Ngày phát hành 15:53 | 2/2/2024
Lượt nghe: 1814
Toàn bộ nội truyện ngắn chúng ta vừa nghe xoay quanh hai nhân vật chính: thiền sư và kiếm khách. Theo mạch kể của tác giả, hai nhân vật gần như cùng xuất hiện và tham dự vào tất cả các diễn biến của truyện cho đến khi dòng cuối cùng khép lại. Kịch tính của truyện mở ra ngay từ phần đầu tác phẩm khi kiếm khách bị truy sát, trên người đầy vết thương, được thiền sư hết lòng giúp đỡ. Kịch tính tiếp tục được nhân lên khi cuộc truy sát chưa dừng lại, đám thổ phỉ tìm đến tận chủa để lùng bắt kiếm khách và sát thương thiền sư. Lần này thiền sư lại được kiếm khách giúp đỡ, chăm sóc các vết thương. Thiền sư và kiếm khách vốn là hai nhân vật ở hai thái cực khác hẳn nhau. Thiền sư thì khiêm nhường, tĩnh lặng, giàu lòng yêu thương. Kiếm khách thì lạnh lùng kiêu bạc, thậm chí là hiếu sát, ban đầu tuy được giúp đỡ mà vẫn buông những lời đe dọa thiền sư. Nhưng cùng với diễn biến câu chuyện, thiền sư và kiếm khách đã đối thoại được với nhau nhiều hơn và kiếm khách đồng ý nghe theo những sắp đặt của thiền sư. Có những lúc, tưởng như kiếm khách đã phần nào được thiền sư cảm hóa. Cao trào của truyện được đẩy tới đỉnh điểm trong phần cuối, khi thiền sư tự sát bằng lưỡi kiếm của kiếm khách để chứng minh sự trong sạch của mình. Cho đến trước khi cái chết của thiền sư xảy đến, bản chất giang hồ trong kiếm khách vẫn là rất lớn, và gã không dứt được mối nghi ngờ ngay với chính ân nhân của mình. Chỉ đến khi thiền sư không còn nữa thì kiếm khách mới được cảm hóa tuyệt đối. Từ nay, kiếm khách rũ bỏ hẳn con người đã qua của mình để trở thành một thiền sư. Truyện ngắn đã đưa ra một thông điệp sâu sắc về cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện và cái ác. Thiền sư kiên quyết không đi theo kiếm khách dù có phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình. Cái thiện chấp nhận hy sinh để cảm hóa và đẩy lùi cái ác, mang đến một niềm tin bất diệt về lẽ phải, về sự từ bi và lòng nhân ái trong cuộc đời.
Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016
Lượt nghe: 2498
Xây dựng nông thôn mới rất cần có những người cán bộ có tầm nhìn xa, có cách xử lý nhanh nhạy, luôn luôn đặt lợi ích của nhân dân lên trên cơ hội của cá nhân mình. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít "công bộc" vẫn vì những mục đích trước mắt, vụ lợi, chưa thực sự và hành động vì lợi ích của người dân khiến bước đường đi tới mục tiêu "nông thôn mới" vẫn còn là quá trình gian nan...
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2017
Lượt nghe: 7487
Truyện ngắn “Hương thôn dã” của Nguyễn Thị Kim Hòa đã khai thác số phận của nhiều nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ 18 như Trịnh Cán, thứ phi Đặng Thị Huệ, Quận Huy, Trịnh Sâm, Đặng Mậu Lân. Tuy nhiên những sự kiện lịch sử ấy không đóng vai trò chính yếu, mà kí ức, tâm trạng nội tâm của nhân vật mới là điều được nhà văn quan tâm. Trong những hoàn cảnh cái xấu, cái ác lan tràn thì cái đẹp, cái thiện càng bị thử thách. Khung cảnh trong trẻo của những đồi chè, kí ức đẹp của nhân vật Đặng Thị Huệ khi còn ở đất Kinh Bắc như là nơi gửi gắm cái thiện của bà. Những nhân vật lịch sử chỉ là chất liệu để tác giả gửi gắm cảm xúc, là cái nền thể hiện cuộc đấu tranh giữa hiện thực khách quan xấu xa và nội tâm tốt đẹp của con người. (Đọc truyện đêm khuya 24/4/2017)