Ngày phát hành 14:7 | 12/6/2023
Lượt nghe: 1011
Với giọng văn sâu lắng, đầy cảm xúc mang dấu ấn riêng như thường thấy, ở truyện ngắn mà các bạn vừa nghe, nhà văn Nguyễn Hương Duyên đã đủng đỉnh, chậm rãi kể một câu chuyện mà chính gia đình ta hay một gia đình nào đó cũng có thể xảy ra. Vũ và Ngân-cặp vợ chồng có một cuộc sống gia đình hạnh phúc cùng hai đứa con. Thế nhưng, chỉ vì một hiểu lầm nho nhỏ, ai cũng vì cái tôi quá cao mà không hạ mình xuống cất công tìm hiểu nguồn cơn; không sẵn sàng trò chuyện, chia sẻ, cứ giữ ấm ức trong lòng dẫn đến sự việc trầm trọng; tâm lý chán nản, bất cần. Vũ hiểu lầm Ngân có người mới, còn Ngân thì cho rằng chồng mình có bồ. Thực ra, Ngân không có ai cả. Còn Vũ chỉ vì cả nể, không tránh khỏi những phút yếu lòng mà cho Hà một đứa con chứ anh không hề yêu cô. Nhưng vì thấy thái độ thờ ơ, bất cần và xa lánh của Ngân mà Vũ lại nảy sinh quyết định ly dị vợ để đến với Hà. Trong cuộc tình tay ba này có lẽ chỉ có Hà là người tỉnh táo nhất. Cô biết Vũ không yêu mình, cô cũng biết anh cưới mình không phải do cô và đứa con đã kéo anh về phía mình, vì thế Hà đã quyết định không chung sống với Vũ. Tác giả đã dụng công xây dựng nhân vật Hà khá sắc nét. Hà không lợi dụng sự bất ổn của Vũ để cướp chồng người khác. Cách ứng xử của cô cũng rất văn minh. Hà chủ động hẹn gặp Ngân, giải thích mọi chuyện cho Ngân hiểu. Rằng cô chỉ yêu đơn phương và chỉ xin Vũ một đứa con, rằng hai người nên quay về với nhau. Sau đó Hà còn nỗ lực làm nhiều việc khác nữa những mong hàn gắn vợ chồng Vũ-Ngân.
Vậy đấy, đôi khi thói kiêu ngạo trong mỗi người lại bị xem nhầm là lòng kiêu hãnh. Có những rạn nứt mà chính sự xa cách đẩy tan vỡ đến rất nhanh. May mà hai người trong cuộc còn có mối quan tâm chung là những đứa con, và quan trọng họ vẫn còn yêu nhau, luôn nghĩ về nhau, như “bếp lửa còn nồng” (Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 18:25 | 23/4/2021
Lượt nghe: 568
Những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên gắn với hình ảnh người bà yêu quý, lòng biết ơn, tình cảm trân trọng yêu thương được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ “Bếp lửa”. Đó là hành trang vô giá mang theo suốt cuộc đời... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/04/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2017
Lượt nghe: 1060
“Bếp lửa” không phải là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà thơ Bằng Việt, nhưng được các thế hệ người đọc, người học văn biết đến nhiều nhất. Lý do thật dễ hiểu: Bài thơ được đưa vào chương trình ngữ văn phổ thông từ nhiều năm nay, được yêu thích bởi sự giản dị, chân thành, gợi mở nhiều xúc động. Về phía tác giả, ông nói gì về đứa con tinh thần của mình? Cuộc trò chuyện sau giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Bằng Việt chứa đựng những thông tin bổ ích lắm nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 29/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2018
Lượt nghe: 700
Trong cái lạnh giá ngày đông, con người càng dễ xúc động bởi sự ấm áp của gia đình. Chính vì vậy, khi mùa đông về cũng là thời điểm khiến những người xa gia đình, xa quê hương càng day dứt nhớ về mẹ, về người thân. Cùng trải nghiệm những cung bậc cảm xúc này qua các tác phẩm trong chương trình văn nghệ thiếu nhi này các em nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 06/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2020
Lượt nghe: 1339
Dường như là câu chuyện kể bên bếp lửa đêm lạnh, nhiều uẩn khúc mà vẫn mời gọi. Có lẽ từ trong sâu thẳm, không gian thôn quê đã tạo nên tính cách, lòng vị tha của con người. Mọi người tha thứ cho nhau và không hề oán trách, kể cả Gừng-người chịu nhiều khổ đau, uất ức nhất. Một câu chuyện buồn, nhưng không bi lụy mà ấm áp bởi ngọn lửa của tình người, của sự lương thiện...(Đọc truyện đêm khuya phát 30/03/2020)