Hệ thống tìm thấy 62 kết quả
Ngày phát hành 14:12 | 9/2/2023
Lượt nghe: 510
“Công chúa Đồng Xuân” là bộ tiểu thuyết 2 tập, tái hiện khoảng 40 năm đầy biến động từ năm 1859 đến năm 1900. Nhân vật chính là Đồng Xuân công chúa (tức công chúa Gia Phúc), con gái của vua Thiệu Trị. Tên tuổi của bà gắn liền với vụ “hòa gian” tai tiếng với chính người anh ruột cùng cha khác mẹ. Đây là một trong những nghi án lớn nhất triều Nguyễn mà nhiều người cho rằng còn che giấu nhiều điểm khuất tất. Sau thành công của “Từ Dụ Thái hậu”, “Công chúa Đồng Xuân” của nhà văn Trần Thùy Mai liệu có đem đến cho người đọc một trải nghiệm mới về tiểu thuyết lịch sử? Sau đây, chúng ta cùng nghe một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2017
Lượt nghe: 1778
Phần đầu chương trình là chia sẻ của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng khi phổ nhạc ca khúc "Đừng ví em là biển" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" là sự đồng điệu của cô giáo Thanh Tâm cùng bào thơ "Nỗi nhớ mùa đông" của tác giả Đậu Hoài Thanh. Phần cuối chương trình mời các bạn cùng rộn ràng với chuyện tình "Yêu là cưới" của vợ chồng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. (Điểm hẹn Văn nghệ 25/11/2017)
Ngày phát hành 10:43 | 10/10/2023
Lượt nghe: 681
Có thể nói “Giông biển” của tác giả Trần Đức Sơn là một tác phẩm có thể thu hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên của câu chuyện. Mở ra bằng một vụ mất tính, đúng hơn là một cái chết, truyện đã tạo ra một sự ám ảnh không dễ xóa mờ. Điều đáng buồn là những cái chết đột ngột như thế lại chẳng phải là chuyện lạ ở xóm chài. Họ, bao đời, đã chung sống với nỗi bất an và sự mất mát. Câu chuyện của Rổn không mới. Nhưng câu chuyện của người ở lại là Rảng và người chị dâu tên Lựu lại rẽ sang một hướng khác - một phiên bản “Trầu cau” mới với rất nhiều dằn vặt và khó xử. Tuy vậy, cái kết nhân văn đã trở thành điểm nhấn của cả tác phẩm khi những xôn xao, ồn ào qua đi, để cả hai có thể bắt đầu một cuộc đời khác, bớt khổ đau hơn. “Giông biển” là một truyện ngắn được viết vắn gọn, không dài dòng hoa mĩ. Đời sống của dân làng chài hiện lên một cách sống động từ phong tục, tập quán cho tới những mất mát đời thường. Ngôn ngữ đối thoại và thế giới nội tâm của nhân vật cũng được tác giả chú tâm xây dựng khiến người đọc đồng hành và đồng cảm được với câu chuyện. Điều đáng tiếc ở truyện ngắn này có lẽ việc xây dựng tình huống giữa Rảng và Lựu còn chưa nhiều, nhất là khi người đọc có mong muốn tìm hiểu vì sao cuối cùng họ chọn ở bên cạnh nhau một cách đường đường chính chính hơn là coi chuyện xảy ra là một lầm lỡ trong đời. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 10:35 | 6/2/2023
Lượt nghe: 770
Tiểu thuyết “Lênh đênh bốn biển” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ khắc họa hình tượng Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Anh, Mỹ, các nước châu Phi, tới Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan... cho tới ngày Người trở về Tổ Quốc, ngày 28 tháng 1 năm 1941. So với tập 1 “Nợ nước non” thì khối lượng tư liệu, nhất là tính tư tưởng của tác phẩm, của nhân vật, sự kiện ở tập 2 “Lênh đênh bốn biển” lớn hơn, rộng hơn rất nhiều. Ở Pháp, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp năm 1918; chủ động, chủ trì cùng các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường gửi “Yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Véc-xây; viết “Bản án chế độ thực dân Pháp; bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (ngày 29-12-1920) và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2018
Lượt nghe: 1119
Hai ca khúc "Mộ gió" và "Lời sóng hát" mà nhạc sĩ Vũ Thiết phổ nhạc từ hai bài thơ của nhà thơ Trịnh Công Lộc đã ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc với giai điệu hùng tráng, sâu lắng, xúc động cùng ý thơ sâu sắc, ca từ ý nghĩa...(VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 31/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2015
Lượt nghe: 1959
Số phận khắc nghiệt như những lớp sóng cuồng nộ luôn dập vùi và muốn nhấn chìm thân phận nhỏ bé, nhưng kỳ lạ thay,người gác đèn biển vẫn tồn tại qua muôn trùng sóng gió.Trái tim tội nghiệp của ông dù ở nơi xa xôi vẫn hướng về Tổ quốc, vẫn cùng nhịp đập với quê hương xứ sở, bởi vì "Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ".
Ngày phát hành 15:34 | 3/3/2022
Lượt nghe: 1404
Ngay từ tên truyện, tác giả đã hé lộ đây là một câu chuyện nói về tình yêu. Một câu chuyện tình yêu được tác giả đề cập ngay từ những dòng chữ đầu tiên. Chỉ có điều, tình yêu trong truyện ngắn này, không xảy ra ở một nơi bình thường, mà xảy ra ở một hòn đảo cách xa đất liền, giữa một cô thanh niên xung phong và một anh bộ đội, khi cả hai cùng công tác trên đảo. Một tình yêu đẹp và trong sáng như ta vẫn thường thấy ở những đôi trai gái, khi cả hai cùng đang làm nhiệm vụ dựng xây và bảo vệ Tổ Quốc! Hoa - cô thanh niên xung phong, và Kha - anh bộ đội, theo tiếng gọi của quê hương, cùng đến với đảo, cùng có những năm tháng sống, công tác trên đảo, và cả hai cùng yêu đảo như chính quê hương mình. Từ những năm tháng gần gũi bên nhau ấy, họ đã “bén duyên” và yêu nhau. Tình yêu của hai người đã giúp họ vượt qua tất cả mọi khó khăn, trở ngại của cuộc sống, công tác thường ngày trên đảo. Đặc biệt, khi Kha hết hạn nghĩa vụ quân sự, được trở về đất liền, anh phải đứng trước hai sự lựa chọn cho cuộc sống sau này của mình: Ở lại đảo cùng Hoa xây dựng cuộc sống dài lâu, hay trở về đất liền vĩnh viễn? Hơn thế, anh còn phải đối mặt với lời khuyên của cha mẹ, người thân, bạn bè… phải trở về quê hương xây dựng cuộc sống tương lai! Nhưng Kha đã không làm thế, anh đã trở lại đảo theo tiếng gọi của con tim, với chiếc ba lô trên lưng, như ngày nào đến với đảo lần đầu. Chỉ có tình yêu đối với người mình yêu, đối với biển đảo, với quê hương đất nước, mới có thể thúc giục Kha trở lại đảo, xây dựng cuộc sống gia đình cùng Hoa. Thông qua truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến muốn khẳng định một điều, biển đảo dù xa cách bao nhiêu vẫn là chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc thân yêu, mỗi người phải có ý thức, trách nhiệm đóng góp công sức, xây dựng và giữ gìn biển đảo, nhất là trong tình hình biển đảo đang có những bất ổn như hiện nay.
Truyện ngắn với lối viết mộc mạc, giản dị, tự nhiên, tác giả không chú tâm lắm với những yếu tố kỹ thuật trong kết cấu, xây dựng truyện. Song, “Nơi tình yêu ở lại” vẫn có những chi tiết chân thực, xúc động, làm ta tự hào, yêu thương nhiều hơn đối với biển đảo quê hương…
Ngày phát hành 11:20 | 10/8/2023
Lượt nghe: 1407
Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức tại quân cảng Nha Trang vào tối 12/8 tới. Chương trình diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số…Bên cạnh yếu tố chính luận, yếu tố nghệ thuật được đưa xen trong chương trình, hứa hẹn đem đến cho khán giả một chương trình đặc sắc. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn anh Hoàng Anh Minh – đạo diễn nghệ thuật của Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:36 | 11/8/2023
Lượt nghe: 1468
Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” do Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa đồng tổ chức vào 20h00 thứ bảy 12/8 tại quân cảng Nha Trang. Chương trình được phát thanh và truyền hình trực tiếp trên các kênh phát thanh VOV1, VOV2, VOV3, các kênh truyền hình VTC1, VOVTV của Đài Tiếng nói Việt Nam, Kênh truyền hình Quốc phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình các tỉnh, thành phố trong cả nước; tường thuật trực tuyến trên báo điện tử VOV.VN, VTC News, VOVlive và các nền tảng số của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như nhiều cơ quan báo chí khác. Bối cảnh chương trình sẽ lấy mặt cầu cảng làm sân khấu chính cùng một số tàu của lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng… Sự kết nối giữa sân khấu trên cầu cảng và sân khấu trên tàu sẽ tạo nên một không gian sân khấu 3D sinh động, mở ra nhiều chiều không gian và cung bậc cảm xúc, qua đó, thông điệp của chương trình “Mạnh từ biển, giàu từ biển quê hương” sẽ được chuyển tải một cách nhẹ nhàng và sâu sắc. Mở màn chương trình sẽ là liên khúc "Việt Nam trong tôi là - Rap về Biển Quê hương - Biển hát chiều nay" do ca sĩ Đông Nhi – ca sĩ Hà Trần - Phong Windy cùng dàn hợp xướng biểu diễn, kết hợp quay biểu diễn tại 3 tỉnh đại diện cho 28 tỉnh thành ven biển, cùng với đó là hình ảnh minh họa vẻ đẹp của biển nước ta. Sự giao thoa giữa 2 thế hệ âm nhạc, với phong cách âm nhạc khác nhau kết hợp với dàn hợp xướng Đài TNVN mang đến những giai điệu mới mẻ cho những ca khúc đi cùng năm tháng. Là một chương trình chính luận nghệ thuật hướng đến khán giả trẻ, bởi vậy, từ các tiết mục âm nhạc cho đến phóng sự, lời dẫn, phong cách chương trình đều được thể hiện một cách trẻ trung, hiện đại. Đặc biệt, ý tưởng âm nhạc chủ đạo của chương trình theo phong cách rock, symphony, kết hợp giữa sự tham gia của nhóm nhạc rock với chất giọng thính phòng của ca sĩ Đài TNVN, hứa hẹn mang đến những cảm xúc, ấn tượng mạnh cho khán giả, qua phần thể hiện của các nghệ sĩ nổi tiếng như NSUT Đăng Dương, Ban nhạc Bức Tường, ca sĩ Hà Trần, ca sĩ Đông Nhi, Đông Hùng, rapper Phong Windy... Chương trình gồm 3 mạch cảm xúc chính với các chủ đề: "Tâm thức biển"; "Việt Nam hướng tới giàu từ biển"; "Việt Nam hướng tới mạnh về biển". Khán giả sẽ thấy được bức tranh chung về kinh tế biển, hành trình bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như cảm nhận được tinh thần yêu biển sâu sắc của người dân thông qua các câu chuyện kể, những ca khúc, hình ảnh, phóng sự thực tế. Mỗi tiết mục đều được dàn dựng công phu, mang một thông điệp ý nghĩa: Yêu biển, giữ biển và góp sức mình để giữ "biển giàu", "biển mạnh". Diễn ra trong 90 phút, với sự tham gia các khách mời, các nghệ sĩ và hơn 1.500 người thuộc các lực lượng hải quân, biên phòng, cảnh sát biển, ngư dân, thanh niên, sinh viên, “Mạnh giàu từ biển quê hương” là chương trình lớn mang tầm cỡ quốc gia. Với ý tưởng âm nhạc mới mẻ, hiện đại, chương trình chính luận nghệ thuật góp phần truyền đi thông điệp sâu sắc về tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; khẳng định Việt Nam là quốc gia biển với khát vọng chinh phục biển, thịnh vượng từ biển và giữ gìn hòa bình trên biển. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2019
Lượt nghe: 730
Sau thành công của cuốn sách “Nơi đầu sóng”, tác giả Lữ Mai và Trần Thành tiếp tục cho ra mắt độc giả tác phẩm “Mắt trùng khơi” gồm 18 câu chuyện và bộ ảnh chọn lọc về những con người gắn bó với biển đảo Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật 13/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018
Lượt nghe: 1753
"Em bé thuyền ai ra giỡn nước/ Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm" - những hình ảnh trong bài thơ cất lên như câu hát vui tươi về sức sống dạt dào, tràn căng nhựa sống. Bài thơ là khúc ca mùa xuân về biển trời quê hương, về khát vọng đổi thay và hi vọng. Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện những cảm xúc vui tươi và yêu đời, yêu cuộc sống trong hình ảnh thơ rất đẹp. Chúng mình cùng nghe những chia sẻ của nhà ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ về vẻ đẹp của bài thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 05/02/2018)
Ngày phát hành 10:41 | 12/7/2023
Lượt nghe: 1617
Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, dồi dào hải sản và nhiều loại khoáng sản như: dầu khí, than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…Biển là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại chúng ta cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu một cách bền vững từ biển trong cộng đồng người dân nước ta. Thế nhưng, đâu đó, cũng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà người ta đã khai thác nguồn lợi hải sản một cách tận diệt…khiến biển cạn kiệt, đớn đau. Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển” của tác giả Nguyễn Tiến Nên thay lời muốn nói của biển cả gửi tới chúng ta:
Ngày phát hành 12:10 | 10/8/2023
Lượt nghe: 1552
Vào ngày 12/8 tới, tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hoà tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Chương trình gồm 3 chương: “Tâm thức biển”, “Việt Nam hướng tới giàu từ biển” và “Việt Nam hướng tới mạnh về biển” sẽ diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số …Sân khấu chương trình sẽ được thực hiện kết nối giữa 2 sân khấu là cầu cảng của quân cảng Nha Trang và một số tàu của Hải quân, kỳ vọng sẽ tạo nên một không gian sân khấu 3D sinh động, ấn tượng. Theo nhạc sĩ, NSUT Doãn Nguyên, Trưởng ban Âm nhạc VOV3, Đài Tiếng nói Việt Nam, thành viên Ban tổ chức, nhạc trưởng dàn dựng, chỉ huy những tác phẩm trong chương trình: Với mục đích hướng đến khán giả trẻ, do đó từ các tiết mục văn nghệ cho đến các phóng sự, lời dẫn, phong cách của chương trình đều có cách thể hiện phù hợp, trẻ trung, hiện đại. Âm nhạc của chương trình sẽ được thực hiện theo phong cách rock symphony, kết hợp giữa phần biểu diễn nhạc rock với thính phòng của nghệ sĩ nổi tiếng trong nước và các nghệ sĩ Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây là chương trình tầm cỡ, mang tính chất quốc gia, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, vì vậy bên cạnh việc đầu tư dàn dựng các tiết mục nghệ thuật, phần nhạc hiệu dành riêng cho chương trình cũng được đầu tư công phu. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2015
Lượt nghe: 3545
"Con của người lính biển" là câu chuyện về sự tiếp nối truyền thống gia đình, từ cha truyền sang con, từ đồng đội lan tỏa sang nhau về tình đoàn kết, kiên trung bảo vệ biên cương bờ cõi của tổ quốc.
Ngày phát hành 17:20 | 2/8/2022
Lượt nghe: 1849
“Sau hơn hai tuần, Triều được Hải - bác sĩ bệnh viện thành phố - chăm sóc như với người nhà, anh cảm thấy như không còn gì ngăn cách giữa một bệnh nhân với thầy thuốc. Nhưng khi Hải đưa cặp mắt đen lánh như hai giọt nước nhìn thẳng vào khuôn mặt vuông chữ điền có vầng trán dô bướng bỉnh của Triều với cái nhìn rất lạ, giọng thỏ thẻ: "Mai anh xuất viện rồi! Bố em bảo vào mời anh ra nhà chơi, ăn bữa cơm với gia đình, để bố con em được nói lời cảm ơn anh", thì Triều không ra nhận lời cũng không ra từ chối, lại nói: "Lẽ ra anh phải cảm ơn em và gia đình đã tận tình chăm sóc anh hơn hai tuần nay mới phải, chứ sao em và bố lại cảm ơn anh là thế nào". Hải nói ngay, giọng cởi mở, thân tình: "Chỉ đơn giản là em mới là người gây ra tai nạn làm anh phải nằm viện mà em vẫn như người vô can. Tất cả là do anh lại nhận lỗi về mình". Nói thế là hết lẽ. Triều đưa mắt nhìn Hải đang rạng rỡ cười, chỉ bật lên mỗi tiếng: "Em... !". (Truyện ngắn “Con của người lính biển” của nhà văn Cao Năm) (Điểm hẹn văn nghệ 30/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020
Lượt nghe: 926
Đa phần con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều phải đối diện với sóng gió. Trong hành trình này, có người may mắn gặp sóng êm bể lặng, có người ập ngay vào bão lớn, có người cập bến, có người lại không thể vượt qua. Cuộc đời muôn ngàn lối rẽ, muôn ngàn tình huống. Thiếu một chút may mắn, một chút nghị lực, một chút thông minh, một chút thức tỉnh… cũng xô đẩy con người ta vào những hoàn cảnh khác nhau… (ĐTĐK 27/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2020
Lượt nghe: 596
Ngày xưa, ở đất nước nọ, có một nàng công chúa xinh đẹp và rất thông minh. Nàng có khả năng nhìn thấu mọi vật dù ở đâu, trên mặt đất hay tận dưới lòng đất. Nhưng nàng công chúa lại rất kiêu căng, không muốn kém ai, muốn khư khư ôm lấy uy quyền trong tòa lâu đài. Nàng tuyên bố sẽ chỉ lấy người nào trốn kỹ đến nỗi nàng không tìm thấy được... (Kể chuyện và hát ru 28/02/2020)
Ngày phát hành 17:54 | 20/7/2021
Lượt nghe: 467
Cuộc thi ảnh với chủ đề "Đất nước nhìn từ biển" do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Viện Truyền thông và Phát triển nhân lực (Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam) tổ chức. Đây là hoạt động nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2021 với chủ đề "Bảo vệ đại dương và phát triển bền vững sinh kế biển Việt Nam". (Làn sóng nghệ thuật 11/06/2021)
Ngày phát hành 17:28 | 13/11/2021
Lượt nghe: 619
Tuy chưa quen công việc lao động nặng nhọc, nhưng với tình cảm ấm áp của cha con ông già Đờn cùng anh em thợ, anh Ba dần vơi bớt nỗi nhà. Mắt anh Ba luôn nhìn đăm đăm về phía những con tàu viễn dương ngoài cảng biển với bao nghĩ suy. Đã có lúc sức nặng của các kiện hàng khiến cho đôi chân anh quỵ ngã, nhưng ý chí thôi thúc anh đứng lên... (Văn nghệ thiếu nhi 07/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019
Lượt nghe: 578
Sau chuyến đi chơi đảo, Hưng có thêm một niềm vui rất lớn là được đón Tết cùng với mọi người ở xóm chài. Cũng là lần đầu tiên, Hưng chứng kiến lễ mở biển được tổ chức vào mùng 3 Tết. Đây chính là ngày ngư dân thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn đối với mẹ biển cả và trời đất đã che chở cho họ bình yên trở về, tàu đầy ắp cá tôm sau những chuyến ra khơi... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 28)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018
Lượt nghe: 621
Trước khi bị dòng nước cuốn đi, Jim nhớ tới mọi người và ước mơ sẽ tìm được kho báu để chia cho người nghèo. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy, Jim thấy mình đang lênh đênh trên biển... (Đọc truyện dài kỳ - Đảo giấu vàng - Buổi thứ 12 )
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018
Lượt nghe: 643
Sau nửa ngày loay hoay không vào được bờ thì Jim nhìn thấy tàu của bọn cướp. Bị cơn khát hành hạ, Jim quyết định chèo thuyền đuổi theo chúng và tìm cách trèo lên con tàu. Một cảnh tượng hỗn loạn bày ra trước mắt... (Đọc truyện dài kỳ - Đảo giấu vàng - Buổi thứ 13)
Ngày phát hành 21:51 | 24/8/2022
Lượt nghe: 324
Tutikki cùng Mumi đi về phía biển. Khi vào căn phòng nhỏ để thay đồ bơi thì Mumi chợt nhận ra đó chính là căn phòng gần biển của nhà Mumi vào mỗi dịp hè. Thế nhưng Tutikki nói rằng cậu ấy không quan tâm căn phòng này là của ai vào mùa hè , còn mùa đông, nơi đây chính là căn nhà của cậu ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 21/08/2022)
Ngày phát hành 11:51 | 10/10/2022
Lượt nghe: 237
Trên biển, lần đầu tiên họ nhìn thấy những viên đá đỏ và loài sứa trong suốt có nhiều quả cầu nhỏ để thở và có tim hình bông hoa. Hosuli sung sướng vô cùng khi phát hiện ra rằng tất cả những viên sỏi đỏ đều rất nhẵn và tròn giống như quả trứng. Còn cát thì xếp thành lớp mịn màng dưới làn nước xanh, trong vắt dưới ánh nắng mặt trời… (Văn nghệ thiếu nhi 09/10/2022)
Ngày phát hành 10:20 | 19/10/2022
Lượt nghe: 238
Con thuyền “Tiếng rì rầm của biển” gặp một đám mây lớn che phủ. Các thành viên trên thuyền hết sức ngạc nhiên nhưng có phần thích thú, vì chưa bao giờ họ trông thấy đám mây nào đáp xuống thuyền cả. Bác thuyền trưởng sai Mu-mi bố kiểm tra đồng hồ đo khí áp... (Văn nghệ thiếu nhi 14/10/2022)
Ngày phát hành 10:49 | 10/5/2022
Lượt nghe: 1140
Thời tiết thuận lợi cho chuyến du lịch. Ông Khốt-ta-bít hào hứng khi lần đầu tiên nhìn thấy băng trên biển. Đêm hôm đó, hành khách giật mình thức giấc vì con tàu dừng lại đột ngột... (Văn nghệ thiếu nhi 08/05/2022)
Ngày phát hành 16:16 | 26/12/2022
Lượt nghe: 237
Ấn tượng nhất với nhân vật tôi chính là bão biển. Với những người ngư dân ra khơi bắt cá hay làm muối trên bờ thì bão luôn mang đến tai họa, tổn thất. Khi có bão, người lớn phải đối mặt với biết bao khó khăn còn trẻ con thì lại thấy vui thích vì được thay đổi chỗ ở, được biết nhiều điều mới mẻ... (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2022)
Ngày phát hành 15:18 | 16/2/2023
Lượt nghe: 235
Một hôm, khi đang lang thang gần bến tàu, Rô-bin-sơn quyết định nhảy lên một chiếc tàu đi Luân Đôn mà không một chút do dự, nao núng gì. Cảm giác được tự do, được khám phá miền đất mới khiến Rô-bin-sơn vui sướng nhưng ngay sau đó con tàu gặp bão biển, cả đoàn tàu bị đe dọa... (Văn nghệ thiếu nhi 10/02/2023)
Ngày phát hành 15:37 | 30/3/2023
Lượt nghe: 445
Rô-bin-xơn muốn cùng người thổ dân vượt biển về quê hương của anh ta để gặp gỡ những người da trắng ở đó. Biết đâu họ sẽ cùng nhau tìm được cách trở về đất liền. Thế nhưng, để đến được hòn đảo của người thổ dân, họ phải có một chiếc thuyền lớn... (Văn nghệ thiếu nhi 18/03/2023)
Ngày phát hành 9:26 | 8/10/2024
Lượt nghe: 644
Nàng tiên biển có giọng hát rất hay. Đặc biệt vào những đêm trăng sáng
giọng hát của nàng càng thêm thánh thót, mê hoặc lòng người. Cuộc sống của nàng đã thay đổi hoàn toàn khi nàng rời đại dương, bước vào thế giới trên mặt đất... (Kể chuyện và hát ru 30/9/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018
Lượt nghe: 788
17 năm gắn bó với quần đảo Trường Sa, họa sĩ Bằng Lâm đã có rất nhiều tranh đề tài biển đảo, như “Bác Hồ với chiến sĩ hải quân”, “Cây phong ba và người lính đảo”, “Đọc báo trên đảo”, “Khúc hát dân ca trên đảo”... (Câu chuyện nghệ thuật 18/12/2018)
Ngày phát hành 13:16 | 28/5/2024
Lượt nghe: 785
Ngày xửa, ngày xưa có
một người làm nghề đánh cá. Vào ngày nọ ông bắt được chú cua biển khổng lồ.
Vì nhà nghèo nên ông đã bán chú cua đó cho nhà vua. Chú cua biển đó đặc biệt
như thế nào? Có những câu chuyện gì xảy ra xung quanh chú cua ấy? (Kể chuyện và hát ru 22/05/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2019
Lượt nghe: 1994
Pha trộn giữa hiện thực và hư ảo, giữa hiện tại và quá khứ, mọi ranh giới về không gian hay thời gian trong truyện ngắn đều trở nên mờ nhòe. Nhân vật “tôi” cứ như thể đi từ thuở hồng hoang tới thời hiện đại, đi giữa những huyền thoại về Mẹ Thai Dương, về ông nội và về chính mảnh đất quê hương mình. Và biển dường như cũng là một nhân vật trong truyện ngắn này. Biển biết thở, biết hát, biết đau, biết buồn, biết cả căm hờn, phẫn nộ, biết cả xoa dịu yêu thương. Và biết cả khích lệ những đứa con của mình ra khơi, kể cả khi ngoài kia, ngoài kia có là bão tố…(Đọc truyện đêm khuya phát 1/7/2019
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2015
Lượt nghe: 1782
Trong thời gian vừa rồi, chúng ta đã nghe rất nhiều truyện cổ tích thế giới! Phiêu lưu tới các xứ sở khác chắc là vui rồi, nhưng mà trong kho tàng cổ tích nước nhà cũng không thiếu những câu chuyện thú vị đâu nhé! Chính vì vậy, hôm nay BTV chương trình quyết định giới thiệu với các thính giả, đặc biệt là thính giả nhỏ tuổi truyện cổ tích Việt Nam có nhan đề là Năm hũ vàng. NSUT Hoàng Yến sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 18+19/04)
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2017
Lượt nghe: 1773
Ở vùng biển nọ có anh chàng nhà nghèo hành nghề chài lưới. Cuộc sống của chàng ngày càng khó khăn khi không đánh bắt được nhiều tôm cá như trước nữa. Bỗng một hôm chàng nghe thấy giọng hát u buồn của một cô gái xinh đẹp. Không biết cô gái xinh đẹp ấy là ai mà lại hát những bài ca buồn đến thế nhỉ?(Kể chuyện và Hát ru 07/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2020
Lượt nghe: 749
Giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí Bộ quốc phòng, giai đoạn 2014 - 2019 và Giải thưởng sáng tác Văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài Hải quân, giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ Tư lệnh Hải quân là những cuộc thi thu hút rất nhiều cây viết trẻ ở các thể loại thơ, văn xuôi tham gia. Các cây bút trẻ như Hồng Diệu, Lữ Mai, Lê Mạnh Thường… với các tác phẩm đạt giải lần này đã cho thấy những tín hiệu đáng mừng vì thực sự, với đề tài biển đảo Tổ quốc, các bạn trẻ đã dấn thân và khẳng định ở địa hạt này. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật, PV VOV6 có cuộc trao đổi với nhà thơ, nhà báo Lữ Mai, Ban Văn hóa Văn nghệ, Báo Nhân dân xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 09/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2019
Lượt nghe: 810
Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha, ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã phải cùng mẹ tới Hải Phòng, lần hồi kiếm sống trong các xóm thợ nghèo, dạy học tư và viết văn. Vì thế, hiện thực cuộc sống của thành phố Cảng nhập vào những trang văn của nhà văn Nguyên Hồng một cách ấn tượng...(Tìm trong kho báu phát 13/6/2019)
Ngày phát hành 15:9 | 2/6/2022
Lượt nghe: 1008
Biển từ lâu đã trở thành bạn quý của con người. Biển cung cấp tài nguyên thiên nhiên, giúp bao người dân mưu sinh. Biển cũng là địa bàn chiến lược trong phát triển và bảo vệ đất nước. Bắt đầu từ năm 2009, nước ta đã chọn tuần lễ đầu tiên của tháng 6 làm Tuần lễ biển đảo Việt Nam, đồng thời cũng hưởng ứng ngày Đại dương thế giới 08/06. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên Những bài thơ về biển để mỗi chúng ta càng yêu thêm biển đảo quê hương, có ý thức nhiều hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ngày phát hành 11:9 | 10/8/2023
Lượt nghe: 1292
Ngày 12/8 tới, tại thành phố biển Nha Trang, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”. Chương trình nhằm hun đúc tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển – đảo Tổ quốc, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy tiềm năng đa dạng của biển, phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh. Nhà báo Vũ Duy (Trưởng Ban Thời sự VOV1) - thành viên Ban Tổ chức chương trình cho biết: Thông điệp của chương trình muốn hướng đến là làm thế nào để đất nước ta có thể giàu từ biển và mạnh từ biển. Tinh thần này sẽ được thể hiện qua chương trình này thông qua các phóng sự, trao đổi với các vị khách mời và đặc biệt phối hợp cùng các tiết mục nghệ thuật hấp dẫn để làm sáng rõ chủ đề. Chương trình chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương”sẽ diễn ra trong 90 phút, phát sóng trực tiếp trên các kênh truyền hình, phát thanh của Đài TNVN; Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh, thành phố; các nền tảng số …
(Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2016
Lượt nghe: 1770
Hẳn có bạn từng được bố mẹ cho đi tắm biển rồi có đúng không nào? Khi tắm biển, có khi nào chúng mình thử nếm nước biển chưa nhỉ? Lần đầu tiên nếm vị của biển, có bạn đã nhăn nhó thắc mắc: “Ôi sao nước biển lại mặn thế, sao lại có vị khác biệt so với nước ở bể bơi, nước ở sông suối hay nước chúng mình vẫn uống hàng ngày nhỉ?”. (Kể chuyện và hát ru 06/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2017
Lượt nghe: 825
Tập truyện ngắn “Theo một người về biển” của nhà văn Nguyễn Mỹ Nữ gồm 10 truyện ngắn viết cho các bạn trẻ đang ở tuổi mới lớn. 10 truyện ngắn là mười mảnh đời, mười số phận, mười cái tôi khác nhau.Tất cả những cái tôi ấy đều là những cái tôi đang lớn, đang nứt bung, vỡ òa và ngơ ngác trước thế giới bên ngoài và đầy băn khoăn về thế giới bên trong. Những cái tôi luôn có nhu cầu sẻ chia, và mong được thấu hiểu. Tập truyện khiến các bạn trẻ có cái nhìn rộng mở, bao dung hơn về cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 28/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2017
Lượt nghe: 1752
Bài thơ "Chú ở Trường Sa","Đường ở đảo" viết về biển đảo quê hương. Nhà thơ Hoài Khánh nói về tập thơ "Dắt biển lên trời". Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Những bài viết tìm hiểu về biển đảo, thể hiện tình cảm với người lính hải quân, với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa được phát động thường xuyên trong sinh hoạt ngoại khóa của các em học sinh. Phần cuối chương trình là bài viết “Em kể chuyện biển đảo quê hương” của bạn Hoàng Mai, học sinh trường THPT Hoài Đức A, thành phố Hà Nội. (Văn nghệ thiếu nhi 13/01/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2015
Lượt nghe: 1881
Hằng tâm hướng về truyền thống giữ gìn biển đảo của Tổ Quốc, các nhà thơ luôn ý thức được trách nhiệm lớn lao của ngòi bút trong xúc cảm thể hiện tình yêu biển đảo. Đây là tâm sự chung của các tác giả Đặng Quang Vượng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Thế Kiên, Phạm Trung Quyết và Nguyễn Đình Phúc. (Tiếng thơ 8+9/11)
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1787
Mỗi vùng biên đảo xa xôi của Tổ quốc Việt Nam đều sâu nặng tình yêu của quân và dân ta đang ngày đêm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền đất nước. Mỗi nhà thơ, mỗi người dân luôn lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình qua từng con sóng biển. Xúc cảm thơ Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Ngọc Trạch, Anh Ngọc,Phan Thành Minh, Phạm Quang Thuận sâu đậm tình yêu ấy. (Tiếng thơ 24, 25/05)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2016
Lượt nghe: 1756
Có nhà thơ – nhạc sĩ đã chân thành ngợi ca "Việt Nam – đất nước bên bờ sóng, bão tố của cuộc đời trọn niềm tin thiêng liêng". Hàng ngàn năm đất nước ta hiện diện bên bờ biển Đông, cha ông ta không tiếc máu xương, mồ hôi lao động để giữ gìn và bảo vệ trọn vẹn từng tấc đất, từng vùng biển, hải đảo thân yêu. Mạch nguồn thơ ca về tình yêu biển đảo Tổ quốc là dòng chảy không ngừng được các tác giả, các nhà thơ luôn ý thức bồi đắp và thể hiện. Ta đồng điệu với cảm xúc thơ Trần Đăng Khoa, Đặng Quang Vượng, Phạm Vân Anh, Trần Văn Lợi, Hồng Đức trong tình yêu lớn với biển đảo Tổ quốc.(Tiếng thơ 22/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2016
Lượt nghe: 1700
Những vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc ta luôn gợi nên tình cảm sâu sắc tận đáy lòng của mỗi người dân Việt Nam. Với mỗi nhà thơ, cảm xúc về biển trời Tổ quốc chạm đến trái tim nhạy cảm, nồng nàn của họ để viết nên những bài thơ hay nhất. Hình ảnh những người lính hải quân, những ngư dân luôn bám biển để khẳng định chủ quyền thiêng của Tổ quốc là những hình tượng đẹp trong thơ. Các bạn đến với xúc cảm thơ về vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc qua sáng tác của các nhà thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Thy Hoàng, Huệ Triệu và Đỗ Phú Nhuận. Sau đó là chân dung nhà thơ Triệu Từ Truyền gắn bó với thơ ca.(Tiếng thơ 24/7/2016)
Ngày phát hành 9:53 | 21/9/2022
Lượt nghe: 1244
Kể từ tập thơ đầu tay Cọng rơm vàng (NXB Văn học, 1993), Trịnh Thanh Sơn đã sớm ghi được những dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng yêu thơ. Tiếp đến là sự ra đời của các tập thơ Giậu cúc tần (1995), Đóa tầm xuân (2000) và Giàn thiên lý (2004). Sau khi ông qua đời, gia đình đã in bộ sách Trịnh Thanh Sơn toàn tập đồ sộ hơn 2600 trang, trong đó riêng các tác phẩm thơ của ông lên tới con số gần 300 bài. Nhân dịp kỷ niệm tròn 15 năm ngày nhà thơ Trịnh Thanh Sơn đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai.
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2018
Lượt nghe: 818
Sau khi trở về nhà, Bác sĩ Ai-bô-lit lại tất bật với việc cứu chữa muông thú. Bệnh nhân lần này của bác là một chú Gấu, một chú Hải Âu và một chú Hươu con. Sau khi các con vật đã ổn định sức khỏe, bác sĩ Ai-bô-lit đến gặp bác Giam-bô - người làm nhiệm vụ gác đèn biển. Bác sĩ nhờ bác Giam-bô thắp sáng các ngọn đèn biển vào ban đêm để con tàu của thủy thủ Rô-bin-xơn không gặp nạn khi cập bến, bởi những mỏm đá ven biển rất sắc nhọn. Bác Giam-bô vui lòng nhận lời giúp bác sĩ Ai-bô-lit. Buổi tối, khi đang chập chờn trong giấc ngủ, bác sĩ Ai-bô-lit được phen hoảng hốt khi Hải Âu tới báo tin rằng: tất cả các ngọn đèn biển không được thắp sáng. Bác sĩ Ai-Bô-lit lo lắng, tức tốc chèo thuyền vượt sóng to gió lớn về phía ngọn đèn biển. Trong lúc đó, Hải Âu nhìn thấy phía xa, con tàu của thủy thủ Rô-bin-xơn đang lao nhanh về phía đất liền. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 01/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2018
Lượt nghe: 788
Toán cướp biển ráo riết truy đuổi bác sĩ Ai-bô-lit và những người bạn. Chúng còn dùng súng uy hiếp và bắn trúng bạn Kéo Đẩy. Bác sĩ Ai-bô-lit đã kịp thời cứu chữa cho Kéo Đẩy thoát khỏi nguy hiểm. Khi toán cướp biển áp sát tàu chở bác sĩ Ai-bô-lit, thì con tàu chở toán cướp biển dần dần chìm xuống. Toán cướp biển nháo nhác, hỗn loạn càng khiến cho con tàu chìm nhanh hơn. Cuối cùng, con tàu mất dạng và toán cướp biển trở thành mồi cho cá mập. Sau cuộc thoát hiểm ngoạn mục, bác sĩ Ai-bô-lit gặp lại những người bạn cũ: Cá Sấu, Vẹt Ca-ru-đô và cô Khỉ Chi Chí. Mọi người vui mừng khôn xiết vì được hội ngộ. Đoàn tàu vui tươi rẽ sóng vượt trùng khơi tiến thẳng về đất liền, nơi có thành phố Pin-đê-môn-tê xinh đẹp. Khi đoàn tàu cập bến của thành phố, bác sĩ Ai-bô-lit và những người bạn được toàn dân chào đón rất nồng nhiệt. Mọi người gửi đến bác sĩ Ai-bô-lit và muông thú muôn vàn lời cảm ơn, bởi họ đã dũng cảm mang lại sự yên bình cho biển cả. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 30/06/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 736
Sau khi nghe tin xấu về tên cướp biển Bê-na-lit, bác sĩ Ai-bô-lit nhanh chóng vượt đường xa về ngôi nhà của mình. Khi về gần đến nhà, bác sĩ bất ngờ bị tên cướp biển Bê-na-lit tấn công. Hắn đẩy bác sĩ xuống giếng sâu và tiến vào phóng hỏa ngôi nhà của bác, trong khi muông thú vẫn đang say ngủ. Bác sĩ Ai-bô-lit gắng sức kêu cứu những không ai biết. May sao có chú ếch già sinh sống dưới giếng đã giúp bác đi gọi đàn Sếu đến trợ giúp. Đàn Sếu mau chóng bay đến với một sợi dây thừng và kéo bác sĩ Ai-bô-lit lên bờ. Khi lên trên bờ, bác sĩ hoảng hốt vì căn nhà của mình đang bị thiêu rụi. Mặc cho ngọn lửa khiến bác sĩ Ai-bô-lit bị thương, bác vẫn gắng sức xuyên qua ngọn lửa giữ để vào nhà đánh thức muông thú chạy thoát. Câu chuyện tiếp diễn ra sao? Liệu rằng muông thú và người bác sĩ tội nghiệp có thoát hiểm an toàn? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 07/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2015
Lượt nghe: 1713
Có một con vật hằng ngày luôn làm nhiệm vụ xe cát nhằm đắp thành con đường lớn để đi xuống biển lấy lại túi ngọc trai đã mất. Liệu rằng con vật có làm được điều này không? Câu chuyện sau đây sẽ giúp chúng ta có được câu trả lời.( Kể chuyện và hát ru 04+05)
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017
Lượt nghe: 2388
Câu chuyện về cuộc phiêu lưu của nàng tiên cá của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen đã làm rung động trái tim hàng triệu thiếu nhi thế giới. Đất nước Braxin cũng có câu chuyện rất thú vị về một nàng tiên biển. Hôm nay, chúng ta cùng nghe cô Thu Hà kể truyện cổ tích Braxin có nhan đề “Nàng tiên biển”. Nhờ sự giúp đỡ của nàng tiên biển mà người đánh cá nghèo đã bắt được rất nhiều cá. Chàng và nàng tiên biển trở thành vợ chồng. Nhưng chàng thật đáng trách khi không quý trọng người vợ hiền dịu và gia đình hạnh phúc của mình. Cuối cùng người đánh cá đã mất tất cả, nàng tiên trở lại với biển. Gia súc, của cải cũng bỏ chàng mà đi. Người đánh cá lại trở về với cuộc sống nghèo khổ của mình. (Kể chuyện và Hát ru 28/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 1087
Truyện cổ tích mang đến cho chúng ta những bài học thiết thực về cuộc sống, về tình yêu thương giữa con người với con người. Những câu chuyện ngắn gọn nhưng lại có ý khuyên răn con người sống phải nhân hậu, yêu thương giúp đỡ người khác. Đồng thời không ngừng nuôi dưỡng ước mơ cho các bạn nhỏ. Trong phần kể chuyện hôm nay mời các bé nghe truyện cổ tích “Thần biển và cậu bé mồ côi” qua giọng kể của nghệ sĩ Hồng Quang. Nhân vật chính trong truyện là một cậu bé nhà nghèo nhưng không vì thế mà cậu đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Bây giờ chúng mình nghe câu chuyện này nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 22/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2017
Lượt nghe: 1908
Cậu bé I-tắc mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được bà thím mang về nuôi. Tuy bị thím đối xử không tốt nhưng cậu vẫn không giận thím của mình. I-tắc được một vị thần biển dạy cho nhiều kĩ năng săn bắn. Sau một thời gian học tập cùng thần biển, I-tắc đã trở về nhà trong sự mong chờ của mọi người. (Kể truyện và hát ru 05/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2018
Lượt nghe: 770
Cuộc đuổi bắt đang diễn ra vô cùng căng thẳng. Bọn cướp biển đe dọa sẽ quay vịt Ki-ca và lợn Ủn Ỉn, vứt bác sĩ Ai bô lít cho cá mập ăn thịt nếu bọn chúng bắt được họ. Thế nhưng tàu của bọn cướp đã bị chìm vì thủng đáy. Chỉ trong chốc lát bọn cướp đã nằm trong bụng cá mập. Bác sĩ và muông thú trở về thành phố Pin-đe-môn-te trong sự đón chào của mọi người. Mọi người treo đèn kết hoa, ăn mặc những bộ quần áo ngày hội nhảy múa vui mừng vì bọn cướp biển đã bị bác sĩ Ai bô lít quét sạch. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 24/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2018
Lượt nghe: 681
Ba ngày sau khi rời bến, con tàu chở bác sĩ Ai bô lít và muông thú gặp bọn cướp biển. Đó là con tàu màu đen của tên cướp biển Bác-ma-lây hung ác. Bác sĩ Ai bô lít nhờ chim én biển bay đi gọi đàn sếu giúp đỡ. Đàn sếu đã kéo tàu của họ trốn thoát bọn cướp biển. Thế nhưng tai họa nối tiếp nhau đến khi tàu của họ bị thủng và con Kéo Đẩy bị trúng đạn của bọn cướp biển. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 23/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2017
Lượt nghe: 4042
Hai Được - nhân vật chính trong truyện là người lính dạn dày trận mạc, từng vào sinh ra tử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với nhiều chiến công và cũng nhiều cái “lạ”. Nhà văn đã dụng công xây dựng tính cách nhân vật Hai Được mạnh mẽ, nói là làm, quyết liệt trong hành động nhưng sống hết mực giản dị, gần gũi. (Đọc truyện đêm khuya 27/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2015
Lượt nghe: 3026
Mối tình lãng mạn, trẻ trung, tươi mới của người lính hải quân và cô ca sĩ miền Kinh Bắc. Cũng có thể coi đây là "Tình yêu sét đánh" chăng? Nhưng có lẽ, chính cái "Duyên quan họ" với sự đồng điệu, đồng cảm từ tâm hồn đến lời ca tiếng hát đã gắn kết họ với nhau. (Đọc truyện đêm khuya-24/2/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2017
Lượt nghe: 6452
Nhân vật ông Dần - lão ngư gần 70 tuổi - được khắc họa đậm nét. Ông Dần có một quá khứ đáng nể, từng là du kích xã. Nhưng ông Dần cũng có nhiều tật, trong đó có tật khó sửa là “quan tâm chăm sóc” chị em quá mức bình thường... Thia là một nhân vật nữa ở làng biển cũng tiếng tăm không kém ông Dần. Tình yêu mạnh mẽ, phóng khoáng của họ sẽ cháy lên nơi làng biển cùng với những vật vã, mưu sinh quyết liệt của con người và biển cả. (Đọc truyện đêm khuya 12/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2017
Lượt nghe: 5653
Tác phẩm mang đầy hơi thở cuộc sống. Chuyện tình của cô Phấn và chàng Câm khiến người đọc, người nghe phải xúc động. Hai con người tàn tật, nghèo đói, chịu nhiều thiệt thòi luôn khát vọng yêu thương. Cuộc sống mưu sinh vất vả ở xóm xó biển với những con người bình thường như biết bao xóm nhỏ trong xã hội hiện lên sinh động, chân thật và đầy tình người. Tình người thấm đẫm trong mối tình của chàng Câm và cô Phấn, tình người thể hiện qua lòng tốt của ông Tư, của người đàn bà bán bún. Vượt qua nỗi đau, cô Phấn và chàng Câm ra đi để xây dựng cuộc sống mới của mình. (Đọc truyện đêm khuya 21/11/2017)
Ngày phát hành 12:21 | 17/1/2023
Lượt nghe: 607
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tôc ta, truyền thuyết về Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển nói lên rằng: từ xa xưa tổ tiên ta đã gắn bó với biển khơi. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sông nước, lấy thuyền làm phương tiện làm ăn sinh sống. Rồi quan tài hình thuyền trong những ngôi mộ cổ được tìm thấy ở Tràng Kênh-Hải Phòng, khẳng định cư dân sống nhờ thuyền, chết cũng không rời hình ảnh con thuyền. Điều đó đủ thấy, dân tộc ta là dân tộc hướng biển, khát vọng chinh phục biển khơi là tự nhiên, như máu chảy liên tục trong trái tim người Việt…Ngày nay biển càng quan trọng với chúng ta, là không gian sinh tồn, là nơi để phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Tùy bút “Nhìn ra biển rộng, trời cao…” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong được viết trong niềm cảm hứng từ dòng chảy lịch sử và thời gian hiện thực:
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2016
Lượt nghe: 1801
Vì thuyền trường không biết câu thần chú để chiếc cối xay kỳ diệu ngừng quay ra muối cho nên đến tận bây giờ, ở dưới đáy biển, chiếc cối xay vẫn đang miệt mài làm việc. Đó là lý do vì sao nước biển luôn mặn như thế.(Kể chuyện và hát ru 27/12/2016).