Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 9 kết quả

"Dân cạp đất": Tình yêu lao động

Ngày phát hành 14:54 | 18/5/2021

Lượt nghe: 679

Các bạn thân mến, phải gần gũi với người nông dân chân lấm, tay bùn, đồng hành cùng người nông dân trên mảnh ruộng, vườn cây, ao cá thì tác giả Nguyễn Quang Trung mới viết được truyện ngắn chân thật đến như vậy. Tráng là anh thanh niên khỏe mạnh nhưng học chưa hết lớp 9 nên chỉ biết bán sức lao động của mình kiếm miếng cơm manh áo. Gia đình ít ruộng nên phải đi làm đụng, tức đụng việc gì ai mướn là làm việc đó. Tráng từng lên thành phố làm thuê nhưng không khí đô thị ngột ngạt khiên anh không quen nên lại trở về quê làm việc. Sau mấy năm xuất khẩu lao động ở Đài Loan, Tráng trở lại quê nhà lập nghiệp. Với sự giúp đỡ của cô kỹ sư tên Kim, sau này là vợ của Tráng, anh đã xây dựng một trang trại khang trang. Để có được thành công như vậy có lẽ nhân vật Tráng cũng gặp không ít may mắn. May mắn khi mấy năm xuất khẩu lao động còn dành dụm được tiền tỉ mang về lập nghiệp, may mắn là gặp được cô kĩ sư Kim, người ngoài lạnh trong nóng. Thương anh chàng nông dân chất phác, thật thà, Kim lặn lội từ thành phố về quê để giúp Tráng thành lập trang trại. Trang trại gây dựng thành công cũng là lúc tình duyên của Tráng và Kim đơm hoa kết trái. Nhân vật Tĩnh là người kể câu chuyện đã chứng kiến những đổi thay cuộc đời Tráng và vui mừng cho bạn của mình. Quá trình gây dựng trang trại của nhân vật Tráng được tác giả miêu tả rất kĩ, cẩn thận, giàu hình ảnh. Người nông dân đẹp nhất chính là lúc họ chăm chỉ lao động trên mảnh ruộng, vườn cây của mình. Sức lực, sự chăm chỉ kết hợp với kĩ thuật tốt đã giúp người nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương. Truyện ngắn cũng giúp người đọc, người nghe hiểu hơn nếp sống, phong tục, tập quán, tính cách con người một vùng quê trên đất nước Việt Nam. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá": Bài ca lao động hào sảng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2017

Lượt nghe: 1887

Bài thơ là khúc ca vui tươi trong giai đoạn miền Bắc xây dựng cuộc sống mới với khí thế hào hùng, nhiệt huyết. Nhà thơ Huy Cận mang tâm thế của con người mới, nhập cuộc, đầy khao khát và hi vọng. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và nhà thơ Anh Ngọc có nhiều thông tin bổ ích về bài thơ này.(Văn học nhà trường 10/07/2017)

Phim tài liệu "Đường dây lên sông Đà": Vẻ đẹp của bài ca lao động

Phim tài liệu

Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015

Lượt nghe: 3130

Tác phẩm nghệ thuật đề tài lịch sử với khán giả trẻ (Câu chuyện phóng viên); Nhà biên kịch Đoàn Tuấn chia sẻ cảm xúc về bộ phim tài liệu "Đường dây lên sông Đà" (Thưởng thức tác phẩm); Nhà thơ Tế Hanh tặng thơ thủ trưởng (Giai thoại văn nghệ sĩ).(Điểm hẹn Văn nghệ 22/08+29/08).

Tình yêu lao động qua truyện cổ tích "Ơn bố mẹ"

Tình yêu lao động qua truyện cổ tích

Ngày phát hành 19:45 | 29/7/2023

Lượt nghe: 853

Nhà phú ông nọ rất thương yêu, lo lắng cho con cái, nhưng cũng rất nghiêm khắc để các con có thể tự lập, biết quý trọng của cải do chính sức lao động của mình làm ra. Phú ông đã làm cách nào để ba người con trai hiểu được giá trị của sức lao động, cũng như biết vươn lên, không ỉ lại vào bố mẹ nhỉ? (Kể chuyện và hát ru 24/07/2023)

Truyện "Công chúa bán than": Giá trị của sự chăm chỉ lao động

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018

Lượt nghe: 832

Vì không chịu lấy con trai tể tướng nên công chúa út đã bị vua cha đuổi khỏi hoàng cung. Công chúa út ra đi không có tài sản gì ngoài con ngựa bị mù. Bằng sự lao động chăm chỉ và không ngại công việc nặng nhọc là bán than, công chúa và chồng đã trở nên giàu có. Những cục vàng mà nàng nhặt được khi làm việc là hình ảnh ẩn dụ cho giá trị của sức lao động. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 18/4/2018)

Truyện "Đào vàng": Giá trị của việc chăm chỉ lao động

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2017

Lượt nghe: 1816

Để dạy cho cậu con trai lười biếng biết gia trị của việc chăm chỉ lao động, bà mẹ nói rằng dưới đồng ruộng nhà mình chôn rất nhiều vàng bạc. Người con trai tưởng thật đã hăng hái đào cả mảnh ruộng lên để tìm kho báu. Cuối cùng vàng thì không thấy nhưng hai mẹ con đã có một mảnh đất mầu mỡ, hứa hẹn một vụ mùa bội thu. Từ đó, người con trai chăm chỉ lao động, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (Kể truyện và hát ru 26/6/2017)

Truyện ngắn "Gương đồng": Vẻ đẹp của con người trong lao động

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2019

Lượt nghe: 1018

Truyện ngắn phần lớn là hồi ức hoặc phản ánh sự kiện mà nhân vật chính đã trả qua. Ông Chiến đã dũng cảm thay đổi phương thức sản xuất để phát triển kinh tế trên vùng quê nghèo của mình. Hình ảnh nhân vật chính của câu chuyện cũng như nhiều người nông dân khác trở thành tấm gương phát triển kinh tế mọi miền đất nước. Trong quá trình phát triển, hội nhập kinh tế mang đến nhiều đổi thay của làng quê, họ năng động, sáng tạo trong công việc của mình...

Truyện ngắn "Hõm đất": Ngời sáng vẻ đẹp của người lao động (phần 1)

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020

Lượt nghe: 1132

Trong hình ảnh chân lấm tay bùn quen thuộc bao đời nay của người nông dân, chúng ta thấy ngời sáng vẻ đẹp của người lao động gắn bó mảnh đất của mình. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 02/04/2020 xin gửi tới các bạn phần đầu truyện ngắn “Hõm đất” của tác giả Du An-tác phầm tham dự cuộc thi “Làng Việt thời hội nhập” do Báo Nông thôn Ngày nay, Hội nhà Văn Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức

Truyện ngắn “Có chân thì đã tìm về”: Thân phận của những người dân lao động làm day dứt lòng người.

Truyện ngắn “Có chân thì đã tìm về”:  Thân phận của những người dân lao động làm day dứt lòng người.

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018

Lượt nghe: 1350

Giong kể của tác giả Hoàng Công Danh trong truyện ngắn " Có chân thì đã tìm về" mang màu sắc phương Nam, dân dã, mộc mạc, thủ thỉ nhưng mỗi câu lại có hàm ý, những điều chưa nói hết. Ngôn ngữ của những người lao động, đầy ắp tình yêu thương được nói ra một cách mộc mạc, cảm động. Truyện đọng lại nhiều suy nghĩ, trở trăn, day dứt về thân phận con người, gợi những sự cảm thông, thấu hiểu. "Đời người là một cuộc giằng co dài của bản ngã, nhưng lại là một hành trình quá ngắn ngủi để người ta có thể thực sự tìm ra niềm an nhiên của chính mình".

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ