Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 13 kết quả

"Truyện Kiều" ở Nhật Bản

Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2020

Lượt nghe: 1230

Nhật Bản vốn là một đất nước có nền văn hóa lâu đời cũng như những di sản văn học tầm cỡ, thế nhưng khi tiếp xúc với văn bản tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du của nước ta, từ giới trí thức đến người bình dân xứ mặt trời mọc các thời kỳ đều ngạc nhiên và ấn tượng. Đó là khởi nguồn để ra đời những bản dịch tác phẩm “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật Bản. Những trao đổi giữa BTV chương trình với PSG.TS Đoàn Lê Giang ngay sau đây khẳng định vị thế của kiệt tác văn học nước ta không chỉ gói gọn trong vùng lãnh thổ...

"Truyện Kiều" tiếng Đức

Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2020

Lượt nghe: 1250

Những năm quân và dân ta chiến đấu bảo vệ đất nước đánh đuổi đế quốc Mỹ, tại Đức, “Truyện Kiều” đã được vợ chồng nhà khảo cứu kiêm dịch giả Irene và nhà thơ Franz Faber chuyển ngữ. Năm 1964, một năm trước dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, ấn phẩm “Das Mädchen Kiều” đã ra mắt công chúng, bạn đọc nước Đức. Theo Tiến sĩ ngôn ngữ Trương Hồng Quang, sau lần xuất bản đầu tiên và lần tái bản duy nhất năm 1980, “Truyện Kiều” tiếng Đức đã từ lâu tuyệt bản. Nhằm làm sống dậy bản tiếng Đức kỳ công chuyển ngữ kiệt tác của Đại thi hào Nguyễn Du, dự án “Truyện Kiều” song ngữ Đức – Việt đã được thực hiện và ra mắt năm 2016.

"Truyện Kiều" và "Lục Vân Tiên" - Tương đồng và ảnh hưởng

Ngày phát hành 15:45 | 29/12/2021

Lượt nghe: 1861

Cùng là những tác phẩm phổ biến và có tầm ảnh hưởng trong tâm thức dân gian, nếu “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du được ca tụng là kiệt tác hàng đầu của văn học dân tộc ở mọi thời đại thì truyện thơ “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu từ đầu thế kỷ 20 đã được dân vùng lục tỉnh miền Nam hết sức tâm đắc và ưa chuộng. Sức sống, tinh thần của Lục Vân Tiên đến nay đã trở thành biểu tượng cho quan niệm sống “Giữa đàng thấy chuyện bất bình chẳng tha” của người Nam bộ. Và theo nhà thơ Lê Minh Quốc, tính cách nghĩa hiệp ấy trở thành lẽ sống, tinh thần phụng sự bất vụ lợi: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và đã trở thành triết lý sống, di sản văn hóa của người Việt Nam ta

“Truyện Kiều tự kể”: Khi thế hệ trẻ “viết lại” tác phẩm kinh điển với tư duy mới

“Truyện Kiều tự kể”: Khi thế hệ trẻ “viết lại” tác phẩm kinh điển với tư duy mới

Ngày phát hành 12:56 | 10/6/2022

Lượt nghe: 2147

Cho đến hôm nay, “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du đã ăn sâu vào đời sống văn hóa của người Việt. Chúng ta có bình Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, tập Kiều, đố Kiều… Theo thời gian, sức hút của tác phẩm này không hề giảm sút khi ngày càng khơi gợi nhiều cách tiếp cận. Cũng trên phông nền đó, chúng ta đón nhận nhiều tác phẩm sáng tạo và thể nghiệm, thể hiện một cách hiểu riêng về “Truyện Kiều”. Một trong số đó là art book “Truyện Kiều tự kể” của nhà văn Cao Nguyệt Nguyên và 12 họa sĩ minh họa. Sách do NXB Kim Đồng ấn hành.

Bản "Truyện Kiều" tiếng Rumani

Bản

Ngày phát hành 0:0 | 9/12/2020

Lượt nghe: 1256

Từ những năm nhân dân ta kháng chiến chống Mỹ cứu nước, “Truyện Kiều” đã được dịch sang tiếng Rumani. Căn cứ chủ yếu trên bản dịch tiếng Pháp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh, dịch giả Radu Moureanu (Ra- đu Mô – rê – a – nu) đã đặt tâm huyết vào việc chuyển ngữ kiệt tác văn học của nước ta. Bản dịch do Nhà xuất bản văn học thế giới của Rumani ấn hành được xem là một động thái thể hiện tình hữu nghị, nhưng cũng rất kỳ công, thể hiện trình độ, cảm thụ của dịch giả. Trao đổi giữa BTV Võ Hà và PGS.TS Nguyễn Văn Dân lật lại bối cảnh lịch sử và hình thức thể hiện của bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Rumani...

Cảm hứng tự thương của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Cảm hứng tự thương của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2015

Lượt nghe: 1733

Tấm lòng nhân hậu, thương cảm của Nguyễn Du đối với các nhân vật trong Truyện Kiều xuất phát tự đáy lòng.Mỗi câu thơ đều rưng rưng dòng lệ chân thực.Bao năm gió bụi, thăng trầm đã đúc kết trong trái tim Nguyễn tình yêu nhân quần sâu sắc.(Tiếng thơ 6+7/12)

Đặc sắc cảnh ngày xuân trong kiệt tác "Truyện Kiều"

Đặc sắc cảnh ngày xuân trong kiệt tác

Ngày phát hành 15:51 | 5/2/2021

Lượt nghe: 866

Trong 3254 câu thơ lục bát “Truyện Kiều”, chữ “Xuân” trở đi trở lại. Theo các nhà nghiên cứu có 55 dòng thơ chứa 58 chữ “Xuân”. Dưới ngòi bút điêu luyện của Đại thi hào Nguyễn Du, chữ “Xuân” biến ảo trong nhiều ý nghĩa, hay nói cách khác, trường nghĩa của “Xuân” rất rộng. Đặc biệt, nhữn ngày xuân, đọc lại tuyệt tác “Truyện Kiều” và thong dong ngẫm ngợi nghĩa lý của chữ “Xuân” cũng là một sự thú vị. Nói theo cách của nhà văn Nguyễn Tuân là “tìm thấy cái nhã thú văn chương trong chữ xuân” (Tìm trong kho báu phát 11/2/2020)

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về "Truyện Kiều"

Hoạt động ngoại khóa bổ ích về

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2020

Lượt nghe: 585

Truyện Kiều là tác phẩm kiệt xuất trong nền văn chương dân tộc, có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông. Khi học Truyện Kiều, ngoài hình thức dạy và học truyền thống thì những hoạt động ngoại khóa được tổ chức khá đa dạng, phong phú. Trong chương trình hôm nay, chúng ta tham gia một tiết ngoại khóa của cô trò lớp 9A3, trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 02/11/2020)

Minh họa “Truyện Kiều” dưới cách nhìn minh triết Việt

Minh họa “Truyện Kiều” dưới cách nhìn minh triết Việt

Ngày phát hành 0:0 | 9/8/2020

Lượt nghe: 768

Hội thảo nhân kỉ niệm 200 năm ngày mất của Danh nhân Văn hóa thế giới, đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 - 1820) diễn ra tại Viện Pháp - L’Espace tại Hà Nội với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ, nhà nghiên cứu. (Làn sóng nghệ thuật 07/8/2020)

Nghệ thuật lục bát "Truyện Kiều"

Nghệ thuật lục bát

Ngày phát hành 15:48 | 6/1/2021

Lượt nghe: 1411

Càng đi sâu vào sự phát triển của dòng thơ Nôm dân tộc, chúng ta càng thấy được những biến thể cũng như trưởng thành theo hướng đa dạng, hiện đại, tinh tuyển. Thật đáng tôn vinh di sản thơ Nôm của những tác giả tầm cỡ như vua Trần Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, Đại thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương; Và cũng thật tự hào với những thành quả về mặt thể tài, thể loại trong kho tàng văn học chúng ta như sự sáng tạo đổi mới trong thể thơ Đường luật, song thất lục bát, sự ra đời và thăng hoa của hát nói, thể thơ lục bát chắp cánh cho những truyện thơ đã trở thành món ăn tinh thần của người bình dân nhiều đời nay.

Nguyễn Du và Truyện Kiều

Nguyễn Du và Truyện Kiều

Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2015

Lượt nghe: 2322

Sự nghiệp văn chương của Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều sẽ đến với bạn đọc, bạn nghe cùng cảm xúc của giáo sư Phong Lê, nhà thơ Vũ Quần Phương và tác giả Nguyễn Văn Giáp. Giọng ngâm các nghệ sĩ Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc lưu lại áng thơ đẹp của Nguyễn Tiên Điền. (Tiếng thơ 15+16/11).

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Truyện Kiều và Nguyễn Du trên báo chí quốc ngữ Nam Bộ nửa đầu thế kỷ 20

Ngày phát hành 16:18 | 27/1/2021

Lượt nghe: 1519

Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc

Truyện Kiều: Di sản và các giá trị xuyên thời đại

Truyện Kiều: Di sản và các giá trị xuyên thời đại

Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2015

Lượt nghe: 1664

Điểm chú ý của Hội thảo " Đại Thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, di sản và các giá trị xuyên thời đại" nhân Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du (1765-2015) sẽ được phóng viên Tuyết Mai chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Vẻ đẹp dùng vĩ của thác Bản Giốc trong thi phẩm "Bản Giốc múa" của Võ Sa Hà sẽ được nhà thơ Phạm Đức phân tích trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". Những câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm của nhà thơ Võ Thanh My (Hội văn học nghệ thuật An Giang) và nhà thơ Lê Tuấn Lộc về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Nguyễn Bình Phương. ( Điểm hẹn văn nghệ phát 05/09 đến 16/09)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ