Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 4 kết quả

“Chuyến trở về của cỏ”: Số phận người nông dân trong chiến tranh loạn lạc

“Chuyến trở về của cỏ”: Số phận người nông dân trong chiến tranh loạn lạc

Ngày phát hành 9:48 | 14/4/2022

Lượt nghe: 1016

Truyện ngắn đưa chúng ta trở về đất nước Việt Nam đầu thế kỉ XVI khi triều đình nhà Lê rối ren, các vua Lê ăn chơi xa đọa, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nhân vật tôi của câu chuyện, người nông dân tên Nguyên Hải vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân của thời đại. Cuộc sống gia đình ông quá khổ cực. Hàng ngày được ăn để còn sống đã là hạnh phúc của gia đình Nguyễn Hải. Và cũng như hàng trăm, hàng ngàn người nông dân khác đang bế tắc, Nguyễn Hải bị đưa đẩy tham gia cuộc khởi nghĩa do Trần Cảo phát động. Với những người nông dân như Nguyễn Hải việc tham gia khởi nghĩa đơn giản là được ăn và hy vọng có điều gì đó thay đổi. Cuộc khởi nghĩa do những người nông dân nghèo khổ cả đời chỉ biết cầm cái cày, cái liềm nhanh chóng thất bại và Nguyễn Hải quay trở về nhà của mình. Truyện ngắn trên sự kiện có thật trong lịch sư để thể hiện số phận của người nông dân trong chiến tranh loạn lạc. Chúng ta cảm nhận được không khí ảm đạm bao trùm lên câu chuyện với cái đói, cái khát, nỗi buồn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi trong gia đoạn suy tàn của một triều đại thì làm gì có ai lo cho cuộc sống của người dân. Số phận con người nhất là người nông dân nghèo bấp bênh như chiếc lá vô định trong cơn cuồng phong của lịch sử. Là một cây bút mới hơn 30 tuổi, nhà văn Đinh Phượng đi vào đề tài dã sử khi hóa thân vào một nhân vật không có gì trong tay, nhiều ước vọng nhưng dễ thay đổi trước bất chắc, khó khăn. Truyện của anh không đi vào những đấu đá trong hoàng cung, những thay đổi lớn lao của thời đại mà khai thác số phận nhỏ bé của một người nông dân để thể hiện ý nghĩa cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Hiện nay khi thế giới vẫn có những nơi người dân khổ cực vì chiến tranh loạn lạc thì chúng ta càng trân quý cuộc sống hòa bình trên đất nước Việt Nam. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

CCTT Vịt nhớ vịt thương - Chuyện buồn vui của người nông dân nơi phố thị

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2018

Lượt nghe: 3226

Làng xóm và đồng ruộng đã bao đời gắn bó với nông dân. Thế nhưng trong thời buổi kinh tế thị trường nhiều người trong số đó phải rời quê đi làm ăn xa. Có biết bao câu chuyện đắng chát xảy đến với họ khi mưu sinh chốn thị thành. Sức hút của đồng tiền và vật chất phải chăng đã đưa họ đi quá xa hạnh phúc của mình. Sau tất cả, ước muốn tìm về với những gì thân quen, yên ả nơi quê nhà vẫn là điều mà họ ước ao nhất!

Nhà văn Nam Cao và những chạm khắc ấn tượng về người nông dân dưới chế độ cũ

Nhà văn Nam Cao và những chạm khắc ấn tượng về người nông dân dưới chế độ cũ

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019

Lượt nghe: 657

Không có cái vẻ êm đềm, thơ mộng, trong lành, buồn lặng như nông thôn trong văn Thạch Lam, cũng không mang hơi hướng bản sắc nệ cổ như văn Ngô Tất Tố, nông thôn, trong mỗi sáng tác của Nam Cao nói như Giáo sư Phong Lê: “không chỉ là một lát cắt tươi rói của cuộc sống mà còn là những chạm khắc rất ấn tượng về những chân dung người làm nên gương mặt dân tộc một thời” (Tìm trong kho báu phát 21/11/2019)

Những bài thơ vui của người nông dân Nga

Những bài thơ vui của người nông dân Nga

Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2017

Lượt nghe: 1620

Nước Nga tuy xa mà gần, lạ mà quen – Đó là cảm nhận của nhiều người ít nhất có một lần đặt chân đến đất nước thân thiện này, hoặc chỉ biết về xứ sở bạch dương qua tiểu thuyết Lep Tonxtoi, thơ Puskin, Exênhin… Thiên nhiên Nga, văn học Nga, thơ ca Nga thực sự là một miền nhớ, một không gian văn hóa tinh thần vô cùng ý nghĩa. (Tiếng thơ 11/10/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00

Điểm hẹn Văn nghệ (đang phát)

19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ