Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 6 kết quả

Bàn tay của bố

Bàn tay của bố

Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2018

Lượt nghe: 613

Tình thương yêu của cha không kém người mẹ nhưng do cách thể hiện khác nhau, cách giáo dục con cái khác nhau nên nhiều khi chúng ta thấy mẹ gần gũi hơn. Phần đầu chương trình các bạn cùng cảm nhận sự hi sinh cao đẹp của người cha với các con qua bài thơ “Nhớ cha năm đó” của tác giả Sương Trần. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hoàng Hiệp và nhà bào Hoài Anh về cuốn sách "Bàn tay của bố" của chị. Đây là một cuốn sách một cuốn sách nhẹ nhàng, giản dị nhưng cũng rất ngọt ngào mang đến cho bạn đọc những tình cảm gắn kết yêu thương của người thân trong gia đình. Phần cuối chương trình là tản văn xúc động về tình cha con có nhan đề "Ba ơi" của tác giả Minh Tâm. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 05/7/2018)

Mùa đông về bên bàn tay mẹ

Mùa đông về bên bàn tay mẹ

Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018

Lượt nghe: 762

Nếu có ai hỏi rằng trên đời này đôi bàn tay nào đẹp nhất, đáng trân trọng nhất thì câu trả lời nhận được nhiều nhất đó chính là "bàn tay mẹ". Từ đôi bàn tay ấy mở ra biết bao điều kỳ diệu. Nhưng chúng ta đã một lần cầm lấy nó hay chưa... (Văn nghệ thiếu nhi 29/11/2018)

Nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản-Origami: Điều kỳ diệu của giấy và đôi bàn tay

Nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản-Origami: Điều kỳ diệu của giấy và đôi bàn tay

Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018

Lượt nghe: 681

Có lẽ nhiều bạn đã được thưởng thức hay tự mình trải nghiệm nghệ thuật gấp giấy rồi và có lẽ kỹ thuật của nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản-Origami là quen thuộc với chúng mình nhất, thế nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ về nghệ thuật gấp giấy đặc sắc này. "Trang nghệ thuật" số này, chúng mình cùng tham gia lớp học "Làm quen với nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản" tại Trung tâm nghệ thuật đương đại VCCA, Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 14/03/2018)

Truyện ngắn "Bái biệt thanh xuân": "Bàn tay đâu thể giấu-Những dịu êm lần đầu"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2015

Lượt nghe: 2013

Cốt truyện "Bái biệt thanh xuân" không có gì lạ. Dường như thanh xuân của mỗi người vừa khác biệt vừa rất giống nhau: đều có một tình yêu thuở ban đầu trong trẻo với những tổn thương, ngộ nhận và ảo tưởng về cuộc đời. Tất cả những điều đó dễ khiến người đọc, người nghe đồng cảm với Trà, với Chi - những người mà tuổi trẻ đã khép lại sau lưng với nhiều ngậm ngùi tiếc nuối. Rồi đây, chiếc nhẫn đính hôn trên tay Trà hay quyết định làm mẹ đơn thân của Chi, có khiến họ thực sự hạnh phúc không, nhất khi cả tuổi trẻ hay tình yêu đều chẳng phải là chiếc bum-mê-răng, cứ đi một vòng rồi sẽ quay trở lại.(Đọc truyện đêm khuya)

Truyện ngắn "Người tạc tượng": Chân dung Thái sư Lê Văn Thịnh qua bàn tay, khối óc của người tạc tượng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019

Lượt nghe: 1069

Qua lời tự sự của người tạc tượng-người kể chuyện, truyện diễn tả cơn đau đến ngất lịm của bức tượng con rồng cắn vào thân như nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh không biết tỏ thấu cùng trời xanh; và đó cũng chính là nỗi đau, nỗi trăn trở sáng tạo của người tạc tượng, tạc một nỗi oan đầy kiêu hãnh, đầy bi mẫn, đầy khí phách...(Đọc truyện đêm khuya phát 21/10/2019)

Xử lý nạn tranh giả: Cần một bàn tay mạnh mẽ của pháp luật

Xử lý nạn tranh giả: Cần một bàn tay mạnh mẽ của pháp luật

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019

Lượt nghe: 1176

Khi sự chú ý về dòng tranh Đông Dương nói riêng, tranh Việt nói chung ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với việc gia tăng nạn tranh nhái, tranh chép. Cần có những động thái nào để đẩy lùi tình trạng này, nhất là khi xây dựng một thị trường tranh uy tín, minh bạch? Đây cũng là nội dung kỳ cuối trong loạt phóng sự “Thị trường mỹ thuật Việt: Con đường minh bạch đã lộ sáng?”. (Làn sóng nghệ thuật 22/11/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00

Đối thoại mở (đang phát)

21h30 - 22h00 Tiếng thơ