Hệ thống tìm thấy 45 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2019
Lượt nghe: 1058
Nằm trong chuỗi sự kiện gồm Hội nghị quảng bá Văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ thế giới lần thứ 3, ngày thơ ở Văn Miếu – Quốc tử Giám – Hà Nội năm nay diễn ra sớm hơn hai ngày so với mọi năm, đặc biệt có sự hiện diện của gần 200 khách mời là các nhà văn, nhà thơ, dịch giả của 46 nước trên thế giới. “Sông núi trên vai” là một hình tượng, một chủ đề được nhấn mạnh trong ngày thơ năm nay (Tiếng thơ phát 17/02/2019)
Ngày phát hành 14:31 | 30/8/2021
Lượt nghe: 1194
Truyện ngắn có một cốt truyện khá giản dị, dễ theo dõi. Một gia đình vùng sơn cước nhận được khoản tiền đền bù lớn cho việc giải phóng mặt bằng, nhưng rồi bà mẹ nghe lời ngon ngọt dụ dỗ đã nhận lời cho vay tín dụng với lãi suất cao. Kết quả là tiền của gia đình không những mất hết mà bản thân còn rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Khi biết rõ cơ sự, ông bố lên cơn đau tim đột ngột qua đời. Bà mẹ vào tù, bỏ lại hai chị em Mận và Khánh phải về ở với dì Bảy là người em kết nghĩa của bố. Câu chuyện được kể xoay quanh việc miêu tả các hoạt động và trạng thái cảm xúc của nhân vât chính – Mận. Gia đình rơi vào cảnh ly tán, Mận không thoát khỏi cảm xúc oán hận mẹ, ghét mẹ dù vẫn có những lúc thương mẹ, lo lắng cho cuộc sống của mẹ trong trại giam. Mận lại đem lòng yêu thương Phú, con trai của dì Bảy, mặc dù dì Bảy còn chưa ủng hộ việc hai đứa yêu nhau bởi theo dì chúng vẫn còn trẻ, chưa đủ sự ổn định để bước vào cuộc sống gia đình. Khi chú Hai Bườn đến báo tin mẹ Mận đã được ra tù, cảm xúc đầu tiên của Mận vẫn là sự chối từ, chưa thể tha lỗi cho mẹ, không muốn nhận mẹ. Nhưng đến khi dì Bảy nhắc Mận cứ đọc thư của mẹ đi xem mẹ nói gì thì trong Mận mới vỡ òa cảm xúc như giọt nước làm tràn ly nước. Tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng được khơi dậy mãnh liệt, không gì có thể thay thế. Câu chuyện giản dị được Hương Văn kể bằng giọng điệu chân mộc, thân tình, ấm áp của những người nông dân thật thà, chất phác, đậm chất Nam Bộ. Trong cơn khó khăn hoạn nạn, họ sẵn sàng giúp nhau hết mình, không hề tính toán cân đo. Dì Bảy không phải máu mủ họ hàng ruột thịt, vậy mà đã đứng ra lo liệu tang ma cho bố Mận, kêu gọi mọi người cùng ủng hộ tiền bạc để lo liệu công việc. Sau đó lại đưa chị em Mận về nhà mình để cưu mang, nuôi nấng. Sự sum họp của ba mẹ con Mận vì thế là một tất yếu khi những con người lao động chất phác ấy đều mang trong mình một cái gốc của lòng yêu thương và chia sẻ. Ai trong đời cũng có lúc mắc sai lầm, điều quan trọng là dám thừa nhận sai lầm ấy, vượt qua nó và sẵn sàng làm lại từ đầu. Cái kết của Đứa con của núi vì thế có thể xem là một kết thúc có hậu để mở ra nhưng hy vọng mới cho cuộc sống của ba mẹ con Mận, cũng có thể là cho cả đại gia đình khi Mận và Phú trong tương lai sẽ thành vợ thành chồng (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 15:10 | 13/5/2021
Lượt nghe: 842
Gần đây, cây bút trẻ Kiều Duy Khánh thường sử dụng những yếu tố kỳ ảo trong các sáng tác của mình. Nào là hũ bạc, hạt vía thiêng, hồn piêu hay trái tim sói tuyết và ở truyện ngắn này là gà mái hoa mơ biết gáy. Nhưng cái lạ, cái khác biệt ấy không phải để gây tò mò mà là nguyên cớ để nhà văn xây dựng đường dây câu chuyện, như một thủ pháp tạo dựng không gian nghệ thuật. Bình thường gà mái đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con, nhưng đằng này nó lại biết gáy. Nghĩ có điềm chẳng lành, bà Vùa liền tìm đến nhà lão Vạng làm nghề thầy cúng. Tin vào lời thầy cúng vừa háo danh vừa có cái tâm không trong sáng mà bà Vùa đã ngăn cản hạnh phúc riêng của con trai mình. Hình ảnh đàn gà mái hoa mơ chân con nào cũng cụt ngủn mê mải nhặt thóc, thỉnh thoảng lại vươn cổ gáy một tràng téc…te…te…ở phần cuối truyện thật có sức gợi. Lòng tham, sự ích kỷ, thói xấu xa của con người không thể bẻ cong, làm biến dạng, làm mất đi cái đẹp, sự lương thiện…Và chi tiết Thồng-con trai bà Vùa dứt tung cái túi bùa đựng chân gà mái rồi ném xuống đất thật dứt khoát, nó như lời khẳng định anh sẽ mạnh mẽ và quyết tâm gỡ bỏ những quan niệm, hủ tục lạc hậu đã đeo bám và làm khổ sở bao mảnh đời người dân thôn bản bấy lâu. Chính những người trẻ như Thồng, như Máy sẽ quyết định tương lai cuộc đời mình (Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 1074
Là người viết say mê với đề tài vùng cao, nhà văn Tống Ngọc Hân luôn muốn kể cho độc giả những câu chuyện đẹp nhất mà ý tưởng chợt đến có khi chỉ bắt đầu từ những bông hoa nhỏ bé hay những nụ cười bẽn lẽn của những cô cậu mới lớn mà nhà văn tình cờ gặp trong đời và đưa vào trang viết. "Kiều mạch trắng” là một câu chuyện mà nhà văn gửi gắm nhiều thông điệp. Nhưng cốt lõi vẫn là thông điệp về tình huynh đệ (Đọc truyện đêm khuya phát 28/2/2019)
Ngày phát hành 9:14 | 24/8/2023
Lượt nghe: 769
“Ngôi nhà trên núi” của nhà văn Roman Ivanytchouk đúng như nhan đề, gây cho người đọc, người nghe một cảm giác miên man, diệu vợi. Số phận người cha và người con gái như những thước phim buồn. Khung cảnh hoang vu, xa vắng của núi rừng, của quy luật cuộc sống sinh tồn tự nhiên và khắc nghiệt – Tất cả khảm vào mỗi chúng ta những cảm xúc thường tình mà vẫn rất ngưng đọng. Dịch giả Nguyễn Hữu Vỹ đã chuyển tải cơ bản chất văn đặc trưng của một nhà văn Xô viết luôn đắm mình trong thiên nhiên Nga kỳ vĩ. Khuất sau những câu văn lý trí, đầy tỉnh táo là cả một sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận con người. Nhà văn không tham vọng biến câu chuyện của mình trở nên kịch tính, dữ dội. Ông chọn lọc vài chi tiết, phát triển và khiến chúng trở nên ám ảnh. Diễn biến truyện ngắn là đơn tuyến nhưng cảm xúc và thân phận con người lại không ngừng biến động. Tình yêu, sự gắn bó giữa đất với người ở đây lại đẩy chính con người vào cay đắng, bi kịch. Nhưng bi kịch không kết thúc tất cả mà như sự sống mới trên đống đổ nát, như núi non sau tiết lụi tàn lại hồi sinh. Cái kết của “Ngôi nhà trên núi”, như nhiều truyện ngắn của nhà văn Roman Ivanytchouk thực sự khiến chúng ta bất ngờ, và ấm lòng. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2018
Lượt nghe: 1268
Không khó để nhận ra không gian quen thuộc trong truyện ngắn của Đỗ Tiến Thụy là làng quê Bắc bộ, núi rừng Tây Nguyên và đời sống thành thị. Giọng đọc Hồng Huệ chuyển tới các bạn một sáng tác về vùng đất và con người Tây Nguyên của nhà văn Đỗ Tiến Thụy, truyện ngắn mang tên "Người trong núi".
Ngày phát hành 15:30 | 27/11/2023
Lượt nghe: 1344
Để có được một truyện ngắn hay về đề tài miền núi, không gì bằng việc tác giả phải có một đời sống thực tế gắn bó với mảnh đất và con người nơi ấy. Tác giả Nguyễn Văn Toan quê Hà Giang và là người con của dân tộc Tày. Anh viết truyện ngắn này khi đang là sinh viên năm thứ hai Khoa Viết văn – Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Như tác giả tự bạch, truyện ngắn này được viết trong cảm xúc xa nhà và đây cũng là một lời tri ân với núi rừng, với huyết mạch của dân tộc Tày. Truyện được viết từ ngôi thứ nhất, nhân vật xưng Tôi, có tên là Thánh, là con trai thứ hai trong một gia đình có hai anh em trai. Anh trai Thánh là Thử, có tính cách khác hẳn với Thánh. Toàn bộ các nhân vật trong truyện này đều hiện lên với sự bất thường và đều đi qua những biến cố đặc biệt trong cuộc đời. Những biến cố ấy góp phần dẫn dắt mạch truyện, đưa cốt truyện đến những cao trào dữ dội, mang đến những bi kịch cho các nhân vật. Thử thì có tính cách ngang ngạnh, ngỗ ngược, lầm lì. Thánh thì hiền hơn anh nhưng năm 17 tuổi cũng quyết định bỏ nhà ra đi. Các nhân vật nữ trong truyện đều có cuộc đời long đong, lỡ dỡ, nhất là chuyện tình duyên. Đó là mẹ của Mẫn rồi sau này là Mẫn, đó là bà Mải và chị Tơ. Người đọc có cảm giác nỗi khổ của người phụ nữ giống như một cái gì truyền kiếp, muốn dứt ra mà không được. Khi Mẫn thành vợ của Thử một cách bất đắc dĩ, cả Mẫn và Thánh đều rơi vào trạng thái khổ đau cùng cực. Cho đến khi Thử bị tai nạn lao động rồi qua đời, thì bi kịch mới lại nảy sinh. Đó là nỗi đau buồn của gia đình khi mất đi một người con, một người anh trai, đứa trẻ vừa được Mẫn sinh ra mất đi người bố. Những tháng ngày sắp tới, Thánh và Mẫn sẽ đối mặt như thế nào, họ có thể vượt qua được những thử thách hay không. Một cái kết mở, đầy nhức nhối nhưng cũng không ít hy vọng được tác giả đặt ra cho nhân vật và cho chính mỗi người đọc khi câu chuyện khép lại. Truyện được mở ra và kết thúc đều bằng những hình ảnh/chi tiết mang đậm nét văn hóa Tày. Đó là tục lệ treo dây rốn và nhau thai lên cây cổ thụ khi một đứa trẻ ra đời và tục cắt tóc của những người thân trong gia đình cùng tóc người đã mất cũng treo vào đúng gốc cây ấy. Ẩn chứa đằng sau những phong tục ngàn đời như vậy chính là lối sống trọng tình nghĩa và cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của mỗi con người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 10:59 | 10/9/2021
Lượt nghe: 1209
Trong làng văn, Hoàng Lệ Thủy có lẽ còn là một cái tên khá mới mẻ. Thế nhưng qua truyện ngắn này, tác giả đã cho thấy một bút pháp vững vàng, cách kể chuyện đầy lôi cuốn với những trang văn giàu cảm xúc. Câu chuyện được kể qua điểm nhìn của nhân vật “tôi”, là em gái của nhân vật nữ chính trong truyện. Cả hai nhân vật nữ - hai chị em ruột cùng các nhân vật phụ vây quanh đều không có một cái tên cụ thể, họ như bị hòa vào bầu không khí bảng lảng sương khói của một miền không gian sơn cước. Câu chuyện chúng ta vừa nghe là câu chuyện của những bi kịch chồng lên nhau. Cô chị đi lấy chồng trong tiếng gào khóc của em gái. Và rồi sau đó là những xót xa của cả gia đình khi thấy chị thường xuyên bị chồng đánh đập, bạo hành. Cuối cùng cuộc hôn nhân tan vỡ, người chị trở về nhà bố mẹ đẻ với đứa con địu trên lưng, có lẽ trong lòng cũng thầm xác định một cuộc sống an phận. Rồi cô em lại đến tuổi yêu đương. Trong tình yêu có ai học hết chữ Ngờ. Vào ngày hội xuân năm ấy, hai chị em đi hội và đều chạm phải tiếng sét ái tình với một chàng trai. Ngang trái bắt đầu nảy sinh ở chỗ chàng trai thích cô chị nhưng lại cưới cô em làm vợ, có lẽ bởi bước đầu anh ta chưa vượt qua được mặc cảm kết hôn với người con gái đã từng một lần đò. Hạnh phúc lấy được người con trai mình yêu của cô em không thể bù đắp cho nỗi buồn vì không sinh được con, cứ có thai ít lâu lại hỏng. Bi kịch của cô em nhân lên gấp đôi khi một ngày phát hiện chồng mình và chị gái ân ái ngay trong chính ngôi nhà mà hai chị em lớn lên từ thuở ấu thơ. Bắt đầu từ đây, những bi kịch chồng lên bi kịch. Bản thân cô chị cũng đau xót bẽ bàng, mang mặc cảm của người mắc lỗi, làm em gái đau khổ, phá đi hạnh phúc vợ chồng của em. Cô em thì vẫn rất yêu chồng và cũng không thể chà đạp lên người chị gái ruột thịt của mình. Éo le tiếp tục đẩy cao hơn nữa khi chị gái có bầu với người chồng chính thức của cô em. Vậy là một cuộc hoán đổi âm thầm diễn ra. Cô em lặng lẽ trở về nhà bố mẹ đẻ để thưa với bố mẹ mọi chuyện. Cô chị trở thành vợ chính thức của người chồng cô em, nhưng bước chân ra đi trong buồn bã. Những nỗi đau có lẽ rồi cũng nguôi ngoai, hạnh phúc của cô em dù dang dở nhưng sự hy sinh của cô biết đâu lại mang đến hạnh phúc thực sự cho người chị của mình, cũng là cho cả người cô từng chung chăn gối. Đi qua những xót xa, có lẽ mỗi người sẽ trân trọng và nâng niu nhiều hơn những gì mình đang có. Những éo le ngang trái của số phận như nói với chúng ta về sự bất toàn trong đời sống và tình yêu, luôn là điều không thể lường trước hết được. Đối diện với những bất toàn ấy, có lẽ luôn cần sự bình tĩnh và một lòng bao dung. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 8:48 | 9/4/2024
Lượt nghe: 969
Truyện ngắn Thông trên núi Sơn Viện của tác giả Lê Đình Trung là tiếng vọng từ quá khứ, sống dậy trong nhân vật kể chuyện xưng Tôi-người con gái mang tâm hồn vụn vỡ, ký ức là những mảnh ghép đau thương chắp vá, vì không đủ mạnh mẽ để đối diện, cô chọn cách trốn chạy đau buồn trong suốt mười năm mới trở lại thăm quê. Truyện lên án tư tưởng trọng nam khinh nữ, cái tư tưởng lỗi thời, lạc hậu nhưng vẫn còn bám rễ ăn sâu vào nết ăn lối nghĩ của không ít người nhà quê. Sự ám ảnh của tư tưởng ấy như ngọn lửa thiêu rụi đi lương tri, sự tỉnh táo cần có của một con người, khiến con người ấy đánh mất mình và làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. May thay, sau tất cả những đớn đau, những biến cố, tình người là thứ còn lại duy nhất để xoa dịu, chữa lành những vết thương sâu hoắm, nhức buốt tưởng như khó có thể lành được. Thông trên núi Sơn Viện có nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, văn phong giản dị, tình tiết truyện chân thực đã chạm đến cảm xúc, rung động trong trái tim người đọc người nghe.
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2019
Lượt nghe: 664
Từ một cô bé người dân tộc Gia - rai yêu thích ca hát, ca sĩ Rơ Chăm Phiang đã miệt mài trên hành trình âm nhạc để trở thành một giọng ca tên tuổi, một giảng viên thanh nhạc của Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Tháng 8 vừa qua, ca sĩ Rơ Chăm Phiang vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 15/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2020
Lượt nghe: 1492
Truyện ngắn “Mùa hoa núi” đã đẫn dắt người đọc, người nghe đến với không gian văn hóa vùng cao của người dân tộc Tày, Mông với những nét phong tục tập quán xưa cũ. Nhà văn Tống Ngọc Hân khai thác triệt để khía cạnh này với nhiều chi tiết, tình tiết hấp dẫn. Nét đặc sắc của văn hóa vùng cao không chỉ thể hiện bởi phong tục, tục lệ. Với sự quan sát tinh tế, nhà văn đã miêu tả đặc sắc nhất trong văn hóa ấy là ứng xử giữa người với người, giữa người với vật, giữa người với thiên nhiên. Truyện kể về một trong những mối ứng xử được cho là khó nói đến nhất, khó biểu hiện nhất, đó là ứng xử của những người đã từng yêu nhau. Sự ứng xử của hai người đàn ông một thời từng yêu một người phụ nữ, như mọi người thấy, phiên chợ cuối năm ở một bãi rừng trống trải hun hút gió, buốt lạnh nhưng mùi ly núi thì cứ ngào ngạt chiếm lĩnh bao phủ và tình người thì cứ ấm nồng như vậy. Đâu đó trong cuộc đua của thời đại, những xoay vần, suy biến, mai một, vẫn có những điều đẹp đẽ như thế hiển hiện và việc của người viết là lan tỏa những giá trị ấy. Để làm nổi bật thông điệp của truyện, nhà văn đã đưa vào những phong tục tập quán một cách chọn lọc. Cụ thể ở đây là phong tục tìm hiểu, yêu đương và kết hôn. Mâu thuẫn của câu truyện cũng từ đây mà sinh ra. Cái khát vọng được làm chủ cuộc đời, được chọn lựa hạnh phúc của con người mỗi ngày mỗi lớn. Họ luôn muốn thoát khỏi sự sắp đặt, dù sau đó cuộc sống chông chênh, muôn phần khó khăn. Cả hai người đàn ông đi qua đời Pằng rồi cũng đã lần lượt có vợ, có gia đình, tổ ấm. Chỉ mình Pằng, một mình đương đầu với nỗi bất hạnh. Mà hai người đàn ông ấy, nhìn xa, nghĩ sâu, đều thấy mình là người có lỗi, góp phần đưa đẩy Pằng đến hoàn cảnh hiện tại. Nên họ không thể quay lưng. Và dù, ban đầu có chút miễn cưỡng, nhưng rồi Pằng vẫn vui vẻ đón nhận những ân tình, chia sẻ ấy. Truyện gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về tình đời, tình người nơi vùng núi cao điệp trùng mây gió…
Ngày phát hành 15:6 | 8/3/2021
Lượt nghe: 1468
Truyện ngắn “Sóng trên đỉnh núi” của tác giả Lê Mạnh Thường gợi nỗi xúc động cho người đọc, người nghe bởi sự giản dị, chân chất của các nhân vật. Sín là nhân vật trung tâm của truyện, một chàng trai dân tộc miền núi chưa bao giờ biết về biển đã lên đường nhập ngũ, để rồi từ đó gắn bó với biển đảo như chính quê hương của mình. Những nhân vật khác cũng bộc lộ cá tính, phẩm chất rất đáng yêu của người lính. Họ luôn sát cánh bên nhau, dũng cảm, kiên cường trong mọi tình huống. Bên cạnh đó là sự hóm hỉnh, tếu táo, dí dỏm, gần gũi như anh em một nhà của người lính đảo. Đó chính là sức mạnh giúp họ vượt qua những ngày tháng gian khổ mà cũng rất đỗi vinh quang, tự hào. Câu chuyện tình yêu của người lính cũng được tác giả viết bằng những tràng văn đẹp, ấm nồng, đó là nguồn sức mạnh tinh thần giúp người lính đang ngày đêm canh giữ biển trời được chia sẻ, cảm thông và yêu thương. Sự hy sinh của Sín là một nốt lặng của thiên truyện ngắn, thể hiện nỗi đau xót, tiếc thương. Câu chuyện gợi cho chúng ta nhiều nghĩ suy, để có được cuộc sống tự do, bình yên thì sự hy sinh âm thầm, anh dũng của người lính càng được trân trọng hơn bao giờ hết...(Lời bình của BTV Văn Khánh)
Ngày phát hành 10:29 | 12/10/2023
Lượt nghe: 828
Tác giả Tạ Thị Thanh Hải đã tạo nên sự chú ý, tò mò cho người đọc, người nghe ngay từ cách đặt nhan đề và khéo léo dẫn dắt chúng ta nhập tâm với câu chuyện qua lời kể của nhân vật tôi. Tác giả đã đưa vào truyện chi tiết gay cấn, đó là sự ngỡ ngàng đến nghẹt thở khi cậu con trai chứng kiến mẹ mình đang dỗ dành chăm sóc một người khác ở ngay trong ngôi nhà gắn bó với tuổi thơ của cậu, trong khi bố cậu cũng chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật, đang đứng trước ranh giới sống chết mong manh. Chi tiết ấy như một nút thắt đầy sức nặng. Để rồi sau đó tác giả để nhân vật dần mở nút câu chuyện với những cảnh huống ấm áp nhân văn. Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác nhưng cách lý giải hoàn toàn tự nhiên và hợp lý.
Cốt truyện xoay quanh những mối tình khởi đầu từ ân nghĩa. Vì muốn đền đáp nghĩa tình sâu nặng của thế hệ đi trước mà người đàn ông vị nghĩa ấy đã cố sống thật tốt dẫu trong lòng hoang hoải mênh mông hơn cả thung lũng Tả Van thăm thẳm ngút ngàn mây. Đó là tình cảnh éo le của hai người đàn bà khi chỉ họ mới có thể thắp lên môi nhau nụ cười. Nhưng họ cố vùi nén rung cảm trái ngang ấy để làm tròn nghĩa vụ làm vợ, làm mẹ. Người bố kể cho con trai nghe về đêm trăng ấy nỗi tê tái đã ghim trong lồng ngực suốt bao năm nhưng vẫn rộng lòng thứ tha, thấu hiểu. Hình ảnh dòng thác Khuổi Chia chảy lạc giữa lưng chừng núi là ngụ ý cho những rung cảm trái ngang nhưng cũng là biểu tượng cho những khát khao yêu thương mãnh liệt. Bên cạnh đó, có một hình ảnh trở đi trở lại trong truyện như một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Đó là hình ảnh bếp lửa hồng âm ỉ cháy suốt bốn mùa. Bếp lửa ấy thắp lên nghĩa tình truyền kiếp, lan tỏa sự ấm áp của lòng bao dung độ lượng. Và người bố đã tâm sự với con trai mà như nói với chính mình: tình nghĩa mới là thứ tình cảm thuỷ chung nhất. Đây cũng chính là thông điệp đầy tính nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm qua truyện ngắn này. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 11:15 | 12/8/2021
Lượt nghe: 3099
Văn học đề tài miền núi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc và trong nhịp sống, nhịp viết hối hả của xã hội hôm nay thì những trang văn viết về đề tài miền núi luôn có chỗ đứng và sáng lấp lánh trong dòng chảy chung của văn chương đương đại. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với Thượng tá, nhà văn Đỗ Bích Thúy công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 11/08/2021)
Ngày phát hành 10:57 | 3/4/2024
Lượt nghe: 1888
Đã có một thời, truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của văn sĩ Tùng Giang-Vũ Đình Trung với nội dung khắc họa mối tình bi thương của đôi trai gái người Mường: Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung gây rúng động sâu sắc với các thế hệ độc giả. Thế nhưng, dòng thời gian, những biến động thời cuộc đã khiến tác giả và tác phẩm có một số phận long đong, lận đận. Cách đây gần 5 năm, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Hội VHNT Hòa Bình đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đồi thông hai mộ: Từ di cảo tới di sản” để lật lại và giải mã những vọng âm của tác phẩm tới đương thời và đời sau. Từ bấy đến nay, đã có một nhà lưu niệm được xây dựng trên vùng núi đá Kim Bôi (Hòa Bình) ngay sát cạnh ngôi mộ đôi của hai tiền nhân-Hai nhân vật chính trong truyện thơ “Đồi thông hai mộ”. Cùng với dấu xưa tích cũ, nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ” kể cùng người hôm nay câu chuyện về “Người dựng nhà trên đá núi”. Đó cũng là nội dung bút ký của nhà báo Võ Hà mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong chương trình hôm nay:
Ngày phát hành 11:16 | 21/1/2021
Lượt nghe: 1096
Những cảm xúc về núi rừng Pác Bó, điểm dừng chân của Bác Hồ sau 30 năm bôn ba trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc đã đi vào thơ. Cuộc đời cao đẹp của Người là nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà thơ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, một người xứ Nghệ. Tầm vóc và tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đi vào sáng tác của nhiều nhà thơ trên thế giới...
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2017
Lượt nghe: 3168
Câu chuyện cổ tích hôm nay có cái tên rất lạ: "Núi Bí". Vậy núi Bí là núi trồng toàn bí hay là ngọn núi mà ai tới đó cũng... bí nhỉ? Chúng mình cùng nghe chú Tiến Dũng kể câu chuyện này nhé. BTV xin tiết lộ một chút là trong truyện có một nàng tiên rất xinh đẹp, lại còn có nhiều tài phép nữa đấy! (Kể chuyện và hát ru 30/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2019
Lượt nghe: 2434
Trên chuyến xe về nghỉ Tết, Tú và Vân quen nhau trong một tình huống không mấy mong đợi. Từ đây câu chuyện về thân phận và gia đình của họ được chia sẻ. Sự cảm thông, sẻ chia với những mất mát, tổn thương của nhau khiến những thân phận xa lạ tìm thấy tiếng nói chung và cùng đi tới con đường hạnh phúc!
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019
Lượt nghe: 541
Gia đình của công chúa Ma-ga-ret đang chung sống rất hạnh phúc thì những sự chia ly diễn ra. Đầu tiên là sự ra đi của anh trai nàng để tìm vùng đất mới. Không lâu sau đó, mẫu hậu của nàng cũng qua đời. Nhà vua lấy một người vợ mới, nhưng thật không may đó lại là một mụ phù thủy. Chuyện gì sẽ xảy đến với vương quốc và công chúa Ma-ga-ret/ (Kể chuyện và hát ru 27/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020
Lượt nghe: 972
Những trận mưa lũ càn quét mấy tỉnh miền Trung hồi tháng 10 vừa qua vẫn là nỗi ám ảnh day dứt không nguôi với nhiều người, nhất là với những ai trong cuộc đời đã từng trực tiếp chứng kiến. Nỗi ám ảnh gợi nhớ ký ức, kỷ niệm về những trận mưa lũ khủng khiếp đi qua trong đời. Thế hệ này kế tiếp thế hệ sau, năm này nối tiếp năm sau. Đến hẹn mưa lũ lại về, lâu lâu lại có những trận lũ thảm họa, kinh hoàng. Nhân vật tôi – người kể chuyện là một nhà báo đã tái hiện lại trận lũ xảy ra cách nay đã 20 năm tại xã Dú Tiên. Như bao trận lũ khác sự giống nhau ở tính chất bất ngờ, đầy tai ương và sức tàn phá, hậu quả để lại khốc liệt. Truyện ngắn “Đêm vỡ núi” của nhà văn Nguyễn Trần Bé mang đậm chất ký sự vì cách kể chuyện đậm chất báo chí, lối hành văn mang tính trần thuật một cách kỹ càng trung thực, đậm tính thời sự và hướng đến cả vấn đề nóng, mới của ngày hôm nay. Đó là lũ lụt ngày càng là mối đe dọa là thảm họa thường trực của con người. Sau hai mươi năm, thiên tai này không hề suy giảm mà có phần tăng, mức độ trầm trọng hơn. Nguyên nhân sâu xa đưa đến tình trạng lũ quét sạt lở đất cũng được nhà văn, thông qua nhân vật khéo léo lý giải. Đó là do nạn phá rừng và xây dựng thủy điện một cách tùy tiện. Nhân vật Tài Học, Tài Vinh đã nhìn ra và khắc phục bằng cách trồng rừng, và ngăn chặn việc xây dựng thủy điện. Nhân vật của truyện được tác giả xây dựng như một chân dung báo chí, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất. Tuy nhiên có lẽ nhà văn chưa đi đến tận cùng của sự lý giải nguyên nhân. Sự phá rừng ở đây là rừng nguyên sinh. Mà cho dù chúng ta có trồng cây gây rừng thì đến hàng trăm năm, may ra mới có được thứ rừng nguyên sinh đã tàn phá vì rừng nguyên sinh là thứ rừng nhiều tầng, nhiều thảm thực vật cùng sinh sống, thứ cây cổ thụ bám rễ sâu mới giữ được đất chứ không phải thứ cây trồng mươi năm lại khai thác. Nếu chúng ta cứ tiếp tục phá rừng nguyên sinh rồi yên tâm là vẫn duy trì phong trào “trồng cây gây rừng” để bù vào thì có lẽ người dân sẽ vẫn mãi mãi chịu cảnh lũ lụt lũ quét mà thôi. Giá như nhà văn đi sâu tận cùng sự lý giải điều này thì có lẽ truyện sẽ sâu và có sức truyền cảm nhiều hơn. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)
Ngày phát hành 22:44 | 11/3/2024
Lượt nghe: 1860
Những trang truyện đầu đã mở ra một miền tuổi thơ êm dịu của cậu bé Trung. Đó là một vùng quê gắn liền với hình ảnh của Núi Ông Voi – điểm tựa vững chãi cho người dân quê nghèo nhưng giàu tình cảm. Núi Ông Voi gắn với nhiều huyền tích, sự tích hấp dẫn, về lịch sử, văn hóa dân tộc... (Văn nghệ thiếu nhi 03/03/2024)
Ngày phát hành 17:32 | 20/7/2021
Lượt nghe: 708
Chim ưng Gogo hứa giúp cậu bé tí hon tìm bác thợ cả để cậu có thể thực hiện lời hứa của mình. Chim ưng đưa Nils bay tới vùng phía Bắc rồi dừng lại ở một ngọn núi trọc. Trong lúc nghỉ ngơi, Nils ngạc nhiên nhìn thấy một đoàn các bạn nhỏ đi lên ngọn núi.... (Văn nghệ thiếu nhi 16/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 646
Núi Bà Đội Om thuộc ấp Tân Thuận, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cao khoảng hơn 200. Ngọn núi gắn với câu chuyện về người phụ nữ hiền hậu, thủy chung. Cùng tìm hiểu về thắng cảnh này của vùng đất An Giang tươi đẹp qua chuyện kể các bé nhé... (Kể chuyện và hát ru 20/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2018
Lượt nghe: 2551
Tình người ấm áp của những người dân xóm nhỏ... Mỗi người một hoàn cảnh bất hạnh, một số phận nhọc nhằn nhưng trên tất cả họ đều nhân hậu và biết yêu thương. Kịch của Nguyễn Huấn.
Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2019
Lượt nghe: 1104
Với tinh thần hướng về mọi miền biên cương, hải đảo Tổ quốc, tình yêu quê hương, đất nước và trách nhiệm của những người cầm bút, PV VOV6 mạn đàm với nhà văn Sương Nguyệt Minh - một cây bút rất quan tâm đến số phận con người trong chiến tranh và hậu chiến xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 20/02/2019)
Ngày phát hành 22:33 | 19/1/2021
Lượt nghe: 1923
Mặc dù không phải là bộ phim duy nhất trong sự nghiệp điện ảnh nhưng “Những người săn thú trên núi Đăk Sao” đã trở thành bộ phim để đời, mang dấu ấn của NSND Trần Thế Dân. (Câu chuyện nghệ thuật 15/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2017
Lượt nghe: 1590
Có một ông vua nọ kén rể bằng một cách rất lạ các bé ạ! Đó là nhà vua đã xây một quả núi thủy tinh. Ông muốn chàng trai cưới con gái mình phải là một người dũng cảm và có sức mạnh phi thường. Thế nhưng, nhà vua không thể ngờ rằng, việc làm ấy lại gây nên tai họa cho công chúa. Ngọn núi thủy tinh mà nhà vua dựng lên ẩn chứa hiểm họa khôn lường nào đây? Các bé cùng nghe truyện cổ tích “Núi thủy tinh”, qua giọng kể của cô Hồng Nga để tìm ra câu trả lời nhé! (Kể chuyện và Hát ru 15/7/2017)
Ngày phát hành 11:1 | 1/3/2024
Lượt nghe: 923
Ngọn núi cao và trong suốt như pha lê, khi ánh mặt trời chiếu vào thì lấp lánh ánh vàng ánh bạc. Có một ông vua đã lựa chọn núi Thủy tinh là nơi diễn ra cuộc thi tài kén phò mã cho công chúa. Chàng trai nào trèo lên đỉnh nhanh nhất thì sẽ cưới được nàng công chúa... (Kể chuyện và hát ru 21/02/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 979
Dưới một chân núi nọ, có một chàng tiều phu sống đơn độc. Chàng rất tốt bụng và sống hòa đồng với muông thú. Vào một ngày nọ khi đi vào rừng đốn củi, chàng đã cứu giúp một chú hươu con khỏi sự truy bắt của nhóm thợ săn. Chú hươu biết ơn chàng lắm và đã mách cho chàng một bí mật động trời trên đỉnh một thác nước. Không biết rằng điều bí mật ấy là gì nhỉ? (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 08/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 902
Sau một thời gian sống dưới trần gian cùng người chồng Tiều Phu, nàng tiên út cảm thấy rất nhớ vua cha và các chị ở trên Thiên Đình. Vậy là nàng đã dứt áo ra đi cùng ba người con của mình. Chàng Tiều Phu thất vọng và buồn bã lắm, chính lúc đó chú hươu ngày nào lại xuất hiện và mách chàng cách lên trời để tìm vợ con. Cuối cùng chàng Tiều Phu đã gặp lại nàng Tiên Út và những người con của mình. Ấy vậy mà hạnh phúc chẳng tày gang, tai ương lại ập đến với anh chàng Tiều Phu tội nghiệp. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 09/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 933
Sau khi chàng Tiều Phu vượt qua thử thách đầu tiên, Ngọc Hoàng bực tức lắm, ngài quyết đưa ra thử thách khó bội phần để buộc chàng thất bại. Thử thách tiếp theo là thử thách cưỡi ngựa vượt sông ngàn dặm. Tuy vậy, nàng Tiên Út đã không để chồng mình phải lo lắng một mình. Nàng đã bí mật tìm cho chàng một con ngựa tốt, giúp chàng thành công trong thử thách đó. Chàng Tiều Phu đối mặt với thử thách thách thứ ba, đó là thử thách tìm mũi tên của Ngọc Hoàng. Vợ chồng chàng Tiều Phu không khỏi lo lắng, bởi nàng Tiên Út khó lòng giúp chồng mình. Vậy, chàng Tiều Phu sẽ vượt qua thử thách cuối cùng ra sao đây? (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 10/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2020
Lượt nghe: 1159
Tình bạn đích thực không giới hạn về độ tuổi, hay khác biệt giống loài. Cỏ cây hoa lá có tình bạn của cỏ cây hoa lá. Muông thú có tình bạn của muông thú. Có những con vật bé xíu lại kết bạn với những loài thú lớn... (Kể chuyện và hát ru 21/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2018
Lượt nghe: 768
Vào một ngày nọ Bộ tộc của người Da Đỏ xưa nhận thức được mối hiểm họa từ thiên tai của tự nhiên, nhất là sự giận dữ của biển, nên đã nguyện cầu thần Ôba che chở. Thần Ôba mong muốn cậu con trai của mình là Ôlôghitua được trải nghiệm và bồi đắp thêm tình nhân ái, nên ông đã nhờ Ôlôghitua nghĩ cách cứu giúp dân chúng. Không biết rằng, Ôlôghitua có thực hiện tốt sứ mệnh mà người cha của mình giao phó? Sau đây, qua giọng đọc của cô Quỳnh Hương, mời các bé cùng nghe truyện cổ tích “Trái tim của núi” để cùng theo dõi nhé! (VOV6 Kể chuyện và Hát ru cho bé 03/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 4558
Nhân vật được khắc họa rõ nét là Mịn, cô gái đã theo Hoạt từ nơi rừng thiêng nước độc về làm dâu ông Thường. Cô gái ấy vừa hơn tuổi chồng lại kém sắc. Nhưng dường như cô đã làm thay đổi cuộc sống của cha con ông Thường, khiến cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn với sự chịu thương chịu khó, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người khác...Những nét đẹp ấy đã khiến hình ảnh Mịn trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người.(Đọc truyện đêm khuya 19/03/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2019
Lượt nghe: 1611
Qua lời kể của nhân vật người lính trẻ Hạnh, tác giả đưa người đọc, người nghe trở lại chiến trường Trường Sơn những năm bom đạn. Trong không khí căng thẳng, ác liệt của chiến tranh, mối tình giữa Hạnh và Liêm hiện lên đẹp như bông hoa lạ của núi rừng. Nhưng chưa kịp hưởng hết vị ngọt ngào của tình yêu thì nỗi đau mất mát đã chia xa 2 người. Cái chết của Liêm, mối tình mới chớm nở đã bị vùi dập thể hiện một phần nỗi mất mát người dân Việt Nam trải qua trong chiến tranh...
Ngày phát hành 0:0 | 1/11/2017
Lượt nghe: 1346
Tác phẩm viết về sự gắn kết trong học tập, tinh thần vượt khó của các bạn vùng cao. Nhân vật chính là Quân từ thành phố chuyển về học tập tại một ngôi trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng toàn cây cỏ hoa lá với những con đường mấp mô lên dốc, xuống đèo…Thời gian đầu Quân rất ngạc nhiên vì các bạn học sinh và cả thầy cô giáo nửa ngày đến trường, nửa ngày còn lại thì lên nương làm rẫy. Nhưng khi sống trong tập thể lớp luôn có sự nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống thì Quân đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập vào tập thể lớp, tập thể trường trong tình yêu thương của các thầy cô và bạn bè...(Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2017
Lượt nghe: 3838
Súa và Dín là con gái một người lính bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường. Súa đau đớn khi cả ba người con sinh ra đều bị chết. Trong nỗi thất vọng, lo sợ hai người con gái thay tên, đổi họ trốn lên đảo vắng. Dín đi theo Súa để chia xẻ nỗi đau với chị nhưng trong lòng cô vẫn luôn khát khao làm vợ, làm mẹ. Hai người phụ nữ luôn sống trong những mâu thuẫn nội tâm giữa nỗi đau và khát vọng hạnh phúc. Câu chuyện xúc động về những mất mát, đau thương của hai người phụ nữ gánh chịu di chứng chiến tranh.(Đọc truyện đêm khuya 13/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2017
Lượt nghe: 7059
Truyện được viết với phong cách kì ảo về mối huyết thù của hai cô gái trẻ Linh Lan và Tuyết Nhi với viên quan huyện Quản Hà. Để thỏa mãn dục vọng sắc đẹp và quyền lực, viên quan huyện đã hãm hại những con người lương thiện. Hắn hạ độc thợ săn Nguyễn Hạng (cha của Linh Lan) khi ra lệnh cho ông đi săn con sói dữ. Hai mươi năm trước, quan huyện Quản Hà cũng hãm hại cha của Tuyết Nhi trong một vụ án oan. Hai cô gái trẻ đã cùng nhau lập kế để trả thù cho cha mình. Kẻ ác đã phải trả giá bằng cái chết đau đớn, khủng khiếp. Tác phẩm phơi bày cái ác để người đọc, người nghe tránh xa cái ác, hướng tới điều thiện. (Đọc truyện đêm khuya 29/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2018
Lượt nghe: 910
Trong trang văn của Phan Đức Lộc, không gian, cảnh sắc của thung lũng Mưa hiện lên thật đậm nét, sinh động, để lại nhiều dư vị khó quên trong lòng người đọc, người nghe, vừa phơi bày hiện thực, vừa lột tả tâm lý con người chứa đựng bao xúc cảm… (Đọc truyện đêm khuya 23/10)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014
Lượt nghe: 1908
Cuộc đời chìm nổi, truân chuyên của người đàn bà đẹp tên Nhặt được xây dựng bằng nhiều biến cố phức tạp. Tình yêu mạnh mẽ vượt lên mọi định kiến đã giúp Nhặt cải tạo được thói xấu của chồng và tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho mình nơi núi rừng biên giới xa xôi.
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2017
Lượt nghe: 5559
Truyện viết về hai nhân vật: Vàng Sao La và đội trưởng Đẩu. Vàng Sao La bán con trâu duy nhất của mình để lấy tiền lo lót xin vào làm công nhân sửa đường. Không may anh gặp kẻ bạc tình, bạc nghĩa lại tham lam là đội trưởng Đẩu. Sau một thời gian làm việc vất vả, Vàng Sao La chịu biết bao đè nén của đội trưởng Đẩu nên anh xin nghỉ việc trở lại với nương rẫy của mình. Người đọc, người nghe càng cảm thông cho Vàng Sao La thì càng căm ghét, khinh bỉ Đẩu bấy nhiêu. (Đọc truyện đêm khuya 19/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2018
Lượt nghe: 939
Anh lính trẻ Yoshiharu sau quãng thời gian sống cùng với đồng bào dân tộc Tày trên đỉnh Mẫu Sơn đã tỉnh ngộ và trở thành người lính Việt Minh. Từ một kẻ đi xâm chiến đất nước khác, sau khi cảm nhận tấm lòng đôn hậu của những người dân Mẫu Sơn, Yoshiharu bỗng thấy yêu quý con người và đất nước Việt Nam...(Đọc truyện đêm khuya phát 03/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2015
Lượt nghe: 1362
Những vùng núi đá bạt ngàn, hùng vĩ như bức phên dậu bảo vệ Tổ Quốc.Vẻ đẹp của núi đá đi vào cảm xúc thơ thật sâu lắng mà mãnh liệt.Các nhà thơ Hoàng Cát, Lò Ngân Sủn, Nguyễn Chí Hoan, Lương Sơn, Cầm Giang và Ngô Trầm Tư bày tỏ xúc động về núi đá trong thơ. Nhà thơ Thụy Anh chia sẻ kỷ niệm về nước Nga.(Tiếng thơ 7,8/6).
Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2015
Lượt nghe: 1209
Những giá trị của văn hóa và tình cảm cùng vẻ đẹp vùng cao miền núi đang lan tỏa trong thơ Vương Anh, Phạm Huyền Minh, Trần Anh Trang, Nguyễn Quang Hưng và Trần Hữu Tòng. Trò chuyện với nhà thơ Quang Hoài về cảm xúc thơ biển đảo (Tiếng thơ 8+9/2)
Ngày phát hành 11:10 | 24/11/2023
Lượt nghe: 1127
Chương trình “Tiếng thơ” của Ban VHNT (VOV6) chủ đề Núi chuyển tới các bạn sáng tác của các nhà thơ La Quán Miên, Tạ Bá Hương, Lò Cao Nhum, Thu Loan, Ngô Thanh Vân, các nhà thơ nước ngoài Miguel Ángel Asturias, Koun qua trình bày của các Nghệ sĩ Hoàng Long, Vương Hà, Quốc Hưng, Thanh Tâm, Lâm Tùng – Tư liệu từ Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình – Đài Tiếng nói Việt Nam.