Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 57 kết quả

"Ba tao bay qua của sổ": Đánh thức trí tưởng tượng của con người

Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2020

Lượt nghe: 933

Trẻ em lớn lên trong những ngôi trường không còn cửa sổ, không bao giờ được nhìn ra ngoài để thấy trời xanh, mây trắng, nghe vọng tiếng chim hót… Tất nhiên không bao giờ, đứa trẻ hiếu động có được một kỷ niêm đẹp: nhảy ra ngoài của sổ. Những đứa trẻ như vậy, liệu có thể lớn lên thành một người lớn giàu trí tưởng tượng, mơ mộng? Từ trẻ con tới người lớn đều sống trong những ngôi nhà không có cửa sổ. Họ không thể bay qua cửa sổ đến thế giới rộng lớn hơn và họ cũng buộc trẻ con phải như vậy. Truyện ngắn "Ba tao bay qua của sổ" được nhà văn Trần Nhã Thụy viết pha chút hóm hỉnh, tự giễu và ẩn dấu sự châm biếm cách giáo dục hiện nay.

"Chuyện đôi thỏ trắng”: Biểu tượng của tình yêu

Ngày phát hành 11:2 | 16/6/2021

Lượt nghe: 700

“Chuyện đôi thỏ trắng” kể một câu chuyện tình yêu không thành trong chiến tranh và trên nữa là tình đồng đội của những người đã vào sinh ra tử một thời. Mô tip về chuyện tình yêu không thành trong chiến tranh thì đã quá quen thuộc. Song ở truyện ngắn này tác giả cũng không có ý định đi sâu vào mối tình này trong chiến tranh mà chủ yếu vẫn là câu chuyện của thời hậu chiến. Tâm điểm hay nói cách khác điểm sáng của truyện ngắn này đọng ở đâu ? Đó chính là chi tiết đôi thỏ trắng. Một tình huống bất ngờ xảy ra trong chiến tranh đã kết nối người phụ nữ sau là bà chủ nhà của Thương Thương với người cha của Thương Thương. Tình huống cô gái nuôi quân đã rượt đuổi đôi thỏ trắng ở trong rừng mà suýt rơi vào tay giặc đưa đến sự việc anh bộ đội đã ra tay cứu cô gái, để rồi giữa họ dùng dằng một mối tình không duyên phận. Sau chiến tranh người phụ nữ vẫn nuôi đôi thỏ vì lòng biết ơn, hay để tưởng nhớ về một kỷ niệm đẹp trong chiến tranh. Chi tiết về đôi thỏ trắng giúp họ nhận biết thông tin về nhau mặc dù đôi người đã đôi ngả. Người làm Giám đốc sống nơi thị thành , người chỉ là nông dân, bộ đội phục viên ở quê sống cuộc đời nghèo khó Người kể đứng ở ngoài quan sát và kể lại một cách khách quan từ đó thấy được tấm lòng nhân hậu của một nữ cựu binh , cảm nhận được tình đồng đội của một thế hệ đã vào sinh ra tử , cảm nhận được tình yêu thủy chung và lòng biết ơn, cũng thấu hiểu hơn nỗi lòng người cha bệnh tật, nghèo khó và nhiều mặc cảm. Nhân vật Thương Thương trở thành cầu nối quá khứ với hiện tai, cầu nối giữa hai con người có tình cảm nhưng cũng đầy khoảng cách khi nghĩ về việc đến với nhau. Cô cũng là đại diện của thế hệ trẻ nhìn về quá khứ của cha ông đi trước mà ngưỡng vọng , cảm phục và thấy cần phải sống tốt, trân trọng và biết ơn. Truyện được viết một cách chân mộc, lối kể tuần tự đôi chỗ cũng không tránh khỏi dông dài. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

"Đảng là lúa chín mùa no": Hình tượng Đảng trong thơ hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015

Lượt nghe: 1486

"Đảng là lúa chín mùa no, Đồng quê bay bổng cánh cò ca dao. Đảng là điện sáng vùng cao Mái trường ngói đỏ, vuông ao quanh nhà" Hình tượng Đảng trong thơ hiện đại. Tình yêu biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc qua thơ Trịnh Công Lộc, Huệ Triệu, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Ngọc Hưng và Quang Hoài. (Tiếng thơ 01+02/02/2015).

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn "Vợ nhặt"

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 564

Dù không phải là nhân vật chính, nhưng người phụ nữ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân để lại nhiều ấn tượng, qua hành động, ngôn ngữ. Nhà văn muốn chuyển tải điều gì qua nhân vật này. Cuộc trò chuyện giữa chị Hương Giang và bạn Triệu Phương Anh (lớp 12D6 trường THPT Vinschool, thành phố Hà Nội) hướng tới nội dung này... (Văn nghệ thiếu nhi 07/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Hình tượng sóng trong thơ Xuân Quỳnh

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020

Lượt nghe: 596

Bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968 . Bài thơ là âm điệu của một cõi lòng khuấy động, đang rung lên theo nhịp sóng. Xôn xao, khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu khi nhẹ nhàng trìu mến, khi dồn dập vội vàng... (Văn nghệ thiếu nhi 23/04/2020)

"Hoa mía": Biểu tượng của tình yêu thương

Ngày phát hành 9:3 | 28/10/2022

Lượt nghe: 176

Trong văn chương đã có không ít truyện ngắn viết về chuyện tình yêu tay ba. Nhà văn Bùi Thị Như Lan, một lần nữa, lại hướng ngòi bút vào đề tài này: em gái yêu chồng của chị. Nhưng cái tình tay ba trong “Hoa mía” éo le trắc trở, nó khiến người ta cảm thông hơn là tức giận, phê phán. mang nhiều Seo Mỷ-cô em gái tật nguyền nhưng rạo rực, thanh xuân: “như bông hoa dại bị bỏ quên trong lũng núi”; khi thương thầm nhớ trộm anh rể thì “tim Seo Mỷ hổn hển đập khó nhọc”. Còn Seo Mây, người chị gái có tình thương lớn lao dành cho đứa em tật nguyền. Cô vừa là người cha, người mẹ, người chị, nhưng khi biết chuyện chồng và em gái có quan hệ với nhau, thì tâm trạng nhức nhối, quặn đau giữa yêu thương và thù hận. Người đọc người nghe đang băn khoăn lo lắng không biết tác giả sẽ xử lý mối quan hệ này như thế nào, thì Seo Mây vô tình bị rắn cắn chết. Từ đấy, Sùng Chứ sống trong dằn vặt của tội lỗi. Còn Seo Mỷ, do quá ân hận đã bỏ nhà ra đi. Biền biệt suốt mười bốn năm trời, không gian vùng mía Nặm Thàng như chìm trong bóng tối, một nỗi buồn u ám, thê lương đeo bám tưởng chừng không dứt nổi. Nhưng rồi mọi chuyện đã đổi khác khi nhân vật Sùng Choóng xuất hiện. Sùng Choóng, từ một đứa trẻ trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cậu khuyên cha đón dì về để mẹ yên lòng nơi suối vàng và còn muốn cha sống khác. Sống khác! Chính là tạo ra một không gian khác. Một không gian lạc quan, sáng sủa, đổi mới thay vào không gian trĩu nặng, cũ kỹ trên mái nhà của những người vốn rất thương yêu nhau. Người đọc người nghe bỗng có một cảm tưởng thung lũng Nặm Thàng vốn âm thầm bao năm tháng như được bừng lên trong nắng. Nó cuốn con người ra khỏi cõi âm u, mặc cảm, ra khỏi nỗi đau mê sảng của kiếp người. Và đọng lại trong tâm trí người đọc người nghe chính là hình ảnh hoa mía ở phần kết truyện-biểu tượng cho những gì đẹp đẽ, lương thiện; cho sự sinh sôi nảy nở…

"Khăn Njram huyền thoại”: Biểu tượng văn hóa của người Chăm

Ngày phát hành 15:18 | 24/3/2021

Lượt nghe: 1672

Không rực rỡ như những dân tộc vùng cao Tây Bắc, trang phục của người phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên dáng độc đáo, vừa kín đáo lại quyến rũ lạ thường. Để tạo nét quyến rũ, người phụ nữ Chăm thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa của bộ trang phục. Những lúc trời nắng chói chang thì khăn có thể che mái tóc dài óng ả. Những khi trời lạnh thì khăn được quàng quanh cổ giữ ấm vừa tạo nên vẻ kín đáo cho người phụ nữ Chăm. Chiếc khăn trở thành vật không thể thiếu trong văn hóa cũng như cuộc sống của người dân tộc Chăm. Tác giả Kiều MaiLy cũng lấy chiếc khăn Niram, món quà cưới là hình ảnh xuyên suốt câu chuyện. Vì loạn lạc chiến tranh mà nhân vật tôi khi còn nhỏ đã làm thất lạc người em gái bé bỏng của mình. Từ ngày đó bà mẹ cũng như nhân vật luôn ân hận day dứt không biết cô gái nhỏ mới 2 tuổi còn sống hay không, đang ở đâu, có được khỏe mạnh hay không. Nỗi nhớ mong con mòn mỏi khiến bà mẹ đã ốm đau không qua khỏi. Nhân vật Tôi lớn lên một thân một mình với nỗi niềm thương nhớ. 18 năm sau, có hai mẹ con vị khách từ Camphuchia qua làng chơi. Từ dấu vết để lại trên chiếc khăn Njram của cô gái Siam mà hai anh em nhân vật đã đoàn tụ với nhau. Câu chuyện được viết giản dị nhưng xúc động nhất là những gia đình bị thất lạc người thân của mình. Hình ảnh chiếc khăn Njram, chiếc khăn truyền thống trong đám cưới người Chăm lúc nào cũng ẩn hiện như sợi dây gắn kết gia đình. Chiến tranh khiến biết bao gia đình ly tán, cha mẹ, anh chị em phải xa cách nhau. Và khi họ tìm lại được người thân của mình thì thật là niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Qua truyện ngắn, người đọc, người nghe hiểu hơn những nét đẹp trong văn hóa người Chăm cũng như những giá trị của gia đình. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

"Khoảnh khắc thời bình": Một truyện ngắn ấn tượng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020

Lượt nghe: 947

Truyện khép lại trong cảnh Út lao sang chốt 4 dưới làn mưa đạn để tìm bằng được người đội trưởng của mình. Một cái kết rất mở của tác phẩm đã gợi cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ. Người đọc nào cũng mong muốn Út sẽ gặp được đội trưởng và đưa tận tay bức thư báo tin vui cho anh. Nhưng rất có thể Út hoặc đội trưởng sẽ ngã xuống trên chiến trường như nhiều người lính khác, thì niềm vui này vẫn là một niềm vui có thật, một hạnh phúc lớn lao, mang trong đó biết bao tin yêu, hy vọng như chính cái tên mà đội trưởng đã dành cho đứa con của mình: Hòa Bình. Đó cũng là một ngợi ca về sự sống, về sức sống mãnh liệt của một dân tộc quật cường...

"Sự tích cầu vồng 7 sắc": Biểu tượng cho tình yêu và sự sống

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2018

Lượt nghe: 1147

Nghe lời khuyên của chim hoàng yến, nàng tiên pha lê đã lên đường đi tìm bà chúa Tuyết. Nàng muốn xin bà chúa Tuyết cho hoàng tử mặt trời trải ánh nắng rực rỡ xuống vương quốc của mình. Nàng tiên pha lê đã làm một bộ quần áo đặc biệt không ai có để tặng cho bà chúa Tuyết. Trải qua nhiều thử thách cuối cùng nàng tiên pha lê đã gặp được hoàng tử mặt trời và họ mang lại sự sống cho vương quốc pha lê. Từ đó, chiếc cầu vồng 7 sắc rực rỡ chính là biểu tượng cho tình yêu và sự sống. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 24/3/2018)

"Trái bàng vuông": Biểu tượng tình yêu của người lính đảo

Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019

Lượt nghe: 1152

Hình ảnh trái bàng vuông là biểu tượng tuyệt vời cho sự gắn kết thủy chung giữa người lính đảo và người con gái quê nhà. Tình yêu đã giúp họ có thêm nghị lực, niềm tin và khát khao, biết đợi chờ và hi sinh, biết nâng niu và trân quý. “Trái bàng vuông” đem lại cho người đọc, người nghe cảm giác ấm áp, nồng đượm trong không khí đoàn viên của ngày Tết cổ truyền...(Đọc truyện đêm khuya phát 07/02/2019)

“Biến chuyển”: Ấn tượng triển lãm điêu khắc đá

“Biến chuyển”: Ấn tượng triển lãm điêu khắc đá

Ngày phát hành 11:15 | 24/10/2021

Lượt nghe: 393

Triển lãm do Trung tâm nghệ thuật đương đại Việt Nam (VCCA) phối hợp với Lương Art Space tổ chức, giới thiệu 35 tác phẩm của các nghệ sĩ điêu khắc đương đại. (Làn sóng nghệ thuật 12/10/2021)

“Lửa tình cao nguyên”: Tác phẩm gây ấn tượng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam

“Lửa tình cao nguyên”: Tác phẩm gây ấn tượng của Liên đoàn Xiếc Việt Nam

Ngày phát hành 22:30 | 26/2/2023

Lượt nghe: 380

Tác phẩm đưa những nét văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên với các phong tục, lễ hội truyền thống, nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng vào ngôn ngữ thể hiện của xiếc. (Làn sóng nghệ thuật)

“Tuyết đào”: Biểu tượng của tình yêu son thắm, thủy chung

“Tuyết đào”: Biểu tượng của tình yêu son thắm, thủy chung

Ngày phát hành 15:36 | 14/2/2022

Lượt nghe: 1150

Truyện ngắn “Tuyết đào” mở ra trước mắt chúng ta về một mùa xuân vùng cao tươi đẹp, với thiên nhiên hũng vĩ, với cảnh sắc gợi cảm giác yên bình.Mùa xuân là mùa đẹp nhất ở vùng cao, đó là mùa những bông đào rừng bung phun sắc đỏ kiêu hãnh, rực rỡ đến mê hoặc. Mùa xuân cũng là mùa tình trên núi. Những trai, những gái bản theo sắc hoa trải dài hai bên đường núi, theo tiếng sáo, tiếng khèn mà tìm đến bạn lòng...Tác giả tô đậm không gian ấy để nói về câu chuyện tình của Tủa và So. Sẽ có những người thỏa nguyện đường yêu, ăn đời ở kiếp với nhau, sinh con nở cái dưới một mái ấm yên bình. Nhưng cũng rất nhiều mối tình dang dở, để thương để nhớ cả một đời... Mối tình của Tủa và So đẹp như một bông hoa đào mới hé, nhưng rồi cũng sớm rụng rơi vào sự tuyệt vọng, chia lìa. Xuân đến hoa nở, xuân qua hoa tàn, rồi xuân đến lại hoa, đấy là quy luật của tạo hóa. Hy vọng và đợi chờ, thủy chung gìn giữ cho tình yêu luôn thắm đỏ như đóa hoa đào, dù đã bị số phận đẩy đến sự ly biệt, phải chăng đấy là mẫu số chung của tình yêu vĩnh cửu? Gần hết một cuộc đời, lão Tủa đi tìm người yêu, rồi khi không tìm nữa thì lão trồng những cây tuyết đào để thắp lên những tia hy vọng, những lời nguyện cầu nồng ấm. Việc lão Tủa bỏ đảo hoa đào ra đi cũng là để bảo vệ sự vẹn nguyên của tâm hồn, tình yêu trước những phút nổi loạn của “bản năng”. Không ai biết lão Tủa đi đâu, nhưng chi tiết chàng kỹ sư trẻ gặp Sao trên đảo hoa đào gợi lên một sự bắt đầu tươi mới. Chàng kỹ sư trẻ đi kiếm tìm loài tuyết đào thuần chủng cũng như con người luôn khát khao gặp được tình yêu đích thực đẹp đẽ, cao khiết. Hình ảnh những bông tuyết đào xuyên suốt truyện ngắn hay chính là biểu tượng của tình yêu son thắm, thủy chung…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Ẩn dụ về con người Việt Nam qua ca dao về biểu tượng hoa

Ẩn dụ về con người Việt Nam qua ca dao về biểu tượng hoa

Ngày phát hành 12:13 | 15/12/2023

Lượt nghe: 1469

Người Việt ta xưa vốn ưa lối giao tiếp khéo léo, lễ nghĩa, kín đáo, nhuần nhị nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, hài hước. Chúng ta hãy thử ngẫm lại mấy câu ca sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. Mượn hình ảnh các loài cây, hoa đặc trưng, rõ ràng người xưa đã rất ý nhị trong cách tỏ tình và đáp lời. Trong kho tàng ca dao không ít những câu sử dụng nghệ thuật ẩn dụ về người lao động với nhiều cung bậc cảm xúc và cách thể hiện vô cùng phong phú.

Ấn tượng Hà Nội - Từ ký họa những công trình thời Pháp

Ấn tượng Hà Nội - Từ ký họa những công trình thời Pháp

Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2020

Lượt nghe: 287

Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 06/10/2020)

Ấn tượng Hà Nội - Từ ký họa những công trình thời Pháp

Ấn tượng Hà Nội - Từ ký họa những công trình thời Pháp

Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2020

Lượt nghe: 404

Cuốn sách song ngữ Việt - Anh tập hợp gần 150 bức tranh minh họa độc đáo về các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc của các tác giả, kiến trúc sư, họa sĩ bằng nhiều chất liệu khác nhau. (Làn sóng nghệ thuật 06/10/2020)

Astérix - biểu tượng anh hùng của giới trẻ

Astérix - biểu tượng anh hùng của giới trẻ

Ngày phát hành 12:9 | 26/6/2023

Lượt nghe: 260

Bộ truyện tranh “Những cuộc phiêu lưu của Asterix” lấy bối cảnh 50 năm trước Công nguyên, khi toàn bộ xứ Gaule bị quân viễn chinh La Mã xâm chiếm. Thế nhưng, vẫn còn đó ngôi làng Gaulois bất khuất đã vùng lên kháng chiến, chống lại quân xâm lược. Chính trong những giờ phút nguy nan, Astérix và Obélix - hai anh chàng người Gaulois quả cảm, thông minh cùng nhau kề vai sát cánh cùng dân làng để lập nên những kỳ tích trong chiến đấu... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/06/2023)

Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn biểu tượng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019

Lượt nghe: 1057

Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 9, thường đi vào đề thi, đề kiểm tra. Một bài thơ giản dị trong cách thể hiện mà sâu nặng nghĩa tình, nghĩ suy... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2019)

Ca dao về hình tượng người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống gia đình

Ca dao về hình tượng người phụ nữ bất hạnh trong cuộc sống gia đình

Ngày phát hành 10:48 | 18/10/2023

Lượt nghe: 787

Theo khảo sát trong kho tàng ca dao người Việt ta có hơn 4.500 bài ca than thân thì có tới 2/3 trong số đó phản ánh thân phận phụ nữ. Và người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi đã có gia đình, tiếng nói than thân càng trở nên não nề.

Cô giáo trường Quốc học Huế lý giải hiện tượng "Bài văn lạ"

Cô giáo trường Quốc học Huế lý giải hiện tượng

Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2017

Lượt nghe: 883

Cụm từ “Bài văn lạ” được dùng khá phổ biến trên mạng internet, đặc biệt nở rộ vào mỗi kỳ thi. Đó có thể là một bài văn xuất sắc, vượt lên chuẩn mực thông thường. Cũng có thể là bài văn có nhiều câu ngộ nghĩnh buồn cười, hay người viết cố ý hiểu nhầm đề bài để gây ấn tượng, mạnh hơn nữa là gây Scandal trong phạm vi lớp học trường học. Mỗi chúng ta sẽ có quan điểm khác nhau về từng trường hợp cụ thể. Ở góc độ giáo viên, các thầy cô có suy nghĩ và ứng xử như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ - nhà giáo Đông Hà (Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế) đề cập nội dung này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 03/7/2017)

Công lý không gục ngã: Vở diễn ấn tượng của Nhà hát Tuổi trẻ

Công lý không gục ngã: Vở diễn ấn tượng của Nhà hát Tuổi trẻ

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015

Lượt nghe: 1146

Đầu tư cho một kịch bản đề tài lịch sử-vở diễn Công lý không gục ngã, các nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ gửi gắm nhiều kỳ vọng ở tác phẩm dự định sẽ tham gia Hội diễn Sân khấu Kịch toàn quốc sắp tới. Bài viết của Vũ Nga chuyển đến người nghe một vài cảm nhận về vờ diễn trong đêm ra mắt tại Hà Nội.

Giải mã "hiện tượng" Nguyễn Nhật Ánh

Giải mã

Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2018

Lượt nghe: 1072

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được xem là một trong những nhà văn thành công khi viết cho thiếu nhi và tuổi mới lớn, tên tuổi của ông gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Còn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua,… (Đối thoại mở 26/12/2018)

Hàn Mặc Tử-Một hiện tượng độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam

Hàn Mặc Tử-Một hiện tượng độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam

Ngày phát hành 11:6 | 7/6/2023

Lượt nghe: 1520

Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả kỳ thứ nhất khi cùng nhìn lại di sản văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Có lẽ, một trong những bài phê bình đầu tiên về thơ Hàn Mặc Tử chính là bài viết của Hoài Thanh trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Dù những nhận xét về từng tập thơ cụ thể có khác nhau, song không thể phủ nhận vẻ độc đáo, riêng biệt lạ lùng của Hàn Mặc Tử, nhất là với tập Thơ điên. Hoài Thanh đã viết: “Một tác phẩm như thế ta không thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đang đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu. Cuộc tình duyên ra đời với Hương thơm, hấp hối với tập Mật đắng, cho đến Máu cuồng và hồn điên thì đã chết thiệt rồi, nhưng khí lạnh còn tỏa lên nghi ngút”. Sau Hoài Thanh, các nhà phê bình thuộc các thế hệ kế tiếp còn tiếp tục khẳng định sự độc đáo của thế giới thơ, hồn thơ Hàn Mặc Tử.

Hình tượng Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Hình tượng Bác Hồ trong chương trình nghệ thuật “Muôn vàn tình thương yêu”

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019

Lượt nghe: 600

Bốn trích đoạn kịch “Miền Nam trong trái tim Người”, “Đêm giao thừa”, “Nỗi đau”, “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” do Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 sản xuất. (Làn sóng nghệ thuật 16/8/2019)

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày phát hành 16:28 | 2/2/2024

Lượt nghe: 994

Sáng tác về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mùa xuân của đất nước luôn là đề tài lớn trong xúc cảm của nghệ sĩ. Những năm qua, các tác phẩm văn học nghệ thuật ngợi ca về chủ đề này luôn mang đến cho chúng ta cảm xúc mới, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Văn nghệ sĩ trẻ mang trong mình lòng kính trọng và tri ân các thế hệ đi trước đã dày công gìn giữ và xây đắp nền hòa bình độc lập, để chúng ta có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc ngày hôm nay. Có lẽ cũng chính điều này mà văn nghệ sĩ trẻ đã không ngừng cố gắng để tìm cách tiếp cận độc đáo khi sáng tác về Đảng, Bác Hồ và Mùa xuân. (Điểm hẹn văn nghệ 03/02/2024)

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng

Ngày phát hành 9:41 | 21/5/2021

Lượt nghe: 500

Mỗi nhà thơ đều có cách riêng để giãi bày tình yêu quê hương, đất nước. Để theo đuổi một hình tượng để khắc họa một cách tầm vóc và xuyên suốt một hành trình của đất nước đi liền với nhiều suy tư, trăn trở. Từ hình tượng “Gió”, nhà thơ Phan Hoàng đã viết nên cả một Trường ca và nhiều bài thơ khắc khoải. Anh chia sẻ với BTV chương trình về hình tượng độc đáo và mãnh liệt ấy trong sáng tác của mình.

Hình tượng hai cây phong trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên"

Hình tượng hai cây phong trong tác phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2016

Lượt nghe: 1608

Đoạn trích “Hai cây phong” trong chương trình ngữ văn lớp 8 (tập 1) được rút từ tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của nhà văn Ai-ma-tốp. Những câu văn giàu chất thơ, mang vẻ đẹp lãng mạn và dìu dịu nỗi buồn. Ngoài nghĩa tả thực thì hình tượng hai cây phong còn mang tính biểu tượng như thế nào? Đồng thời, hai cây phong có mối liên hệ như thế nào với các nhân vật trong tác phẩm? (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2016)

Hình tượng Hổ trong mỹ thuật cổ

Hình tượng Hổ trong mỹ thuật cổ

Ngày phát hành 23:31 | 20/2/2022

Lượt nghe: 347

Với trên 30 hiện vật tiêu biểu là các tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, trưng bày chuyên đề "Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã mang đến cho người xem những hiểu biết mới về con giáp này trong mọi mặt đời sống của các tầng lớp xã hội qua nhiều thời kỳ, giai đoạn lịch sử. (Làn sóng nghệ thuật)

Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trên sân khấu

Hình tượng người chiến sĩ Công an Nhân dân trên sân khấu

Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2020

Lượt nghe: 594

Liên hoan sân khấu "Hình tượng người chiến sĩ CAND" đang diễn ra tại thủ đô với sự góp mặt của 27 nhà hát, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trong cả nước với 33 vở diễn thuộc 4 thể loại: Kịch nói, Chèo, Cải lương, Dân ca kịch. (Làn sóng nghệ thuật 17/7/2020)

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Hình tượng người chiến sĩ công an: Hành trình 60 năm cùng lịch sử đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2015

Lượt nghe: 1059

Năm 2015 - năm của nhiều ngày lễ lớn. Các nghệ sĩ, diễn viên sân khấu kịch nói Công an nhân dân đã chuẩn bị gì mang tới người xem? Trong câu chuyện đầu năm, NSUT Công Bảy-Trưởng đoàn Kịch nói Công an nhân dân giải đáp câu hỏi này. (Chương trình Câu lạc bộ Sân khấu ngày 04/01/2015)

Hình tượng người phụ nữ phản kháng trong ca dao

Hình tượng người phụ nữ phản kháng trong ca dao

Ngày phát hành 10:32 | 27/9/2023

Lượt nghe: 281

Trong số những mẫu hình phụ nữ trong xã hội phong kiến, bên cạnh những người phụ nữ yên phận thì vẫn có những người bản lĩnh dám đứng lên chống lại lại những bất công trong gia đình và xã hội.

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Ngô tất Tố

Hình tượng người phụ nữ trong tiểu thuyết Ngô tất Tố

Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2019

Lượt nghe: 849

Tấm lòng và tài năng, hai yếu tố ấy hội tụ trong con người nhà văn Ngô Tất Tố đã hoài thai ra những tác phẩm rung động lòng người, ví như “Tắt đèn” và “Trong rừng nho”. Hình tượng phụ nữ trong tiểu thuyết của cây bút đi đầu trào lưu văn học hiện thực phê phán đã được ông dày công xây dựng...(Tìm trong kho báu phát 29/8/2019)

Hình tượng rồng trong ca dao

Hình tượng rồng trong ca dao

Ngày phát hành 10:22 | 26/2/2024

Lượt nghe: 970

Bước ra từ thần thoại, rồng là một biểu tượng tôn nghiêm, cao quý rất được người thời xưa coi trọng. Bởi vậy, nhiều tác phẩm văn học dân gian nước ta đề cập tới biểu tượng rồng.

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Ngày phát hành 15:49 | 22/9/2023

Lượt nghe: 668

Vầng trăng – một biểu tượng thiên nhiên muôn đời cũng là một ám ảnh trong thơ Trần Quang Quý. Trong ba tập thơ mới ra mắt của thi sĩ quá cố, trăng trở đi trở lại, vừa là ký ức, vừa là soi rọi của hiện tại cuộc đời.

Họa sĩ Lê Thế Anh: Mang lại góc nhìn nghệ thuật ấn tượng

Họa sĩ Lê Thế Anh: Mang lại góc nhìn nghệ thuật ấn tượng

Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2020

Lượt nghe: 998

Lê Thế Anh là một họa sĩ tài năng của trường phái hiện thực, nghệ thuật của anh không ồn ào, đình đám mà nhẹ nhàng, giản dị cộng thêm một chút hóm hỉnh, vui tươi như chính con người anh. (Hành trình Sáng tạo ngày 05/04/2020)

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an lần thứ 3

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sĩ Công an lần thứ 3

Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2015

Lượt nghe: 1227

Liên hoan sân khấu về hình tượng người chiến sỹ Công an Nhân dân có thể coi là một sân chơi mới và thú vị đối với các nghệ sỹ sân khấu. Vì đây là cuộc thi duy nhất ở nước ta có sự chuyên biệt về đề tài gắn với những người chiến sỹ Công an Nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh là cơ hội tốt để thử sức, liên hoan cũng đặt ra nhiều thách thức đối với người làm nghề!

Lòng chung thủy: Biểu tượng từ một loài hoa

Lòng chung thủy: Biểu tượng từ một loài hoa

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015

Lượt nghe: 971

Loài hoa nào biểu trưng cho lòng chung thủy của đồng bào dân tộc Tây Bắc nước ta? Câu trả lời sẽ có trong câu chuyện "Lòng chung thủy"(Kể chuyện và hát ru 31/1)

Người tạc tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người tạc tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2020

Lượt nghe: 572

Nhà điêu khắc Nguyễn Hải là tác giả của nhiều tượng đài nổi tiếng như: Chiến thắng Điện Biên Phủ, Thánh Gióng, Bà mẹ Tổ quốc v.v...Năm 2000, ông vinh dự được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 08/5/2020)

Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường: "Thổi hồn" vào tượng

Nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường:

Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2018

Lượt nghe: 857

Với tạo hình chắc khỏe nhưng không kém phần bay bổng, tác phẩm của nhà điêu khắc Nguyễn Phú Cường vừa đạt được độ thẩm mỹ vừa toát lên cái hồn của nhân vật. Giải thưởng Nhà nước về VHNT 2012 là phần thưởng xứng đáng ghi nhận đóng góp của ông cho nghệ thuật điêu khắc nước nhà. (Câu chuyện nghệ thuật 09/11/2018)

Nhà văn Nam Cao và những chạm khắc ấn tượng về người nông dân dưới chế độ cũ

Nhà văn Nam Cao và những chạm khắc ấn tượng về người nông dân dưới chế độ cũ

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019

Lượt nghe: 657

Không có cái vẻ êm đềm, thơ mộng, trong lành, buồn lặng như nông thôn trong văn Thạch Lam, cũng không mang hơi hướng bản sắc nệ cổ như văn Ngô Tất Tố, nông thôn, trong mỗi sáng tác của Nam Cao nói như Giáo sư Phong Lê: “không chỉ là một lát cắt tươi rói của cuộc sống mà còn là những chạm khắc rất ấn tượng về những chân dung người làm nên gương mặt dân tộc một thời” (Tìm trong kho báu phát 21/11/2019)

Những biểu tượng không gian trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ"

Những biểu tượng không gian trong truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 525

Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài trong chương trình Ngữ văn lớp 12 là một khúc bi ca về số phận con người trong xã hội xưa chịu nhiều áp bức bất công. Mị là hình tượng nhân vật đau khổ nhất song cũng đẹp nhất, can đảm đi từ bóng tối đến ánh sáng để tìm hạnh phúc cho mình. Chúng mình cùng nghe bài nghiên cứu của tiến sĩ Đỗ Thị Thu Huyền về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trên góc độ phân tích về không gian, bài viết có tựa đề “Những biểu tượng không gian trong “Vợ chồng A Phủ”... (Văn nghệ thiếu nhi 08/04/2019)

NSND Hoàng Dũng - Một biểu tượng của Kịch nói Hà Nội - đã ra đi

NSND Hoàng Dũng - Một biểu tượng của Kịch nói Hà Nội - đã ra đi

Ngày phát hành 16:31 | 15/2/2021

Lượt nghe: 4043

Trong những ngày đầu Xuân Tân Sửu, sự ra đi của NSND Hoàng Dũng để lại khoảng trống không nhỏ trong tâm thức của bao bạn bè, đồng nghiệp, người hoạt động sân khấu chuyên nghiệp trong cả nước. Những chia sẻ qua điện thoại cùng PV chương trình của NSND Minh Hoà - một người bạn diễn, một người cộng sự gắn bó nhiều năm cùng NSND Hoàng Dũng giúp người nghe hiểu thêm phần nào về tình cảm bạn bè đồng nghiệp dành cho ông, người anh lớn của các nghệ sĩ kịch nói Thủ Đô

NSƯT Mai Hoa: Giọng hát trầm ấn tượng của âm nhạc Việt

NSƯT Mai Hoa: Giọng hát trầm ấn tượng của âm nhạc Việt

Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019

Lượt nghe: 754

Sở hữu giọng hát trầm ấn tượng và đầy sức truyền cảm, nghệ sĩ ưu tú Mai Hoa đã để lại trong lòng khán giả, đặc biệt là khán giả truyền hình những cảm xúc sâu sắc nhất. (Hành trình Sáng tạo 14/07/2019)

Phát hành phim trên mạng: Hiện tượng nhất thời hay xu thế tương lai

Phát hành phim trên mạng: Hiện tượng nhất thời hay xu thế tương lai

Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2020

Lượt nghe: 687

Hiện nay, phát hành phim qua mạng đã không còn là khái niệm quá xa lạ với khán giả yêu điện ảnh. Song song hoặc thậm chí trước thời điểm ra rạp, phim có thể được phát hành qua mạng. Khán giả có thể ngồi ở nhà vẫn cập nhật được những bộ phim hot nhất, mới nhất. Vậy, liệu phát hành phim qua mạng có trở thành một xu thế của tương lai? PV VOV6 đối thoại với bà Nguyễn Bích Phượng, Phó Giám đốc Công ty BHD xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 23/09/2020)

Tác phẩm nghệ thuật về hình tượng người lính - Những tượng đài bất tử

Tác phẩm nghệ thuật về hình tượng người lính - Những tượng đài bất tử

Ngày phát hành 10:51 | 31/7/2021

Lượt nghe: 1587

Hình tượng người lính đã trở thành một đề tài gần gũi, thân thuộc, phong phú và đa dạng, không thể thiếu được trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung và sân khấu nói riêng. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Đào Lê và nhà thơ Hồng Thanh Quang xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/07/2021)

Trang văn học nhà trường: Liên tưởng và tưởng tượng

Trang văn học nhà trường: Liên tưởng và tưởng tượng

Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2016

Lượt nghe: 1190

Liên tưởng tưởng tượng là một kỹ năng quan trọng song hành cùng các em trong quá trình làm văn, từ những thể loại như văn miêu tả kể chuyện, đến phân tích, bình luận. Kỹ năng này được rèn luyện qua việc học, việc đọc, những quan sát cuộc sống cùng ngẫm ngợi của chính các em. (Trang văn học nhà trường 02/5/2016)

Trên đôi cánh tưởng tượng

Trên đôi cánh tưởng tượng

Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2020

Lượt nghe: 944

Giữa thời buổi các ấn phẩm in gặp nhiều khó khăn trong nội dung cũng như phát hành, CLB Văn học Trẻ của Hội Nhà văn Hà Nội mới đây ra mắt số đầu tiên của chuyên đề văn chương mang tên Văn +. Bám vào chủ đề “Trên đôi cánh tưởng tượng”, trang thơ tuyển chọn hơn 30 sáng tác đi vào chủ đề siêu thực, kỳ ảo...(Tiếng thơ 15/08/2020)

Triển lãm “Trừu tượng và tối giản”: Đa dạng, đậm dấu ấn cá nhân.

Triển lãm “Trừu tượng và tối giản”: Đa dạng, đậm dấu ấn cá nhân.

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020

Lượt nghe: 552

Bên cạnh các tác phẩm thuộc dòng trừu tượng trữ tình vốn quen thuộc, còn có những tác phẩm có xu hướng trừu tượng hình học, biểu hiện trừu tượng và đặc biệt là chủ nghĩa tối giản. (Làn sóng nghệ thuật 17/01/2020)

Truyện ngắn "Bầy thú giấy": Biểu tượng của tình cảm gia đình, quê hương

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 1219

Câu chuyện được nhà văn Ken Liu viết kết hợp giữa hiện thực và giả tưởng. Những con thú giấy trở thành hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn, qua đó tác giả gửi gắm tình cảm mẹ con, gia đình, quê hương. Truyện phản ánh hiện thực những gia đình có sự kết hợp của hai con người, hai đất nước, hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau...

Truyện ngắn "Chuyện con gà trống" và "Ước một lần làm tượng": Góc khuất đời sống dưới con mắt trẻ thơ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2015

Lượt nghe: 1869

Hai truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga là hai câu chuyện khác nhau, hai cách kể khác nhau trong việc khai thác các tình huống đời thường. Tác giả đã tạo được sự cân bằng giữa một bên là cách nhìn cuộc đời vẫn còn trong veo của những đứa trẻ, với thực tế đời sống có nhiều góc khuất. Góc nhìn nhân hậu, thiết nghĩ, cũng là một điều khiến lòng người ấm áp hơn.

Truyện ngắn "Hồn Piêu": Biểu tượng của tình yêu thủy chung, son sắt

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2019

Lượt nghe: 1503

Câu chuyện xoay quanh đời sống gia đình sau hôn nhân của hai vợ chồng Sừa và Tươn. Cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác, Sừa và Tươn khao khát mong đến ngày được làm cha làm mẹ, được đón những đứa trẻ ra đời. Tính bi kịch được nảy sinh khi họ không bao giờ có thể đạt được ước mơ đó. Nhưng nguyên nhân thì vẫn giấu kín cho đến cuối chuyện. Giá trị nhân văn, lòng vị tha, tình thương yêu của truyện cũng nằm ở nút thắt này...

Truyện ngắn "Người tạc tượng": Chân dung Thái sư Lê Văn Thịnh qua bàn tay, khối óc của người tạc tượng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019

Lượt nghe: 957

Qua lời tự sự của người tạc tượng-người kể chuyện, truyện diễn tả cơn đau đến ngất lịm của bức tượng con rồng cắn vào thân như nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh không biết tỏ thấu cùng trời xanh; và đó cũng chính là nỗi đau, nỗi trăn trở sáng tạo của người tạc tượng, tạc một nỗi oan đầy kiêu hãnh, đầy bi mẫn, đầy khí phách...(Đọc truyện đêm khuya phát 21/10/2019)

Vì sao chèo cổ luôn lấy hình tượng phụ nữ làm nhân vật trung tâm?

Vì sao chèo cổ luôn lấy hình tượng phụ nữ làm nhân vật trung tâm?

Ngày phát hành 16:32 | 12/3/2021

Lượt nghe: 1924

Trong nghệ thuật chèo truyền thống, hình tượng người phụ nữ luôn được lấy làm nhân vật trung tâm, chất nữ tính được chèo khắc họa qua nhiều kiểu nhân vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau, với những diễn biến tâm lý khác nhau phần nào tái hiện số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, cùng những ước mơ, mong mỏi của họ. PV VOV6 đối thoại với nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/3/2021)

Vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng”: Cảm hứng từ hình tượng nàng Tô Thị

Vở kịch hát “Ngàn năm mây trắng”: Cảm hứng từ hình tượng nàng Tô Thị

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019

Lượt nghe: 670

PV VOV6 phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, tác giả kịch bản văn học “Ngàn năm mây trắng” nhân dịp tổng duyệt vở diễn. (Làn sóng nghệ thuật 13/8/2019)

Vở tuồng "Như những tượng đài": Lờì tri ân thế hệ nghệ sĩ thời chiến

Vở tuồng

Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2015

Lượt nghe: 1370

Nhân kỷ niêm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh - Thành phố Đà Nẵng dàn dựng vở Tuồng: NHƯ NHỮNG TƯỢNG ĐÀI Tác giả kịch bản: Nguyễn Sỹ Chức; Đạo diễn: Đặng Bá Tài; Âm nhạc: Lê Trần Vinh

Xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu

Xây dựng hình tượng Bác Hồ trên sân khấu

Ngày phát hành 9:30 | 13/5/2022

Lượt nghe: 1307

Kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên, Nhà hát Công an nhân dân đã xây dựng hình tượng Bác Hồ bằng ngôn ngữ nhạc kịch qua vở diễn “Người cầm lái”. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với NSND Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an Nhân dân để tìm hiểu về vở diễn này cùng những hoạt động nổi bật của Nhà hát Công an nhân dân. (Đối thoại mở 11/5/2022)

Xây dựng hình tượng công an trên sân khấu: Dễ hay khó?

Xây dựng hình tượng công an trên sân khấu: Dễ hay khó?

Ngày phát hành 11:27 | 18/8/2022

Lượt nghe: 1283

Thời gian gần đây, lực lượng công an nhân dân khắp nơi trên cả nước đang vui mừng kỷ niệm ngày thành lập. Vào ngày 19/8/1945, trước khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập lực lượng công an nhân dân và đến nay đã được 77 năm. Thành tích, chiến công và những giai đoạn phát triển của ngành đã trở thành “mảnh đất” màu mỡ để khai thác và là đề tài lớn của văn học nghệ thuật đi tìm đỉnh cao. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với NSND Trần Nhượng - nguyên Giám đốc Nhà hát Công an nhân dân và đại tá Phạm Văn Quyền - nguyên Viện trưởng Việc Lịch sử Công an nhân dân về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/8/2022)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ