Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 4 kết quả

"Sính lễ": Khát vọng của các chàng trai cô gái người Mông

Ngày phát hành 9:24 | 23/8/2024

Lượt nghe: 1600

Từ xa xưa, ông cha ta đã quan niệm rằng ba việc lớn nhất của đời người bao gồm sự nghiệp, xây nhà và cưới vợ. Chính vì vậy, cưới xin là việc đại sự của mỗi người. Khi nhà trai đến xin cưới ở lễ dạm ngõ, nếu nhà gái đồng ý hôn sự thì sẽ trả lời đồng thuận và kèm theo việc “thách cưới”. Thách cưới nghĩa là nhà gái sẽ yêu cầu nhà trai chuẩn bị các món sính lễ, bao gồm: tiền mặt, trầu cau, trà rượu, bánh trái, heo gà, trang phục và trang sức cho cô dâu. Những lễ vật này mang ý nghĩa là sự xác nhận đồng thuận hôn nhân giữa hai họ nhà trai và nhà gái. Bên cạnh đó, sính lễ cũng mang ý nghĩa là lễ vật “mua dâu”. Bởi vì, sau khi lấy chồng, người phụ nữ sẽ chuyển đến sống chung với chồng và toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình nhà chồng, không còn thời gian quan tâm đến nhà mẹ đẻ như trước. Vậy nhưng, có ai mà lại đi thách cưới con gái bằng một tờ giấy không nhỉ? Đặt tình huống người cha là một người giàu có nhất vùng thách cưới con gái xinh đẹp bằng một tờ giấy, truyện ngắn Sính lễ của nhà văn Nguyễn Phú thể hiện khát vọng học tập, vươn xa của các chàng trai cô gái người Mông. Hóa ra tờ giấy kia không phải là một tờ giấy bình thường, mà là bằng tốt nghiệp Đại học-Cao đẳng-Trung cấp, tờ giấy không dễ gì kiếm được nếu không có sự kiên trì, ham học hỏi, chí tiến thủ. Số phận từng nhân vật như Hùng Lệnh Của, Vừ Sá Cho, Vàng Hoa Lanh, Giàng Hoa Ban trong truyện ngắn Sính lễ, cùng những tên gọi, ngôi làng, miền đất…đều ăm ắp giá trị văn hóa vùng đất, con người miền núi. Trong cách nói, cách diễn từ hay cả cách yêu, đều tạo nên sự khác biệt.

“Sinh ra từ mưa”: Mênh mông kiếp người

“Sinh ra từ mưa”: Mênh mông kiếp người

Ngày phát hành 11:29 | 10/5/2022

Lượt nghe: 990

Truyện ngắn “Sinh ra từ mưa” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang viết về Hoàng Cao Khải, một nhân vật có thật trong lịch sử. Vẫn với văn phong thường thấy, tác giả khiến người đọc bước vào thế giới của những mơ hồ mộng mị của nhân vật chính. Hoàng Cao Khải lớn lên trong nỗi hoài nghi về người cha ruột của mình. Sau cùng, nhân vật chính cũng có được câu trả lời nhưng lại không muốn tin đó là sự thật, nhất khi cha ruột của ông là một kẻ chống lại triều đình. Xuyên suốt tác phẩm có thể nhặt ra một vài sự kiện chính như thăm miếu Mai Thánh, thành lập đội Tuần Cảnh, trở thành Phó vương Bắc Kỳ… nhưng về cơ bản, “Sinh ra từ mưa” vẫn là những dòng suy nghĩ miên man của nhân vật Hoàng Cao Khải: giữa chối từ và chấp nhận, giữa khao khát muốn khẳng định một điều gì đó và sự côi cút, lạc loài… Giống như nhan đề của truyện ngắn, “Sinh ra từ mưa” cũng đem đến cho độc giả cảm giác về sự mịt mờ, một điều còn bị che lấp, thậm chí phong kín, một bí mật mà người trong cuộc hẳn sẽ đào sâu chôn chặt. Những đoạn đứt – nối trong mạch kí ức rời rạc của nhân vật “tôi” cũng giống như những hạt mưa giọt dài giọt ngắn rơi xuống những mênh mông buồn của kiếp người.

Đọc truyện "Tám mươi ngày vòng quanh thế giới" - Buổi thứ tám - Tàu Mông-gô-la

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 31/3/2020

Lượt nghe: 599

Tàu Mông-gô-la mất thời gian ghé cảng biển để tiếp nhiên liệu nhưng ông Fogg vẫn bình tĩnh vì tốc độ đi của tàu đã sớm hơn dự kiến. Chủ Nhật 20 tháng 10, du khách đã nhìn thấy bờ biển Ấn Độ, sớm hai ngày so với quy định... (Văn nghệ thiếu nhi 28/03/2020)

Truyện ngắn "Ông ngoại người Mông": Sự thử thách văn hóa trong thời hiện đại

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018

Lượt nghe: 4098

Chiếc áo chúng ta mặc trên người có thể thay đổi về kiểu dáng, chất liệu, hoa văn, nhưng vẫn được gọi đúng tên chứ không phải là một khái niệm khác. Cũng vậy, những giá trị thuộc về bản chất, tâm thức văn hóa có thể điều chỉnh cho phù hợp với cộng đồng chứ không bao giờ mất đi. Điều này được tác giả Đỗ Xuân Thu gửi gắm qua truyện ngắn “Ông ngoại người Mông”. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 04/01/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Đối thoại mở
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Đối thoại mở
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ