Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 5 kết quả

“Mật gấu”: Một câu chuyện đắng lòng về kẻ đối xử tàn ác với động vật

“Mật gấu”: Một câu chuyện đắng lòng về kẻ đối xử tàn ác với động vật

Ngày phát hành 10:20 | 31/5/2022

Lượt nghe: 1589

Nhân vật chính của câu chuyện không có tên mà chỉ danh xưng là Lão. Nhà lão sống gần biên giới Việt- Lào, vùng đất ngày càng đổi thay nhờ sự phát triển kinh tế, buôn bán giữa hai nước. Ngày mừng nghỉ hưu non, lão mừng lắm khi được ông bạn kết nghĩa bên Lào tặng cho con gấu ngựa. Con gấu to như con bò không phải để nuôi làm cảnh mà để lấy mật. Con gấu giúp lão thu lợi hàng trăm triệu đồng mỗi lần lấy mật. Nhưng rồi chính con gấu đã khiến lão chết thật ghê sợ. Một cái kết thê thảm cho kẻ gây tội ác cho động vật. Để phục vụ nhu cầu của con người thì biết bao loài vật quý hiếm bị giết, bị đối xử tàn ác. Chú gấu ngựa trong truyện chính là nạn nhân lòng tham của lão. Bị nhốt trong lồng sắt chật hẹp, trên bụng con gấu bị chọc một lỗ thủng vĩnh viễn để lấy mật. Một hình ảnh thật man rợ. Thế nhưng lòng tham vô đáy, ham muốn tiền bạc khiến người ta bất chấp tất cả. Truyện ngắn phản ánh sự thật đau lòng đó là công nghiệp hút mật đã và vẫn đang tồn tại đâu đó trong cuộc sống hôm nay. Cái chết của nhân vật khi bị con gấu trả thù là lời cảnh tỉnh với những ai vẫn thực hiện hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật. Sâu xa hơn là mối quan hệ và thái độ của con người với thiên nhiên, với muôn loài trên trái đất. Những hình ảnh trong truyện như ánh mắt giận dữ của con gấu, hình ảnh chiếc ống tiêm cắm vào bụng gấu lấy mật ấn tượng và gây ám ảnh cho người đọc, người nghe. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn về thói quen và hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật qua đó góp phần chấm dứt tội ác này. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Biểu diễn xiếc thú: Chuyển đổi để bảo vệ động vật hoang dã

Biểu diễn xiếc thú: Chuyển đổi để bảo vệ động vật hoang dã

Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2019

Lượt nghe: 711

Liên đoàn Xiếc Việt Nam đang trong lộ trình chuyển đổi dần sang xu hướng thay thế xiếc động vật hoang dã bằng các loài vật gần gũi với đời sống con người như xiếc lợn, xiếc trâu, xiếc mèo, chim vẹt…(Làn sóng nghệ thuật 12/02/2019)

Cấm dùng động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc: Tiếp nhận, nhưng phải có lộ trình?

Cấm dùng động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc: Tiếp nhận, nhưng phải có lộ trình?

Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019

Lượt nghe: 923

Dư luận nói chung rất quan tâm đến việc Liên minh châu Á vì động vật (Asia for Animals Coalition viết tắt AfA) có thư gửi Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch kêu gọi cấm dùng động vật hoang dã trong biểu diễn xiếc. Khuyến nghị của AfA có khả thi hay không trong bối cảnh Việt Nam, đó là một câu hỏi khiến nhiều nghệ sĩ xiếc trăn trở. PV VOV6 đã có cuộc trao đổi với NSƯT Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam về vấn đề này. (Đối thoại mở 27/02/2019)

Gặp gỡ chủ nhân giải thưởng cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”

Gặp gỡ chủ nhân giải thưởng cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”

Ngày phát hành 10:39 | 27/1/2022

Lượt nghe: 633

Sau 2 tháng phát động cuộc thi vẽ tranh cổ động “Bảo vệ động vật hoang dã”, Ban tổ chức đã tìm ra chủ nhân của các giải thưởng, trong đó giải nhất thuộc về cậu bạn Hoàng Phước Đại, 10 tuổi, với tác phẩm "Gấu con mất mẹ". Qua tác phẩm này bạn ấy muốn truyền tải thông điệp gì? (Văn nghệ thiếu nhi 19/01/2022)

Làm tiêu bản động vật có khó không?

Làm tiêu bản động vật có khó không?

Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2016

Lượt nghe: 1244

Trang nghệ thuật giới thiệu làm tiêu bản bươm bướm tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Tiểu phẩm hài "Bình luận bóng đá". (Văn nghệ thiếu nhi 06/7/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya