia đình là hiển nhiên. Nhưng bên cạnh đó, còn là những kí ức tuổi thơ, bạn bè cũ, và cả một mối tình chưa nói thành lời. “Vân tay mắt Phật” đan xen những câu chuyện giữa quá khứ và hiện tại, nhằm khắc họa sâu hơn đổi thay của làng quê cũng như khúc quanh của số phận con người. Mọi chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? Mời các bạn cùng đón nghe phần cuối của truyện “Vân tay mắt Phật” trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 04/06/2021. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Có một lòng thương nhớ miền Trung

Có một lòng thương nhớ miền Trung

Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2017

Lượt nghe: 2914

Trong số 50 bài thơ của tập “Về lại triền sông” thì có tới hơn 20 bài viết về quê hương, cha mẹ, nhắn nhủ các con không được phép lãng quên gốc rễ cội nguồn. Những bài thơ này có khi được sắp xếp bên nhau với tần suất dày đặc, tạo nên độ đặc quánh trong suy tư, nghẹn ngào trong cảm xúc. Với nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ, ông không cố gắng để làm mới những hình ảnh, những chi tiết đã từng có và có nhiều trong thơ. Đơn giản, ông chỉ kể về một miền Trung của riêng ông, ở trong ông, một miền Trung - xứ Nghệ mà ông luôn có cảm giác còn “mắc nợ”, “có lỗi”, một miền Trung “cực khổ như định mệnh – chỉ những tim yêu mãi xuân thì"... (Tiếng thơ 05/11/2017)

Kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ

Kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ

Ngày phát hành 14:35 | 9/7/2024

Lượt nghe: 2762

Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1954 chấm dứt một thế kỷ cai trị của người Pháp tại Đông Dương, đồng thời, cũng từ thời khắc này đôi bờ sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia đất nước ta thành hai miền Nam - Bắc. Nhân dân hai bờ sông Bến Hải dũng cảm, kiên cường đấu tranh hơn 20 năm để xóa bỏ sự chia cắt Bắc Nam, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Vở kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ kể về mối tình son sắt, thủy chung, trải dài theo năm tháng của đôi nam thanh nữ tú Nam & Bắc bờ sông Bến Hải, là biểu tượng sợi dây gắn bó khăng khít không gì có thể tách rời, ngợi ca khát vọng hòa bình và nỗ lực đấu tranh của cả dân tộc vì ngày thống nhất đất nước.

Tây Nguyên những sắc màu thương nhớ

Tây Nguyên những sắc màu thương nhớ

Ngày phát hành 11:28 | 2/7/2021

Lượt nghe: 696

Tây Nguyên có khí hậu khá ôn hòa, thiên nhiên vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, từ những dòng thác, con suối chảy xuyên qua những vách đá, những cánh rừng xanh bao la. Vùng đất đỏ bazan này còn giúp cho đời sống vật chất của con người thêm dư giả khấm khá nhờ vào những rừng cao su, cà phê, hồ tiêu xanh mướt trải dài. Màu xanh của nền trời, của núi rừng, sắc màu của các loài hoa… đã tạo nên nét đẹp riêng của đất và người Tây Nguyên... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 29/06/2021)

Thương nhớ đồng quê

Thương nhớ đồng quê

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2017

Lượt nghe: 3215

Có một điểm chung giữa các nền thơ ca, trong hiện tại cũng như trong quá khứ, đó là khi viết về Tổ quốc quê hương, các tác giả đều dành tình cảm trân trọng yêu mến đối với nông thôn, với đồng quê, coi đó như nơi lưu giữ kí ức, lưu giữ những giá trị văn hóa bền vững. "Ở mỗi chúng ta đều có một người nhà quê. Cái nghề làm ruộng và cuộc đời bình dị của người làm ruộng cha truyền con nối từ mấy nghìn năm đã ăn sâu vào tâm trí chúng ta” – Nhà phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân đã viết như vậy trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” xuất bản lần đầu năm 1942. Nhận định này vẫn thật phù hợp nếu liên hệ với thơ hiện nay, khi tốc độ đô thị hóa càng mạnh mẽ thì lòng thương nhớ đồng quê, cuộc trở về với đồng quê dường như càng xác quyết hơn. (Tiếng thơ 03/6/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya