Hệ thống tìm thấy 290 kết quả
Ngày phát hành 8:44 | 5/3/2021
Lượt nghe: 1330
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà không còn xa lạ với nhiều bạn đọc qua các tập truyện ngắn như: “Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào”, “Bầy hươu nhảy múa”, “Cổ tích cho tuổi học trò”, “Kẻ đối đầu”, “Giá nhang đèn và những truyện khác”, “Màu vàng thần tiên”, “Chuyện của con gái người hát rong”, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”, “Tiếng gà gáy trong rừng hoa A-rui”, “Cà phê yêu dấu”, “Những bông điệp cuối mùa”, “Cành phong hương”, “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, “Hoàng mộc hương”…Văn của Võ Thị Xuân Hà có phong cách rất riêng, nội lực dồi dào, sâu sắc, trữ tình. Từng thử sức ở lĩnh vực biên kịch điện ảnh nên trong không ít tác phẩm, có nhiều đoạn nhà văn viết như kịch bản. Mỗi câu văn ngắn gọn là hình ảnh sinh động, cuốn hút tạo nên một mảng hiện thực vời vợi, dạt dào cảm xúc cho độc giả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, giọng đọc…sẽ chuyển tới các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn mang tên "Đất hoa" (Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 4/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019
Lượt nghe: 924
Giữa nhịp sống hiện đại với những va đập, bộn bề lo toan và sự lên ngôi của các công trình kiên cố bằng xi – măng, sắt thép, những nếp nhà cổ dần vắng bóng. Tâm hồn người hoài cổ vì thế càng thêm trống trải. Họ biết đi đâu về đâu giữa cảnh tượng làng mạc trở nên lai căng, xa lạ trong “cơn bão” đô thị hóa? Truyện ngắn “Đoản hoa” của nhà văn Nguyễn Văn Học, tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam xoay quanh nỗi niềm ấy. Mời các bạn cùng thưởng thức tác phẩm này qua giọng đọc NSUT Việt Hùng (Đọc truyện đêm khuya phát 18/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2019
Lượt nghe: 1721
Nếu thiên tai, lũ quét và sạt lở xóa trắng nhiều vùng đất và số phận thì cơn lốc hiện đại hóa và những ý tưởng vỹ cuồng về quy hoạch lại nông thôn cũng gây tan hoang cảnh trí làng quê. Mẫu số buồn ấy được tái hiện phần nào trong truyện ngắn “Đường hoa”, tác phẩm của tác giả Nguyễn Hải Yến gửi tới tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập”...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2020
Lượt nghe: 1606
Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm qua, những trang truyện ngắn Hoa gạo đáy hồ của nhà văn Nguyễn Hải Yến đã giúp chúng ta làm quen với nhân vật kể chuyện xưng Tôi-chủ quán Trà Ta và chị Mai-người chuyên ướp trà hoa rừng ở Thác Bà. Bên cạnh đó, tác giả cũng hé lộ nhân vật người đàn ông đến uống trà ở quán Trà Ta. Vậy người đàn ông này là ai? Anh có mối liên hệ như thế nào với hai nhân vật còn lại? Mời các bạn tiếp tục theo hành trình của cô chủ quán Trà Ta để khám phá những bí mật của những con người và ngôi làng dưới đáy hồ Thác Bà trong truyện ngắn "Hoa gạo đáy hồ" của nhà văn Nguyễn Hải Yến
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2020
Lượt nghe: 1267
Truyện ngắn "Hoa gạo đáy hồ" được viết theo phong cách hiện thực huyền ảo, mở ra những khung cảnh huyền hoặc lãng đãng khói sương, như thực như mơ…Khung cảnh ấy, ngôi làng ấy và người dân làng nữa hư hư thực thực. Nhưng người biên tập tin rằng, người đọc người nghe cũng không quá quan tâm quá đến việc nó có thật hay không mà bị cuốn hút vào giọng kể của tác giả. Văn của Nguyễn Hải Yến giản dị, thản nhiên, nhàn nhã như hơi thở, không chút gò bó hay làm màu nhưng mê hoặc, dẫn dụ người đọc người nghe
Ngày phát hành 9:3 | 28/10/2022
Lượt nghe: 290
Trong văn chương đã có không ít truyện ngắn viết về chuyện tình yêu tay ba. Nhà văn Bùi Thị Như Lan, một lần nữa, lại hướng ngòi bút vào đề tài này: em gái yêu chồng của chị. Nhưng cái tình tay ba trong “Hoa mía” éo le trắc trở, nó khiến người ta cảm thông hơn là tức giận, phê phán. mang nhiều Seo Mỷ-cô em gái tật nguyền nhưng rạo rực, thanh xuân: “như bông hoa dại bị bỏ quên trong lũng núi”; khi thương thầm nhớ trộm anh rể thì “tim Seo Mỷ hổn hển đập khó nhọc”. Còn Seo Mây, người chị gái có tình thương lớn lao dành cho đứa em tật nguyền. Cô vừa là người cha, người mẹ, người chị, nhưng khi biết chuyện chồng và em gái có quan hệ với nhau, thì tâm trạng nhức nhối, quặn đau giữa yêu thương và thù hận. Người đọc người nghe đang băn khoăn lo lắng không biết tác giả sẽ xử lý mối quan hệ này như thế nào, thì Seo Mây vô tình bị rắn cắn chết. Từ đấy, Sùng Chứ sống trong dằn vặt của tội lỗi. Còn Seo Mỷ, do quá ân hận đã bỏ nhà ra đi. Biền biệt suốt mười bốn năm trời, không gian vùng mía Nặm Thàng như chìm trong bóng tối, một nỗi buồn u ám, thê lương đeo bám tưởng chừng không dứt nổi. Nhưng rồi mọi chuyện đã đổi khác khi nhân vật Sùng Choóng xuất hiện. Sùng Choóng, từ một đứa trẻ trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cậu khuyên cha đón dì về để mẹ yên lòng nơi suối vàng và còn muốn cha sống khác. Sống khác! Chính là tạo ra một không gian khác. Một không gian lạc quan, sáng sủa, đổi mới thay vào không gian trĩu nặng, cũ kỹ trên mái nhà của những người vốn rất thương yêu nhau. Người đọc người nghe bỗng có một cảm tưởng thung lũng Nặm Thàng vốn âm thầm bao năm tháng như được bừng lên trong nắng. Nó cuốn con người ra khỏi cõi âm u, mặc cảm, ra khỏi nỗi đau mê sảng của kiếp người. Và đọng lại trong tâm trí người đọc người nghe chính là hình ảnh hoa mía ở phần kết truyện-biểu tượng cho những gì đẹp đẽ, lương thiện; cho sự sinh sôi nảy nở…
Ngày phát hành 9:19 | 12/5/2021
Lượt nghe: 950
Tác giả Nguyễn Phú đã từng có những chia sẻ về truyện ngắn Hoa pằng nảng rơi rơi của anh. Trong những năm tháng công tác ở vùng cao, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người phụ nữ Mông, những câu chuyện về thân phận, niềm đau và tình yêu của những người phụ nữ Mông đã trở thành một âm hưởng ám gợi, trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Phú. Pằng nảng chính là tên gọi của hoa gạo trong tiếng Mông. Những bông hoa gạo cháy đỏ trong trởi biên tái, rực rỡ rụng rơi ven đường bên bước chân của những người đàn bà Mông như hòa cùng bao nỗi xót xa trong lòng họ. Nhân vật chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe là Dúa, một người con gái bất hạnh trong tình yêu, thậm chí có thể coi là bị phụ bạc. Và nỗi bất hạnh của Dúa giống như một định mệnh, nó được truyển kiếp từ cụ ngoại tới bà ngoại, tới mẹ Dúa và bây giờ là Dúa. Tất cả những người đàn ông đều đã ra đi, bỏ lại những người phụ nữ cô đơn ngóng chờ như hóa đá qua bao năm tháng. Rồi những người phụ nữ ấy vò võ nuốt niềm đau vào lòng, một mình nuôi con…Cái trớ trêu trong mối tình dang dở của Dúa còn hiện lên ở cuối tác phẩm, khi Dúa phát hiện bức ảnh Phừ và Súa - em gái mình, đang ôm nhau trên ghế đá. Nếu em Súa được hạnh phúc, thì những đau khổ của Dúa có lẽ cũng bớt đi phần nào, nhưng không có gi là chắc chắn và tin tưởng tình yêu của một người đàn ông đã vừa phụ bạc Dúa như Phừ. Thân phận những người phụ nữ vùng cao nói chung, phụ nữ Mông nói riêng dường như không thể tự quyết định cho hạnh phúc của mình. Họ vẫn còn bị ràng buộc bởi quá nhiều tập tục, luât lệ như những thói quen truyền thống mỗi ngày đè nặng xuống đôi vai. Họ muốn thoát ra mà chưa thể. Những bông hoa gạo đỏ như máu rơi rơi mở đầu và kết thúc tác phẩm như nỗi xót thương chưa bao giờ dứt, không dễ nguôi ngoai trong lòng người…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 1717
Trần Đăng Khoa từ lâu không còn là một cái tên xa lạ trong đời sống văn nghệ của Việt Nam. Ông được biết đến trước tiên là một nhà thơ, nổi tiếng thần đồng từ thuở nhỏ với những ấn phẩm được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh thơ, ông còn viết tiểu thuyết và tiểu luận – phê bình. Văn xuôi của ông tạo ra một phong cách riêng, vừa dân dã mà sống động, hài hước mà gần gũi. "Lão Chộp" là một tác phẩm khá đặc biệt của Trần Đăng Khoa, được xây dựng như một sự đan xen giữa các thể loại: báo chí, tản văn, tùy bút, song tựu trung lại, có thể coi đây là một truyện ngắn đích thực...(Đọc truyện đêm khuya phát 3/2/2020)
Ngày phát hành 9:23 | 13/6/2022
Lượt nghe: 1182
Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, Đặng Ma La là nhân vật lịch sử hiển hách đã tỏa sáng tài trí khi mới 13 tuổi trong Khoa thi Đình năm Đinh Mùi (1247), thời vua Trần Thái Tông. Sau khi đỗ Thám Hoa, ông ra làm quan trải qua hai đời vua, được phong tước Vinh lộc đại phu. Nhà văn đã viết về danh nhân đất Việt bằng bút pháp hiện thực huyền ảo, để người đọc người nghe hiểu hơn về cuộc đời của Đặng Ma La, qua đó trả lời những câu hỏi nóng bỏng hôm nay. Nhà văn sử dụng bút pháp hiện thực huyền ảo để xây dựng cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa nhân vật Thuân và hồn thiêng của Thám hoa Đặng Ma La. Qua đó không chỉ tái hiện, lý giải xuất thân của vị Thám hoa này với con đường lập nghiệp đầy gian khó của ông, mà còn kín đáo mỉa mai, phê phán một thói xấu cố hữu của người Việt: Đó là ghen ghét, đố kỵ, dốt nát, lười biếng nhưng vẫn muốn chiếm lấy danh lợi bằng thủ đoạn, hiềm khích người tài năng hơn…Nhưng trên tất cả, theo chúng tôi, qua nhân vật Đặng Ma La nhà văn còn mong muốn điều lớn lao hơn, đó là việc trọng dụng người tài. Đặng Ma La vì sinh ra không có tên trong sổ Điền bạ, nên khi đỗ Thám hoa vinh quy bái tổ, chức sắc làng không thèm đón, dân làng ghẻ lạnh, bạn đồng môn thì xa lánh. Rồi thư tố cáo nặc danh về thân phận của ông đã tới tay Hoàng Đế đương triều. Đặng Ma La rất lo sợ, rồi đây ông sẽ bị trừng phạt. Nhưng trái với sự lo lắng của ông, nhà vua đã cho điều tra và hiểu rõ tường tận mọi việc nên đã trọng dụng Đặng Ma La. Bầy tôi giỏi may mắn gặp vua sáng suốt. Trung thần gặp minh quân…Ôn cố tri tân, mượn xưa nói nay. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy đã thành công trong việc chuyển tải những thông điệp nhân văn và mang tính thời sự...
Ngày phát hành 14:29 | 24/7/2023
Lượt nghe: 858
Một câu chuyện tình tay ba, nhưng cách mà các nhân vật ứng xử thật đẹp, nhân văn, giàu lòng vị tha. Huy, Nhân và Hạnh là bạn thân. Huy và Nhân đều thầm yêu trộm nhớ Hạnh, nhưng chưa ai dám ngỏ, dường như người này đợi (hay nhường) người kia ngỏ lời trước? Thế rồi Huy đi bộ đội tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tưởng Huy đã hy sinh, Hạnh đã nhận lời lấy Nhân. Hai người có cậu con trai, song Nhân đã bỏ hai mẹ con Hạnh để ra đi tìm chân trời mới. Nhân có nét giống bố của Huy khi cũng bỏ mẹ con Huy ra đi khi cậu mới chào đời. “Rồi mày cũng giống bố thôi”-mẹ Huy thường nói với anh như vậy. Nhưng Huy không giống bố, anh đã rất nhiều lần muốn nhận làm bố của đứa trẻ. Nhưng Hạnh đều từ chối, vẻ như cô không muốn làm tổn thương, không muốn ảnh hưởng đến tương lai, sự nghiệp của anh; song sâu thẳm có lẽ cô vẫn hy vọng Nhân trở về. Cuối cùng hai mẹ con Hạnh ra đi, Nhân cũng không trở về, chỉ còn đó tấm lòng nhẫn nại, bao dung của Huy. Một câu chuyện tình buồn nhưng không bi lụy. Cảm thức chiến tranh và hậu chiến luôn thường trực trong mỗi sáng tác của tác giả Bảo Thương. Bởi nơi đâu trên đất nước này, từ ngọn cỏ dòng sông, con suối, ngôi làng mà không in hình bóng dáng của chiến tranh. Cuộc chiến kéo dài đã gây ra đau thương chia cắt cho bao gia đình, đã gây ra những éo le tình cảm cho bao con người. Nên Mùa hoa cù kì là câu chuyện ở một ngôi làng, cũng là câu chuyện ở bao ngôi làng Việt Nam khác. Cái đẹp của tình yêu tuổi trẻ bị bão táp chiến tranh tước đoạt. Cơn bão qua rồi nhưng vết thương lòng còn mãi…
Mùa hoa cù kì là mùa cùa những kí ức, mà tuổi trẻ thường gắn liền với những kỉ niệm, và dường như người trẻ có kỉ niệm nhiều hơn với những mùa hoa. Cây cù kì, là loại cây nào? Trong sáng tác của mình, Bảo Thương thường đưa vào những hình ảnh thiên nhiên nhiều ám gợi, hình ảnh đó có thể thực, có thể đi qua miền hoài cảm của nhà văn và nhân vật nên nó kì ảo, lạ hóa mà vẫn rất thân quen. Vậy hoa cù kì là loài hoa nào, thì ra đó là một cái tên Bảo Thương đặt cho loài hoa trong trí tưởng tượng của mình, để đưa nhân vật vào miền ám gợi, để gọi dậy câu chuyện mình muốn truyền tải.
Ngày phát hành 10:41 | 12/11/2021
Lượt nghe: 1221
Truyện ngắn “Mùa hoa dã quỳ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến lấy bối cảnh từ những trận lũ lịch sử, gây nhiều thiệt hại lớn về người và của xảy ra ở các tỉnh miền Trung vào năm ngoái. Ở đây, tác giả đã dựng lên hình tượng người chiến sĩ Công an nhân dân về cắm bản, giúp dân xây dựng đời sống mới, giữ gìn trật tự trị an nơi vùng biên cương có đông đồng bào các dân tộc sinh sống. Ở đó, người công an trẻ phải đối diện với những khó khăn trong ứng xử, đòi hỏi phải khéo léo trong phương pháp công tác mới có thể thu phục được lòng tin của nhân dân. Thành là chiến sĩ công an ngay từ khi được điều chuyển về làm Trưởng công an xã, đã thể hiện phẩm chất cao quý của người chiến sĩ công an nhân dân, sống tình cảm, gần gũi, luôn sẵn lòng giúp đỡ nhân dân nơi địa bàn đóng quân. Trận lũ ống, lũ quét có một không hai bất thần ập đến, đã vùi lấp tất cả nhà cửa ở bản A Bưng. Trong trận lũ ấy, Thành đã bất chấp mọi hiểm nguy, lao ra giữa dòng nước chảy xiết để cứu sống vợ và ba đứa con của Hồ Mân, đang cận kề với cái chết, trong khi Hồ Mân vắng nhà. Sau đó, Thành bị dòng nước cuốn trôi khi tiếp tục ứng cứu những người dân trong bản bị mất tích. Sự hy sinh của Thành đã khiến mọi người dân trong bản xúc động, thức tỉnh và cảm hóa những người như Hồ Mân, nhắc nhở anh ta phải biết sống, làm ăn chân chính ngay chính trên quê hương mình. Qua truyện ngắn “Mùa hoa dã quỳ”, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người công an, sống và làm việc hết lòng vì dân, khi cần thì sẵn sàng hy sinh cả tuổi xuân của mình vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Thành đã sống đúng như những gì anh đã nói: “Dã quỳ là loài hoa hoang dã, nhưng màu sắc của nó là màu của hạnh phúc, nó sẽ đem lại điều may mắn và tốt đẹp cho mọi người”. Thiết nghĩ, loài hoa tràn đầy sức sống mãnh liệt này còn là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, tỏ ý kiêu hãnh, kiên cường không bao giờ chịu khuất phục./.
Ngày phát hành 10:55 | 8/1/2024
Lượt nghe: 1652
Câu chuyện chúng ta vừa nghe, như chính lời tác giả Nguyễn Anh Vũ tự bạch, được viết ra từ chính những ký ức về vùng quê ngoại Thái Bình của tác giả. Không khí, bối cảnh và các nhân vật đã trăn trở trong Nguyễn Anh Vũ từ rất lâu, chỉ còn chờ đúng dịp là tất cả ùa ra trang giấy. Hai nhân vật chính trong truyện ngắn là Toại và Thoan, những người cùng xã, khác thôn. Toại là thương binh hạng nặng từ chiến trường trở về. Còn với Thoan, dù tác giả không nói rõ nhưng người đọc cũng có thể đoán được cô đã từng là một người lính, có thể là một nữ thanh niên xung phong, một cô gái giao liên hay mở đường chẳng hạn. Và chắc là Thoan với Toại đã từng có những ân tình sâu đậm. Thế nên sau 10 năm Toại ở trại điều dưỡng, khi Thoan hay tin Toại còn sống đã tìm mọi cách để đón được Toại về và họ thành vợ thành chồng. Toại chỉ còn một tay trái và nửa chân phải, nặng 21 kg, gần như đã là một người tàn phế. Việc Thoan đón Toại về vì thế là một nghĩa cử, một hy sinh lớn lao chứ không phải mưu cầu bất cứ một quyền lợi gì. Nhưng bản năng và khát khao chính đáng của người phụ nữ trong Thoan sau đó vẫn cất lên, rằng cô mong muốn có một đứa con. Toại làm sao có thể thực hiện được điều ấy. Anh cũng đã sẵn sàng, mở lòng để Thoan có thể nhờ một người đàn ông khác giúp, dù đó có thể là thằng Sật, một gã đàn ông có “hàm răng thuốc lào vàng ệch, tóc xoăn tít, râu quanh mồm rậm rịt lan xuống tận cổ” và hay ve vãn phụ nữ. Người nghe, người đọc cũng có lúc cảm tưởng rằng, chắc Thoan sẽ nhờ một người đàn ông nào đó giúp cho mình mang thai, sinh con. Nhưng càng về cuối truyện thì những điều bất ngờ nhất mới được hé lộ. Thoan không những đi tìm thuốc cho Toại mà còn nhờ đến cả những sức mạnh tâm linh qua lá bùa mà sư thầy trên chùa Cả cho. Và hạnh phúc đã đến với Toại và Thoan ở đoạn cuối tác phẩm trong một sự hồi sinh sức lực đàn ông của Toại, để thắp lên ước mơ trọn vẹn trong Thoan. Chi tiết hai vợ chồng ôm nhau trong con thuyền trôi đi trên đầm sen mang vẻ đẹp đầy lãng mạn và kỳ ảo, đồng thời cũng sáng lên một niềm tin bất diệt vào tình yêu và hạnh phúc. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 10:29 | 30/6/2022
Lượt nghe: 964
Qua hình ảnh những bông hoa gạo đỏ và tuổi thơ của hai chị em cùng cha khác mẹ, tác giả đã kể một câu chuyện với âm điệu bảng lảng buồn thương. Quê nghèo, gánh nặng cơm áo và những cay nghiệt ngăn trở tình người - Cuộc đời nhân vật Thương là một chuỗi những bất hạnh khi mẹ mất sớm, lớn lên với những ký ức đòn roi của người mẹ kế cạn tình và sớm phải bước vào cuộc mưu sinh nơi phố thị. Tác giả đã xây dựng một mẫu nhân vật với hoàn cảnh rất dễ sa ngã nhưng cũng đồng thời có tâm hồn đầy nghị lực cũng những ký ức đẹp nâng đỡ vượt lên bao cám dỗ của cuộc sống nơi phồn hoa đô hội. Chúng ta đã thấy được trái tim đầy nhân hậu của nhân vật Thương khi tha thứ và dang rộng vòng tay với những người thân lẽ ra đáng trách như người cha, đứa em gái khác mẹ hay người mẹ kế cay nghiệt. Ngòi bút chất phác, giàu cảm xúc của tác giả Nguyễn Hồng, trong bối cảnh câu chuyện, gây ấn tượng với những người đọc, người nghe không quá câu nệ vào lý trí. Tạm biệt hoa gạo, tạm biệt một thời ấu thơ đầy khó nhọc và cay đắng, giã biệt một quá khứ lắm đau buồn nhưng ký ức vẫn mãi là điểm tựa để nhân vật của chúng ta bước tiếp, bước tới với niềm tin, dẫu cuộc đời vẫn còn đó những bội bạc nhân tâm. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 15:53 | 2/2/2024
Lượt nghe: 1814
Toàn bộ nội truyện ngắn chúng ta vừa nghe xoay quanh hai nhân vật chính: thiền sư và kiếm khách. Theo mạch kể của tác giả, hai nhân vật gần như cùng xuất hiện và tham dự vào tất cả các diễn biến của truyện cho đến khi dòng cuối cùng khép lại. Kịch tính của truyện mở ra ngay từ phần đầu tác phẩm khi kiếm khách bị truy sát, trên người đầy vết thương, được thiền sư hết lòng giúp đỡ. Kịch tính tiếp tục được nhân lên khi cuộc truy sát chưa dừng lại, đám thổ phỉ tìm đến tận chủa để lùng bắt kiếm khách và sát thương thiền sư. Lần này thiền sư lại được kiếm khách giúp đỡ, chăm sóc các vết thương. Thiền sư và kiếm khách vốn là hai nhân vật ở hai thái cực khác hẳn nhau. Thiền sư thì khiêm nhường, tĩnh lặng, giàu lòng yêu thương. Kiếm khách thì lạnh lùng kiêu bạc, thậm chí là hiếu sát, ban đầu tuy được giúp đỡ mà vẫn buông những lời đe dọa thiền sư. Nhưng cùng với diễn biến câu chuyện, thiền sư và kiếm khách đã đối thoại được với nhau nhiều hơn và kiếm khách đồng ý nghe theo những sắp đặt của thiền sư. Có những lúc, tưởng như kiếm khách đã phần nào được thiền sư cảm hóa. Cao trào của truyện được đẩy tới đỉnh điểm trong phần cuối, khi thiền sư tự sát bằng lưỡi kiếm của kiếm khách để chứng minh sự trong sạch của mình. Cho đến trước khi cái chết của thiền sư xảy đến, bản chất giang hồ trong kiếm khách vẫn là rất lớn, và gã không dứt được mối nghi ngờ ngay với chính ân nhân của mình. Chỉ đến khi thiền sư không còn nữa thì kiếm khách mới được cảm hóa tuyệt đối. Từ nay, kiếm khách rũ bỏ hẳn con người đã qua của mình để trở thành một thiền sư. Truyện ngắn đã đưa ra một thông điệp sâu sắc về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác. Thiền sư kiên quyết không đi theo kiếm khách dù có phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Cái thiện chấp nhận hy sinh để cảm hóa và đẩy lùi cái ác, mang đến một niềm tin bất diệt về lẽ phải, về sự từ bi và lòng nhân ái trong cuộc đời.
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016
Lượt nghe: 7244
Mỗi con người đều có khiếm khuyết. Nhưng khiếm khuyết của Thoa thì dường như thật khó chấp nhận, ngay cả với những người thân yêu nhất. Nhan sắc, sự chăm chỉ khéo léo, nết dịu dàng nhường nhịn đều không đủ để bù đắp lại. Đã vậy, người thiếu nữ ấy lại không thờ ơ với cuộc đời, cứ yêu nó, cứ lặng thầm chờ đợi một hạnh phúc của riêng mình. Rồi một ngày kia, như cái cây bị rút dần nhựa sống, Thoa tự xóa đi dấu tích lặng lẽ của mình trên mặt đất.(Đọc truyện đêm khuya 19/02/2016)
Ngày phát hành 15:56 | 4/4/2022
Lượt nghe: 1083
Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh tâm sự rằng ông có một giấc mơ kỳ lạ “ở Hội Lim rất đông các nghệ sĩ tụ hội. Mỗi nghệ sĩ đều ôm một cây hoa đẹp lạ kỳ. Đó là hoa Huê tình – cây hoa bản mệnh của những người nghệ sĩ đích thực. Có một kẻ vừa hát oang oang trên sân khấu, chỉ thấy giọng khỏe mà không thấy cảm xúc gì. Hát xong ngụp lặn dưới hồ mà gào thét trả cây huê tình cho ta….”. Giấc mơ đó đã gợi cho ông cảm hứng viết truyện ngắn “Hoa Huê tình còn thơm”. Có thể thấy nhân vật Hắn trong truyện ngắn này từ đầu tới cuối luôn khao khát tìm kiếm, và bằng mọi cách để có được bông hoa Huê tình của mình - bông hoa như một biểu tượng cho tài năng, vinh quang, và danh vọng. Quá tình kiếm tìm trái tim hắn ta nặng trĩu tham sân si, lòng hắn ta luôn thèm khát những bông hoa Huê tình của nhiều nghệ sĩ danh tiếng, hắn không từ mọi thủ đoạn để đạt cho được chữ Danh. (từ tham ô một số tiền lớn của đoàn quan họ, dùng pháp thuật Ấn Độ để thu các hoa Huê tình của nghệ sĩ khác về mình, đến việc cưới một cô gái mù hát hay con gái của một nghệ sĩ ….để người con gái đó nhường lại hoa Huê tình của cô cho hắn….vv…). Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh viết truyện ngắn này để gửi gắm thông điệp: Một nghệ sĩ đích thực cần hội tụ đủ hai yếu tố tài năng và nhân cách. Dù tài năng đến đâu nếu nhân cách xấu xa anh ta cũng sẽ không thể đi xa bay cao được. Phẩm chất quan trọng nhất trong nhân cách của con người nói chung, người nghệ sĩ nói riêng là lòng nhân ái và tính trung thực. Người nghệ sĩ chân chính cần cống hiến hết mình cho công chúng trước khi nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Bút pháp kỳ ảo cũng như hình ảnh mang tính biểu tượng về một loài hoa mang tên Huê tình được tác giả sử dụng để chuyển tải thông điệp đó. Không khí truyện bảng lảng và đậm chất thơ. Tuy nhiên mạch văn đôi khi vẫn hơi rối. Điều đó cũng khiến truyện phần nào giảm sức hấp dẫn
Ngày phát hành 12:23 | 10/5/2022
Lượt nghe: 1388
Thưởng thức truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” người đọc, người nghe như đang đi vào không gian rừng núi thăm thẳm với những sắc màu thanh âm, mùi vị độc đáo. Đó là một “ngoại cảnh” đặc sắc thường ít xuất hiện trong văn xuôi đương đại.Thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Việt Bắc vẻ đẹp kỳ vĩ, quyến rũ, thơ mộng, linh thiêng và huyền bí. Nơi đây, có những dãy núi đá trầm mặc quanh năm ăm ắp sương bay, biết bao cánh rừng đại ngàn tầng tầng lớp lớp phô diễn cảnh sắc bốn mùa và những dòng sông rì rầm khúc ca muôn đời dưới thung sâu... Cùng với thiên nhiên hùng vĩ thì lịch sử, văn hóa, đời sống, phong tục, tập quán… từ bao đời đã tạc khắc, ngấm vào máu thịt đồng bào các dân tộc trên non cao, trở thành nguồn năng lượng tự nhiên phong phú, dồi dào để Nhà văn Bùi Thị Như Lan, người con của dân tộc Tày, sinh ra, lớn lên trong cảnh sắc nên thơ của núi rừng, đã thắp sáng những trang văn bằng chính thiên nhiên và nền văn hóa đậm đà bản sắc. Truyện ngắn được viết bằng ngôn ngữ tinh túy, chắt lọc, văn phong giàu xúc cảm, lối viết tự sự, thấm đẫm nhân văn, nhà văn đã dẫn chúng ta đến vùng núi Phja Kháo, nơi có gia đình người chiến sĩ công an Lý Thàng. Qua từng trang viết nhẹ nhàng mà sâu sắc, nhà văn đã khắc họa hình tượng người chiến sĩ công an hy sinh dũng cảm, giữ gìn cánh rừng gỗ sưa quý hiếm, giữ lại văn hóa của dân tộc, bởi vì: “Gỗ sưa đỏ trên núi Phja Kháo là cây mang hồn thiêng của núi rừng và là linh hồn của mỗi người dân trong vùng. Thế nên cây sưa đỏ quí lắm, được thế hệ ông bà, con cháu nhiều đời gìn giữ cẩn trọng.”. Truyện ngắn “Hoa sưa đỏ” để lại xúc cảm sâu sắc trong lòng độc giả về một lối viết rất riêng, không trộn lẫn của nhà văn, mà ở đó hình tượng người chiến sĩ công an “ Vì nước quên thân, vì nhân dân phục vụ” được khắc họa đậm nét, thông qua xúc cảm tự sự người vợ của đồng chí công an Lý Thàng, người đọc, người nghe như nghe rõ tiếng thở dài buốt nhói, lời đau xót… của những bà mẹ, người vợ có chồng là công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Sự hy sinh lặng thầm của người chiến sĩ công an Lý Thàng trong truyện “Hoa sưa đỏ” đã phản ánh thực tế những cống hiến, hy sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ công an trong công cuộc đấu tranh với tội phạm, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 8:25 | 14/4/2023
Lượt nghe: 500
Lấy chồng với hầu hết người phụ nữ như một canh bạc. Chỉ đến khi kết hôn thậm chí sống một thời gian dài, người phụ nữ mới biết mình có may mắn hay không. Nếu kém may mắn, họ lấy phải người chồng xấu tính, ích kỉ, cờ bạc …thì cuộc sống thật bất hạnh. Ngược lại nếu lấy phải người chồng tốt thì cuộc sống dù khó khăn, vất vả vẫn đầm ấm, hạnh phúc, nhiều niềm vui. Nhân vật người phụ nữ tên Yến Phi trong câu chuyện đáng buồn khi không có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc. Gia cảnh khá giả, con cái lại trưởng thành không phải lo lắng thì chồng sinh thói bồ bịch. Trớ trêu hơn cô bồ lại là bạn của nhân vật chính. Khi con cái đã trưởng thành đi tìm cuộc sống riêng nơi phương xa, chồng tìm niềm vui mới, Yến Phi với danh xưng là “nàng” cũng phải tự lo cho bản thân mình. Không ghen tuông, không trách móc, không đòi hỏi, nàng trải nghiệm cuộc sống cô đơn của bản thân. Cuộc sống yên bình ở Đà Lạt của Yến Phi bị phá vỡ bởi Út Nghĩa. Hai người gặp gỡ nhau như đưa đẩy của số phận khiến họ xích gần nhau. Út Nghĩa khiến nàng hồi xuân trở lại thời đôi mươi đầy sức sống. Với người phụ nữ đã có chồng, có mấy mặt con thì cái đêm mặn nồng hiếm hoi không phải là tình một đêm. Cô thực sự muốn tìm hạnh phúc cho tương lai của mình. Thế nhưng Út Nghĩa tức Di bị bọn xấu giết chết khi anh truy bắt cướp. Người đàn ông nàng mới yêu mà thực sự chưa kịp tìm hiểu đã ra đi mãi mãi. Kết câu chuyện là việc Yến Phi có thai và nàng hạnh phúc khi cuộc đời mình lại có điều để quan tâm. Được kể với giọng văn hiện đại, lãng mạn, truyện ngắn là lời tâm sự, chia sẻ của người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Vượt lên tất cả là thái độ bình thản có chút bất cần của nhân vật Yến Phi. Cuộc sống xã hội nhiều đổi thay, quan niệm của người phụ nữ về hôn nhân, về con cái về hạnh phúc cũng ít nhiều khác biệt so với trước. Người phụ nữ biết coi trọng bản thân hơn, vì cái tôi và hạnh phúc riêng của mình nhiều hơn. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:32 | 8/3/2022
Lượt nghe: 1076
Truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” của nhà văn Hoàng Thế Sinh xoay quanh nhân vật chính là Mai Xưa, một bác sĩ sản. Nàng đã nhận nuôi một bé gái khi mẹ bé qua đời còn người cha phải lên đường ra trận. Trong bối cảnh người ta chưa có cái nhìn cởi mở về mẹ đơn thân, Mai Xưa trải qua nhiều lận đận. Một phần vì vất vả nuôi con khi chưa một lần sinh nở. Một phần vì tình duyên lắm mối mà chẳng đi đến đâu…Có cốt truyện cảm động, ca ngợi sự hi sinh của người phụ nữ nhưng truyện ngắn “Cửa Phật hoa mai nở” không thiếu những đoạn hài hước, thậm chí có chút châm biếm khi kể về những người đàn ông tới tìm hiểu Mai Xưa. Ai lúc đầu cũng hăng hái nhưng sau thì ngần ngại. Lí do thì muôn màu muôn vẻ nhưng nhìn chung, vẫn là chưa đủ yêu, chưa đủ duyên, chưa đủ cảm thông để nuôi nấng một đứa trẻ không phải ruột thịt của mình… Nhân vật Mai Xưa cũng được tác giả xây dựng một cách sinh động. Nàng không đóng khung trong kiểu nhân vật tròn trịa, mẫu mực mà vẫn có nét ngây thơ, hồn nhiên, thậm chí có chút cả tin. Nhưng có lẽ chính vì vậy, Mai Xưa mới ít đau khổ vì ái tình và vẫn tin vào ái tình. “Cửa Phật hoa mai nở” đã kết lại bằng ấm áp, bằng tin yêu, bằng hạnh phúc. Một cái kết sáng đủ làm ấm lòng người đọc và cũng như một lời nhắn nhủ rằng hãy cứ kiên trì gieo nhân lành để nhận được quả lành. (Lời bình của Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 15:5 | 17/2/2022
Lượt nghe: 1388
Viết về người lính năm xưa nhưng tác giả Nguyễn Tham Thiện Kế không đi vào những trận chiến đấu, mất mát hi sinh mà lựa chọn đề tài một chuyến đi bắt lính đào ngũ. Những ai trốn lính hay trốn nghĩa vụ quân sự là một tội không hề nhỏ. Họ bị kỉ luật quân sự, bị coi là hèn nhát và khiến gia đình, họ hàng xấu hổ. Với một đề tài có phần nghiêm túc, nặng nề như vậy nhưng tác giả lại viết với giọng văn khá hóm hỉnh. Hóm hỉnh từ danh xưng gã, hắn hay trong nhiều chi tiết của quá trình về bắt lính đào ngũ. Hai người đồng đội từng chia nhau miếng cháy giờ “gã” lại phải đi bắt “hắn”. Mà “hắn” trốn về quê không phải vì hèn nhát mà để dự đám cưới chạy. Bắt đồng đội trong ngày cưới thật đúng là một nhiệm vụ không hề thoải mái tí nào. Hắn càng dở khóc dở cười không dám nói thật nhiệm vụ khi mọi người nồng nhiệt đón tiếp anh lính được cử về mừng cưới đồng đội. Chỉ có hai người trong cuộc là “gã” và “hắn” mới hiểu rõ sự việc mà thôi. Nhiều chi tiết đời thường được tác giả đưa vào câu chuyện giàu cảm xúc. Như cô dâu chú rể cưới mà không có hoa khiến hắn phải nhanh trí hái bó hoa dong riềng ngay bên sông, hình ảnh “gã” và “hắn” lóng ngóng dùng kim băng cài lại áo cho cô dâu hay ánh mắt của cô gái dân quân nhìn gã không chớp mắt. Cuộc sống nơi hậu phương trong chiến tranh được thể hiện sinh động qua đám cưới của “hắn”. Cuộc sống vật chất khó khăn nhưng tình cảm hàng xóm láng giềng, tình cảm gia đình, tình cảm tiền tuyến và hậu phương thật ấm áp, chân tình. Những nỗi buồn, mất mát hi sinh trong chiến tranh cũng được tác giả nhắc đến khá nhẹ nhàng. Truyện ngắn khiến không ít người nghe, người đọc bật cười rồi lại rơm rớm nước mắt thốt lên rằng “đó đúng là một thời để nhớ”. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2020
Lượt nghe: 1492
Truyện ngắn “Mùa hoa núi” đã đẫn dắt người đọc, người nghe đến với không gian văn hóa vùng cao của người dân tộc Tày, Mông với những nét phong tục tập quán xưa cũ. Nhà văn Tống Ngọc Hân khai thác triệt để khía cạnh này với nhiều chi tiết, tình tiết hấp dẫn. Nét đặc sắc của văn hóa vùng cao không chỉ thể hiện bởi phong tục, tục lệ. Với sự quan sát tinh tế, nhà văn đã miêu tả đặc sắc nhất trong văn hóa ấy là ứng xử giữa người với người, giữa người với vật, giữa người với thiên nhiên. Truyện kể về một trong những mối ứng xử được cho là khó nói đến nhất, khó biểu hiện nhất, đó là ứng xử của những người đã từng yêu nhau. Sự ứng xử của hai người đàn ông một thời từng yêu một người phụ nữ, như mọi người thấy, phiên chợ cuối năm ở một bãi rừng trống trải hun hút gió, buốt lạnh nhưng mùi ly núi thì cứ ngào ngạt chiếm lĩnh bao phủ và tình người thì cứ ấm nồng như vậy. Đâu đó trong cuộc đua của thời đại, những xoay vần, suy biến, mai một, vẫn có những điều đẹp đẽ như thế hiển hiện và việc của người viết là lan tỏa những giá trị ấy. Để làm nổi bật thông điệp của truyện, nhà văn đã đưa vào những phong tục tập quán một cách chọn lọc. Cụ thể ở đây là phong tục tìm hiểu, yêu đương và kết hôn. Mâu thuẫn của câu truyện cũng từ đây mà sinh ra. Cái khát vọng được làm chủ cuộc đời, được chọn lựa hạnh phúc của con người mỗi ngày mỗi lớn. Họ luôn muốn thoát khỏi sự sắp đặt, dù sau đó cuộc sống chông chênh, muôn phần khó khăn. Cả hai người đàn ông đi qua đời Pằng rồi cũng đã lần lượt có vợ, có gia đình, tổ ấm. Chỉ mình Pằng, một mình đương đầu với nỗi bất hạnh. Mà hai người đàn ông ấy, nhìn xa, nghĩ sâu, đều thấy mình là người có lỗi, góp phần đưa đẩy Pằng đến hoàn cảnh hiện tại. Nên họ không thể quay lưng. Và dù, ban đầu có chút miễn cưỡng, nhưng rồi Pằng vẫn vui vẻ đón nhận những ân tình, chia sẻ ấy. Truyện gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về tình đời, tình người nơi vùng núi cao điệp trùng mây gió…
Ngày phát hành 14:11 | 30/8/2024
Lượt nghe: 1661
Trong truyện ngắn “Xà cừ nở hoa”, nhà văn Lê Ngọc Hạnh đã kể chuyện ở ngôi kể thứ ba. Chị dùng thủ pháp truyện lồng truyện, khéo léo lẩn vào những ký ức và dòng xúc cảm vượt thời gian của nhân vật bác sĩ Tú. Anh được sinh ra, trưởng thành từ quê hương cách mạng, trong một gia đình giàu truyền thống. Ở đó có người cha luôn dặn dò, nhắc nhớ con mình về quê cha đất tổ. Cha dạy con về những nỗi đau chiến tranh và sự quý giá của độc lập, tự do là như thế nào. Hết thẩy những điều ấy chính là tình yêu quê hương đất nước được thể hiện thẳm sâu mà đầy tự nhiên trong sự trao truyền, tiếp nối giữa các thế hệ. Lớn lên, người con trở thành bác sĩ được sống, cống hiến ở thời bình luôn tận tâm phụng sự người có công với đất nước bằng cả trái tim và lòng biết ơn của mình. Hình ảnh cây xà cừ nở hoa ở cuối truyện ngắn mang tính biểu tượng, như gợi nhắc chúng ta nhớ về thế hệ ông cha. Cây cổ thụ luôn vững chãi, tỏa bóng mát và kết tinh nên những bông hoa đẹp dâng đời. Lớp người sau kế cận lớp người trước, cũng sẽ trở thành những cây cổ thụ, đua nở những bông hoa đẹp cho đất nước, quê hương.
Ngày phát hành 12:12 | 27/4/2021
Lượt nghe: 678
Chúng ta vừa nghe hai câu chuyện ấm áp tình người của nhà văn Võ Thị Xuân Hà và nhà văn Nguyên Hương. Với những ai đã quen với văn chương của Võ Thị Xuân Hà, chắc sẽ có phần ngạc nhiên khi đọc “Mặt hồ lóng lánh hoa đào”. Văn chương của chị, với những biểu hiện đa dạng, thường khiến người ta chập chờn giữa cõi thực và cõi mộng, thậm chí có những lúc như lạc vào miền hư ảo xa xăm nào đấy. Với nhan đề đầy chất thơ, “Mặt hồ lóng lánh hoa đào” làm người đọc tưởng rằng sẽ bước vào miền hư ảo của nhà văn Võ Thị Xuân Hà. Nhưng không. Chị lại kể một câu chuyện đời thường có phần dữ dội về những mảnh đời trôi dạt trai trộm cắp, gái giang hồ. Khánh – nhân vật chính trong truyện, vốn là một tay buôn hàng trắng những đã biết quay đầu là bờ, cùng vợ buôn bán nhỏ ven hồ. Việc trồng đào là một sự ngẫu nhiên, thoạt đầu là làm cho vui nhưng sau lại thấy hứng thú. Đào nở trên khu đất đang chờ giải tỏa hóa ra lại trở thành niềm vui cho bao mảnh đời sa cơ lỡ vận như mặt mụn, mặt choắt, như cô gái bán hoa tên Huyền. “Mặt hồ lóng lánh hoa đào” thu hút từ nhan đề tới cách kể. Truyện được viết vắn gọn, súc tích. Hình ảnh hoa đào hoặc cây đào được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt câu chuyện cũng mang tính ẩn dụ, gửi gắm thông điệp về tình người, rằng dẫu trên mảnh đất tạm bợ toàn những mảnh đời trôi dạt, vẫn còn đó sự ấm áp của tình thương, cũng như niềm tin về sự đoàn tụ sum vầy.
Cũng dung dị ấm áp như vậy, “Quà đi xa về” của nhà văn Nguyên Hương để lại nhiều ấn tượng với người đọc. Câu chuyện về người đàn ông đi chăm con gái nằm ổ vốn dĩ đã lạ lùng và gây lập tức thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, phía sau câu chuyện ấy còn có nhiều điều cảm động hơn thế: một người đàn ông từ quê lên phố, lặng lẽ trồng cây làm đẹp cho cầu thang bộ ở chung cư, rồi khi từ phố về quê lại háo hức nhờ mấy bà hàng xóm mua cho cái khăn sặc sỡ tặng cho bà vợ tai biến. Vẫn với phong cách quen thuộc, nhà văn Nguyên Hương luôn tìm được những cốt truyện giản dị, những con người chân quê, và những điều tưởng chừng như không có gì nhưng lại khiến người đọc cay mắt. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2019
Lượt nghe: 2263
Hình ảnh bông sen trắng duy nhất giữa đầm sen cứ váng vất, lẩn khuất một câu chuyện liên quan đến cái chết của Thanh, về những đồn đoán, về những hiện tượng lạ kỳ của đầm sen. Nỗi ám ảnh mơ hồ trong ký ức tuổi thơ về đầm sen, về cái chết của Thanh, về những câu chuyện ma mị nghe kể lại... là những chi tiết tạo cho truyện ngắn “Bạch Liên Hoa” thêm phần hấp dẫn, sinh động...(Đọc truyện đêm khuya phát 6/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2017
Lượt nghe: 5797
Hiện thực chiến tranh khắc nghiệt và hậu quả của nó còn đeo bám dữ dội, gây sang chấn tâm lý nhiều năm sau nữa. Quế đã vụt biến vào không gian, trong nắng trưa dữ dội, hằn sắc đỏ của những bông hoa gạo rơi từng đợt từng đợt. Đây là một cái kết giàu ám ảnh, mang màu sắc "Hiện thực huyền ảo". Quế là hương thơm, là cái đẹp của cuộc đời. Cái đẹp ấy không thể chịu nổi hiện thực quá phũ phàng tàn nhẫn, hay nói cách khác, hiện thực ấy không có chỗ cho cái đẹp neo đậu sinh sôi. (Đọc truyện đêm khuya 16/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2019
Lượt nghe: 1994
Pha trộn giữa hiện thực và hư ảo, giữa hiện tại và quá khứ, mọi ranh giới về không gian hay thời gian trong truyện ngắn đều trở nên mờ nhòe. Nhân vật “tôi” cứ như thể đi từ thuở hồng hoang tới thời hiện đại, đi giữa những huyền thoại về Mẹ Thai Dương, về ông nội và về chính mảnh đất quê hương mình. Và biển dường như cũng là một nhân vật trong truyện ngắn này. Biển biết thở, biết hát, biết đau, biết buồn, biết cả căm hờn, phẫn nộ, biết cả xoa dịu yêu thương. Và biết cả khích lệ những đứa con của mình ra khơi, kể cả khi ngoài kia, ngoài kia có là bão tố…(Đọc truyện đêm khuya phát 1/7/2019
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2016
Lượt nghe: 2746
Cả không gian rộng lớn thu về cánh đồng hoa thạch thảo. Và cả cánh đồng hoa lại thu về trong nụ hôn của đôi trai gái. Không có quá khứ và tương lai. Thời gian hiện tại dường như ngưng lại để con người được rung lên những khát khao. Đó là một trong những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của cuộc đời mà ai đã qua tuổi trẻ hẳn bồi hồi nhớ lại, ai đang trẻ hẳn thấy mình cần phải chậm lại để níu giữ được nhiều hơn, ai chưa trải qua sẽ ước một lần được chạm tới.(Đọc truyện đêm khuya 08/3/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2015
Lượt nghe: 3533
"Như hoa phong lan chờ đợi.Mưa nắng không phai tàn"- câu hát như in vào số phận người đàn ông thủy chung, trọn vẹn với tình yêu đầu đời.Tìm về ký ức tình yêu, những chùm lan rừng như an ủi, vỗ về trái tim Xạ Phù - chàng trai người Mông chân thành, mộc mạc.(Đọc truyện 17/11)
Ngày phát hành 14:38 | 7/12/2022
Lượt nghe: 407
Nhà văn Phạm Duy Nghĩa sinh ngày 11 tháng 1 năm 1973 tại Yên Bái, quê gốc ở Thanh Oai, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Anh tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội năm 1996. Từ 1996 đến 2007, Phạm Duy Nghĩa là giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai. Từ năm 2008, anh về công tác tại Tạp chí Văn nghệ quân đội và hiện là Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ quân đội. Năm 2010, anh bảo vệ luận án tiến sĩ văn học về đề tài văn xuôi dân tộc và miền núi tại Viện Văn học, thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Phạm Duy Nghĩa được biết đến trong làng văn với tư cách một cây bút viết truyện ngắn sắc sảo, dày dặn vốn sống và có nhiều tìm tòi trong cách nghĩ, đề tài. Từ sau truyện ngắn nổi tiếng Cơn mưa hoa mận trắng dành Giải Nhất Cuộc thi truyện ngắn năm 2003-2004 của Tuần báo Văn nghệ - Hội nhà văn Việt Nam, Phạm Duy Nghĩa vẫn tiếp tục chứng tỏ khả năng của mình trong những truyện ngắn đặc sắc khác, được nhiều bạn đọc yêu thích. Chương trình Đọc truyện đêm khuya lần này xin gửi tới quý vị thính giả một truyện ngắn hay của anh, mang tên Trên đảo. Tác phẩm được bình chọn là một trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn nghệ năm 2007. Năm 2020, Tạp chí Văn nghệ quân đội in lại trong mục “Truyện ngắn hay tác giả tự chọn”
Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2015
Lượt nghe: 2001
Cuộc thách đố khá ly kỳ có giao kèo giữa thi sĩ và cô chủ quán xinh đẹp, quyến rũ nơi phố núi. Ngay cả khi thua cuộc, thi sĩ vẫn ngỡ mình đang trong một trò đùa vô hại mà không hề biết cô gái đang "vờn" con mồi của mình.May sao, một phút lóe sáng của tâm hồn bị tổn thương khiến thi sĩ si tình bảo toàn được tính mạng.(Đọc truyện đêm khuya)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015
Lượt nghe: 3368
Tác phẩm đã mang tới những khoảnh khắc xao động như dành cho riêng mình. Truyện nhắc nhở mỗi chúng ta rằng tình yêu thực sự đâu cần điểm tô lộng lẫy, thể hiện xa hoa bề ngoài mà cần lắm những sự sẻ chia chân thành.Bên cạnh đó là ấn tượng về thiên nhiên Nga tươi đẹp, êm đềm, con người Nga nồng hậu, vị tha.(Đọc truyện đêm khuya 28/10/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 4558
Nhân vật được khắc họa rõ nét là Mịn, cô gái đã theo Hoạt từ nơi rừng thiêng nước độc về làm dâu ông Thường. Cô gái ấy vừa hơn tuổi chồng lại kém sắc. Nhưng dường như cô đã làm thay đổi cuộc sống của cha con ông Thường, khiến cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn với sự chịu thương chịu khó, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác...Những nét đẹp ấy đã khiến hình ảnh Mịn trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người.(Đọc truyện đêm khuya 19/03/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2019
Lượt nghe: 1807
Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật nữ: Nguyệt Minh và Nhật Cúc. Nguyệt Minh đã thắp lên nụ cười và niềm vui cho Nhật Cúc. Nhưng ngược lại, chính Nhật Cúc cũng cho Nguyệt Minh thêm niềm tin và tình yêu vào cuộc sống. Khi con người ta chỉ chìm đắm trong bi kịch cá nhân và khép chặt cánh cửa tâm hồn, chắc chắn cuộc sống không chỉ lụi tàn nhanh chóng mà còn mang đến bao nỗi buồn cho những người xung quanh. Nhưng khi mỗi người đều mang một trái tim nhân ái, một tấm lòng rộng mở, thì bản thân nỗi buồn đau của mình không chỉ nhẹ bớt mà còn mang được hạnh phúc đến cho bao cuộc đời...
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2015
Lượt nghe: 2176
Đi qua những hiểu lầm, rắc rối, tình làng nghĩa xóm vẹn nguyên nhờ tấm lòng bao dung, đôn hậu của người phụ nữ thôn quê. Bà Ngạn trong câu chuyện là sợi dây nối liền tình cảm ít nhiều bị phai nhạt. Lắng nghe tâm sự cuộc đời Lai-Ngạn hay Huy-Vân, ta hiểu thêm về quá khứ chưa xa. (Đọc truyện đêm khuya 17/03/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2016
Lượt nghe: 4570
Nếu như không có chiến tranh, có lẽ cô bé Tầm Xuân xinh xắn ngày ấy đã có một mái ấm hạnh phúc với người yêu của mình. Nhưng Đức đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường; còn cuộc sống của Xuân là chuỗi ngày mỏi mòn, tẻ nhạt quanh quẩn bên gian nhà nhỏ với di ảnh và bức thư đã ố vàng của anh, ngày nào cô cũng đọc. Chỉ có những kí ức êm đềm ngày trước đôi khi thức dậy giúp cô bình tâm phần nào. Nhân vật Nghĩa trong truyện khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh một thiên sứ được phái đến để che chở, sưởi ấm cho Xuân.Dẫu có muộn màng, Nghĩa và Xuân đã đến với nhau, để cùng dựng xây một cuộc sống ấm áp, yên bình.(Đọc truyện đêm khuya 18/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2017
Lượt nghe: 8237
Ấn tượng đầu tiên khi đọc truyện ngắn này là cái tên rất gợi. “Hoa vàng ở lại”, nghe qua đã thấy lãng mạn, rực rỡ, đã thấy phảng phất phong vị của kí ức, như thể tác phẩm sẽ là một câu chuyện “đưa em tìm động hoa vàng”, đưa em vào cõi Thiên Thai, vào xứ mộng, xứ mơ… nhưng tác phẩm lại là một sắc thái hoàn toàn khác. Không có lãng đãng mộng mơ, không có bảng lảng yêu đương. Truyện ngắn này, nếu có mộng, thì hẳn là… “vỡ mộng”. Truyện viết về Tân, một sinh viên tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại Khá, không xin được việc ở bất cứ cơ quan nào, đành bám trụ thủ đô bằng công việc phục vụ trong cửa hàng photocopy. Thất vọng, hi vọng, vui buồn, đau khổ… cũng từ đó mà sinh ra. (Đọc truyện đêm khuya 13/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017
Lượt nghe: 5994
"Hoa vông đỏ ở hàng rào" của nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga là một truyện ngắn tập hợp nhiều bi kịch gia đình: bi kịch của Chiến, bi kịch của người mẹ, bi kịch của Thu – người bác ruột… Mỗi người đều mắc kẹt trong số phận của mình. Điều may mắn là truyện không rơi vào hố đen thăm thẳm của tuyệt vọng. Sự xuất hiện của nhân vật Bưởi là một điểm sáng và hiển nhiên, một điểm tựa, một nẻo về cho Chiến. Đồng thời, cũng là niềm tin của tác giả vào mầm thiện của đứa trẻ này. Chính vì vậy, hình ảnh hoa vông đỏ ở hàng rào, rực rỡ và đáng nhớ. Một bông hoa, dù bị người đời coi là hoa dại, vẫn có thể bung nở đẹp đẽ và làm đẹp cho đời, thì tại sao một con người lại không? (Đọc truyện đêm khuya 19/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2018
Lượt nghe: 1644
Cô học trò tên Huệ, được sự giúp đỡ của thầy giáo chủ nhiệm đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, nuôi dưỡng cho mình những ước mơ. Đóa xương rồng dù chỉ mọc bên bờ dậu vẫn không che dấu vẻ tươi tắn trẻ trung. Nhưng Huệ đã mắc một sai lầm không thể tha thứ, dựng lên câu chuyện yêu đương với thầy giáo. Từ đây, sóng gió nổi lên, cuốn em xô dạt vào những bến bờ xa lạ. Đóa xương rồng bị đâm bởi chính những chiếc gai của mình. Liệu Huệ có thoát ra được khỏi mớ bòng bong, làm lại cuộc đời? (Đọc truyện đêm khuya 10/09/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2016
Lượt nghe: 3350
Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng, nhất là với những người trẻ tuổi. Tuy vậy, tác giả Uông Triều lại là người miệt mài theo đuổi đề tài này suốt nhiều năm, và thử sức ở cả truyện ngắn lẫn tiểu thuyết. Đọc tác phẩm của anh, người ta sẽ thấy ở đó sự trau chuốt trong câu chữ, cẩn trọng trong nội dung. Nhân vật lịch sử trong truyện của Uông Triều không quá phá cách đến mức khiến người ta khó chịu. Họ, dù chính diện hay phản diện, đều gần gũi với “con người”, với những hỉ, nộ, ái, ố đời thường…"Kiếm sắc và hoa đào", dĩ nhiên, cũng không phải là ngoại lệ.(Đọc truyện đêm khuya 05/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2016
Lượt nghe: 5899
Mái ấm gia đình là nơi bình yên nhất của mỗi người. Nơi đó, dẫu ta có đi bao lâu, bao xa, vẫn có những người thân yêu đón đợi và yêu thương. Với nhân vật Thạnh cũng vậy, nơi bình yên của anh là người mẹ già luôn dõi theo con, sẵn sàng mở rộng vòng tay đón đứa con lầm lỡ trở về bất cứ khi nào. Người mẹ ấy, đã rơi nhiều nước mắt, lặn lội tìm con bao nhiêu năm ròng. Với bà, đứa con trai đã gần bốn mươi tuổi vẫn còn là bé bỏng. (Đọc truyện đêm khuya 30/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2017
Lượt nghe: 7542
Ngỡ rằng chuyện tình yêu tuổi hoa niên là đắm say mơ mộng, là lãng mạn hẹn hò nhưng đằng sau chuyện ba người ấy, sâu thẳm bên trong là nỗi đắng cay xa xót về phận người, thân phận của những người đàn bà bất hạnh. Điểm sáng của truyện là lòng bao dung độ lượng, tình thương và lòng nhân ái vô bờ,hướng về ánh sáng và niềm tin để cuộc sống này tươi đẹp và ý nghĩa. (Đọc truyện đêm khuya 03/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2015
Lượt nghe: 3876
Từ một hình ảnh bắt gặp tình cờ, những cây vừng nở hoa trắng trên ngôi mộ người phụ nữ mà mở ra một câu chuyện day dứt về cái chết oan ức do thói đời mẹ chồng nàng dâu, những hủ tục đã trói chặt người phụ nữ miền núi vào bến đời trầm luân."Những cây vừng nở hoa" hay chính là hình ảnh ẩn dụ về nỗi oan được hóa giải, về sự siêu thoát. Chừng nào sự sống vẫn tiếp diễn, tình người còn mãi bao dung.(Đọc truyện đêm khuya 04/07)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2016
Lượt nghe: 3137
Rừng cây Mã Sa hoa đỏ trở thành nhân chứng cho tình yêu với nhiều cảm xúc vui, buồn, đớn đau của chàng trai Sìn và cô gái Seo Ly. Những luật tục của làng, của bản khiến họ không đến được với nhau. Truyện kết thúc với cái chết của cô gái Seo Ly để lại nhiều nỗi niềm tiếc thương trong lòng người đọc, người nghe(Đọc truyện đêm khuya 16/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2015
Lượt nghe: 1797
Vẫn là câu chuyện một người cháu tha hương trở về quê nhà, về với bà, mong mỏi tìm lại hơi ấm, sự an ủi từ những hình bóng dịu dàng, thân thương sau bao ngày mỏi mệt vì gánh nợ trần ai. "Vàng hoa năm cũ" gợi lại đâu đó những ký ức về hương quê, về một tuổi thơ thiếu vắng hơi ấm mẹ cha, về những rung động đầu đời vừa vụng dại vừa đau đớn, những cuộc tình không đầu không cuối vẫn kịp để lại những vết thương khó lành. Bước chân trở về, lòng người thảng thốt khi vẫn còn đó màu hoa mướp vàng nguyên sơ mê mải, rưng rưng như vô tình dửng dưng không hề biết tới những cay cực, vô định của đời người.(Đọc truyện đêm khuya 5/6/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2015
Lượt nghe: 699
Khai thác đề tài chiến tranh nhưng truyện không viết về những chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu ở mặt trận, mà viết về những nhà khoa học, nhà nghiên cứu thầm lặng làm công việc không kém phần khó khăn, nguy hiểm là tìm kiếm những cây thuốc quí, sản xuất dược liệu phục vụ kịp thời yêu cầu của cuộc kháng chiến.(Đọc truyện đêm khuya 01/09)
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2017
Lượt nghe: 6978
Những đổ vỡ, mất mát, cô đơn và run rẩy trước cuộc đời đã khiến cho Thư nhiều lần trốn chạy, muốn quên đi phần đời cay đắng của mình, muốn xóa ký ức buồn đau, day dứt. Mỗi lần vấp ngã, cô lại đứng lên, vùng chạy khỏi vùng ký ức xa xót, vòng quay luẩn quẩn và nghiệt ngã ấy đã bóp chết đời sống thể xác và tâm hồn cô.(Đọc truyện đêm khuya 08/5/2017)
Ngày phát hành 11:9 | 13/9/2023
Lượt nghe: 1563
Nhìn lại thế hệ những cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, không thể quên gương mặt thơ độc đáo Trần Đăng Khoa, người được coi là thần đồng của làng thơ Việt với những bài thơ đầu tiên được đăng báo khi Trần Đăng Khoa mới 8 tuổi. Tập thơ Góc sân và khoảng trời được tái bản liên tiếp suốt mấy chục năm qua để đến với hàng triệu bạn đọc trên cả nước. Kể từ 1975, Trần Đăng Khoa nhập ngũ và có thêm nhiều sáng tác mới, mang dấu ấn của một thời kỳ trưởng thành. Trong quá trình công tác, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có thời gian 7 năm làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ phát thanh có hình VOVTV, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy. Ông đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của các chương trình Văn học nghệ thuật trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong những ngày tháng 9 này, cũng là tháng có ngày kỷ niệm thành lập Đài, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trần Đăng Khoa với tên gọi: Trần Đăng Khoa – Phía sau những khoảng trời
Ngày phát hành 14:56 | 23/6/2021
Lượt nghe: 1297
Nhớ lại những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, không khí sinh hoạt thi ca trong các trường đại học ở Hà Nội diễn ra thật sôi nổi, hào hứng. Hàng loạt câu lạc bộ thơ và những đêm thơ đã được tổ chức với sự góp mặt của nhiều tác giả, từ lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đến lớp nhà thơ hậu chiến rồi các cây bút sinh viên.Trong cái men say thi ca chất ngất hồi ấy, Ký Túc xá Mễ Trì và Văn khoa Đại học Tổng hợp là một cái nôi đã hun đúc nên bao hồn thơ. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi sẽ dành một cuộc trò chuyện về ba gương mặt thơ của Văn khoa Tổng hợp thời ấy, từ đó nhớ về một dòng thơ đã để lại những dấu ấn khá đậm nét trong đời sống văn chương không chỉ cách đây mấy thập kỷ mà kể cả bây giờ.
Ngày phát hành 11:33 | 9/4/2021
Lượt nghe: 1306
Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, từng là Đại đội trưởng Tiểu đoàn 212, Phó Đoàn tuyên truyền Lào – Việt. Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ. Sau 1954, Quang Dũng về làm biên tập viên tại Báo Văn nghệ rồi chuyển về làm việc tại NXB Văn học. Bên cạnh gia tài thơ ca, Quang Dũng còn sáng tác nhạc, vẽ tranh, viết kịch và một số truyện ngắn. Quang Dũng mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội sau một thời gian dài lâm bệnh. Năm 2001, ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2018
Lượt nghe: 1417
“Vừng ơi mở cửa” là nhan đề tập thơ của Câu lạc bộ thơ Đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành nội bộ năm 1991, với sự góp mặt của 37 sinh viên khoa Ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Mới đây, nhà xuất bản Văn học đã tiếp sức để tập thơ được chính thức xuất bản, phát hành rộng rãi. “Vừng ơi mở cửa” không chỉ là một tập thơ có diện mạo riêng biệt, mà còn là chứng nhân của một thời kỳ, gắn với thương hiệu “Văn Tổng hợp” từng là địa chỉ đỏ trong nhiều năm của giáo dục đại học, gắn với phong trào thơ sinh viên sôi nổi mộng mơ, và đặc biệt, gắn với một thời kỳ trong trẻo khi văn chương còn nhiều chỗ đứng trong xã hội (Tiếng thơ 17/11/2018)
Ngày phát hành 10:41 | 23/2/2022
Lượt nghe: 1153
Nhắc đến Lãng Thanh là nhắc đến một gương mặt thơ đặc biệt nổi lên trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Chỉ với 14 bài thơ trong tập Hoa, tác phẩm của anh đã chỉnh phục nhiều độc giả bởi ngôn ngữ và hình tượng độc đáo, những liên tưởng lạ lùng trong một cảm quan về thế giới theo cách riêng của anh. Năm 2022, nhân dịp tròn 20 năm Lãng Thanh đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ người thi sĩ tài hoa bạc mệnh với tên gọi: Thi sĩ Lãng Thanh – Tài hoa ở lại
Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2016
Lượt nghe: 2663
“Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp” là một thương hiệu bền vững, ẩn chứa niềm tự hào của bao thế hệ từng học tập, trưởng thành từ nơi đây. Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo được đào tạo ở khoa đã vào chiến trường, dâng hiến tuổi trẻ cho lý tưởng, cho khát vọng độc lập thống nhất đất nước. Trong không khí kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-2016), Tiếng thơ trân trọng giới thiệu sáng tác của một số nhà thơ - cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, thay lời tri ân đối với những đóng góp của một địa chỉ đào tạo đại học uy tín. (Tiếng thơ 16/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020
Lượt nghe: 1146
Mẹ ơi/ Con đang bay trên cao thẳm bầu trời/ Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể/ Trước mặt con là vòm xanh êm ru/ Vẫn từng xanh trên mái nhà mình...Bài thơ được viết năm 1979, khi lần đầu tiên nhà thơ Trần Đăng Khoa ngồi trên máy bay, bay trên cao thẳm bầu trời, qua nhiều làng mạc đồng quê, ông nghĩ đến mẹ và làm thơ gửi mẹ. Mẹ chính là ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa, thuở nhỏ cũng như sau này. Khi đã qua thời niên thiếu, trở thành người lính, người chồng, người cha, thì mẹ vẫn là miền cảm xúc mát lành, níu ông về với góc sân và khoảng trời tuổi nhỏ. Mẹ làm nên hồn cốt của đất đai, của quê hương xứ sở, là điều đẹp đẽ nhất có thật ở trên đời… (Tiếng thơ 12/02/2020)
Ngày phát hành 15:8 | 17/1/2023
Lượt nghe: 1024
Muôn sắc hoa luôn làm xao xuyến hồn người. Những khoảnh khắc đón mùa xuân sắp về cũng là lúc những cánh hoa tươi tắn, căng mọng nhất. Nếu ta có dịp lạc bước vào làng hoa dịp này sẽ không chỉ đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa, của hương mà còn cảm nhận sự hối hả của những người làm đẹp cho đời.
Ngày phát hành 9:52 | 22/3/2023
Lượt nghe: 1033
Nhìn lại nền thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, lớp nhà thơ chống Mỹ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Họ không những là lực lượng chủ đạo của nền văn học lúc ấy mà còn tiếp tục có một hành trình sáng tác dồi dào phong phú trong giai đoạn sau 1975. Có một nhà thơ thật đặc biệt thuộc thế hệ chống Mỹ sau 1975 đã trở thành một chính khách cấp cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Nhưng điều quan trọng là hồn thơ của ông không vì các chức vụ chính khách mà bị suy giảm hay mai một. Nhà thơ ấy là Nguyễn Khoa Điềm. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Khoa Điềm – Nửa đời chính khách vẫn là văn nhân.
Ngày phát hành 0:0 | 15/9/2017
Lượt nghe: 2348
"Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao / Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng / Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh / Chẳng chịu cho lòng ta yên...". Tác giả của những câu thơ say đắm này là nhà thơ Thanh Tùng (tên khai sinh là Doãn Tùng). Ông sinh năm 1935 tại Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, gắn bó với Hải Phòng, là một phần của Hải Phòng nhọc nhằn nhưng kiên cường trong chiến tranh, trong lao động dựng xây. Do bệnh nặng, tuổi cao, nhà thơ Thanh Tùng đã qua đời tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. “Hoa cứ vẫy hồn người ở lại” là nhan đề bài viết của tác giả Đỗ Anh Vũ gửi cho chương trình Tiếng thơ. Bài viết ghi lại những cảm xúc trong sáng, say mê của một người yêu “Thời hoa đỏ”, yêu thơ Thanh Tùng và không khỏi bất ngờ khi hay tin ông ra đi. Chúng ta cùng chia sẻ với tác giả Đỗ Anh Vũ những dòng viết còn tươi nguyên này. (Tiếng thơ 16/09/2017)
Ngày phát hành 18:13 | 3/11/2021
Lượt nghe: 659
Nhắc đến Thanh Tùng là nhắc đến một hồn thơ mang đậm khí chất của đất Cảng Hải Phòng, vừa cuồng nhiệt sôi nổi dữ dội vừa mê mải đắm say. Điều ấy cũng thật đúng với khí chất của thi sĩ, một người đàn ông với vóc dáng to khỏe, hào sảng, đã từng làm những công việc nặng nhọc nhất để kiếm sống nhưng lại cũng rất dễ rơi nước mắt vì những câu thơ. Nhà thơ Thanh Tùng đã đến với cuộc đời và tạm biệt cuộc đời đều trong những ngày mùa thu với 82 năm trần thế. Trong dịp thu này, chương trình Đôi bạn văn chương muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ của ông – thi sĩ Thanh Tùng.
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2020
Lượt nghe: 1002
Vào dịp 19 tháng 5 năm 1968, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ấy là cậu bé hơn mười tuổi đã chép 20 bài thơ của mình và gửi ra Hà Nội để tặng sinh nhật Bác. Hiện nay kỉ vật này đang được được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Với nhà thơ Trần Đăng Khoa, dù chưa một lần được gặp Người, nhưng từng trang thơ trang văn về Người luôn được ông cất giữ trong sâu thẳm trái tim… (Tiếng thơ 20/05/2020)
Ngày phát hành 9:0 | 19/8/2024
Lượt nghe: 979
Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim sinh năm 1981 tại Đô Lương (Nghệ An), hiện công tác tại Cục Truyền thông Công an nhân dân, ra mắt tập thơ đầu tay năm 20 tuổi. Chị từng được trao giải thưởng thơ Tiền phong, tạp chí Văn nghệ quân đội, giải thưởng Hồ Xuân Hương - Nghệ An... Ngoài sáng tác thơ, Trần Hoàng Thiên Kim còn là tác giả của nhiều tập ký chân dung và sách chuyên khảo. Tập thơ thứ 4 của chị vừa phát hành năm ngoái, vẫn là những ánh nhìn sâu thẳm và cảm xúc mê mải với quá khứ và nhịp sống hôm nay. Chị giãi bày cùng Tiếng thơ về những cảm hứng sáng tác, gần đây nhất thể hiện trong tập thơ “Mộng uyên ương”.
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 894
Nhà thơ Trương Hữu Lợi sinh năm 1948, quê Bắc Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Ông thường lấy hai câu thơ: “Người thơ chân thành sám hối/ trước những thánh thần lầm lũi ngày đêm” để nhắc nhở bản thân trong suốt cuộc đời làm báo làm thơ. “Thánh thần” trong quan niệm của ông không phải đấng siêu nhiên mà chính là nhân dân bình dị bao đời. Ông sinh vào tháng năm, ra đi cũng vào tháng năm. Tháng năm này, tròn năm năm nhà thơ Trương Hữu Lợi đi xa… (Tiếng thơ 30/05/2020)
Ngày phát hành 9:39 | 21/4/2022
Lượt nghe: 1262
Bình Nguyên Trang là một cây bút sáng tác thuộc thế hệ 7X đã sớm khẳng định được tiếng nói của mình trong làng văn. In tập thơ đầu tay năm 18 tuổi, đoạt giải Nhất cuộc thi Tác phẩm tuổi xanh vừa tròn 20 tuổi, chị là một trong những thành viên đầu tiên của Hội bút Hương đầu mùa báo Hoa học trò, ấn phẩm có lượng học sinh sinh viên theo dõi đạt vào hàng kỷ lục trong thập niên 90 của thế kỷ trước. Đạt giải cao với văn xuôi nhưng thơ mới đích thực là hồn cốt của Bình Nguyên Trang. Nhiều lứa học sinh sinh viên mê đắm và đã chép vào sổ tay hàng trăm bài thơ của chị. Bình Nguyên Trang là người đã giữ được cho mình một nguồn thơ bền bỉ với chiều dài hơn một phần tư thế kỷ qua. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Bình Nguyên Trang với tên gọi: Những bông hoa nở một lối về
Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2015
Lượt nghe: 1581
Những sắc màu hoa cúc trong thơ sẽ đưa các bạn vào không gian của nỗi nhớ bình yên. Chuyên mục “Nhà thơ và tác phẩm” là gửi gắm của nhà thơ Trần Ninh Hồ qua những kí họa chân dung bằng ngôn ngữ. Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ tình yêu của nữ sỹ Ba Lan Halani Pôxvatốpxka. (Tiếng thơ 22+29/10/2015)
Ngày phát hành 11:26 | 24/7/2024
Lượt nghe: 1340
Hàng năm, cứ đến dịp Ngày thương binh liệt sĩ, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Trong những người chiến sĩ băng mình vào mặt trận ấy có không ít những người cầm bút. Có thể kể đến rất nhiều tên tuổi văn chương đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến như: Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Thâm Tâm, Nam Cao, Hoàng Lộc, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân…. Và cũng có không ít những nhà thơ, nhà văn được trở về với cuộc sống thời bình nhưng cơ thể mang đầy thương tích. Thế nhưng họ vẫn miệt mài sáng tạo, lao động nghệ thuật để dâng tặng biết bao tác phẩm có giá trị cho cuộc đời. Hoàng Cát chính là một trong những nhà thơ như thế. Thay cho nén tâm nhang tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cát vừa tạ thế ngày 01/07 vừa qua, chương trình Đôi bạn Văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Hoàng Cát – Cây táo mãi nở hoa
Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2018
Lượt nghe: 904
Tác giả Đồng Chuông Tử tên khai sinh là Nguyễn Quốc Huy, sinh năm 1980, tại làng Chăm Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Anh đã xuất bản một số tập thơ như “Thèm ăn”, “Đã”, “Thuốc”. “Những câu thơ mọc trên cây quê hương/ thơm như trái sầu riêng chín/ Mùi hương chảy đầy linh hồn đất đai/ tôi tắm linh hồn tôi miệt mài/ một mai nằm ngủ giấc dài thơm tho”… Một vẻ ngoài giản dị, phong trần, một tình cảm sâu sắc dành cho gia đình, quê hương, yêu phong tục yêu tiếng nói dân tộc mình, mong muốn làm những việc thiết thực để đóng góp cho cộng đồng người Chăm (Tiếng thơ phát 04/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2019
Lượt nghe: 934
Bài thơ “Thời hoa đỏ” của nhà thơ Thanh Tùng mang nhiều yếu tố tự bạch. Dường như tác giả cởi hết lòng mình, trút hết những dồn nén qua bao ngày tháng, để giãi bày cùng em, giãi bày và thanh minh với chính mình. Từng câu thơ như từng cánh hoa đỏ, và tụ lại cả một vùng hoa đỏ, một miền hoa đỏ. Màu đỏ của thời gian, của tâm thức, của quá khứ, và quá khứ ấy vẫn bùng lên trong hiện tại cũng như còn khắc khoải mãi trong tương lai… (Tiếng thơ 25/12/2019)
Ngày phát hành 8:26 | 23/8/2022
Lượt nghe: 1053
Còn nhớ cách đây gần 3 năm, dịp sinh nhật lần thứ 77 của cố thi sĩ Xuân Quỳnh, chân dung của bà xuất hiện trên trang chủ Google, công cụ tìm kiếm thông dụng toàn cầu. Tên tuổi, di sản thơ văn của nhà thơ Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng của giới văn nghệ sĩ nước ta và lan tỏa ra thế giới. Thực tế, có thể nói, sức sống, di sản thơ ca của nữ sĩ Xuân Quỳnh trên thi đàn cũng như trong đời sống, tâm tưởng của người yêu thơ rất mãnh liệt. Năm nay, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nữ sĩ, gia đình đã kết hợp với báo Nông thôn ngày nay, báo điện tử Dân Việt cùng ê – kíp “Se sẽ chứ” tổ chức đêm thơ – nhạc – kịch mang tên “Hoa cúc xanh”. Chương trình dự kiến diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Điểm qua ê – kíp sáng tạo của đêm thơ – nhạc – kịch “Hoa cúc xanh”, bên cạnh nhà báo Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt đồng thời là Trưởng ban Tổ chức, chỉ đạo nghệ thuật chương trình, có thể thấy nhiều tên tuổi như đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Nhạc sĩ Quốc Trung, NSUT Trần Lực, Họa sĩ Hà Nguyên Long. Biên tập viên Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) đã có những ghi nhận bước đầu về chương trình đặc biệt này.
Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2015
Lượt nghe: 1485
Tiếng thơ cùng các bạn khám phá những nỗi buồn đằng sau đôi mắt. Tiếp đó là trải lòng của nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh về thi phẩm đầy ám ảnh mang tên một loài hoa dại. Cuối chương trình là chùm thơ Bun-ga-ri.
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2017
Lượt nghe: 1323
Sự kiện 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, còn gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không" vào những ngày cuối cùng của năm 1972 có thể ví như một chương trong trường ca lớn về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, dữ dội, đau thương và hào hùng. Những ngày đêm ác liệt đó, từng ngọn cỏ, nhành lá, bông hoa cũng phải chịu thử thách chung với con người. Tiếng khóc người ra đi hòa trong tiếng khóc của em bé mới chào đời. Vượt lên tất cả là ý chí, là khát vọng mãnh liệt về sự tồn tại. Chính tinh thần này đã giúp cho Hà Nội cùng cả nước tạo nên một kỳ tích có một không hai trong lịch sử chiến tranh nhân loại. (Tiếng thơ 20/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2020
Lượt nghe: 869
Trong số những thời khắc ngưng đọng trong tâm thức hàng triệu đồng bào ta, quên sao được Ngày độc lập. Thành lập không lâu sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam đã đồng hành cùng đất nước, dân tộc trong suốt chặng đường gian khó đi lên. Những ký ức đẹp đẽ và đáng nhớ ấy đã lặn vào thơ ngân vang tới hôm nay...(Tiếng thơ phát 29/08/2020)
Ngày phát hành 14:25 | 5/7/2024
Lượt nghe: 2045
Có những ám ảnh thi tứ gắn với một nhà thơ, một tác giả mà thời gian không thể xóa nhòa. Với bạn đọc, người yêu thơ lứa 7x, 8x từng say mê những tờ báo tuổi hoa một thời như Hoa học trò, Mực tím, Bình Nguyên Trang là một cái tên khó quên. Mẹ, tháng Ba, hoa gạo hay màu hoa vàng… là những hình ảnh đã trở thành biểu tượng thơ của Bình Nguyên Trang thuở ấy. Mới đây, nữ nhà thơ quê thành Nam ra mắt độc giả, công chúng yêu thơ tập thơ mới với nhan đề “Đêm hoa vàng”. Vẫn là những “Bài thơ dở dang hai chữ một mình”... Là “Mùa đã mới mà nỗi buồn vẫn cũ/ Lòng tan hoang như ô cửa gió lùa”
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2020
Lượt nghe: 909
Thơ hay không có nghĩa là luôn đeo đẳng, bám riết lấy ta. Chính những vần thơ tưởng đã lãng quên trong một thời khắc nào đó bỗng vụt hiện lại mới thực là đã sống lâu và sâu trong tâm trí. Cách đây chưa lâu, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn đã đặt ra câu hỏi “Vì sao có nhiều năm làm lãnh đạo cấp cao, Tố Hữu vẫn đều đặn làm thơ?” rồi chính nhà thơ lại tự trả lời: “Rất dễ hiểu, vì ông là một thi sĩ đích thực. Tố Hữu luôn tin vào lý tưởng của bản thân, ông luôn tin vào đường đi của dân tộc, ông luôn tin vào ngày mai của lương tri”...
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2018
Lượt nghe: 666
Vào ngày nhà giáo Việt Nam, các bé đã tặng cô giáo yêu quý của mình những món quà xinh xắn nào? Tự tay làm bưu thiếp, vẽ tranh, nắn nót những dòng thơ... Và còn gì nữa nhỉ? Câu chuyện "Hai bó hoa tươi thắm" chính là món quà ý nghĩa mà chương trình muốn gửi tặng tới các bé và các cô giáo nhân dịp này đấy... (Kể chuyện và hát ru 20/11/2018)
Ngày phát hành 15:35 | 20/5/2024
Lượt nghe: 867
Kiến thức về khoa học cùng những điều bí ẩn trong vũ trụ đã được hai tác giả Hàn Quốc là Jae Hoon Choi và Myeong Seon Lee sáng tạo bằng nhiều câu chuyện dí dỏm và hài hước thông qua bộ truyện tranh “Zookiz và Trường Khoa học bí ẩn” vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành... (Văn nghệ thiếu nhi 14/05/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2018
Lượt nghe: 1179
Cây gạo giấu mình trong lớp vỏ xù xì suốt mùa đông lạnh giá. Mùa xuân, cây gạo bừng tỉnh, lá xanh non mơn mởn, và những búp hoa đỏ bắt đầu hé nở, đẹp ơi là đẹp. Cây gạo đổi thay một cách lạ kỳ, bừng nở những bông hoa rực rỡ. Mùa xuân tươi xanh được điểm tô bởi sắc hoa đỏ tuyệt đẹp. (VOV6 Kể chuyện và hát ru 13/03/2018)
Ngày phát hành 10:57 | 2/2/2023
Lượt nghe: 398
Các loài hoa rất háo hức chờ đón lễ hội hoa xuân để thi tài khoe sắc. Cuối cùng thì loài hoa nào xứng đáng nhận được vương miện của nàng tiên mùa xuân? Các bé ngồi ngoan trong vòng tay của người thân để thưởng thức câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 24/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2019
Lượt nghe: 582
Ông Cheng-cheng luôn tìm kiếm các loài hoa lạ và chăm sóc chúng cẩn thận như người thân trong gia đình. Các cây hoa dường như cảm nhận được tình cảm đặc biệt của ông nên chúng luôn nở rực rỡ và tỏa hương thơm ngát. Khi lãnh chúa Cheng-xeng xuất hiện, cuộc sống bình yên của ông và khu vườn đã bị thay đổi... (Kể chuyện và hát ru 25/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2020
Lượt nghe: 1428
Hoa Khô chính là tên của một chàng trai sinh ra vào đúng thời kỳ hạn hán, cỏ cây khô héo, mặt đất nứt nẻ, dân làng thiếu nước nên đời sống rất khó khăn. Chàng Hoa Khô đã làm gì để ông trời ban mưa xuống cho dân làng? (Kể chuyện và hát ru 28/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2016
Lượt nghe: 1197
Khi mùa xuân về là thời điểm các loài hoa khoe sắc thắm.Đời sống của các loài hoa trong thiên nhiên vô cùng kì thú. Cô Kim Ngọc sẽ kể cho chúng ta nghe câu chuyện thú vị về loài hoa báo xuân:
(Chương trình kể chuyện và hát ru phát sóng 21h30 ngày 10+11.03.2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2018
Lượt nghe: 746
Hoa hồng là loài hoa đẹp, là biểu tượng của tình yêu con người. Có rất nhiều sự tích về loài hoa vừa đẹp vừa có hương thơm tuyệt vời này. Câu chuyện mà các bé nghe sau đây là một ví dụ... (Kể chuyện và hát ru 17/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2017
Lượt nghe: 1834
Nghệ sĩ Thùy Hương kể hai câu chuyện: "Nốt nhạc trầm" và "Cuộc phiêu lưu của bồ công anh". Các bạn cùng nghe xem hai câu chuyện nhỏ này có gì thú vị không nhé? (Kể chuyện hát ru 20/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2016
Lượt nghe: 1766
Câu chuyện cổ tích sau đây có liên quan tới những điều ước đấy! Bà Chúa Tiên đã ban tặng cho nàng tiên Hy Vọng bông hoa cúc vàng có bảy cánh. Bảy cánh hoa tương ứng với bảy điều ước diệu kỳ! Vậy nàng tiên Hy Vọng sẽ sử dụng bảy điều ước quý giá này vào những việc gì nào? (Kể chuyện và hát ru 29/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2017
Lượt nghe: 1991
Hoa cúc là loài hoa rất đẹp và phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Hoa cúc có rất nhiều ý nghĩa như biểu tượng cho sự trường tồn, lòng thủy chung, niềm vui và hạnh phúc của con người. Truyện "Bảy cánh hoa vàng" kể về nàng tiên Hi Vọng được Chúa Tiên tặng 7 điều ước, mỗi cánh hoa cúc vàng là một điều ước. Nàng tiên Hi Vọng đã dùng 6 điều ước của mình để giúp đỡ những người khác. Nàng đã mang đến niềm hi vọng cho mọi người đúng như cái tên của mình. Câu chuyện đề cao lòng tốt của con người. (Kể truyện và hát ru 22/5/2017)
Ngày phát hành 16:23 | 23/11/2021
Lượt nghe: 818
Ngày xửa ngày xưa có cô bé Xonhia rất may mắn khi được bà lão hiền từ trao cho đóa hoa bảy màu, tượng trưng cho bảy điều ước. Thế nhưng Xonhia đã sử dụng phung phí sáu điều ước. Vậy còn điều ước cuối cùng thì sao? Cô bé có đánh mất cơ hội còn lại không? (Kể chuyện và hát ru 13/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2020
Lượt nghe: 793
Hoa lan xinh đẹp, rực rỡ, rất ý thức về nhan sắc của mình. Xương rồng giản dị, thô mộc. Hai loài cây với hai tính cách khác nhau ấy có hòa thuận vui vẻ? Xương rồng đã làm gì để giúp cô bạn kiêu căng, hay than vãn này thay đổi... (Kể chuyện và hát ru 26/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2020
Lượt nghe: 854
Hoa mẫu đơn với sắc hồng, vàng, trắng, tím, cam mang vẻ đẹp kiêu sa lộng lẫy đã làm say lòng bao người. Đằng sau vẻ đẹp ấy là một câu chuyện xúc động về tình cảm gia đình và tình yêu bất diệt... (Kể chuyện và hát ru 18/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015
Lượt nghe: 1199
Nghe truyện cổ tích Hoa Phụng Tiên, chúng ta không chỉ hiểu về sự ra đời của một loài hoa đỏ tươi, thơm ngát mà còn cảm động vì tình mẫu tử. Truyện cũng để lại thông điệp ý nghĩa về lòng biết ơn. (Kể chuyện và hát ru 14+15/2)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2018
Lượt nghe: 821
Hoa cúc vàng kiêu hãnh tỏa hương giữa không gian đầy nắng gió, cho ong bướm tìm về vui ca. Đó quả là một hình ảnh đẹp mà ta dễ dàng bắt gặp giữa thiên nhiên. Và đằng sau đó là những câu chuyện gì mà các bạn ấy nói với nhau? Cùng lạc vào thế giới đồng thoại trong truyện "Hoa cúc vàng" của nhà văn Đức Ban nhé... (Kể chuyện và hát ru 29/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2016
Lượt nghe: 1787
Trong suy nghĩ của chúng ta thì phù thủy có thể tạo ra được mọi thứ trên đời nhờ vào phép thuật biến hóa của mình. Vậy mà ở một đất nước xa xôi, quanh năm hạn hán các phù thủy lại không thể tạo ra được những bông hoa rực rỡ sắc màu. Những phù thủy này ngày đêm phải trèo đèo lội suối để đến xin với Thần Linh ban màu xanh của cây lá và sắc thắm của hoa xuống cho vùng đất. (Kể chuyện và hát ru 31/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2018
Lượt nghe: 1219
Gà trống choai trong câu chuyện hôm nay thật là dũng cảm. Trống choai đã dùng tiếng gáy của mình để gọi ông Mặt trời thức dậy. Cảm phục trước việc làm của Trống choai, tất cả những chú gà trống khác cũng dùng tiếng gáy của mình để cùng gọi ông Mặt trời thức dậy vào mỗi sáng. Chúng mình sẽ nghe câu chuyện này qua giọng kể của cô Kim Ngọc. (VOV6 Kể chuyện và hát ru phát 17/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2016
Lượt nghe: 3236
Khi sáng sớm, bác gà trống gáy vang để đánh thức ông mặt trời. Một ngày, bác gà trống bị ốm không gọi mặt trời dậy nên muôn loài phải sống trong bóng đêm. Gà trống choai dù còn nhỏ, tiếng gáy chưa vang nhưng đã dùng hết sức để thay bác gà trống gọi mặt trời thức giấc. Một câu chuyện thú vị về tiếng gáy của loài gà trống đấy các bé ạ. (Kể chuyện và hát ru 16/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2017
Lượt nghe: 1956
Trong khu vườn cổ tích, ngoài những nhân vật quen thuộc như nàng Bạch Tuyết, công chúa tóc mây, chàng A-la-đanh... còn có rất nhiều nhân vật khác cũng thú vị không kém. Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ gặp một đóa hoa hồng biết nói qua câu chuyện cổ tích cùng tên đến từ nước Pháp xa xôi. Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung sẽ gửi tới các bạn câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 24/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2015
Lượt nghe: 1501
Trở thành Tí hon là mơ ước của rất nhiều người. Sống trong ngôi nhà của búp bê, lấy cánh hoa làm thuyền... hẳn là những chuyện rất thú vị. Tuy nhiên, việc quá nhỏ bé cũng khiến những người Tí hon gặp rất nhiều rắc rối, như cô bé xinh đẹp trong câu chuyện Hoàng hậu của các loài hoa mà các bạn nghe sau đây... (Kể chuyện và hát ru ngày 9+10/7/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2018
Lượt nghe: 639
Nhờ bạn bè giúp đỡ, Bướm nâu đã trở nên xinh đẹp hơn. Nhưng cô ấy lại mải mê với vẻ đẹp mới mà lãng quên hoa dại và chuồn chuồn trâu. Cuộc sống của Bướm nâu sẽ ra sao khi thiếu vắng những người bạn thân bên cạnh. Cùng theo dõi tiếp "Con bướm nhỏ và bụi hoa dại trong vườn"... (Kể chuyện và hát ru 04/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 727
Trong muôn sắc màu tháng 3 có một màu đỏ rực khó quên. Đó là hoa gạo. Cây gạo cằn cỗi suốt mùa đông giá rét, sang xuân lại bừng nở những bông hoa đỏ đẹp ơi là đẹp. Các bé cùng nghe câu chuyện “Sắc đỏ” của nhà văn Trần Hoài Dương nhé... (Kể chuyện và hát ru 15/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2015
Lượt nghe: 1635
Có một bông hoa mà khi xòe nở không phải là những cánh hoa mà lại là một cô bé xinh xắn đẹp như một thiên thần bước ra. Cô bé ấy là ai và có ảnh hưởng thế nào tới hương thơm và màu sắc của các loài hoa? Bạn sẽ có câu trả lời khi thưởng thước thiên truyện này (Kể chuyện và hát ru phát ngày 10+11/1)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1030
Loài hoa nào biểu trưng cho lòng chung thủy của đồng bào dân tộc Tây Bắc nước ta? Câu trả lời sẽ có trong câu chuyện "Lòng chung thủy"(Kể chuyện và hát ru 31/1)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1163
Loài hoa nào biểu trưng cho lòng chung thủy của đồng bào dân tộc Tây Bắc. Câu chuyện sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó. ( Kể chuyện và hát ru 02/02)
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2015
Lượt nghe: 1109
Một người thợ kim hoàn có khả năng chế tác ra được nhiều đồ him hoàn quý giá. Một ngày nọ anh ta nhìn thấy những bông hoa huệ dạ hương đỏ tuyệt đẹp và anh muốn tự tay chế tác ra loài hoa quý giá này. Liệu rằng người thợ kim hoàn ấy có thực hiện được điều mong muốn không? Câu trả lời sẽ có khi các bạn nghe câu chuyện này. ( kể chuyện và hát ru phát 09+10/03)
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2018
Lượt nghe: 980
Trong phẩn kể chuyện hôm nay, chúng mình sẽ nghe câu chuyện cổ tích “Những bông hoa hồng vàng” qua giọng kể của nghệ sĩ Hương Dung. Câu chuyện kể về một người thợ kim hoàn rất khéo tay. Anh ta còn khéo tay hơn cả người thầy đã có công truyền dạy nghề cho mình. Nhưng vì lòng cả tin mà người thợ kim hoàn ấy chút nữa đã làm hại mình và người khác. Câu chuyện cổ tích mang yếu tố thần kỳ với những tên gọi rất khó nhớ như: Hoa huệ dạ hương đỏ, Người du mục, Núi tuyết, Hạc trắng…Vì vậy chúng ta nên giữ trận tự, ngồi ngoan trong vòng tay của người thân để thưởng thức câu chuyện thú vị này nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 09/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020
Lượt nghe: 994
Khi tằm còn nhỏ, gọi là trứng ngài và bé xíu như những hạt vừng đen. Khi chúng lớn, thức ăn của chúng là lá dâu. Trải qua nhiều lần lột xác, chúng trở thành những con tằm biết nhả tơ kết thành kén. Những sợi tơ được kéo từ kén tằm làm được bao nhiêu việc, trong đó có việc dệt nên những tấm lụa quý... (Kể chuyện và hát ru 15/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 787
Từ xưa hoa cúc đã có sắc vàng rực rỡ. Còn chim vàng anh thì hót rất hay nhưng lại có bộ lông xám đen. Hoa cúc đã hi sinh vẻ đẹp của mình cho chim vàng anh. Lòng tốt của hoa cúc khiến bà chúa Xuân và mọi người rất cảm động. Bà chúa Xuân đã tặng hoa cúc một món quà quý giá... (Kể chuyện và hát ru 11/12/2019)
Ngày phát hành 21:42 | 13/3/2024
Lượt nghe: 812
Ngày xưa, ở vùng đồi núi nọ, có cụ già bán dao và kéo rất nổi tiếng. Cụ rất tinh tường, có thể nhìn ra kẻ xấu và người tốt. Cụ không bao giờ bán dao kéo cho kẻ xấu mà chỉ dành nó cho người lương thiện sử dụng. Vào buổi nọ, cụ gặp một cậu bé rất hiếu thảo. Cậu bé ấy muốn mua chiếc kéo có thể cắt được vạt nắng, mang về sưởi ấm cho người bà của mình... (Kể chuyện và hát ru 26/2/2024)
Ngày phát hành 21:49 | 13/3/2024
Lượt nghe: 855
Người bà đã già yếu và rất hay bị lạnh. Cậu bé muốn mua được một chiếc kéo có thể cắt được vạt nắng, mang về sưởi ấm cho bà. Nhà của cậu ở rất xa khu chợ, nơi ông cụ bán kéo, nhưng cậu đã không quản ngại nhiều ngày đường xa, hy vọng mang được nắng về bên bà... (Kể chuyện và hát ru 27/2/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2019
Lượt nghe: 873
Những bông hoa chuông xinh xắn lại ra đời từ chính chiếc chuông màu xanh của lũ chuột làm ra để đeo vào cổ mèo. Nhưng vì sợ hãi mà chẳng con chuột nào dám tới gần mèo cả. Thế là chiếc chuông ấy bị bỏ lại ngoài cánh đồng. Nàng tiên bay qua thấy chiếc chuông đẹp nên đã treo nó lên cái cây ở gần đó, rồi dùng phép thuật biến thành những bông hoa... (Kể chuyện và hát ru 27/11/2019)
Ngày phát hành 16:48 | 18/6/2021
Lượt nghe: 1637
Những chiếc lông vũ từ đôi cánh của chàng bay khắp nơi. Khi chạm đất, chúng lập tức tan biến nhưng từ những nơi ấy đã mọc lên những bông hoa với nhũng chiếc cánh dài, trắng muốt như tuyết. Đó chính là hoa cúc tây. Những cánh hoa cúc tây mỏng manh, không dày đặc như hoa cúc ta. Với mỗi miền, mỗi khu vực và mỗi loại hoa lại có sự tích hoa riêng của nó, nó đều có nguyên do giải thích cho hình dáng, ý nghĩa của bông hoa... (Kể chuyện và hát ru 14/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 728
Trong dịp Tết Nguyên đán và những ngày đầu năm mới, các bé thường nhìn thấy hoa đào nở thắm với nhiều lớp cánh mỏng tang mềm mại như lụa, xen giữa là nhụy vàng. Loài hoa này đã giúp cho không gian của gia đình thêm tươi tắn ấm áp để đón mùa xuân mới. Nhưng các bé có biết nguồn gốc ra đời của loài hoa này không... (Kể chuyện hát ru 27/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2016
Lượt nghe: 1614
Trong tự nhiên có rất nhiều loài hoa khác nhau đấy các bé ạ. Mỗi loài hoa lại có hình dáng, màu sắc, mùi vị khác nhau nữa. Một trong những loài hoa được con người yêu thích là hoa hồng. Cô Mai Phương sẽ kể câu chuyện rất thú vị về sự tích loài hoa này. (Kể chuyện và hát ru 06/8/2016)
Ngày phát hành 22:29 | 3/3/2021
Lượt nghe: 780
Xưa kia có một vương quốc tràn ngập các loài hoa hồng tuyệt đẹp. Hoa cứ đua nhau khoe sắc nhờ bàn tay chăm sóc của một chàng ngốc có tên là Stupid. Công chúa của vương quốc đặc biệt thích hoa hồng nên Stupid đã có dịp dâng tặng nàng những bông hoa tươi thắm. Stupid và nàng công chúa sẽ còn có mối liên hệ đặc biệt với các bông hoa hồng ra sao? (Kể chuyện và hát ru 22/02/2021)
Ngày phát hành 22:43 | 3/3/2021
Lượt nghe: 637
Công chúa đã dành tình cảm của mình cho chàng hoàng tử nước láng giềng. Những ngày tháng công chúa đợi chờ hoàng tử thì Stupid cũng biến mất. Hoàng tử liệu có trở về theo lời nguyện ước và công chúa có gặp lại Stupid thêm một lần nữa? (Kể chuyện và hát ru 23/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2016
Lượt nghe: 1543
Câu chuyện về Hoa Mai Vàng, loài hoa khoe sắc thắm tại Miền Nam nước ta mỗi dịp tết đến xuân về. Những bông mai vàng biểu tượng cho lòng dũng cảm và mong ước một năm an vui, hạnh phúc, may mắn của con người.
(Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 06.02.2016)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020
Lượt nghe: 546
Hoa nhài bé nhỏ trắng ngần và hương thơm dịu mát. Mùi thơm của hoa nhài đặc biệt thanh khiết và sâu thẳm khi đêm xuống. Một loài hoa quý nhưng luôn khiêm nhường, tận tụy. Các bé đã biết nguồn gốc của hoa nhài chưa? (Kể chuyện và hát ru 16/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020
Lượt nghe: 1302
Hoa nhài bé nhỏ trắng ngần có hương dịu mát. Mùi thơm của hoa nhài đặc biệt thanh khiết và sâu thẳm khi đêm xuống. Một loài hoa quý nhưng luôn khiêm nhường, tận tụy. Các bé đã biết nguồn gốc của hoa nhài chưa? (Kể chuyện và hát ru 16/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2020
Lượt nghe: 773
Những giò phong lan trong vườn nhà vốn rất đẹp mắt rồi. Nhưng được ngắm nhìn những cụm phong lan sống hoang dã trên những thân cây trong rừng sâu thì cảm giác càng thú vị và tuyệt vời hơn. Nhưng các bé đã biết đến “Sự tích hoa phong lan” chưa? (Kể chuyện và hát ru 13/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2017
Lượt nghe: 2062
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai thổi sáo rất hay. Tiếng sáo hay đến nỗi một con rắn lục quyết tâm tu luyện thành người để chiếm lấy tình cảm của chàng trai, dù chàng đã có vợ. Rắn lục liền biến thành vợ của chàng trai, khiến chàng một phen khó xử. Chàng trai liền nhờ ông cụ tinh anh nhất vùng giúp tìm ra người vợ thật sự. Vì là con vật ma quái, nên rắn lục nghĩ đủ mưu kế để đối phó. Câu chuyện diễn ra như thế nào? Anh chàng nọ có tìm được người vợ hiền không nhỉ? (Kể chuyện và Hát ru 09/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2020
Lượt nghe: 1153
Người mẹ tội nghiệp không may bị con rồng dữ tợn bắt giữ. Con trai út của bà đã không quản ngại đường xa và hiểm nguy, quyết tâm lên đường cứu mẹ. Chàng trai đã hy sinh thân mình, mãi mãi hóa thành hoa tử đinh hương của xứ Ba Tư... (Kể chuyện và hát ru 08/07/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2019
Lượt nghe: 600
Hoa hướng dương là một loài hoa đặc biệt tươi tắn, có hình dạng tựa như ông mặt trời. Loài hoa ấy cũng có cấu tạo sinh học cho phép bông hoa phát hiện ra ánh sáng và hướng thân mình theo đường di chuyển của mặt trời nữa đấy. Chẳng thế mà hoa hướng dương còn được gọi với tên gọi là “Hoa mặt trời”. Vậy các bé đã được nghe sự tích về loài hoa này chưa... (Kể chuyện và hát ru 20/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2015
Lượt nghe: 1145
Mỗi một đồ vật xung quanh chúng ta đều giấu trong mình một câu chuyện thú vị đấy! Hôm nay, mời các bạn đặt chân tới những vùng rừng núi xa xôi, lắng tai nghe xem chiếc váy hoa của người Mông và chiếc khèn bè của người Thái kể câu chuyện của mình nhé!
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2016
Lượt nghe: 1448
Bằng tình yêu thương, lòng chung thủy, người vợ trong truyện đã thắng được rắn lục tham lam và xảo quyệt! Qua câu chuyện, chúng ta còn biết thêm sự tích ra đời của hoa thiên lý. (Kể chuyện và hát ru ngày 3+4.3)
Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2017
Lượt nghe: 2322
Hoa Cúc rất hiền dịu xinh đẹp. Cô bé sớm phải đi ở thuê để kiếm bữa ăn qua ngày. Người chủ của Hoa Cúc là một tên phù thủy tham lam và rất cay nghiệt với những người làm thuê cho hắn, đặc biệt là với cô bé Hoa Cúc. Liệu rằng cuộc sống khốn khó này có khiến Hoa Cúc gục ngã không? Hay chính tình yêu lao động đã giúp cô bé tìm thấy hạnh phúc? (Kể chuyện và hát ru 12/8/20017)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2019
Lượt nghe: 725
Xưa kia, ở một ngôi làng tên là Nam Hoa, có một người thợ mộc rất tài hoa. Nhưng ông luôn khiêm tốn, tích cực học hỏi những người thợ lành nghề hơn mình. Ông đã làm nên nhiều công trình tuyệt hảo. Công việc của ông có được suôn sẻ, hay những bất ngờ nào đang chờ đợi thử thách người thợ mộc ấy... (Kể chuyện và hát ru 30/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2016
Lượt nghe: 2209
Vì sao hoa phượng lại nở vào mùa hè? Nguồn gốc của hoa phượng gắn với một câu chuyện cảm động về tình yêu quê hương và tình cảm gia đình. Truyện có tên gọi là "Hoa phượng đỏ". Câu chuyện ấy như thế nào, chúng ta sẽ được biết qua giọng kể nghệ sĩ Trọng Dũng. (Kể chuyện và hát ru 20/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2017
Lượt nghe: 2136
Trong khu vườn tràn đầy ánh nắng và tiếng chim, tình bạn giữa Hoa dại, Bướm nâu và Chuồn chuồn luôn thân thiết. Cho đến một ngày Bướm nâu không thích bộ cánh màu nâu tẻ nhạt của mình. Nó mong muốn có được bộ cánh rực rỡ như chị Bướm vàng, Bướm trắng...Thấu hiểu được ước mơ của Bướm nâu, Hoa dại và Chuồn chuồn đã làm mọi cách để Bướm nâu có được bộ cánh như ý. (Kể chuyện và hát ru 02/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2017
Lượt nghe: 2503
Sau khi Hoa dại và Chuồn chuồn biết được Bướm nâu rất thích có được bộ cánh nhiều màu sắc, hai bạn đã giúp đỡ để Bướm nâu có được bộ cánh đẹp. Hoa dại thì chắt những hạt phấn màu trắng hồng của cánh, màu vàng của nhụy để làm bảng màu. Còn đuôi của Chuồn chuồn thì làm cọ vẽ. Sau một ngày sáng tạo Chuồn chuồn và Hoa dại đã giúp cho Bướm nâu có được một bộ cánh mới. Bướm nâu vui lắm, bay đi khoe với các bạn khắp vườn. (Kể chuyện và hát ru 03/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2017
Lượt nghe: 1765
Mỗi loài hoa lại có một câu chuyện rất thú vị về nguồn gốc của mình. Trong chương trình hôm nay,cộng tác viên Kim Ngọc kể truyện cổ tích thế giới “Chuyện kể về cây hoa báo xuân”. Đời sống của loài hoa cũng có biết bao điều kì lạ. Và chỉ cần chúng ta chú ý quan sát chung quanh thôi, chúng ta sẽ nhận ra rất nhiều điều kì thú của thiên nhiên. (Kể truyện và hát ru 28/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2017
Lượt nghe: 3852
Tác giả Huyền Nhân có câu chuyện rất thú vị về tiếng gáy của gà trống. Vì bác Gà Trống bị ốm nên gà Trống Choai phải gáy để gọi ông mặt trời thức dậy. Nhưng tiếng gáy của Trống Choai bé quá nên gọi mãi mà ông mặt trời vẫn ngủ say. Nhưng Gà Trống Choai không hề nản chí, và sự kiên trì của chú đã đánh thức được ông mặt trời dậy. Nhưng mà vì làm việc quá sức mình mà Trống Choai đã không còn nữa. Và từ đó, để nhớ tấm gương hi sinh của Trống Choai mà sáng nào những chú gà trống cũng gáy vang để báo cho mọi người ngày mới đã bắt đầu. (Kể chuyện và hát ru 04/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2017
Lượt nghe: 2062
Nghệ sĩ Nguyễn Huấn kể truyện cổ tích Trung Quốc “Gấu bà”. Cô bé Kim Hoa thật là thông minh và dũng cảm . Với tài trí của mình, cô đã chiến thắng được con gấu hung dữ giả làm bà của hai chị em. Lòng dũng cảm đã giúp con người vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. (Kể chuyện và Hát ru 27/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017
Lượt nghe: 2333
Có một lớp học trong rừng sâu, các bạn Sóc nâu, Vàng Anh, Thỏ trắng rất yêu quý cô giáo. Các bạn đi vào rừng hái hoa tặng cho cô giáo của mình. Các bạn biết không, bố mẹ của các bạn ấy cũng đi tìm những bông hoa xinh đẹp nhất để tặng cô giáo. Thật là cảm động, các em nhỉ! Đó chính là tấm lòng biết ơn cô giáo đã dày công dạy dỗ chúng mình đấy các em ạ! (Kể chuyện và Hát ru 24/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2017
Lượt nghe: 1718
Truyện kể về những cánh hoa kỳ diệu có thể mang sức khỏe tới cho con người, có thể biến ước mơ trở thành hiện thực…thì chúng mình đã được nghe bà hay mẹ kể rồi. Không ít bạn trong quá trình nghe truyện đã luôn mơ ước được sở hữu cánh hoa kỳ diệu đó? Cô Dương Hà tin rằng các bạn hoàn toàn có thể sở hữu những cánh hoa kỳ diệu này nếu như chúng mình luôn chăm ngoan, không ngừng cố gắng trong học tập, biết nghe lời người lớn. Biết đâu chúng ta sẽ giống như cô bé trong câu chuyện “Bảy cánh hoa vàng” của nhà văn Khuê Việt Trường sau đây. Cô bé đã có bảy cánh hoa vàng để thực hiện những điều mình mong muốn đấy! (Kể chuyện và hát ru 09/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2017
Lượt nghe: 1995
Trong thiên nhiên có biết bao nhiêu loài hoa với màu sắc, hình dáng và cả mùi hương khác nhau. Có rất nhiều câu chuyện thú vị về nguồn gốc các loài hoa. Những câu chuyện này giúp chúng ta hiểu được tại sao hoa hồng lại là loài hoa biểu tượng của tình yêu, tại sao hoa đào, hoa mai lại thường được bày trong gia đình mỗi khi Tết đến xuân về. Nghệ sĩ Hồng Quang kể truyện cổ tích Nhật Bản về nguồn gốc của cây hoa Mộc Lan. Cô gái Cay-kô đáng thương dù đã ra đi nhưng hình ảnh của nàng sẽ được mọi người nhớ mãi. (Kể truyện và hát ru 07/10/2017)
Ngày phát hành 13:25 | 15/1/2021
Lượt nghe: 905
Trong khi cha mẹ cùng hai chị rất xấu tính thì Hoa Hồng là cô gái tốt bụng, khiêm tốn và biết nghe lời. Vào ngày sinh nhật của các chị gái, Hoa Hồng lại bị chính người thân của mình đố kị ghen ghét bởi nhan sắc xinh đẹp lộng lẫy... (Kể chuyện và hát ru 04/01/2021)
Ngày phát hành 15:13 | 15/1/2021
Lượt nghe: 707
Hai chị gái rất ghen tị trước sắc đẹp và tài năng của cô em út. Dù làm mọi cách để cô em trở nên xấu xí nhưng đi đến đâu Hoa Hồng cũng vẫn được mọi người yêu mến. Nàng kết bạn với hoàng tử Duyên Dáng và hai người đã cùng vượt qua những khó khăn nào do những người chị của Hoa Hồng gây nên... (Kể chuyện và hát ru 05/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2019
Lượt nghe: 711
Cô con gái út của thần Mặt Trời để quên chiếc vương miện dưới hạ giới. Khi tìm lại chiếc vương miện, cô đã gặp được con trai của Thần Đất. Hai người kết duyên chồng vợ và nàng Út ở lại dưới hạ giới. Thế nhưng nàng luôn nhớ tới cha, nhớ quê hương. Nỗi nhớ mong khiến nàng biến thành bông hoa Hướng Dương luôn hướng về phía mặt trời mọc... (Kể chuyện và hát ru 21/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018
Lượt nghe: 922
Trong một lần đi kiếm mồi ở ven rừng với gà mẹ, vì mải chơi mà chú Trống Choai đã bị lạc sâu vào rừng thẳm. Thật không may cho chú vì đã gặp phải lão Cáo gian ác. Thật là nguy hiểm có đúng không nào? Không biết rằng chuyện gì sẽ xảy ra với chú Trống Choai khi một thân một mình đối chọi với lão Cáo xảo quyệt nhỉ? (VOV6 Kể chuyện và Hát ru cho bé 02/04/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2016
Lượt nghe: 2160
Cây hoa Cánh bướm trước kia không có hoa. Cây rất buồn vì điều đó, trong khi nhiều loài hoa như hoa Hồng, hoa Cúc, Thược dược, Lay ơn…thì lúc nào cũng diện bộ váy áo nhiều màu sắc. Luôn thấy hoa Cánh bướm buồn bã, các bạn Tia nắng, Cơn gió và Bướm trắng đã tới gặp bà Chúa Xuân để xin bà ban phát cho cây hoa Cánh bướm những bông hoa rực rỡ.(Kể chuyện và hát ru 13/5/2016)
Ngày phát hành 12:14 | 2/11/2022
Lượt nghe: 813
Trong khu vườn cà phê nọ, bạn ong và bạn bướm tranh cãi nhau quyết liệt vì ai cũng cho rằng cà phê nở được hoa là nhờ mình. Vậy ai đúng, ai sai, sự thật là như thế nào? (Kể chuyện và hát ru 28/10/2022)
Ngày phát hành 11:15 | 2/2/2023
Lượt nghe: 395
Những bông hoa hướng dương khi nở thường hướng về phía mặt trời. Đây được xem là đặc tính của loài, cũng giống như mèo thì thích ăn cá, còn thỏ thì thích ăn cà rốt vậy. Nhưng từ đặc tính ấy mà đã có nhiều câu chuyện thú vị để giải thích cho chúng ta về điều này... (Kể chuyện và hát ru 25/01/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2018
Lượt nghe: 824
Nếu dành thời gian quan sát khu vườn nhỏ đầy cây và hoa, chúng mình sẽ thấy những cánh bướm nhiều màu sắc bay vờn bên các bông hoa, một vài chú chuồn chuồn kim chuồn chuồn ớt thoắt đậu thoắt bay, tiếng chim sâu lích chích tìm mồi trong lá… Từ khu vườn ấy xinh ấy đã diễn ra những trò chơi dân gian gắn kết bạn bè tuổi nhỏ. Và cũng từ đây bao ước mơ của chúng mình được chắp cánh bay xa... (Kể chuyện và hát ru 03/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2016
Lượt nghe: 1910
Câu chuyện “ Hoàng tử nhỏ, công chúa Hoa Nhài và mụ phù thủy” sẽ đưa chúng ta đến với Vương quốc Hoa Sen, nơi đó có chàng hoàng tử nhỏ bé vô cùng dũng cảm. Chàng quyết định tạm rời xa hoàng cung để đi vòng quanh trái đất tìm hiểu cuộc sống của muôn loài. Và chính từ chuyến đi này hoàng tử đã gặp được những con vật trung thành hết lòng vì chủ nhân. Ngoài ra các bé còn được nghe kể về nàng công chúa Hoa Nhài xinh đẹp…Câu chuyện mang nhiều yếu tố thần tiên giúp cho trí tưởng tượng của chúng ta thêm phong phú và lung linh sắc màu…( Kể chuyện và hát ru 13/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2017
Lượt nghe: 922
Những sản phẩm gốm với thật nhiều tạo hình tinh xảo, đẹp mắt thật thu hút c húng ta biết nhường nào. Và khi chúng mình được quan sát các nghệ nhân tạo ra các hình hài của gốm từ những khối đất vô hồn, ta mới lại càng thêm ngưỡng mộ. Các bạn có muốn một ngày nào đó, chính đôi bàn tay bé xinh của mình sẽ chế tác được những sản phẩm gốm độc đáo không nào? Chúng mình cùng đến với “Gốm Chi” ở số 43, phố Vạn Kiếp, Hà Nội để tìm hiểu về kỹ thuật vuốt gốm bằng bàn xoay và giao lưu cùng những bạn nhỏ yêu gốm nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 19/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2017
Lượt nghe: 2126
Khi chúng mình say mê khám phá thiên nhiên và môi trường sống quanh ta, thì hẳn là các bạn sẽ yêu thích xem các chương trình hay đọc sách báo về thế giới động vật, đa dạng sinh học, những điều huyền bí của vũ trụ... Mỗi bạn sẽ có cách thể hiện khác nhau, còn các “nghệ sĩ nhí” trong Xưởng vẽ Picas Sơn (Hà Nội) vừa thực hiện những “Ước mơ khoa học” của mình qua một hoạt động nghệ thuật vô cùng ấn tượng đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 30/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 4/8/2016
Lượt nghe: 1455
Trang nghệ thuật có cuộc trò chuyện cùng NSƯT Hoài Phương về liên hoan nghệ thuật "Art for all" lần thứ 20, vừa diễn ra tại Thái Lan. Tiếp đó là bài thơ "Mùa thị" của tác giả Dương Thúy Chinh và tiểu phẩm hài "Mẹ vắng nhà ngày bão. (Văn nghệ thiếu nhi 03/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2020
Lượt nghe: 555
Nổi tiếng từ khi còn nhỏ, những bài thơ hay nhất là viết về tuổi thơ, viết cho tuổi thơ, nhưng nhà thơ Trần Đăng Khoa vẫn khao khát: "Nếu được quay lại thời trẻ con, tôi sẽ tranh thủ chơi nhiều hơn làm thơ. Tôi bắt đầu từ giã tuổi thơ của mình từ khi công bố tác phẩm đầu tiên. Bấy giờ tôi 8 tuổi ... (Văn nghệ thiếu nhi 17/06/2020)
Ngày phát hành 12:58 | 6/7/2023
Lượt nghe: 297
Hè là khoảng thời gian chúng mình được thoải mái tham gia các hoạt động ngoại khóa, không phải lo lắng về việc học hành thi cử. Có thể học vẽ, học đàn, học nấu ăn. Học thêu cũng là một phương án hay đó nhé. Để thêu được những bông hoa sinh động, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại cùng những động tác khéo léo của đôi bàn tay... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/06/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2017
Lượt nghe: 1540
Hoa đào là loài hoa thân thuộc giữa tiết trời Miền Bắc mỗi độ Tết đến xuân về. Hoa đào xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhạc họa, nhưng đến những ngày cận Tết nguyên đán Đinh Dậu, công chúng yêu hội họa thực sự ấn tượng với các tác phẩm vẽ đào xuất sắc của họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa. Đặc biệt, những kỷ niệm gắn bó với hoa đào từ thời thơ ấu chính là nguồn cảm hứng thôi thúc họa sĩ đắm mình trong thế giới của đào xuân. Không biết hoa đào của làng Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội- quê hương của tác giả khi được họa lên tranh độc đáo như thế nào nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019
Lượt nghe: 493
Trong gần 2 giờ đồng hồ, những chiếc hộp gỗ thô mộc đã được các bạn tuổi teen trang trí những bông hoa rực rỡ sắc màu. Sản phẩm nghệ thuật này sau đó được các bạn dùng để đựng khăn giấy, để trên bàn học hoặc tặng người thân. Buổi thực hành vẽ hoa nghệ thuật trên gỗ tại Câu lạc bộ “Ơ kìa Hà Nội” do họa sĩ Mai Hoa hướng dẫn khiến các Teen thực sự hào hứng... (Trang văn học tuổi mới lớn 06/08/2019)
Ngày phát hành 15:0 | 6/9/2021
Lượt nghe: 410
Thổ cẩm là một loại vải dệt theo phương pháp thủ công rất giàu họa tiết đặc trưng của vùng miền. Các họa tiết này thường nổi lên trên bề mặt vải giống như được thêu, thực chất là được làm ra ngay trong quá trình dệt vải. Ở nước ta, vải thổ cẩm khá đặc trưng và phổ biến ở các vùng núi phía Bắc và các vùng Tây Nguyên, Ninh Thuận... (Văn nghệ thiếu nhi 01/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 1/11/2017
Lượt nghe: 1346
Tác phẩm viết về sự gắn kết trong học tập, tinh thần vượt khó của các bạn vùng cao. Nhân vật chính là Quân từ thành phố chuyển về học tập tại một ngôi trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng toàn cây cỏ hoa lá với những con đường mấp mô lên dốc, xuống đèo…Thời gian đầu Quân rất ngạc nhiên vì các bạn học sinh và cả thầy cô giáo nửa ngày đến trường, nửa ngày còn lại thì lên nương làm rẫy. Nhưng khi sống trong tập thể lớp luôn có sự nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống thì Quân đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập vào tập thể lớp, tập thể trường trong tình yêu thương của các thầy cô và bạn bè...(Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2019
Lượt nghe: 568
Ta thường nói "mâu thuẫn như chó với mèo". Lại có câu chuyện kể mèo mới là thầy dạy võ đích thực của hổ. Còn trong tiểu phầm "Liên hoan công nghệ cao" của anh Hoàng Hiệp thì mèo và hổ có là đối tác của nhau, mèo có đáng bậc sư phụ, hay lại bị hổ lừa... (Văn nghệ thiếu nhi 27/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020
Lượt nghe: 1051
Tết là khoảng thời gian thật tuyệt vời. Mỗi chúng ta cũng nghĩ về Tết và đón Tết theo nhiều cách khác nhau. Có bạn thì Tết là khoảng thời gian được cùng gia đình về quê ăn Tết và chơi Tết. Có bạn thì được cùng cha mẹ và các anh chị em đi du lịch, đón Tết ở những vùng đất mới. Với tác giả Lương Đình Khoa, Tết là khoảnh khắc đong đầy cảm xúc, được sống trong vòng tay yêu thương của người thân, trong tiếng cười bè bạn... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2018
Lượt nghe: 811
"Hà Nội tháng 7 về là những đợt nắng vàng phủ mật xuống phố và những cơn mưa mùa sầm sập nghiêng trời lệch đất biến phố thành những dòng sông không đầu nguồn cuối ngọn..." - những dòng tản văn lãng mạn và gợi nhiều ý vị về Hà Nội trong tản văn "Phố dịu dàng mùa hoa xà cừ" của tác giả Hoài Hương là điểm nhấn trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi hôm nay. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 30/7/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2016
Lượt nghe: 950
Sách giáo khoa luôn được coi là tài liệu chuẩn để thầy cô giáo và học sinh theo sát trong quá trình dạy và học. Do đó, dù chỉ một sai sót trong trình bày văn bản cũng có thể tác động tới việc tiếp nhận và xử lý thông tin. Đó là lý do vì sao mỗi lần tái bản thì người biên soạn hoặc trình bày sách cần phải rà soát lại để khắc phục những điểm chưa phù hợp. (Văn nghệ thiếu nhi 20/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019
Lượt nghe: 811
"Nẻo về" là nhan đề sáng tác thơ của tác giả Hà My, với những câu êm dịu: “Con lại về với quê mẹ bình yên/ Giữa một ngày không mưa, chỉ vàng ươm những nắng/ Con đường nhỏ ẩn mình trong im lặng/ Không tiếng lá rơi, xao xác nẻo về". Còn "Hoa vông đỏ" là truyện ngắn của tác giả Nguyễn Thu Thủy, tái hiện tình huống xúc động về tình cảm gia đình. Sự kết hợp của các tác phẩm trong chương trình này tạo nên những yêu thương đan kết dành cho tuổi ô mai... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 17/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2018
Lượt nghe: 663
Thời gian qua hình ảnh của những bức tranh, bức vẽ hoa hướng dương xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng xã hội. Gam màu vàng ấm áp, sống động là chủ đạo, truyền đi thông điệp tốt lành. Thông qua việc chia sẻ hình ảnh hoa hướng dương, có thể gián tiếp đóng góp một số tiền nhỏ để giúp đỡ các bệnh nhi ung thư đấy các em ạ. Và tất nhiên, còn những điều gì đằng sau mỗi bức vẽ. Hãy cùng trang nghệ thuật - chương trình Văn nghệ thiếu nhi tìm hiểu nhé! (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 12/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2018
Lượt nghe: 728
Những bông hoa lụa mềm mại luôn làm đắm say bao ánh nhìn và ẩn sau vẻ đẹp đắm say ấy là cả những tâm huyết và sự tài hoa của những nghệ nhân. Theo sự phát triển của đời sống tinh thần, ngày càng có nhiều thương hiệu hoa lụa ra đời. Thế nhưng không phải thương hiệu hoa lụa nào cũng được người tiêu dùng ưa chuộng và nhất là trở thành nét văn hóa như thương hiệu hoa lụa Mai Hạnh. Phóng viên Thúy Quỳnh đã gặp gỡ nghệ nhân Mai Hạnh để giúp chúng mình hiểu hơn về con đường đến với nghệ thuật hoa lụa của bà và tìm hiểu về nét đặc sắc của thương hiệu hoa lụa Mai Hạnh. Mời các bạn cùng nghe! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 20/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2020
Lượt nghe: 534
Để có được bát hoa thủy tiên ưng ý, nở đúng vào dịp giao thừa và những ngày đầu năm mới, đòi hỏi người chơi hoa cần phải có sự công phu trong việc cắt tỉa, chăm sóc cẩn thận và kiên trì trong quá trình cây phát triển. Chính vì vậy mà các bạn trẻ luôn tìm đến những lớp nghệ thuật cắt tỉa hoa với mong muốn có được kinh nghiệm trong việc cắt tỉa và chăm sóc hoa thủy tiên... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 14/01/2020)
Ngày phát hành 21:22 | 4/10/2021
Lượt nghe: 621
Truyện ngắn “Ngôi trường trên đồi hoa vàng” của tác giả Lê Thủy có lối viết tụ nhiên, phản ánh cuộc sống của các bạn học sinh đang học tập và sinh sống trên rẻo đất vùng cao. Nhân vật chính trong truyện là Quân,16 tuổi, từ thành phố theo cha chuyển lên vùng cao. Tại đây Quân luôn muốn chứng tỏ mình là số 1 của lớp cả về thành tích học tập và hình thức bên ngoài. Tuy nhiên cậu đã vấp phải nhiều rào cản không thể lường hết được... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 1125
Nhà thơ Trần Đăng Khoa là tác giả có tác phẩm được học và đọc thêm nhiều nhất trong sách Tiếng Việt bậc tiểu học ở chương trình phổ thông cũng như các chương trình cải cách thí điểm khác. Bài viết “Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa” cùng các em tìm hiểu phần nào về mạch ngầm nuôi dưỡng thế giới tinh thần của nhà thơ vốn được gọi là "Thần đồng" từ năm 6-7 tuổi này.(Trang văn học nhà trường 25/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019
Lượt nghe: 789
Chuỗi sự kiện văn học nghệ thuật mang tên “Mây trắng vẫn bay về” do Câu lạc bộ Ơ kìa Hà Nội tổ chức đã thu hút khá đông các bạn trẻ tham dự. Trong đó đáng chú ý là cuộc gặp gỡ thân mật và vô cùng ấm áp giữa tác giả Đông Mai (chị gái của nhà thơ Xuân Quỳnh) với độc giả yêu mến hồn thơ Xuân Quỳnh, thông qua cuốn sách “Xuân Quỳnh- một nửa cuộc đời tôi”. Những hồi ức thấm đẫm tình cảm gia đình, về tuổi thơ nhọc nhằn khốn khó của hai chị em Đông Mai- Xuân Quỳnh, cùng những trang viết tràn đầy tình yêu cuộc sống của nữ sĩ Xuân Quỳnh khi bước vào tuổi trăng tròn đã được người chị gái Đông Mai kể trong niềm xúc động dâng trào... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 10/09/2019)
Ngày phát hành 22:0 | 20/1/2021
Lượt nghe: 388
Tốt nghiệp phổ thông, như nhiều bạn bè cùng trang lứa, chàng trai Nguyễn Văn Thọ trở thành người lính bảo vệ Tổ quốc. Những tháng ngày gian khổ ác liệt nơi chiến trường cũng chính là khoảng thời gian tuyệt đẹp, tôi luyện ý chí và sự thử thách. Tuổi hoa niên trong sáng không bao giờ trở lại, nhưng luôn là miền nhớ ngọt ngào... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 12/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2017
Lượt nghe: 1182
Như đã hẹn với các bạn từ vở kịch “Mảnh Lego màu đỏ” về chuỗi quà tặng mà các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam gửi tặng chúng mình trong dịp hè này, "Trang nghệ thuật" giới thiệu tới các bạn một vở nhạc kịch vô cùng sôi động và hấp dẫn. Vở diễn mang tên “Cuộc phiêu lưu của Gà Trống Choai”, kịch bản Nguyễn Toàn Thắng, đạo diễn NSƯT Đức Hải, do các diễn viên Đoàn Ca múa nhạc (Nhà hát Tuổi Trẻ Việt Nam) trình diễn, hẳn sẽ là món quà và kỷ niệm đáng nhớ với chúng mình. (Văn nghệ thiếu nhi 21/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2019
Lượt nghe: 815
“Giữ sao được góc sân trường sớm mai/ Hoa phượng đỏ 12 mùa nhung nhớ"... Bài thơ “Điệp khúc năm cuối cấp” của tác giả Lương Đình Khoa đã gói ghém tâm tư của các bạn học sinh lớp 12 khi chia tay bạn bè, thầy cô và mái trường để bước vào giảng đường Đại học. Khoảnh khắc này dù không ai mong muốn, nhưng đó đã là quy luật của thời gian, của tạo hóa. Trong cuộc trò chuyện với Trang văn học tuổi mới lớn, tác giả Lương Đình Khoa sẽ chia sẻ điều gì... (Trang văn học tuổi mới lớn 30/07/2019)
Ngày phát hành 10:19 | 9/3/2022
Lượt nghe: 385
Bây giờ đang là thời điểm nở rộ của hoa bưởi. Màu trắng ngần tinh khiết, hương thơm ngát dịu dàng của loài hoa bình dị ấy đã đi vào nỗi nhớ của bao người, để một sáng xuân nào đó bừng thức dậy trong miền kỉ niệm ngọt ngào... (Văn nghệ thiếu nhi 01/03/2022)
Ngày phát hành 10:43 | 16/10/2023
Lượt nghe: 825
Cuốn sách “Chó Đốm và mèo Hoa” gồm 5 truyện thơ xinh xắn đáng yêu có nhan đề “Chuột Cồ ăn vụng cá kho”, “Đốm - Hoa chăm bà ốm”, “Làm quen với bạn mới mèo Mun”, “Thăm cô bồ câu ốm” và truyện “Đốm – Hoa giúp Cua thoát nạn”. 5 câu chuyện kể về cuộc sống của hai bạn chó Đốm và mèo Hoa ở lang quê thanh bình. Đây là tác phẩm thơ đầu tay của tác giả Minh Ngọc... (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2023)
Ngày phát hành 16:23 | 14/6/2022
Lượt nghe: 746
Có ước mơ được hình thành ngay từ khi chúng ta còn nhỏ. Nhưng cũng có những điều mà trong quá trình học tập và lớn lên chúng mình mới nhận ra đâu là niềm đam mê đích thực của mình. Từ đó chúng mình sẽ chuẩn bị một tâm thế tốt để hiện thực hóa ước mơ... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 07/06/2022)
Ngày phát hành 11:14 | 12/8/2021
Lượt nghe: 704
Say mê và gắn bó trọn vẹn với phim hoạt hình, đến nay, NSND Phương Hoa đã tham gia hơn 50 bộ phim, trong đó có thể kể đến những bộ phim ấn tượng như: “Xe đạp”, “Quái vật hồ sen”, “Chuyện về những đôi giày”, “ Xe đạp và ô tô”, “Lá cây và lông vũ”, “Truyền thuyết chiếc khăn Piêu”. Vừa qua, bộ phim “Khúc gỗ mục” của NSND Phương Hoa đã đoạt giải thưởng “Khát vọng Dế Mèn” trong khuôn khổ giải thưởng thiếu nhi “Dế Mèn” lần thứ 2 đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 11/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2017
Lượt nghe: 1979
Tuổi thơ của thế hệ 7x, 8x lớn lên ở Hà Nội có biết bao kỷ niệm đáng nhớ. Với tác giả Đức Phạm, những kỷ niệm ấy luôn gắn với hình ảnh khu tập thể có giàn hoa tím. (Văn nghệ thiếu nhi 07/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2017
Lượt nghe: 1009
Chào mừng kỷ niệm 60 năm chương trình Ca nhạc Thiếu nhi trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, 60 năm thành lập Đội Sơn ca Đài Tiếng nói Việt Nam, 60 năm thành lập Phòng Ca nhạc thiếu nhi Đài Tiếng nói Việt Nam; Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí VOV3 tổ chức chương trình Liên hoan giai điệu Sơn Ca 2017. BTV Hoàng Hiệp có bài giới thiệu buổi tổng kết Liên hoan giai điệu Sơn Ca 2017 tổ chức tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam. Các bạn hòa cùng không khí mùa hè trong bài thơ "Ve là ca sĩ mùa hè" của tác giả Trần Anh Thuận và tản văn "Nhớ mùa hạ" của tác giả Đình Nho. (Văn nghệ thiếu nhi 05/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2019
Lượt nghe: 775
Những fan của thể loại khoa viễn tưởng có thêm một cuốn sách mới, khi nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt “Học viên viễn thám”. Nhân dịp ngày sách Việt Nam lần thứ 6 tại Hà Nội, NXB Kim Đồng tổ chức buổi giao lưu giới thiệu bộ sách này. BTV Hoàng Hiệp có bài giới thiệu “Học viện viễm thám” siêu phẩm cho bạn đọc yêu mến khoa học”... (Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019
Lượt nghe: 828
Điều cơ bản nhất của nghệ thuật vẽ tranh có lẽ đó chính là vẽ tĩnh vật. Không phải ngẫu nhiên mà các họa sĩ đều chú trọng và quan tâm đến sự khởi đầu này, bởi khi bạn vẽ tĩnh vật như lọ hoa, quả nhưng lại có hồn và sống động như thật, lúc ấy bạn chính là một họa sĩ đích thực. Cùng gặp gỡ họa sĩ Đặng Việt Linh để nghe anh chia sẻ về kỹ thuật vẽ lọ hoa và quả mùa thu nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 30/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/11/2016
Lượt nghe: 1048
Những tạo hình tò he tí hon hẳn mang đến cho chúng mình thật nhiều điều thú vị. Hơn nữa, khi nhìn đôi bàn tay thoăn thoắt nhào bột, rồi nặn tò he của các nghệ nhân, ta mới cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Chương trình Văn nghệ thiếu nhi có cuộc trò chuyện với anh Đặng Văn Tiên - nghệ nhân Tò he làng Xuân La, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội, giúp các em tìm hiểu về làng nghề Tò he Xuân La và cách nặn một Bông hoa Tò he. (Văn nghệ thiếu nhi 23/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 7/4/2017
Lượt nghe: 1774
Nhìn ngắm những lọ hoa tươi mà mẹ thường tỉ mỉ cắm để trang trí nhà cửa mới đẹp mắt làm sao. Thế nhưng hoa tươi lại rất nhanh tàn. Các bạn nghĩ sao, nếu chúng mình tự tay làm nên một quả cầu hoa bằng giấy, để có thể trang trí cho góc riêng của mình? Quan trọng là chúng sẽ ở lại bên ta rất bền lâu. (Văn nghệ thiếu nhi 06/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2019
Lượt nghe: 1081
Một không gian sâu thẳm và thanh khiết qua tản văn về hương bưởi làng quê, những dòng thơ văn đầy cảm xúc về đấng sinh thành, những trò chuyện đầy gợi mở về dạy và học môn ngữ văn của thầy giáo Đoàn Văn Hợi. Đó là nội dung chính của chương trình này... (Văn nghệ thiếu nhi 25/03/2019)
Ngày phát hành 16:16 | 12/7/2022
Lượt nghe: 739
Sau những phút vui mừng xúc động thì giờ đây Cà Nóng lại rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng, bởi đây là chuyến hải trình kéo dài 9 ngày, phần lớn lênh đênh ngoài khơi xa sóng to gió lớn. Với sức khỏe như hiện nay thì không biết bạn Cà Nóng có vượt qua được thử thách này không? (Văn nghệ thiếu nhi 10/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 699
Ở vùng đất hoa cỏ may, Dế Mèn bình tĩnh nhận lời thách đấu của anh chàng Bộ Ngựa kiêu căng. Khi trở lại hội võ, Dế Mèn ngạc nhiên khi thấy Dế Trũi trên đài. Chắc Dế Trũi vẫn nhớ trận đòn của mấy mụ Bọ Muỗm ngày xưa. Dế Trũi quần cho Bộ Muỗm mệt phờ rồi hạ gục địch thủ để vào trận chung kết. Liệu ai sẽ là nhà vô địch của hội thi võ vùng đất hoa cỏ may? (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2019
Lượt nghe: 558
Lại một mùa hè. Ngày tạm biệt Tú Quyên và Minh Thi, gương mặt ai cũng không giấu nổi buồn bã. Hạnh Chi muốn rủ Tâm An sang ở cùng nhưng Tâm An từ chối. Hoài cảm nhận rõ sự thiếu vắng những người bạn thân. Dòng chữ “Ngũ long công chúa” trước cửa phòng trọ dù đã mờ nhưng vẫn đọc rõ. Bao kỉ niệm lại ùa về... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 18)
Ngày phát hành 16:29 | 25/4/2021
Lượt nghe: 500
Chị Hoa tìm gặp Hồng và tỏ ra lo lắng khi mấy hôm nay không thấy Hồng sang nhà chơi. Chị nhắc tới anh Hoàng khiến Hồng khá bất ngờ. Hồng lờ mờ đoán ra tình cảm mà chị Hoa dành cho anh họ của mình... (Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2019
Lượt nghe: 559
Cánh cửa mật đưa Eliott, Fajio và Katsia qua nhiều vùng không gian khác nhau. Khi đến Trung Hoa, Katsia khống chế Eliott khiến cậu hoảng sợ. Katsia buộc Eliott phải giải thích về việc tại sao cậu muốn tới Oza-Gora và việc muốn tìm Jov. Eliott nói thực lòng về chuyện muốn cứu bố, nhưng Katsia không tin cậu... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ hai mươi tư)
Ngày phát hành 11:37 | 17/6/2021
Lượt nghe: 604
Đàn ngỗng được cư dân trên hòn đảo nhỏ thết đãi thức ăn. Ngỗng đầu đàn Aika quyết định ở lại trên đảo chờ bão tan rồi mới bay tiếp. Cậu bé Nils nhận nhiệm vụ canh gác để đàn ngỗng nghỉ ngơi lấy lại sức cho chuyến đi mới. Trong lúc canh gác cho đàn ngỗng ngủ, Nils đã phát hiện điều bất thường gì? (Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2021)
Ngày phát hành 12:59 | 5/4/2023
Lượt nghe: 297
Những năm tháng nơi đảo hoang đã giúp cho Rô-bin-sơn trở thành một người cứng cỏi, can trường. Anh không chỉ tự cứu sống mình bằng cách thích nghi theo quy luật khắc nghiệt của tự nhiên, mà còn rất thông minh, sáng dạ trong việc đóng tàu, nuôi dưỡng các động vật thực vật, cứu sống những con người không may trôi dạt vào hoang đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 01/04/2023)
Ngày phát hành 16:22 | 23/2/2023
Lượt nghe: 237
Rô-bin-xơn quyết định khám phá vùng đất để xem đây là đất liền hay hoang đảo, là vùng đất có người hay không. Nhọc nhằn leo lên đỉnh ngọn núi cao, Rô-bin-xơn xác định đây là hòn đảo hoang không có người. Anh quay lại con tàu để tìm nhiều vật dụng hữu ích cho cuộc sống không biết sẽ kéo dài bao lâu trên hoang đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 19/02/2023)
Ngày phát hành 10:39 | 27/1/2022
Lượt nghe: 633
Sau 2 tháng phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”, Ban tổ chức đã tìm ra chủ nhân của các giải thưởng, trong đó giải nhất thuộc về cậu bạn Hoàng Phước Đại, 10 tuổi, với tác phẩm "Gấu con mất mẹ". Qua tác phẩm này bạn ấy muốn truyền tải thông điệp gì? (Văn nghệ thiếu nhi 19/01/2022)
Ngày phát hành 16:59 | 30/7/2021
Lượt nghe: 523
Tuổi mới lớn với những khoảnh khắc bâng khuâng hướng về một ai đó, một miền không gian nào đó khiến cuộc sống nội tâm thêm phần thi vị giàu màu sắc hơn. Chúng ta có thể cảm nhận điều này qua tản văn “Gió đưa cánh hoa về miền kí ức” của tác giả Đỗ Thị Thanh Thảo. Bên cạnh đó, những tác phẩm như "Nụ cười của gió", "Chữ ký ghép tên" gieo vào trong ta cảm xúc đầy thi vị... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 06/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2019
Lượt nghe: 771
Mùa hè rộn ràng với nắng và gió, gió có điều gì vui? “ nghịch ngợm như gã gió/ hỏi gã đến từ đâu? Đồng hoa hay đồi cỏ/ khoe chiếc áo nhiều màu”, đó là những phát hiện thú vị về “ gã” gió đáng yêu trong bài thơ “ Gió” của tác giả Mỹ Hạnh. Tản văn “ Dải cam đỏ trên những chiếc lá xanh” của tác giả có bút danh Hạt Dẻ lại đêm đến bao gam màu rực rỡ từ những khu vườn... (Văn nghệ thiếu nhi 08/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/6/2017
Lượt nghe: 985
Bộ ba tác phẩm "Máu hiếm", "Luật chơi" và "Hiện thân" của nhà văn Phan Hồn Nhiên đều xoay quanh hành trình giải đáp bí mật của nhân vật Vinh (19 tuổi). Các dữ liệu của ngành kỹ thuật y sinh được đan cài khéo léo với kiến thức về kiến trúc, âm nhạc vừa đủ để độc giả không cảm thấy nặng nề, vừa gợi sự tò mò để lật giở các trang kế tiếp. (Văn nghệ thiếu nhi 23/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2016
Lượt nghe: 2002
Vẻ đẹp thơ mộng của hoa Bồ công anh khiến cho nhiều bạn nhỏ yêu thích. Mỗi khi cơn gió thổi qua thì những sợi lông trên đài hoa Bồ công anh bay theo chiều gió. Những cục bông trắng ấy như những con vật nhỏ xíu nô giỡn trên đồng cỏ xanh. Hoa Bồ công anh nở và tàn theo giờ nên người chăn cừu thường xem loài hoa dại này như một chiếc đồng hồ báo hiệu thời gian. Tác giả Huỳnh Thị Như Trân đã miêu tả vẻ đẹp mong manh của loài hoa này trong tản văn “Cuộc phiêu lưu của Bồ công anh” (Văn nghệ thiếu nhi phát 28+29/08)
Ngày phát hành 16:15 | 29/3/2021
Lượt nghe: 860
Cảnh sắc thiên nhiên xung quanh chúng ta đang ở độ đằm chín của mùa xuân. Vạn vật bừng lên sức sống tinh khôi. Và chúng mình đã không để lỡ khoảnh khắc tuyệt vời này bằng cách lưu lại thật nhiều bức ảnh đẹp chụp quang cảnh thiên nhiên, sáng tạo nên những bức tranh thơm mùi cỏ mới. Để giúp các bạn có thêm một số kiến thức trong quá trình vẽ tranh, vừa qua Câu lạc bộ nghệ thuật Líu Lô Studio đã tổ chức lớp học vẽ chủ đề “Hoa cỏ mùa xuân”... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 23/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2019
Lượt nghe: 1022
Cuốn truyện “Hoa cúc vàng mang màu nắng” bao gồm 15 tác phẩm với những tên gọi rất teen như: “Cỏ lau cũng biết khóc” “Đi dưới vòm hoa sữa” “Dành cho em im lặng của mùa hè” “Ký ức rơi”… Đây được xem là khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống của chính tác giả và bạn bè xung quanh... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020
Lượt nghe: 557
Một bình hoa, một lẵng hoa đẹp luôn đem đến niềm vui, sự thư thái cho người ngắm nó. Theo ý nghĩa văn học, cắm hoa là nghệ thuật diễn tả những tình cảm khi thưởng thức thiên nhiên, tái tạo lại không gian của cảnh vật với một cành cây, một ngọn cỏ, bộc lộ những sắc thái tình cảm qua các cung bậc màu sắc của các loài hoa... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 02/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2016
Lượt nghe: 1135
Câu chuyện “Bí mật đôi cánh hoa bay” kể về một bí mật được giấu kín trong những cánh hoa dầu. Khi mới mở hoa dầu có màu hồng nhạt. Khi tàn, hoa sẽ chuyển màu nâu đậm và được nắng hong khô trước khi thả mình xoay trong gió. Đài hoa dầu có kích thước lớn hơn bình thường. Vì vậy một bạn nhỏ đã có sáng kiến cắt bỏ đài hoa nhằm giúp bông hoa có vẻ đẹp cân đối hài hòa. Đằng sau của việc làm ấy chính là ước mơ được sống những ngày tháng vui vẻ không bị cơn đau hành hạ bởi bệnh tật. Các em nghe câu chuyện để thêm hiểu và trân quý hơn sự san sẻ và tình yêu thương trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 18/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2020
Lượt nghe: 364
Bộ truyện “Kính vạn hoa” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành tới nay đã đi được một chặng đường dài và tiếp tục có thêm những độc giả mới của thế giới học trò siêu quậy, siêu đáng yêu. Nhân dịp kỉ niệm 25 năm ra mắt bộ truyện này, Nhà xuất bản Kim đồng tổ chức buổi giao lưu gặp gỡ giữa nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và độc giả nhiều thế hệ... (Văn nghệ thiếu nhi 15/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017
Lượt nghe: 888
Mỗi khi cảm xúc dâng trào hẳn là các bạn sẽ hát lên mấy bài ca cho yêu đời, có bạn thì viết lại cảm xúc ấy vào những trang nhật ký, có bạn thì sáng tác một câu chuyện, có bạn lại làm thơ.... Vậy, có bao giờ các bạn nghĩ sẽ...họa lại cảm xúc của mình không? Để thực hiện điều thú vị này, Xưởng nghệ thuật Art Tree đã tổ chức một cuộc thi vẽ có tên là "Cảm xúc trong em" vô cùng độc đáo đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2020
Lượt nghe: 487
Tháng ba về, những bông hoa gạo bung nở đỏ rực trong nắng xuân. Dưới gốc gạo già, những câu chuyện về làng trên xóm dưới luôn được người nông dân chia sẻ sau buổi làm đồng vất vả, đám trẻ con thì thỏa sức nô đùa, ngước nhìn cánh hoa xoay vần trong gió và thầm nuôi dưỡng ước mơ về tương lai. Những cảm xúc về hoa gạo, về thiên nhiên, về hoài niệm tuổi thơ đã được thể hiện trong tác phẩm "Cháy bừng hoa gạo" của tác giả Phan Đức Lộc, "Tháng ba và hoa gạo" của tác giả Phan Thu Hà... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 10/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019
Lượt nghe: 1068
Nếu như ở mùa giải năm trước, Ban tổ chức chỉ trao được 2 giải nhất ở 2 hạng mục Tiểu học và Tự do, thì năm nay cả ba hạng mục là Tiểu học, Trung học cơ sở và Tự do đều có tác phẩm đoạt giải nhất. Đó là các tác phẩm “Bướm lá” của Bùi Mai Khuê, “Câu chuyện của hạt đỗ con” của Nguyễn Diệu Linh Chi và “Quả trứng thần kỳ” của Nguyễn Thế Vinh. Cả ba tác phẩm đều giàu trí tưởng tượng, mang tinh thần đoàn kết chia sẻ cùng nhau, và lấp lánh vẻ đẹp của những tâm hồn thơ trẻ... (Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2019)
Ngày phát hành 19:55 | 27/12/2023
Lượt nghe: 1105
Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa, uyên bác vào hàng bậc nhất của văn học hiện đại Việt Nam. Chất tài hoa của ông được thể hiện trong việc dựng người, dựng cảnh; trong việc biến hóa các ngôn từ nghệ thuật; trong những trường so sánh, liên tưởng bất ngờ, thú vị với hình ảnh sống động gợi cảm mà "Người lái đò sông Đà" là một ví dụ tiêu biểu. (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2023)
Ngày phát hành 22:20 | 2/1/2024
Lượt nghe: 807
Trong chương trình tuần trước, chúng mình đã nghe đoạn trích mở đầu miêu tả về con sông Đà hung bạo nhưng rất đỗi trữ tình, nên thơ trong thiên tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Đặc tả con sông Đà với những nét tính cách như con người mới thấy được sự tài hoa, uyên bác của nhà văn trong việc tạo hình, biến hóa ngôn ngữ hết sức linh hoạt, sống động... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1260
Tết đến xuân về thì không gian của ngôi nhà luôn được chúng mình trang trí một cách chu đáo bằng những màu sắc tươi tắn và ấm áp. Ngày xuân càng trở nên ý nghĩa hơn khi các bạn nhỏ không chỉ trang trí ngôi nhà của chính gia đình, mà còn tạo ra những ngôi nhà nghệ thuật đặc biệt bằng chất liệu vô cùng đơn giản, các vật liệu tái chế như bìa cát tông, vận dụng kỹ thuật cắt dán, vẽ…để thiết kế nên sản phẩm nghệ thuật bằng chính sự đoàn kết, nêu cao tinh thần làm việc nhóm... Câu truyện truyền thanh "Món quà Mùa Xuân" do chị Dương Hà chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Quỳnh Châm là nốt nhạc vui khi loài hoa Lưu Ly đã phải cố gắng chống lại mùa đông rét mướt để dâng tặng Mùa Xuân những bông hoa tim tím bé xinh. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 17/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2020
Lượt nghe: 933
Nhiều tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể thành phim truyền hình và điện ảnh như “Kính vạn hoa”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Mắt biếc”… Gần đây nhất, truyện dài “Trại hoa vàng” được đưa lên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Vở nhạc kịch “Trại Hoa Vàng” xoay quanh tình bạn tuổi ô mai giữa ba nhân vật là Chuẩn, Cẩm Phô và Thảo, với những vui buồn nghịch ngợm của các bạn đồng trang lứa… (Văn nghệ thiếu nhi 29/09/2020)
Ngày phát hành 11:18 | 9/3/2021
Lượt nghe: 773
Nếu như các mẹ đang chăm chút những bình hoa rực rỡ để tô điểm cho ngôi nhà thì chúng mình thử vào vai nghệ nhân gốm sứ thiết kế nên những mẫu bình hoa đẹp mắt xem sao. Và để có một bình hoa đẹp cả về hình dáng, đường nét, hoa văn, đặc biệt là hữu dụng, chúng ta cần tìm hiểu về một số kỹ thuật vẽ, tạo hình mà họa sĩ Đặng Việt Linh sẽ bật mí với chúng mình ngay sau đây... (Văn nghệ thiếu nhi 03/03/2021)
Ngày phát hành 11:36 | 1/7/2022
Lượt nghe: 745
Tiếp nối hành trình của nhà bảo tồn động vật hoang dã Trang Nguyễn (tên thật là Nguyễn Thị Thu Trang), trong tác phẩm mới nhất vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành “Chang hoang dã- Voi”, bộ đôi Trang Nguyễn và Jeet Zdũng thêm một lần nữa dẫn dắt độc giả bước vào thế giới của những chú voi to lớn, hiền lành và vô cùng tình nghĩa... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/06/2022)
Ngày phát hành 11:17 | 4/3/2021
Lượt nghe: 457
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà không còn xa lạ với nhiều bạn đọc qua các tập truyện ngắn như: “Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào”, “Bầy hươu nhảy múa”, “Cổ tích cho tuổi học trò”, “Kẻ đối đầu”, “Giá nhang đèn và những truyện khác”, “Màu vàng thần tiên”, “Chuyện của con gái người hát rong”, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”, “Tiếng gà gáy trong rừng hoa A-rui”, “Cà phê yêu dấu”, “Những bông điệp cuối mùa”, “Cành phong hương”, “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, “Hoàng mộc hương”…Văn của Võ Thị Xuân Hà có phong cách rất riêng, nội lực dồi dào, sâu sắc, trữ tình. Từng thử sức ở lĩnh vực biên kịch điện ảnh nên trong không ít tác phẩm, có nhiều đoạn nhà văn viết như kịch bản. Mỗi câu văn ngắn gọn là hình ảnh sinh động, cuốn hút tạo nên một mảng hiện thực vời vợi, dạt dào cảm xúc cho độc giả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, giọng đọc…sẽ chuyển tới các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn mang tên "Đất hoa" (Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 4/3/2021)
Ngày phát hành 10:3 | 2/8/2024
Lượt nghe: 2184
Từ lâu đời, hoa sen đã trở thành biểu tượng đẹp trong đời sống người Việt. Chiều sâu hình ảnh, hương sắc bông sen không chỉ là biểu tượng về nhân cách mà còn là biểu tượng về văn hóa. Mỗi bài ca dao về hoa sen đều mang liên tưởng, ý niệm riêng.
Ngày phát hành 9:12 | 24/5/2023
Lượt nghe: 2105
Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị di sản văn chương Bích Khê qua tập thơ đầu tiên của ông, tập Tinh huyết, xuất bản năm 1939, cũng là tập thơ duy nhất được in khi ông còn sống. Sau khi Bích Khê qua đời tới nửa thế kỷ, gia đình của ông mới công bố tiếp tập thơ thứ hai mang tên Tinh hoa, gây nhiều sửng sốt trong lòng bạn đọc cũng như giới nghiên cứu văn chương. Trong phần đầu của chương trình Tìm trong kho báu hôm nay, mời quý vị cùng theo dõi phần tiếp theo bài viết của tác giả Trần Thu Hà với nhan đề Bích Khê – Từ Tinh huyết thần dị đến Tinh hoa thần linh, để cùng tìm hiểu về tập thơ di cảo mang tên Tinh hoa của Bích Khê.
Ngày phát hành 12:13 | 15/12/2023
Lượt nghe: 2127
Người Việt ta xưa vốn ưa lối giao tiếp khéo léo, lễ nghĩa, kín đáo, nhuần nhị nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, hài hước. Chúng ta hãy thử ngẫm lại mấy câu ca sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. Mượn hình ảnh các loài cây, hoa đặc trưng, rõ ràng người xưa đã rất ý nhị trong cách tỏ tình và đáp lời. Trong kho tàng ca dao không ít những câu sử dụng nghệ thuật ẩn dụ về người lao động với nhiều cung bậc cảm xúc và cách thể hiện vô cùng phong phú.
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019
Lượt nghe: 1542
Có tài dẫn dắt cốt truyện đến một kết cục không ai ngờ đến, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có dáng dấp như một màn kịch ngắn đầy cảm xúc và cuốn hút. Truyện ngắn “Kép Tư Bền” in trong tập truyện ngắn cùng tên năm 1935 tiêu biểu cho đặc điểm ấy của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan...(Tìm trong kho báu phát 18/07/2019)
Ngày phát hành 11:10 | 19/8/2021
Lượt nghe: 980
Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2019
Lượt nghe: 1246
Giữa muôn ngả rẽ của tư tưởng văn chương buổi giao thời, ngay từ đầu nhà văn Nguyễn Công Hoan đã dứt khoát hướng ngòi bút của mình đứng về phía người dân lao động bị áp bức. Ông là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Theo Giáo sư Phan Cự Đệ, tác phẩm Nguyễn Công Hoan là bức tranh sống động về những cảnh ngộ, con người trong chế độ cũ...(Tìm trong kho báu phát 11/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019
Lượt nghe: 810
Bên cạnh hàng loạt sáng tác văn chương hư cấu nổi tiếng, nhà văn Nguyễn Công Hoan còn thể hiện khả năng lý luận phê bình văn học qua một số tác phẩm bàn về quan niệm văn chương, kinh nghiệm viết văn và chân dung nhà văn. Trên nền tảng sáng tác và tác phẩm, những lý luận về văn chương của ông quả thực hấp dẫn và giàu sức thuyết phục...(Tìm trong kho báu phát 08/08/2019)
Ngày phát hành 15:25 | 10/6/2021
Lượt nghe: 1060
Nhìn lại bối cảnh xã hội cuối thế kỷ 19 thể hiện trong thơ Nôm Tú Xương, chúng ta có thể thấy được phần nào mảng tối bức tranh về thực tế thi cử thời phong kiến thực dân với những nỗi niềm khó tỏ. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng ngoái trông lại khung cảnh ngày ấy qua những vần thơ Quốc âm đầy tâm trạng của ông Tú Thành Nam, cũng là một người thiết tha níu giữ những giá trị truyền thống trong một phong cách nghệ thuật cá tính, độc đáo
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2019
Lượt nghe: 1196
Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của Nguyễn Công Hoan đều được sân khấu hóa. Các thói tục nông thôn, chuyện quan lại chốn đình trung, những chuyện tình yêu bị chia cắt do lễ giáo phong kiến đã được nhà văn phục dựng một cách sinh động. Tiểu thuyết viết trước Cách mạng tháng Tám của nhà văn Nguyễn Công Hoan thực sự trải trước mắt người hôm nay một bức tranh xã hội cũ thu nhỏ...(Tìm trong kho báu phát 25/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2019
Lượt nghe: 906
Không những có công khai phá, mở đường cho văn chương hiện thực phê phán ở nước ta mà nhà văn Nguyễn Công Hoan còn là người góp phần đặt nền móng cho văn xuôi hiện thực hiện thực Xã hội chủ nghĩa. Nhiều tác phẩm Nguyễn Công Hoan viết sau Cách mạng tháng Tám ngược về quá khứ, nhìn vào hiện thực với một cảm quan mới, sâu sắc và khách quan hơn...(Tìm trong kho báu phát 01/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2018
Lượt nghe: 1550
Phó chủ tịch Huyện Nguyễn Bất là một kẻ cơ hội, gây dựng bè cánh thực hiện khát vọng quyền lực. Ông ta quên đi ơn nghĩa, coi chuyện mình được một người đồng đội cứu trong chiến trường năm xưa là chuyện cỏn con, dùng thủ đoạn để điều khiển những cuộc họp quan trọng ở cơ sở. Nhưng có một điều mà con người này sẽ không thể nào tác động được đó là việc đứng về lẽ phải của những người chân chính như chị Quyên, trung tá Trần Minh và người thi sĩ vui tính của trung đội năm xưa... Những tình cảm đồng đội đáng trân quý này đã kịp thời cứu Nguyễn Bất trước những sai lầm khủng khiếp!
Ngày phát hành 20:0 | 12/2/2024
Lượt nghe: 2741
Hoa mai ngày Tết là câu chuyện dung dị về lòng nhân ái, nghĩa xóm giềng của những gia đình vốn làm nghề trồng hoa. Cách ứng xử chân thành và ấm áp của họ tạo nên sự gắn bó, lưu giữ những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau!
Ngày phát hành 9:59 | 13/8/2021
Lượt nghe: 1258
Trong cuộc sống hiện nay, nhiều người đang cố gắng làm vừa lòng người khác mà lãng quên đi ý nghĩa sống của mình. Thành quả hay sự tán dương có thể làm cho họ hãnh diện nhưng chính nó cũng sẽ là rào cản khiến họ được sống đúng với mong muốn của mình. Chỉ khi phải đối diện với lòng mình hay rơi vào bế tắc họ mới đau xót nhận ra sự vô vị của mình, biết mình cần sự yêu thương, chăm sóc của mọi người biết bao!
Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016
Lượt nghe: 2498
Xây dựng nông thôn mới rất cần có những người cán bộ có tầm nhìn xa, có cách xử lý nhanh nhạy, luôn luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên cơ hội của cá nhân mình. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít "công bộc" vẫn vì những mục đích trước mắt, vụ lợi, chưa thực sự và hành động vì lợi ích của người dân khiến bước đường đi tới mục tiêu "nông thôn mới" vẫn còn là quá trình gian nan...
Ngày phát hành 15:18 | 18/4/2022
Lượt nghe: 2651
Kịch bản “Hoa sen lửa” nói về cuộc đời nữ chiến sĩ công an Liên. Vượt lên hoàn cảnh, vượt qua chính mình, đương đầu đấu tranh với tội phạm để trả lại cuộc sống bình yên, trong sạch cho cuộc đời. Cuôc đấu tranh ấy dữ dằn và ác liệt, nguy hiểm và cam go, thời gian và những trận chiến đã tôi luyện bản lĩnh người chiến sĩ an ninh chống lại sự cám dỗ, chống lại tự chuyển hóa, thành pháo đài bất khả xâm phạm. Và điều đọng lại là chất nhân văn, hướng đến giá trị hạnh phúc đích thực cho mỗi con người
Ngày phát hành 15:35 | 10/2/2022
Lượt nghe: 1804
Tuấn và Minh là những người trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết luôn có những đóng góp cho quê hương và đơn vị nơi mình công tác. Vào những ngày khi dịch Covid còn diễn biến căng thẳng, họ vẫn âm thầm góp sức cùng các đồng nghiệp đồng chí chống dịch và giúp người dân khắc phục thiên tai. Trong khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân họ như những đóa hoa gạo rực rỡ, hiên ngang luôn cháy hết mình để lan tỏa những giá trị tốt đẹp
Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2017
Lượt nghe: 3085
Câu chuyện hôm nay kể về một chuyện tình đẹp giữa anh đại úy biên phòng và cô gái vùng cao dù bị gia đình ngăn cản vì không phù hợp với tiêu chí riêng của thế hệ đi trước, nhưng họ đã quyết tâm cùng nhau vượt qua. Không chỉ là câu chuyện đẹp về tình yêu, mà qua đó, chúng ta cũng sẽ có thêm những trải nghiệm về phong tục, văn hóa của đồng bào một miền biên viễn ….
Ngày phát hành 15:53 | 15/11/2021
Lượt nghe: 2641
Liên hoan kịch nói toàn quốc quy tụ 14 đơn vị tham gia với 20 vở diễn dự thi, dù việc tập luyện bị gián đoạn nhiều lần do dịch bệnh nhưng các nhà hát đã mang đến cho Liên hoan những tác phẩm xuất sắc nhất của họ. Dù biểu diễn trong khán phòng không có nhiều khán giả sẽ làm bớt đi phần nào sự hào hứng của người nghệ sỹ. Nhưng với khát vọng được biểu diễn họ vẫn miệt mài tỏa sáng trong mỗi đêm thi. Niềm say mê ấy đủ sức hâm nóng bầu không khí của sàn diễn của rạp Tháng Tám – Hải Phòng sau nhiều tháng phải im lìm đóng cửa vì dịch Covid 19
Ngày phát hành 9:26 | 31/10/2022
Lượt nghe: 2816
… Vì sự PHÁT TRIỂN của sân khấu thì cái MỚI phải được tìm ra để khẳng định và đánh giá. Và trước hết, trong LH Chèo vừa qua, cái mới đáng mừng là đội ngũ đạo diễn, tác giả mới ( tôi không gọi là tác giả trẻ, đạo diễn trẻ) xuất hiện nhiều hơn trước đây. Đặc biệt, các tác giả đạo diễn mới này phần lớn hoạt động ở “làng Chèo” , chèo trong hơi thở và máu thịt của họ là hy vọng về sự khởi sắc của Chèo với đặc trưng loại hình truyền thống thay vì có đạo diễn kịch nói đựng 5-7 vở chèo để chèo thành kịch nói cắm ca.
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2018
Lượt nghe: 2238
Tối 20/10/2018, Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Quảng Ngãi. Đây là hoạt động nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống, trong đó có nghệ thuật Bài chòi vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phản ánh của Vinh Thông, PV Đài TNVN thường trú tại khu vực miền Trung.
Ngày phát hành 15:32 | 23/8/2021
Lượt nghe: 2912
Tuồng là một trong số các bộ môn nghệ thuật có truyền thống lâu đời nhất ở Việt Nam. Không chỉ bao hàm nhiều nội dung tư tưởng những nét đặc sắc về nghệ thuât, Tuồng còn có những trình thức biểu diễn bài bản mà người nghệ sỹ phải qua một thời gian dài trau dồi, luyện tập mới có thể biểu diễn được. NSND Lê Tiến Thọ sẽ chia sẻ thêm về sự độc đáo và tinh túy của nghệ thuật Tuồng
Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2015
Lượt nghe: 1342
Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sỹ Công an Nhân dân có thể coi là một sân chơi mới và thú vị đối với các nghệ sỹ sân khấu. Vì đây là cuộc thi duy nhất ở nước ta có sự chuyên biệt về đề tài gắn với những người chiến sỹ Công an Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh là cơ hội tốt để thử sức, liên hoan cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người làm nghề!
Ngày phát hành 10:19 | 19/10/2022
Lượt nghe: 1869
Đâu phải chỉ đơn giản là câu chuyện cây đa, bến nước, sân đình. Hồn quê trong phim Việt hiểu rộng hơn, sâu hơn chính là câu chuyện của bản sắc văn hóa và con người Việt Nam được thể hiện được khắc họa qua nghệ thuật thứ 7 như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chúng ta đang mất đi điều gì, nhận về điều gì, có những thay đổi chuyển biến ra sao giữa lằn ranh cũ mới. Đây cũng là nội dung mà phóng viên Ban VHNT (VOV6) trò chuyện cùng nhà văn nhà báo Thiên Sơn. (Đối thoại mở 19/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 1044
Làm thế nào để trại sáng tác nhiếp ảnh thực sự hiệu quả và có chất lượng tương xứng với sự đầu tư về kinh phí, thời gian tổ chức? PV VOV6 đối thoại với nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành (Nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 23/10/2019)
Ngày phát hành 16:21 | 28/9/2022
Lượt nghe: 1866
Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ V - năm 2022 có sự tham gia của 13 đơn vị sân khấu, trong đó chủ yếu là các đơn vị sân khấu tại Hà Nội. Nhìn vào số lượng các tiết mục tham gia Liên hoan dễ dàng nhận thấy các vở diễn về đề tài Hà Nội không nhiều, một số vở chỉ mang hơi hướng nói về vùng đất thủ đô một cách gián tiếp chứ không trực tiếp. Việc thiếu vắng kịch bản sân khấu được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với Nhà viết kịch, Tiến sỹ Nguyễn Đăng Chương - Chủ tịch Hội đồng giám khảo Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần thứ V - năm 2022 về vấn đề này. (Đối thoại mở 28/9/2022)
Ngày phát hành 10:58 | 10/11/2022
Lượt nghe: 2883
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 6 diễn ra từ 8/11 đến 12/11 tại thủ đô Hà Nội. Sau 5 kỳ tổ chức, Liên hoan đã dần khẳng định được chất lượng, thu hút được nhiều tên tuổi của điện ảnh khu vực và quốc tế tham dự. Tuy nhiên, làm gì để định hình và xây dựng thành một thương hiệu Liên hoan phim quốc tế có tầm vóc là một bài toán khó. Phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 cùng bàn luận với đạo diễn Lương Đình Dũng về chủ đề này... (Đối thoại mở 09/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 923
Dư luận nói chung rất quan tâm đến việc Liên minh châu Á vì động vật (Asia for Animals Coalition viết tắt AfA) có thư gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch kêu gọi cấm dùng động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc. Khuyến nghị của AfA có khả thi hay không trong bối cảnh Việt Nam, đó là một câu hỏi khiến nhiều nghệ sĩ xiếc trăn trở. PV VOV6 đã có cuộc trao đổi với NSƯT Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam về vấn đề này. (Đối thoại mở 27/02/2019)
Ngày phát hành 16:14 | 22/9/2021
Lượt nghe: 2933
Cải cách, đổi mới sách giáo khoa không phải là câu chuyện bây giờ mới có. Tuy nhiên, đây cũng là đề tài chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là trong những ngày gần đây dấy lên tranh cãi về việc đưa bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh vào chương trình Ngữ văn lớp 6. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với tiến sĩ Đỗ Thanh Nga, công tác tại Viện Văn học về chủ đề này. (Đối thoại mở 22/9/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020
Lượt nghe: 852
Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc Bộ chữ Tiếng Việt không dấu “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bản quyền. Sự khác lạ của kiểu chữ được hai tác giả trình bày trong đề xuất này trước tiên gây ngạc nhiên. Sau nữa, ý tưởng mục đích, tính ứng dụng của bộ chữ này chưa thực sự thuyết phục. Xung quanh câu chuyện này, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) muốn đưa ra một cái nhìn thấu đáo về bộ chữ Tiếng Việt không dấu nói riêng và những cải tiến Quốc ngữ nói chung thông qua vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?". Mở màn là phóng sự “Thấy gì từ một đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ?” của phóng viên Võ Hà.
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2019
Lượt nghe: 1085
Bằng tình yêu và ngọn lửa đam mê, sống hết mình cho nghệ thuật hát xẩm, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa đã dành phần lớn thời gian và tâm huyết cho bộ môn nghệ thuật dân gian này. Chị luôn mong muốn đưa xẩm đến gần hơn với công chúng, đặc biệt là giới trẻ. (Hành trình Sáng tạo 13/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2019
Lượt nghe: 1122
Họa sĩ Trần Tuấn Long được giới họa sĩ nhắc đến là một trong những người nổi tiếng về dòng tranh sơn mài, anh đã diễn tả thế giới tín ngưỡng biến ảo lung linh trong đạo Mẫu với màu sắc nguyên sơ, đầy sức sống. (Hành trình Sáng tạo 30/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2018
Lượt nghe: 1958
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ gắn bó với miền quê Lệ Thủy không chỉ bởi trách nhiệm của một người làm công tác nghiên cứu, mà bởi ông đã dành một tình yêu tha thiết với điệu hò khoan nơi đây. (Hành trình Sáng tạo 02/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2020
Lượt nghe: 1156
Nghệ sĩ piano Nguyễn Huy Phương sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, được học tập, rèn luyện bài bản, anh là một người chơi đàn với kĩ thuật cao và đầy năng lượng. (Hành trình Sáng tạo 15/11/2020)
Ngày phát hành 15:8 | 24/10/2022
Lượt nghe: 2322
Nghệ sĩ Bùi Minh Hoa là một trong số ít nghệ sĩ thành danh với cây sáo Flute ở nước ta. Tiếng sáo của chị trong sáng, chứa chan cảm xúc của một người phụ nữ yêu âm nhạc, yêu cuộc đời. (Hành trình Sáng tạo 23/10/2022)
Ngày phát hành 10:13 | 27/5/2024
Lượt nghe: 1671
NSƯT Khuất Quỳnh Hoa là gương mặt bảo chứng thành công cho nhiều vở kịch như Hamlet, Bóng rối, Ảo ảnh hạnh phúc, Bệnh sỹ… Diễn xuất đa dạng cùng khả năng đọc thấu tâm lý nhân vật, Quỳnh Hoa được thử thách qua nhiều vai diễn từ hiện đại đến cổ điển. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của cô. (Hành trình sáng tạo 26/5/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 868
Sở hữu giọng hát trầm ấn tượng và đầy sức truyền cảm, nghệ sĩ ưu tú Mai Hoa đã để lại trong lòng khán giả, đặc biệt là khán giả truyền hình những cảm xúc sâu sắc nhất. (Hành trình Sáng tạo 14/07/2019)
Ngày phát hành 15:54 | 29/7/2024
Lượt nghe: 1497
Với tình yêu dành cho âm nhạc truyền thống, cùng với cây đàn T’Rưng và Tam thập lục, NSND Hoa Đăng đã góp phần gìn giữ, phát huy, truyền dạy và quảng bá vẻ đẹp, giá trị văn hóa nghệ thuật của nhạc cụ dân tộc cho các bạn trẻ và bạn bè quốc tế. Trong hành trình 30 năm miệt mài hoạt động nghệ thuật, chị đã nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng âm nhạc tại các kỳ liên hoan, hội diễn toàn quốc như: Giải Nhất dàn dựng hòa tấu dàn nhạc dân tộc thiếu nhi tại “Liên hoan Thanh thiếu nhi hát dân ca và biểu diễn nhạc cụ dân tộc năm 2013”; Huy chương Vàng tiết mục độc tấu đàn tam thập lục tại “Liên hoan Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ dân tộc năm 2017”… Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, xin mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ NSND Hoa Đăng. (Hành trình Sáng tạo 17/7/2024)
Ngày phát hành 10:43 | 1/7/2022
Lượt nghe: 1449
Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều điều bất ngờ và trong những điều bất ngờ đó sẽ có những cơ duyên khiến chúng ta thay đổi. Với một người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại, họ sẽ đón nhận và đưa ra những cách thức giải quyết vấn đề như thế nào để được làm điều mình muốn, được sống là chính mình? Hi vọng, nhân vật của chương trình Tôi và Tôi hôm nay sẽ mang đến cho các bạn câu chuyện đầy cảm hứng của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đỗ Quyên Hoa. (Tôi và Tôi 24/6/2022)
Ngày phát hành 15:17 | 25/10/2023
Lượt nghe: 2679
Lê Thư Hương là nghệ sĩ sáo flute nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ ở Mỹ, chị mang theo tình yêu sáo flute trở về nước, giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và biểu diễn tại Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội cũng như các dàn nhạc giao hưởng khác. Chị thường xuất hiện trong các concert cổ điển ở trong nước và tham gia nhiều tour diễn quốc tế. Vẫn biết có một tình yêu và gắn bó với cây sáo như lẽ sống, nhưng ít ai biết, ở người nghệ sĩ này, còn có một mối duyên thầm với nghệ thuật hội họa. Trong chương trình “Tôi và Tôi” hôm nay, hãy cùng Thúy Quỳnh khám phá một cái Tôi khác của nghệ sĩ sáo flute Lê Thư Hương. (Tôi và Tôi 26/10/2023)
Ngày phát hành 9:55 | 29/1/2024
Lượt nghe: 1784
Đăng quang Hoa hậu Việt Nam cách đây hơn 13 năm, đến nay Hoa hậu Ngọc Hân được biết đến là nhà thiết kế áo dài nổi tiếng. Gần đây Hoa hậu Ngọc Hân còn đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực hội họa với rất nhiều hoạt động ý nghĩa dành cho các họa sĩ Việt. Điều này cũng khiến Ngọc Hân trở thành “nàng Hậu” đặc biệt trong mắt khán giả. Trong chương trình Tôi và Tôi hôm nay, hãy cùng Ngọc Hà khám phá một cái Tôi khác của Hoa hậu Ngọc Hân, quý vị nhé! (Tôi và Tôi 28/01/2024)
Ngày phát hành 16:30 | 6/2/2024
Lượt nghe: 1624
Triển lãm giới thiệu hàng trăm bức tranh khắc họa những con đường, góc phố quen thuộc của Hà Nội; cùng những đóa hoa đón Sắc Xuân của nhóm họa sĩ là những kiến trúc sư tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2019
Lượt nghe: 1198
Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ IV diễn ra từ ngày 4/10 - 13/10 tại Hà Nội, với sự tham gia của 7 đoàn nghệ thuật quốc tế (Hungary; Israel; Ấn Độ; Hàn Quốc; Hy Lạp; Singapore; Trung Quốc) và nước chủ nhà Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 04/10/2019)
Ngày phát hành 16:54 | 28/7/2022
Lượt nghe: 1021
Từ 2/8 - 7/8, Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV có chủ đề “Linh hoạt chuyển đổi, thích ứng vượt lên” diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam nhấn mạnh: "500 tác phẩm dự thi là số lượng kỷ lục so với các kỳ liên hoan trước đây. Năm nay, các tác phẩm đi sâu phản ánh việc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các thành tựu kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều điển hình, nhân tố mới và cả những tác phẩm đậm chất phản biện… Nhưng có lẽ, dấu ấn mạnh mẽ nhất vẫn là các tác phẩm phản ánh cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 từ Trung ương đến các địa phương. Điểm mới trong Liên hoan Phát thanh năm nay là Ban tổ chức quyết định tổ chức thi và trao giải "Giọng Vàng", nhằm phát hiện và tôn vinh phát thanh viên, người dẫn chương trình có giọng đọc, dẫn chương trình phát thanh xuất sắc; trao giải cho 2 thể loại: Kỹ thuật dàn dựng xuất sắc và thể loại Ứng dụng nền tảng số". (Làn sóng nghệ thuật 29/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2020
Lượt nghe: 951
8 bộ phim ngôn ngữ gốc tiếng Đức kèm phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh với 13 suất chiếu từ 12/9 đến 10/10/2020. (Làn sóng nghệ thuật 15/9/2020)
Ngày phát hành 23:36 | 31/10/2021
Lượt nghe: 632
Liên hoan phim khoa học quốc tế 2021 được tổ chức tại Việt Nam. LHP góp phần tạo điều kiện thúc đẩy nhận thức về các vấn đề khoa học, công nghệ và môi trường đương đại phát triển. (Làn sóng nghệ thuật 22/10/2021)
Ngày phát hành 16:15 | 7/8/2023
Lượt nghe: 1306
Đề tài “Hà Nội - Hội nhập và phát triển” đã được các nhiếp ảnh gia thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, góc nhìn sáng tạo về mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống… của thủ đô, 68 tác phẩm trong hơn 1.000 tác phẩm của 163 tác giả tham gia được chọn trưng bày tại không gian Phố sách Hà Nội. 11 tác phẩm tham gia Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ X đoạt giải, gồm 1 HCV, 2 HCB, 3 HCB và 5 giải Khuyến khích. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 22:26 | 8/11/2022
Lượt nghe: 835
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội đã bắt đầu từ nay đến ngày 12/11. Từ hàng trăm bộ phim đăng kí tham dự, Ban tổ chức đã tuyển chọn được hơn 120 bộ phim của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 phim truyện dài và 20 phim ngắn dự thi. Hạng mục phim dài dự thi, điện ảnh Việt có “Hoa nhài” của đạo diễn Đặng Nhật Minh, hạng mục phim ngắn có 10 bộ phim (bao gồm: phim tài liệu, phim hoạt hình và phim truyện ngắn) tham gia tranh giải. Đây cũng là cơ hội học hỏi, giao lưu với các nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới và cũng là dịp để chúng ta nhìn lại chính mình... (Làn sóng nghệ thuật 08/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2019
Lượt nghe: 1182
Liên hoan Chèo toàn quốc là hoạt động định kỳ được tổ chức 3 năm/lần. Liên hoan năm nay diễn ra từ 14 đến 28/9 tại Bắc Giang với 26 vở diễn của 16 đơn vị. (Làn sóng nghệ thuật 10/9/2019)
Ngày phát hành 15:51 | 17/4/2023
Lượt nghe: 889
LHP quốc tế Mát-xcơ-va lần thứ 45 diễn ra vào cuối tháng 4/2023. LHP là nơi quy tụ và trao giải cho nhiều nhà làm phim, nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới. Bộ phim hành động "578 - Phát đạn của kẻ điên" của đạo diễn Lương Đình Dũng sẽ tham dự LHP này ở hạng mục Wild Nights. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2018
Lượt nghe: 749
Chuỗi chương trình “Tinh hoa nhạc Việt” do Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức nhằm đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với giới trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 16/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2020
Lượt nghe: 723
Nhạc kịch được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, do NSƯT Ánh Tuyết dàn dựng, các nghệ sĩ của Nhà hát Tuổi Trẻ biểu diễn. (Làn sóng nghệ thuật 11/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2019
Lượt nghe: 711
Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang trong lộ trình chuyển đổi dần sang xu hướng thay thế xiếc động vật hoang dã bằng các loài vật gần gũi với đời sống con người như xiếc lợn, xiếc trâu, xiếc mèo, chim vẹt…(Làn sóng nghệ thuật 12/02/2019)
Ngày phát hành 11:48 | 25/10/2022
Lượt nghe: 940
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI tuyển chọn hơn 120 bộ phim của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 phim truyện dài và 20 phim ngắn dự thi. Bộ phim “Hoa nhài” của đạo diễn Đặng Nhật Minh là tác phẩm điện ảnh duy nhất của nước ta dự thi liên hoan phim lần này. Đây là dịp tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật, có dấu ấn sáng tạo, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước... (Làn sóng Nghệ thuật 25/10/2022)
Ngày phát hành 11:13 | 12/10/2022
Lượt nghe: 942
Triển lãm “Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 9” do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội và Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp tổ chức. Các tác phẩm được giới thiệu tới công chúng là những bức ảnh đoạt giải và những tác phẩm chất lượng được chọn lọc từ hàng nghìn tác phẩm dự thi. Mặc dù các tác phẩm được đánh giá cao hơn những năm trước nhưng lại chưa có tính đột phá. (Làn sóng Nghệ thuật 26/08/2022)
Ngày phát hành 19:1 | 27/12/2020
Lượt nghe: 885
Kỷ niệm 25 năm xuất bản tập đầu tiên của bộ sách “Kính Vạn Hoa”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu với bạn đọc tại Hà Nội. Nhân dịp này, NXB Kim Đồng ra mắt ấn phẩm "Kính Vạn Hoa" 45 tập theo bản in đầu tiên. (Làn sóng nghệ thuật 11/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019
Lượt nghe: 1206
Các quốc gia tham gia Liên hoan gồm: Ô-xtrây-li-a, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Cu-ba, Ai Cập, Hung-ga-ri, Lào, Xinh-ga-po, Việt Nam với các thể loại xiếc: nhào lộn, tung hứng, thăng bằng, ảo thuật...(Làn sóng nghệ thuật 22/10/2019)
Ngày phát hành 11:5 | 14/12/2022
Lượt nghe: 783
Với sự tham gia của 9 đơn vị nghệ thuật trong nước và quốc tế, Liên hoan Xiếc quốc tế 2022 đã diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. Sự kiện góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực nghệ thuật xiếc giữa nước ta và các nước trên thế giới. Trong lần tổ chức này, Liên hoan cho thấy các tiết mục được đầu tư công phu, mang đậm dấu ấn văn hóa bản địa... (Làn sóng nghệ thuật 06/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2020
Lượt nghe: 552
Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án với mục tiêu xây dựng, quảng bá, nâng tầm và phát triển LHP Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia, thu hút công chúng trong nước và bạn bè quốc tế. (Làn sóng nghệ thuật 31/7/2020)
Ngày phát hành 22:54 | 5/10/2021
Lượt nghe: 1140
Bộ phim của đạo diễn Bùi Kim Quy đã được Cục Điện ảnh thẩm định và cấp phép sẽ tham gia tranh giải tại LHP quốc tế Busan lần thứ 26 từ ngày 6 đến 15/10. "Miền ký ức" tranh giải cùng 10 tác phẩm khác trong mục New Currents quy tụ nhiều nền điện ảnh khác như Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. (Làn sóng nghệ thuật 01/10/2021)
Ngày phát hành 15:59 | 17/4/2023
Lượt nghe: 902
Với các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, màu nước, gốm…triển lãm giới thiệu tác phẩm của các họa sĩ Lê Thiết Cương, Chu Hồng Tiến, Bình Nhi, Nguyễn Quốc Thắng, Hồng Phương, Phương Bình, Đinh Công Đạt, Vũ Hữu Nhung. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 15:18 | 8/5/2023
Lượt nghe: 1292
Tại phòng tranh Beaux-Arts de HiGGS (92 ngõ Thổ Quan, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm “Nude” của các họa sĩ Lê Minh Châu, Ngô Thành, Nguyễn Thành, Nguyễn Dương, Nguyễn Xuân Đam, Nguyễn Tùng, Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Bảo Ngân…với 36 bức tranh vẽ trên chất liệu sơn dầu, acrylic. Ở triển lãm này, các họa sĩ đã phá vỡ các tiêu chuẩn thẩm mỹ thông thường và thách thức các định kiến về cơ thẻ và giới tính. (Làn sóng nghệ thuật 2/5/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018
Lượt nghe: 1186
Triển lãm ảnh về Làng nghề phố nghề Hà Nội; Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội; Trao đổi với nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam) về tình trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc. (Làn sóng nghệ thuật 12/10/2018)
Ngày phát hành 10:50 | 16/11/2022
Lượt nghe: 788
Bộ phim "Hoa nhài" của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh vừa được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI. Được thực hiện suốt 2 năm, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vô cùng phức tạp và mới hoàn thành hồi tháng 8/2022, "Hoa nhài" là những lát cắt về cuộc sống của những người Hà Nội bình dân, qua đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách người Hà Nội như câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”... (Làn sóng nghệ thuật 11/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2020
Lượt nghe: 2221
Mấy chục năm hoạt động nghệ thuật, họa sĩ Phạm Kim Bình vẫn luôn chung thủy với lối vẽ trực họa phong cảnh và hoa. Bên cạnh công việc sáng tác, họa sĩ Phạm Kim Bình còn đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội. Chị đã cùng Ban Chấp hành Hội tổ chức nhiều cuộc triển lãm và các trại sáng tác thường niên, các chuyến đi thực tế cho hội viên ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. (Câu chuyện nghệ thuật 06/11/2020)
Ngày phát hành 23:23 | 20/2/2022
Lượt nghe: 2265
Sau khi du học ở Đức về chuyên ngành quay phim, NSND Lương Đức đã chọn dòng phim khoa học để theo đuổi. Ông đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh như các giải Bông sen vàng, Bông sen Bạc, Quay phim xuất sắc nhất. Năm 2012, NSND đạo diễn Lương Đức vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020
Lượt nghe: 2228
Những họa tiết chính trang trí trên gốm Lý – Trần là hoa lá, hình chim, hình thú hoặc hình người. (Câu chuyện nghệ thuật 30/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2020
Lượt nghe: 2365
“Tôi yêu lắm mùa hoa sữa nở/ Hoa rụng ven hè gợi nhớ bước chân qua”...Ca khúc “Hoa sữa tuổi thơ” được nhạc sĩ Đào Quang Minh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Đào Trọng Thắng. Giai điệu tha thiết gợi nhớ về tuổi trẻ khi anh dắt tay em đi qua những tuyến phố nồng nàn hương hoa sữa. (Điểm hẹn văn nghệ 10/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2016
Lượt nghe: 1543
Một điểm nhấn khó quên trong những ngày cuối năm 2016 là chuỗi các hoạt động văn học nghệ thuật nhân kỉ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến. Trên bề rộng ấy thì “Câu chuyện phóng viên” muốn đi sâu bình luận về một sự kiện, đó là liên hoan sân khấu thủ đô lần thứ 2. Trong khi nhiều sân khấu ở thủ đô hoạt động khiêm tốn, thì liên hoan này có góp phần cải thiện tình trạng ấy, nghĩa là có tạo nên một cú hích hay một sự động viên như thế nào với những người theo đuổi nghệ thuật sân khấu? (Điểm hẹn văn nghệ 31/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2020
Lượt nghe: 2501
“Anh ủ em vào đâu / Mà mùa thu đứng bên hiên dịu hiền quá đỗi / Hình như anh vẽ em / Bằng đôi mắt tình nhân” (nhạc sĩ Bùi Tiến Thường phổ nhạc bài thơ “Mùa thu” của nhà thơ Vân Anh (Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam). (Điểm hẹn văn nghệ 22/8/2020)
Ngày phát hành 16:14 | 7/4/2022
Lượt nghe: 2393
Tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” của nhà văn Hoàng Thế Sinh kể lại cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của quân tình nguyện Việt Nam trong chiến dịch Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Lào năm 1971 - 1972. Đây là chiến dịch phòng ngự của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm đất Lào trong mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng giải phóng Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Thanh Bình, Yên Hoàng, Minh Phú, Dương Minh... Họ là những người bạn học cùng lớp, ở tuổi hai mươi đã vào đội quân tình nguyện Việt Nam, lên đường làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào. Với “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”, nhà văn Hoàng Thế Sinh muốn gửi gắm điều gì khi viết về nơi từng là một phần kí ức của chính mình? Câu trả lời sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa nhà văn và phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 11:32 | 18/3/2024
Lượt nghe: 2249
So với các nước trên thế giới, không gian công cộng ở nước ta còn khá đơn giản về thể loại, hình thức thiết kế, hay trải nghiệm. Thêm vào đó, số lượng mảng xanh cùng không gian chung đang dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện, Hà Nội đang tích cực triển khai chỉnh trang một số công viên, vườn hoa trên địa bàn. Việc làm này, theo Thạc sỹ-KTS Phạm Hoàng Phương đã nhận được sự đánh giá cao của giới KTS và sự vui mừng, phấn khởi của người dân. Cũng xin nói thêm, KTS Phạm Hoàng Phương hiện công tác tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng); là người có hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch - quản lý phát triển đô thị:
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2015
Lượt nghe: 1375
Những câu chuyện thú vị về Bút Tre, không chỉ với tư cách một nhà thơ dân gian mà còn là một người hoạt động văn hóa với tầm nhìn sâu rộng. "Bài hát mùa màng" - một thi phẩm cuả nhà thơ Mai Văn Phấn phải chăng là khúc hoan ca của tình yêu? Khi danh họa Tô Ngọc Vân đã nằm lại với mảnh đất quê hương thì kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ" vẫn thực hiện hành trình xuyên thời gian và không gian...
Ngày phát hành 12:53 | 17/4/2022
Lượt nghe: 1949
Triển lãm " Câu chuyện Phương Đông" của họa sĩ Triệu Khắc Tiến (giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 14:24 | 8/6/2023
Lượt nghe: 1506
Mục Thời Anh là một trong những nhà văn Trung Quốc nổi bật trong thập niên 1930. Qua đời ở tuổi 28, nhà văn họ Mục có quãng đời sáng tác không dài. Tuy nhiên, ông vẫn để lại dấu ấn trên văn đàn khi trở thành cây viết tiên phong thuộc trường phái văn học Tân cảm giác Thượng Hải với hàng loạt các tác phẩm như “Giao lưu”. “Cực Nam Bắc”, “Nghĩa trang”, “Pho tượng nữ bạch kim”, “Tình yêu của thánh nữ còn trinh”… Gần đây, tác phẩm của ông đã được giới thiệu với độc giả Việt qua tập truyện “Điệu foxtrot Thượng Hải”. Sách do Công ty Cổ phần sách và truyền thông San Hô (San Hô Books) & NXB Thanh niên ấn hành, dịch giả Cẩm Ninh và Tố Hinh chuyển ngữ. (Văn nghệ 9/6/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 5/3/2019
Lượt nghe: 1096
Bài hát “Hoa sim biên giới” (nhạc sĩ Minh Quang) phổ từ bài thơ cùng tên của nhà văn Đặng Ái sâu lắng và trữ tình đã lay động hàng triệu trái tim các chiến sĩ làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 02/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016
Lượt nghe: 3036
Kể từ buổi đầu "lưu luyến ấy", khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) - nay là khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đi một hành trình dài 60 năm với biết bao nhiêu gương mặt, biết bao nhiêu kỷ niệm...(Điểm hẹn Văn nghệ 19/11 + 24/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 3/12/2018
Lượt nghe: 934
Từ một tổ Văn trong Ban Văn Sử Địa ra đời ngày 2-12-1953 và chính thức mang tên Viện Văn học từ đầu năm 1960 đến nay, Viện Văn học trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn, có vị thế quan trọng trong đời sống văn chương học thuật nước nhà. (Điểm hẹn văn nghệ 01/12/2018)
Ngày phát hành 10:39 | 28/10/2024
Lượt nghe: 1191
Vừa qua, nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành cuốn sách “Ngủ giữa hoa sen” của nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Anh Vũ. Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Anh Vũ sinh năm 1974 tại Hà Nội, từng theo học ngành Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng, đã nhiều năm hoạt động tự do với các công việc thiết kế, vẽ tranh, làm bìa sách, sáng tác văn thơ, tham gia thể hiện mỹ thuật sân khấu. Cuốn sách là món quà tri ân, tấm lòng của gia đình và bạn bè văn chương dành cho tác giả. Cuốn sách “Ngủ giữa hoa sen” của nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Anh Vũ gồm 4 truyện ngắn, gần 30 tản văn, gần 40 bài thơ và một số tranh, minh họa của tác giả đã in báo, hoặc được anh giới thiệu, chia sẻ trong những năm qua. Sáng tác của Nguyễn Anh Vũ thường khai thác nguồn dữ liệu văn hóa từ truyền thống dân tộc; từ lối sống, đời sống người Hà Nội. Anh truyền tải những câu chuyện một cách khéo léo, sinh động qua góc nhìn đa dạng của người am hiểu về nghệ thuật kiến trúc, thiết kế và bài trí không gian, tích lũy vốn ngôn ngữ phong phú. Về cuốn sách này, BTV chương trình có bài “Ngủ giữa hoa sen – Tình yêu thiết tha với cuộc đời”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2020
Lượt nghe: 1541
Nhân kỷ niệm một năm ngày mất nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, NXB Văn học giới thiệu với độc giả một tuyển tập gồm 3 cuốn (thơ, văn xuôi, nhạc, phê bình tiểu luận...). Ông đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho tập thơ “Đồng dao cho người lớn” và trường ca “Con đường của những vì sao” (Trường ca Đồng Lộc). (Điểm hẹn văn nghệ 04/01/2020)
Ngày phát hành 11:38 | 2/3/2023
Lượt nghe: 948
“Đối mặt sói trắng” của tác giả Phan Thế Cải viết về đề tài chống ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh. Là nhà báo từng nhiều năm theo dõi lĩnh vực này, tác giả Phan Thế Cải đã phát huy được sở trường về phóng sự điều tra, đem đến một câu chuyện hấp dẫn về việc truy bắt những đối tượng nguy hiểm. Qua “Đối mặt sói trắng”, chúng ta biết thêm những mánh khóe hết sức tinh vi của những tay tội phạm cáo già. Đồng thời, cũng cho thấy sự thông minh, cơ trí của các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận đầy hiểm nguy này...Vào năm 2020, truyện kí “Đối mặt sói trắng” được NXB Công an Nhân dân ấn hành với số lượng giới hạn trong khuôn khổ cuộc thi “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”. Sau này, để tác phẩm có thể đến với đông đảo người đọc, tác giả Phan Thế Cải đã tiến hành chỉnh sửa, bố sung để “Đối mặt sói trắng” được NXB Văn học “trình làng” một lần nữa. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài của BTV chương trình có nhan đề “Đối mặt sói trắng – Cuộc chiến không khoan nhượng”.
Ngày phát hành 9:4 | 29/2/2024
Lượt nghe: 2678
Bằng tình yêu và trách nhiệm với đất nước, cùng phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những người lính biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Thanh Hóa cùng già làng, trưởng bản, đảng viên, người có uy tín, những hộ dân nơi đây tham gia bảo vệ đường biên cột mốc; tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia…Bút ký “Giữa những mùa hoa nở” của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy ghi nhận những việc làm cụ thể của các chiến sỹ biên phòng và người dân nơi miền biên viễn Xứ Thanh:
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2017
Lượt nghe: 1764
“Chỉ mùa thu còn trọn vẹn yêu thương/ Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ/ … Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc"... “Hoa sữa” là dòng hoài niệm về chút tình đầu mong manh, trong sáng. Chính cái nhìn hoài niệm đã khiến cho bài thơ mang ý vị sâu sắc, làm day dứt lòng người. Nhiều năm đã qua, nhưng nhà thơ Nguyễn Phan Hách vẫn thầm cảm ơn cuộc gặp gỡ ấy, người bạn gái ấy, không gian ấy, đã đem đến cho hồn thơ ông những rung động sâu xa (Thơ phổ nhạc). Những nét mới trong chương trình "Không gian nghệ thuật trong rừng" năm nay (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 18/11/2017)
Ngày phát hành 15:24 | 29/12/2022
Lượt nghe: 563
Vào ngày 4/1 tới đây, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam sẽ tổ chức trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022. Các tác phẩm được vinh danh thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm các ấn phẩm, tranh, ảnh, tác phẩm điêu khắc, phim tài liệu… Một trong những gương mặt trẻ nhận giải năm nay là tác giả Hoàng Diệp Hằng, Hội viện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn. Chị nhận Giải C cho tập nghiên cứu, sưu tầm dịch thuật Việt – Hán – Choang có nhan đề “Ngọt ngào sơn ca”, do NXB Văn hóa dân tộc ấn hành. Nghiên cứu về ca dao dân tộc Choang – dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Trung Quốc trong mối liên hệ với ca dao dân tộc Tày – Nùng (Lạng Sơn), tác giả Hoàng Diệp Hằng đã gặp phải những khó khăn gì? Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả và phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2019
Lượt nghe: 935
Với thơ ca đương đại, Nguyễn Trọng Tạo đã ghi dấu ấn đậm nét bằng những tập thơ như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương thân”, “Thế giới không còn trắng”, “Con đường của những vì sao”; hai tập trường ca “Đồng Lộc” và “Biển mặn”… Còn trong âm nhạc, Nguyễn Trọng Tạo được đông đảo công chúng mến mộ thông qua các ca khúc “Làng quan họ quê tôi” (phổ thơ Nguyễn Phan Hách), “Khúc hát sông quê” (phổ thơ Lê Huy Mậu). Nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ phổ nhạc như “Một dại khờ, một tôi” (nhạc sĩ Phú Quang), “Cỏ và mưa” (nhạc sĩ Giáng Son), “Câu hát quê hương” (nhạc sĩ Hồ Hữu Thới)…(Điểm hẹn văn nghệ 12/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018
Lượt nghe: 1462
Không phải là bài thơ tiêu biểu nhất, được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác, nhưng “Thơ tình người lính biển” gửi gắm nhiều ẩn ý, nhiều suy tư của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua những hình ảnh như “Gió thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”, “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”. Dù trong ca khúc, nhạc sỹ Hoàng Hiệp không đưa vào hình ảnh “vàng tang trắng”, nhưng “chỉ còn anh với cỏ” được giữ nguyên, riêng điều ấy cũng khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thấy thật ấm áp vì sự chia sẻ, đồng cảm giữa thơ ca và âm nhạc. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 13/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2016
Lượt nghe: 2894
Nhà thơ Trần Đăng Khoa có tâm sự gì khi viết về những người lính Biên cương trong ngày Thơ Việt Nam 2016. Trung tá, nhà thơ Lê Hoài Nam, người bạn và cũng là người đồng chí với nhà thơ Trần Đăng Khoa sẽ có những cảm nhận như thế nào khi thưởng thức những bài thơ này. Bên cạnh đó thì những giai thoại vui về người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam-nhà thơ Hữu Thỉnh qua lời kể của nhà thơ Lê Tuấn Lộc sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tính cách của một nhà thơ có nhiều tập trường ca về biển. (phát 05+09+12+16/03)
Ngày phát hành 15:16 | 5/6/2023
Lượt nghe: 1297
Vừa qua, việc một số trường đại học đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Có người đồng tình, nhưng cũng có người cho rằng không phù hợp. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ, nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga-Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, nếu các trường Y chọn môn Văn thì cũng có chủ đích vì học sinh học giỏi môn học này thì ít nhất cũng có khả năng diễn đạt và dễ thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh về mặt tâm lý. Tuy nhiên, phương án đưa môn Văn và rút môn Toán hoặc môn Hóa ra khỏi các môn tuyển sinh ngành Y thì cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học; phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học ngành Y (Văn nghệ 06/06/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2015
Lượt nghe: 1487
Nhà thơ Phạm Hổ là cây đại thụ của nền văn học thiếu nhi nước nhà, với những tập thơ, tập truyện dành riêng cho thiếu nhi như: Chuyện hoa chuyện quả, Chú bò tìm bạn, Ngựa thần từ đâu tới...Ông rất thích trồng hoa, yêu hoa và quý hoa...(Điểm hẹn văn nghệ 17/1+21/1)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2018
Lượt nghe: 1204
Bộ phim của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang ca ngợi tấm lòng tận tụy của những thầy cô giáo tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” qua câu chuyện về một ngôi trường vùng cao, nơi chỉ có 3 thầy cô giáo cắm bản: thầy Tành (diễn viên Nguyễn Hậu), cô Giao (diễn viên Hồng Ánh) và cô Minh (diễn viên Tuyết Hạnh). (Điểm hẹn Văn nghệ 17/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2019
Lượt nghe: 753
Sân khấu nước nhà đưa kịch ra nước ngoài biểu diễn, đồng thời mời các đoàn nghệ thuật quốc tế tham gia Liên hoan Quốc tế Sân khấu thử nghiệm tổ chức tại nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 29/6/2019)