Hệ thống tìm thấy 27 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015
Lượt nghe: 2301
Để chinh phục người đẹp Axtid, chàng thủy thủ Borje đã tự khoác cho mình bộ cánh giàu có, trong khi thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Chỉ đến khi bước chân về nhà chồng, Axtid mới nhận ra sự thật phũ phàng. Borje đã làm tổn thương trái tim người vợ trẻ. Nhưng một vị cứu tinh đã xuất hiện(mẹ của Borje). Bà đã vượt qua mọi rào cản giữa mẹ chồng-nàng dâu, hàn gắn cuộc sống gia đình của cặp vợ chồng trẻ trước nguy cơ đổ vỡ. (Đọc truyện đêm khuya 22/08)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2015
Lượt nghe: 1959
Số phận khắc nghiệt như những lớp sóng cuồng nộ luôn dập vùi và muốn nhấn chìm thân phận nhỏ bé, nhưng kỳ lạ thay,người gác đèn biển vẫn tồn tại qua muôn trùng sóng gió.Trái tim tội nghiệp của ông dù ở nơi xa xôi vẫn hướng về Tổ quốc, vẫn cùng nhịp đập với quê hương xứ sở, bởi vì "Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ".
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2020
Lượt nghe: 1041
Một người phụ nữ không được yêu có phải là một chuyện đáng buồn hay không? Đương nhiên là buồn. Nhưng hủy hoại mình để trả thù thì không. Vì như Giribala-nữ nhân vật chính trong truyện ngắn "Rửa hận' của nhà văn Tagore đã nói “chẳng có niềm vui trong sự sống, nhưng chẳng có sự an ủi nào trong cái chết.” Hơn nữa, nếu vương quốc trái tim ta chưa có vị vua nào ngự trị thì cũng chẳng sao. Ta hoàn toàn có thể trở thành nữ hoàng của chính mình...
Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2017
Lượt nghe: 1736
Hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" trở thành một biểu tượng đẹp trong văn chương. Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, người lính đã bộc lộ phẩm chất anh dũng, kiên cường, hi sinh vì nền độc lập. Chúng mình biết những tác phẩm nổi tiếng về người lính như bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, truyện ngắn "Mảnh trăng cuối rừng" của nhà văn Nguyễn Minh Châu...và có một bsig thơ thật dí dỏm, đáng yêu về người lính: "Tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với nhà thơ Anh Ngọc về bài thơ này có nhiều nét thú vị.(Trang Văn nghệ nhà trường 24/7/2017)
Ngày phát hành 14:34 | 9/2/2023
Lượt nghe: 339
Vì muốn bảo vệ thẻo đất của gia đình mình mà anh con trai của ông Củng bà Hai đã lừa bố mẹ lúc đi vắng để xây một bức tường bằng gạch chắc chắn chi chít mảnh sành. Trái với anh con trai, ông Củng lại tình nguyện hiến mảnh đất ấy cho xóm Chùa để xây dựng một con đường thẳng, thông thoáng, đẹp đẽ. Chỉ tội cho ông bị bà con xóm Chùa chê cười vì trong cuộc họp đã hứa hiến đất làm đường mà không làm theo. Tuy nhiên, mọi chuyện lại không hề đơn giản như vậy. Bằng cách kể mộc mạc, dung dị, nhấn nhá có phần giống như những câu chuyện của bà con ở quê hay kể cho nhau nghe, nhà văn Nguyễn Hải Yến đã đưa người nghe trở về với quá khứ 50 năm trước khi ông Củng là tình địch của ông Trường-người hàng xóm và cũng là người tình nguyện hiến đất như ông Củng. Tưởng rằng bức tường ấy ngày một dày thêm, cao thêm sẽ ngăn cách ông Củng và ông Trường mãi mãi. Thế nhưng có một tình tiết mang tính bước ngoặt xuất hiện: Hai vợ chồng ông Củng lên thành phố thăm cô con dâu và đứa cháu nội bị anh con trai bỏ rơi thì tình cờ được Thịnh-con trai lớn của ông Trường tận tình giúp đỡ. Mối tình giữa Hòa-cô con dâu, nay được ông Củng nhận làm con nuôi và cậu con trai ông Trường rút cuộc đã hóa giải mọi rắc rối trong quá khứ và hiện tại. Đoạn kết của truyện khi hai ông bố cùng nhau phá rỡ bức tường là một cái kết đẹp, nó thể hiện những tấm lòng chân chất, thuần hậu; những tình cảm gia đình, làng xóm thân thương mang đậm hồn quê Việt Nam. (Đọc truyện đêm khuya phát 9/2/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2017
Lượt nghe: 4347
Con người ta đôi khi đã phải bấu víu vào những giấc mơ, sự tưởng tượng về một tình yêu lý tưởng, về một hình mẫu tuyệt vời để cứu vớt cho một thực tại quá ư bất hạnh khổ đau, thất vọng. Mặt khác nữa sự hiện diện của người phụ nữ trong câu chuyện đã thức tỉnh nhân vật chính – nhà văn Kasumi và thức tỉnh với mỗi chúng ta. Rằng liệu lúc nào đó trên đường đời ta đã vô tình lãng quên một điều gì đó. Một cốt truyện trong trẻo, phảng phất nỗi buồn, gợi cảm xúc như khi ta đứng trước một bức tranh thủy mặc. (Đọc truyện đêm khuya 22/8/2017)
Ngày phát hành 11:7 | 6/10/2022
Lượt nghe: 239
Nhà văn Dương Thanh Biểu sinh ra và lớn lên trên quê hương xứ Nghệ, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và hiếu học. Đang học cấp 3 ở quê nhà, theo tiếng gọi của Đảng, Dương Thanh Biểu gác bút nghiên, lên đường nhập ngũ. Khi đất nước hòa bình, ông theo học ngành tư pháp và trở thành người lãnh đạo cấp cao trong ngành kiểm sát. Sự nghiệp văn chương đến với ông như một sự hội ngộ giữa niềm đam mê với đầy ắp tư liệu, viết về những vấn đề nhức nhối mà xã hội đang quan tâm. Những năm gần đây, nhà văn viết nhiều về ký ức người lính, những năm tháng mà ông đã từng tham gia chiến đấu ở mặt trận phía Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2017
Lượt nghe: 2006
Bài thơ là khúc ca vui tươi trong giai đoạn miền Bắc xây dựng cuộc sống mới với khí thế hào hùng, nhiệt huyết. Nhà thơ Huy Cận mang tâm thế của con người mới, nhập cuộc, đầy khao khát và hi vọng. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và nhà thơ Anh Ngọc có nhiều thông tin bổ ích về bài thơ này.(Văn học nhà trường 10/07/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018
Lượt nghe: 963
"Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9/ Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình/ Muôn triệu tim chờ tim cũng nín/ Bỗng vang lên tiếng hát ân tình"... Bài thơ ra đời đúng thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thời khắc đầy ý nghĩa. Bởi từ đây, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Bài thơ thể hiện niềm tự hào, một khúc ca hào sảng, ấm áp, tin yêu. ( VOV6 - Văn nghệ thiếu nhi 27/8/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2017
Lượt nghe: 1108
Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng hẳn ai cũng nhớ đến một hồn thơ lãng mạn, tài hoa. Ông có những tác phẩm tiêu biểu như "Đôi mắt người Sơn Tây", "Quán bên đường", "Mây đầu ô", "Bài thơ sông Hồng"...song có lẽ bao thế hệ học trò không ai là không nhớ bài thơ "Tây Tiến". Gần 70 năm bài thơ ra đời nhưng "Tây Tiến" vẫn có một sức hấp dẫn lạ lùng bởi chất tài hoa, lãng mạn. (Văn nghệ thiếu nhi 11/12/2017)
Ngày phát hành 14:32 | 14/3/2022
Lượt nghe: 1723
“Dưới trăng, dòng sông trôi rất dịu dàng/ Như dải lụa vàng xuôi về phương Đông/ Gành Hào ơi nửa đêm ai hát lên câu hoài lang/ Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm…”. Con sông Gành Hào được nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển vẽ lên bằng những nốt nhạc dìu dặt trong ca khúc “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang”, để rồi khi nghe qua, những tâm hồn chai sạn cũng mềm như nước, mong được một lần xuôi dòng sông và trôi về phía biển, được sống trong vài khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc đời mình nhưng nhiều ý nghĩa. Chính cái ý nghĩ ấy dẫn dụ nên tác giả Trương Chí Hùng chẳng ngại ngần cưỡi trên con ngựa sắt rong ruổi xuống miền hạ, để nghe tiếng thở của cỏ cây lau lách, chạm vào vị mặn của từng thớ đất phía cuối trời Nam, và sống cùng nỗi buồn mênh mông thiên cổ…(Văn nghệ 15/03/2022)
Ngày phát hành 8:51 | 16/3/2023
Lượt nghe: 1367
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An vừa được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cả huyện đang tưng bừng, rộn rã chuẩn bị đón nhận danh hiệu cao quý này. Là người gắn bó và theo dõi sát sao quá trình nhân dân Quỳnh Lưu phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nhà văn Hồ Ngọc Quang bồi hồi nhớ lại những chuyến đi thực tế tại địa phương này và được ông ghi lại trong bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2018
Lượt nghe: 686
Cuốn truyện “Tháng ngày ê a” của tác giả Lê Minh Hà được viết bằng giọng văn nhẹ nhàng, giàu cảm xúc về năm tháng tuổi thơ sớm phải xa cha mẹ đi sơ tán cũng với bà và chị. Những thay đổi tưởng như không thể thích nghi được ở nơi sơ tán; Niềm vui vỡ òa khi được trở về thủ đô để tiếp tục đi học; Tình làng nghĩa xóm, tình cảm bạn bè đồng trang lứa cứ bảng lảng, xoay vần theo con chữ. Kỷ niệm về người thầy đầu tiên, cho đến những năm tháng tuổi trẻ ngồi trên ghế nhà trường với những câu chuyện “chênh vênh giữa buồn và vui, giữa không thích và thích” của một cô học trò đang độ tuổi trăng tròn. Cuốn truyện không có kết cấu liền mạch, không được chia chương mục rõ ràng, song tác giả lại đan cài nhiều khoảng trống, trang trắng không tuân theo quy tắc thông thường. Với mong muốn tạo ra những “khoảng lặng” để bạn đọc tạm dừng, suy tưởng trước khi tiếp tục hành trình với câu chữ đậm chất văn về tình bạn thuở thiếu thời. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 24/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2019
Lượt nghe: 2243
Với tâm niệm kiến trúc sinh ra từ đất cũng có ngày trở về với đất, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào đã tạo nên nhiều công trình thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan cho thế hệ sau. Với anh, đó chính là hành trình của niềm hạnh phúc bất tận của người làm nghề kiến trúc. (Chân dung nghệ sỹ 07/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2020
Lượt nghe: 1209
Tagore là nhà thơ có tác phẩm được đọc nhiều nhất ở Ấn Độ, được trao giải Nobel Văn học vào năm 1913. Tuần lễ kỷ niệm do Trung tâm văn hóa Swami Vivekananda Hà Nội tổ chức. (Làn sóng nghệ thuật 08/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2020
Lượt nghe: 855
Người đọc, người nghe nhiều lúc phải bật cười trước câu chuyện của anh chàng Đặng Thành Thật. Trước khi lên đường thực hiện 18 tháng nghĩa vụ quân sự, Đỗ Thành Thật được nhiều kinh nghiệm quý khi ngủ với ông nội. Đỗ Thành Thật sinh ra trong một gia đình có truyền thống Cách mạng khi ông nội là lính chống thực dân Pháp và cha là lính đặc công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thế nhưng cũng như phần lớn các chàng trai sinh ra trong thời bình, việc nhập ngũ, trở thành người lính là công việc rất mới mẻ, lạ lẫm. Đời người lính xưa được ông nội của Thật kể lại rất sinh động, giàu cảm xúc. Đó là cuộc sống với những buồn vui, vất vả, hi sinh cùng nhiều kỉ niệm đặc biệt như việc ông nội bị ghẻ như thế nào rồi cha của Thật hi sinh khi phá bom mình của địch. Cuộc sống và chiến đấu của người lính xưa hiện lên trước mắt chúng ta như một bức tranh nhiều màu sắc. Câu chuyện ông nội kể khiến Đỗ Thành Thật háo hức, chờ đón quãng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự sắp tới. Và khi trở thành anh lính trẻ, Thật không đối mặt với quân địch như cha, như ông mà phải thực hiện kỉ luật quân đội, rèn luyện sinh hoạt, kĩ năng người lính. Sau thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, Thật học được nhiều tính tốt như kỉ luật, tự giác, kiên trì. Chỉ 18 tháng thôi nhưng quân đội đã rèn rũa chàng thanh niên trẻ trưởng thành hơn nhiều. Truyện ngắn được kể với giọng lính trẻ tếu táo tự nhiên hóm hỉnh có nhiều chi tiết đời thường, giọng điệu kiểu “chuyện kể ở đại đội” hay “chuyện kể của lính” thể hiện cuộc sống người lính xưa và nay trong việc rèn luyện, chiến đấu. Cuộc sống của người lính hôm nay tuy có nhiều khác biệt so với cha ông nhưng những phẩm chất tốt đẹp vẫn được lưu giữ. Việc trở thành người lính bảo vệ quê hương vẫn luôn là trách nhiệm và niềm tự hào của thế hệ thanh nhiên hôm nay.
Ngày phát hành 22:3 | 18/12/2023
Lượt nghe: 646
Bài thơ “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là tác phẩm có vị trí quan trọng trong trong chương trình Ngữ văn 12. “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi/ chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha/ Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”... Những hình ảnh gợi niềm tự hào, tự tôn dân tộc đồng thời thể hiện lòng kiêu hãnh, biết ơn đối với hai tiếng viết hoa Đất Nước. (Văn nghệ thiếu nhi 11/12/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018
Lượt nghe: 1776
NSƯT Bùi Công Duy là một nghệ sĩ violin tài năng và tự hào với nhiều giải thưởng quốc tế và khu vực, anh được coi là “hoàng tử violin” của nền âm nhạc cổ điển Việt Nam. (Hành trình Sáng tạo 18/11/2018)
Ngày phát hành 15:19 | 22/7/2021
Lượt nghe: 640
Bộ phim là những lát cắt về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du từ khi sinh ra ở phường Bích Câu (Thăng Long) năm 1765, cho đến giai đoạn ông làm quan giữ chức Hữu Tham tri Bộ Lễ, dưới thời vua Gia Long và mất tại Huế, vào năm 1820. Phim cũng đề cập quá trình sáng tác “Truyện Kiều” với các nhân vật quen thuộc như Thuý Kiều, Thúc Sinh, Từ Hải, Tú Bà, Hoạn Thư … (Làn sóng nghệ thuật 18/06/2021)
Ngày phát hành 11:33 | 9/4/2021
Lượt nghe: 1306
Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, từng là Đại đội trưởng Tiểu đoàn 212, Phó Đoàn tuyên truyền Lào – Việt. Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ. Sau 1954, Quang Dũng về làm biên tập viên tại Báo Văn nghệ rồi chuyển về làm việc tại NXB Văn học. Bên cạnh gia tài thơ ca, Quang Dũng còn sáng tác nhạc, vẽ tranh, viết kịch và một số truyện ngắn. Quang Dũng mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội sau một thời gian dài lâm bệnh. Năm 2001, ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2020
Lượt nghe: 1013
Nếu Ức Trai – Nguyễn Trãi được xem là thi nhân đi đầu trong việc chuyển đổi từ sáng tác thơ Nôm Đường luật chuẩn mực sang biến thể thất ngôn xen lục ngôn thì đến thế kỷ 18, các khúc ngâm nổi tiếng làm vang danh thể thơ song thất lục bát. Tiếp nối thành tựu của thể lục bát gián thất đã đành, một tên tuổi sáng chói của văn học giai đoạn này – Nhà thơ Nguyễn Du được xem là bậc thầy trong việc định hình và nâng tầm thể thơ lục bát của dân tộc
Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2020
Lượt nghe: 888
Nhà thơ Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, vào đi theo cách mạng từ năm 12 tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Sau khi làm phóng viên chiến trường ở Liên khu V, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa 4. Thu Bồn để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với khoảng 25 đầu sách, bao gồm hơn một chục tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 5 tập thơ và nhiều tập trường ca. Ông được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2017...(Đôi bạn văn chương phát 23/09)
Ngày phát hành 10:3 | 15/9/2022
Lượt nghe: 1909
Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, tác giả lớn, cây đại thụ trong trong lịch sử văn học dân tộc ta. Cống hiến của ông với đất nước được thể hiện rõ nét qua cuộc đời và di sản để lại cho hậu thế. Nhân kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Trãi (19/09/1442-19/09/2022), chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) dành toàn bộ thời lượng để điểm lại những đóng góp lớn lao của ông trong sáng tác thơ ca bằng Quốc âm.
Ngày phát hành 10:13 | 5/1/2023
Lượt nghe: 344
Tin “Học mập mờ vơ chức bự” về Quang Thiện lan đi khắp nơi và nhanh chóng về tới quê của anh. Sau khi ông Khiêm – Bố của Quang Thiện được bé Thu đọc cho nghe bài báo đã không giữ được bình tĩnh mà ngất xỉu. Cả xóm xúm vào giúp đỡ ông bà cấp cứu. Xóm làng cũng biết tin trên báo, nhưng họ vẫn một lòng tin tưởng vào Quang Thiện- niềm tự hào của họ. Quang Thiện về quê thăm thầy u, thấy cảnh cha mình như vậy thì đau xót vô cùng. Anh chấn an bố yên tâm về mình, nhưng người làm cha mẹ vẫn cảm thấy bất an. Tình hình bát nháo của Hội nghị Viên chức đến tai Bí thư Đình Trường, cộng thêm thông tin của bài báo khiến cho Đình Trường càng thêm thất vọng cực độ về Đỗ Thiết. Đang lúc “dầu sôi lửa bỏng” Bí thư Đình Trường nhận được văn bản kết luận của Ban kiểm tra Đảng ủy về việc giải quyết đơn thư tố cáo Phạm Quang Thiện. Nội dung văn bản điều tra đều là những kết luận có lợi cho Quang Thiện. Câu chuyện tiếp diễn ra sao? Sau đây, giọng đọc PTV Minh Nguyệt, sẽ gửi tới các bạn những trang tiếp tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái:
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2019
Lượt nghe: 1013
Diễn ra từ 3/5 - 10/5, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Làn sóng nghệ thuật 07/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2017
Lượt nghe: 751
Mỗi tiết học tại trường của En-ri-cô đều có một câu chuyện đáng nhớ. Trong giờ thể dục, mẹ của Nen-li đến xin thầy hiệu trưởng cho cậu miễn những bài tập thể dục vì con bà gầy gò, yếu ớt. Nhưng Nen-li quyết xin được tập thể dục cùng các bạn. Được sự cổ vũ động viên của mọi người, Nen-li đã hoàn thành tốt bài tập leo cột. Mẹ của cậu xúc động đến phát khóc khi thấy con mình không hề thua kém bạn bè. Thành công của các con luôn khiến cha mẹ hạnh phúc và tự hào. (Văn nghệ thiếu nhi 24/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2020
Lượt nghe: 935
Đại văn hào Nga Lev Tolstoy là tác giả của những bộ tiểu thuyết lớn nổi tiếng thế giới. Ông cũng có nhiều trang viết cho tuổi mẫu giáo, nhi đồng và thiếu niên. Truyện của ông ấm áp, nhẹ nhàng, đặc biệt luôn gửi gắm bài học gần gũi mà sâu sắc... (Kể chuyện và hát ru 20/04/2020)