Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 41 kết quả

"Biển, đảo quê hương" qua ảnh nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 24/11/2018

Lượt nghe: 658

Gần 200 tác phẩm chọn lọc từ cuộc thi ảnh nghệ thuật “Biển, đảo quê hương” do Ban Tuyên giáo TƯ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức được triển lãm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội ghi lại những khoảnh khắc giản dị, chân thực, sinh động, góp thêm tiếng nói bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.(Làn sóng nghệ thuật 23/11/2018)

"Kẻ ngụ cư": Lạc lõng trên chính quê hương (phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2020

Lượt nghe: 1107

Là một trong những nhà văn viết nhiều về đề tài nông thôn, nhà văn Trần Thanh Cảnh dường như tìm thấy nguồn cảm hứng bất tận ở quê hương Kinh Bắc cũng như từ những người xung quanh ông. Trang viết của Trần Thanh Cảnh bao giờ cũng sinh động, đầy ắp chất liệu đời sống, không thiếu cả mĩ nhân lẫn kì nhân. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 21/5/2020, chúng ta cùng đón nghe phần đầu một tác phẩm mới của ông có nhan đề “Kẻ ngụ cư”.

"Nơi tình yêu ở lại": Tình yên biển đảo, quê hương

Ngày phát hành 15:34 | 3/3/2022

Lượt nghe: 1282

Ngay từ tên truyện, tác giả đã hé lộ đây là một câu chuyện nói về tình yêu. Một câu chuyện tình yêu được tác giả đề cập ngay từ những dòng chữ đầu tiên. Chỉ có điều, tình yêu trong truyện ngắn này, không xảy ra ở một nơi bình thường, mà xảy ra ở một hòn đảo cách xa đất liền, giữa một cô thanh niên xung phong và một anh bộ đội, khi cả hai cùng công tác trên đảo. Một tình yêu đẹp và trong sáng như ta vẫn thường thấy ở những đôi trai gái, khi cả hai cùng đang làm nhiệm vụ dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc! Hoa - cô thanh niên xung phong, và Kha - anh bộ đội, theo tiếng gọi của quê hương, cùng đến với đảo, cùng có những năm tháng sống, công tác trên đảo, và cả hai cùng yêu đảo như chính quê hương mình. Từ những năm tháng gần gũi bên nhau ấy, họ đã “bén duyên” và yêu nhau. Tình yêu của hai người đã giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống, công tác thường ngày trên đảo. Đặc biệt, khi Kha hết hạn nghĩa vụ quân sự, được trở về đất liền, anh phải đứng trước hai sự lựa chọn cho cuộc sống sau này của mình: Ở lại đảo cùng Hoa xây dựng cuộc sống dài lâu, hay trở về đất liền vĩnh viễn? Hơn thế, anh còn phải đối mặt với lời khuyên của cha mẹ, người thân, bạn bè… phải trở về quê hương xây dựng cuộc sống tương lai! Nhưng Kha đã không làm thế, anh đã trở lại đảo theo tiếng gọi của con tim, với chiếc ba lô trên lưng, như ngày nào đến với đảo lần đầu. Chỉ có tình yêu đối với người mình yêu, đối với biển đảo, với quê hương đất nước, mới có thể thúc giục Kha trở lại đảo, xây dựng cuộc sống gia đình cùng Hoa. Thông qua truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến muốn khẳng định một điều, biển đảo dù xa cách bao nhiêu vẫn là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu, mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp công sức, xây dựng và giữ gìn biển đảo, nhất là trong tình hình biển đảo đang có những bất ổn như hiện nay. Truyện ngắn với lối viết mộc mạc, giản dị, tự nhiên, tác giả không chú tâm lắm với những yếu tố kỹ thuật trong kết cấu, xây dựng truyện. Song, “Nơi tình yêu ở lại” vẫn có những chi tiết chân thực, xúc động, làm ta tự hào, yêu thương nhiều hơn đối với biển đảo quê hương…

"Về nhà" (P.2): Ấm ám tình cảm quê hương

Ngày phát hành 16:27 | 14/6/2021

Lượt nghe: 675

Nhân vật nữ chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe có những bước đường số phận khá trắc trở, long đong, nhiều sóng gió. Phải làm thiếu phụ không chồng khi tuổi đời còn quá trẻ, sau đó mất mẹ, tính cách cũng ngang bướng, không thông cảm được với bố, quyết định bỏ nhà lên thành phố tự bươn trải. Cô gái đã phải làm đủ mọi nghề để sinh sống, nhưng vẫn có ý thức giữ gìn phẩm giá, có lòng tự trọng, luôn biết ơn và chu đáo với những người đã từng giúp đỡ mình. Cô gái ấy vẫn nuôi ý chí, nghị lực để vươn lên, hoàn thành tốt việc học tập và được nhận bằng giỏi khi tốt nghiệp đại học. Rồi những suy nghĩ, cảm xúc bồng bột của tuổi trẻ cũng qua đi, cô gái quyết định trở về bên bố, về quê hương. Những kiến thức của cô học được từ mái trường Đại học Nông nghiệp sẽ giúp được bao người nông dân, bao gia đình ở làng cô có một cuộc sống tốt hơn. Từ chỗ không mặn mà lắm với người mẹ kế - vợ thứ hai của bố, cô gái đã cảm động và kính trọng bà hơn khi được bà chăm sóc tận tình hàng tháng trời, khi cô vô tình bị ngã xuống hố sâu. Tình cảm từ quê hương và gia đình luôn ấm áp, yêu thương, khiến mỗi con người có ý thức sống tốt hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân mình và với mọi người xung quanh. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

“Hương nhãn còn đó”: Lan tỏa tình yêu quê hương

“Hương nhãn còn đó”: Lan tỏa tình yêu quê hương

Ngày phát hành 11:23 | 15/1/2021

Lượt nghe: 925

Truyện ngắn gây tò mò với người đọc, người nghe ngay từ đầu khi miêu tả nhân vật lão Ấm người đầy máu quần quại tìm đường sống. Lão bị làm sao vậy, bị tai nạn hay vết thương chiến tranh. Hóa ra là lão Ấm vì vườn nhãn mà bị đánh tàn nhãn. Vườn nhãn đã gắn bó với họ tộc lão mấy chục đời ở xóm Phất Não. Đến đời anh em lão Ấm thì xảy ra biết bao biến cố vì cơn lốc kim tiền. Anh trai là Hai Yên bỏ xác khi đi đào vàng, người em là Hạnh thì cũng chết thảm vì nợ cờ bạc. Quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa nông thôn làm đổi thay nhiều vùng quê. Nhưng theo cùng kinh tế phát triển là những tệ nạn như cờ bạc, lô đề, cá độ… khiến bao gia đình tan nát. Vườn nhãn đã chứng kiến tất cả những biến động to lớn. Mãnh vườn với hàng trăm gốc nhãn cổ thụ cũng thăng trầm như chính cuộc đời của lão Ấm. Khi lão vì hận tình bỏ quê ra đi thì vườn nhãn cũng hoang phế không người chăm sóc. Khi lão ý thức được trách nhiệm của người con trai duy nhất còn lại của gia đình quay về thì vườn lại được hồi sinh. Truyện ngắn thể hiện được sự gắn bó máu thịt của con người với mảnh đất, ngôi nhà, khu vườn sinh ra và lớn lên. Quá trinh đô thị hóa nông thôn tác động tới từng vùng đất, từng gia đình và từng con người. Họ phải chịu va đập, thử thách bởi nhiều giá trị sống thay đổi từng ngày, từng giờ. Vườn nhãn cũng chịu thử thách như vậy. Để thu mua đất xây dựng các khu biệt thự cao cấp mà người ta bày mưu tính kế triệt hạ những gốc nhãn quý. Thậm chí lão Ấm còn bị đánh đến mất mạng vì không đồng ý bán mảnh vườn cha ông để lại. Truyện ngắn với giọng văn gai góc thể hiện cuộc sống nhiều biến đổi của một vùng quê bởi nền kinh tế thị trường. Nhiều vấn nạn được nhắc đến, những mất mát, đau thương cũng được khắc họa giàu cảm xúc. Truyện ngắn kết thúc đau lòng và chua xót khi nhân vật lão Ấm mất mạng để bảo vệ vườn nhãn quý của mình. Hy vọng rằng con trai lão là Một sẽ giữ gìn, phát triển vườn nhãn để hương nhãn vẫn tỏa hương như bao đời cha ông (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc sắc

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Chương trình chính luận nghệ thuật đặc sắc

Ngày phát hành 11:20 | 10/8/2023

Lượt nghe: 691

Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại quân cảng Nha Trang vào tối 12/8 tới. Chương trình diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số…Bên cạnh yếu tố chính luận, yếu tố nghệ thuật được đưa xen trong chương trình, hứa hẹn đem đến cho khán giả một chương trình đặc sắc. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn anh Hoàng Anh Minh – đạo diễn nghệ thuật của Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. (Làn sóng nghệ thuật)

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Chương trình chính luận nghệ thuật mang tầm quốc gia

“Mạnh giàu từ biển quê hương”: Chương trình chính luận nghệ thuật mang tầm quốc gia

Ngày phát hành 10:36 | 11/8/2023

Lượt nghe: 788

Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng tổ chức vào 20h00 thứ bảy 12/8 tại quân cảng Nha Trang. Chương trình được phát thanh và truyền hình trực tiếp trên các kênh phát thanh VOV1, VOV2, VOV3, các kênh truyền hình VTC1, VOVTV của Đài Tiếng nói Việt Nam, Kênh truyền hình Quốc phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước; tường thuật trực tuyến trên báo điện tử VOV.VN, VTC News, VOVlive và các nền tảng số của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như nhiều cơ quan báo chí khác. Bối cảnh chương trình sẽ lấy mặt cầu cảng làm sân khấu chính cùng một số tàu của lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng… Sự kết nối giữa sân khấu trên cầu cảng và sân khấu trên tàu sẽ tạo nên một không gian sân khấu 3D sinh động, mở ra nhiều chiều không gian và cung bậc cảm xúc, qua đó, thông điệp của chương trình “Mạnh từ biển, giàu từ biển quê hương” sẽ được chuyển tải một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Mở màn chương trình sẽ là liên khúc "Việt Nam trong tôi là - Rap về Biển Quê hương - Biển hát chiều nay" do ca sĩ Đông Nhi – ca sĩ Hà Trần - Phong Windy cùng dàn hợp xướng biểu diễn, kết hợp quay biểu diễn tại 3 tỉnh đại diện cho 28 tỉnh thành ven biển, cùng với đó là hình ảnh minh họa vẻ đẹp của biển nước ta. Sự giao thoa giữa 2 thế hệ âm nhạc, với phong cách âm nhạc khác nhau kết hợp với dàn hợp xướng Đài TNVN mang đến những giai điệu mới mẻ cho những ca khúc đi cùng năm tháng. Là một chương trình chính luận nghệ thuật hướng đến khán giả trẻ, bởi vậy, từ các tiết mục âm nhạc cho đến phóng sự, lời dẫn, phong cách chương trình đều được thể hiện một cách trẻ trung, hiện đại. Đặc biệt, ý tưởng âm nhạc chủ đạo của chương trình theo phong cách rock, symphony, kết hợp giữa sự tham gia của nhóm nhạc rock với chất giọng thính phòng của ca sĩ Đài TNVN, hứa hẹn mang đến những cảm xúc, ấn tượng mạnh cho khán giả, qua phần thể hiện của các nghệ sĩ nổi tiếng như NSUT Đăng Dương, Ban nhạc Bức Tường, ca sĩ Hà Trần, ca sĩ Đông Nhi, Đông Hùng, rapper Phong Windy... Chương trình gồm 3 mạch cảm xúc chính với các chủ đề: "Tâm thức biển"; "Việt Nam hướng tới giàu từ biển"; "Việt Nam hướng tới mạnh về biển". Khán giả sẽ thấy được bức tranh chung về kinh tế biển, hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như cảm nhận được tinh thần yêu biển sâu sắc của người dân thông qua các câu chuyện kể, những ca khúc, hình ảnh, phóng sự thực tế. Mỗi tiết mục đều được dàn dựng công phu, mang một thông điệp ý nghĩa: Yêu biển, giữ biển và góp sức mình để giữ "biển giàu", "biển mạnh". Diễn ra trong 90 phút, với sự tham gia các khách mời, các nghệ sĩ và hơn 1.500 người thuộc các lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, ngư dân, thanh niên, sinh viên, “Mạnh giàu từ biển quê hương” là chương trình lớn mang tầm cỡ quốc gia. Với ý tưởng âm nhạc mới mẻ, hiện đại, chương trình chính luận nghệ thuật góp phần truyền đi thông điệp sâu sắc về tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; khẳng định Việt Nam là quốc gia biển với khát vọng chinh phục biển, thịnh vượng từ biển và giữ gìn hòa bình trên biển. (Làn sóng nghệ thuật)

“Mùa cốm": Ký ức đẹp về mùa thu tuổi trẻ cùng hương cốm quê hương

“Mùa cốm

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018

Lượt nghe: 817

Hàng năm, khi “Gió thổi mùa thu hương cốm mới”, ai dám chắc lòng mình không chút xao động. Với hai nhân vật chính trong truyện ngắn “Mùa cốm” của tác giả Nông Văn Kim mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn hôm nay, ký ức về mùa thu tuổi trẻ, hương cốm quê hương cùng mối tình thời tuổi trẻ đã kết thành nỗi nhớ khôn nguôi. Cùng nghe truyện ngắn và cảm nhận trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 11/10/2018

“Nguồn cội": Chuyện về những người hai quê hương

“Nguồn cội

Ngày phát hành 8:10 | 14/2/2022

Lượt nghe: 911

Trong chương trình trước, chúng ta đã có dịp tìm hiểu về văn học di dân. Những băn khoăn về căn tính, về ngôn ngữ, về nguồn cội cũng là chủ đề thường trực của nhiều tác giả Việt khác ở nước ngoài. Chuyên mục Thư viện VOV6 hôm nay tiếp tục giới thiệu với quý vị và các bạn một tác phẩm khác viết về chủ đề này: cuốn “Nguồn cội – Chuyện về những người hai quê hương” của tác giả Đan Thy, do dịch giả Trang chuyển ngữ. Sách do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam ấn hành.

“Quê mẹ con về”: Tình cảm sâu nặng với quê hương

“Quê mẹ con về”: Tình cảm sâu nặng với quê hương

Ngày phát hành 22:38 | 26/2/2023

Lượt nghe: 2501

“Mỗi lần lòng thấy chơi vơi/ Mỗi lần đường đời vấp ngã/ Con tìm về lời ru của mẹ / Con tìm ánh mắt của cha / Con tìm về với làng quê / Bình yên giữa tháng ngày giông bão / Cho con sà vào lòng mẹ / Cho con hơi ấm của cha”. Ca khúc “Quê mẹ con về” của nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Thiện. Sự gặp gỡ giữa tác giả thơ Nguyễn Thiện và nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên không chỉ trong đời sống mà họ còn kết hợp rất ăn ý trong sáng tác nghệ thuật. Với rất nhiều ca khúc phổ nhạc và đặc biệt là ca khúc “Quê mẹ con về”, một lần nữa cho chúng ta cảm nhận được tình cảm của các tác giả dành cho gia đình, quê hương. (Điểm hẹn văn nghệ)

Ấm áp tình cảm quê hương và gia đình

Ấm áp tình cảm quê hương và gia đình

Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2015

Lượt nghe: 1929

Người dân Việt Nam luôn ý thức giữ gìn nếp sống ân nghĩa, nhân tình làm thành vẻ đẹp truyền thống cho con cháu. Từ xa xưa , nét đẹp này đã vương vấn trong những câu ca dao, như : “ Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn”. Tri ân quê hương, cha mẹ đã nuôi dưỡng và vun đắp tình cảm con người từ lúc còn nằm trong nôi, các nhà thơ mượn bút thay lời bày tỏ những vần thơ đong đầy cảm xúc.Đó là tâm sự thơ ca của các tác giả Lê Đức Nghinh, Nguyễn Đăng Tiến, Đinh văn Nhu và Nguyễn Ngọc Hạnh.Tâm sự của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài về đóng góp của các nhà thơ Đồng bằng Sông Cửu Long.(Tiếng thơ 27,28/12)

Bài thơ "Bên kia sông Đuống" - Nỗi niềm với quê hương Kinh Bắc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018

Lượt nghe: 973

Bài thơ "Bên kia sông Đuống" được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, quê hương Kinh Bắc của tác giả bị giặc tàn phá kinh hoàng, chỉ sau mấy tiếng, bài thơ ra đời như một nỗi thổn thức, day dứt, xót xa "Mẹ con đàn lợn âm dương/ chia lìa đôi ngả/ đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu?" ( VOV6 - văn nghệ thiếu nhi 2/4/2018)

Các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn trong chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn trong chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Ngày phát hành 12:10 | 10/8/2023

Lượt nghe: 792

Vào ngày 12/8 tới, tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Chương trình gồm 3 chương: “Tâm thức biển”, “Việt Nam hướng tới giàu từ biển” và “Việt Nam hướng tới mạnh về biển” sẽ diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số …Sân khấu chương trình sẽ được thực hiện kết nối giữa 2 sân khấu là cầu cảng của quân cảng Nha Trang và một số tàu của Hải quân, kỳ vọng sẽ tạo nên một không gian sân khấu 3D sinh động, ấn tượng. Theo nhạc sĩ, NSUT Doãn Nguyên, Trưởng ban Âm nhạc VOV3, Đài Tiếng nói Việt Nam, thành viên Ban tổ chức, nhạc trưởng dàn dựng, chỉ huy những tác phẩm trong chương trình: Với mục đích hướng đến khán giả trẻ, do đó từ các tiết mục văn nghệ cho đến các phóng sự, lời dẫn, phong cách của chương trình đều có cách thể hiện phù hợp, trẻ trung, hiện đại. Âm nhạc của chương trình sẽ được thực hiện theo phong cách rock symphony, kết hợp giữa phần biểu diễn nhạc rock với thính phòng của nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và các nghệ sĩ Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là chương trình tầm cỡ, mang tính chất quốc gia, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vì vậy bên cạnh việc đầu tư dàn dựng các tiết mục nghệ thuật, phần nhạc hiệu dành riêng cho chương trình cũng được đầu tư công phu. (Làn sóng nghệ thuật)

Cảm xúc thơ về quê hương đất nước

Cảm xúc thơ về quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1488

Thơ về quê hương đất nước của các nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng, Trương Minh Phố, Trần Hòa Bình và Nguyễn Quang Hưng . “ Mãi thanh xuân những vần thơ chống Mỹ”- ghi chép thu thanh của phóng viên Văn nghệ về Hội thảo “ Thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Cánh đồng quê hương

Cánh đồng quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2017

Lượt nghe: 1504

Với thiếu nhi thành phố thì những công việc của nhà nông như cầy, bừa, gặt lúa, phơi thóc, nhổ lạc … khá lạ lẫm. Còn với những em nhỏ ở nông thôn thì đó lại là công việc quen thuộc gắn với tuổi thơ của nhiều người. Phần đầu chương trình là tản văn giàu hình ảnh làng quê Việt Nam có nhan đề "Buổi đầu tiên đi gặt” của tác giả Ngọc Châu. Tản văn là kỉ niệm đẹp về tuổi thơ và cũng giúp người đọc, người nghe hiểu được giá trị của sức lao động. Tiếp đó là tiểu phẩm "Thiên sứ và đại ca" do Hoàng Hiệp chuyển thể nói về tình bạn bất ngờ để lại nhiều kỉ niệm khó quên. (Văn nghệ thiếu nhi 02/4/2017)

Đất nước quê hương qua từng trang sách

Đất nước quê hương qua từng trang sách

Ngày phát hành 11:31 | 8/5/2023

Lượt nghe: 191

Với mục đích nối dài tình yêu văn chương tới các bạn học sinh, vừa qua Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách “Những miền lưu dấu – Cảnh Việt trong văn chương”. Cuốn sách độc đáo kết hợp giữa văn chương và hội họa, với góc nhìn vừa quen vừa lạ, thông qua các tác phẩm được học trong chương trình Ngữ văn phổ thông... (Văn nghệ thiếu nhi 08/05/2023)

Đọc truyện "Mặt trời luôn bên tôi" - Buổi thứ nhất - Quê hương tuổi thơ

Đọc truyện

Ngày phát hành 22:27 | 11/3/2024

Lượt nghe: 1393

Tác giả Lê Trung Cường là thầy giáo khiếm thị, hiện đang công tác tại trường Nuôi dạy trẻ em Khiếm thị tỉnh Hải Phòng. Bằng tình yêu với văn chương, anh đã vượt lên những khó khăn để hoàn thành nhiều tác phẩm như “Trong mắt trái tim”, “Dẫu không nhìn thấy nắng”, “Phú Quốc trong mắt kính thần” và gần đây là truyện dài “Mặt trời luôn bên tôi” - tác phẩm ấm áp kí ức về gia đình, tuổi thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 02/03/2024)

Hình bóng quê hương trong bài thơ "Chái bếp"

Hình bóng quê hương trong bài thơ

Ngày phát hành 22:56 | 9/12/2023

Lượt nghe: 437

Sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới bậc THCS chọn lựa nhiều tác phẩm mới từ văn xuôi đến thơ của các tác giả trẻ, trong đó có nhà thơ Lý Hữu Lương người dân tộc Dao. Đơn cử chương trình Ngữ văn lớp 8, bộ sách Chân trời sáng tạo đã chọn bài thơ “Chái bếp” của nhà thơ Lý Hữu Lương để giảng dạy. Điều này mang đến những trải nghiệm mới cho thầy và trò... (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2023)

Luôn có một quê hương chờ bạn trở về

Luôn có một quê hương chờ bạn trở về

Ngày phát hành 15:20 | 24/2/2022

Lượt nghe: 1500

Sinh năm 1980, tại một thị trấn nhỏ ven biển ở Giang Tô, Trương Gia Giai là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng ở Trung Quốc. Một số tác phẩm của anh đã giới thiệu ở nước ta như “Ngang qua thế giới của em”, “Hãy để tôi ở bên bạn” và mới nhất là cuốn “Ngang qua thị trấn Ngàn Mây”, do dịch giả Tố Hinh chuyển ngữ, Công ty Văn Việt và NXB Thanh niên ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài “Luôn có một quê hương chờ bạn trở về…”.

Mẹ và quê hương qua những bài thơ mới thu thanh

Mẹ và quê hương qua những bài thơ mới thu thanh

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015

Lượt nghe: 1708

Tình mẹ và quê hương là những chủ đề khơi gợi tình cảm sâu thẳm trong lòng mỗi người. Các bạn sẽ gặp tình cảm thiêng liêng trong thơ mới thu thanh của các tác giả: Nguyễn Quang Thiều, Tô Thi Vân, Đặng Thị Thanh Liễu và Nguyễn Thị Mai. Cảm xúc thơ về nước Nga trong tuyển thơ "Nối hai đầu thế kỷ". (Tiếng thơ 11+12/01/2015).

Nghĩ về tình yêu quê hương

Nghĩ về tình yêu quê hương

Ngày phát hành 17:19 | 4/2/2021

Lượt nghe: 958

Những người trẻ được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hoàn toàn độc lập. Vậy nên tinh thần yêu nước của các bạn phần lớn được thể hiện ở tình yêu gia đình, yêu mảnh đất nơi mình lớn lên, yêu cộng đồng chung quanh. “Yêu quê hương chính là yêu những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống” - Đó cũng là nhan đề bài viết của bạn Nguyễn Thanh Hà gửi tới chương trình... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 02/01/2021)

Nguyễn Khuyến: "Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam"

Nguyễn Khuyến:

Ngày phát hành 10:42 | 31/3/2021

Lượt nghe: 937

Đến giai đoạn giao thời, thơ sáng tác bằng chữ Nôm bên cạnh truyền thống đề vịnh phong cảnh còn được các nhà Nho nước ta ưa dùng để ký thác nỗi niềm, tâm sự trước những biến động của xã hội, thời cuộc. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những người sáng tác thơ Nôm thế sự đắc địa mà tiếng vang của những trước tác của cụ tới hôm nay đã cho thấy một bản lĩnh, một tài năng.

Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng: "Viết về Bác để sống tốt hơn với gia đình quê hương"

Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng:

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2018

Lượt nghe: 1015

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn trong thơ hiện đại nói riêng, trong văn học nghệ thuật nói chung. Sinh nhật của Người cũng là dịp để nhiều cây bút thêm một lần ngẫm ngợi, trăn trở với những trang viết. Như những dòng tâm sự của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng trên face book cá nhân: “Viết về Bác, cái khó là làm sao cho có chất thơ, làm sao để bạn đọc cảm và nghĩ nhiều không chỉ về Bác, về ngày hôm qua, mà cảm và nghĩ nhiều về cái ngày hôm nay, về chính mình, về những cái chưa tốt chưa đẹp của mình, từ đó sống tốt hơn, đẹp hơn, có trách nhiệm hơn đối với bản thân, với cơ quan nơi mình làm việc, với gia đình, quê hương và đất nước...”.(VOV6 Tiếng thơ 19/05/2018)

Nhớ con sông quê hương

Nhớ con sông quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2019

Lượt nghe: 710

Nhắc tới tuổi thơ, quê hương và dòng sông là nhắc đến "Nhớ con sông quê hương" của nhà thơ Tế Hanh. Một bài thơ đầy hình ảnh, giàu hoài niệm và mênh mang nỗi nhớ, từng được đưa vào chương trình giảng dạy ngữ văn trong nhà trường. Cuộc trò chuyện giữa biên tập viên chương trình với nhà thơ Trần Kim Anh sẽ chia sẻ cùng chúng ta vẻ đẹp đằm sâu của bài thơ này... (Văn nghệ thiếu nhi 30/09/2019)

Những bài học về tình yêu quê hương đất nước

Những bài học về tình yêu quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2020

Lượt nghe: 431

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời” - câu thơ vang lên như lời tuyên ngôn dõng dạc, khẳng định nền đọc lập chủ quyền của dân tộc ta từ thế kỷ X. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt có giá trị vững bền bởi tinh thần đó... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 21/12/2020)

Những bức ảnh thể hiện khát vọng hòa bình, tình yêu quê hương đất nước

Những bức ảnh thể hiện khát vọng hòa bình, tình yêu quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2020

Lượt nghe: 1275

Hơn 15 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiếp ảnh gia Võ An Khánh đã có hàng nghìn bức ảnh, nhiều nhất là đề tài chiến đấu và phục vụ chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2007. (Câu chuyện nghệ thuật 11/9/2020)

Những tác phẩm về quê hương yêu dấu

Những tác phẩm về quê hương yêu dấu

Ngày phát hành 12:15 | 22/12/2022

Lượt nghe: 143

Cùng với những trao đổi về tác phẩm “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam (trong chương trình Ngữ văn lớp 11), Trang văn học nhà trường còn gửi tới những sáng tác thơ văn xinh xắn đáng yêu của các bạn học sinh. Viết văn làm thơ là một cách học thêm đầy hứng khởi đấy! (Trang Văn học nhà trường 12/12/2022)

Sắc màu quê hương

Sắc màu quê hương

Ngày phát hành 11:5 | 7/7/2021

Lượt nghe: 491

Những trang viết về quê hương, về những điều đã gắn bó với chúng ta ngay từ khi còn thơ ấu luôn đem lại bao cảm xúc thân thương, gần gũi. Đọc các sáng tác ấy ta không khỏi cay cay nơi sống mũi khi gặp hình ảnh thiên nhiên, khu vườn, bóng dáng mẹ cha và những người nông dân chân lấm tay bùn vì cuộc sống mưu sinh... (Trang văn học tuổi mới lớn 15/06/2021)

Sắp diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Sắp diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”

Ngày phát hành 11:9 | 10/8/2023

Lượt nghe: 689

Ngày 12/8 tới, tại thành phố biển Nha Trang, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Chương trình nhằm hun đúc tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển – đảo Tổ quốc, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy tiềm năng đa dạng của biển, phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh. Nhà báo Vũ Duy (Trưởng Ban Thời sự VOV1) - thành viên Ban Tổ chức chương trình cho biết: Thông điệp của chương trình muốn hướng đến là làm thế nào để đất nước ta có thể giàu từ biển và mạnh từ biển. Tinh thần này sẽ được thể hiện qua chương trình này thông qua các phóng sự, trao đổi với các vị khách mời và đặc biệt phối hợp cùng các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn để làm sáng rõ chủ đề. Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”sẽ diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số … (Làn sóng nghệ thuật)

Se sắt nỗi nhớ quê hương

Se sắt nỗi nhớ quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2015

Lượt nghe: 1286

Có một Xứ Huế mộng mơ,trầm mặc và bao miền quê khác se sắt trong nỗi nhớ đọng vào trang thơ.Thời khắc giao mùa cùng kỷ niệm quê hương theo đuổi suốt đời.Các nhà thơ Ngô Minh, Thiên Sơn, Trương Minh Phố, Xuân Đam và Nguyễn Minh Khiêm gửi gắm niềm thương nhớ.Trò chuyện cùng nhà thơ Dương Khâu Luông.(Tiếng thơ 4+5/10)

Thiếu nhi với biển đảo quê hương

Thiếu nhi với biển đảo quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2017

Lượt nghe: 1642

Bài thơ "Chú ở Trường Sa","Đường ở đảo" viết về biển đảo quê hương. Nhà thơ Hoài Khánh nói về tập thơ "Dắt biển lên trời". Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Những bài viết tìm hiểu về biển đảo, thể hiện tình cảm với người lính hải quân, với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được phát động thường xuyên trong sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh. Phần cuối chương trình là bài viết “Em kể chuyện biển đảo quê hương” của bạn Hoàng Mai, học sinh trường THPT Hoài Đức A, thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2017)

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 29): Quang Thiện-Niềm tự hào của cha mẹ và quê hương

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 10:13 | 5/1/2023

Lượt nghe: 179

Tin “Học mập mờ vơ chức bự” về Quang Thiện lan đi khắp nơi và nhanh chóng về tới quê của anh. Sau khi ông Khiêm – Bố của Quang Thiện được bé Thu đọc cho nghe bài báo đã không giữ được bình tĩnh mà ngất xỉu. Cả xóm xúm vào giúp đỡ ông bà cấp cứu. Xóm làng cũng biết tin trên báo, nhưng họ vẫn một lòng tin tưởng vào Quang Thiện- niềm tự hào của họ. Quang Thiện về quê thăm thầy u, thấy cảnh cha mình như vậy thì đau xót vô cùng. Anh chấn an bố yên tâm về mình, nhưng người làm cha mẹ vẫn cảm thấy bất an. Tình hình bát nháo của Hội nghị Viên chức đến tai Bí thư Đình Trường, cộng thêm thông tin của bài báo khiến cho Đình Trường càng thêm thất vọng cực độ về Đỗ Thiết. Đang lúc “dầu sôi lửa bỏng” Bí thư Đình Trường nhận được văn bản kết luận của Ban kiểm tra Đảng ủy về việc giải quyết đơn thư tố cáo Phạm Quang Thiện. Nội dung văn bản điều tra đều là những kết luận có lợi cho Quang Thiện. Câu chuyện tiếp diễn ra sao? Sau đây, giọng đọc PTV Minh Nguyệt, sẽ gửi tới các bạn những trang tiếp tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái:

Tình mẹ và quê hương trong thơ

Tình mẹ và quê hương trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2015

Lượt nghe: 1488

Trong tình cảm mỗi con người bao giờ cũng lắng đọng tình yêu thương của mẹ gắn liền với hình bóng quê hương thân thương. Các nhà thơ Trương Nam Hương, Hà Phạm Phú, Đinh Văn Nhu, Phan Tùng, Nguyễn Hoa và Lê Bình với những vần thơ xúc động. (Tiếng thơ 20, 21/09)

Tình yêu biển đảo quê hương

Tình yêu biển đảo quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2016

Lượt nghe: 1644

Có nhà thơ – nhạc sĩ đã chân thành ngợi ca "Việt Nam – đất nước bên bờ sóng, bão tố của cuộc đời trọn niềm tin thiêng liêng". Hàng ngàn năm đất nước ta hiện diện bên bờ biển Đông, cha ông ta không tiếc máu xương, mồ hôi lao động để giữ gìn và bảo vệ trọn vẹn từng tấc đất, từng vùng biển, hải đảo thân yêu. Mạch nguồn thơ ca về tình yêu biển đảo Tổ quốc là dòng chảy không ngừng được các tác giả, các nhà thơ luôn ý thức bồi đắp và thể hiện. Ta đồng điệu với cảm xúc thơ Trần Đăng Khoa, Đặng Quang Vượng, Phạm Vân Anh, Trần Văn Lợi, Hồng Đức trong tình yêu lớn với biển đảo Tổ quốc.(Tiếng thơ 22/5/2016)

Tình yêu quê hương đất nước qua hình ảnh thơ

Tình yêu quê hương đất nước qua hình ảnh thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2016

Lượt nghe: 3439

"Gió và tình yêu thổi trên nước tôi" thật dạt dào như lời thơ Lưu Quang Vũ - Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm lớn lao và thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Với thế mạnh ngôn từ và cảm xúc tự nhiên, chắt lọc, thơ ca về tình yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng đạt tới độ ngân rung sâu sắc và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Các nhà thơ Lưu Quang Vũ, Trần Vàng Sao, Trần Quang Quý và Phạm Văn Tình chia sẻ cảm xúc thơ về tình yêu đất nước. Trao đổi với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài về thơ Đồng bằng sông Cửu Long.(Tiếng thơ 01/5/2016)

Trang thơ về quê hương đất nước

Trang thơ về quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 12/7/2019

Lượt nghe: 1046

Lịch sử Việt Nam là lịch sử nhọc nhằn và vinh quang qua bao thế kỷ dựng nước và giữ nước. Trong những di sản mà cha ông để lại có Tiếng Việt – một ngôn ngữ tuyệt đẹp, đầy thanh sắc, đầy từng trải mà luôn tươi mới, có khả năng diễn đạt đầy đủ những cung bậc cuộc đời song vẫn không ngừng vươn lên để thu nhận những điều mới mẻ. Tiếng Việt cũng là nguồn cảm hứng, chất liệu của người làm thơ, đưa tiếng thơ vang khắp mọi miền Tổ quốc… (Tiếng thơ 13/07/2019)

Truyện ngắn "Bầy thú giấy": Biểu tượng của tình cảm gia đình, quê hương

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 1219

Câu chuyện được nhà văn Ken Liu viết kết hợp giữa hiện thực và giả tưởng. Những con thú giấy trở thành hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn, qua đó tác giả gửi gắm tình cảm mẹ con, gia đình, quê hương. Truyện phản ánh hiện thực những gia đình có sự kết hợp của hai con người, hai đất nước, hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau...

Truyện ngắn "Cha và con": Tuổi trẻ với quê hương

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2016

Lượt nghe: 4560

Tác phẩm đan xen giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật chính. Anh là con út trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Qua cuộc đời của nhân vật chính, tác giả nhắc tới những vần đề nóng bỏng của đất nước. "Cha và con" là câu chuyện xúc động giáo dục thế hệ trẻ ngày hôm nay về truyền thống cách mạng, ý thức trách nhiệm của công dân với quê hương đất nước. (Đọc truyện đêm khuya 25/8/2016)

Truyện ngắn "Gửi ông Đại tá chờ thư": Sự trở về quê hương, bản quán

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2018

Lượt nghe: 787

Tạm gác lại ngôn ngữ sắc sảo, giọng điệu lạnh lùng..., nhà văn Nguyễn Văn Thọ trong truyện ngắn "Gửi ông Đại tá chờ thư" lại thể hiện một giọng ấm áp, ngôn từ giản dị, giàu tình cảm. (Đọc truyện đêm khuya 29/10/2018)

Tuổi thơ với quê hương

Tuổi thơ với quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2017

Lượt nghe: 1015

Có những tình bạn được hình thành qua thời gian dài lâu nhưng cũng có những tình bạn đến thật bất ngờ, tình ngờ. Đó là những lời kết bạn từ những trang thư viết vội để dưới ngăn bàn, một dòng nhắn kết bạn trên Fecebook, trên báo hay lời giới thiệu qua bạn bè. Truyện ngắn “Người bạn giấu mặt” của tác giả Thanh Mai viết về những cảm xúc bất ngờ của tình bạn. Tiểu phẩm "Quê hương" do Hoàng Hiệp chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Thu Hằng gửi gắm cảm xúc nhớ thương với quê hương, gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 09/4/2017)

Vở rối cạn "Nhịp điệu quê hương": Thắm đượm hồn quê

Vở rối cạn

Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2016

Lượt nghe: 1351

Trên sân khấu rối cạn, hình ảnh các con rối hay đạo cụ sân khấu được chế tác từ gỗ hay bông vải đã quen thuộc với chúng ta. Vậy có bao giờ các em thử tưởng tượng một sân khấu rối cạn được chế tác hoàn toàn từ những vật liệu thân thuộc như: rơm rạ, mây tre đan, thúng mủng, rổ rá thì sẽ ấn tượng như thế nào chưa? Các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Việt Nam giúp chúng ta có những trải nghiệm thú vị như vậy đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 28/9/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ