Hệ thống tìm thấy 15 kết quả
Ngày phát hành 10:30 | 27/9/2021
Lượt nghe: 566
Nắm bắt được xu hướng tọa đàm, họp mặt trực tuyến trong điều kiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid 19, mới đây, Chuyên đề Văn+, thuộc CLB Văn học trẻ - Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức thảo luận về chủ đề “Thơ Việt thế hệ mới”. Số lượng hơn 90 người, bao gồm các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đang sung sức tham gia thảo luận sôi nổi trong thời gian hơn 3 giờ đồng hồ đã cho thấy sức hấp dẫn, đa chiều trong tranh biện. Đây là một trong hai thảo luận được Chuyên đề Văn + của CLB Văn học trẻ - Hội nhà văn Hà Nội tổ chức thời gian gần đây nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng; Cũng là một mô hình hiệu quả, đáng học hỏi trong tình hình chưa thể tổ chức các tọa đàm trực tiếp do ảnh hưởng của dịch Covid 19.
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019
Lượt nghe: 921
Em đứng trên cầu đợi anh / Đứng một ngày đất lạ thành quen / Đứng một đời đất quen thành lạ / Nước chảy... kìa anh, em đợi anh. (Bài hát “Đợi” do nhạc sĩ Huy Thục phổ nhạc cho bài thơ cùng tên của nhà thơ Vũ Quần Phương). (Điểm hẹn văn nghệ 19/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2019
Lượt nghe: 786
Tết là khoảng thời gian lý tưởng để các nhà làm phim đầu tư cho các bộ phim. Phim Tết năm nay đa dạng về thể loại, đề tài phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả. (Làn sóng nghệ thuật 01/01/2019)
Ngày phát hành 21:47 | 26/3/2024
Lượt nghe: 458
Trong khuôn khổ các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc, được sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru (Hàn Quốc) đã cùng phối hợp tổ chức ''Cuộc thi sáng tác kịch bản sân khấu cho trẻ em tại Việt Nam'' nhằm tìm kiếm những kịch bản có chất lượng nghệ thuật cao, ngôn ngữ mới mẻ, giàu tính giáo dục, nhân văn... (Văn nghệ thiếu nhi 20/03/2024)
Ngày phát hành 14:34 | 17/1/2022
Lượt nghe: 1133
Hướng tới ý nghĩa nhân văn tốt đẹp, cuộc thi thơ với chủ đề “Sống và hy vọng” bước đầu đã nhận được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo các tác giả, người yêu thơ. Các đơn vị: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 và Diễn đàn văn học Quán Chiêu Văn đã cùng bắt tay tổ chức một cuộc thi mà chỉ trong một thời gian ngắn sau khi phát động đã cho thấy những kết quả bước đầu đáng hi vọng.
Ngày phát hành 8:26 | 23/8/2022
Lượt nghe: 1053
Còn nhớ cách đây gần 3 năm, dịp sinh nhật lần thứ 77 của cố thi sĩ Xuân Quỳnh, chân dung của bà xuất hiện trên trang chủ Google, công cụ tìm kiếm thông dụng toàn cầu. Tên tuổi, di sản thơ văn của nhà thơ Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng của giới văn nghệ sĩ nước ta và lan tỏa ra thế giới. Thực tế, có thể nói, sức sống, di sản thơ ca của nữ sĩ Xuân Quỳnh trên thi đàn cũng như trong đời sống, tâm tưởng của người yêu thơ rất mãnh liệt. Năm nay, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nữ sĩ, gia đình đã kết hợp với báo Nông thôn ngày nay, báo điện tử Dân Việt cùng ê – kíp “Se sẽ chứ” tổ chức đêm thơ – nhạc – kịch mang tên “Hoa cúc xanh”. Chương trình dự kiến diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Điểm qua ê – kíp sáng tạo của đêm thơ – nhạc – kịch “Hoa cúc xanh”, bên cạnh nhà báo Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt đồng thời là Trưởng ban Tổ chức, chỉ đạo nghệ thuật chương trình, có thể thấy nhiều tên tuổi như đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Nhạc sĩ Quốc Trung, NSUT Trần Lực, Họa sĩ Hà Nguyên Long. Biên tập viên Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) đã có những ghi nhận bước đầu về chương trình đặc biệt này.
Ngày phát hành 15:28 | 16/7/2024
Lượt nghe: 650
Trong thời gian chờ bữa tiệc sinh nhật của câu bạn, chị em nhà Penderwicks
có một tuần thật tuyệt vời. Mấy chị em được dẫn đi tham quan khắp các khu đất xung quanh. Mấy chị em còn chuẩn bị quần áo đẹp và
chuẩn bị quà tặng để sẵn sàng đến dự tiệc... (Văn nghệ thiếu nhi 13/7/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2017
Lượt nghe: 1864
Qua tình huống vui vẻ và bất ngờ, hy vọng, người nghe sẽ cảm nhận được nhưng điều các nghệ sĩ muốn chuyển tải về bảo vệ hành lang an toàn lưới truyền tải điện
Ngày phát hành 10:40 | 27/12/2022
Lượt nghe: 289
Sau ba tháng ông Lê Hùng Dũng về làm giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình Bắc Hà, thì vị thế và uy tín của đơn vị được nâng lên rất nhiều. Nhờ trí tuệ, tài năng và mối quan hệ mà giám đốc Lê Hùng Dũng đã đưa về Dự án số hóa các chương trình bằng nguồn vốn ODA của Cộng hòa Pháp. Hai dây chuyền sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình từ tiền kỳ đến hậu kỳ được trang bị hiện đại. Đơn vị được sở hữu hai xe ghi hình lưu động của Nhật Bản. Bắc Hà đã trở thành đơn vị thứ hai trong số các Đài địa phương tổ chức được truyền hình lưu động, truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Song song với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, thì đơn vị còn quyết liệt thay đổi nội dung, đổi mới công việc sản xuất các chương trình. Đồng loạt các chuyên đề, chuyên mục, tiểu mục được cải tiến, thay đổi, làm mới. Đời sống các cán bộ, phóng viên, biên tập viên nâng cao. Toàn đơn vị như được thổi luồng gió mới, mang sinh khí mới nhờ sự lột xác này. Tuy nhiên trong dòng chảy xuôi chiều ấy thì vẫn còn có cá nhân mang tâm lý hậm hực, sân si vì cái ghế giám đốc Đài đáng nhẽ phải thuộc về hắn- Đỗ Thiết. Vì thế Đỗ Thiết đang âm thầm tạo dựng sóng gió mới hướng về phía Lê Hùng Dũng. Liệu mưu mô của hắn có đạt được không? Bây giờ qua giọng đọc ptv Minh Nguyệt, mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi cuốn truyện “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái.
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 626
Sự khéo léo trong kỹ thuật săn, bắt rắn của cha con ông thợ rắn nọ khiến đám trẻ trong xóm trầm trồ, thích thú, trong ấy có cả An. An cùng đám trẻ theo sát cha con người thợ rắn cho đến khi cơn giông ập tới. Cơn giông khiến mỗi người mỗi ngả, cha con ông thợ rắn cũng mau chóng chèo thuyền đi nơi khác. Trong lúc gấp rút, họ đã bỏ quên một chiếc túi da beo, trong ấy là đủ thứ đồ nghề. An hớt hải xách túi chạy dọc bờ kênh tìm cha con người thợ rắn để trả lại nhưng không kịp. Cơn giông khiến mưa rơi nặng hạt, An phải lui vào trú tạm trong một ngôi miếu. An tò mò ngắm nghía từng món đồ đựng trong túi da beo và thích thú với một chiếc dao găm. Khi cơn giông qua, An lại mang túi da beo đi dọc bờ kênh mong gặp lại cha con ông thợ rắn nọ, nhưng không thấy ai cả. Trời đã sẩm tối, cậu đành quay về nhà lo bữa cơm tối cho dì Tư Béo. ( VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 09/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/8/2016
Lượt nghe: 5478
Tác phẩm viết về cuộc đời người phụ nữ có chồng là chiến sĩ tình báo. Vì để bảo vệ bí mật của anh mà chị phải chịu nhiều thiệt thòi. Suốt mấy chục năm chiến tranh, chị cô đơn, mất mát về tình cảm khó chia xẻ cùng ai. Khi đất nước hòa bình, thống nhất thì người chồng tưởng như đã hi sinh trở về và sự thật sáng tỏ. (Đọc truyện đêm khuya 18/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2017
Lượt nghe: 5759
Phong và Liêu là hai trí thức am hiểu và say mê nghệ thuật, có ước mơ tuổi trẻ, nhưng hai người lựa chọn hai cách sống khác nhau. Một người khá hài lòng với công việc cùng những sắp đặt của số phận. Một người không muốn bị mòn đi, bị rỉ ra, bị mốc đi theo quy luật bình thường trong cuộc sống, nhưng cũng chưa thể vạch ra cho mình con đường riêng để phấn đấu, để dốc hết đam mê. Họ hiểu nhau, trọng nhau, giữ mối quan hệ thân thiết trong sáng. Chỉ khi Liêu qua đời vì tai nạn đuối nước, Phong mới bình tĩnh soi lại bản thân để nhận ra Liêu chính là tình yêu của đời mình. Khi đã ở hai thế giới cách biệt, họ mới hiểu mình cần cho nhau như thế nào. (Đọc truyện đêm khuya 24/08/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 3275
Đất nước hòa bình đã hơn 40 năm nhưng văn học hậu chiến vẫn là đề tài được người đọc, người nghe quan tâm. "Người đàn bà đợi mưa" - một câu chuyện xúc động về di chứng chiến tranh khiến người lính không dám yêu, không dám gắn bó với người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc.(Đọc truyện đêm khuya 18/03/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/3/2017
Lượt nghe: 7146
Chờ ngày nắng lên, chờ mùa nắng ấm để xua tan những ngày đông giá rét, mong ngày mai cuộc sống sẽ đổi thay, có cơm no và áo ấm, số phận những con người ấy sẽ sáng sủa hơn, tươi đẹp hơn. (Đọc truyện đêm khuya 20/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2018
Lượt nghe: 1115
Vừa qua tại Thành phố mang tên Bác, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” (kịch bản văn học: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ) được soạn giả Hoàng Song Việt và Phạm Văn Đằng chuyển thể cải lương đã có buổi công diễn đầu tiên. Vở diễn khắc họa rõ nét chân dung thầy Ba Đợi, tên thường gọi của Nhạc quan- Nhạc sư Nguyễn Quang Đại, người đã có công lớn trong quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương. Vở diễn giúp người xem hiểu rõ hơn về cội nguồn cũng như phô diễn được vẻ đẹp, những giá trị của nghệ thuật sân khấu kết hợp giữa Lễ nhạc, Nhã nhạc cung đình Huế với Hát bội, Đờn ca tài tử để tạo thành nghệ thuật cải lương lưu truyền đến ngày nay (Chuyên mục Câu chuyện phóng viên). Tiếp đến là những chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại về ý nghĩa và hoàn cảnh ra đời bài thơ "Gửi em chiếc nón bài thơ" của nhà văn Sơn Tùng, được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ thành bài hát cùng tên (Chuyên mục Thơ phổ nhạc). Điều gì đã làm nên thành công của bộ phim "Cô Ba Sài Gòn"? Câu trả lời sẽ được nghệ sĩ Minh Châu và khán giả Hoàng Quyên lý giải trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 10/05/2018)